Chiếc lá cuối cùng (bản dịch mới)






CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(O. Henry)

Người dịch: me() và Nhật Linh






Trong một quận nhỏ ở phía tây Quảng trường Oa-sinh-tơn những con phố đã chạy như bị điên và làm gãy chính mình thành những mảnh nhỏ được gọi là "các địa hạt". "Các địa hạt " này làm thành những góc và những đường cong kỳ quặc. Một con phố cắt qua chính nó một hoặc hai lần. Một nghệ sĩ một lần đã khám phá ra một triển vọng quý giá trên con phố này. Giả sử có một người thu tiền với một hóa đơn cho các loại màu vẽ, giấy và vải vẽ, sẽ, trong sự vượt qua lộ trình này, bất ngờ gặp chính mình đang quay trở lại, mà không có một xu đã được trả để thanh toán!


Cho nên, dân làm nghệ thuật chẳng mấy chốc đã tới Xóm Gờ-ruyn-uýt cổ kính và hơi lạ lùng, lảng vảng, săn tìm những cửa sổ phương bắc và những đầu hồi thế kỷ thứ mười tám và những gác mái Hà-lan và những khoản tiền thuê nhà thấp. Rồi họ đem vào vài chiếc ca thiếc và một hay hai cái nồi điện từ Đại lộ số Sáu, và trở thành một "làng nghề".


Trên đỉnh của một ngôi nhà gạch ba tầng béo lùn, Su và Gion-xi đã có stu-đi-ô của họ. "Gion-xi" là tên thân mật cho Gioi-en-na. Một người từ Mên; người kia từ Ca-li-pho-ni-a. Họ đã gặp gỡ tại một bàn ăn tập thể ở một hàng ăn "Của nhà Đen-mô-ni-cô" trên Phố số Tám, và thấy những sở thích của họ về nghệ thuật, món xà lách rau diếp xoăn và những ống tay áo sơ mi phồng rất là tương đắc đến nỗi stu-đi-ô chung đã từ đó mà ra.



Truyện "Chiếc lá cuối cùng", bộ song ngữ Việt — Anh, dành cho tủ sách của me() (58KB):

http://www.mediafire.com/?ebltqh1paaq76zx

http://www.megaupload.com/?d=BBM0JDSW


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me():

Tủ sách Chương trình me()


In a little district west of Washington Square the streets have run crazy and broken themselves into small strips called “places.” These “places” make strange angles and curves. One street crosses itself a time or two. An artist once discovered a valuable possibility in this street. Suppose a collector with a bill for paints, paper and canvas should, in traversing this route, suddenly meet himself coming back, without a cent having been paid on account!


So, to quaint old Greenwich Village the art people soon came prowling, hunting for north windows and eighteenth-century gables and Dutch attics and low rents. Then they imported some pewter mugs and a chafing dish or two from Sixth avenue, and became a “colony.”


At the top of a squatty, three-story brick Sue and Johnsy had their studio. “Johnsy” was familiar for Joanna. One was from Maine; the other from California. They had met at the table d'hote of an Eighth street “Delmonico's,” and found their tastes in art, chicory salad and bishop sleeves so congenial that the joint studio resulted...

Đó đã là vào Tháng Năm. Vào Tháng Mười Một một người khách lạ lạnh lùng, vô hình, người mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, đã len lén dạo quanh làng nghề, động vào một người ở đây và ở đó bằng những ngón tay băng giá của y. Trên khắp phía đông kẻ tàn phá này đã sải bước một cách trâng tráo, trừng phạt các nạn nhân của y theo từng đám, nhưng bàn chân y đã giẫm lên một cách chậm rãi suốt mê cung của "các địa hạt" chật hẹp và phủ đầy rêu.


Ngài Viêm Phổi đã không phải cái mà bạn sẽ gọi là một quý ông hào hiệp. Một cô bé trong một người đàn bà nhỏ với dòng máu đã được pha loãng bởi những làn gió mát Ca-li-pho-ni-a khó mà là một trò chơi ngay thẳng đối với một gã hàng rong già có bàn tay đỏ và hơi thở phập phù. Nhưng y đã nện Gion-xi; và cô nằm, không động đậy, trên khung giường sắt cổ kính của cô, nhìn qua những ô kính nhỏ cửa sổ Hà-lan lên mặt tường trống không của ngôi nhà gạch bên cạnh.


Một buổi sáng ông bác sĩ bận rộn đã mời Su vào trong phòng ngoài bằng một hàng lông mày bờm xờm, màu xám.


— Cô ấy có một cơ hội trong... hãy nói, mười, — ông nói, trong lúc vảy thủy ngân xuống trong cái cặp nhiệt độ của ông. — Và cơ hội ấy là cho cô ấy chỉ nếu muốn được sống. Cái cách mọi người có theo kiểu tự xếp mình vào hàng ngũ bên phía người tổ chức tang lễ làm cho cả pho bách khoa dược phẩm toàn thư trông thật ngớ ngẩn. Quý cô nhỏ của cô đã làm cho tâm trí của cô ấy thỏa hiệp là cô ấy không chuẩn bị bình phục. Cô ấy có thứ gì đó trong tâm trí mình không?


— Cô ấy... cô ấy đã muốn vẽ Vịnh Náp-lơ một ngày nào đó. — Su nói.


— Vẽ?.. nhảm nhí! Cô ấy có bất cứ thứ gì trong tâm trí của cô ấy đáng để nghĩ đi nghĩ lại... một người đàn ông chẳng hạn?


— Một người đàn ông? — Su nói, với một chiếc đàn môi Do Thái búng lên trong giọng nói của cô. — Một người đàn ông có đáng... nhưng, không, thưa bác sĩ; không có gì kiểu như thế cả.


— Ờ, đấy là nhược điểm, nếu vậy, — bác sĩ nói, — tôi sẽ làm tất cả những gì mà khoa học, chừng nào nó còn có thể lọc được qua những nỗ lực của tôi, có thể đạt tới. Nhưng bất cứ khi nào mà người bệnh của tôi bắt đầu đếm những cỗ xe trong đám tang của cô ấy thì tôi bớt đi 50 phần trăm từ khả năng trị bệnh của y học. Nếu cô sẽ làm được cho cô ấy hỏi một câu về kiểu dáng tay áo choàng mùa đông mới, tôi sẽ hứa với cô một cơ hội một trong năm cho cô ấy, thay vì một trong mười.


Sau khi bác sĩ đi Su đã đi vào phòng làm việc và khóc nhão nhoét một chiếc khăn ăn Nhật Bản. Rồi cô nghênh ngang đi vào phòng của Gion-xi với bảng vẽ của cô, huýt sáo một cách khôi hài.


Gion-xi nằm, không làm một nếp gợn dưới ga giường, với gương mặt của cô hướng về phía cửa sổ. Su ngừng huýt sáo, nghĩ là cô đã ngủ.


Cô bày biện bảng vẽ của mình và bắt đầu việc vẽ bằng bút mực để minh họa một câu chuyện trên tạp chí. Các họa sĩ trẻ phải lát đường của họ đến với Nghệ Thuật bằng việc vẽ những bức tranh cho những câu chuyện trên tạp chí mà các tác giả trẻ viết để lát đường của họ đến với Văn Học.


Khi Su đang phác họa một cặp ống quần cưỡi ngựa tao nhã và một chiếc kính một mắt của hình minh họa nhân vật chính, một chàng cao bồi Ai-đa-hâu, cô nghe thấy một tiếng động khẽ, lặp lại vài lần. Cô đi nhanh tới bên giường.


Cặp mắt Gion-xi đang mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm — đếm giật lùi.


"Mười hai," cô nói, và sau đó một chút "mười một"; và rồi "mười," và "chín"; và rồi "tám" và "bảy", hầu như cùng một lúc.


Su nhìn một cách lo âu ra ngoài cửa sổ. Cái gì đã ở đó để đếm? Chỉ có một khoảnh sân trơ trụi, ảm đạm để nhìn thấy được, và mặt tường trống không của ngôi nhà gạch cách xa hai mươi bộ. Một cây thường xuân già, già, xương xẩu và đã mục nát ở các sợi rễ, đã leo nửa chừng lên bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt những chiếc lá của nó từ thân cây leo cho đến khi những nhánh cây da bọc xương của nó đã bám vào, hầu như trơ trụi, tới những viên gạch vụn nát.


— Cái gì vậy, bạn yêu? — Su hỏi.


— Sáu, — Gion-xi nói, trong hầu như một tiếng thì thầm. — Giờ chúng đang rụng nhanh hơn. Ba hôm trước đã có gần một trăm. Nó đã làm đầu tớ đau để đếm chúng. Nhưng bây giờ nó dễ dàng. Một chiếc nữa ra đi. Giờ chỉ có năm chiếc còn lại.


— Năm cái gì, bạn yêu? Hãy nói với Su-đi của bạn.


— Chiếc lá. Trên cây thường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi tớ, cũng, phải đi. Tớ đã biết như thế được ba ngày. Bác sĩ đã không nói với cậu à?


— Ồ.., tớ chưa bao giờ nghe thấy chuyện vô lý như vậy, — Su kêu lên, cùng với sự khinh miệt cừ khôi. — Những lá thường xuân già phải làm cái quái gì với việc bình phục của cậu? Và cậu còn phải lòng cái cây leo đấy như vậy, cậu thật là một cô gái nhảm nhí. Đừng có làm một kẻ khờ dại. Vì sao, bác sĩ đã nói với tớ sáng nay là các cơ hội bình phục của cậu thật sự chẳng bao lâu nữa, là... hãy xem chính xác cái ông ấy đã nói... ông ấy đã bảo các cơ hội đã là mười chọi một! Vì sao, cái đấy là hầu như tốt như một cơ hội như chúng ta có ở Niu Oóc khi chúng ta dạo chơi bằng ô tô đường phố hoặc đi bộ qua một tòa cao ốc mới. Giờ hãy cố nếm một ít nước canh thịt, và để Su-đi quay trở lại tới việc vẽ của cô ấy, như vậy cô ấy có thể bán cho người biên tập bằng cái đấy, và mua rượu vang đỏ poóc-tô cho đứa bé bị ốm của mình, và những miếng sườn lợn cho cái tôi háu ăn của mình.


— Cậu không cần phải kiếm thêm một chút rượu vang nào nữa, — Gion-xi nói, giữ đôi mắt mình tập trung ra ngoài cửa sổ. — Một chiếc nữa ra đi. Không, tớ không muốn nước canh thịt nào cả. Những chiếc lá đó chỉ còn bốn. Tớ muốn thấy chiếc cuối cùng rơi trước khi trời tối. Rồi tớ, cũng, sẽ đi.


— Gion-xi, bạn yêu, — Su nói, cúi xuống trên người bạn, — cậu có hứa với tớ là sẽ giữ đôi mắt cậu nhắm, và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi tớ làm xong công việc không? Tớ phải giao những bức vẽ đấy vào ngày mai. Tớ cần ánh sáng, hoặc tớ sẽ kéo mành mành cửa sổ xuống.


— Cậu không thể vẽ trong phòng khác sao? — Gion-xi hỏi, lạnh nhạt.


— Tớ ở đây cạnh cậu thì tốt hơn, — Su nói. — Ngoài ra, tớ không muốn cậu tiếp tục nhìn vào những chiếc lá thường xuân dớ dẩn ấy.


— Lúc nào cậu làm xong thì nói với tớ ngay, — Gion-xi nói, nhắm mắt cô lại, và nằm trắng toát và im lìm như một pho tượng đổ, — vì tớ muốn thấy chiếc cuối cùng rơi. Tớ đã mệt mỏi vì chờ đợi. Tớ đã mệt mỏi vì suy nghĩ. Tớ muốn cởi bỏ sự nắm giữ của tớ đối với mọi thứ, và bay xuống, xuống, đúng như một trong những chiếc lá đáng thương, mệt mỏi ấy.


— Cố ngủ đi, — Su nói. — Tớ phải gọi bác Be-ơ-men lên để làm hình mẫu của tớ về một công nhân mỏ già sống ẩn dật. Tớ không đi đến một phút. Đừng cố di chuyển cho đến khi tớ trở lại.


Ông Be-ơ-men già là một họa sĩ người sống ở tầng trệt phía dưới họ. Ông đã ngoại sáu mươi và có một bộ râu như râu tượng Mâu-détx của Mi-ken-lan-giê-lô uốn quăn xuống từ một cái đầu của một vị thần dê dọc theo thân thể của một tên tiểu yêu. Be-ơ-men đã là một thất bại trong nghệ thuật. Bốn mươi năm ông đã cầm và sử dụng cây bút lông mà không thể tới đủ gần để động vào đường viền áo choàng Quý Bà của ông. Ông đã luôn luôn sửa soạn để vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bao giờ bắt đầu nó. Đã vài năm ông không vẽ gì cả không kể lúc này lúc khác một bức lem nhem theo tuyến thương mại hoặc quảng cáo. Ông kiếm được chút tiền bằng việc phục vụ như một người làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ ấy ở trong làng nghề người đã không thể trả được giá tiền của một người làm mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin tới mức thái quá, và vẫn nói về kiệt tác sắp tới của mình. Liên quan đến những gì còn lại thì ông là một ông lão nhỏ bé dữ tợn, người vẫn chế giễu thậm tệ tính mềm yếu trong bất kỳ một ai, và người vẫn tự coi mình như một con chó lớn tai cụp đặc biệt đang chực sẵn để bảo vệ hai họa sĩ trẻ ở stu-đi-ô phía trên.


Su đã tìm được ông Be-ơ-men đang nồng nặc bốc mùi những quả cây trong xào huyệt được chiếu sáng lờ mờ của ông ở bên dưới. Trong một góc đã là một khung vải vẽ trống không trên một cái giá vẽ cái đấy đã chờ đợi ở đó trong hai mươi lăm năm để nhận được nét vẽ đầu tiên của một kiệt tác. Cô đã nói với ông về sự tưởng tượng của Gion-xi, và như thế nào cô ấy đã sợ cô ấy sẽ, quả thực là, tự nhẹ nhàng và mỏng manh như một chiếc lá, lơ lửng rời xa, khi sự nắm giữ nhẹ nhàng của cô ấy tới thế giới đã trở nên yếu ớt hơn.


Ông Be-ơ-men già, với đôi mắt đỏ của ông đang trào lệ rõ ràng, đã quát lên sự coi thường và sự chế nhạo của ông đối với những sự tưởng tượng ngu ngốc như vậy.


— Cái đzì! — Ông hét. — Kó những người trên thế giới đây mới sự ngu xuẩn để chết vì những chiết lá trúng rụng khỏi một cái cây leo chết tiệt hay sao? Tôi vấn chưa nghe về một thứ như vậy. Không, tôi sẽ không tạo giáng như một người mẫu cho thằng ngốc đần độn sống ẩn dật của cô. Xao cô lại cho phép thứ việc ngớ ngẩn nấy đi vào đầu óc cô ấy chứ? Oài, cái Cô Yon-xi pé nhỏ tội nghiệp nấy.


— Bạn ấy rất ốm và yếu ớt, — Su nói, — và cơn sốt đã bỏ mặc tâm trí bạn ấy bệnh hoạn và đầy những hình dung kỳ quặc. Được lắm, Ngài Be-ơ-men, nếu bác không thích ngồi làm mẫu cho cháu, bác không cần làm vậy. Nhưng cháu nghĩ bác là một kẻ nông nổi già... già quá quắt.


— Cô đúng là như đàn bà! — Ông Be-ơ-men lại la lên. — Ai đã nói tôi sẽ không ngồi làm mẫu? Đi nào. Tôi đi với cô. Trong nửa giờ đồng hồ tôi đ-đang cố nói giằng tôi sẵn sàng ngồi làm mấu. Trúa ôi! Đ-đây không phải là một chố nào đó mà ở đó một người thật tốt như Cô Yon-xi sẽ nằm ốm. Một ngày nào đó tôi sé vé một kiệt tác, và trúng ta sẽ tất cả rời khỏi đây. Trúa ôi! đúng vậy.


Gion-xi đã ngủ khi họ đi lên gác. Su kéo mành mành xuống đến bậu cửa sổ, và ra hiệu cho ông Be-ơ-men vào một phòng khác. Ở trong đó họ đã nhòm ngó ra ngoài cửa sổ một cách sợ sệt vào cây thường xuân. Rồi họ đã nhìn vào nhau trong một khoảnh khắc mà không nói gì. Mưa dai dẳng, lạnh lẽo đang rơi, lẫn vào với tuyết. Ông Be-ơ-men, trong chiếc áo sơ mi xanh công nhân cũ của ông, đã lấy tư thế ngồi của ông như người thợ mỏ ẩn dật trên một chiếc ấm đun nước chổng ngược thay cho một hòn đá.


Khi Su thức dậy sau giấc ngủ khoảng một tiếng vào buổi sáng hôm sau cô thấy Gion-xi với đôi mắt đờ đẫn, mở to đang nhìn chằm chằm vào mành mành cửa sổ màu xanh lục đã kéo xuống.


— Kéo nó lên; tớ muốn nhìn thấy, — Cô ra lệnh, trong một tiếng thì thầm.


Một cách kiệt lực, Sue tuân theo.


Nhưng, trông kìa! sau mưa sầm sập và những cơn gió dữ tợn đã kéo dài qua suốt cả đêm, ở đó hãy còn bật ra tương phản rõ rệt trên bức tường gạch một chiếc lá thường xuân. Nó đã là chiếc cuối cùng trên cây leo. Vẫn còn xanh thẫm ở gần cuống nó, nhưng cùng với những cạnh sắc có răng cưa của nó đã nhuốm màu vàng của sự chết chóc và sự suy tàn, nó đã treo một cách can cảm từ một nhánh cây khoảng chừng hai mươi bộ phía trên mặt đất.


— Nó là chiếc cuối cùng, — Gion-xi nói. — Tớ đã nghĩ nó chắc chắn sẽ rơi vào ban đêm. Tớ đã nghe thấy gió. Nó sẽ rơi hôm nay, và tớ sẽ chết vào đúng lúc đó.


— Bạn yêu, bạn yêu! — Su nói, cúi khuôn mặt tiều tụy của cô xuống chiếc gối, — Hãy nghĩ đến tớ, nếu cậu không nghĩ đến chính mình. Tớ sẽ phải làm gì?


Nhưng Gion-xi đã không trả lời. Thứ hiu quạnh nhất trên cả thế giới là một tâm hồn khi nó đang sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình huyền bí, xa xăm của mình. Trí tưởng tượng đã dường như ám ảnh cô mạnh hơn trong khi hết chiếc này tới chiếc khác những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với trần gian đang nới lỏng dần.


Ngày đã chậm chạp trôi qua, và ngay cả xuyên qua bóng tối chạng vạng họ vẫn có thể nhìn thấy chiếc lá thường xuân cô độc bám vào cuống của nó nổi bật trên bức tường. Và rồi, khi đêm đến cơn gió bấc lại một lần nữa trút tới, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ và rơi lộp độp xuống từ gờ mái chìa thấp kiểu Hà Lan.


Khi đã đủ sáng Gion-xi, kẻ nhẫn tâm, đã ra lệnh là mành cửa sổ phải được kéo lên.


Chiếc lá thường xuân vẫn còn ở đó.


Gion-xi nằm một lúc lâu nhìn vào nó. Và rồi cô gọi Su, người đang khuấy nước canh gà giò của mình trên cái lò ga.


— Tớ đã là một cô gái xấu, Su-đi, — Gion-xi nói. — Có cái gì đó đã làm chiếc lá cuối cùng ấy ở lại đó để cho tớ thấy tớ đã tồi tệ như thế nào. Đấy là một tội lỗi để muốn chết. Giờ cậu có thể mang cho tớ một ít nước canh thịt, và chút sữa với chút rượu poóc-tô trong đó, và... không; hãy mang cho tớ một chiếc gương nhỏ cầm tay trước hết, và sau đó hãy độn vài chiếc gối quanh tớ, và tớ sẽ ngồi lên và xem cậu nấu ăn.


Một giờ sau cô nói:


— Su-đi, một ngày nào đó tớ hy vọng vẽ Vịnh Náp-lơ.


Bác sĩ đã đến vào buổi chiều, và Su đã có một lý do biện hộ để đi vào phòng ngoài lúc ông cáo từ.


— Các cơ hội là ngang bằng, — bác sĩ nói, nắm lấy bàn tay mảnh dẻ, run run của Su trong tay mình. — Với sự chăm sóc tốt cô sẽ thắng. Và bây giờ tôi phải xem thêm một ca nữa tôi có ở tầng dưới. Be-ơ-men, tên ông ấy là... một kiểu nghệ sĩ nào đó, tôi nghĩ thế. Viêm phổi, cũng vậy. Ông ấy là một người già, yếu, và cơn bệnh là nguy cấp. Không có hy vọng cho ông ấy; nhưng ông ấy đi tới bệnh viện hôm nay để được sắp xếp một cách tiện nghi hơn.


Ngày hôm sau bác sĩ đã nói với Su:


— Cô ấy đã ở ngoài vòng nguy hiểm. Cô đã thắng. Sự bồi dưỡng và chăm sóc lúc này... đấy là tất cả.


Và chiều hôm ấy Su đã đến bên chiếc giường mà Gion-xi nằm, một cách hài lòng đang đan một chiếc khăn quàng vai rất xanh và rất vô dụng, và đưa một cánh tay vòng quanh cô, quanh những chiếc gối và mọi thứ.


— Tớ có điều này để nói với cậu, chuột trắng ơi, — cô nói. — Ngài Be-ơ-men đã chết vì bệnh viêm phổi hôm nay ở bệnh viện. Bác ấy đã ốm chỉ hai hôm. Người gác cổng đã tìm thấy bác ấy vào buổi sáng hôm thứ nhất ở trong phòng bác ấy ở tầng dưới không gượng được vì đau. Đôi giày và y phục của bác ấy đã ướt đẫm và lạnh như băng. Họ đã không thể hình dung bác ấy đã ở đâu trong một đêm tồi tệ như vậy. Và rồi họ đã tìm thấy một chiếc đèn xách, hãy còn thắp sáng, và một chiếc thang đã bị kéo lê từ chỗ của nó, và vài cây bút lông vương vãi, và một bảng pha màu với những màu sắc xanh lục và vàng đã trộn lẫn trên đó, và... hãy nhìn ra cửa sổ, bạn yêu, vào chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường. Cậu đã không tò mò vì sao nó không bao giờ dập dờn hay lay động khi gió thổi sao? Ôi, bạn thân yêu, đấy là kiệt tác của bác Be-ơ-men... bác ấy đã vẽ nó ở đó vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi.

Đã có 6 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Đim-ma bi bô...

Đã đọc rất kỹ. Это замечательно! Nhật Linh, anh ngưỡng mộ em!

Unknown bi bô...

"Nhật Linh, anh ngưỡng mộ em!"

Hí hí...

- Đim-ma, anh vốn thông minh, - Nhật Linh nói tiếp, - anh chỉ cho em xem có cách nào để có thể… giống như Chim Xanh… Ồ, không, tất nhiên em không thể đi tu được, nhưng sẽ phải có một cách nào đó khác chứ? - Cô ngồi im lặng một lúc, rồi tiếp tục. - Còn như thế này, em thấy khó sống quá. Anh nói gì với em đi, một lời thôi cũng được!..

- Một lời? Thế này: tà ram tam tàm!

- Đim-ma, anh sao lại thế? - Cô cao giọng. - Em đang thật nghiêm túc, còn anh, chả nhẽ anh không thể nói những chuyện nghiêm túc với em? Em biết, mọi người coi anh là bác học, sao anh không nói những chuyện anh học với em? Anh khinh em? Em không đáng để nghe những chuyện ấy?

- Khoa học? - Đim-ma nhăn nhó. - Em đang nói về… khoa học? Hay là, có thể, chuyện… lập pháp? Hay là… sườn xào chua ngọt?

- Thôi đủ rồi, em là đứa ngu muội, thiển cận, là đồ bỏ đi, đáng khinh rẻ… Nhưng mình chơi với nhau từ bé, và anh lớn hơn em, và em luôn nghe theo lời anh, sao anh không giúp em thành một người tốt hơn? Rồi đến khi… em lấy Đào Phò, mà anh vẫn…

- Anh vẫn ở đây thôi, vẫn ngồi cạnh em, vẫn nghe em nói, - Đim-ma vừa nói vừa ngồi xích gần lại thêm một chút, cầm lấy tay cô, ấp vào hai bàn tay mình, - vẫn cầm tay em, có khác gì đâu?

- Anh đã khinh em, anh phải biết, em cũng đã có những phút dằn vặt đau khổ, em cũng muốn làm gì đó để thay đổi, em muốn trở thành một người… trung thực, không lừa dối bản thân, sống trong sáng và có mục đích!..

- Kìa em, - Đim-ma giống như ngạc nhiên, - như thế này thật là… dân ca và nhạc cổ truyền. Mình hãy nói chuyện một cách bình thường, như thật; anh, em, mọi thứ đều đang là thật mà.

Yến Lan bi bô...

— Nhật Linh, một ngày nào đó chị hy vọng bác Đào Phò cũng dịch được như em.

Unknown bi bô...

Nhật Linh, Yến Lan, anh bảo này...

Hay bi giờ 03 đứa chúng mình, bỏ mẹ qua mọi lễ nghi thế tục tầm thường, cứ đơn giản là sống cùng với nhau, đi!

DuyBlog.com bi bô...

Nhớ thời học sinh đi học :(

Anonymous bi bô...

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...