LẬP TRÌNH VIÊN (18)






VII






— Hơi thiếu sinh động, đáng ra phải sửa thành "Đọc, đọc, và đọc", cho nó máu.


Mọi người đang ngồi trong phòng máy tính mới có mặt tường toàn khung kính nhìn thẳng ra phòng đọc giành cho sinh viên. Phi Long đang chỉ trỏ hàng chữ to "Học, học, và học" trên tấm biển hình chữ nhật dài dài được treo ngang lửng lơ xuống ở giữa phòng đọc, chắc là có chữ ở cả hai mặt.


— Nhưng mà nguyên tác của đại nhân... — A-li-ô-sa bảo.


— Người ta vẫn hiểu đấy là từ nguyên tác của đại nhân, sửa lại sẽ hợp cảnh hẳn hơn.


— Dở hơi. — Kốt-xchi-a xen vào — Đến thư viện trường đọc sách chả để học thì... để đú?


— Kốt-xchi-a em yêu, có chắc không em? Có khi đọc cả chục quyển sách mà chả học được mẹ gì, nhưng vẫn phải đọc. Đọc mới là việc cụ thể nhất, bây giờ, ở đây. Quá khứ không còn, tương lai không biết, chỉ có hiện tại là cực khoái. Không phải anh nói đâu, Phật đấy.


— Phật có phải cái ông nhịn ăn xuýt chết đói xong được gái cho bú anh bèn thăng hoa không? — Kốt-xchi-a khủng khỉnh. — "Quá khứ không còn" rồi, "Học, học, và học" mới là hiện tại cực khoái.


— À, ở quê tao, đ'.. hiểu sao họ lại dịch cái câu đấy thành "Học, học nữa, học mãi"? — A-nhi-a với Mai Phương đang chụm đầu lúi húi ở góc đằng kia, lại còn đeo tai nghe ụp tai.


— Rồi sẽ lại có bọn nào đấy vác bản "học nữa, học mãi" đấy về dịch tiếp, dịch thế một hồi, đến lúc về lại đây, có khi nó đã thành "Đời học nhẹ khôn kham", "Tránh đừng động vào việc học mùa lá rụng", "Anh sẽ luôn ở ngay đây để chờ học", "Phải học người như anh", "Chỉ cần gọi tên anh và anh sẽ học", hố hố... Đi học nữa học mãi thôi các đồng chí. — A-li-ô-sa vỗ vai bạn...






Thế là sau đó các cô thủ thư cứ việc cho máy tính lên bàn rồi "dắt" nó đi dọc theo các giá sách, cắm vào mạng mà nhập liệu.


Tưởng là "đại nghĩa diệt thân", nghĩa cử cao thượng thế thì mấy anh chàng kia phải bớt cay cú mới phải, nào ngờ, A-li-ô-sa đi học về, thấy thế liền đứng ở giữa phòng, gắt um:


— Để gái đi hết cả thế thì còn nói làm đ'.. gì?


— Máy tính mà dắt đi lông nhông thế thì khác đ'.. gì chó? — Phi Long làu nhàu.


— Đúng rồi, Lép Tan-xtôi mà sống lại chắc phải gọi Kốt-xchi-a bằng cụ. — Xéc-giô té nước theo mưa...


— Há há... há há... há há... Lép Tan-xtôi thì liên quan đ'.. gì, "Gái và chó" là Trê-khốp. — Mấy chàng kia, cả Kốt-xchi-a, cùng cười ầm lên, Phi Long vừa ôm bụng vừa nhắc vở...






Chiếc máy này có một điểm khác biệt so với các máy mới đồng bọn: trên mặt bàn ngay bên trái thân máy có một cái hộp cỡ bằng quyển tiểu thuyết, có thể hơi rộng hơn một chút, màu đen, đặt nằm, trên lưng có hình một cái khung với những vệt ngang song song hơi gồ lên, giống như khe tản nhiệt, mặt cạnh ngắn của "cuốn sách" nằm hướng ra ngoài không vuông góc mà hơi van vát, được bịt nhựa đen trong suốt, ở trong có một hàng đèn đỏ, có mấy đèn sáng, có cái nhấp nháy. A-nhi-a đang ngồi đấy, thấy Phi Long đến, cô chỉ vào màn hình máy tính.


— Cái này là... hình như để đọc thông tin gì đấy qua điện thoại, toàn tiếng Anh. — Anh phẩy phẩy tay. — À, có mấy cái chữ gạch chân có màu khác, anh đã thử cờ-lích chuột vào đấy thì thấy nó ra tin khác. Đại khái thế, cũng chả hiểu để làm gì.


— Còn cái này? — Cô bật thêm lên một cái cửa sổ con con hình chữ nhật nằm dọc, ở chỗ tên chương trình có một hàng chữ số, bên dưới có mấy cái nút bấm bèn bẹt xếp hàng dọc có chữ tiếng Anh, cách ra một đoạn trống, đến dưới cùng có một bông hoa, bên cạnh có chữ "Trực tuyến".


— Chịu. Chắc cái gì đấy kiểu nội bộ, các thư viện hay dùng. Mà có khi...






Từ lúc bắt đầu thích nhìn con gái thì Phi Long thường nhìn các bạn theo thứ tự từ dưới lên trên, và thường thì chưa lên tới cổ, anh đã biết con gái có xinh hay không. Lúc đầu anh không để ý chuyện đấy, sau thì để ý, sau nữa thì bắt đầu nghĩ xem tại sao lại thế.


Con gái mà xinh, thì những kênh thị giác, kênh thính giác, kênh khứu giác, kênh xúc giác, kênh vị giác, và có lẽ là cả một số kênh bí hiểm thậm chí có thể là còn ít nhiều mang tính tâm linh khác nữa, theo chiều từ phía bên ngoài hướng vào họ, một cách tự nhiên sẽ hết sức là phong phú. Họ có thể không ý thức được chuyện đấy, có thể ý thức được nhưng không để tâm, có thể ý thức được và rất để tâm, nhưng bất biết thái độ của họ như thế nào, thì thân thể của họ cũng sẽ luôn rất ý thức và rất để tâm. Khi chúng ta muốn đo một cái sóng mà chúng ta chưa biết, chúng ta phải bắn vào đấy một cái sóng mà chúng ta đã biết, rồi vì nó đã biết nên chúng ta có thể xem xét phản hồi của nó để bằng cách nào đó suy ra cái chưa biết kia. Chính vì vậy mà không bao giờ đo được chính xác. Kết quả đo sẽ luôn ít nhiều bị "kích động" hơn so với chính cái mà ta muốn đo, vì khi ta bắn cái sóng của ta vào, thì ta đã làm "nhiễu" cái sóng kia. Tự nó "luôn rất để tâm", và cái đấy tự nhiên nó phải như thế, ở ngoài mong muốn của ta và của nó, cái đấy là khoa học. Con gái xinh, do cái cơ chế khoa học nội tại này, mà thân thể họ buộc phải tự động căn chỉnh nhiều hơn, và cùng với thời gian, nói chung nhanh, chúng trở nên phù hợp nhiều hơn với cái môi trường có nhiều thứ hướng vào họ kia.


Cái này biểu hiện rõ nhất ở những phần đặc trưng nhất. Cho nên nói chung...






Đôi bờ môi rõ nét, hơi dày, nhân trung hoàn chỉnh, sống mũi dọc dừa, cặp kính đen to có gọng và khung mắt kính dày, màu đỏ cùng tông hơi tươi hơn một chút so với màu quai túi, mái tóc rẽ đường ngôi bên trái, buộc túm ra đằng sau, thêm một chiếc bờm màu đen, nhỏ thôi, hơi lằn lằn trên đầu, cả phần đuôi tóc cắt ngang bằng nhau vắt hết ra phía trước qua một bên vai phải, dài quá ngực.


Tay phải cô cầm một tờ giấy gấp đã mở ra, cong vênh vênh, lúc anh lại gần thì cô chuyển cái áo từ cánh tay phải sang cánh tay trái, giúi tờ giấy vào tay anh, rồi lấy tay bỏ kính ra. Phi Long đang định xem tờ giấy thì lại trố mắt ra. Mắt cô màu nâu, trong veo. Mắt nâu, trong hay là không trong, thì ở quê anh cũng là loại mắt phổ biến, bất quá mắt cô hình như nâu có sáng màu hơn một tí. Quê anh, mắt đen hẳn kiểu như mắt anh, — A-nhi-a có lần bảo "trông như có mỗi cái con ngươi to", — có khi lại ít gặp hơn. Anh trố mắt ra căn bản là tại hàng mi. Hàng mi dài ơi dài, mà dài nhất là ở phía hai đuôi mắt. Chỗ đấy mi mắt cong xuống, rồi lại cong tớn lên một cách tự nhiên, thành ra mắt trông như cái dấu ngã, rất là dịu dàng, mềm mại, mà lại như cười.


Cuối cùng thì anh cũng đọc xong tờ giấy, cô gái bảo:


— Chị Mai có nói chuyện, em cũng hơi biết anh rồi.


— Thày Đét-lam đã giới thiệu cái lưới thư viện của mình với bên trường lớn, họ cử người sang chơi trước. Đây là Nhật Linh, đồng hương tớ. — Phi Long vui vẻ thông báo với Kốt-xchi-a và A-nhi-a...






Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (18)" đầy đủ:

http://www.mediafire.com/?is3pepaou7n8xde

http://www.megaupload.com/?d=6YIV683D


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lap-trinh-vien-2.html

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...