Hội Nhạc sĩ cùng Hội Nhà văn và Hội Mĩ thuật đã tổ chức buổi họp mặt kỉ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao vào sáng 12/11/2013 tại 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội.
Tôi có nhiều kỷ niệm gắn bó với nhạc sĩ Văn Cao, tôi gọi ông bằng bác.
Chính tôi là người đã đứng ra tổ chức buổi sinh nhật khi ông 60 tuổi, cách đây đã 30 năm (1983). Khi ấy phải làm “chui” vì bác Văn Cao thuộc diện theo dõi của bên An ninh, các bài hát thời tiền chiến lúc đó bị cấm không ai hát.
Buổi sinh nhật Văn Cao 60 năm đó cũng tổ chức ở 51 Trần Hưng Đạo, chính căn phòng này, tham dự có các nhạc sỹ như Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung... và cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (khi đó anh ra Hà Nội chơi đâu 2, 3 tháng và sáng tác bài “Mùa thu Hà Nội” trong dịp đó). Tôi còn nhớ anh hát tặng bác Văn Cao bài “Bốn mùa thay lá” của anh trong buổi đó.
Buổi sinh nhật đó của ông, tôi đệm piano cho các ca sỹ như Ngọc Bảo, và tôi còn nhớ ca sỹ Kim Ngọc hát “Thiên Thai”, “Đàn chim Việt”... Tôi còn độc tấu 2 bản nhạc nhỏ viết cho piano của Văn Cao là “Hàng dừa xa” và “Sông tuyến”. Rất tiếc là 2 bản này đã thất lạc.
Sinh thời bác Văn Cao sống khốn khó cả về tinh thần lẫn vật chất, ngay cả khi bác bị cấp cứu, đang đau đớn trong bệnh viện Việt-Xô, giáp Tết, vợ của bác vẫn mang giấy, mang màu vào tận bệnh viện bắt bác phải cố vẽ minh họa cho báo Tết để kiếm ít tiền còm...
Nếu bác được chính quyền quan tâm chăm lo cả khi sống lẫn khi chết thì là tốt nhất.
Hoặc kém hơn thì khi bác còn sống, bác được chăm lo, khi chết thì quên cũng được.
Nay thì khi sống hành bác quá khổ, khi bác chết rồi thì mới lại tổ chức tưởng nhớ để lấy thành tích này nọ, tôi thấy giống như câu ca dao của cha ông ta:
Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi đã chết, làm văn tế... ruồi
(Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc)
Văn Cao: Một thiên tài bị lưu đầy (Trần Mạnh Hảo)
(Bài viết của tác giả kim thuan Trinh)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...