Đọc "Luận Ngữ" (2)

論語

Luận Ngữ






为政第二

Vi chánh đệ nhị

THỨ HAI — VI CHÁNH






『⒉1』子曰:“为政以德,譬如北辰居其所而众星共之。”

Tử viết:“Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần cư kì sở nhi chúng tinh cung chi.”


Khổng Tử nói: "Làm chính trị lấy điều tốt làm trọng, ví như sao Bắc Đẩu ở một chỗ mà muôn sao cung kính."






『⒉2』子曰:“诗三百,一言以蔽之,曰:‘思无邪’。”

Tử viết:“Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: ‘Tư vô tà’.”


Khổng Tử nói: "Kinh Thi ba trăm bài, một lời có thể khái quát hết được, là: 'Suy nghĩ không lệch lạc'."






『⒉3』子曰:“道之以政,齐之以刑,民免而无耻;道之以德,齐之以礼,有耻且格。”

Tử viết:“Đạo chi dĩ chánh, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ; đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.”


Khổng Tử nói: "Cai trị dùng chính trị, chỉnh đốn dùng hình phạt, dân thoát tội mà không biết hổ thẹn; cai trị dùng điều tốt, chỉnh đốn dùng phép tắc, biết hổ thẹn lại vào khuôn phép."






『⒉4』子曰:“吾十有五而志于学,三十而立,四十而不惑,五十而知天命,六十而耳顺,七十而从心所欲,不逾矩。”

Tử viết:“Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.”


Khổng Tử nói: "Ta được mười lăm tuổi thì chú tâm vào việc học, ba mươi thì đúng đắn, bốn mươi thì không còn nghi hoặc, năm mươi thì biết được quy luật trời vận hành sự vật, sáu mươi thì tai nghe thông suốt, bảy mươi thì theo lòng mình muốn, mà chẳng vượt khỏi khuôn phép."






『⒉5』孟懿子问孝。子曰:“无违。”

樊迟御,子告之曰:“孟孙问孝於我,我对曰,无违”

樊迟曰:“何谓也?”

子曰:“生,事之以礼;死,葬之以礼,祭之以礼。”

Mạnh Ý Tử vấn hiếu. Tử viết: “Vô vi.”

Phàn Trì ngự, Tử cáo chi viết: “Mạnh Tôn vấn hiếu ư ngã, ngã đối viết, vô vi”

Phàn Trì nói: “Hà vị dã?"

Tử viết: “Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ.”


Mạnh Ý Tử hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói: "Không làm trái."

Phàn Trì đánh xe, Khổng Tử bảo rằng: "Mạnh Tôn hỏi ta về đạo hiếu, ta trả lời, không làm trái"

Phàn Trì nói: "Là thế nào vậy?"

Khổng Tử nói: "Sống, phụng dưỡng theo phép tắc; chết, chôn cất theo phép tắc, thờ cúng theo phép tắc."






『⒉6』孟武伯问孝。子曰:“父母唯其疾之忧。”

Mạnh Vũ Bá vấn hiếu. Tử viết: “Phụ mẫu duy kì tật chi ưu.”


Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói: "Cha mẹ chỉ mỗi chuyện ốm đau là phải lo."






『⒉7』子游问孝。子曰:“今之孝者,是谓能养。至於犬马,皆能有养;不敬,何以别乎。”

Tử Du vấn hiếu. Tử viết: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng; bất kính, hà dĩ biệt hồ.”


Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói: "Hiếu thảo bây giờ, tức là nuôi được cha mẹ. Đến như chó ngựa, đều nuôi được cả; bất kính, thì lấy gì để phân biệt ru."






『⒉8』子夏问孝。子曰:“色难。有事,弟子服其劳;有酒食,先生馔,曾是以为孝乎?”

Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: “Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao; hữu tửu thực, tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?”


Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói: "Sắc mặt là khó. Có việc, con em làm việc vất vả; có rượu và đồ ăn, người trên xơi, bèn lấy thế làm hiếu à?"






『⒉9』子曰:“吾与回言终日,不违,如愚。退而省其私,亦足以发,回也不愚。”

Tử viết: “Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu. Thoái nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát, Hồi dã bất ngu.”


Khổng Tử nói: "Ta cùng trò Hồi nói chuyện cả ngày, không phản biện, như người ngu. Nhún nhường mà tự xem xét riêng, cũng đủ để tấn tới, trò Hồi đâu có ngu."






『⒉10』子曰:“视其所以,观其所由,察其所安。人焉廋哉?人焉廋哉?”

Tử viết: “Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an. Nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?”


Khổng Tử nói: "Nhìn kỹ việc làm của người, xem xét nguyên do của người, giám sát sự yên lòng của người. Người làm sao dấu diếm được đây? Người làm sao dấu diếm được đây?






『⒉11』子曰:“温故而知新,可以为师矣。”

Tử viết: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ.”


Khổng Tử nói: "Ôn lại cái cũ mà biết cái mới, có thể làm thày vậy."






『⒉12』子曰:“君子不器。”

Tử viết: “Quân tử bất khí.”


Khổng Tử nói: "Người quân tử chẳng phải đồ dùng."






『⒉13』子贡问君子。子曰:“先行其言而后从之。”

Tử Cống vấn quân tử. Tử viết: “Tiên hành kì ngôn nhi hậu tòng chi.”


Tử Cống hỏi về quân tử. Khổng Tử nói: "Trước làm điều mình nói rồi sau hẵng nói."






『⒉14』子曰:“君子周而不比,小人比而不周。”

Tử viết: “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu.”


Khổng Tử nói: "Người quân tử rộng lượng mà không bè phái, kẻ tiểu nhân bè phái mà không rộng lượng."






『⒉15』子曰:“学而不思则罔,思而不学则殆。”

Tử viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.”


Khổng Tử nói: "Học mà không suy nghĩ thì lúng túng, suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm."






『⒉16』子曰:“攻乎异端,斯害也己。”

Tử viết: “Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ.”


Khổng Tử viết: "Làm điều quái lạ, thì có hại thôi."






『⒉17』子曰:“由!诲女知之乎!知之为知之,不知为不知,是知也。”

Tử viết: “Do! Hối nhữ tri chi hồ! Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.”


Khổng Tử viết: "Do! Phải dạy anh về sự biết ru! Biết thì làm là biết, không biết thì làm là không biết, thế là biết vậy."






『⒉18』子张学干禄。子曰:“多闻阙疑,慎言其余,则寡尤。多见阙殆,慎行其余,则寡悔。言寡尤,行寡悔,禄在其中矣。”

Tử Trương học can lộc. Tử viết: “Đa văn khuyết nghi, thận ngôn kì dư, tắc quả vưu. Đa kiến khuyết đãi, thận hành kì dư, tắc quả hối. Ngôn quả vưu, hành quả hối, lộc tại kì trung hĩ.”


Tử Trương học cầu bổng lộc. Khổng Tử nói: "Nghe nhiều, nghi ngờ thì bỏ trống, nói những thứ còn lại cẩn thận, thì ít bị lỗi. Thấy nhiều, sợ thì bỏ trống, làm những thứ còn lại cẩn thận, thì ít phải hối hận. Nói ít bị lỗi, làm ít phải hối hận, bổng lộc ở trong đó vậy."






『⒉19』哀公闻曰:“何为则民服?”

孔子对曰:“举直错诸枉,则民服;举枉错诸直,则民不服。”

Ai Công vấn viết: “Hà vi tắc dân phục?"

Khổng Tử đối viết: "Cử trực thố chư uổng, tắc dân phục; cử uổng thố chư trực, tắc dân bất phục.”


Ai Công hỏi rằng: "Làm sao để dân phục tùng?"

Khổng Tử trả lời rằng: "Tiến cử người ngay thẳng bỏ những người lươn lẹo, thì dân phục tùng; tiến cử người lươn lẹo bỏ những người ngay thẳng, thì dân không phục tùng."






『⒉20』季康子问:“使民敬、忠以勤,如之何?”

子曰:“临之以庄,则敬;孝慈,则忠;举善而教不能,则勤。”

Quý Khang Tử vấn: “Sử dân kính, trung dĩ cần, như chi hà?"

Tử viết: "Lâm chi dĩ trang, tắc kính; hiếu từ, tắc trung; cử thiện nhi giáo bất năng, tắc cần.”


Quý Khang Tử hỏi: "Khiến cho dân kính trọng, hết lòng làm bổn phận lấy sự chăm chỉ làm trọng, làm như thế nào?"

Khổng Tử nói: "Trên mà trang nghiêm, thì dân kính trọng; hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương con cái, thì dân hết lòng làm bổn phận; tiến cử người giỏi mà dạy dỗ người bất tài, thì dân chăm chỉ."






『⒉21』或谓孔子曰:“子奚不为政?”

子曰:“书云:‘孝乎惟孝,友于兄弟,施於有政。’是亦为政,奚其为为政?”

Hoặc vị Khổng Tử viết: “Tử hề bất vi chánh?"

Tử viết: "Thư vân: ‘Hiếu hồ duy hiếu, hữu ư huynh đệ, thi ư hữu chánh.’ Thị diệc vi chánh, hề kì vi vi chánh?"


Có người bảo Khổng Tử rằng: "Khổng Tử sao không ra làm chính trị?"

Khổng Tử nói: "Kinh Thư nói rằng: 'Hiếu thảo ư chỉ có hiếu thảo, hòa thuận với anh em, làm việc một cách có nền nếp' Thế cũng là làm chính trị, sao cứ phải ra làm chính trị thì mới là làm chính trị?"






『⒉22』子曰:“人而无信,不知其可也。大车无輗,小车无軏,其何以行之哉?”

Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?"


Khổng Tử nói: "Người mà không đáng tin cậy, không biết khá vậy. Xe lớn không có ách lớn, xe nhỏ không có ách nhỏ, làm sao dùng để đi đây?"






『⒉23』子张问:“十世可知也?”

子曰:“殷因於夏礼,所损益,可知也;周因於殷礼,所损益,可知也。其或继周者,虽百世,可知也。”

Tử Trương vấn: "Thập thế khả tri dã?"

Tử viết: "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã; Chu nhân ư Ân lễ, sở tổn ích, khả tri dã. Kì hoặc kế Chu giả, tuy bách thế, khả tri dã."


Tử Trương hỏi: "Sau mười triều đại có thể biết được không?"

Khổng Tử nói: "Nhà Ân dựa theo phép tắc của nhà Hạ, nếu bớt thêm, có thể biết được vậy; nhà Chu dựa theo phép tắc của nhà Ân, nếu bớt thêm, có thể biết được vậy. Ai đó tiếp theo nhà Chu, dù trăm triều đại, có thể biết được vậy."






『⒉24』子曰:“非其鬼而祭之,谄也。见义不为,无勇也。”

Tử viết: “Phi kì quỷ nhi tế chi, siểm dã. Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã.”


Khổng Tử nói: "Chẳng phải ma quỷ mà cúng tế, là nịnh bợ vậy. Thấy việc giúp người mà không làm, thì không phải là người mạnh vậy."

Đã có 28 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Unknown bi bô...

Hí hí... bác Phi Long à, thằng bé Đim-ma này chơi được với chúng mình, thế đ' nào, bụp phát, nên người mẹ rồi, bác ạ.

@Đim-ma: Sao "trung", "dũng", "hiếu", "từ", "lễ", "nghĩa", thì dịch ngon cả, mà "đức" thì lại để nguyên thế?!

Unknown bi bô...

Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói: "Cha mẹ chỉ mỗi chuyện ốm đau là phải lo."

Chỉ lo mỗi chuyện cha mẹ ốm đau đã là có hiếu rồi??

Nhật Linh bi bô...

"Cha mẹ chỉ lo con có bệnh tật.

Cha mẹ lo cho con đủ điều, trong các điều lo nhất theo Khổng Tử dạy cho Mạnh Vũ Bá là cái lo cho con bị bệnh tật. Theo chú giải của Chu Hy, Mạnh Vũ Bá là con nhà giàu sang, chơi bời quá độ, thường hay đau ốm, nên Khổng Tử dạy cho như thế. Như vậy, trong trường hợp này, hiếu có nghĩa là phải giữ gìn thân xác và tinh thần mà mẹ cha đã cho ta. Giữ gìn và làm cho thân này sáng trong chứ không làm cho thân này phải hư đi là một điều hiếu. Giữ cho thân này khỏi hư, tránh cho thân này khỏi điều xấu, và làm cho thân này được mọi người tôn trọng là hiếu..."

Nguồn: http://www.tanhoa.conggiao.net/VANHO/hieude.htm

Unknown bi bô...

Chỗ này anh Đim-ma dịch hơi bị chuẩn đấy, "Học nhi bất tư tắc võng", các em nên cố gắng đọc lại cho kỹ, rồi chờ anh Đim-ma anh vào anh giải thích cho.

Đim-ma bi bô...

Làm con mà cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về mọi chuyện, chỉ còn phải lo mỗi một chuyện ốm đau (chuyện này tất nhiên không thể yên tâm được), thì là có hiếu.

@Bác Đào Phò: "Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu" mà những con người tự do, không phải con cừu, mở rộng cách hiểu ra khỏi ý gốc của tác giả thành "Như vậy, trong trường hợp này, hiếu có nghĩa là phải giữ gìn thân xác và tinh thần mà mẹ cha đã cho ta. Giữ gìn và làm cho thân này sáng trong chứ không làm cho thân này phải hư đi là một điều hiếu. Giữ cho thân này khỏi hư, tránh cho thân này khỏi điều xấu, và làm cho thân này được mọi người tôn trọng là hiếu...", phải công nhận là tự do ghê nhỉ!

Đim-ma bi bô...

Ps: Lúc đầu em định dịch "đức" là "đạo đức", nhưng nghĩ kỹ thì thấy trong chữ "đạo đức" vẫn còn chữ "đức", mà vẫn là chữ "đức" cũ. Tóm lại bí (cả về từ vựng, cả về ngữ nghĩa), hôm qua lên tìm lại không thấy ai, nên đành để nguyên.

Unknown bi bô...

:-D Vụ "đức" này anh định hỏi chú thật chứ không phải "bắt nọn". Đạo đức, phúc đức, công đức, đức hạnh, đức tính... nhiều "đức" quá; tất nhiên anh cũng phần nào có kiến giải riêng, nhưng thật sự thì cũng lâu lâu rồi mà vẫn không thấy thoải mái lắm. Nhân đây, có khi chờ Long fò xem y có thấy thoải mái với cái này không, thì bi bô thử xem.

PS: À, Khổng Tử mãi "thất thập" mới "tòng tâm sở dục, bất du củ", mà các bạn bây giờ, tí tuổi ranh, cứ thích tự do phát là thành con người tự do luôn, công nhận sướng nhở! Tự do công nhận thích thật đấy! Không cần lề phải, không cần lề trái; vệ đường, giữa đường, vỉa hè, vạch phân cách, hoa, cỏ... kệ con mẹ, cứ thích đi chỗ đ' nào thì đi, thích nữa thì mở rộng mẹ cách hiểu ra khỏi con đường gốc mà đi; còn gì mà sướng bằng nữa chứ?!! Con cừu đ' bao giờ mà lại sướng được thế!!!

Đim-ma bi bô...

Sao "trung", "dũng", "hiếu", "từ", "lễ", "nghĩa", thì dịch ngon cả, mà "đức" thì lại để nguyên thế?!

Công nhận, cố dịch kỹ những thứ này, mới nhận ra nhiều lúc mình nói năng giống con vẹt thật.

Phi Long bi bô...

Vụ "đức" này anh định hỏi chú thật chứ không phải "bắt nọn". Đạo đức, phúc đức, công đức, đức hạnh, đức tính... nhiều "đức" quá; tất nhiên anh cũng phần nào có kiến giải riêng, nhưng thật sự thì cũng lâu lâu rồi mà vẫn không thấy thoải mái lắm. Nhân đây, có khi chờ Long fò xem y có thấy thoải mái với cái này không, thì bi bô thử xem.

Thoải mái từ lâu rồi, thoải mái lắm!

Trong một con người có phần tính chất tốt, có phần tính chất xấu. Trong một tổ hợp vật chất bất kỳ khác cũng thế...

"Đức" đơn giản là "phần tính chất tốt" trong một tổ hợp vật chất.

Nhưng tìm một từ hợp lý để đưa vào bản dịch ở đây, thì anh cũng chưa nghĩ ra. Khả năng là cứ phải để "đức", rồi chú thích như trên. (Mặc dù dịch "chú thích" thế anh cũng rất ghét)

Ps: Tử viết:“Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.” - Đào Phò đã suy nghĩ thông suốt chuyện anh bảo chưa? Hì, có những thằng ngâm cứu nhiều thứ quá, chưa đến nỗi tẩu hỏa nhập ma, phải cái cái gì cũng tiếc. :-D

Phi Long bi bô...

Công nhận, cố dịch kỹ những thứ này, mới nhận ra nhiều lúc mình nói năng giống con vẹt thật.

Jean-Jacques Rousseau phân tích cái này rất hay. Ông ấy bảo cách đa số người lớn dạy trẻ con nói làm cho chúng lớn lên bị nói kiểu vẹt. Nếu để một đứa trẻ con tự học nói, nó sẽ chỉ nói những gì nó hiểu.

Nhật Linh bi bô...

Bác Phi Long, để trẻ con tự học, nó sẽ học cả cái sai. "Không thày đố mày làm nên".

Đim-ma bi bô...

Trong một con người có phần tính chất tốt, có phần tính chất xấu. Trong một tổ hợp vật chất bất kỳ khác cũng thế...

"Đức" đơn giản là "phần tính chất tốt" trong một tổ hợp vật chất.


Bravo! Thế thì ở mức hợp lý nhất theo văn cảnh, em dịch được, là "điều tốt", đọc thấy "thoải mái".

Thắc mắc tiếp:
"Quân tử bất khí", dịch thì không vấn đề, nhưng hiểu thì hoàn toàn chưa "thoải mái". Em gú-gồ nguyên cả cụm, thì thấy toàn giải thích kiểu thế này:

Quân tử bất khí (quân tử không phải giống như đồ vật); giống như ly trà thì chỉ có thể dùng để uống trà, bát ăn cơm thì chỉ đựng đồ ăn mà thôi, không thể dùng vào chuyện khác được. Người quân tử thì văn võ phải song toàn, chuyện cao chuyện thấp đều làm được, như vậy thì mới có thể trị quốc, bình thiên hạ đặng.

Đọc xong, càng không "thoải mái" hơn.

Unknown bi bô...

Khả dã! Thằng Đim-ma giỏi! Dịch thế anh thích.

Quả gú-gồ "Quân tử bất khí" kia buồn cười nhở, hình như nhiều sách in cũng in thế. "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.", dme, dốt mà đọc sách thánh hiền, lại cứ nghĩ là hiểu ngay được, nó nhục thế đấy!

Khổng anh anh mà bảo "君子不妓" - "Quân tử bất kỹ" - chắc chúng nó phân tích theo kiểu "cao siêu" đấy ra thành gái điếm thì chỉ biết bán dâm, còn người quân tử thì vừa biết bán dâm, lại vừa biết làm vợ hiền dâu thảo chắc? :-D

Khổng dạy "Người quân tử chẳng phải đồ dùng", các vị ấy phân tích cao siêu một hồi lại thành ra "Người quân tử là đồ dùng đa năng". Dme, ngu đâu ngu thế?!

Đim-ma bi bô...

Bác em chửi cứng thế, thế rốt cuộc "Quân tử bất khí" phải hiểu như thế nào?

Unknown bi bô...

Anh không giải thích gì cả, - đấy chính là câu trả lời!

Đim-ma bi bô...

"Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất ngôn, thị tri dã." - Hay là sao? Bí hiểm quá! :D

Unknown bi bô...

Khồng! Anh sẽ không giải thích gì hết cả! Nhất quyết!

Yến Lan bi bô...

Hiểu sai thì bảo: "Tôi đã mở rộng cách hiểu ra khỏi ý gốc của tác giả!"

Quan điểm không rõ ràng thì bảo: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do!"

Bây giờ lại có cả: "Anh không giải thích gì cả, - đấy chính là câu trả lời!"

:'(

Việt Nam chắc phải bổ sung vào danh sách Trạng thêm một ông "Trạng Cùn".

Bác Đào nhẩy?

Phi Long bi bô...

@Đim-ma, Lan

Y có lý của y đấy.

"Người quân tử chẳng phải đồ dùng." - Thánh nhân nói hoàn toàn đủ ý rồi, thực ra có gì cần giải thích nữa đâu?

"Người", mà có biểu hiện "đồ dùng" (người tình mà giống cái máy ATM, giống vibrator; người chồng mà giống con trâu, con bò kéo cày; người làm mà cứ trả lương, rồi bảo gì làm nấy...) thì không phải "Người quân tử".

Đơn giản thế thôi. Không nhất thiết là phải không "văn võ song toàn" gì cả, mà "văn võ song toàn" vẫn cứ là "đồ dùng" được như thường.

Phi Long bi bô...

@Nhật Linh - "Bác Phi Long, để trẻ con tự học, nó sẽ học cả cái sai. "Không thày đố mày làm nên"."

Việc học bao gồm cả việc "tầm sư", tốt nhất là tạo cho nó một môi trường có nhiều thày tốt - cụ thể với việc trẻ con học nói ở đây là trong số những người thường hay gần gũi với nó có nhiều người dùng một thứ ngôn ngữ trong sáng, nó sẽ tự chọn học ai, nói cái gì.

Unknown bi bô...

@Anh Đim-ma: "Dị đoan" cũng là từ quen, có nên dịch thành "điều quái lạ" không, và dịch thế đúng không?

P/S: Em thấy "dị đoan" trong một lĩnh vực hẹp hơn.

Thanh khâm bi bô...

Ơ, sao mình cũng thắc mắc đúng cái chỗ mà bác Thư vừa đề cập ở trên!

Chỉ với từ "điều quái lạ" thì mới dịch được nghĩa của từ "dị" chứ chưa nói được nghĩa của từ "đoan". Mình hiểu từ "đoan" ở đây có nghĩa là "mầm mống" hay "nguyên do".

P/s: Bác Thư dạo này không còn... suy tư về hạnh phúc nữa à?

Unknown bi bô...

"Cảnh thu" còn "còn một nửa được", hạnh phúc cũng vậy thôi bạn.

Thanh khâm bi bô...

@Thanh Thư:

"Cảnh thu" nói đến đấy là khái niệm có tính thời gian, nói cách khác "cảnh thu" ở đây hiểu là mùa thu. Do đó nói "còn một nửa", tức là còn một nửa về thời gian, chứ không phải là một nửa tính chất "thu", như kiểu đôi khi mình kêu ai đó là cái đồ nửa giai nửa gái...

Thế còn "hạnh phúc" có thể "còn một nửa" được không? Nếu có thể, thì cái "còn một nửa" đấy là như thế nào, là về cái gì? Thiển nghĩ, đấy là một vấn đề về hạnh phúc mà rất đáng để bạn Thư lại tiếp tục suy tư!!!

Unknown bi bô...

Oh yeap, happiness isn't concept with time property, really?

Đim-ma bi bô...

@TT, Tk

Lúc đầu em cũng định để nguyên là "dị đoan", xong thấy không "thoải mái" (@Đào Phò) lắm, nên lại cố dịch. Giờ thấy tình hình "dị đoan" cũng lờ mờ thế này, càng xuya là phải dịch thật, "điều quái lại" là phương án tốt nhất em tìm được. Mọi người có đề xuất, tốt nhất là đề xuất MỘT TỪ CỤ THỂ.

Unknown bi bô...

Đim-ma, lão Long Fò bảo là theo Khổng, thì Chúa, Phật đều là "dị đoan" hết! Chú thấy thế nào?

@Long Fò - Công nhận, thi thoảng em đến nhà người này người kia, thấy mấy đứa vợ cứ ngồi nhét chữ vào mồm trẻ con, kiểu "Em nói cái này đi, nào, ồ em giỏi quá..." xong rồi một đám người lớn xúm vào cười he he, vỗ tay, blah blah... thậm chí có nhiều thằng chồng cũng thế. Đấy là mới nói về nội dung, còn về cách nói, có đứa bình thường nói tiếng Việt sạch hẳn hoi, nhưng hễ cứ nói chuyện với trẻ con, là nó lại chảy con mẹ nó giọng ra, à em thế này à, em thế kia à, à em ngoan em xinh nhá... chỉ khổ mấy đứa trẻ con ngồi ngơ ngơ ngác ngác, nói cũng không hiểu nói cái gì, cười cũng không hiểu cười cái gì, nghe giọng người lớn thì toàn thấy em em á á lèm nhà lèm nhèm, nhìn mặt người lớn thì thấy đứa đ' nào cũng nhăn nhăn nhở nhở như là mặt l`n... Dme, làm thế bọn trẻ lớn lên nó không chã mới là lạ.

Có lần có mấy đứa đem con đến nhà em chơi, được một lúc lại bắt đầu giở trò lèm bèm ấy ra. Em trông mấy đứa trẻ ngơ ngác, mủi mẹ lòng, bèn chọn một thằng cu kháu nhất, bế đặt mẹ lên trên con đàn grand piano, rồi ngồi xuống, ngước khuôn mặt đẹp trai thông minh anh tuấn với những đường nét thanh cao và cặp mắt trong sáng, tinh anh, nhìn nó với một cái nhìn chân tình nhất tự đáy lòng, và vừa mỉm cười chân thành với nó, vừa chơi một bài nhạc trong phim thiếu nhi Liên Xô - "Nơi xa tuyệt diệu"... Thằng bé nhìn em mắt sáng ngời ngời háo hức, cười toe toét, mặt chả còn nét ngơ ngác đ' nào, rồi đập chân đập tay, giãy lên đành đạch vì sướng, cười giòn tan khanh khách. Mà đã hết đ' đâu, em nghe thấy râm ran đằng sau, ngoái cổ lại, thì cả mấy đứa ranh con còn lại đều thế hết, còn giơ tay giơ chân đòi nhoai hết cả về phía này. Thế là phải cho hết chúng nó ngồi lên trên con đàn ngày xưa mua đắt ơi đắt, gần bằng cái ô-tô của em. Mà đã hết đ' đâu, có một con bé giãy sướng quá, vãi mẹ cả đái ra, lênh cbn láng, chảy cả xuống phím, xuống dây... cơ khổ, ở nhà chắc chưa bao giờ được phấn khởi thế. Cuối cùng chỉ nhục chú nó, tối lọ mọ còn phải hì hục kê đèn để sấy đàn, hôm sau còn phải gọi thợ mang đồng hồ đến đo lại dây, mà có phải thợ thường đ' đâu, thành thử lại tốn một khoản tương đối. Đúng là chả cái dại nào giống cái dại nào.

PS: À, quả "quân tử bất khí" hay nhở.

Thanh khâm bi bô...

@Thanh Thư: Yep! To you, it is. But to me, maybe it is impossible. It hasn’t ever been in my dictionary, my diary, and, maybe, all my life!

@Đim: Mình không có đề xuất nào cả, - Đấy chính là câu trả lời!

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...