Sáng nay, một bạn đọc nhận xét rằng “Em thấy hiện tại ai ai, cũng làm ‘nghiên cứu khoa học’”. Em để bốn chữ đó trong ngoặc kép. Nhận xét này làm tôi có cảm hứng viết ra suy nghĩ của cá nhân tôi về câu hỏi: thế nào là nghiên cứu khoa học.
Hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học gần như trở thành một phong trào. Hầu như cơ quan nào cũng có chính sách -- lớn hay nhỏ -- khuyến khích nghiên cứu khoa học. Phong trào này nó lan rộng từ thành phố đến tỉnh và thậm chí cấp huyện. Các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, v.v. có lẽ là những nơi hăng hái nhất vì họ ở trong điều kiện và bối cảnh lí tưởng để làm nghiên cứu. Nhưng ngay cả những nơi mà điều kiện khoa học còn hạn chế cũng hăng hái nói đến nghiên cứu khoa học. Phong trào này cũng giống như cái thời mà người ta hô hào “phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, mạnh dạn tấn công vào khoa học kĩ thuật”. Chú ý những chữ rất kêu: dân tộc anh hùng, tấn công, khoa học, kĩ thuật. Đọc lên thì nghe rổn rảng, nhưng suy nghĩ kĩ thì nó chỉ là một cụm mĩ từ chỉ để nói suông cho vui tai. Nhìn chung thì đó là một bức tranh sinh động và đáng khen. Nhưng nhìn kĩ thì hình như phong trào nghiên cứu khoa học có vấn đề.
Vấn đề chủ yếu là phong trào đó (nghiên cứu khoa học) chỉ nhằm để đáp ứng với những chỉ tiêu và “mục tiêu chính trị”. Chẳng ai biết mục tiêu chính trị là gì, nhưng ai cũng cảm nhận rằng đó là mục tiêu quan trọng, vì hoàn thành mục tiêu chính trị có liên quan đến danh dự của cơ quan. Nhưng còn một lí do khác mà người ta hăng say làm nghiên cứu khoa học: thi đua. Ở VN có những danh hiệu rất lạ, và một trong những danh hiệu đó là “chiến sĩ thi đua”. Chẳng biết dịch sang tiếng Anh ra sao, nhưng tôi mường tượng rằng đó là một danh hiệu quí. Trong bệnh viện, theo tôi biết, để có danh hiệu quí đó, cá nhân phải có nghiên cứu khoa học. Ở các đại học cũng thế, chiến sĩ thi đua là một danh hiệu thường rơi vào những cá nhân có thành tích trong nghiên cứu khoa học. Do đó, có thể nói rằng cái động cơ để bác sĩ, giảng viên, chuyên gia,.v.v làm nghiên cứu khoa học chưa chắc là đi tìm sự thật hay phát minh gì, mà chỉ để nâng cao khả năng có được cái danh hiệu mà chỉ ở VN mới quí trọng.
Còn một lí do khác nữa cho nghiên cứu khoa học: để có học vị. Thời đại ngày nay, ai cũng muốn có tấm bằng sau cấp cử nhân, như masters (đáng lí ra dịch là “cao học”), và nhất là tiến sĩ. Không theo nghiệp học thuật thì các bác sĩ cũng cố gắng lấy cái bằng “chuyên khoa II” (cũng một lần nữa chỉ có ở Việt Nam!) Để có những cái bằng này, ứng viên phải làm nghiên cứu khoa học. Để thành một tiến sĩ, họ cần phải có những kĩ năng cần thiết, trong đó có kĩ năng làm nghiên cứu khoa học. Do đó, làm hay tham gia vào nghiên cứu là một cách rất thiết thực để có kĩ năng chuyên môn. Thật ra, ở các nước như Úc và Anh, học tiến sĩ chủ yếu là làm nghiên cứu chứ không có học coursework như bên Mĩ. Trong những trường hợp này tôi nghĩ nghiên cứu khoa học có thể là chính đáng.
Lí do sau cùng để người ta làm nghiên cứu khoa học là vì khoa học. Đó là những người không màn đến danh hiệu “chiến sĩ thi đua” và chẳng hám bằng cấp. Họ chỉ thấy hiện trạng (như trong lâm sàng) rồi tò mò đặt câu hỏi, và làm nghiên cứu. Nếu kết quả tốt họ công bố trên các tập san quốc tế, nếu kết quả không tốt họ chỉ để đó và làm tiếp. Những người này rất tự giác, họ không ngồi một chỗ mà than “không có tiền”, mà họ tự xoay xở, đi xin chỗ này, tìm hỗ trợ chỗ kia để làm. Tôi còn biết có người bỏ tiền túi ra làm! Phải nói rằng những người làm nghiên cứu khoa học để tìm sự thật khoa học là cực kì cực kì hiếm ở Việt Nam. Tôi gọi họ là “rare species”, sắp tuyệt chủng.
Trong thực tế, rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở VN không phải là “nghiên cứu khoa học”. Trước đây, ông Nguyễn Thiện Nhân từng than phiền rằng có nhiều đề tài nghiên cứu mà đọc lên là thấy kì lạ. Ví dụ như nghiên cứu về giặt quần áo cho quân đội, hoàn thiện quản lí thị trường chứng khoán VN, vai trò của nhà nước đối với văn hóa, v.v. đọc lên chẳng thấy cái tính khoa học ở đâu cả. Trong ngành y, tôi đọc khá nhiều luận án tiến sĩ, và cảm nhận của tôi là những luận án này chưa xứng tầm của một học vị tiến sĩ. Lí do thì nhiều, nhưng quan trọng nhất là công trình nghiên cứu khó có thể nói là “khoa học”. Ở đây, tôi chỉ nói trong ngành y là chủ yếu, chứ không biết mấy ngành khác ra sao. Gs Trần Văn Thọ cũng nói về ngành kinh tế như sau: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành”. Tiêu chuẩn đào tạo thấp như thế làm cho nhiều tiến sĩ của VN có tầm thấp hơn so với đồng nghiệp nước ngoài.
Ấy thế mà có giáo sư ở VN nhầm lẫn rằng đi chợ mua cá mua tôm là nghiên cứu khoa học! Lại có giáo sư trình bày những tài liệu về chủ quyền biển đảo (những tài liệu được thu thập từ các nguồn trong và ngoài nước) và xem đó là “nghiên cứu khoa học”. Với cách hiểu về nghiên cứu khoa học như thế chúng ta không ngạc nhiên khi những kiểm kê lâm sàng (clinical audit) mà cũng xem là luận án tiến sĩ! Có rất nhiều luận án tiến sĩ mà trong đó chỉ có 1 nghiên cứu duy nhất, và người ta làm hết thống kê mô tả này đến thống kê mô tả khác từ một nguồn dữ liệu! Có những luận án mà ứng viên chỉ cần đi đếm có bao nhiêu người mắc bệnh trong một làng xã nào đó hay bệnh viện nào đó, rồi làm thống kê yếu tố nguy cơ. Lại có người “lười biếng” chỉ review những ca phẫu thuật, rồi đếm bao nhiêu tốt hơn và bao nhiêu xấu hơn. Đó là những bài tập thống kê sơ đẳng, chứ có gì là nghiên cứu khoa học đâu. Gs Trần Văn Thọ nhận xét: “Những vấn đề lớn của VN là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng nầy.” Những luận án tiến sĩ như trình bày ở đây (yte.gov.vn/Luan%20an%20tien%20sy.htm) nếu đặt vào những tiêu chuẩn học thuật nghiêm chỉnh, thì không biết bao nhiêu thật sự là xứng đáng với luận án tiến sĩ và “nghiên cứu khoa học”.
Vậy thì câu hỏi phải đặt ra: thế nào là một nghiên cứu khoa học? Tôi đã bàn đến câu hỏi này trong cuốn “Đi vào nghiên cứu khoa học” (Nxb Tổng Hợp 2012). Cộng đồng khoa học định nghĩa nghiên cứu khoa học (scientific research hay scientific study) là qui trình thực hiện một thí nghiệm có phương pháp để kiểm định một hay nhiều giả thuyết, hoặc để nhằm tìm câu trả lời cho những câu hỏi chuyên biệt. Dĩ nhiên, “thí nghiệm” ở đây phải hiểu rộng hơn trong khoa học xã hội. Hai từ quan trọng trong định nghĩa này là có phương pháp và giả thuyết. Nghiên cứu khoa học phải dựa vào phương pháp khoa học (scientific method). Chính phương pháp khoa học phân biệt một nghiên cứu khoa học thật với một nghiên cứu khoa học dỏm (pseudo scientific research).
Hiểu nghiên cứu khoa học như thế thì chúng ta sẽ thấy ở VN rất ít nghiên cứu khoa học. Những công trình gọi là “nghiên cứu” đánh giá hiệu quả của một chính sách hay biện pháp nào đó rất khó mà xem là nghiên cứu khoa học, bởi vì đó là nhiệm vụ bình thường của cơ quan chức năng. Đúng như Gs Hoàng Tụy có lần nhận xét rằng “Tôi đã tham gia nhiều hội nghị về các đề tài khoa học cấp Nhà nước của một số ngành. Theo tôi, những cái gọi là đề tài khoa học ấy thực ra thuộc về chức trách, nhiệm vụ của họ. Chẳng hạn, làm giáo dục thế nào cho tốt thì đấy là công việc mà cơ quan lãnh đạo giáo dục cần phải nghiên cứu.”
Do đó, trong bối cảnh nghiên cứu khoa học đã và đang trở thành một phong trào, tôi nghĩ cần phải sàng lọc và phân loại thế nào là nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ không ai bác bỏ những nghiên cứu khoa học để có danh hiệu như “chiến sĩ thi đua”, nhưng tôi nghĩ người ta sẽ không chấp nhận nếu gắn cụm từ “nghiên cứu khoa học” cho những công việc thường qui để có những danh hiệu đó. Mượn câu nói của người phương Tây, “cái gì của Caesar thì trả lại cho Caesar”, tôi muốn nói rằng cái gì thuộc về phạm trù khoa học (như đi tìm sự thật và qui luật tự nhiên) thì mới dùng chữ “khoa học”, còn cái gì mang tính công việc thường ngày thì không nên gán hai chữ “khoa học” vào, vì gán ghép như thế chỉ làm vẫn đục thêm môi trường khoa học vốn đã bị lu mờ bấy lâu nay.
Hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học gần như trở thành một phong trào. Hầu như cơ quan nào cũng có chính sách -- lớn hay nhỏ -- khuyến khích nghiên cứu khoa học. Phong trào này nó lan rộng từ thành phố đến tỉnh và thậm chí cấp huyện. Các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, v.v. có lẽ là những nơi hăng hái nhất vì họ ở trong điều kiện và bối cảnh lí tưởng để làm nghiên cứu. Nhưng ngay cả những nơi mà điều kiện khoa học còn hạn chế cũng hăng hái nói đến nghiên cứu khoa học. Phong trào này cũng giống như cái thời mà người ta hô hào “phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, mạnh dạn tấn công vào khoa học kĩ thuật”. Chú ý những chữ rất kêu: dân tộc anh hùng, tấn công, khoa học, kĩ thuật. Đọc lên thì nghe rổn rảng, nhưng suy nghĩ kĩ thì nó chỉ là một cụm mĩ từ chỉ để nói suông cho vui tai. Nhìn chung thì đó là một bức tranh sinh động và đáng khen. Nhưng nhìn kĩ thì hình như phong trào nghiên cứu khoa học có vấn đề.
Vấn đề chủ yếu là phong trào đó (nghiên cứu khoa học) chỉ nhằm để đáp ứng với những chỉ tiêu và “mục tiêu chính trị”. Chẳng ai biết mục tiêu chính trị là gì, nhưng ai cũng cảm nhận rằng đó là mục tiêu quan trọng, vì hoàn thành mục tiêu chính trị có liên quan đến danh dự của cơ quan. Nhưng còn một lí do khác mà người ta hăng say làm nghiên cứu khoa học: thi đua. Ở VN có những danh hiệu rất lạ, và một trong những danh hiệu đó là “chiến sĩ thi đua”. Chẳng biết dịch sang tiếng Anh ra sao, nhưng tôi mường tượng rằng đó là một danh hiệu quí. Trong bệnh viện, theo tôi biết, để có danh hiệu quí đó, cá nhân phải có nghiên cứu khoa học. Ở các đại học cũng thế, chiến sĩ thi đua là một danh hiệu thường rơi vào những cá nhân có thành tích trong nghiên cứu khoa học. Do đó, có thể nói rằng cái động cơ để bác sĩ, giảng viên, chuyên gia,.v.v làm nghiên cứu khoa học chưa chắc là đi tìm sự thật hay phát minh gì, mà chỉ để nâng cao khả năng có được cái danh hiệu mà chỉ ở VN mới quí trọng.
Còn một lí do khác nữa cho nghiên cứu khoa học: để có học vị. Thời đại ngày nay, ai cũng muốn có tấm bằng sau cấp cử nhân, như masters (đáng lí ra dịch là “cao học”), và nhất là tiến sĩ. Không theo nghiệp học thuật thì các bác sĩ cũng cố gắng lấy cái bằng “chuyên khoa II” (cũng một lần nữa chỉ có ở Việt Nam!) Để có những cái bằng này, ứng viên phải làm nghiên cứu khoa học. Để thành một tiến sĩ, họ cần phải có những kĩ năng cần thiết, trong đó có kĩ năng làm nghiên cứu khoa học. Do đó, làm hay tham gia vào nghiên cứu là một cách rất thiết thực để có kĩ năng chuyên môn. Thật ra, ở các nước như Úc và Anh, học tiến sĩ chủ yếu là làm nghiên cứu chứ không có học coursework như bên Mĩ. Trong những trường hợp này tôi nghĩ nghiên cứu khoa học có thể là chính đáng.
Lí do sau cùng để người ta làm nghiên cứu khoa học là vì khoa học. Đó là những người không màn đến danh hiệu “chiến sĩ thi đua” và chẳng hám bằng cấp. Họ chỉ thấy hiện trạng (như trong lâm sàng) rồi tò mò đặt câu hỏi, và làm nghiên cứu. Nếu kết quả tốt họ công bố trên các tập san quốc tế, nếu kết quả không tốt họ chỉ để đó và làm tiếp. Những người này rất tự giác, họ không ngồi một chỗ mà than “không có tiền”, mà họ tự xoay xở, đi xin chỗ này, tìm hỗ trợ chỗ kia để làm. Tôi còn biết có người bỏ tiền túi ra làm! Phải nói rằng những người làm nghiên cứu khoa học để tìm sự thật khoa học là cực kì cực kì hiếm ở Việt Nam. Tôi gọi họ là “rare species”, sắp tuyệt chủng.
Trong thực tế, rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở VN không phải là “nghiên cứu khoa học”. Trước đây, ông Nguyễn Thiện Nhân từng than phiền rằng có nhiều đề tài nghiên cứu mà đọc lên là thấy kì lạ. Ví dụ như nghiên cứu về giặt quần áo cho quân đội, hoàn thiện quản lí thị trường chứng khoán VN, vai trò của nhà nước đối với văn hóa, v.v. đọc lên chẳng thấy cái tính khoa học ở đâu cả. Trong ngành y, tôi đọc khá nhiều luận án tiến sĩ, và cảm nhận của tôi là những luận án này chưa xứng tầm của một học vị tiến sĩ. Lí do thì nhiều, nhưng quan trọng nhất là công trình nghiên cứu khó có thể nói là “khoa học”. Ở đây, tôi chỉ nói trong ngành y là chủ yếu, chứ không biết mấy ngành khác ra sao. Gs Trần Văn Thọ cũng nói về ngành kinh tế như sau: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành”. Tiêu chuẩn đào tạo thấp như thế làm cho nhiều tiến sĩ của VN có tầm thấp hơn so với đồng nghiệp nước ngoài.
Ấy thế mà có giáo sư ở VN nhầm lẫn rằng đi chợ mua cá mua tôm là nghiên cứu khoa học! Lại có giáo sư trình bày những tài liệu về chủ quyền biển đảo (những tài liệu được thu thập từ các nguồn trong và ngoài nước) và xem đó là “nghiên cứu khoa học”. Với cách hiểu về nghiên cứu khoa học như thế chúng ta không ngạc nhiên khi những kiểm kê lâm sàng (clinical audit) mà cũng xem là luận án tiến sĩ! Có rất nhiều luận án tiến sĩ mà trong đó chỉ có 1 nghiên cứu duy nhất, và người ta làm hết thống kê mô tả này đến thống kê mô tả khác từ một nguồn dữ liệu! Có những luận án mà ứng viên chỉ cần đi đếm có bao nhiêu người mắc bệnh trong một làng xã nào đó hay bệnh viện nào đó, rồi làm thống kê yếu tố nguy cơ. Lại có người “lười biếng” chỉ review những ca phẫu thuật, rồi đếm bao nhiêu tốt hơn và bao nhiêu xấu hơn. Đó là những bài tập thống kê sơ đẳng, chứ có gì là nghiên cứu khoa học đâu. Gs Trần Văn Thọ nhận xét: “Những vấn đề lớn của VN là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng nầy.” Những luận án tiến sĩ như trình bày ở đây (yte.gov.vn/Luan%20an%20tien%20sy.htm) nếu đặt vào những tiêu chuẩn học thuật nghiêm chỉnh, thì không biết bao nhiêu thật sự là xứng đáng với luận án tiến sĩ và “nghiên cứu khoa học”.
Vậy thì câu hỏi phải đặt ra: thế nào là một nghiên cứu khoa học? Tôi đã bàn đến câu hỏi này trong cuốn “Đi vào nghiên cứu khoa học” (Nxb Tổng Hợp 2012). Cộng đồng khoa học định nghĩa nghiên cứu khoa học (scientific research hay scientific study) là qui trình thực hiện một thí nghiệm có phương pháp để kiểm định một hay nhiều giả thuyết, hoặc để nhằm tìm câu trả lời cho những câu hỏi chuyên biệt. Dĩ nhiên, “thí nghiệm” ở đây phải hiểu rộng hơn trong khoa học xã hội. Hai từ quan trọng trong định nghĩa này là có phương pháp và giả thuyết. Nghiên cứu khoa học phải dựa vào phương pháp khoa học (scientific method). Chính phương pháp khoa học phân biệt một nghiên cứu khoa học thật với một nghiên cứu khoa học dỏm (pseudo scientific research).
Hiểu nghiên cứu khoa học như thế thì chúng ta sẽ thấy ở VN rất ít nghiên cứu khoa học. Những công trình gọi là “nghiên cứu” đánh giá hiệu quả của một chính sách hay biện pháp nào đó rất khó mà xem là nghiên cứu khoa học, bởi vì đó là nhiệm vụ bình thường của cơ quan chức năng. Đúng như Gs Hoàng Tụy có lần nhận xét rằng “Tôi đã tham gia nhiều hội nghị về các đề tài khoa học cấp Nhà nước của một số ngành. Theo tôi, những cái gọi là đề tài khoa học ấy thực ra thuộc về chức trách, nhiệm vụ của họ. Chẳng hạn, làm giáo dục thế nào cho tốt thì đấy là công việc mà cơ quan lãnh đạo giáo dục cần phải nghiên cứu.”
Do đó, trong bối cảnh nghiên cứu khoa học đã và đang trở thành một phong trào, tôi nghĩ cần phải sàng lọc và phân loại thế nào là nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ không ai bác bỏ những nghiên cứu khoa học để có danh hiệu như “chiến sĩ thi đua”, nhưng tôi nghĩ người ta sẽ không chấp nhận nếu gắn cụm từ “nghiên cứu khoa học” cho những công việc thường qui để có những danh hiệu đó. Mượn câu nói của người phương Tây, “cái gì của Caesar thì trả lại cho Caesar”, tôi muốn nói rằng cái gì thuộc về phạm trù khoa học (như đi tìm sự thật và qui luật tự nhiên) thì mới dùng chữ “khoa học”, còn cái gì mang tính công việc thường ngày thì không nên gán hai chữ “khoa học” vào, vì gán ghép như thế chỉ làm vẫn đục thêm môi trường khoa học vốn đã bị lu mờ bấy lâu nay.
(Bài viết của tác giả Tuan Nguyen)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...