Mùa thu lạnh

MÙA THU LẠNH

(I-van Bu-nhin)






Tháng sáu năm ấy anh đến thăm gia đình chúng tôi. Anh luôn tự coi mình như người nhà bởi người cha đã yên nghỉ của anh vừa là bạn vừa là láng giềng của cha tôi. Ngày mười lăm tháng sáu, cảnh chết chóc đã xảy ra ở Xaraeva Pherdinanda. Sáng ngày mười sáu người ta mang báo từ bưu điện đến. Cha tôi cầm tờ báo Matxcova buổi chiều từ phòng mình bước lại phòng ăn, nơi anh, mẹ tôi và tôi đang ngồi sau bàn uống trà, và nói:


— Này, các bạn của tôi, chiến tranh rồi! Ở Xaraeva hoàng tử Áo đã bị giết. Đó là chiến tranh!


Ban ngày ở Pet'rov người người đến thăm điền trang của cha tôi. Và sau bữa trưa, ông ngồi nói chuyện với chàng rể của mình. Nhưng đến ngày mười chín tháng bảy, Đức đã tuyên chiến với Nga...


Suốt tháng chín, anh đến thăm chúng tôi đúng một ngày để tạm biệt truớc lúc ra trận (Khi đó tất cả đều nghĩ rằng, sắp tới chiến tranh sẽ kết thúc, và đám cưới của chúng tôi đã được ấn định vào mùa xuân). Và buổi chia tay của chúng tôi đã bắt đầu. Sau bữa tối, theo lệ thường, chiếc ấm xamova được mang đến, và, thoáng nhìn hai dòng hơi nước trên khung cửa mở, cha tôi nói:


— Thu năm nay đến sớm và lạnh thật...


Buổi chiều ấy chúng tôi ngồi yên lặng, chỉ thỉnh thoảng trao đổi với nhau vài câu vô nghĩa, bình thản một cách ngoa ngoắt, giấu đi những ý nghĩ và tình cảm của mình. Cha tôi chậm rãi nói chuyện về mùa thu. Tôi bước tới cánh cửa ngoài ban công và lau khung kính mờ bằng khăn mùi xoa. Trong vườn, trên bầu trời đen xám, những ngôi sao trong suốt, lạng buốt, lấp lánh những tia sáng chói và sắc nhọn. Cha tôi hút thuốc, ngả người trên ghế bành, nhìn những chiếc đèn nóng bỏng treo trên bàn. Còn mẹ tôi, với cặp kính trên mắt, dưới ánh sáng ngọn đèn, vẫn cần mẫn khâu lại chiếc túi nhỏ bằng tơ. Chúng tôi biết đó là chiếc túi nào, và điều đó đã trở nên đầy xúc động, lo âu. Cha tôi hỏi:


— Vậy là, dù thế nào con cũng muốn đi vào lúc sớm. Đợi ăn sáng rồi đi có được không?


— Vâng, nếu cha cho phép thì sáng ra cũng được. — Anh trả lời. — Con rất buồn nhưng không thể tự cho phép mình như ở nhà được.


Cha tôi thở dài mệt mỏi:


— Thôi tùy con, con trai ta. Chỉ trừ trường hợp cha mẹ dậy muộn, cha mẹ nhất định sẽ tiễn con ngày mai.


Mẹ tôi đứng dậy và làm dấu thánh cho người con tương lai của mình. Anh cúi xuống cầm tay mẹ và cầm tay cha. Còn lại một mình, chúng tôi ngồi lại phòng ăn một lát, bỗng tôi nghĩ đến trò chơi bói bài. Anh đi lại trong phòng, rồi hỏi:


— Em có thích đi dạo một lát không?


Tất cả mọi chuyện trong tâm hồn tôi đều trở nên nặng nề, tôi đồng ý một cách hững hờ:


— Vâng...


Anh ra phòng ngoài khoác áo, vẫn suy nghĩ về một điều gì đó, với nụ cười mai mỉa dễ thương, chợt anh đọc đi đọc lại câu thơ của Phet:


"Ôi mùa thu lạnh quá!

Hãy quàng khăn và khoác áo đi em."


— Không có áo khoác, — Tôi mỉm cười — Và thế nào nữa?


— Anh không nhớ. Hình như là thế này:


"Hãy nhìn lên giữa tán thông đen

Một đám lửa dường như đang bừng cháy."


— Đám lửa?


— Trăng lên, đúng như vậy. Có một mùa thu làng quê tuyệt đẹp nào đó trong những câu thơ này "Hãy quàng khăn và khoác áo đi em." Cái thời của ông bà mình. Ôi lạy Chúa, lạy Chúa tôi!


— Cái gì vậy anh?


— Không sao đâu, đúng như vậy. Dù sao thì cũng buồn. Buồn và dễ chịu. Anh rất, rất yêu em...


Khoác áo ấm vào, chúng tôi qua phòng ăn, đến ban công rồi bước ra vườn. Lúc đầu thấy tối om như cầm được những mảng tối trong tay. Rồi sau đó trên nền trời sang sáng dần hiện ra những chùm ánh sáng màu đen, rắc phủ đầy lên những ngôi sao đang lấp lánh một màu khoáng chất. Anh chợt dừng lại, ngoảnh nhìn về phía ngôi nhà:


— Em hãy nhìn xem, thật vô cùng đặc biệt, cái ánh sáng của mùa thu chiếu vào khung cửa nhỏ ngôi nhà. Anh sẽ sống, sẽ sống mãi để nhớ buổi tối hôm nay...


Tôi nhìn lại, và anh ôm lấy tôi trong chiếc áo choàng kiểu Thụy Sĩ mà tôi đang khoác trên người. Tôi kéo chiếc khăn lông cho khỏi chạm vào mặt, hơi nghiêng đầu để anh hôn tôi. Sau khi hôn, anh nhìn thẳng vào tôi, khẽ thầm thì:


— Em có lạnh không? Tiết trời như mùa đông rồi đấy. Nếu như anh chết, dù sao em sẽ không quên anh ngay chứ?


Tôi chợt nghĩ: nếu như anh chết thật thì sao? Và lẽ nào trong một thời gian ngắn tôi lại có thể quên anh — dù sao thì tất cả cuối cùng rồi cũng lãng quên? Và tôi vội trả lời, sợ hãi với chính ý nghĩ của mình:


— Anh đừng nói nữa. Em không chịu đựng nổi cái chết của anh đâu!


Anh chợt lặng im rồi từ tốn nói:


— Thôi được, nếu anh chết, anh sẽ đợi em ở đó. Em hãy sống và sống thật vui trên thế gian này, rồi sau đó hãy đến với anh.


Mắt tôi ứa những giọt lệ đắng cay.


Và sáng hôm sau anh ra đi. Mẹ tôi đeo vào cổ anh một chiếc túi nhỏ mà mẹ mới khâu chiều qua — trong đó đựng bức tượng thánh bằng vàng mà ông và cha của mẹ đã từng mang trong chiến tranh. Và chúng tôi làm dấu thánh cho anh trong nỗi tuyệt vọng vô cùng. Nhìn theo bóng anh đi, trên bậc thềm, chúng tôi đứng ngây ra, cái thẫn thờ thường có khi tiễn ai đó trong cuộc chia ly lâu dài. Chúng tôi cảm thấy sự không đồng cảm đến kinh ngạc giữa mình với những hạt sương muối xinh tươi đang sáng lấp lánh trên cỏ lúc ban mai. Đừng một lúc, chúng tôi trở vào căn nhà trống trải. Tôi đi lại trong phòng, đặt tay sau lưng, không biết mình nên làm gì, hoặc khóc oà lên hoặc thét to với hết giọng của mình...


Anh đã chết — ôi thật lạ làm sao những lời này — chỉ sau đó một tháng ở Galixia. Và từ đó đúng ba chục năm đã trôi qua. Và nhiều, rất nhiều những cảm xúc trong những năm tháng đó, có cảm tưởng sao lâu đến thế, khi ta chủ ý nghĩ về chúng, hồi tưởng lại trong kí ức tất cả những gì kỳ diệu, mơ hồ, không thể nhận thức bằng trí óc hay trái tim, cái đó gọi là quá khứ. Mùa xuân năm mười tám, khi cha mẹ tôi đã đều khuất núi, tôi sống ở Matxcova, trong tầng hầm của một chị bán hàng ở chợ Xmolenxc. Chị luôn giễu cợt tôi: "Nào, thưa cô, tình cảnh cô thế nào?" Tôi cũng buôn bán đôi chút, bán, mà như nhiều người bán hàng thời đó, chủ yếu cho những người lính đội mũ lông cao và mang áo đứt cúc, những gì còn lại. Khi thì chiếc vòng nhỏ, khi thì cây thánh giá bé, khi thì chiếc áo cổ lông, vài mảnh sa khoáng. Tôi bán hàng ở góc phố Arbat, ở chợ. Và ở đó tôi đã gặp một người lính đứng tuổi, có tâm hồn tuyệt vời. Sau đó tôi lấy anh và tháng tư chúng tôi chuyển đến Ecaterinoda. Cùng đi với chúng tôi còn có người cháu của anh. Một cậu bé chừng muời bảy tuổi, cùng lọt vào hàng ngũ những người tình nguyện. Trong khoảng gần hai tuần, tôi như bà tướng. Còn anh trong trang phục dân tộc và bộ râu ngả màu muối tiêu. Và chúng tôi lưu lạc ở sông Đông, ở Cuban trong hơn hai chục năm trời. Vào mùa đông, trong những cơn bão tuyết chúng tôi ra đi trong những đám đông những người lánh nạn từ Novoratxec đến Thổ Nhĩ Kỳ. Và trên đường đi, giữa biển, chồng tôi chết vì bệnh thương hàn. Lúc đó tôi chỉ còn lại ba người thân gần gũi trên đời: đứa cháu chồng cùng cô vợ trẻ và con gái nó. Cháu bé mới bảy tháng tuổi. Nhưng sau thời gian ở Crưm, đứa cháu cùng vợ nó cũng bỏ đi đến Vranghe, để lại đứa con nhỏ cho tôi. Rồi hai vợ chồng nó cũng bị mất tích ở đó. Còn tôi phải sống ở vùng Conxtantino khá lâu, phải làm những công việc cực kỳ nặng nhọc để nuôi mình và chăm sóc cháu nhỏ. Sau đó, cũng như bao người khác,với cháu bé trên tay, tôi lang bạt khắpnơi: Bangari, Secbia, Trexnia, Bỉ, Paris, Nix. Và cháu gái đã lớn, nó ở lại Paris, trở thành một cô gái Pháp đến chân tơ kẽ tóc, rất duyên dáng và hoàn toàn dửng dưng với tôi, một người làm thuê trong cửa hàng bánh kẹo cạnh Madlen, một công việc đòi hỏi bàn tay tôi được nâng niu, móng đánh óng ánh sắc bạc để gói những chiếc hộp bằng giấy bóng và buộc bằng những sợi dây mềm mại óng vàng. Nhưng tôi đã sống và vẫn sẽ sống ở Nix. Tôi đã đến Nix lần đầu tiên vào năm chín trăm muời hai và tôi có thể nghĩ về những ngày hạnh phúc đó đẹp hơn cái việc cô ấy chẳng bao giờ ở lại với tôi.


Và tôi đã chịu đựng cái chết của anh như thế, cái điều mà khi xưa tôi đã nông nổi nói rằng mình không thể chịu đựng nổi. Nhưng, hồi tưởng lại tất cả những gì tôi đã trải qua từ bấy đến giờ, tôi luôn tự hỏi: ừ nhỉ, dẫu sao thì mình đã có cái gì trong cuộc đời? Và tôi tự trả lời: chỉ có mỗi buổi chiều thu lạnh ấy. Phải chăng anh vẫn tồn tại ở đâu đó? Dù sao anh vẫn còn. Và đó là tất cả những gì có trong cuộc đời tôi. Những gì còn lại chỉ là giấc mơ thừa. Và tôi tin, một niềm tin cháy bỏng, rằng ở một nơi nào đó anh vẫn đang đợi tôi, với tất cả tình yêu và tuổi trẻ thuở nào, như trong chiều thu lạnh lẽo ngày xưa. "Em hãy sống và sống thật vui trên thế gian này, rồi sau đó hãy đến với anh." Tôi đã sống, đã từng sung sướng và bây giờ tôi sắp sửa ra đi.

Đã có 29 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Unknown bi bô...

"Phải chăng anh vẫn tồn tại ở đâu đó? Dù sao anh vẫn còn. Và đó là tất cả những gì có trong cuộc đời tôi. Những gì còn lại chỉ là giấc mơ thừa. Và tôi tin, một niềm tin cháy bỏng, rằng ở một nơi nào đó anh vẫn đang đợi tôi, với tất cả tình yêu và tuổi trẻ thuở nào, như trong chiều thu lạnh lẽo ngày xưa. "Em hãy sống và sống thật vui trên thế gian này, rồi sau đó hãy đến với anh." Tôi đã sống, đã từng sung sướng và bây giờ tôi sắp sửa ra đi."

Biết là Lan Cải đọc chỗ này thì đương nhiên sẽ xúc cảm, nên anh không hỏi thêm câu thừa, nhưng anh hỏi nghiêm túc, nghiêm túc thật đấy, theo nghĩa hoàn toàn nghiêm túc, là Lan Cải có những "niềm tin cháy bỏng" như thế không?

Yến Lan bi bô...

"Tôi gần như đã sắp trở lại đấy một lần nữa, thì may đúng lúc đấy tôi đã gặp lại một người quen rất cũ — hay người rất quen cũ nhỉ, đến mức có thể thổ lộ ấy, — và may nữa là gặp ở trên mạng; nghe tôi kể, anh đã ném vào cửa sổ của tôi một đống thằng cười lăn lộn — bình thường tôi chưa thấy anh dùng emoticon bao giờ, — rồi giải thích cho tôi rất cặn kẽ những gì anh hiểu về giấc mơ, cặn kẽ đến mức giống hệt như chứng minh một định lý.

Các định lý — có lẽ chỉ trừ một số ít theo kiểu Anh-xtanh hay Pờ-lăng — luôn giúp con người bớt hoang mang trước thiên nhiên; tôi hầu như tin ngay, cũng như anh, là không thể có chuyện “báo mộng”..."


Chưa bao giờ có ai giải thích cặn kẽ cho em nghe những chuyện "tâm linh" này, nên em cũng không biết là tin hay không tin.

Hợp lý thì phải có một chỗ nào đấy khác, nhưng ở đấy có nhận ra nhau không? Sao em chẳng nhớ gì "lần trước" cả?

Unknown bi bô...

Mặt mới đẹp nhở! Anh thì đang sợ là không phải chỉ có một cái "tổng kho" đâu. Đồ dùng chán rồi thì có thể bị vứt vào sọt rác, bán cho đồng nát, có thể được tái chế... nhiều phương án, tức là sẽ có nhiều chỗ khác.

Còn đã "tái chế", kiểu như nhựa đun lên rồi đổ vào khuôn khác rồi, thì chắc chả nhận ra nhau đâu. Công nhận cái template mới này viết thích.

Yến Lan bi bô...

Có thể gặp nhau lúc chưa "tái chế"?

Unknown bi bô...

Maybe, ví dụ chàng bị thượng mã phong, còn nàng ngay lúc đấy cũng... hét lên một tiếng vang trời vì sướng rồi... thăng luôn vì quá sướng. Sẽ thế nào nhỉ?

Kiểu như hai cái ô tô đồ chơi bị đâm mạnh vào nhau rồi hỏng cả hai ấy.

Vẫn có thể một cái sẽ bị vứt vào sọt rác, một cái bị tái chế.

Thực ra anh đang lăn tăn nhất cái chỗ mà chưa bị làm thành nhựa ấy. Logic thì phải có một chỗ như thế.

Phi Long bi bô...

Chỗ đấy gọi là "Tây Phương Cực Lạc"!

Nhưng Tôn Ngộ Không thì lại sinh ra từ trong hòn đá!

Cũng có thể chẳng có chỗ nào cả chẳng còn gì cả. "Candle in the wind"! Lửa tắt có còn gì không?

Unknown bi bô...

Vật chất, chạy đâu cho thoát, thoát đi đâu được, bác em?

Sướng nhất là được ở dạng tự nhiên khởi thủy, chưa bị mang làm đồ chơi, chưa bị giày vò!

Yến Lan bi bô...

:) bác Đào, có duy tâm, duy vật, vật chất, ý thức... từ lâu rồi, giờ bác em còn "vật chất chạy đâu cho thoát?"

Đề nghị bác nghiêm túc.

Unknown bi bô...

@Lan - "lâu rồi" quá lâu rồi, cũng nghĩa là "xưa rồi". Cái gì chả là vật chất? Ý thức là cái quái gì?

Yến Lan bi bô...

Suy nghĩ của bác chẳng hạn, em không nhận biết được.

Unknown bi bô...

:) Cách đây vài hôm họ mới "nhận biết" được một ngôi sao nặng gấp ba trăm lần mặt trời đấy em? Tuần trước nó chưa phải vật chất?

Phi Long bi bô...

@Lan - Đào Phò ví dụ không chuẩn lắm, nghe hơi cùn, nhưng không vô lý. Trước khi biết đến H và O thì chỉ có "vật chất" Nước thôi. H và O lúc đấy cũng "siêu hình".

Yến Lan bi bô...

Hình như các bác đang ngụy biện. Để em hỏi: Cái ti-vi thì là vật chất. Còn sóng ti-vi thì có phải vật chất không?

Phi Long bi bô...

Lan chưa thật hình dung cái anh định nói: bây giờ anh có bảo sóng ti-vi không phải vật chất thì cũng chỉ có nghĩa là "bây giờ loài người đang nghĩ là nó không phải, còn về sau thì không biết".

Giống như H và O thời Tần Thủy Hoàng. Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, chưa có cái bảng của Men-đê-lê-ép, chưa có Ma-ri Quy-ri.

Unknown bi bô...

"Giữa những trạng thái này có ranh giới hay không? Nếu có, thì ranh giới đó sẽ được xác định bằng cách nào? Còn nếu không có, thì ở cái khoảng đó liệu sẽ là cái gì, có cấu trúc như thế nào? Cái “khoảng mờ” ấy liệu có gây hứng thú đặc biệt với những ai đó không?.."

Nghiêm túc:

Nếu quả thực có thể phân biệt Vật chất và Ý thức, thì giữa hai thứ đấy phải có một cái ranh giới xác định. Bây giờ em nhất nhất nghiêng về giả thiết là mọi thứ đều được chuyển tiếp bằng một cơ chế "mịn màng" nào đó.

Mọi người nhớ đại nhân Stephen Hawking chứ? Vũ trụ đang giãn nở, tức là ở vào một thời điểm nào đó trước đây, nó chỉ là một điểm. Đại nhân bèn nghiên cứu kỹ điểm này, cuối cùng kết luận nó là một điểm giống như một điểm trên mặt quả cầu, giống như bắc cực, nam cực... Mà điểm trên mặt cầu thì chỉ là một thứ quy ước thôi, có thể chuyển tiếp "trơn" qua nó, nó chẳng là gì cả.

Anonymous bi bô...

Chắc em hơi vô ý, nhưng tranh thủ ngày nghỉ và các bác đang ở đây, em hỏi một cái

me() là cái gì đấy ạ?

Unknown bi bô...

Long ơi!!!

Yến Lan bi bô...

Bác Đào, một điểm trên một mặt phẳng hay mặt cầu thì là một thứ xác định, sao lại chỉ là quy ước được?

Phi Long bi bô...

Nó là một cái software bác ạ.

Anonymous bi bô...

Software để bán hay có thể cho để chơi miễn phí?

Ngắn gọn thì có thể xin một cái được không ạ?

Unknown bi bô...

Quy ước thôi! Lan Cải lấy một cái bút chấm "một điểm" ở trên "mặt" giấy trắng. Anh bèn lấy một cái bút có nét nhỏ hơn chấm "vào trong" "điểm" của Lan Cải. Đều là "điểm" cả.

Thế cái chỗ ở trong điểm của Lan và ở ngoài điểm của anh thì thực chất nó là cái gì nào?

Phi Long bi bô...

Cái software đấy là của người khác viết, và cho bọn em toàn quyền sử dụng; tình huống bác cũng thấy là ít nhiều tế nhị, nên bọn em đang bàn nhau mãi chưa xong. Trước mắt em cứ giới thiệu dần dần.

Bác để cho em cái email, có gì em sẽ trao đổi, có thể em sẽ tham khảo ý kiến luôn.

Phi Long bi bô...

@Đào Phò - Còn nhớ chuyện người đuổi rùa không? Không thể chia một đoạn thành vô số đoạn. Không thể chia một điểm thành vô số điểm.

Tức là có giới hạn!

Unknown bi bô...

:) Không chia được vì không tìm được cách để chia, chứ không phải vì có giới hạn.

Anonymous bi bô...

Cảm ơn bác Long. Bác check mail phi_long_58@yahoo.com (địa chỉ trên profile của bác).

Câu hỏi phụ, template các bác đang dùng (rất rộng rãi) có dễ modify không?

Phi Long bi bô...

Cái template thì bác phải hỏi Đào Phò.

Unknown bi bô...

Dễ thôi bác gì à, mà nếu thấy khó, bác cứ dùng "nguyễn y vân", có sao? Phi Long download rồi gửi nguyên source cho bác ấy.

Yến Lan bi bô...

Chỗ này em khó hình dung, có giới hạn không bác Phi Long?

Phi Long bi bô...

@Lan - Anh không biết, nhưng chỗ này là ngụy biện:

Không thể chia một điểm thành vô số điểm.

Tức là có giới hạn!


Đào Phò đúng là chuyên gia (ngụy biện), nên phát hiện ra ngay. :)

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...