Những người trym ngắn... ngồi học Piano (1)
1 ý kiến, và
Chuyên mục: ∂ Hội thảo khoa học, ♀ Gái học Yếu Luận, 1. Tủ sách tự viết, Hàn Lâm Viện, Hý Viện, Nhạc Viện, Tản mạn, Viện Công nghệ
Có nên lấy vợ không?
1 ý kiến, và
Lập Trình Viên II - Chương 4 (Bản đẹp, đầy đủ)
1 ý kiến, và
Chương 4: ĐIM-MA Truyện Lập Trình Viên — Phần II: Em Và Anh Hình như tôi vẫn đang phân vân, thì mồm tôi đã tự nói: - Anh Mác-tin bảo, lúc đầu họp nhau được một nhóm, tập chơi; chơi, chủ yếu cố nhại theo băng, thấy xuôi xuôi, thì thích lắm, mặc dù tiếng Anh có bài toàn hát nhại, không hiểu lời; rồi ở trường hễ có dịp này dịp khác, thì luyện kỹ một hai bài rồi lên "biểu diễn"; diễn vài lần, hóa ra cũng hoàn toàn không tệ, được mọi người hâm mộ hẳn hoi. - Tôi thở dài, cắn môi. - Nhưng như thế được một ít, thì chán, không còn thấy có nhiệt tình tập tành gì nữa...
- Rõ rồi! - Giọng thằng Mê-chi-a mừng rỡ; vừa nói, nó vừa cầm ngón cái và ngón trỏ tay phải vào nhau, dứ dứ về phía trước. - Họ không tìm được đường nét sáng tạo riêng! Thằng Phê-đi-a nhìn nó, miệng đã bắt đầu ngoác ra, nhưng nụ cười dừng ngay ở đấy, rồi chuyển thành giống như một cái nhếch mép rộng, - thằng Giê-nhi-a đang nói bằng giọng nghiêm túc: - Chuyện này rất khó. Có cái của mình để nói đã khó. Để người khác muốn nghe còn khó nữa. Mình phải biết được thứ hay hơn so với nhiều người. Về bản chất, tự chính mình phải là những người thật hay. Nó nhìn thằng Phê-đi-a, - đây là kiểu hỏi bằng mắt, rõ ràng hai thằng quen thảo luận với nhau, - thằng kia giống như trong lúc nghe đã đón ý và chuẩn bị xong câu trả lời, nên nói ngay như không cần nghĩ: - Sợ gì! Khó dễ, thì cũng phải bắt tay vào để có hình dung cụ thể. Phải lao động chứ. Mình sẽ luyện tập. - Nghiêng người, hớt bàn tay trái lên ngang tầm mặt, ngón cái vểnh lên, ngón trỏ duỗi thẳng, như khẩu súng lục, đầu ngón trỏ lồng trong một vòng dây mềm, cuối vòng dây lủng lẳng một cái chìa khóa ống to cồ cộ, nó cười. - Xtu-đi-ô hoàn toàn nằm trong quyền hạn phân phó của chúng ta... Còn ông "Kinh Kông", nếu như để Phi Long nhận xét, thì sẽ là loại người "Chất thắng văn tắc dã", - khi mà chất phác thì nhiều, còn văn nhã thì ít, thì con người thành ra cục mịch và thô kệch. Người như thế mà ở vào chỗ thuần phác thì có khi cũng ổn, nhưng nếu lại bị "kẻ đắp chăn - kẻ lạnh lùng", thì sẽ dễ có những biểu hiện đơn giản và cụ thể nhất của sự tức giận, và nếu chuyện đó kéo dài, thì con người ấy dễ trở thành lỗ mãng và ưa mỉa mai. |
Chuyện người tình Trung Hoa
1 ý kiến, và
Tuyển tập philong58 (Sách điện tử epub)
0 ý kiến, và
Download tất cả các truyện trong một file nén:
Việt Nam - Thời kỳ kặk gì đây?
0 ý kiến, và
Đỗ Duy Ngọc
“Chế độ ta đạt đến sự thối nát nhất trong các chế độ đã có và hiện có... Thật khủng khiếp!” (Đảng viên Giáo sư Trần Đình Sử).
Chúng ta đang sống thời đại gì đây? Có lẽ trong lịch sử của dân tộc, đây là một thời kỳ khó đặt tên.
Ngành giáo dục thì có Bộ trưởng ngọng và câm. Có Cô Giáo quỳ, Cô Giáo giẻ lau, Cô Giáo đéo, Cô Giáo câm, Cô Giáo đi hầu rượu như gái bia ôm. Có Thầy Giáo ấu dâm, Giáo Viên bán chỗ dạy, Giáo Viên ăn chận tiền Giáo Viên, Lãnh Đạo ngủ với Cô Giáo để cho biên chế. Có Sinh Viên ngủ với Thầy để xin điểm, có Học Sinh bóp cổ Cô Giáo, Học Trò đâm Thầy lủng ruột.
Bộ Y tế thì có Thứ Trưởng ký nhập đủ loại thuốc gây tai hoạ khôn lường. Có lãnh đạo tiếp tay nhập thuốc giả bán giá cao. Có bệnh nhân 4 người một giường, có người cấp cứu sắp chết phải đóng tiền mới khám. Có Bác sĩ, Y tá bị dí chạy quanh, bị đấm đá túi bụi. Có viện phí thì tăng mà phẩm lượng lại giảm. Có bệnh viện vào nằm không xem TV cũng đóng tiền, không dùng nước nóng cũng trả tiền, đêm không được bật đèn. Bệnh nhân bị xem như những con thú trong chuồng, bị đối xử nhẫn tâm, là đối tượng để tận dụng làm giàu.
Bộ Giao thông vận tải làm đường chưa xài đã lún, chưa chạy đã nát, giá thực hiện cao nhất thế giới mà phẩm lượng thấp nhất trái đất. Cầu làm cốt tre, đường lót bằng mút. Cầu chưa đi đã sập, đường chưa chạy đã lắm ổ voi. BOT nơi nào cũng có, thu giá trên trời, đặt không đúng chỗ, làm một đoạn thu cả đường, thu tiền quá niên hạn quy định. Bộ trưởng phớt lờ dư luận, xem thường ý kiến nhân dân.
Bộ Tài nguyên môi trường đào hết tài nguyên đem bán. Biển ô nhiễm vì Formosa, lãnh đạo tìm mọi cách bênh vực, làm đủ trò chối tội. Cấu kết với doanh nghiệp bán đất, bán rừng. Ao hồ, sông ngòi khô hạn, ô nhiễm, lãnh đạo bình chân như vại, quẩn quanh không lối thoát. Các thành phố lớn khí độc nằm trong khí thở, nhân dân sống chung với ô nhiễm môi trường, cái mầm bệnh về hô hấp lúc nào cũng chục chờ xâm nhập lá phổi của người dân.
Bộ Tài chính suốt ngày tìm đủ cách để rút ruột người dân vô tội vạ. Thuế môi trường, thuế tài sản, hàng trăm thứ thuế dội lên đầu dân, xứ nghèo mà mua gì cũng đắt vì thuế quá cao. Chính sưu thuế làm dân nghèo đi. Thuế cao mà an sinh xã hội thì quá tệ lậu, người già, trẻ em chẳng được quyền lợi ưu tiên nào trong đời sống. Thuế cản trở doanh nghiệp, thuế khiến dân không lối thoát.
Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương chạy theo thu lợi bằng mọi cách. Họ làm giàu một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và nhanh chóng khiến các đại gia của các nước tư bản phải thèm thuồng.
Chim Cát
2 ý kiến, và
CHIM CÁT
(Theo một câu chuyện thật)
Ban ngày em sẽ gặp anh như trước.
Em sẽ tìm thấy anh đang đợi ở bãi biển,
Đang xây những lâu đài trên cát ướt,
Trong một thế giới mà không ai hiểu cả,
Vào buổi sáng.
Đấy là buổi sáng trong cuộc đời anh...
— Lời bài hát của ban nhạc Bee Gees
"Cho tôi một chỗ để đứng, và tôi sẽ xê dịch Trái Đất" — Ác-xi-mét
Chứ không phải là "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả trái đất!" — như ai đó đã từng vừa dịch vừa xuyên tạc theo ý mình, vừa thậm chí còn đem in được vào sách, thậm chí — nếu tôi nhớ không nhầm — còn là sách giáo khoa.
Chuồn chuồn Ngô
1 ý kiến, và
CHUỒN CHUỒN NGÔ
(Dựa theo một chuyện có thật)
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
"Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều và có gió mùa thổi..." — Những câu như thế, đến bây giờ tôi vẫn nhớ gần như in, — hồi phổ thông chúng tôi được dạy học gạo. Ở một nước như nước ta, một nước có độ ẩm không khí rất cao, thì một ngày nắng chang chang mà lại không nóng nực như ngày hôm nay không thể nói không phải là một thứ xa xỉ. Trời thật xanh, thật cao, và thật trong veo veo. Mây thật ít, thật trắng, và thật mỏng manh. Nếu như không có gió mát thổi đều đều và nhè nhẹ, thì hoàn toàn có thể tưởng là mình đang sống ở trong chân không.
Tất nhiên, nếu trời đẹp thế, nhẹ như thế mà vẫn phải phơi nắng để đi làm, vẫn bị chen chúc, vẫn bị nhin-gia thập diện mai phục, vẫn bị tắc đường, vẫn bị xếp chửi, vẫn ngấm ngầm chửi xếp, rồi hết giờ làm vẫn lại bị chen chúc, vẫn lại bị tắc đường tiếp, — thì đời đương nhiên vẫn tiếp tục nhục như thường. Người mà tự nhục thì trời cũng chả giúp được.
Nhưng nếu trời đẹp như thế mà lại không phải đi làm, lại được nằm trong bóng râm mát mẻ và có nhiều gió thổi qua trên bãi cỏ dưới một bụi cây to, quờ tay sang phải thì có thể vặt cọng lá cho vào mồm lơ đãng nhai nhai, quờ tay sang trái và nhoai về phía trước một tí thì có thể hái được những bông hoa vàng vàng có mật ở cuống và có thể mút được, ngọt lừ; chưa hết, ở trước mặt là một ao nước nông, rộng, sạch, trong, lấp lánh, gợn gợn, liu diu; bên bờ kia ao là bãi cỏ rộng xanh mát rượi trải dài rộng đến tít những rặng cây chỉ thấy mờ mờ ở đằng xa đối với một người mắt cận mà không cần đeo kính; vẫn chưa hết, mình nằm ườn ra, lười nhác ở đó, và đọc một cuốn truyện mà đã rình mua từ lâu và vừa mới mua được: "Truyện ngắn đặc sắc. — O. Henry"; và ở ngay bên cạnh mình, nghe rõ cả tiếng thở nhè nhẹ, — thỉnh thoảng chuyển thành phì phò, những lúc chăm chú quá, — còn có một người khác cũng đang nằm, chân vắt chữ ngũ, và đang mê say đọc "Truyện cổ Gờ-rim" — một quyển được in xanh đỏ rất đẹp, không khác gì sách Liên Xô; và cái người ấy, bé nhỏ và vô cùng dễ thương, mình lại vô cùng mến yêu... — Tôi nghĩ cuộc sống như thế ổn.
Vì sao tôi hút thuốc (bản dịch mới)
0 ý kiến, và
Chiếc lá cuối cùng (bản dịch mới)
6 ý kiến, và
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(O. Henry)
Người dịch: me() và Nhật Linh
Trong một quận nhỏ ở phía tây Quảng trường Oa-sinh-tơn những con phố đã chạy như bị điên và làm gãy chính mình thành những mảnh nhỏ được gọi là "các địa hạt". "Các địa hạt " này làm thành những góc và những đường cong kỳ quặc. Một con phố cắt qua chính nó một hoặc hai lần. Một nghệ sĩ một lần đã khám phá ra một triển vọng quý giá trên con phố này. Giả sử có một người thu tiền với một hóa đơn cho các loại màu vẽ, giấy và vải vẽ, sẽ, trong sự vượt qua lộ trình này, bất ngờ gặp chính mình đang quay trở lại, mà không có một xu đã được trả để thanh toán!
Cho nên, dân làm nghệ thuật chẳng mấy chốc đã tới Xóm Gờ-ruyn-uýt cổ kính và hơi lạ lùng, lảng vảng, săn tìm những cửa sổ phương bắc và những đầu hồi thế kỷ thứ mười tám và những gác mái Hà-lan và những khoản tiền thuê nhà thấp. Rồi họ đem vào vài chiếc ca thiếc và một hay hai cái nồi điện từ Đại lộ số Sáu, và trở thành một "làng nghề".
Trên đỉnh của một ngôi nhà gạch ba tầng béo lùn, Su và Gion-xi đã có stu-đi-ô của họ. "Gion-xi" là tên thân mật cho Gioi-en-na. Một người từ Mên; người kia từ Ca-li-pho-ni-a. Họ đã gặp gỡ tại một bàn ăn tập thể ở một hàng ăn "Của nhà Đen-mô-ni-cô" trên Phố số Tám, và thấy những sở thích của họ về nghệ thuật, món xà lách rau diếp xoăn và những ống tay áo sơ mi phồng rất là tương đắc đến nỗi stu-đi-ô chung đã từ đó mà ra.
Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam (Đỗ Trung Quân)
0 ý kiến, và
(Đỗ Trung Quân)
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim
Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]
Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai - đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam làm cha
Thậm chí làm ông nội.
Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay…
Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…
Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình. Xem…
Đã mọc đuôi sam?…
Bài hát "Minh Ca" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)
0 ý kiến, và
Bài hát "Buồn Thế" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)
0 ý kiến, và
Đầm Nước Trong Veo (bài hát mới 2019)
0 ý kiến, và
Gái học Yếu Luận: 8 nguyên tắc đẽo gái (mạng)
0 ý kiến, và
LỜI TỰA
Mặc dù theo quan điểm của đương kim Bộ Trưởng Giáo Dục nước Việt Nam 2011 thì nhân dân Việt Nam nếu có dốt lịch sử Việt Nam thì cũng là chuyện hoàn toàn bình thường, là chuyện tuyệt đối không sao, là chuyện không hề gì cả, và tuyệt nhiên chẳng có bất kỳ lý do gì để phải nâng cao quan điểm về chuyện người Việt Nam dốt sử Việt Nam hết; nhưng Phật thì từ lâu đã nói về "nhân — quả", còn mỗi một người Việt Nam, dù là có làm hay không làm ở Bộ Giáo Dục, có làm hay không làm Bộ Trưởng, chỉ cần không phải là một người quá ngu, thì đều hiểu là mọi việc xảy ra chung quanh và ở trong mỗi chúng ta, cái gì cũng có "nếu", có "thì" cả.
"Nếu" muốn có được một hình dung khả dĩ đúng về khía cạnh Internet của đời sống người Việt Nam, "thì" rất nên để ý đến hai đặc điểm của mạng TTVN-FPT ngày xưa:
Một, là, mạng TTVN-FPT chỉ là mạng thư tín điện tử e-mail, nhưng nó có tổ chức những hộp thư được gán quyền sử dụng chung cho một nhóm (có thể là tất cả mọi) người, và thực chất những thành viên của mạng này đã mê say sử dụng những hộp thư chung này để chơi hoàn toàn giống như cách chúng ta chơi diễn đàn bây giờ.
Hai, là, thành viên của mạng TTVN-FPT mặc dù có mở rộng ra, nhưng chủ yếu vẫn là thành viên FPT, khi đó mới chỉ khoảng vài trăm người, và có tỷ lệ được học hành tử tế tương đối cao, trong đó có nhiều du học sinh thời Liên Xô cũ — những người (/được) học hành tử tế nhất thời bấy giờ.
Tất cả những chuyện ấy có nhiều nét giống với Hà Nội ngõ nhỏ phố nhỏ, khăn quàng bay cuối thu, mẹ đưa em qua Phủ Tây Hồ, ngày xưa.
Lúc ấy Việt Nam còn chưa có Internet.
Rồi Việt Nam có Internet, nhưng toàn dial-up, và đắt. Lúc ấy:
Một, là, những người Việt Nam lên mạng bắt đầu mê say tham gia vào các diễn đàn giống như các diễn đàn bây giờ về phương diện hình thức, và các diễn đàn đã tạo nên phần nội dung tiếng Việt chủ yếu trên Internet. (Lưu ý là với những người chơi Internet tử tế thì nội dung các báo điện tử, dù có nhiều bao nhiêu về số lượng, cũng không phải là nội dung chủ yếu, vì những nội dung này chỉ "Internet" duy nhất ở cách phân phối, chứ không thật sự có đặc trưng gì là nội dung của môi trường trực tuyến cả).
Hai, là, vì điều kiện sử dụng Internet chậm và đắt thì không phải điều kiện phù hợp đối với đại chúng, cho nên người Việt Nam lên mạng lúc bấy chưa nhiều, và thành phần có chọn lọc hơn.
Chuyên mục: ... me(), ∂ Hội thảo khoa học, ∑ Download, ♀ Gái học Yếu Luận, 3. Tủ sách tự ky cóp, Hý Viện
Tưởng niệm 41 năm Cuộc Chiến Chống quân xâm lược trung quốc
0 ý kiến, và
Chuyện cười (21)
0 ý kiến, và
Download cả chùm "Chuyện cười (20)" [8KB]:Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me():1) Chạy Chương trình me():2) Bấm nút "Thư viện" => me() mở giao diện tủ sách (bướm bay)3) Bấm nút "Thêm truyện mới" => me() mở giao diện "Open File"4) Chọn file ".lcd" vừa download, bấm "Open" (hoặc click đúp) => me() cho quyển sách vừa chọn vào thư viện
Chuyên mục: ... me(), 2. Tủ sách tự dịch, 3. Tủ sách tự ky cóp, Dịch tự động, Hý Viện
Chuyện cười (11)
0 ý kiến, và
CHUYỆN CƯỜI
(Tập 11)
Một cô gái vào một quán rượu.
— Cho tôi một Giắc Đa-ni-en (uýt-ki) gấp ba.
Ba-ten-đơ đưa một Giắc Đa-ni-en gấp ba, cô gái lùa một phát hết.
Cô lùa liên tục năm phát nữa như thế, say đến gần như bất tỉnh, và tất cả anh em trong quán rượu vật cô ra chén thỏa thích.
Tối hôm sau, cô gái lại tới quán rượu.
— Cho tôi một xuất gấp ba Giắc Đa-ni-en (uýt-ki).
Ba-ten-đơ đưa một Giắc Đa-ni-en gấp ba, cô gái lại lùa một phát hết.
Cô lại lùa liên tục năm phát nữa như thế, say đến gần như bất tỉnh, và tất cả anh em trong quán rượu lại vật cô ra chén thỏa thích.
Tối hôm sau, cô gái lại tới quán rượu tiếp.
— Cho tôi một Tê-ki-la gấp ba.
— Tôi đã nghĩ cô sẽ uống Giắc Đa-ni-en... — Ba-ten-đơ cười cười.
— Thế thôi... Dạo này uống Giắc Đa-ni-en không hiểu sao lại thấy đau bướm.
o0o
Một người nông dân ngồi ở quán rượu trong làng và uống liên tục. Một người khác vào quán, thấy thế hỏi:
— Hây, sao lại say bí tỉ trong một ngày đẹp trời như thế này?
— Có những thứ cậu không thể giải thích!
— Vậy cái gì đã xảy ra... kinh khủng lắm? — Người kia hỏi, ngồi xuống bên cạnh.
— Ờ.., hôm nay tôi đã ngồi cạnh con bò cái, và vắt sữa. Đúng lúc xô đầy, thì nó co cẳng trái, và đá đổ...
— Tưởng gì!.. Thế thì hơi đen thôi, chứ chưa phải là rất xấu.
— Có những thứ cậu không thể giải thích!
— Vậy còn chuyện gì nữa?
— Tôi tóm cẳng trái của nó và trói vào cột bên trái...
— Rồi..?
— Ờ.., tôi lại ngồi xuống và tiếp tục vắt sữa. Vừa đầy xô, nó lại co cẳng phải, và đá đổ.
— Thêm phát nữa? — Người kia cười.
— Có những thứ cậu không thể giải thích!
— Thế... rồi anh làm gì tiếp?
— Tôi tóm cẳng phải của nó và trói vào cột bên phải...
— Rồi..?
— Ờ.., tôi lại ngồi xuống và vắt sữa tiếp. Vừa đầy xô, con bò đần độn lại lấy đuôi quất đổ cái xô.
— Hừm... — Người kia gật đầu.
— Có những thứ cậu không thể giải thích!
— Rồi... anh lại làm gì tiếp?
— Ờ...
Cả chùm "Chuyện cười (11)":
Tội ác Đồng Tâm
0 ý kiến, và
Nóng: Công an lại mò đến nhà Cụ Kình
0 ý kiến, và
Công an đang tập trung ở nhà cụ Dư Thị Thành đòi tháo hết cửa kính còn in dấu các vết đạn.
Gia đình cụ không đồng ý, thì họ đe doạ, rồi bắt cụ Thành ký vào một tờ giấy, cụ Thành đã trả lời là nếu muốn ký thì gọi ông nhà tôi lên ký. sau đó cụ Thành đã thắp hương gọi tên cụ Kình, ngay sau đó chúng đã rút lui.
Hiện trường các vết đạn đã được nhiều người chụp lại, nhưng công an vẫn đến để với mục đích xoá dấu vết, rất có thể có cơ quan nào đó sắp đến Đồng Tâm. Có thể rằng các bằng chứng về sự thật kinh hoàng ở Đồng Tâm mà công luận trong nước, quốc tế đã biết và bài viết 'Tội Ác Đồng Tâm' của GS Toán học Hoàng Xuân Phú đã tác động mạnh đến quốc tế?
Nguyễn Quang A
HÃY LÊN TIẾNG CHẶN TAY BỌN MUỐN XOÁ DẤU VẾT!
Một toán người (chắc bên Công an) đến đòi tháo cửa kính có dấu vết đạn ở nhà cụ Kình để mang đi: đầu tiên chúng tìm cách thuyết phục, không được thì đe doạ, vẫn không được chúng rút lui, nhưng XÃ HỘI PHẢI LÊN TIẾNG bảo vệ nhân chứng và vật chứng!
Cúm Vũ Hán - Cộng sản trung hoa đang che giấu điều gì?
0 ý kiến, và
Công an vũ trang chuyển hàng đến địa điểm cách ly ở khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc, 09/02/2020. |
Bài hát "Sư tử Phi Châu" (An-bom "Trong Gió Trời" - Nhạc Việt Nam 2020)
0 ý kiến, và
Chuyên mục: ∑ Download, ≈ Tin tức, Nhạc Viện, Nhật ký, Rạp chiếu bóng, Tản mạn, Thi Viện
Đặng Bích Phượng: Đòi lại vietcombank tiền viếng cụ Kình
0 ý kiến, và
Đặng Bích Phượng
5-2-2020
Chiều nay tôi ra ngân hàng gửi thư khiếu nại (đòi tiền viếng cụ Kình). Ban đầu người của ngân hàng không nhận thư khiếu nại, bấy giờ tôi mới rút điện thoại ra quay, để chứng minh ngân hàng từ chối nhận đơn khiếu nại của khách hàng. Người của ngân hàng bảo không được quay, tôi bảo ở đây không có biển cấm quay. Lúc đó họ mới bảo đi xin ý kiến lãnh đạo. Sau chừng 20 phút vêu mỏ ngồi chờ trong phòng khách, họ quay lại bảo sẽ nhận đơn, nhưng yêu cầu xóa đoạn clip tôi đã quay, bảo tôi quay khi chưa được sự đồng ý của họ, vi phạm quyền riêng tư, nếu không họ sẽ không nhận đơn.
Tôi không đồng ý xóa, bảo các bạn đang mặc đồng phục, làm việc tại công sở, và các bạn đang phục vụ khách hàng, chứ không phải làm việc riêng. (Các bạn bảo ngân hàng có camera quay rồi, không lẽ quay khách hàng đến giao dịch cũng là vi phạm sự riêng tư của khách hàng?). Thấy tôi rắn, họ lại nhận đơn, và nói đây là trường hợp đầu tiên họ gặp phải. Tôi bảo thế thì tôi thấy thương dân mình, chẳng bao giờ biết khiếu nại đòi quyền lợi của mình.
Lúc tranh luận ngoài lề, họ bảo ngân hàng đã gửi thông báo cho chủ tài khoản. Tôi bèn bảo, gửi thông báo bây giờ có ý nghĩa gì? Trong thông báo có nêu căn cứ bằng văn bản pháp lý để phong tỏa tài khoản không? Rồi thay vì chặn không cho chuyển tiền vào tài khoản, thì ngân hàng cứ lẳng lặng nhận tiền, sau đó người ta đến rút tiền mới bảo tài khoản bị phong tỏa. Như thế người dân có quyền nghĩ ngân hàng có ý giam tiền để trục lợi. Tôi biết không ít tài khoản bị chặn, không cho người khác gửi tiền giúp đỡ, gửi toàn bị hồi trả về. Vậy tại sao lần này cứ lẳng lặng nhận rồi không cho rút?
Người của ngân hàng nói, chỉ có chủ tài khoản mới được khiếu nại. Tôi bảo ơ hay, đó là tiền của tôi, chứ đâu phải của bà Hạnh. Tôi gửi cho bà Hạnh các vị nhận, xong không cho bà Hạnh rút, thì tôi phải khiếu nại các vị chứ?
Tóm lại họ mới nhận cái thư khiếu nại. Còn phải đi lại nhiều. Nhưng tôi mong tất cả các bạn hãy đòi lại tiền của mình. Đừng để bị cướp một cách ngang nhiên như thế.
THƯ KHIẾU NẠI
Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh: Ba Đình
Tôi là Đặng Bích Phượng, số chứng minh thư ….. cấp ngày 12/2/2019, có hộ khẩu thường trú tại ….. Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, hiện tạm trú tại ……. đường Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, khiếu nại với quý ngân hàng một việc như sau:
Trong hai ngày 13 và 14/1/2020, tôi có thực hiện 5 giao dịch chuyển tiền, từ tài khoản …….. ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, chuyển vào tài khoản 061100198xxxx của bà Nguyễn Thúy Hạnh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, với tổng số tiền là 3.500.000 VND. Nội dung gửi: Viếng cụ Kình! Cụ thể các giao dịch như sau:
Dáo Xư Phễu: Góp vài lời nhảm với bà con chống dịch corona
0 ý kiến, và
(Tính không viết vì nó chẳng có gì cao siêu cả. Nhưng thấy bà con đổ xô đi mua nước diệt khuẩn để rửa tay để rồi bị bọn bất lương nó chặt chém, thành thử viết vài dòng). |
2. Bọn virus nó nhỏ xíu, nếu bám được vô thành tế bào của vật chủ thì mới chui vào bên trong, "xử" tụi tế bào này, rồi sinh sôi nảy nở mà gây bịnh. Cho nên nếu không bám vào tế bào sống thì chúng cũng vô dụng. Mà bọn này mỗi loại chỉ được "lập trình" để bám vào một vài loại tế bào thôi. Khác "hệ" là hẻm xử được.
4. Cơ thể của chúng ta cũng chẳng vừa. Khi có "thằng" nào đó lọt vô "làng", lập tức các kháng thể được sinh ra, được tổng động viên đào hầm chông, à quên, kéo ra chiến đấu. Khi cơ thể suy yếu thì đương nhiên bọn kháng thể tạo ra ít hoặc yếu xìu, bị bọn virus quánh tơi tả, lớp bị phóng dao, lớp bị liệng lựu đạn, lớp thì bị lùa xuống giếng trời mà chết. Khi hai bên đánh nhau thì cơ thể sẽ bị sốt. Khi quân số suy giảm thì không chiến lại bọn kia, thế là cơ thể lăn ra bịnh nặng. Lúc này bọn vi khuẩn và siêu vi khuẩn cơ hội nhảy vào đánh hôi. Bị "tấp hội đồng" trong thời gian dài thì cơ thể sẽ chết vì nhiều thứ bệnh.
4. Để chờ bọn tư bản giãy chết sản xuất được thuốc trị con virus kia thì sẽ lâu. Hẻm chừng đến vài năm. Thành thử chỉ còn nước phòng bệnh.
5. Đầu tiên là hẻm cho tụi virus bám lên da tay đủ lâu. Cho nên rửa tay thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả. Mà cái vụ rửa tay bằng xà bông sẽ được ưu tiên. Vì các phân tử của xà bông nó có hai đầu, một đầu khoái nước; đầu còn lại khoái chất béo. Khi rửa, đầu khoái nước sẽ "ôm" chặt các phân tử nước; đầu còn lại sẽ "ôm" chặt các phân tử chất béo. Thành ra các mảnh vụn chứa chất béo trên da sẽ bị dính chặt vào các phân tử xà bông. Mà các phân tử này cũng dính chặt vào nước. Thế là chúng bị nước cuốn đi xuống cống rãnh. Tất nhiên là bọn vi khuẩn và siêu vi khuẩn cũng bị cuốn xuống giếng trời, à quên, cuốn xuống cống cả nút.
Cụ bà Lê Đình Kình: "LÀM THẾ NÀO CHO CÁC CHÁU TRỞ VỀ?"
0 ý kiến, và
1.2.2020
Để đồng hồ báo thức vào lúc 3 rưỡi sáng. Phóng xe trên đường khi trời còn tối mò, khá lạnh. Lúc lên xe oto còn thấy ngưa ngứa họng, hơi chột dạ, may lúc bác tài bật điều hòa âm ấm lên, thì hết ngứa họng. Tưởng đâu...
Hôm nay chúng tôi gồm 4 người, hẹn nhau vào Đồng Tâm. Làm một chuyến "do thám" tình hình, nên cần phải đi từ lúc trời còn tối đen. Khổ, toàn cụ cao niên, bác Quang A cao tuổi nhất - 74 tuổi, đi xe ôm từ Gia Lâm sang. Dọc đường tôi buột miệng than, việc nghĩa cử mà phải vụng trộm như làm điều gì khuất tất - thời buổi chi mà khốn nạn.
Mọi người đến nhà cụ Kình lúc 6h45 phút sáng. Trong nhà toàn đàn bà và trẻ nhỏ, nằm ngủ trên chiếu rải dưới sàn nhà. Thấy có người đến, mọi người lục tục ngồi dậy, dọn dẹp chăn màn để đón khách. Chủ và khách vừa hàn huyên vừa khóc. Vội vàng hỏi thăm nhau, vội vàng đi thăm cái giếng trời mà ban đầu chúng loan tin là hầm chông. Vội vàng ra mộ cụ Kình thắp hương. Nghe nói sau đám tang cụ Kình, vẫn có người đem vòng hoa tới mộ cụ. Câu chuyện ấn tượng nhất, qua lời kể của người nhà một vài người trong lực lượng cscđ, là họ bị ám ảnh bởi cái chết của cụ Kình, hễ cứ nhắm mắt ngủ là lại thấy hình ảnh của cụ. Có thể họ chỉ là người chứng kiến, cũng đủ thấy khủng khiếp, day dứt. Một số người ko rõ danh tính, còn cầu xin cụ Kình tha thứ.... Tôi tin điều này có thật. Khi làm việc nghĩa, có thể cảm thấy thảnh thơi trong lòng, chứ làm việc ác, hoặc chứng kiến thôi, sẽ bị ám ảnh rất lâu.
Mọi người nhờ chúng tôi chuyển giấy yêu cầu luật sư của một số gia đình những người bị bắt, do họ ko thể đi gửi được. Một số khác vẫn chưa liên lạc được với người nhà. Tâm lý bà con vẫn sợ hãi lắm, ko dám liên lạc với người ngoài. Chúng tôi động viên họ vững tâm, rồi tạm biệt họ, ai nấy đều cảm thấy lòng trĩu nặng. Nghe câu cụ Thành nói: Nhờ các bác làm thế nào cho các cháu trở về - buốt nhói trong tim!