Gái học Yếu Luận: Đàn chỉ luận

Vậy mà cũng đã lâu ra phết rồi kể từ hồi tôi, vào một thời điểm vô công rồi nghề, cũng — không hò hẹn mà — trùng luôn với một tâm trạng tương đối buồn, ngồi yên thì khó, mà chủ động làm những việc "đâu vào đấy" thì không thể làm được, nên phải làm một việc không nghiêm túc nào đó để giết thời gian, và nếu có thể tự làm cho mình đỡ buồn được chút nào thì tốt chút nấy, và tôi chọn cách viết "Đàn chỉ luận".


Hôm qua nói chuyện với bác Huy Thanh ở blog bên đấy, chuyện có liên quan đến đàn Ghi-ta, Tây Ban Cầm, tôi lại nhớ đàn Ghi-ta, và nhớ là Phi Long mới rồi đã có nhắc tôi là có người nhắc tôi nếu có thể sửa lại bản "Đàn chỉ luận" này "cho mọi người đọc" được thì tốt, — vì bản tôi viết ngày xưa, ngôn từ dường như có hơi thoải mái quá. Tôi bèn vào google, thì thấy google hình như to hơn thường ngày, gõ thử thì té ra là y thị không những chỉ to hơn thật mà còn sẵn sàng dâng hiến ngay lập tức hơn, tôi gõ hai từ khóa "gái học" và "đàn chỉ", thì thấy "Đàn chỉ luận" vẫn còn được tha lôi khắp nhiều chỗ ở trên mạng.


Tôi kích vào một đường link, và tự đọc lại một đoạn đầu, cảm giác hơi là lạ, có lẽ sẽ hơi giống như lâu ngày gặp lại một bạn gái thân thiết cũ, thấy bạn đã già đi, nhưng lại ngây thơ, và có nhiều nét ngộ nghĩnh hơn, bất giác muốn đưa ngay bạn đến một chỗ nào đó mà chỉ có hai người, để tâm sự — tuyệt đối tâm sự (bạn đã già đi rồi).


Đàn chỉ luận — TỰA


Thường nghe... Tiền nhân dặn gái “làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”, lại dặn thêm “gái chết vì tai, trai chết vì lưỡi”... lại nữa, không phải là dặn một cái là xong, mà dặn rất nhiều lần, dặn đi dặn lại, dặn từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ bà đến mẹ, từ mẹ đến con gái, từ con gái các mẹ đến con gái các con gái... Việc này làm sáng tỏ được ba thứ, trước hết, THANH ÂM là khắc tinh của gái, lại nữa, gái nào cũng biết thế (tại bà, mẹ dặn đi dặn lại) nhưng chúng luôn luôn quên (cả bà và mẹ ngày xưa cũng quên, sau hối hận không muốn con cháu theo vết xe đổ, nên mới phải dặn rõ nhiều), sau rốt, đàn bầu là loại đàn dây, cơ chế “phát âm” là gảy, cho nên lethal weapon lý tưởng ở đây sẽ không phải piano (gõ dây), không phải violin (kéo dây), oóc điện tử thì lại còn ngu hơn (đe’0 có dây)... phải là guitar. Với công thức đơn giản “01 guitar = 06 đàn bầu” (ở đây là nói tây ban cầm thông thường — có 06 dây, russia có loại guitar truyền thống 07 dây, nhưng không phổ biến), tây ban cầm thật chẳng khác đe’0 gì khẩu côn xoay... chuyên dùng để bắn gái. “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng” — cả tử huyệt lẫn vũ khí đều to và lợi hại, đã đi đẽo gái, cần phải khắc cốt ghi tâm, guitar còn thì người còn... quại được — được như vậy có thể coi như là biết địch. Thế còn biết mình thì sao... Tiền nhân quả nhiên là chu đáo và công bằng, đã dặn dò gái, lại cũng không quên dặn dò chúng ta, hẳn là tiền nhân xưa cũng bị phân thành 02 phái và hẳn là cũng phải đối phó lẫn nhau... cho nên mới dặn dò trai hậu bối rằng:


“...Non sông ta tươi đẹp, gái ta thích tỏ ra yêu âm nhạc, có đẽo được chúng hay không là nhờ một phần lớn vào công học tập của các chú”.


Cho nên... “Đàn chỉ luận” vốn không phải là công pháp một tấc đến giời, khẩu khuyết “Đàn chỉ luận” luôn luôn nhấn đi nhấn lại là “Học — Học nữa — Học mãi”. Phàm là người xiêng năng, ắt có cơ hội thành công.


Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không...


Kỳ sau: "LUẬN KỸ THUẬT"


PS: Đàn chỉ luận — TOC


01. Tựa

02. Luận kỹ thuật

03. Luận dây

04. Luận móng

05. Luận cần

06. Luận hốt

07. Luận trích

08. Luận nhĩ

09. Luận quạt ch

a. Quạt cái gì trước

b. Quạt nhanh quạt chậm

c. Quạt theo chiểu gió

d. Quạt tốc váy

10. Luận hội


Đàn chỉ luận — LUẬN KỸ THUẬT


Làm thằng trai đã sờ đến đàn, việc đầu tiên cần phải nhớ, là bất biết hậu quả ra sao, chuyện này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nếu đằng nào cũng tốn thời gian và công sức, sao không tìm cách gặt hái những thành quả cho ra hồn. Nhưng mà như thế nào mới được gọi là thành quả thì lại tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Trước tiên, có những người sẽ bảo, bản thân việc mải mê tập đàn, đánh đàn, hát... đã là một cái thú vui rồi, không cần phải “mục đích” quá. Cái này đúng, chân chính nữa, nhưng khó duy trì, lý do thì đơn giản thôi, nó thiếu động lực để phát triển, nó sẽ giống như chơi một game mà chỗ nào dễ thì chơi, khó thì bỏ, không quan trọng chuyện phải qua bài dễ, lên bài khó, phải lập kỷ lục, phải ghi tên vào top... ai đã từng đánh game đều hiểu, chơi như vậy thật khó mà hứng thú lâu được, mà phàm cái gì không lên được nữa thì sẽ nhanh chóng trở thành bèo nhèo mà thôi. Tiếp theo, lại có những người khác sẽ bảo, đã chơi thì phải chơi chuyên nghiệp, còn chơi nghiệp dư chỉ tổ mất công vô ích... Ai mà chả biết chuyên nghiệp được thì hay, nhưng mà thứ nhất, còn nhiều nghề khác hay hơn nghề đàn, những thằng giàu nhất thế giới có phải ca sĩ hay nhạc công đe’0 đâu, thứ hai, chuyên nghiệp là con đường hết sức gian nan, mỗi năm nước ta có thêm hàng nghìn trai (gái) bước vào con đường nhạc chuyên nghiệp, vậy mà cho đến thời điểm này, thử hỏi có được bao nhiêu trai (gái) thực sự sống đàng hoàng bằng nghề nhạc, “sao” của chúng ta đếm chắc chưa hết 10 đầu ngón tay, đem chia cho 80 triệu dân ta, thật chẳng khác đe’0 gì con số không, thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất, nếu nói “chơi nghiệp dư là mất công vô ích”, nói như vậy là hết sức ngu dốt...


Vậy đấy, tôi đấy, chắc tôi sẽ viết lại nó thật, nhưng thật sự tôi cũng chưa biết là lúc nào, — trạng thái này với tôi không mấy lạ lẫm: vẫn có một số việc mà tôi hầu như biết chắc — đến mức trực quan — là tôi sẽ làm, nhưng lại không thể mà hình dung được là vào lúc nào; vậy mà cái trực quan kia vẫn có, và tôi đã vài lần có dịp trải nghiệm đúng như thế rồi, cũng không hiểu chúng đến từ đâu nữa.


Tôi vẫn nghĩ là sẽ có lúc tôi sẽ hiểu.






PS: Nhân thể lại có chút tâm trạng nhớ (chuyện này càng ngày thì lại càng trở nên hiếm hoi hơn), tôi cố chơi lại mấy bản dễ dễ tôi vẫn nhớ (chuyện này, ơi giời, thì lại không hiếm), na ná như "Song from a secret garden" tôi bốt hôm qua bên chỗ bác Huy Thanh.


Bài ca từ khu vườn bí mật: http://www.megaupload.com/?d=4WIRYP4J

Mười ba ngày ở Pháp: http://www.megaupload.com/?d=W7C8VI90

Ngày hôm qua: http://www.megaupload.com/?d=KPBV2T3D

Những giọt nước mắt trên thiên đường: http://www.megaupload.com/?d=8HCY3M8V

Ôi tình yêu của tôi: http://www.megaupload.com/?d=DZ7KG3OI

Tình ca: http://www.megaupload.com/?d=71Q87EOR


Còn đây là bàn tay đẹp đẽ và đáng thương của tôi trên con đàn acoustic ghẻ của bạn (gái)...



Và một niềm nhớ nhung trầm lắng về cây đàn Ghi-ta "Đào Hoa" bửu bối của tôi ngày nào...



"Kỷ niệm như những hàng chữ trên tờ giấy viết thư..." — Không biết là có cách nào để cứ muốn khóc là khóc được ngay không?..

Đã có 3 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Jimmy bi bô...

"Và một niềm nhớ nhung trầm lắng về cây đàn Ghi-ta "Đào Hoa" bửu bối của tôi ngày nào..."

Có phải cây đàn ở trong truyện không bác Đào?

"Chiếc xe BMW cũng màu ghi sáng "A-đi-đát" đang đỗ ngay bên vỉa hè. Trên bãi cỏ rộng bằng chiếc chiếu đơn ở khoảng giữa hai gốc cây mảnh dẻ chạy dọc bên hè, rộng từ mép vỉa hè cho đến chỗ lối đi bộ, đang nằm sắp hàng ba chiếc túi da bèn bẹt màu đen, mỗi túi có một đùm meo méo nối liền với một đoạn thẳng dài - là túi đựng đàn ghi-ta. Đim-ma đang hì hục lôi tiếp từ ghế sau xe ra thêm hai túi nữa, khệ nệ xách đến, xếp hàng tiếp vào đấy, trong lúc A-nhi-a đang bắt đầu mở mấy chiếc túi đầu tiên; chỗ đấy có sinh viên đi lại, chỉ một tí, đã hình thành ngay một đám đông nho nhỏ, xuýt xoa. Anh An-tôn tay khoanh trước ngực đứng dựa vào chiếc xe, nhìn Phi Long cười hiền lành, làm một điệu bộ bất lực.

Phi Long đang nhe răng ra, chợt nụ cười ngưng lại. Anh chàng vội vàng cắt mặt đám xuýt xoa, nhào đến bên cạnh A-nhi-a. Cô đã kéo hết vòng phéc-mơ-tua ở chiếc túi đàn thứ ba, đang lật miếng túi da ở bên trên sang một bên.

Cây đàn hiện ra, giản dị, màu xanh ngọc..."

THIÊN ĐIỂU bi bô...

acoustic đánh cũng hay mờ, nghe trầm + ấm với những bản giai điệu da diết, nhưng cũng vang vọng hoành tráng đấy chứ. Có mấy ai biểu diễn Asturias bằng con đàn như con bửu bối của bác đâu. :)
Nhưng tuỳ thuộc vào ý thích của từng người, dù sao thì cùng là đàn cả. Chỉ cần đánh lên được chủ ý của mình là được nhỉ. :)

Have a nice day!

Unknown bi bô...

Vầng, cái đàn ghi ta cổ điển ấy là đàn I-ban-nétx, cũng là đàn tốt, tiếng hay, và chơi như thế kể cả khiêm tốn mà nói thì cũng không tệ lắm đối với một cây chơi không chuyên nghiệp. Nhưng đấy là nói từ góc độ người nghe.

Còn từ góc độ người chơi thì có chút phức tạp hơn. Em nghe cách nói thì đoán bác Thiên Điểu cũng là người biết chơi đàn, nên mạo muội "bày tỏ" thêm một chút. Bây giờ bác thử hình dung một người chơi đàn mà thân thể và tâm hồn thì thuần Việt, nhưng lại sinh ra ở nơi có truyền thống nhạc Cổ Điển, lớn lên thì tập chơi nhạc Rock, giờ lại ôm một cây đàn Tây Ban Nha và chơi một bài nhạc chất Ai-len...

Đại khái thế, không khó hình dung là người chơi bị không thoải mái. Mà đàn đấy thì không thể "đánh" các thứ vào nhau cho thoải mái mình được...

Để minh họa về sự "thoải mái", em tìm mãi mới được một bản trước em chơi cùng các bạn ở nhà văn hóa trường em học, bác nghe thử, cố nghe hết để hình dung những thứ em trình bày ở trên:

Xô-nát ánh trăng: http://www.megaupload.com/?d=MZ52IK8J


PS: Hồi ấy có mỗi con Guitar "bửu bối" của em, với cái đàn bass Hàn quốc tàm tạm, còn oóc với trống hơi phò.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...