Niềm tự hào của nhân dân Việt Nam

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bậc khai quốc của nước Việt Nam, nhà chỉ huy quân sự vĩ đại của thế kỷ 20, đã qua đời vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 4/10/2013, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, — ngày 25/8/2013, Đại Tướng vừa bước sang tuổi 103.

Sau Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thì Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật được giới nghiên cứu về Việt Nam biết đến nhiều nhất. Dưới đây là bài viết về ông, đăng trên báo Sự Thật, nước Nga, ngày 2/9/2010.

NIỀM TỰ HÀO CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

"Гордость вьетнамского народа"

Báo "Sự thật", Nga.Link


65 năm trước lãnh tụ của những người Cộng sản Việt nam Hồ Chí Minh trước hàng nghìn người tập trung trên quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, đã đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố xóa bỏ những hiệp ước nô dịch với những kẻ đi chiếm thuộc địa và tuyên bố nhân dân Việt nam là tự do trước mọi sự ràng buộc bất kỳ từ nước ngoài. Cũng khi đó Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập, và ông Võ Nguyên Giáp — 35 tuổi — đã giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Một năm sau đấy ông trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Việt Nam. Ngày hôm nay nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, — đang kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám, — cũng kỷ niệm cả ngày sinh ông Võ Nguyên Giáp, người đã tròn 100 tuổi vào tuần trước.


Trong số những người đã đến chúc mừng sinh nhật tại ngôi nhà cũ của ông ở phố Hoàng Diệu — một đường phố Hà Nội, — một trong những người đầu tiên đã là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh. Ghi nhớ những công lao của một trong những người sáng lập ra nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã gọi ông Võ Nguyên Giáp là "nhà chiến lược và nhà lãnh đạo quân sự tài năng, niềm tự hào của dân tộc".


Đây thật sự là một nhân vật trác tuyệt trong lịch sử chính trị của Việt Nam thế kỷ 20. Vào Đảng Cộng sản từ đầu những năm 30, ông Võ Nguyên Giáp đã nếm trải những gánh nặng cuộc sống của một người làm cách mạng chuyên nghiệp: ngồi tù, chịu đựng nỗi đau mất mát những người gần gũi nhất — vợ, cha và các chị đã hy sinh vì bàn tay của bọn thực dân.


Trong suốt 35 năm ông Võ Nguyên Giáp đã giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong đó cần phải chú ý, là ông đã không nhận được một sự chuẩn bị chuyên nghiệp về quân sự nào, nếu không tính đến những khóa học ở Viện hàn lâm Ghen-stáp ở Mát-xcơ-va vào đầu những năm sáu mươi. Theo kiến thức được đào tạo, ông Võ Nguyên Giáp là giáo viên Lịch sử, theo tư chất trí tuệ và theo phong thái — ông là một người trí thức, yêu những môn nghệ thuật tao nhã, vào lúc rỗi rãi thích chơi nhạc trên đàn dương cầm. Cả cuộc đời ông đã chú ý nhiều đến việc tự học. Cho nên, khi cách mạng đòi hỏi, ông đã nghiên cứu những công việc của các nhà tư tưởng quân sự, trong đó có Tôn Tử, Na-pô-lê-ông, Cờ-lau-dê-vítx (Carl von Clausewitz).


Tháng Chạp năm 1944, Đảng đã giao cho ông trách nhiệm thành lập một đội vũ trang, đội này về sau đã lớn mạnh thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đội này đã có một vai trò lớn trong thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.


Trong những năm chiến tranh chống thực dân Pháp (1946 — 1954) ông đã chỉ huy nhiều hành động quân sự, trong đó có trận đánh lịch sử ở Điện Biên Phủ, mà sau nó Pa-ri đã buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam, và cả Lào và Cam-pu-chia — những nước lân cận. Trong mối liên hệ với thắng lợi này, tên tuổi ông Võ Nguyên Giáp đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, và một trong số những nhà nghiên cứu người mỹ đã đưa ông vào danh sách một trăm vị tướng lĩnh vĩ đại của mọi thời đại và mọi dân tộc. Sau một số năm, ông Võ Nguyên Giáp đã viết cuốn sách "Điện Biên Phủ", — cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Nga.


Trong những năm gian khổ kháng chiến chống lại cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ huy cơ quan quân sự của đất nước. Và trong chiến thắng của nhân dân Việt nam trong cuộc chiến chống mỹ, có sự đóng góp quan trọng của ông. Một nhà hoạt động quốc gia nổi tiếng khác của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ông Phạm Văn Đồng, trong buổi mít tinh sau khi giải phóng Sài Gòn đã nói về người bạn chiến đấu của mình: "Trước mặt các vị là nhà kiến trúc sư của chiến thắng của chúng ta".


Cùng cuộc sống hòa bình đến trên đất nước Việt Nam, tướng Võ Nguyên Giáp càng tập trung hơn vào công việc trong chính phủ, ông đã làm Phó Thủ tướng, và là ủy viên Bộ Chính Trị — phụ trách những vấn đề phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước. Vào năm 1980 ông đã giám sát chuyến bay của nhà du hành vũ trụ Việt Nam đầu tiên, — Phạm Tuân, — trên con tàu vũ trụ xô viết "Xai-útx". Dưới sự lãnh đạo của ông, cùng với sự tham gia của các chuyên gia từ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, những chương trình quốc gia đầu tiên phát triển khoa học và kỹ thuật của đất nước đã được xây dựng.


Vào tuổi 80 ông Võ Nguyên Giáp đã thôi giữ những chức vụ chính thức. Nhưng ông không hoàn toàn nghỉ ngơi và không sống tách rời với đời sống xã hội: ông vẫn chủ tọa những hội nghị khoa học, đều đặn gặp gỡ thiếu niên học sinh và những người lính trẻ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong những cuộc gặp này ông giúp họ — thế hệ trẻ Việt Nam — trau giồi lòng yêu nước và quan điểm đúng đắn đối với lịch sử dân tộc. Và ông còn với một tấm lòng hiếu khách đón tiếp ở nhà mình những phái đoàn nước ngoài, trong đó có những người Nga, đại diện tổ chức cựu chiến binh.


Ngày 2/9/2010

Pi-ốt Txờ-vét-tốp

http://gazeta-pravda.ru/content/view/5570/59/

Đã có 28 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Unknown bi bô...

Lan Cải. Cuộc đời một người Việt Nam vĩ đại như cụ Võ Nguyên Giáp, anh đã nghiên cứu tương đối kỹ, anh thấy anh ít nhiều cũng có một số điểm giống như cụ:

"theo tư chất trí tuệ và theo phong thái — ông là một người trí thức, yêu những môn nghệ thuật tao nhã, vào lúc rỗi rãi thích chơi nhạc trên đàn dương cầm."

và anh cố gắng hiểu được phần nào, - ít ra là không có những thắc mắc lớn.

Nhưng trong bài này có nhắc đến cả cụ Phạm Văn Đồng:

Một nhà hoạt động quốc gia nổi tiếng khác của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ông Phạm Văn Đồng, trong buổi mít tinh sau khi giải phóng Sài Gòn đã nói về người bạn chiến đấu của mình: "Trước mặt các vị là nhà kiến trúc sư của chiến thắng của chúng ta"

Cuộc đời cụ anh cũng đã nghiên cứu kỹ, anh thấy anh cũng có những điểm giống như cụ, nhưng chính điểm giống nhất thì lại làm anh khó hiểu nhất, - đây thực sự là một thắc mắc rất lớn đối với anh.

Cho nên, trong thâm tâm anh thì yêu cụ Giáp hơn, nhưng anh lại chăm chú nhiều hơn đến cụ Đồng.

Anonymous bi bô...

gớm

Đim-ma bi bô...

Bác Đào còn gì muốn khoe thì cứ khoe nốt đi, "gớm", rất rào đón! :D

Đim-ma bi bô...

Ps: Lan Cải, dịch hay!

Yến Lan bi bô...

:^D Phô ơi là phô, công nhận phô, Đim-ma nhỉ!

Unknown bi bô...

Ngại quá đi!.. Eo ơi!.. Các bạn bi giờ lại cứ định kiến "lề trái", "lề phải" thế này, như là một lũ cừu, không còn muốn để cho ai giành giải Fields nữa a?

Lan Cải, Đim-ma, cô chú đều ham truyện chưởng ít ra là không kém anh, thử hỏi quan tâm nhiều đến ai hơn: Dương Quá hay là Tiêu Phong?

PS: Nhất là Lan Cải.

Yến Lan bi bô...

Hỏi thế là hỏi tức là trả lời, tất nhiên là Dương Quá, bác cứ tiếp đi.

Unknown bi bô...

Ùh, vậy là Dương Quá, đúng không? Thế sao lại Dương Quá? Rõ ràng cả hai đại hiệp đều hoành tráng, Tiêu Phong thậm chí hoành tráng hơn.

Thế sao lại không Tiêu Phong?

À, tại Tiêu Phong đơn giản, logic, dễ hiểu quá.

Dương Quá thì khác.

Đim-ma bi bô...

Bác Đào, rất nhân tiện thôi, "buckyball" là gì?

Unknown bi bô...

Đấy, cho nên có điểm này làm anh rất nghĩ ngợi, mà nghĩ mãi vẫn tiếp tục lăn tăn. Cụ Giáp là con một thày giáo nghèo, Lê-nin, Bác Hồ đều thế; việc một người trí thức nghèo chọn con đường đầy khó khăn gian khổ như thế để đi, anh ít nhiều hình dung được.

Nhưng cụ Tô thì là con nhà giàu, nếu đặt vào thời gian tương ứng để so sánh, thì cũng giống như nhà anh bây giờ.

Khoa học công nghệ, như bác Phi Long nhà mình hiểu và mô tả, thì thật đúng là một con đường đầy khó khăn gian khổ; anh cũng thích lắm; nhưng anh cứ nghĩ mãi, cuộc sống của anh bây giờ... tóm lại anh không kiểu gì hình dung ra được là mình sẽ bỏ cả đi để đi theo con đường khó khăn gian khổ ấy.

Hay phải ước gì anh được là con một nhà giáo nghèo?

Unknown bi bô...

@Đim-ma: buckyball là một cấu trúc phân tử các bon hình quả bóng, bền vững như kim cương. Sao tự nhiên lại hỏi thế?

Đim-ma bi bô...

Bác Đào, có điều kiện hơn, thì có nhiều lựa chọn hơn, còn chọn thế nào, thì phụ thuộc tư chất mỗi người.

Ps: Em thấy google bảo hôm nay 25 năm ngày buckyball.

Unknown bi bô...

"có điều kiện hơn, thì có nhiều lựa chọn hơn"

Đấy, chính nó đấy. Lúc đầu anh cũng đinh ninh là thế. Rồi anh suy nghĩ nhiều về chuyện này, bây giờ anh thấy không phải.

Anh Ngô Bảo Châu mà đẹp trai cao ráo, hào hoa phong nhã, bố giàu sú sụ, từ phổ thông đến đại học, đi đến đâu các bạn gái tóc vàng mắt xanh cũng vây quanh, chơi bời hớn hở vui vẻ, phỏng có thành nhà toán học, có "lề trái", "lề phải", "con cừu" với "người tự do" gì gì không?

Hay đơn giản là cứ tự do hưởng thụ thôi?

Vậy là có nhiều điều kiện, thì thành ra mình chả chọn gì cả, điều kiện nó dâng đến tận mồm, mình chỉ việc chén thôi, toàn thứ ngon, đến nỗi cũng chả nghĩ đến việc chọn nữa.

Yến Lan bi bô...

Vậy là bác em ngưỡng mộ hay không ngưỡng mộ anh Châu?

Unknown bi bô...

Anh rất thích anh Châu vì anh ấy rất giỏi, lại còn thích hơn nữa vì anh ấy là người Việt Nam.

Còn ngưỡng mộ?

Ai giỏi hay rất giỏi mà cũng ngưỡng mộ thì ngưỡng mộ sao cho xuể hả em? Cứ bốn năm lại ngưỡng mộ thêm 04 ông, nhỡ mà sống dai, ngưỡng mộ đến gần trăm ông, thì làm sao phân biệt, thành lẫn à?!

Ngưỡng mộ, thì phải nữa, phỏng em?

Đim-ma bi bô...

Bác Đào, theo em, tầm như cụ Văn, cụ Tô, ai còn lăn tăn mấy thứ nhà giàu nhà nghèo nữa? Hổ con thì cũng không phải mèo.

Unknown bi bô...

Tất nhiên, tầm các cụ ấy thế, nhưng không phải vừa sinh ra đã lên tầm ấy ngay, hổ hay mèo hay "tầm" thì cũng đều phải có thời gian và phải ăn mới lớn được.

Như cụ Văn, thì có thể ngay từ đầu đã chả lăn tăn gì, vì con nhà nghèo, cái đấy anh ít nhiều hiểu được. Nhưng như cụ Tô lúc đầu, anh nghĩ mãi, mà thấy khó lắm.

Một bác xe ôm già cô đơn, ở lại ôm bom ba càng, - chuyện đấy chúng ta hiểu được. Nhưng một chàng trẻ tuổi con nhà tư sản phố Hàng, vốn ngày ngày chỉ biết tán gái, uống sâm-panh, dắt bẹc-dê đi chơi... bụp phát, ở lại sống chết với thủ đô, - chuyện này anh thấy phức tạp lắm.

Yến Lan bi bô...

Phải giải thích là do tư chất thôi bác.

Unknown bi bô...

Nếu chỉ để giải thích và khoan khoái vì tìm ra cách giải thích thì nói thế cũng được, thậm chí anh còn có thể "mở rộng cách hiểu ra khỏi ý gốc của tác giả" cơ mà?

Nhưng để làm gì? "Tư chất" của anh thế nào, của em thế nào, của thằng Đim-ma thế nào? Chúng mình hiểu được bao nhiêu? Nếu bây giờ phải đứng trước hai lựa chọn, chúng mình biết áp dụng lối giải thích "tư chất" ấy như thế nào? "Hãy nghe theo tiếng gọi của con tim" chăng? 0_o

Yến Lan bi bô...

Trước đây, thể nào cũng có lúc bác phải lựa chọn rồi, lúc ấy bác đã làm thế nào? Cá nhân em cũng thế, nhưng chưa bao giờ em cảm thấy có gì quá phức tạp cả.

Ý em là bác thử dùng phương pháp thống kê xem.

Unknown bi bô...

Trước đây à, ví dụ thôi nhá, mỗi lần phải quyết định chia tay với bạn nào, anh thường dùng cách đặt câu hỏi: "Trường hợp xấu nhất, bạn sẽ tự tử, thì mình có thể sống tiếp được không?"

Cho đến thứ Năm tuần trước, câu trả lời vẫn luôn là: "Có!"

Đấy là cách tốt nhất anh biết, anh nghĩ bần cùng bất đắc dĩ mới phải dùng thôi. Anh vẫn muốn suy nghĩ thông suốt được chuyện "chọn lựa" này.

À, em, Đim-ma, Phi Long, cả 03 người anh biết đều chưa (hy vọng là không) bị phức tạp nhiều, còn Nhật Linh, ít nhiều giống như anh, anh biết là khác. Có những lúc anh có cảm giác vô tri vô lực, lúng túng lắm.

Ví dụ rất đơn giản như bây giờ nếu được chọn một trong ba: em, hay Nhật Linh, hay Phi Long làm bạn đời, anh thề là anh tuyệt đối thúc thủ!

Unknown bi bô...

PS: À, nếu "nghe theo tiếng gọi của trái tim" thì anh sẽ chọn Phi Long; còn nếu "mở rộng cách hiểu ra khỏi ý gốc của tác giả", thì anh sẽ chọn thằng Đim-ma.

Unknown bi bô...

PS/Ps: Còn nếu theo kiểu "lề phải" thì anh sẽ chọn em, còn nếu theo kiểu "lề trái" thì anh sẽ cưới cả em và Nhật Linh, còn nếu theo kiểu "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do" thì anh sẽ không chọn ai cả, - anh sẽ làm người tự do đi ăn đùi cừu nướng ở Am-xtéc-đam.

PS/Ps/ps: chắc sẽ thêm €20 để ăn nốt cả sườn cừu nướng.

Đim-ma bi bô...

:-( Lan Cải cũng phức tạp phết đấy, bác không biết thôi.

Unknown bi bô...

Lan Cải rất giống một người bạn rất cũ của anh và một người bạn rất cũ nữa, ở chúng có một cái khả năng gì đấy rất đặc biệt (hình như bọn chã vẫn hay gọi là "nghị lực"), anh biết, nếu có chuyện phức tạp, nó sẽ cất riêng vào một chỗ và chờ đợi (chịu đựng nữa) cho đến khi thấy hết phức tạp (hoặc quên).

Anh không thế được, cấu hình của anh không có cái chỗ để cất đồ như thế (bọn chã vẫn gọi là "thiếu nghị lực").

Yến Lan bi bô...

Em quit đây.

Unknown bi bô...

Phi Long đi đâu ấy nhỉ? Vụ decision making này thế nào Phi Long ơi?

Phi Long bi bô...

Hỏi khó quá, anh bốt lại cái này: http://philong58.blogspot.com/2010/09/heat.html, chắc Đào Phò còn nhớ, để tham khảo.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...