Anh phải sống cùng em


Hôm trước em đọc một bài rất hay trên "The New York Times" với đầu đề
"Sự tiêu vong sáng tạo của Microsoft". Tác giả đã chi tiết hóa cái mà theo tác giả là những nguyên nhân khiến cho Microsoft sút kém trong việc đổi mới để sánh bước cùng những đấu thủ của họ trong nhiều năm.

Những lời bình luận trong bài này chắc đã gây cuống thật sự, đến nỗi phó chủ tịch truyền thông của Microsoft đã phản ứng lại trên blog chính thức của họ. Và hiển nhiên đội PR của họ cũng ra sức giảm nhẹ một số lời bình, và bác bỏ những điều khác bằng các ví dụ đối lập, nhưng nội dung bài bốt lại hoàn toàn không để ý đến điểm chính của bài báo: Microsoft đã trở thành một bãi chiến trường với hàng chục nếu không muốn nói là hàng trăm cuộc nội chiến.

Một ví dụ tác giả trích dẫn là ClearType, chính là công việc mà tác giả đã tham gia. Trong khi, như Microsoft phản công lại, ClearType bây giờ là một phần của Windows, thì tác giả nói nó phải và sẽ được thực hiện sớm hơn nhiều nếu các nhóm khác ở trong công ty đã không "cảm thấy bị đe dọa bởi thành công của chúng tôi."

Tác giả còn chi tiết thêm là phó chủ tịch sản phẩm thiết bị bỏ túi còn đi xa đến mức nói là họ sẽ hỗ trợ nó chỉ nếu nhóm của ông ấy giành được toàn quyền kiểm soát nó.

Như tác giả nói, phó chủ tịch sản phẩm Office cũng đã từng từ chối thay đổi phần mềm của họ để nó làm việc một cách đúng đắn với máy tính bảng. Đây chính xác là điều trái ngược với những gì mà Apple đã thể hiện trong sự kiện iPad, khi Steve Jobs đưa đội iWork ra sân khấu để chỉ ra họ đã làm lại phần mềm một cách đặc biệt như thế nào cho sản phẩm mới.

Bây giờ, iWork không phải là Office, hiển nhiên. Không quan trọng là chúng ta đang nghĩ gì về hai sản phẩm này, iWork cũng là một phần rất nhỏ trong toàn bộ doanh thu rất lớn của Apple, trong khi Office là một phần rất lớn của Microsoft. Doanh thu của Microsoft rất lớn, nhưng chủ yếu từ hai dòng sản phẩm: Windows và Office.

Và vấn đề ở đây là nếu Google (và với một phạm vi ít hơn, Apple) có cách của họ, thì cả Windows và Office sẽ ngày càng bớt quan trọng đi. Tất nhiên, cái đấy chưa thể khẳng định được, nhưng xu hướng mọi thứ đang xê dịch về phía những thứ "di động" và/hoặc về phía "mạng" là rất rõ rệt. Và Microsoft sẽ không thể đầu tư nhiều lắm cho phân đoạn "trực tuyến" của họ, chừng nào họ còn chưa thể nhất trí với nhau. Nhưng ngay cả chưa kể đến chuyện đầu tư, mọi thứ cũng vẫn không tốt lắm với Microsoft trong lĩnh vực trực tuyến nếu xét theo nhiều khía cạnh khác. Trên thực tế, họ đã làm như dở hơi. Và theo tác giả bài báo, đây là lý do:

"Việc cạnh tranh nội bộ là thứ thông thường ở các công ty lớn. Nó có thể một cách khôn ngoan được khuyến khích để bắt ép những ý tưởng cạnh tranh. Nhưng sẽ là vấn đề nếu sự cạnh tranh trở thành "mặc sức" và mang tính phá hoại. Ở Microsoft, nó đã tạo ra một văn hóa doanh nghiệp "bất thường" trong đó các nhóm lớn đã "cứng chân" được cho phép "cướp bóc" những nhóm mới ra đời, làm giảm giá trị những nỗ lực của họ, ganh đua một cách gian lận chống lại họ để tranh giành những nguồn tài nguyên, và lúc nào cũng hà hiếp họ cho đến khi họ không còn tồn tại."


Microsoft không phải là Apple. Nhân viên của họ sẽ luôn nói về những kinh nghiệm làm việc cho người khổng lồ phần mềm. Và nhiều trong số họ sẽ phản ứng lại các luận điểm trong bài báo, họ sẽ nói rằng việc các nhóm công việc chống lại nhau (và trong một số trường hợp, những người trong cùng một nhóm chống lại nhau) là không đúng sự thật. Nhưng trên thực tế, đa số họ kiểu gì cũng sẽ thừa nhận sự tồn tại này là một vấn đề chủ yếu trong công ty. Thậm chí nếu họ nói là không có vấn đề như vậy trong nhóm của họ, họ cũng sẽ thừa nhận đấy là một vấn đề khổng lồ trong các nhóm khác của công ty.

Đấy là vấn đề quản lý. Và nếu nó bao hàm những khu vực nào đó có được sự ưu tiên hoặc những nguồn tài nguyên lớn hơn những khu vực khác, thì nó là vấn đề quản lý cấp cao. Những người ủng hộ Microsoft luôn mau mắn trở lại với vấn đề thu nhập như một cách khẳng định, là mọi chuyện "không thể tệ hại nếu chúng tôi đang làm ra tất cả chỗ tiền này." Và điểm này hiển nhiên là quan trọng, nhưng nó không thật sự phải liên quan một cách sâu sắc đến những vấn đề ở dưới tảng băng. Không có gì kéo dài mãi, cả Windows và Office.

Một cựu nhân viên khác của Microsoft, Don Dodge, cũng đã từng chỉ trích sơ bộ công ty, trong một số phát hành nào đó. Đây là cái người này đã nói với VentureBeat, mới đây:

"Ở cấp độ cao, Microsoft hôm nay đang ở chỗ mà IBM đã ở trong giai đoạn cuối những năm 80, đầu những năm 90. Khi tôi mới bắt đầu nghề nghiệp của tôi, IBM đã thống trị thế giới. IBM đã là nhà cung cấp máy tính vượt trội cách biệt hẳn trên thế giới - phần cứng, phần mềm, mạng, cứ gọi tên thoải mái, IBM đã là một ông vua. Tôi nghĩ là trong giai đoạn đấy chúng tôi đã được thấy sự hoán đổi vị trí và Microsoft đã trở thành ông vua mới. Và trong 2009, 2010, và tiếp theo, Microsoft là một thứ kiểu như IBM. Đấy là một công ty đã có từ lâu với một truyền thống hoành tráng và vẫn còn nhiều lợi nhuận, nhưng nó không phải là người dẫn đầu."


Sở cứ chính là hai thứ "hàng nóng" vừa được nói đến là "di động" và "máy tính bảng". Microsoft đã bị thu hút rất mạnh vào cả hai thứ đấy từ rất sớm và mặc dầu vậy theo một cách nào đó họ hoặc đã tiến tới thất bại hoàn toàn (máy tính bảng), hoặc đã để sản phẩm của họ chảy máu tới chết trong giai đoạn băng bó (Windows Mobile). Đây không có vẻ như là sự thiếu tầm nhìn, đây là thiếu thực hiện.

Vậy gốc rễ của toàn bộ chuyện ẩu đả nội bộ này là gì? Những người nắm quyền lực ở Microsoft đã quá già? Cả công ty đã quá to (thậm chí sau khi cắt giảm hơn 5,000 lao động)? Những nhân viên Microsoft không còn nhiệt tình với công việc? Hay quan trọng hơn, Microsoft sẽ chuẩn bị làm gì với chính nó?

Có thể mỗi công ty đều cần phải có một người lãnh đạo kiểu như Jack Shephard để tập hợp mọi người lại và nói: "Nếu chúng ta không thể chung sống, chúng ta sẽ chết cô độc."

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...