— "Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...", "khăn quàng bay cuối thu, mẹ đưa em qua phủ Tây Hồ", em đã thấy mùa thu Hà Nội chưa?
— Hai lần, một lần hồi còn nhỏ, một lần hồi học cấp hai... à, với cả một lần hồi mới biết anh, nhưng lúc đấy em không còn thấy nữa.
— Trước em đã thấy tranh "Mùa thu vàng"...
— "Mùa thu vàng" của Lê-vi-tan, lẽ ra phải dịch là "Mùa thu hoàng kim", em xem rồi. Anh, màu sắc trong đấy có ít nhiều... cách điệu không?
— Em thấy nó vàng quá?
— Hà Nội không vàng thế.
— Màu sắc của Lê-vi-tan là màu sắc thiên tài. Mọi người có vẻ như được nghe nói nhiều đến “Mùa thu vàng” nhất. Còn thực ra hai bức mà anh mê mẩn nhất là “Sau cơn mưa” và “Trên sự yên tĩnh đời đời”. Những bức ấy, anh thấy nó có thể làm cho người ta thay đổi cả một nhân sinh quan. Tiếc là anh không thể nào tả lại cho em được... À, còn “Mùa thu vàng”, cái tranh đấy là còn xanh đấy. Chỗ em và anh đang đi bây giờ, còn vàng hơn đấy nhiều. Dưới chân em là thảm lá vàng rực, như ở chỗ này thì không thấy đất đâu, trên đầu em là thảm lá vàng rực, như ở chỗ này thì không thấy trời đâu, khắp xung quanh em, ngoại trừ những thân cây... và anh ra, thì cũng vàng rực tất, toàn lá vàng. — Chợt cô thấy anh để tay lên hai bên vai, xoay người cô lại. — Cái áo vét này, vai vuông, vạt bên phải cả tấm to có ngù thêu kín ngực, như là quân phục kỵ binh, em mặc đi chơi trong vườn này, tự nhiên lại quá hợp luôn...
— Kỵ binh? Cái này là Michael Jackson đấy.
— Vườn này gọi là "Khu vườn không buồn chán", từ thế kỷ mười tám, là sở hữu của nữ hoàng Ê-ka-tê-rin-na đệ nhị, đấy là thời phong kiến quý tộc ở đây, hồi đấy sĩ quan của họ anh nhớ là mặc kiểu áo như này với cả quần... dệt kim đông xuân trắng...
— Không, nó đang nằm ngủ ở trên cái viền bờ này. Bây giờ mình đi về phía bên phải là đi xuôi theo dòng sông. Đẹp lắm, bên trái là cái viền bờ bê tông tròn tròn thấp thấp này nhá, bên phải là một băng thềm bê tông cao đến khoảng đùi mình, gờ của thềm này cũng vồng tròn ra na ná như vồng tròn kia, lá vàng rắc đầy dưới chân, cây ở bên bờ dốc bên tay phải liên tục vươn cành qua đầu mình, vàng rực rỡ, có chỗ tán lá thòng chạm cả xuống nước. Trong vườn này có một cái nhà hát gọi là "Nhà hát Không khí", ngày xưa Pút-skin với vợ chưa cưới đến đấy một lần, nên sau này nhân kỷ niệm một trăm năm ngày Pút-skin bắn nhau, cái bờ sông mình đang đi này được đặt tên là "Bến bờ Pút-skin".
— Bến bờ Pút-skin... "Đêm dài qua dưới mưa rơi em mong chờ anh tới...", anh này, cái lời dịch này vênh nhiều so với bản gốc.
— Ừ, dịch lời bài hát thì khó sát.
— Nội dung như thế, nếu mà dịch sát được sang tiếng Việt chắc sẽ hay lắm...
— Có muốn anh dịch thử cho nghe?
— Anh..? Anh dịch được á?
— Đêm đã trôi dưới làn mưa như trút
Những ngọn cỏ mềm sũng ướt trong đêm...
— Tiếp đi anh... — Cô ngả đầu vào vai anh.
— Tất cả mọi người đều nói rằng em
"Cô gái ấy là một người hạnh phúc!"
Và em cũng tin đấy là sự thực
— ...
— Mặc trái tim mỗi lúc lại thì thầm:
— ...
— "Hai người — đôi bờ của một dòng sông."
Những chú vịt từng đôi lội chơi với sóng
Sóng cũng tung bọt rắc... cùng nhau
Những cô gái những chàng trai, chụm đầu
Chỉ riêng em là một mình đơn lẻ
Em vẫn tin, vẫn đợi chờ như thế
Mặc trái tim luôn khe khẽ thì thầm:
"Hai người — đôi bờ của một dòng sông."
Đêm đã qua và bình minh trải rộng
Nhưng dường như vẫn tối sẫm đâu đây
Một mình em, một nỗi nhớ dâng đầy
Em chẳng có ai, chỉ một mình đơn lẻ
Em vẫn tin, vẫn đợi chờ như thế
Mặc trái tim luôn khe khẽ thì thầm:
"Hai người — đôi bờ của một dòng sông."
— ...
— Người mẫu ơi, ngay bên phải mình đang có một chiếc ghế gỗ công viên e ấp dưới chân một ngọn đèn đường cổ kính, ngồi nhá.
— ...
— Vườn thượng uyển, cũng là vua chúa... em đã thấy Đại nội Huế chưa?
— Vâng, sao anh? — Cô vẫn dính chặt một bên vai anh...
Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (24)" đầy đủ (685KB):
http://www.mediafire.com/?36wbpbb2280rex4
http://www.megaupload.com/?d=4KQ1AZQY
Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":
Đã có 19 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Sóng cũng tung bọt rắc... cùng nhau
Những cô gái những chàng trai, chụm đầu blah blah...
Thơ bác Đào Phò dịch được đưa vào trong truyện Lập Trình Viên kìa, dồi ôi, vỡ mũi tôi mất thôi!
Nắng còn có vương trên giảng đường?..
Du tai! Du tai! Lại trăn trở gì đấy bác?
Nhưng mừng và xúc động bao nhiêu, thì càng cảm thấy xót xa bấy nhiêu, vì mặc dù là hiếu học như vậy, nhưng tình hình là các em không biết phải học ở đâu, hoàn toàn không có ai lo quan tâm chăm sóc dạy dỗ các em cả.
Ví dụ như thổi còi chẳng hạn. Chắc là các em đã phải rất cố gắng để học được gì thì cố mà học, chắc là học ở trên mạng. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng do không được đào tạo cơ bản, nên là lóng ngóng không biết cách, trông rất là thương.
Chú công tác trong ngạch giáo dục, chú nghĩ liệu có cách gì để có thể giúp các em được không?
Đề xuất của chú, có khi anh phải làm ngay mới được. Nhân thể, có khi anh sẽ lên phương án đề xuất ở nhà thành lập ngay một viện... gọi là Viện Nghiên Cứu Thổi Còi Cao Cấp đi.
Viện này sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo lớn trong nước... ví dụ, như Đại Học Quốc Gia.
Nếu anh mời chú về làm Viện Trưởng, liệu chú có về ngay không?
Nhưng cũng phải tế nhị một chút bác ạ. Bác cứ theo cái kiểu của bác, tự mời khơi khơi thế, thì rất không tiện. Tốt nhất là phải làm sao cho "chính ngạch" một chút, là tốt nhất.
Nhiều, mà riêng, thì người nhận dễ mang tiếng tham tiền, người cho dễ mang tiếng mua danh.
Tốt nhất là cứ từ nguồn chung chung nào đấy, không cụ thể vào ai, - thuế thì ai chả phải nộp, nông dân nộp nhiều nhất, - thì không ai dị nghị gì được.
Ps: Được 10 thì em sẽ trích ra 1, hoặc 0.5, rồi lập cái quỹ con con, để khuyến học chả hạn. Thế là vẹn nhiều đường.
Mà... bi giờ cho là anh lo được cả (chú cũng biết là sức anh lo được). Thì chú có thể bật mí (một chút cũng được), là lúc làm viện trưởng, chú sẽ làm gì?
Chắc chắn sẽ có nhiều thách thức đấy. Nhất là về cơ chế và chính sách. Trả lương các Chuyên Gia Thổi Còi chẳng hạn, không thể đòi hỏi lương thổi còi phải cao như nước ngoài, nhưng cũng phải đảm bảo mức lương thổi còi trung bình trong xã hội. Hơn nữa, thổi còi thì không ai thổi vĩnh viễn được. Mỗi người sẽ đến thổi còi vài tháng theo chương trình nghiên cứu, do đó cần làm sao để họ có thể thổi được ngay, và thổi có kết quả.
Theo em vấn đề nghiêm trọng nhất là lỗ hổng thế hệ. Thiếu đội ngũ kế cận.
Tóm lại là muốn có người Thổi Còi giỏi thì phải có điều kiện, phải có tiền, phải có sự tôn trọng dành cho họ. Làm sao để họ, nhất là các nhà Thổi Còi trẻ, trở về, họ phải cảm thấy đây là một chân trời kèn sáo, thậm chí chân trời còn to hơn cả chân trời của họ ở Tây.
Làm được như vậy, thì em có thể khẳng định luôn với bác: Chắc chắn họ sẽ về!
Mà... khó quá đi!
Hay là... có khi anh phải đề xuất làm theo kiểu phong hầu ngày xưa, thời phong kiến ấy, cái gì mà "thập thất chi ấp...", đại khái kiểu "1000 nông dân xuất khẩu gạo để nuôi 01 Giáo Sư Thổi Còi!"
Chú thấy thế nào?
Ps: Có bộ mới chưa?
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...