Tôi đã yêu nàng...
Tôi đã yêu nàng: tình yêu, có lẽ,
Vẫn còn đang âm ỉ trong lòng;
Nhưng để tình tôi không bất an nàng nữa;
Tôi không muốn nàng buồn, một chút cũng không.
Tôi đã yêu nàng âm thầm, vô vọng,
Mỏi mòn vì e ngại, ghen tuông;
Tôi đã yêu nàng thật chân thành, êm dịu,
Như cầu Chúa nàng được yêu bởi hiện hữu khác tôi.
(dao_hoa_daochu dịch)
Trong một chùm các bài báo về Pushkin, Belinsky đã viết: "Luôn có một cái gì đó đặc biệt quý tộc, nhẹ nhàng, lịch thiệp, ngát hương và thanh nhã trong mọi cảm xúc của Pushkin. Vì vậy, đọc những tác phẩm của ông là một cách tuyệt vời để giáo dục trong mỗi chúng ta một con người..."
Những lời này trực tiếp liên quan đến bài thơ "Tôi đã yêu nàng..."
Bằng một cách vô cùng trữ tình, cả bài thơ đã nói về một tình cảm lớn lao và cao quý đối với người phụ nữ. Trong tình cảm này, có sự chân thành và dịu dàng, có sự trân trọng gìn giữ và sự thanh nhã, có sự quan tâm đến người mình yêu. Những dòng cuối cùng của bài thơ đã bộc lộ tâm hồn cao thượng của nhân vật:
Я вас любил так искренно, так нежно, (Tôi đã yêu nàng chân thành thế, nhẹ nhàng thế,)
Как дай вам Бог любимой быть другим. (Như cầu chúa để nàng được yêu bởi một người khác.)
Mong cho người đàn bà mà mình vẫn đắm say "được yêu bởi một người khác" - chuyện đó không đơn giản. Nó đòi hỏi phải biết quên mình.
Trong một chuyên khảo về thi ca của Pushkin, có đoạn viết: "Bài thơ ra đời trong một khoảnh khắc buồn, và không bất ngờ, như tất cả nội dung của nó, và một cách rất tường minh đã chỉ nói về một điều: tình yêu - đã tắt".
Và còn nữa: "Nỗi buồn của một tình cảm đang bỏ ra đi, nhưng sự ra đi ấy không phá phách: tình yêu đã khắc sâu trong tim của thi sĩ và hồi ức về nó không nặng nề, mà tốt lành." (S. A. Fomitchev).
Vậy hóa ra, bài thơ chỉ mang trong nó một ý nghĩa tầm thường: tình yêu đã đi qua, nhưng "hồi ức về nó... tốt lành". Có phải thế? Chúng ta hãy cùng chú ý đến những dòng thơ đầu tiên:
Я вас любил: любовь еще, быть может, (Tôi đã yêu nàng: tình yêu vẫn, có thể,)
В душе моей угасла не совсем. (Trong lòng tôi, còn chưa tắt hẳn.)
Bên cạnh sự thừa nhận cởi mở: "tình yêu... vẫn còn chưa tắt hẳn", đã được làm êm ả đi một chút bằng những từ "vẫn, có thể" - mọi thứ trong bài thơ đều nói lên, là tác giả không cúi mình chào tạm biệt những gì mình đã thừa nhận. Không phải một cách tình cờ mà một từ "любил" ("đã yêu") được nhắc lại ba lần trong tám câu thơ. Một người đọc giàu suy tư sẽ cảm nhận được tình yêu không hề tắt của nhân vật. Không lẽ một người, đã xa rời những tình cảm cũ, lại có thể nói:
Я не хочу печалить вас ничем. (Tôi không muốn làm nàng buồn vì bất cứ điều gì.)
Với tất cả sự cao thượng của mình, nhân vật không thể không cảm thấy ít nhiều mếch lòng trước thái độ dửng dưng của người mình yêu.
Quả thật, người đàn bà cùng với trực giác tinh tế của nàng phải cảm thấy cái gì đang diễn ra trong tâm hồn chàng. Và chỉ có một tình yêu đích thực mới có thể giúp chàng vượt qua được lòng tự tôn bị thương tổn. Khổ thơ đầu tiên đã kiềm chế, gìn giữ, bình tâm. Nhưng đến khổ thứ hai, sự kiềm chế đã nhường chỗ cho sức nóng của những chịu đựng về tình cảm. Trong một khổ thơ đã hai lần lặp lại "Tôi đã yêu nàng". Ở câu thơ đầu tiên và câu thơ thứ hai, tất cả những nét khuất của sự vật vã nội tâm của nhân vật đã được chuyển tải:
Я вас любил безмолвно, безнадежно, (Tôi đã yêu nàng âm thầm, vô vọng,)
То робостью, то ревностью томим... (Mòn mỏi vì ngại ngùng, vì ghen tuông...)
Ở đây có sự biểu hiện những cảm xúc của một người đích thực đang yêu, và không muốn cho những người khác biết tình cảm của mình. Ở câu thơ thứ ba bằng một từ tiếp tục lặp lại, tất cả chiều sâu sự thừa nhận tình cảm chân thành của nhân vật có thể cảm nhận thật rõ ràng:
Я вас любил так искренно, так нежно... (Tôi đã yêu nàng chân thành thế, dịu dàng thế...)
Nếu tác giả đã hết yêu người đàn bà này, thì trong lời chia tay của mình, chắc chàng khó có thể cầu mong cho nàng được hạnh phúc cùng với một người khác.
"Sự thăng hoa của tâm hồn, sẵn sàng rời bỏ những đòi hỏi của chính mình chính là tình yêu chân chính nhất, đấy là sự đắm say, được nhận thức bây giờ như là tình yêu. Nó phải mang đến chỉ có niềm vui và hạnh phúc cho người được yêu, và nó nâng cao và làm cho người đang yêu trở nên trong sáng". (N. K. Gây)
Nhiều người hẳn còn nhớ, nghệ sĩ Slichenko, khi hát bản tình ca do Glinka phổ nhạc bài thơ này, đã hát những lời trong câu thơ cuối cùng theo một cách rất riêng của mình. Những lời "любимой быть другим" ("được yêu bởi một người khác") hầu như đã được thầm thì. Thừa nhận là người đàn bà mà mình yêu tha thiết sẽ được yêu thương bởi một người khác, - thật khó nói thành tiếng! Không, nhân vật đã không chia tay với tình cảm của mình, và trong sự thừa nhận "я вас любил" ("tôi đã yêu nàng") chỉ ẩn chứa: tôi vẫn yêu nàng như xưa. Người đàn bà mà chàng đang tâm tình, là vô cùng quý giá đối với chàng, đến nỗi chỉ trong vài câu thơ, chàng đã sáu lần thành kính gọi người ấy là "Nàng".
D. Lihachev đã viết: "Pushkin là một thiên tài ngợi ca, một thiên tài, đã tìm kiếm và tạo ra trong thi ca những sự biểu thị cao nhất: về tình yêu, về tình bạn, về nỗi buồn và niềm vui, về lòng dũng cảm trên chiến trường. Về tất cả, ông đã đã tạo ra một áp lực sáng tạo, mà chỉ cuộc sống mới có thể".
Nhiều huyền thoại đã được dựng lên về những cuộc phiêu lưu tình ái của Pushkin. Thậm chí người ta đã viết cả những cuốn sách về "danh sách đông-gioăng" của nhà thơ. Theo ý kiến của nhà phê bình văn chương B. Meilakha, danh sách này đã được viết bởi chính nhà thơ "trong lúc chơi một trò theo cách của nó, cùng với chị em nhà Usakova, để họ cố đoán tên những người quen của ông". Các nghệ sĩ hậu bối đã nhấn mạnh tính cao nhã trong những mối quan hệ của nhà thơ với phụ nữ. Và những hình tượng nghệ thuật mà họ tạo nên cũng nói về điều đó. Các nữ nhân vật trong những tác phẩm của ông đã được thể hiện cùng với một sự sâu sắc và nhiệt thành như vậy: Tatyana Larina, Masha Troekurova và Masha Mironova.
Trong bài thơ, sự kìm nén và sự tinh tế đã tìm thấy khả năng biểu hiện của mình trong sự đơn giản và ngắn gọn của ngôn ngữ. Tất cả chỉ có một ý (любовь угасла - tình yêu đã tắt) và bốn từ (угасла - đã tắt, безмолвно - âm thầm, безнадежно - vô vọng, томим - mòn mỏi). Thi sĩ cũng không tránh những cách dẫn dắt câu chuyện trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường: "пусть она вас больше не тревожит" ("để nó không làm nàng bất an thêm nữa") (волнует - lo lắng, беспокоит - bất an); "не хочу печалить (огорчать) вас ничем" ("tôi không muốn làm nàng buồn (đau khổ) vì bất cứ điều gì"; "как дай вам Бог..." ("Như cầu Chúa cho nàng...")
Sẽ có vẻ như, kịch tính của nhân vật có thể được biểu hiện bằng một sự dồi dào những câu cảm thán, những biểu hiện lửng lơ, ẩn ý. Nhưng trong bài thơ, mỗi câu đều rất rõ ràng về cú pháp, cấu trúc của các cụm từ đều rất đơn giản.
Và cả vần điệu cũng đơn giản: может - тревожит (môgiét - trêvôgiứt); совсем - ничем (cavxem - nhitrem); томим - другим (tômim - đrúcghim). Nhưng có một quy luật xác định trong cách gieo vần: những câu thơ số lẻ được phối trên âm "ж" ("gi") (может - тревожит, безнадежно - нежно); những câu số chẵn - trên âm "м" ("m") (совсем - ничем, томим - другим).
V. Briusov đã chú ý đến một điểm đặc biệt đặc trưng trong cách gieo vần của Pushkin, theo chiều sâu của câu thơ: "Trong những trường hợp, khi Pushkin, bề ngoài, có vẻ hài lòng với cách hòa âm "nghèo nàn", đã không tìm kiếm sự hòa hợp của những âm thanh gieo vần, thì việc đấy phải với điều kiện, là những âm thanh gieo vần này của những từ ngữ được gieo vần đã tuân theo dòng chảy âm thanh của câu thơ, mà chúng tham gia".
Trở lại với bài thơ của chúng ta:
Я вас любил БЕЗмолвНО, БЕЗнадежНО,
ТО робосТью, ТО ревносТью ТОмим:
Я вас любил так искреННО, так нежНО,
Как дай вам Бог любИМой быть другИМ...
Khổ thơ này được nhấn mạnh biểu cảm bằng cách lặp lại những sự diễn đạt đồng điệu (так искренно, так нежно). Việc lặp lại hai lần "Я вас любил" làm tăng tính trữ tình của nó. Bài thơ được kết cấu một cách hoàn hảo về nhịp điệu. Trong mỗi câu thơ, trừ câu thứ tư, sau âm tiết thứ tư - đều có một dấu lặng:
Я вас любил: / любовь еще, быть может.
В душе моей / угасла не совсем;
Но пусть она / вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Và trong khổ thơ thứ hai, ở mỗi câu, sau âm tiết thứ tư - cũng đều có một dấu lặng. Những dấu lặng - sự tạm dừng - này có đem đến một sự chuyển tải ngữ nghĩa nào? Xúc cảm và những giằn vặt của nhân vật đã được gói gọn trong những từ ngữ ở trước "dấu lặng", chàng cần phải dừng lại, nghỉ một chút, để rồi tiếp tục một sự thừa nhận tình cảm đầy trữ tình. Chúng ta hãy chú ý đến câu đầu tiên:
Я вас любил: / любовь еще, быть может...
Những từ ngữ trước dấu lặng - nói về cảm xúc lớn đang bỏ ra đi. Và quãng nghỉ nối tiếp theo, khi rốt cuộc mọi chuyện vẫn còn chưa hoàn toàn sáng tỏ với chính mình. Không phải tình cờ mà tiếp theo đó, chuyện đó đã được nói đến:
... любовь еще, быть может, / В душе моей /...
Và một lần nữa - tạm dừng. Cần phải tìm từ ngữ chính xác để xác định cảm xúc của mình. Và từ ngữ đã được tìm thấy: "còn chưa tắt hẳn".
Những câu cuối của bài thơ:
Я вас любил / так искренно, так нежно...
Nhân vật không phải ngay lập tức tìm được những từ ngữ để biểu hiện sự thừa nhận tình cảm với người mình yêu. Tạm ngừng - và chúng đã được tìm thấy: "chân thành thế, dịu dàng thế",
Как дай вам Бог / любимой быть другим.
Cầu chúc cho người đàn bà mình đắm say "được yêu bởi một người khác" - mới không đơn giản làm sao! Dấu lặng trong câu thơ này liên quan đến sự chín muồi của tình cảm vị tha.
Những "dấu lặng" trong bài thơ đem đến cảm giác tự nhiên trong lời nói của nhân vật, tiết lộ chiều sâu những đấu tranh nội tâm của chàng.
Giá trị của bài thơ - ở sự khẳng định ý nghĩa và những cảm xúc cao đẹp của tình yêu, được biểu lộ với tất cả sự phức tạp của nó và dưới một hình thức "nghệ thuật" khéo léo đến mức hoàn hảo, ở đó, như Belinsky đã viết về thi ca của Pushkin, "Tất cả đều có chừng mực, mọi thứ đều ở đúng chỗ của mình, kết thúc hài hòa với khởi đầu - và, đọc xong đoạn thơ của ông, bạn sẽ cảm thấy, là không có gì có thể bớt đi, cũng như không có gì có thể thêm vào." Cảm xúc nhân văn của bài thơ, sự hoàn chỉnh của phong cách làm cho nó trở thành một hiện tượng đáng nhớ trong thi ca Nga.
Đã có 5 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Cầu chúc cho người mà mình đắm say "được yêu bởi một người khác" - mới không đơn giản làm sao! Nó đòi hỏi phải biết quên mình. [dấu lặng] ở đây liên quan đến sự chín muồi của tình cảm vị tha.
Anh thấy Lan Cải với Đào Phò nên lấy nhau. Nhưng chưa lấy ngay bây giờ được, tại có chỗ này, anh không hiểu có phải chủ ý của Đào Phò hay không (chắc không, tại Pushkin), nhưng anh mặc dù dốt thơ hơn Đào Phò, vẫn thấy có trách nhiệm phải nhận xét:
Tôi đã yêu nàng âm thầm, vô vọng,
Mỏi mòn vì e ngại, ghen tuông;
Tôi đã yêu nàng thật chân thành, êm ái,
Như cầu Chúa nàng được yêu bởi ai đấy khác tôi.
Chỗ này anh thấy rất giống "biển đông sóng nổi dập dồn".
Cố chỉnh nốt đi, rồi hẵng lấy nhau.
Ps: Tất cả những chỗ còn lại, cả thơ, cả bình... Lan Cải, Đào Phò, once up on a time I loved you... Không, nhân vật đã không chia tay với tình cảm của mình, và trong sự thừa nhận "I loved you" chỉ ẩn chứa: tôi vẫn yêu các nàng như ngày xửa ngày xưa.
Em tinh chỉnh rồi đấy, giờ còn đắc ý hơn nhiều (kể cả là cái kia không "ái").
@Lan Cải: anh dùng quyền admin sửa chỗ đoạn thơ ở trong bài em rồi.
Em lượn về chúc Tết các bác cả các bạn, mới thấy mọi người khai bút đầu năm hoành tráng thế này, thật em thích thú quá đi. Xong, [dấu lặng] cơ mà em lại lượn đi chơi tiếp đây.
Năm mới Đào Phò dịch Pút-kin,
Đim-ma mải chát cả gái xinh,
Phi Long trầm ngâm viết Thiên Tượng,
Bận được mời cơm, chắc Nhật Linh.
Lan Cải hình như rất là tình,
Thơ bình, chiện bốt, với linh tinh,
Chim Xanh làm một bài bát cú,
Gieo toàn vần "inh", đến là kinh.
Khai bút sao mà "chân thành thế, dịu dàng thế,"
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...