Phim "TRÊN TỪNG CÂY SỐ" (Cả bộ đầy đủ)

4 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TRÊN TỪNG CÂY SỐ
(Tập 1)


Bộ phim "Của Một Thế Hệ"

DANH SÁCH DOWNLOAD TẤT CẢ CÁC TẬP PHIM
(định dạng mp4)

01. Chiếc xà lan
02. Hai cây đàn Ghi-ta
03. Chiếc đồng hồ chuông
04. Ba dấu chấm than
05. Những đoàn tàu ngược chiều
06. Tám giờ kém mười
07. Lối đi của con lừa
08. Cô gái di-gan
09. Trên từng cây số
10. Lễ Phục Sinh
11. Người chết sống lại
12. Cây thập tự Hiệp sĩ
13. Ngày đầu tiên

Phần 1.1/5

Dịch phụ đề
Bạn giai Lan Cải (Bun - Anh)
Chương trình me()
Đim-ma (Cu Nhỏ)
Dàn dựng, kỹ xảo
Nhật Linh
Thanh Thư
Giám đốc sản xuất
dao_hoa_daochu (Đào Phò)
Ấm ức vì không được tham gia
Phi Long (Ông Huyện)
Lười nhác, giễu cợt người khác
MinhCQ (Lãn Ông)

Phần 1.2/5

Phần 1.3/5

Phần 1.4/5

Phần 1.5/5

Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt (2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NHỮNG KẺ BÁO THÙ KHÔNG BAO GIỜ BỊ BẮT
(Một trong những bộ phim "Của Cả Một Thế Hệ")

Phần 5/6

Phần 6.1/6

Phần 6.2/6

Dịch phụ đề
Chương trình me()
Lan Cải (Bà Huyện)
Đim-ma (Cu Nhỏ)
Dàn dựng, kỹ xảo
Thanh Thư
Nhật Linh
Giám đốc sản xuất
Đào Phò
Ấm ức không được tham gia
Phi Long (Ông Huyện)
Lười nhác, giễu cợt người khác
MinhCQ (Lãn Ông)

Tủ sách em me() - Sách mới (18/2/2011)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bộ "Động cơ vĩnh cửu" dài quá, Thanh Thư làm bị lỗi mãi, nên bảo em làm. Em nhân thể gói luôn một ít truyện lẻ vào đây:


Tủ sách của chương trình me() — Bổ sung sách mới (18 Feb 2011)


1) Những con rối (O. Henry)

2) Những con rối (O. Henry, song ngữ Việt — Anh)

3) Chuyện cười (11) (philong58)

4) Chuyện cười (12) (philong58)

5) Chuyện cười (13) (philong58)

6) Chuyện cười (14) (philong58)

7) Động cơ vĩnh cửu (1) (philong58 — Truyện blog, đa hưng phấn)

8) Động cơ vĩnh cửu (2) (philong58 — Truyện blog, đa hưng phấn)

9) Động cơ vĩnh cửu (3) (philong58 — Truyện blog, đa hưng phấn)


Địa chỉ download:

http://www.mediafire.com/?ab8jzmee2gme9md

http://www.megaupload.com/?d=0SZX9SRU


Hướng dẫn cách dùng tủ sách me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html


Hướng dẫn nhanh:

1) Giải nén file ".rar" vừa download => được các file ".lcd"

Trong chương trình me():

2) Bấm nút: "Thư viện" => me() mở giao diện tủ sách (bướm bay)

3) Bấm nút: "Thêm truyện mới" => me() mở giao diện Open File

4) Chọn file ".lcd" vừa giải nén, bấm "Open" (hoặc click đúp) => me() cho quyển sách vừa chọn vào thư viện

5) Chọn truyện trong thư viện (danh sách), bấm "Mở ra đọc" (hoặc click đúp)

Hố hố, con này càng ngày càng buồn cười đ' tả!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"In Vietnam, bloggers who criticize the government are arrested and abused..."

Ngoại trưởng Mĩ Hilary Clinton đã nói ở trường Đại học Gioóc Oa-sinh-tơn về việc tại sao đấy là một cách hoàn hảo tốt cho Mĩ để sử dụng sự kiểm soát ở trên Internet, nhưng lại là một thứ kinh khủng khi một đất nước bất kỳ khác cũng làm như thế.


Clinton đã giải thích những việc xảy ra mới đây, đặc biệt về việc cắt dịch vụ Internet ở Ai-cập, ý muốn nói rằng quyền tự do Internet là chính đáng.


Y thị nói: "Một vài phút sau nửa đêm vào tháng Một ngày hai mươi tám, Internet đã trở nên tăm tối trên khắp Ai-cập... Chính phủ đã không muốn mọi người giao tiếp với nhau và không muốn báo chí giao tiếp với công chúng. Họ đương nhiên đã không muốn để cho thế giới quan sát.


"Những người cầm quyền I-ran cũng đã dùng công nghệ. Vệ Binh Cách Mạng đã lén săn đuổi các thành viên của Phong Trào Xanh bằng cách lần theo dấu vết những hồ sơ cá nhân trực tuyến của họ. Và cũng như Ai-cập, trong một thời gian, chính phủ đã cắt Internet và tất cả các mạng di động. Sau khi nhà cầm quyền đã đột kích những ngôi nhà, đã tấn công những phòng ký túc xá trường đại học, đã tiến hành những vụ bắt giữ tập thể, đã tra tấn và đã bắn những phát đạn vào các đám đông, những sự phản kháng đã kết thúc.


Vào ngày Thứ Tư, Amazon đã đá đít Wikileaks ra khỏi những máy chủ của nó sau những chất vấn từ văn phòng của Thượng nghị sĩ Joe Lieberman (trong ảnh), chủ tịch của SHS-GAC, nơi đang xử lý vấn đề này. Nhưng ngay sau khi rời khỏi Amazon, những phát hiện đồ sộ về những tài liệu chính phủ của Wikileaks đã lại trở lại trực tuyến, được hosting trên một máy chủ khác.


Cuộc săn tìm các máy chủ hosting Wikileaks được phản ánh rất giống cuộc săn tìm người sáng lập của nó Julian Assange, người cho đến giờ vẫn tránh khỏi lệnh truy nã quốc tế. Sau khi bị đuổi từ máy chủ này tới máy chủ khác và gánh chịu vài cuộc tấn công DDoS, Wikileaks bây giờ lại có thể dễ dàng truy cập như chưa bao giờ dễ như thế... đọc nữa



Lo ngại về xu hướng tấn công trên mạng có dấu hiệu gia tăng, tổng thống Obama cùng đồng sự đã đưa ra dự thảo về việc làm tê liệt hệ thống Internet thế giới trong trường hợp khẩn cấp... đọc nữa

"Nước Mĩ ủng hộ quyền tự do Internet cho mọi người ở khắp mọi nơi, và chúng tôi kêu gọi các dân tộc khác cũng làm thế. Vì chúng tôi muốn mọi người có cơ hội tới bài tập về tự do này. Chúng tôi cũng hỗ trợ phát triển số lượng người có truy cập tới Internet.


"Internet tiếp tục bị kiềm chế bằng vô số cách. Ở Trung Quốc, chính phủ kiểm duyệt nội dung và định hướng lại những vấn tin tìm kiếm tới các trang bị lỗi. Ở Bu-ma, những trang oép tin tức độc lập đã bị tấn công DDoS.


"Ở Cu-ba, chính phủ đang cố gắng tạo ra mạng in-tờ-ra-nét quốc gia, trong khi không cho phép các công dân của họ truy cập mạng Internet toàn cầu. Ở Việt Nam, những bờ-lốc-gơ phê phán chính phủ bị bắt giữ và bị hành hạ. Ở I-ran, các nhà chức trách ngăn chặn những trang oép truyền thông và đối lập, nhắm tới truyền thông cộng đồng, và ăn cắp thông tin nhận dạng của những người sở hữu chúng với mục đích săn đuổi họ.


"Về cơ bản, việc xảy ra với Wikileaks đã bắt đầu cùng với một hành động trộm cắp. Những tài liệu của chính phủ đã bị ăn cắp, cũng hoàn toàn giống như chúng đã bị lén mang ra trong một chiếc cặp. Có những người có ý kiến là hành động ăn cắp này là chính đáng vì chính phủ phải có trách nhiệm điều hành tất cả các công việc của mình một cách đâu vào đấy mà không được che đậy tầm nhìn đầy đủ của mọi công dân của mình. Tôi một cách lễ phép không đồng ý..."

Những con rối

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






NHỮNG CON RỐI

(O. Henry)






Anh cảnh sát đang đứng tại ngã tư giữa Đường Số 24 và một con hẻm tối tăm, nơi tầu điện vượt trên đường ô tô. Đã là hai giờ sáng, thời khoảng của màn đen lạnh lẽo, lâm râm, không ai giao du với ai, kéo dài cho đến sáng.


Một người đàn ông, trong áo choàng dài, với chiếc mũ kéo sụp về đằng trước, mang vật gì đấy trong tay, đi nhẹ nhàng nhưng nhanh nhẹn ra khỏi con hẻm. Anh cảnh sát bước đến ông với sự nghiêm túc, cùng vẻ tự tin của một quyền hạn có ý thức. Với giờ giấc này, con hẻm nổi tiếng với những chuyện khả nghi, dáng điệu hấp tấp của người bộ hành, cái món gì đấy ông đang mang — tất cả dễ gộp thành “những tình huống khả nghi” cần được công quyền làm sáng tỏ.


“Nghi can” dừng lại, kéo chiếc mũ về phía sau, để lộ ra trong ánh đèn điện nhấp nháy một gương mặt không cảm giác, trơn tru với một sống mũi khá dài và đôi mắt đen, đăm đăm. Ông thọc một tay mang găng vào áo choàng, rút ra một tấm danh thiếp trao cho anh cảnh sát. Anh đưa lên ánh đèn, đọc cái tên “Tran Xpen-xơ Giêm, Bác sĩ Y khoa”. Địa chỉ thuộc về một khu đáng kính như thế trấn áp ngay cả tính tò mò. Anh cảnh sát liếc xuống vật người đàn ông mang trên tay — một chiếc hộp y khoa sang trọng bằng da, mầu đen, với đường viền bạc — và thấy nó phù hợp với nghề nghiệp ghi trên tấm thiệp. Anh cảnh sát bước qua một bên, với giọng thân mật bệ vệ:


— Được rồi, bác sỹ ạ. Tôi được lệnh phải cẩn thận hơn. Gần đầy có nhiều vụ trộm cướp. Khổ với đêm thế này khi ra đường. Không lạnh lắm, nhưng… ẩm ướt.


Khẽ gật đầu trang trọng và sau vài lời đồng ý với anh cảnh sát về thời tiết, bác sỹ Giêm tiếp tục bước đi. Ba lần trong đêm ấy, cảnh sát tuần tra đã chấp nhận tấm danh thiếp và chiếc hộp y khoa như là bằng chứng cho con người và mục đích lương thiện. Nếu ngày hôm sau có anh cảnh sát nào muốn kiểm tra thêm — miễn là anh đừng đến sớm quá, vì bác sỹ Giêm dậy muộn — anh sẽ thấy cũng tấm danh thiếp ấy được gắn trên một khung cửa sang trọng; cũng vị bác sỹ này, điềm đạm, ăn mặc chỉnh tề, trong phòng mạch trang bị đầy đủ; và sẽ nghe lời xác minh của những người xung quanh về một công dân lương thiện, một người gắn bó với gia đình, một sự thành công trong nghề nghiệp trong hai năm ông sống ở đấy.


Vì thế, nếu có một nhà bảo vệ sự an bình vì quá năng nổ muốn xem xét bên trong chiếc hộp y khoa này, anh sẽ vô cùng ngạc nhiên. Vì món đầu tiên mà anh thấy là một bộ đồ lề tinh xảo của một “chuyên gia két sắt” — như kẻ trộm két sắt tài tình bây giờ tự đặt tên cho mình. Thêm những món này nọ được thiết kế và chế tạo đặc biệt — các chìa khóa, mũi khoan và dùi đục bằng thép tôi cứng nhất — đủ sức ăn sâu vào thép như con chuột gặm mẩu pho mát, và mấy cái kẹp có thể kéo cánh cửa một két sắt ra nhẹ nhàng như nha sỹ nhổ một cái răng. Trong một cái túi ở mặt trong chiếc hộp là một ống hóa chất ni-tờ-rô-gờ-li-xê-rin, chỉ còn phân nửa. Dưới bộ đồ lề là dăm tờ giấy bạc nhàu nát và vài đồng tiền vàng, tất cả gồm tám trăm ba mươi đô la.


Trong nhóm rất nhỏ bạn bè, bác sỹ Giêm còn được biết đến với danh hiệu “The Swell Greek” — Người Hy Lạp Xuất Sắc. Phân nửa cái tên kỳ bí này là do phong thái trầm tĩnh và thượng lưu của ông, phân nửa kia chỉ một nhà lãnh đạo, nhà quy hoạch, người mà nhờ vào vị thế và địa chỉ uy tín, nắm đầy đủ thông tin theo đấy có thể định những kế hoạch và chuyến làm ăn táo bạo. Trong băng đảng nhỏ này, có hai thành viên khác là Xkít-xi Moóc-gan Găm Đéc-cơ, đều là hai “chuyên gia két sắt” lành nghề, có thêm Lê-ô-pôn Prét-phen-đơ, buôn bán nữ trang ở trung tâm thành phố, người giúp tiêu thụ “hàng lấp lánh” do bộ ba thu được. Tất cả đều là bạn tốt và trung tín với nhau, không hề ba hoa, luôn luôn kiên định.


Chuyến làm ăn đêm ấy xem như không đáng công khó nhọc của băng đảng. Một cái két sắt kiểu cũ hai ngăn với khóa bên hông, trong một văn phòng tồi tàn của một công ty buôn bán quần áo rất giàu, đáng lẽ phải cung ứng nhiều hơn hai nghìn năm trăm đô la trong đêm thứ bảy này. Nhưng bọn ba người chỉ được có thế, và theo thói quen, họ chia đồng đều tại chỗ. Họ hi vọng có có được mười đến mười hai nghìn đô. Nhưng một trong những người chủ đã quá cổ hủ: ngay khi chiều xuống ông dã mang về nhà phần lớn số tiền trong hộp đựng áo sơ mi.






Bác sĩ Giêm đi ngược lên Đường Số 24 lúc ấy đang vắng người. Ngay cả dân đi xem hát, vốn thường xem quân này như nơi trú ngụ, đã đi ngủ thừ lâu. Cơn mưa phùn đã tích tụ tên mặt đường; từng vũng nước đọng giữa các hòn đá nhận ánh đèn và phản chiếu lại, vỡ vụn thành hang trăm nghìn mảnh lỏng bỏng. Một ngọn gió ẩm ướt và giá lạnh hắt ra từ giữa các ngôi nhà.


Khi vị bác sĩ đều nhịp bước quanh góc một ngôi nhà gạch cao, cánh cửa trước mở toang, và một bà người da đen chạy rầm rập theo những bậc thang xuống đường. Bà lẩm bẩm những tiêng rối rít như không tự nói với mịnh, thói quen của dân da đen khi có một mình và đối đầu với quỷ dữ. Bà trông giống như lớp gia nhân người miền Nam — lắm lời, quen thuộc, trung thành cứng cỏi; vóc dáng bà biểu hiện điều đấy — to béo, tề chỉnh, mang tạp dề, mang khăn tay. Chạy nhanh ra khỏi ngôi nhà im lìm, bà xuống đến bậc thang cuối cùng vừa lúc bác sĩ Giêm đi đến. Đầu óc của bà chuyển mọi năng lượng từ âm thanh qua hình ảnh, bà im bặt, dán tay lên chiếc hộp của ông bác sĩ:


— May phước quá! Ông có phải là bác sĩ không ạ?


Bác sĩ Giêm dừng chân:


— Vâng, tôi là bác sĩ y khoa.


— Vậy mời ông bác sĩ làm ơn vô thăm bệnh cho ông Tran-đlơ. Ổng bị lên cơn đau tim hay là cái gì đó. Ổng nằm như chết. Cô A-mi biểu tui đi tìm bác sĩ. Có Trời biết già Xin-đi này tìm ở đâu, nếu không có ông bác sĩ đi qua đây. Cô A-mi, thiệt là tội nghiệp…


Bác sĩ Giêm đặt chân lên bậc thềm:


— Dẫn đường cho tôi nếu muốn tôi làm nhiệm vụ bác sĩ.


Bà da đen dẫn ông vào ngôi nhà, lên một tầng cầu thang lầu trải thảm dầy. Lên hết tầng thứ hai, người dẫn đường hào hển đi đến một cánh cửa và mở ra.


— Cô A-mi, tui mời bác sĩ tới nè.


Bác sĩ Giêm đi vào phòng, khẽ cúi chào người phụ nữ đứng bên cạnh giường. Ông đặt chiếc hộp y khoa trên một chiếc ghế, cởi áo choàng ra, ném nó phủ lên chiếc hộp và thành ghế, rồi tiến đến thành giường với vẻ tự tin trầm tĩnh. Một người đàn ông đang nằm gần đấy, sóng soài sau khi ngã xuống — một người đàn ông mặc bộ quần áo giàu có theo thời trang bấy giờ, chỉ có đôi giày là được cởi ra, nằm im lìm như chết. Bác sĩ Giêm toát ra một sức mạnh trầm lặng. Nhất là phụ nữ, luôn bị phong thái trong phòng mạch của ông hấp dẫn. Đấy không phải la thái độ mềm mỏng của một pháp sư thời thượng, mà là phong thái từ tốn, chắc nịch, cung cách của năng lực đối đầu với số phận. Trong đôi mắt nâu, đăm đăm và long lanh của ông có mãnh lực thu hút; một quyền lực tiềm tàng trong sự trầm tĩnh của khuôn mặt cạo chỉnh tề, hợp với vai trò của một người mà con bệnh có thể thổ lộ bí mật và nhận sự an ủi. Đôi lúc, khi đến thăm với tư cách nghề nghiệp thứ nhất của ông, phụ nữ có thể cho ông biết họ đã dấu kim cương ở đâu để phòng trộm đạo.


Với con mắt lành nghề, đôi mắt của bác sĩ Giêm không cần đảo qua lại nhưng cũng nhận ra vẻ lịch sự và chất lượng đồ đạc trong căn phòng. Các món đều đắt giá. Cùng với cái nhìn thoáng qua, ông cũng nhận ra ngoại hình của người phụ nữ. Cô nhỏ nhắn, không đến hai mươi. Gương mặt cô xinh xắn, tuy bị che phủ (bạn có thể nói như thế) bởi vẻ u uất lâu ngày hơn là chuyện buồn lo bất ngờ. Trên trán cô là một vết bầm mà mắt chuyên môn của ông bác sĩ nhận ra là chỉ mới xảy ra trong vòng sáu giờ đồng hồ. Các ngón tay của Bác sĩ Giêm sờ lên cổ tay người đàn ông. Đôi mắt ông có ý dò hỏi người phụ nữ. Cô trả lời, với âm giọng miền Nam:


— Tôi là bà Tran-đlơ. Chồng tôi thình lình bị bịnh chừng mười phút trước khi ông tới. Anh ấy bị mấy cơn đau tim lúc trước — có khi bị năng lắm.


Dường như bộ quần áo khuya sang trọng của người đàn ông và giờ giấc khuya khoắt khiến cô giải thích tiếp:


— Anh ấy đi… ăn tối về, tôi nghĩ vậy.


Bác sĩ Giêm bây giờ hướng sự chú ý về người bệnh. Trong bất cứ nghề nào của ông, ông đều chú tâm hết mực vào cái “ca” hoặc “phi vụ” của ông.


Người bệnh tuổi khoảng ba mươi. Gương mặt anh mang vẻ táo bạo và phóng đãng, nhưng không thiếu nét cân đối cùng những dáng vẻ sành điệu và đam mê. Thoang thoảng mùi rượu vang đổ trên quần áo.


Vị bác sĩ mở áo vét tông anh ta ra, rồi với một con dao nhỏ rạch chiếc áo sơ mi một đường từ cổ áo xuống đến thắt lưng. Ông đặt tai lên vị trí quả tim, chăm chú lắng nghe. Khi ông đứng dậy, ông nói:


— Nhồi van tâm thất trái.


Câu nói chấm dứt với vẻ không chắc chắn. Ông lại cúi xuống nghe một hồi lâu, và lần này ông kết luận:


— Suy tâm thất trái.


Ông nói, với giọng trầm tĩnh vốn thường xoa dịu nỗi âu lo:


-Thưa chị, có khả năng là…


Khi ông từ từ quay lại nhìn người phụ nữ ông thấy cô ngã xuống, tái nhợt, bất tỉnh, trong vòng tay của bà quản gia người da đen.


— Khổ quá! Khổ quá! Bộ ông trời muốn hại cháu gái của dì Xin-đi hay sao? Cầu trời tru đất diệt cái đứa nào muốn hại cổ, cái đứa làm cho cổ khổ, cái đứa...


Bác sĩ Giêm cắt ngang, đưa tay giúp đỡ hộ tấm thân đã mềm nhũn:


— Nâng hai chân cô ấy lên. Phòng cô ấy ở đâu? Cần đặt cô ấy nghỉ trên giường.


Người đàn bà hất mặt về phía một cánh cửa:


— Đằng kia kìa, thưa ông bác sĩ. Đó là phòng cô A-mi.


Họ mang cô đến đấy, đặt cô nằm trên giường. Mạch của cô yếu, nhưng đều đặn. Từ cơn bất tỉnh cô không tỉnh lại, mà chìm luôn vào giấc ngủ mê mệt.


Ông bác sĩ nói:


— Cô ấy chỉ mệt thôi. Ngủ là liều thuốc tốt. Khi cô tỉnh dậy, cho cô uống tí rượu ấm, thêm một quả trứng nếu cô dùng được. Làm thế nào mà cô ấy bị vết thương trên trán như thế?


— Cổ sơ ý, ông bác sĩ. Thiệt tội nghiệp, cổ té — mà không phải, ông bác sĩ.


Giọng điệu của bà thình lình trở nên khinh bỉ:


— Già Xin-đi này không muốn nói láo cái chuyện lôi thôi. Ảnh gây ra đó, ông à. Cầu Trời ra tay — nhưng mà không, Xin-đi hứa với cổ không nói. Cô A-mi bị thương trên đầu đó, thưa bác sĩ.


Bác sĩ Giêm bước đến cây trụ đèn với cái bong đang cháy sáng, vặn nhỏ xuống. Ông ra lệnh:


— Bà ở đây với cô ấy, giữ yên tĩnh cho cô ấy ngủ. Nếu cô ấy thức dậy, cho uống tí rượu. Nếu thấy cô yếu thêm thì cho tôi hay. Có điều gì đấy lạ lùng trong việc này.


— Còn có chuyện quái chiêu hơn trong nhà này.


Nhưng ông bác sĩ đã nhắc bà giữ yên tĩnh, với tính cương quyết ít thấy, với giọng tập trung mà ông vẫn thường xua đuổi cơn sợ hãi. Ông đi ra, nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại rồi đi trở vào phòng kia. Người đàn ông trên giường vẫn chưa cử động nhưng hai mắt đã mở. Môi anh mấp máy như muốn nói gì đấy. Bác sĩ Giêm cúi xuống để lắng nghe. Người bệnh chỉ có thể thì thầm: “Số tiền! Số tiền!”


Ông bác sĩ hỏi nhỏ, nhưng rành rọt:


— Anh có nghe tôi nói không?


Cái gật đầu yếu ớt.


— Tôi là bác sĩ, chị gọi tôi đến. Tôi được nghe giới thiệu anh là Tran-đlơ. Người anh khá yếu. Anh không nên để bị phấn khích hoặc buồn khổ gì cả.


Đôi mắt người bệnh dường như muốn ra hiệu. Ông bác sĩ cúi xuống để cố bắt những tiếng rất nhỏ:


— Số tiền… Số tiền hai mươi ngàn đô… tiền của cô ấy…


— Số tiền ở đâu? Trong ngân hàng phải không?


Đôi mắt tỏ dấu hiệu là không phải. Giọng nói càng trở nên yếu ớt thêm:


— Bảo cô ấy… hai mươi ngàn đô… của cô ấy…


Đôi mắt người bệnh đảo quanh căn phòng.


Giọng Bác sĩ Giêm nghiêm nghị như thể muốn khai thác bí mật từ người đàn ông với trí óc đang suy sụp:


— Anh đã để tiền ở đâu đấy phải không? Trong phòng này phải không?


Ông bác sĩ nghĩ ông đã thấy ý công nhận trong đôi mắt đờ đẫn. Mạch của người bệnh dưới các ngón tay ông mỏng manh như sợi tơ. Đến đây, bản năng của ngón nghề kia trỗi dậy trong đầu óc và lòng dạ của ông. Ông quyết định nhanh chóng — trong cái nghề nào ông cũng nhanh chóng như thế — là phải tìm ra nơi cất giữ món tiền, với giá một mạng người có tính toán.


Ông rút ra một tập giấy nhỏ, nguệch ngoạc ít chữ một công thức pha chế món thuốc nào đấy thích hợp nhất đối với người bệnh, theo khả năng nghề nghiệp cho phép. Ông đi đến cửa phòng kia, khe khẽ gọi bà quản gia, đưa toa thuốc cho bà, bảo bà đi đến một hiệu y dược để mua loại thuốc ghi trên toa. Khi bà đã đi, càu nhàu một mình, ông bác sĩ bước đến bên giường cô gái. Cô vẫn ngủ say, mạch có phần rõ hơn, vầng trán mát ngoại trừ nơi có vết bầm, có chút ẩm ướt. Nếu không bị quấy rầy, cô có thể ngủ hàng mấy giờ. Ông tìm thấy chiếc chìa khóa, ông dùng nó khóa cánh cửa lại sau khi ông bước ra.


Bác sĩ Giêm nhìn đồng hồ của ông. Ông có thể có nửa giờ cho riêng mình, vì bà quản gia khó lòng về kịp trong thời gian ấy. Rồi ông đi lấy một cái vò, cho một ít nước vào đấy, và một chiếc cốc vại thủy tinh rỗng. Ông mở chiếc hộp y khoa, lấy ra cái ống nhỏ chứa ni-tờ-rô-gờ-li-xê-rin — chất “dầu” theo như mấy bạn giang hồ của ông gọi. Ông nhỏ chất lỏng hơi sánh, vàng nhạt vào cái lọ. Ông lấy ra một ống tiêm, gắn một kim tiêm vào đấy. Cẩn thận đo dung lượng từng ống theo những vạch đo bên ngoài, ông đang pha giọt kia với gần nửa cốc vại nước.


Hai giờ đồng hồ trước, bác sĩ Giêm đã dùng cùng cái ống tiêm để bơm cùng loại hóa chất, nhưng không pha loãng, qua một lỗ khoan vào ổ khóa của cái két sắt. Với một tiếng nổ nhỏ, ông đã phá hủy cơ chế kiểm soát sự vận hành của cái ổ khóa. Bây giờ ông dùng cùng cách thức ấy với ý đồ phá tung bộ máy một cơ thể — để tiêu hủy con tim của nó, và mỗi cơn sốc là để đoạt được món tiền hiện ra tiếp theo sau đấy. Cùng một cách thức, nhưng với mục đích khác nhau. Trong khi cách kia là sức mạnh dữ dội, cách này êm thấm hơn, bằng bàn tay không kém chết chóc nhưng được nhung gấm che đậy. Vì giọt hóa chất trong chiếc cốc vại và trong cái ống tiêm ông đã cẩn thận rút lên bây giờ trở thành dung dịch gla-no-in, một chất kích thích tim rất mạnh. Vài chục phân khối có thể mở toang một cánh cửa két sắt, chỉ bằng một lượng ít hơn năm mươi lần ông có thể làm ngưng hẳn cơ chế tinh vi vủa một mạng sống con người. Nhưng không phải làm ngưng lập tức. Ý đồ không phải là như thế. Trước hết là phải vực sự sống lên, gây hưng phấn mạnh mẽ cho mọi cơ quan và chức năng. Quả tim sẽ đáp ứng một cách dũng cảm theo cơn kích thích chết người; máu trong các tĩnh mạch sẽ nhanh chóng trở về cái nguồn của nó. Nhưng, bác sĩ Giêm đã biết rõ, sự kích thích tột độ trong cơn bệnh tim như thế này chắc chắn đem lại một cái chết, cũng chắc chắn như cái chết do một phát súng trường. Khi các động mạch đã bị nghẽn, lại bị quả tim bơm mạnh thêm máu vào do ảnh hưởng từ thứ “dầu” của giới đạo chích, chúng sẽ trở thành “đường cấm”, và suối nguồn của sự sống sẽ ngừng chảy.


Ông bác sĩ vạch trần ngực bệnh nhân đã mê man. Với thao tác dễ dàng và khéo léo, ông tiêm dung dịch hóa chất vào những bắp cơ xung quanh vùng tim. Đúng theo thói quen của cả hai cái nghề, ông cẩn thận lau khô mũi kim, luồn vào đấy sợi dây kim loại mỏng để kim không bị nghẽn khi không dùng đến. Trong vòng ba phút, Tran-đlơ mở mắt ra và, với giọng yếu ớt nhưng rõ ràng, hỏi ai đã chăm sóc anh. Một lần nữa, bác sĩ Giêm giải thích về sự hiện diện của ông. Người bệnh hỏi:


— Vợ tôi đâu?


— Chị ấy đang ngủ, vì mệt và lo âu. Anh muốn đánh thức chị không, ngoại trừ…


— Không… cần. Cô ấy sẽ không…, cảm ơn, đừng làm phiền cô ấy… vì tôi…


Tiếng nói của Tran-đlơ bị ngắt quãng bởi hơi thở quá gấp gáp, gấp gáp do bị một con quái vật nào đó thúc đẩy. Bác sĩ Giêm kéo một chiếc ghế đến bên giường. Không nên để ai quấy rầy. Ông nói với giọng trầm trầm, chân thật của cái nghề kia:


— Ít phút trước, anh có đề cập đến món tiền gì đấy. Tôi không muốn chen vào chuyện riêng của anh, nhưng tôi có bổn phận khuyên anh là lo lắng khiến anh khó khỏi bệnh. Nếu anh có thể thổ lộ chuyện… để giúp tâm tư anh được thanh thản về chuyện… hai mươi nghìn đô la — tôi nghĩ đấy là con số anh nói — thì anh nên nói cho tôi nghe.


Tran-đlơ không thể lắc đầu được, nhưng có thể hướng đôi mắt về người nói:


— Tôi có nói… món tiền… ở đâu không?


— Không, anh nói tôi không nghe rõ, tôi chỉ đoán là anh lo lắng về món tiền. Nếu nó ở trong căn phòng này…


Bác sĩ Giêm ngừng lại. Có phải ông đã thấy người bệnh chớp mắt rồi thoáng hiện ánh nghi ngờ trên nét mặt vì đã hiểu ra ý đồ của ông? Liệu ông có tỏ ra quá sốt sắng không? Liệu ông có nói quá nhiều không? Nhưng câu kế tiếp của Tran-đlơ đã vãn hồi sự tự tin của ông:


— Nó phải ở đằng kia… nhưng có phải ở trong… cái két… kia?


Với đôi mắt, anh chỉ đến một góc phòng. Bây giờ ông bác sĩ mới nhìn thấy một cái két sắt nhỏ ở đấy, bị tấm màn cửa sổ che đi một nửa. Ông đứng dậy, nắm lấy cổ tay người bệnh. Mạch nhảy dồn dập, nhưng với chút ít ngắt quãng ngắn — triệu chứng đe dọa. Ông bác sĩ nói:


— Giơ tay lên.


— Bác sĩ biết… tôi không cử động được.


Ông bác sĩ bước nhanh về cánh cửa hành lang, mở ra, nghe ngóng. Tất cả đều im lìm. Không chần chừ gì nữa, ông đi đến cái két sắt, xem xét. Kiểu cổ lỗ và đơn giản, chỉ tạo thêm chút ít an toàn đối với gia nhân ngứa tay. Với tài khéo léo của ông, đây chỉ là món đồ chơi. Xem như món tiền đã nằm sẵn trong tay ông. Với các món đồ lề, ông có thể mở cái két trong hai phút. Với cách khác, có lẽ chỉ một phút. Ông quỳ xuống sàn, ép tai vào cái ổ khóa kết hợp, xoay từ từ cái chốt. Đúng như ông đã đoán, chỉ có một số khóa. Cái tai thính của ông bắt được một tiếng “cách” nhỏ, rồi ông theo đấy mà xoay cái chốt lại. Ông mở toan cánh cửa.


Phía trong cái két trống rỗng, ngay cả một mẩu giấy cũng không có. Bác sĩ Giêm đứng dậy, bước trở lại cái giường. Một màn sương mù dày đã bao phủ lông mi của người bệnh, nhưng có một nụ cười giễu cợt trên đôi môi và đôi mắt. Anh nói một cách mệt nhọc:


— Tôi chưa từng thấy… y học và trộm cắp kết hợp. Cái kết hợp có đáng tiền không, hở bác sĩ thân yêu?


Tài năng của bác sĩ Giêm chưa bao giờ bị thử thách đến thế. Tràn ngập trong hoàn cảnh khôi hài quỷ quái, nạn nhân rơi vào tình trạng cảm thấy vừa buồn cười lẫn mệt nhọc, mà vẫn cố duy trì tính tự tôn và đầu óc sáng suốt.


— Ông tỏ ra quá… lo lắng… đến tiền. Nhưng nó không bao giờ… bị ông đe dọa… bác sĩ thân yêu à… Nó được an toàn… tuyệt đối an toàn. Nó đều ở… trong tay… bọn cá độ thuê. Hai chục nghìn… tiền của A-mi. Tôi nướng ở trường đua… thua tất. Tôi tệ hại, ông ăn cắp, xin lỗi, bác sĩ à, nhưng tôi chơi đàng hoàng. Tôi không ngờ… lại có ngày gặp… một tên đốn mạt mạ vàng như bác sĩ, xin lỗi, tên ăn cắp này… Nếu ông cho nạn nhân, xin lỗi, bệnh nhân này một hớp nước, thì có vi phạm… đạo đức nghề nghiệp… của băng đảng ông không?


Bác sĩ Giêm mang đến cho anh cốc nước. Anh uống không được bao nhiêu. Phản ứng của chất thuốc mạnh mẽ đã xảy đến từng đợt như sóng vỡ. Nhưng trí óc đang hấp hối của anh đang cố sức lần nữa:


— Cờ bạc… bét nhè… bủn xỉn… tôi làm hết, nhưng chưa bao giờ làm… bác sĩ kiêm ăn cắp!


Ông bác sĩ không muốn buông thả mình theo câu trả lời nào cho những châm chọc nhức nhối. Ông cúi xuống thấp để bắt lấy tia mắt của Tran-đlơ đang nhanh chóng sánh đặc, ông chỉ vào căn phòng của cô gái đang ngủ với cử chỉ nghiêm khắc khiến người bệnh phải cố gượng hết sức tàn nghiêng đầu nhìn. Anh không thấy gì, nhưng anh bắt được những tiếng sắc lạnh của ông bác sĩ, những âm thanh cuối cùng anh nghe trong đời:


— Tôi chưa bao giờ… đánh đập phụ nữ.


Hai người đối mặt nhau như thế — một kẻ sát nhân kiêm trộm đạo, đứng bên nạn nhân của hắn; kẻ kia còn hạ cấp hơn tuy phạm luật nhẹ hơn, nằm đấy, bị phỉ nhổ, trong căn nhà của cô vợ đã bị hắn hành hạ, bị tan nát cuộc đời, bị ruồng bỏ — một tên là con hổ, tên kia là chó sói; mỗi tên đều miệt thị sự độc ác của tên kia, và từ cặn bã bùn lầy mỗi tên đều cố tỏ ra mình đạt tiêu chuẩn cao quý — tiêu chuẩn theo cung cách hành động nếu không phải theo danh dự con người.


Câu trả đũa của bác sĩ Giêm hẳn đã đánh trúng vào những gì còn sót lại của hối hận và nam tính; đấy là phát súng ân huệ. Một màu đỏ vì xấu hổ lan cả khuôn mặt, hơi thở nhẹ dần và, chỉ với chút xíu cử động, Tran-đlơ thoát trần. Theo sát sau hơi thở cuối cùng là bà quản gia người da đen, mang thuốc trở về. Với bàn tay nhẹ nhàng vuốt trên mi mắt đã khép kín, bác sĩ Giêm báo cho bà tin buồn. Không phải với nỗi khổ đau mà chỉ do thói quen di truyền cận kề với cái chết khiến bà sụt sịt, rồi vẫn với giọng cố hữu:


— Vậy là bây giờ có bàn tay ông Trời sắp đặt. Ông Trời xét xử người có tội, phù hộ độ trì người khổ đau. Giờ ông Trời đã phù hộ ta. Xin-đi này đã tận tụy hết mức mà không có lợi lộc gì.


— Theo tôi hiểu, bà Tran-đlơ không có tiền phải không?


— Tiền hả, ông bác sĩ? Ông có biết tại sao cô A-mi bị té và yếu ớt như vậy không? Bị bỏ đói đó, bác sĩ à. Trong nhà này hổm rày không có thứ gì ăn ngoại trừ ít miếng bánh vụn. Mấy tháng trước cổ đem nhẫn với đồng hồ của cổ đi bán. Căn nhà này, với thảm đỏ và bàn viết bóng láng, đều là đi thuê, mà cái tên đó cứ cằn nhằn hoài về tiền thuê. Quỷ thần, xin lỗi, ông Trời thật là có mắt.


Sự im lặng của ông bác sĩ khuyến khích người đàn bà tiếp tục. Qua những lời lẽ lộn xộn, ông dần dà hiểu ra. Câu chuyện xưa như trái đất, câu chuyện về ảo ảnh, ngang tang, đại họa, tàn nhẫn và tự trọng. Dần dần ông nhìn ra các hình ảnh — quang cảnh một ngôi nhà lý tưởng tận miền Nam xa xôi, một cuộc hôn nhân với hối tiếc nhanh chóng, một mùa trong năm trôi qua không hề có hạnh phúc mà chỉ đầy những bê tha và hành hạ, và, cuối cùng, khoản tiền do di chúc để lại nhưng bị tên chồng lòng lang dạ sói thu giữ và tiêu phí trong hai tháng vắng mặt khỏi nhà, rồi đến một đêm khuya hắn lết về say khướt. Chen vào đấy là tình thương giản đơn, nhẫn nhục, thuần khiết của bà quản gia người da đen, luôn luôn theo chân cô chủ không sờn bước để cùng nhau chịu đựng mọi nỗi niềm cho đến lúc cuối.


Khi cuối cùng bà ngưng lại, ông bác sĩ hỏi bà trong nhà có whisky hoặc thứ rượu gì khác không. Bà cho biết còn nửa chai cô-nhắc của tên chó sói uống dở dang. Ông bảo bà:


— Pha ít rượu như tôi đã nói. Đánh thức cô chủ dậy, cho cô ấy uống, rồi báo tin cho cô ấy biết.


Khoảng mười phút sau, cô Tran-đlơ bước vào, được nâng đỡ trong vòng tay của Xin-đi, trông khá hơn sau giấc ngủ và chút rượu ấm. Bác sĩ Giêm đã lấy một tấm vải đậy cái thân người trên giường. Cô đảo đôi mắt tang tóc qua đấy một lần, tia nhìn nửa sợ hãi, nép mình thêm vào người che chở cho cô. Đôi mắt cô khô và sáng. Nỗi đau buồn dường như đã đến cùng cực. Không còn nước mắt, cảm giác tự nó đã tê liệt.


Bác sĩ Giêm đứng gần cái bàn, ông đã mặc lại áo choàng, chiếc mũ và cái hộp y khoa trên tay. Gương mặt ông trầm lặng, không cảm giác — nghề nghiệp đã khiến ông không còn xúc cảm đối với đau khổ của con người. Chỉ có đôi mắt nâu của ông biểu lộ niềm thông cảm kín đáo theo nghề nghiệp. Ông nói từ tốn và ngắn gọn là, vì đã quá khuya và không còn có thể giúp gì được, ông sẽ gửi người đến lo những thủ tục cuối cùng. Ông chỉ vào cái két sắt với cánh cửa mở toang:


— Còn một việc để kết thúc, chị Tran-đlơ ạ. Chồng chị, trước khi qua đời đã biết mình không qua khỏi, nên cho tôi biết con số của khóa kết hợp, nhờ tôi mở cái két sắt này. Trong trường hợp chị cần dùng nó, chị nên nhớ con số bốn mươi mốt. Xoay ít vòng về phía tay phải, rồi xoay về tay trái một lần, dừng lại ở số bốn mươi mốt. Anh ấy không cho phép tôi đánh thức chị, dù phút cuối đã gần kề. Anh ấy bảo trong két sắt anh ấy có một món tiền, không lớn lắm, nhưng đủ để chị thực hiện lời yêu cầu cuối cùng của anh. Đấy là: chị nên trở về ngôi nhà cũ của chị, và sau đấy, khi thời gian đã giúp chị nguôi ngoai, chị hãy tha thứ cho những tội lỗi của anh ấy.


Ông chỉ về cái bàn, trên đấy là một xấp giấy bạc xếp thẳng thớm, với hai chồng đồng tiền vàng.


— Món tiền ở đây, tám trăm ba mươi đô. Tôi xin để lại danh thiếp, trong trường hợp chị cần tìm đến tôi sau này.


Thế là, cuối cùng anh đã nghĩ đến cô, một cách nhân hậu. Quá muộn! Tuy thế, lời nói dối đã nhóm lại trong cuộc đời cô một tia lửa dịu dàng cuối cùng khi cô nghĩ tất cả đã thành tro bụi. Cô khóc òa lên “Rob! Rob!”. Cô quay người, nép vào lòng bà quản gia trung hậu, với những dòng nước mắt pha loãng nỗi thảm sầu. Trong những năm về sau, lời dối trá của tên sát nhân tỏa sáng như một ngôi sao nhỏ trên nấm mồ của tình yêu, an ủi cô, nhận được sự tha thứ — như thế cũng tốt dù đã có xin tha thứ hay không.


Được an ủi vỗ về như một đứa trẻ, với niềm cảm thương lắp bắp từ bà quản gia, cuối cùng cô ngẩng đầu lên, nhưng ông bác sĩ đã đi.






THE MARIONETTES

(O. Henry)






The policeman was standing at the corner of Twenty-fourth Street and a prodigiously dark alley near where the elevated railroad crosses the street. The time was two o'clock in the morning; the outlook a stretch of cold, drizzling, unsociable blackness until the dawn.


A man, wearing a long overcoat, with his hat tilted down in front, and carrying something in one hand, walked softly but rapidly out of the black alley...






Truyện "Những con rối" cho tủ sách của me():

Bộ tiếng Việt: http://www.mediafire.com/?kfc43qq3yvanqny

Bộ song ngữ Việt — Anh: http://www.mediafire.com/?2ebeukbl6dsgbni


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

LẬP TRÌNH VIÊN (23)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






"Giá như"?


Kỷ lục đánh pốc-cơ của thằng học trò ông ở trong ký túc xá là chỉ ăn bánh mì trứng uống cà phê không ngủ ba ngày ba đêm liên tục.


Nó đã tính cả.


Nó "giá như" như vậy thật chẳng khác nào dẫn cái đội kia đi tổ chức trò chơi. Đã chơi đến mức nổi tiếng mọi người đều biết như họ, đối với ban tổ chức, thì khác gì là người nhà?


Ngay cả đến chuyện máy tính dự án mới ở thư viện có cấu hình cao hơn, cái mạng khởi điểm bảy máy của chúng nó bây giờ có thể tính tụt xuống sáu, để cho đẹp, vừa đúng bằng số người trong một đội "Cái gì? Ở đâu? Lúc nào?", nó cũng đã kịp tính đến.


Trò chơi này, người chơi chỉ cần tham gia phải một trận thua thì sẽ bị giải tán toàn phần, vĩnh viễn không bao giờ được chơi nữa. Người chơi nào được đánh giá là người chơi tốt nhất trong trận chung kết của một mùa giải thì sẽ được lên hàng "Bất Tử" và được nhận một chiếc áo vét màu huyết dụ. Có áo huyết dụ này rồi thì mới có thể thua rồi sau lại vẫn tham gia chơi tiếp được. Đội chơi ở trường thày A-vôn-xki vốn vẫn là một trong những đội "danh tiếng" nhất, và có đến hai thành viên huyết dụ.


Có số có má như vậy, họ sẽ chẳng đời nào lại đi tham gia vào một cuộc chơi mang tính "thách đấu" từ những kẻ tay mớ quá khích nào đấy. Cao thủ đương nhiên không thể bạ đâu cũng động thủ.


Nhưng cao thủ thật sự thì lúc nào mà chả khát khao có được đối thủ cho ra đối thủ?


Что наша жизнь? Игра! — Cuộc đời chúng ta là cái quái gì? Là trò chơi!

Mặc dầu những gì đã xảy ra ở cuộc hội thảo, từ khía cạnh một người chơi của một đội "Cái gì? Ở đâu? Lúc nào?" giỏi, nói chung sẽ không khó nhận ra những nét kích thích nhất định về trí tuệ trong những đề xuất giải pháp liên quan đến nội dung hội thảo của nhóm "sinh viên trường khác" kia. Bọn đấy — bọn sinh viên trường khác kia — rõ ràng là bọn đầu óc ngon. Thêm nữa, một trò chơi ngoại lệ, không theo truyền thống, cùng với một hệ thống máy tính, chưa bao giờ chơi như thế cả...


Trở về chưa được một tuần, thì giáo sư Đét-lam nhận được điện thoại gọi đến văn phòng khoa, điện thoại của đích thân quý ngài Vô-rô-si-lốp...






Là "Sòng bạc trí tuệ", trò này được truyền hình trực tiếp và chơi ăn tiền, tiền tươi.


Trong thời gian chơi, ở những chỗ mũi tên chạy vòng sẽ được đặt những phong bì đựng câu hỏi. Ở những phần cánh nhỏ một phần mười ba phía trong là những cọc tiền nhà băng, ứng với giá trị câu hỏi.


Tiền này lấy từ tiền của các nhà tài trợ.


Những người ngồi chơi được gọi là những "Nhà Thông Thái".


Ai không phải "Nhà Thông Thái" thì trước đấy có thể gửi câu hỏi đến địa chỉ nơi tổ chức chương trình, những người gửi đều được gọi là "Người Xem", mỗi trò chơi sẽ có mười lăm câu hỏi được chọn.


Có chín câu sẽ được sử dụng độc lập.


Và sẽ có hai bộ, mỗi bộ ba câu, độ khó tính chung, một bộ được gọi là "Oanh Kích", bộ kia — "Siêu Oanh Kích".


Một bên là sáu "Nhà Thông Thái" đang ngồi xung quanh bàn, một bên là những "Người Xem" đã có câu hỏi được chọn. Mỗi câu hỏi, bên nào thắng, ngoài tiền ra, được cộng một điểm. Chơi đến sáu điểm, không cần cách hai.


Thời gian thảo luận mỗi câu là một phút.


Chơi "Oanh Kích" thì phải trả lời liền tù tì ba câu, mỗi câu hai mươi giây, chỉ cần hỏng một câu là thua luôn. Cả ba câu chỉ tính một điểm.


Chơi "Siêu Oanh Kích" thì cả đội phải giải tán, chỉ được cử một người ở lại, và người này phải chơi "Oanh Kích" một mình.


Câu hỏi số "0" là câu hỏi "Pốc-cơ". "Người Xem" chịu chơi nào mà đã gửi câu hỏi này phải tự vác tiền túi đến chỗ truyền hình trực tiếp để chơi. Mỗi "Nhà Thông Thái" cũng phải tự móc luôn tiền túi ra tại bàn để chơi. Có thể đặt tiền, tố tiền, bỏ chơi y như khi chơi pốc-cơ. Tiền đặt xong thì việc trả lời giống như lật bài tẩy...






Đấy là chơi theo cách bình thường vẫn đang chơi.


Còn bây giờ, nếu thật sự, một cách nghiêm túc, cả hai đội đều khẳng định bằng văn bản là sẽ tham gia một buổi chơi đặc biệt, cả hai đội cùng chơi, cùng với sự trợ giúp của hai hệ thống máy tính, thì ban tổ chức sẽ phải tính toán chi tiết, bàn bạc thêm cùng với cả hai bên, để sẽ tổ chức một buổi "đặc biệt" như thế...






Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (23)" đầy đủ (660KB):

http://www.mediafire.com/?39v0rf77uwi49tt

http://www.megaupload.com/?d=W9C0TMT2


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lap-trinh-vien-2.html

Tủ sách em me() - Sách mới

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhật Linh mới chỉ cho em chương trình mBook trong bộ chương trình me(), em đang tập làm sách mBook để cho vào tủ của em me(). Nhân thể em tìm lại được bộ 30 quyển mBook Nhật Linh hồi trước đã làm sẵn, em bốt lại lên đây:


1) Căn phòng đủ tiện nghi (O. Henry)

2) Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)

3) Khi người ngủ thức dậy (G. Wells — Song ngữ)

4) Khi người ngủ thức dậy (G. Wells)

5) Chuyện lãng mạn nhỏ (O. Henry — Song ngữ)

6) Chuyện lãng mạn nhỏ (O. Henry)

7) Say nắng (I. Bunhin — Song ngữ)

8) Say nắng (I. Bunhin)

9) Phúc Âm (Thánh Mathew — Song ngữ)

10) Phúc Âm (Thánh Mathew)

11) Lạc giữa đám diễu hành (O. Henry — Song ngữ)

12) Lạc giữa đám diễu hành (O. Henry)

13) Một sự hữu ích của tình yêu (O. Henry — Song ngữ)

14) Một sự hữu ích của tình yêu (O. Henry)

15) Tên trộm hoàn lương (O. Henry — Song ngữ)

16) Xuân về trên thực đơn (O. Henry — Song ngữ)

17) Xuân về trên thực đơn (O. Henry)

18) Chuyện cười 1 (philong58)

19) Chuyện cười 2 (philong58)

20) Chuyện cười 3 (philong58)

21) Chuyện cười 4 (philong58)

22) Chuyện cười 5 (philong58)

23) Chuyện cười 6 (philong58)

24) Chuyện cười 7 (philong58)

25) Chuyện cười 8 (philong58)

26) Chuyện cười 9 (philong58)

27) Chuyện cười 10 (philong58)

28) Quà tặng của những người thông thái (O. Henry)

29) Bóng ma (Yến Lan)

30) Một buổi quyên góp (Yến Lan)


Địa chỉ download:

http://www.mediafire.com/?scr568k312so8w8

http://www.megaupload.com/?d=NWCJG0ZB


Ps: Em đang làm "Động cơ vĩnh cửu" và "Ai đã giết ông Mút-đờ-rốp"

Chuyện cười (14)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






CHUYỆN CƯỜI

(Tập 14)






Một bảo quản viên của trang wikipedia viet-nam đang ngồi ở trong nhà hàng thì bất ngờ nhận ra là mình rất, rất cần phải oánh rắm ngay, không thể mà chịu đựng thêm được nữa. May mà tiếng nhạc lúc ấy đang bật thật sự, thật sự ầm ĩ, nên bảo quản viên wikipedia viet-nam đã khéo léo điều chỉnh từng phát rắm của mình cho trùng đúng vào các nhịp trống.


Một lúc sau, đã được oánh thoải mái, bảo quản viên wikipedia bắt đầu cảm thấy vô cùng là sảng khoái. Anh vui vẻ uống nốt cà-phê, và... bỗng nhận ra là mọi người đang nhìn chằm chằm vào mình!


Rồi bảo quản viên wikipedia viet-nam bất ngờ nhớ ra mình đang nghe iPod.



o0o


Điện thoại.


— Vô-va đấy à?


— Dạ.


— Gọi mẹ hộ cô.


— Mẹ cháu không ở đây.


— Thế mẹ đang ở đâu?


— Mẹ cháu đang ở trong bồn tắm.


— Thế thì gọi bố hộ cô.


— Bố cháu cũng không ở đây, bố cũng đang ở trong bồn tắm.


— Hm... thế liệu... bố mẹ cháu đã sắp ra chưa?


— Còn lâu!


— Sao cháu nghĩ thế?


— Bố mẹ bảo cháu mang va-dơ-lin vào, nhưng cháu đã mang keo con voi...



o0o


Chồng chuẩn bị đi công tác dài hạn, bảo vợ:


— Anh không thể để em lại tơ hơ lâu như thế mà không được lẹo nhau, anh đã mua cho em một thằng người máy ở cửa hàng sex-shop.


— Sao anh có thể nghĩ lăng nhăng như thế? Em sẽ không ngoại tình đâu, kể cả với người máy!


— Thì... thôi được, trong mọi trường hợp, nếu cần em cứ gọi to: "Bảo quản viên wikipedia viet-nam lại đây ngay!", là nó sẽ tự làm hết.


Chồng đi. Hai tuần trôi qua. Vợ nghĩ: "Phí cả tiền mua Bảo quản viên wikipedia viet-nam, hay là cứ thử xem?" Bèn gọi:


— Bảo quản viên wikipedia viet-nam lại đây ngay!


Bảo quản viên wikipedia viet-nam bật lên ngay, làm việc như trâu bò 8 tiếng liền tù tì, không ngơi nghỉ, trên cả tuyệt vời... vợ đang sướng ngất ngây, thì bỗng có vấn đề:


Không biết tắt Bảo quản viên wikipedia viet-nam đi như thế nào!


Cô cố bò được đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài thấy Cường đang quét sân, bèn gọi:


— Bác Cường, có việc ra tiền đấy, bác hãy gọi: "Bảo quản viên wikipedia viet-nam lại đây ngay!"


— Bảo quản viên wikipedia viet-nam lại đây ngay! — Cường không nghĩ ngợi, gọi luôn.



o0o


Bố hỏi con trai 10 tuổi xem có biết gì về chim và bướm không.


— Con không muốn biết! — Cậu bé nói, và òa lên khóc. — Hãy hứa là bố sẽ không nói!


— Sao vậy, con giai?


— Bố... — Cậu bé nức nở. — Con 6 tuổi, bố bảo: "Không có Ông Già Tuyết đâu, con giai!"


— ...


— Con 7 tuổi, bố bảo: "Không có Thỏ Băn-ni mang Trứng Phục Sinh đến đâu, con giai!"


— ...


— Con 8 tuổi, bố bảo: "Không có Nàng Tiên Răng Sữa đổi quà lấy răng sữa rụng của trẻ con đâu, con giai!"


— ...


— Bây giờ nếu bố bảo là...






Download cả chùm "Chuyện cười (14)": [08 chuyện]

http://www.mediafire.com/?6joycefd58r3i5p

http://www.megaupload.com/?d=C3H881FY


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

Ai đã giết ông Mút-đờ-rốp (IX)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Chuyện này... trong đời thực. — Chân mày cậu ta nhăn tít. — A... họ có tự tin quá không?


— Chú không biết. Nhưng... người bạn của ông Mát-xchê-ra-xi-an chính là...


Ông chủ ý để ra một khoảng dừng, rồi mới buông ra:


— Người đứng đầu trong Cổ Thành Tam Bác Vương.


Trong một giây, ông đã tưởng việc đó đã thật sự gây được ấn tượng với cậu ta.


Quả thực, hai bàn tay và vai cậu ta đã làm một biểu hiện cảm thán...


Nhưng ánh mắt cậu ta lại tuyệt đối không thay đổi. Giọng điệu cùng một vẻ với ánh mắt, cậu ta chỉ bảo:


— "Bác" là nguyên bản. Còn về sau đều gọi là Tam Bạc Vương. Chú nói... họ thật sự là bạn?


— Lúc gặp Mát-xchê-ra-xi-an ở cuộc chơi, người kia vẫn còn là sinh viên, còn Mát-xchê-ra-xi-an lúc đó đang làm luận án tiến sĩ khoa học.


"Vài năm sau, Mát-xchê-ra-xi-an trở thành một chuyên gia hàng đầu về bảo mật máy tính, gần như đã là ứng viên duy nhất được chọn giao đảm trách một dự án an ninh mạng lớn nhất của chính phủ.


"Thời gian ấy, chắc cậu cũng nhớ, không chỉ trên các phương tiện thông tin chuyên ngành, thông tin khoa học công nghệ, mà trên khắp các phương tiện đại chúng, đều nói đến cái tên Mát-xchê-ra-xi-an và hệ thống Hàng Long Giản.


桃之夭夭,

灼灼其华.

之子于归,

宜其室家.


桃之夭夭,

有蕡其实.

之子于归,

宜其家室.


桃之夭夭,

其叶蓁蓁.

之子于归,

宜其家人.


Đào chi yêu yêu,

Chước chước kì hoa.

Chi tử vu quy,

Nghi kì thất gia.


Đào chi yêu yêu,

Hữu phần kì thật.

Chi tử vu quy,

Nghi kì gia thất.


Đào chi yêu yêu,

Kì diệp trăn trăn.

Chi tử vu quy,

Nghi kì gia nhân.


Cây đào vui tươi,

Hoa rực sắc hồng.

Cô ấy cưới hỏi,

Nên duyên vợ chồng.


Cây đào vui tươi,

Có quả sai thật.

Cô ấy cưới hỏi,

Yên bề gia thất.


Cây đào vui tươi,

Rậm rì lá xanh.

Cô ấy cưới hỏi,

Yên ấm gia đình.

"Mát-xchê-ra-xi-an đặt tên cho hệ thống của mình là Hàng Long Giản. Hàng Long Giản là tên một cây gậy vuông thời Tùy Đường ở Trung Hoa. Cây gậy ấy dài ba thước, — thước Tàu, — được đúc bằng huyền thiết, một đầu gậy được đúc thành chuôi cầm; giống như một thanh kiếm vuông.


"Cây gậy như vậy vì sao có danh?


"Là vì ngọc cũng có vết, và cây gậy này có thể "nghe" thấy "vết" ở trong các binh khí khác. Nó đánh vào, binh khí kia ắt phải gãy.


"Nhưng đúng vào thời điểm người ta đang nói rất nhiều về Hàng Long Giản, thì Mát-xchê-ra-xi-an đột ngột tuyên bố dự án thất bại, còn bản thân ông ta bỏ dự án, bỏ khoa học, bỏ công việc đang làm ở viện nghiên cứu, ở trường đại học, tóm lại bỏ tất một sự nghiệp hàn lâm, và nửa năm sau mở một công ty nhỏ bán phần mềm phòng chống vi-rút cho máy tính cá nhân.


"Phần mềm của ông ta nhanh chóng trở thành một trong ba phần mềm phòng chống vi-rút được sử dụng nhiều nhất trên khắp thế giới.


"Bây giờ thì mọi người đều biết đến tập đoàn Hải Hồ, phần mềm Hải Hồ, và tiền bạc... "hải hồ" của Mát-xtê-ra-xi-an.


"Theo những gì chú đã tìm hiểu được thì lộ trình của họ không có những điểm chạm nhau. Ngoài cuộc chơi Miêu Đầu Ưng ngày xưa, dường như chỉ còn một chuyện, vả lại chuyện này về bản chất cũng không hẳn là đã "chạm" nhau.


"Cậu chắc hẳn cũng biết vụ La-ghin-nốp-xki bảy năm trước?


"Lập trình viên La-ghin-nốp-xki ở Cổ Thành truy cập được vào tài khoản một số khách hàng lớn của Ngân Hàng Đại Đô và đã chuyển cả đống tiền sang tài khoản của các đồng phạm ở Ma-ri-ham, Xan Phờ-ran-xít-xcô, Rót-tơ-đam, Phờ-ren-phớt, và Theo A-íp.


"Chính là một nhóm giỏi nhất của Hải Hồ, do Mát-xtê-ra-xi-an trực tiếp phụ trách, đã giúp Đại Đô lần ra vụ này.


"La-ghin-nốp-xki bị cảnh sát Xcốt-lan I-át tóm được ở sân bay quốc tế ở Luân Đôn, bị dẫn độ về Mĩ, và phải ngồi tù. Nhưng ngay sau đó, một người trong Tam Bạc Vương đã công bố trên mạng một kết quả "điều tra" chính xác hơn, cũng là phương án "chính thức", về sau được tất cả mọi người thừa nhận — vì không thể bắt bẻ được — về nội tình vụ này.


"Điều tra này đã chỉ ra là La-ghin-nốp-xki thực chất chẳng phải là hách-cơ "hàng khủng" gì đó như đã được nói đến. Trong hệ thống của Ngân Hàng Đại Đô thực ra đã tồn tại một lỗ hổng bảo mật lớn, và có cả một nhóm hách-cơ xịn đã truy cập vào và "tham quan" cả hệ thống này trong suốt vài tuần. Nhóm này đã "dạo chơi" khắp nơi, thậm chí cài cả trò chơi lên hệ thống để chơi với nhau, mà đội kỹ thuật của Đại Đô không hề nhận ra.


"Những hách-cơ này chơi chán rồi bỏ đi, tuyệt nhiên không lấy một đồng nào.


"Nhưng có một người trong số họ sau đấy đã bán lại một số thông tin cho La-ghin-nốp-xki với giá 108 đô la..."


Ông thấy cậu ta vội cúi nhìn xuống mặt bàn, ngón tay giữa bàn tay trái khẽ nhấp nhấp vào giữa hai chân mày, đầu lắc lắc, tủm tỉm cười mũi, nhưng người lại khẽ rung lên; rồi cậu ta ngẩng lên, môi vẫn cười, bảo:


— Vậy là "chạm" nhau rồi!


— Nhưng Tam Bạc Vương không hề đả động gì đến Hải Hồ, cũng tuyệt không có ý kiến gì về án phạt của La-ghin-nốp-xki. Thực chất công bố của họ chỉ giống như một kiểu... ờ...


— Hồ sơ kỹ thuật.


— Đúng vậy. Ngoài "hồ sơ" ấy ra, họ cũng tuyệt đối không bình luận gì thêm. Chỉ giống như thấy chưa chỉnh, thì sửa chữa, bổ sung cho đúng, vậy thôi.


— ...


— Có thể đấy không phải là "bạn" như cậu nói, nhưng, những mối quan hệ kiểu như thế, thậm chí là có cả mâu thuẫn đối lập, nhưng theo một ý nghĩa nào đó, chú nghĩ vẫn có một cái gì đó rất "bạn". Chí ít, họ mời nhau... dễ hiểu, sẽ hoàn toàn không như cách họ mời chú. Hơn nữa về tính chất vụ này mà nói, chú cũng không giống với một lựa chọn thật sự phù hợp. Nếu ông ấy không mời, mà chỉ tìm tới chú như tới một dịch vụ tư vấn, và chú đã biết cậu... Tin chú đi. Thì người được mời sẽ là cậu!


Dường như cậu ta định nói gì, nhưng ông đã chuyển ngay sang chuyện khác:


— Còn có một tình tiết như thế này, không thật liên quan, nhưng lại ít nhiều thú vị...


— ...


— Cậu biết mấy ngoại ngữ?


— Ba cái.


— Vậy là bốn ngôn ngữ... — Ông làm một biểu hiện trố mắt thán phục.


— Năm. Cháu có hai cái, đều có thể tính là tiếng mẹ đẻ.


— Thế thì chủ đề này chắc cậu đã không mấy quan tâm. Cậu có nghe về dịch máy?


— Dịch tự động. Dùng máy tính để dịch ngôn ngữ tự nhiên. — Không khó nhận ra sự giễu cợt không hề dấu diếm trong nụ cười của cậu ta.


— Ừ. Người bạn của ông Mát-xchê-ra-xi-an, có một dạo ở quê anh ta người ta nói rất nhiều về công nghệ dịch máy.


"Lúc ấy các nhà quản lý liên quan đến công nghệ máy tính thì đặt vấn đề một cách bài bản là cần phải chuẩn hóa tiếng Việt được sử dụng thông thường rồi trên cơ sở đó mới máy tính hóa nó. Để làm được như vậy thì phải có cơ quan có đủ thẩm quyền và chuyên môn đứng ra chủ trì, tổ chức lấy ý kiến trước tiên là của các chuyên gia ngôn ngữ, rồi đến ý kiến của nhân dân, trước tiên là nhân dân trong nước, rồi đến nhân dân ở ngoài nước. Có đủ ý kiến rộng rãi rồi, bước tiếp theo sẽ quy tụ các chuyên gia hàng đầu về thuật ngữ, từ điển, công nghệ máy tính, lập ra một tiểu ban để tập trung nghiên cứu, nghiên cứu rồi sẽ đưa ra giải pháp, giải pháp sẽ được đem ra thử nghiệm, trên cơ sở thử nghiệm thì sẽ rút kinh nghiệm, rút được đủ kinh nghiệm rồi thì sẽ quyết định thực hiện.


"Còn các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, lúc ấy đang bận bịu với vấn đề người Việt Nam phải tự dịch tác phẩm Việt Nam ra tiếng nước ngoài để quảng bá với nước ngoài..."


— Phị... — Mặt cậu ta đỏ lên, người cậu ta gập lại. — Hố hố hố... Èo, chuyện của chú... hố hố... èo, vỡ xừ cả bụng...


— Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đặt vấn đề là việc dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, dịch xuôi, thì không khó thực hiện. Việc dịch tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, dịch ngược, mới là vấn đề thực sự nan giải, và sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các chuyên gia tin học sử dụng được các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngành ngôn ngữ học. Để làm được như vậy thì hai hội, hội ngôn ngữ học và hội tin học phải có quan hệ thân thiết với nhau, và xã hội cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chúng tôi.


"Còn trên thị trường lúc ấy cũng đã có một số sản phẩm dịch thuật tự động do một số đơn vị nghiên cứu và công ty tin học tự phát triển, thậm chí có đơn vị nghiên cứu ăn lương và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm này đến gần hai chục năm, nhưng chất lượng dịch thuật của những sản phẩm này thực tế hoàn toàn không được tốt cho lắm, và sau một thời gian tương đối dài, vẫn hoàn toàn không có biểu hiện sẽ tiến bộ.


"Những đơn vị mà đã nghiên cứu từ lâu thì chia sẻ kinh nghiệm là đầu tư cho công nghệ dịch máy này tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Và trong khi còn chưa thu lại được đồng nào thì sản phẩm đã bị chê bai liên tục, nên vốn đã bị chững, lại còn chững hơn nữa. Cho nên bây giờ thay vì tập trung làm cho sản phẩm dịch tự động tốt lên thì chúng tôi chuyển sang hướng khác là phát triển từ điển đa ngữ.


"Còn ý kiến của những công ty, chủ yếu mới tham gia, và vẫn đang tiếp tục phát triển sản phẩm dịch máy này thì nói đi nói lại không ngoài hai ý, một là mô tả lại các công nghệ của nước ngoài, hai là mô tả là chúng tôi đã đứng được lên vai người khổng lồ, và đã tìm được ra một cách vô cùng khôn ngoan để đẽo gọt, điều chỉnh, tối ưu, tóm lại là sẽ sáng tạo ra được một bờ vai mới mặc dù vẫn rất khổng lồ nhưng lại hết sức thon thả theo một cách cực kỳ thông minh.


"Nhưng một sản phẩm dịch tự động với chất lượng tốt hơn thì vẫn không thấy đâu. Và đến lúc hệ thống dịch máy của Gú-gồ đưa cả tiếng Việt vào, thì những người đang phát triển dịch máy ở Việt Nam, mặc dù vẫn tiếp tục có ý kiến, nhưng nội tình thì thực ra đều đã cờ trắng tung bay hết cả.


"Vào thời điểm đấy Tam Bạc Vương danh đang nổi như cồn, nhưng không hiểu sao người kia tự nhiên lại rất quan tâm đến chuyện dịch tự động này. Anh ta bảo với hai Bạc Vương kia:


— Tao đẻ ở Hà Nội, giọng tao là giọng Hà Nội chuẩn, cũng là giọng Việt Nam chuẩn. Tao biết mấy ngoại ngữ, còn dùng được một cái để đi học được với chúng mày ở đây. Từ lúc bước chân vào lớp một cho đến lúc tao rủ chúng mày bỏ khoa học đi chơi, tao lúc nào cũng học giỏi nhất lớp...


— Thày bảo mày là đại kiện tướng học gạo...


— Không quan trọng. Tóm lại, trên tổng thể xã hội nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, tình trạng ngôn ngữ của tao nếu xếp vào hàng khá giỏi, thì cũng hoàn toàn không đến nỗi ngoa ngôn, công nhận không?!


— Ờ, cho là thế, thì sao?


— Thế thì tao chính là cái sản phẩm tương đối ổn về tiếng Việt, về ngôn ngữ đây! Còn phải nghiên cứu gì nữa? Bây giờ tao dịch thế nào, tao chỉ cần bảo cái chương trình nó dịch giống như thế, là ổn chứ gì?!


— Há há... tưởng là có phát minh gì! — Các bạn anh ta bèn lăn ra cười. — Làm được thế thật thì còn nói làm đ' gì nữa? Mày có tự sướng, thì cũng vừa vừa hai phải thôi chứ? Há há... Gú-gồ nó chả dịch mẹ nốt cả tiếng quê mày rồi!


Nhưng anh ta nghiêm túc:


— Gú-gồ giỏi tiếng Việt thế đ' bằng tao? Tao nói thế, là đã nghĩ ra cách làm rồi!


"Anh ta mất hút, suốt một thời gian không xuất hiện. Rồi anh ta làm ra một chương trình dịch máy, dịch tự động, thật. Anh ta đặt tên nó là me(), và đưa lên mạng cho mọi người sử dụng miễn phí.


"Có một chuyện đáng buồn là trong lúc chương trình trên mạng được đông đảo người dùng đón nhận thì lại xuất hiện một số nỗ lực lội ngược dòng rất lạ. Ví dụ điển hình nhất là có những người sử dụng đã đưa giới thiệu chương trình me() lên từ điển mở wikipedia tiếng Việt, nhưng đội ngũ bảo quản viên của trang wikipedia tiếng Việt này lại phân công nhau tìm mọi cách để xóa hết tất cả những đề mục có liên quan đến chương trình này đi.


Bạc Vương, khi biết những chuyện này, chỉ cười buồn: "Ùh, chúng ta thế cho nên mới thế."


"Mặc dù đã có những chuyện này, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, hầu như tất cả đồng hương của anh ta, khi nói đến dịch tự động, thì mặc định là sử dụng chương trình me().


"Chương trình này không chỉ có thể dịch tiếng được gần gần giống như anh ta dịch, mà thực chất, nó có thể dịch tiếng được gần gần giống như bất kỳ ai là người dạy nó. Và ai, chỉ cần tìm hiểu một chút, cũng đều có thể dạy nó được. Và những phiên bản đã dạy này còn có thể người này đem trao đổi với người kia dưới dạng tập tin dữ liệu có thể cập nhật nóng cho chương trình.


"Và..."


Ông nắm bàn tay phải, ngón cái giơ lên:


— Mọi người đều nói, là nó thực sự giỏi tiếng Việt hơn Gú-gồ!


Dường như câu chuyện này đã tác động nhiều đến cậu ta. Ông thấy cậu ta đăm chiêu, loay hoay mấy lần thay đổi tư thế, mấy lần định nói gì, rồi lại thôi; rồi thở dài mấy cái. Ông chờ, rốt cuộc vẫn không thấy cậu ta nói gì, mới tiếp, giống như chợt nhớ ra:


— À này, cô gái ấy...


— ...


— Ừ, cô Đa-rin-na ấy. Nếu chú nói về dự cảm của chú... Một người như cậu liệu có tin vào dự cảm không?


— ...


— Cậu có chơi bóng bàn không?


Cậu ta cười, dang cánh tay phải, bàn tay duỗi thẳng, tùy tiện làm một động tác vuốt chéo từ dưới lên. Là một động tác giật bóng tương đối chuẩn.


— Tay trái, vợt dọc. Không phải những thứ kỹ thuật, phức tạp, hoặc là tiểu tiết khác. Chỉ hai điểm rất đơn giản, rất bản chất ấy, một người giỏi chơi bóng bàn sẽ có dự cảm về một cú đánh uy lực nhất. — Ông nhìn cậu ta, cái nhìn nghiêm túc. — Trong công việc của chú, chú cũng có những dự cảm giống như vậy.


Cậu ta không nói gì, chỉ chăm chú nhìn thẳng vào mắt ông, hình như cũng nghiêm túc.


— Đa-rin-na, quan hệ giữa cháu và cô ấy, — ông đã đổi cách xưng hô, — từ khía cạnh... hình sự, có những yếu tố "tay trái" và "vợt dọc".


— ...


— Cháu biết không, trong tất cả những vụ của chú, nếu tội phạm là đàn ông, thì dù có ác đến đâu, sâu xa về tâm lý cũng đều có thể quy về một công thức: "tàn bạo"; nhưng nếu tội phạm là đàn bà, thì ngay cả những trường hợp hoàn toàn không ác lắm, ở đấy vẫn có thể tồn tại những tình tiết tâm lý hết sức khó diễn tả, và cực kỳ... ghê rợn.


Ánh mắt cậu ta không hề động đậy, tiếp tục nhìn ông thêm một lát, rồi nhìn xuống một lát — ngắn hơn, — rồi cậu ta ngẩng lên, giọng cậu ta đơn giản, không biểu cảm:


— Cháu sẽ nghe lời E-quin Pờ-rao vĩ đại!


Chữ "đại" vừa rời môi thì tất cả thái độ nghiêm túc thoáng cái biến đâu hết sạch, thay vào đấy đã lại là một nụ cười hồ hởi, vô lo, hệt như từ đầu tới giờ, họ chỉ ngồi cùng nhau hỉ hả nói toàn những chuyện tào lao vui vẻ.


Ông cũng cười thoải mái, nhưng ông biết nụ cười của ông không hồ hởi và vô lo được như cậu ta.


(Còn nữa)