Kẻ trộm thì phải ngồi tù


Khô-đo-kốp-xki và Pút-tin ngày 20/12/2002

Năm mới, nhân lúc ngày rộng thêm một chút, tháng dài thêm một chút, Đào Phò đang hào hứng với "rượu ngọt dê béo", chúng tôi tranh thủ phỏng vấn y về sự kiện "chung kết" năm.


Chúng tôi hỏi:


— Bác em nghĩ Khô-đo-kốp-xki là Đốc-tờ Giê-kin, người đã làm nhiều việc tốt, hay ông ấy là Ngài Hai-đơ, người đúng là xấu xa như Chính phủ Nga đã kết tội?


Đào Phò bi bô:


— Nếu ẩn dụ kiểu ấy, thì tầm như đại ca Khô-đo-kốp-xki phải là đa nhân cách. Có lúc y là Đốc-tờ Giê-kin, có lúc y lại là Ngài Hai-đơ. Đại ca đã làm được những thứ tốt, nhưng cũng làm cả những thứ xấu. Mà nói chung ai chả thế. Chỉ là mức độ to nhỏ khác nhau. Nếu cứ tập trung vào đại ca chỉ về phía các thứ xấu, thì đấy, xử mãi đếch hết tội, mà tội đếch cãi được. Nhưng để một mực làm như thế, thì phải không để ý đến việc đại ca đã làm được nhiều thứ có ích cho xã hội và cho các cá nhân khác. Đại ca Pút-tin, trước là tổng thống, giờ là thủ tướng, đã tập trung vào phía xấu vì thấy đại ca kia như một mối họa.


— Làm thế nào mà một người như bác Khô-đo-kốp-xki, một người không phải một quan chức cao trong chính phủ Nga, lại trở nên giàu có đến thế?


— Đại ca đâu phải người Nga duy nhất đã thành giàu có đến mức hoang đường như thế trong hai thập kỷ cuối. Đại ca có thể là tăm tiếng nhất, nhưng không phải duy nhất. Phải hình dung lại những thay đổi khi Liên bang Xô Viết tìm cách tư hữu hóa tài sản quốc gia, đầu tiên là dưới thời Goóc-ba-chốp, rồi dưới thời En-xin. Tài sản đã rơi vào tay các cá nhân, trong những trường hợp nào đó, là theo những cách đúng luật, trong những trường hợp nào đó khác, là theo những cách không chính đáng. Các biện pháp "mạnh" thường được sử dụng. Người ta đến gõ cửa và bảo: "Tôi đến lấy tài sản của anh. Nếu anh không thích, hãy đánh lại tôi, hoặc tôi sẽ nổ anh." Miền Tây Hoang Dã của Mỹ ngày xưa cũng in thế. Vua Đường Sắt Co-nê-li-út Van-đơ-bin, người giàu nhất thời của mình chẳng hạn. Quần chúng Mỹ bây giờ nhớ y vì những việc tích cực y đã làm, nhưng y cũng đã dùng các biện pháp vũ lực khi xây dựng những tuyến đường ray. Có thể nghĩ về Khô-đo-kốp-xki theo cùng một cốt truyện như vậy: đại ca đơn giản quyết định là mình mạnh hơn những người khác và đã dùng các biện pháp mạnh để đạt được mục đích.


— Nhưng... Vào lúc ấy, việc đó là hợp pháp?


— Có và không. Đấy là một thứ lưỡng diện, vì, lúc ấy, người ta làm ra luật cho mình. Tất nhiên, chuyện ấy không dễ, và vô cùng phức tạp, và, lại nhắc lại, đại ca Khô-đo-kốp-xki không phải người duy nhất đã trở thành một ông trùm. Lại xem lại sử Mĩ, Rốc-pheo-lơ chẳng hạn. Quần chúng bây giờ thần tượng lão vì lão lập quỹ này nọ và làm những việc gì đó rất tốt, nhưng Rốc-pheo-lơ cũng dùng vũ lực để thâu tóm những mỏ dầu, những tuyến đường sắt, và các thứ khác. Các ông trùm ở Nga La Tư có thể... bạo liệt hơn một chút, nhưng về bản chất thì cũng thế cả.


— Khô-đo-kốp-xki đã tìm kiếm vận may của mình trước tiên là trong ngành công nghiệp dầu?


— Ừ. Thế giới lúc ấy đánh giá không đầy đủ về tiềm năng năng lượng của nước Nga. Nước Nga từ đầu thế kỷ 19 đã được biết là có nhiều dầu nhất thế giới, các mỏ dầu nước Nga đã có từ trước Tếch-dớt. Đại ca Khô-đo-kốp-xki đã kiểm soát được một số trong số tài sản kỳ vĩ ấy và tiếp tục mở rộng chúng và xây nên đế quốc của mình và về cơ bản là mối đe dọa đối với bất kỳ ai sẽ ngáng đường anh. Đại ca cảm thấy mình luôn đúng, là không ai có thể thách thức mình, ngay cả Chính phủ.


— Có phải vào thời đó Tổng thống En-xin đã thông lưng với các ông trùm?


— Con gái lão ấy còn lấy một trùm, và lão tuân theo lời họ vì lão đang phải đánh nhau và cần mọi sự hỗ trợ có thể.



"Thanks a lot!"

— Họ đã giúp En-xin được bầu lại năm 1996 đúng không?


— Đương nhiên. En-xin lúc ấy gần như thua chắc và đã đánh mất mọi sự ủng hộ của công chúng. Nhưng được một đám các ông trùm chống lưng, lão đã tranh cử thành công. Nhưng họ cũng trở thành các ông trùm của lão luôn. Họ giúp lão, và lão đến lượt mình phải giúp họ tăng sự kiểm soát.


— Bác Khô-đo-kốp-xki vài năm sau đó đã có những thay đổi, khi trở thành "Một công dân tốt"?


— Ừ. Lại in hệt sử Mĩ phát nữa. Mọi ông trùm theo kiểu Miền Tây Hoang Dã, — Bill Gates hình như không giống thế, — đều có quá khứ ít nhiều mờ ám, nhưng thời gian trôi đi, và quần chúng có khuynh hướng không để ý đến chuyện này, đặc biệt nếu họ đã làm được những việc tốt trước mắt dư luận, bằng tiền đã kiếm được.


— Trước khi Khô-đo-kốp-xki bị bắt, liệu đã kịp rải rác tiền bạc, hay lập các quỹ..?


— Đại ca lập quỹ Nước Nga Mở Rộng cùng với Hen-ri Kít-xinh-giơ. Một số tiền, đúng là, đã phân bổ tới các nhóm quốc tế, trong đó có các nhóm ở Mĩ.


— Có cả "Library of Congress" à?


— Ừ. LOC được 1 triệu đô. Hồi thày anh gởi anh sang Ha-vớt làm việc ở Trung tâm Đa-vít, — trước là trung tâm nghiên cứu của Nga, cũng dùng tiền của các ông trùm, — anh thấy các nghiên cứu viên Mĩ từng tranh luận gay gắt về việc có chịu dùng tiền của các ông trùm như thế này không. Hì, nhưng cuối cùng số người phản đối là thiểu số.


— Cái gì dẫn tới thất bại của Khô-đo-kốp-xki?


— Hình như đại ca quyết định là tiền nhiều đô-khui-a thế này thì có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn, thậm chí thách thức cả Pút-tin. Còn đại ca Pút-tin thì rõ không phải người quay lưng khỏi một trận chiến, và bản thân Pút-tin cũng nghĩ về mình như một người rất mạnh, một người có thể huy động những nguồn tài nguyên theo một cách mà có thể trụ lại mọi sự thách thức bất kỳ. Nếu là một người lãnh đạo khác ở đó, Khô-đo-kốp-xki có thể vẫn hoàn toàn ngon lành ngay lúc này. Đấy không phải vì đại ca Pút-tin là một nhà luân lý vãi hàng. Khô-đo-kốp-xki và các ông trùm khác đã thách thức sự cương nghị của Pút-tin, và đại ca Pút-tin sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ ai thách thức mình theo kiểu ấy.


— Em thấy bảo Pút-tin đã từng gọi cả trăm ông trùm đến họp ở bàn tròn trong cung Ê-ca-tơ-rin-na, bảo: "Các ngài có thể giữ tiền của mình, nhưng đừng nên tham gia vào hoạt động chính trị!" Thật không?


— Ừ. Anh có video đấy.


— Và Khô-đo-kốp-xki đã tham gia hoạt động chính trị?



"Phòng làm việc của cậu đây!"

— Ùh. Có nhiều tiền đến như thế, ai mà chả nghĩ là có thể làm bất kỳ thứ gì mình muốn, là mình giỏi vãi hàng và có thể chống lại mọi thách thức. Thậm chí không thèm để ý những cảnh báo của Pút-tin và quyết định thách thức lại cả đại ca ấy. Còn Pút-tin bảo: "Ô kê, thích thì chơi." Và đại ca ấy đã kiểm soát nhiều nguồn lực mạnh mẽ hơn, và rốt cuộc, đã hấp diêm địch thủ tơi bời.


— Liệu có bao nhiêu phần liên quan đến tính dân tộc chủ nghĩa: việc Pút-tin đã muốn lấy lại những nguồn tài nguyên này và đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ Nga?


— Chắc có một phần nào đã liên quan đến chủ nghĩa dân tộc. Nước Nga thực sự đã dùng những nguồn tài nguyên này cho những mục đích quốc gia của mình. Một trong những thứ giá trị nhất mà nước Nga có là dầu, dầu có giá trị khổng lồ. Và khi một ông trùm bắt đầu làm đường ống dẫn dầu của chính mình ra khỏi nước Nga, chuyện ấy sẽ lấy đi một công cụ hùng mạnh của quốc gia. Các nhà dân tộc chủ nghĩa nói: "Chúng tôi muốn có lại nó. Những nguồn tài nguyên này là thuộc về toàn dân, không thuộc về các cá nhân, và chúng tôi đang chuẩn bị cải tạo chúng và các vị không có quyền đối với chúng."


— Phần lớn các cáo buộc liên quan đến tội trốn thuế. Những ông trùm thực sự đã không đóng đủ thuế?


— Ừ, không đóng đủ, và... tất nhiên có thể tiếp tục thay đổi định nghĩa về "nợ". Đa số các ông trùm đều đã ngồi xuống và hỏi: "Chúng tôi có thể lấy gì làm chắc là chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chúng tôi làm và không bị vi phạm?" Rồi một số đã trả "nợ". Nhưng các định nghĩa vẫn tiếp tục thay đổi.


— Em thấy ở Nga bây giờ, Khô-đo-kốp-xki nói chung không được mọi người coi là tử vì đạo. Có phải người Nga thích thấy bác ấy trong tù hơn?


— Chứ còn gì! Hình như anh cũng chưa gặp bất kỳ ai đồng cảm với đại ca Khô-đo-kốp-xki. Còn gì nữa, tiền nhiều như thế, có cho người ta, đến lúc bị làm sao, người ta vẫn hoan hỉ trong bụng như thường. Anh Ngô Bảo Châu nhà mình chẳng hạn, nói dại chẳng may bỗng bị lú, các anh khác mà trông giống anh Châu nhưng lại dốt toán, lại chả mở cờ trong bụng! Tóm lại, rất khó động lòng trắc ẩn với một tỉ phú. Ở đâu cũng thế, Nga cũng thế, Việt Nam càng thế.


— Nhìn lại việc xét xử Khô-đo-kốp-xki năm 2003 và việc xét xử vừa rồi, bác em có nghĩ hình phạt là xứng tội không?


— Không. Cái này giống như chưa xét xử thì đã có tội rồi. Chắc đại ca Pút-tin đã không thể mạo hiểm để cho đại ca Khô-đo-kốp-xki chạy loanh quanh như một người tự do. Giàu quá thế, kiểm soát thế chó nào được. Đại ca Pút-tin còn có đầy thứ phải quan tâm. Và căn bản... hì, là đếch thể cãi được!


— Và có một mối quan tâm rất lớn là việc tranh cử Tổng Thống lần nữa vào năm 2012?


— Chứ còn gì!

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...