Tối nay mấy ông bạn hàng xóm tự nhiên tụ tập đông đủ ở nhà mình và đòi khao. Khao gì? Chả là mình từ ngay khi xử Dương Chí Dũng đã nói ngay người báo tin cho Dũng bỏ trốn là một vị Thứ trưởng công an. Nhiều khả năng đó là ông Phạm Quý Ngọ. Mình chả có quan hệ gì với mấy ông điều tra viên bên Bộ Công an hay Viện kiểm sát tối cao nhưng bằng con mắt “nhà nghề” mình khẳng định ngay chỉ có ông này. Phải là một người có chức vị, có trách nhiệm, mới có được thông tin tối mật như thế này, chứ một anh cấp úy hay cấp tá làng nhàng thì không thể và không dám lộ bem như thế này
Dương Chí Dũng gọi ông này là “anh” với sự kính trọng và vì nể càng khẳng định đó chỉ có thể là một vị chức sắc cao trong Ban chuyên án. Nhưng thật không ngờ, ông này đã đổi tin báo tuyệt mật đó bằng cái giá nửa triệu đô thì thật chả còn “tình nghĩa” gì với đàn em cả.
Nửa triệu đô lấy ở đâu ra mà dễ thế, mà nhanh thế? Dương Chí Dũng khai vay của ông A một trăm, bà B một trăm của anh lái xe một tỉ, có sẵn một trăm... nghe cứ như một trăm ngàn Việt Nam đồng ấy. Sao mà có nhiều người bạn giầu có và tốt bụng thế không biết?
Trong ngành hàng hải có “tục lệ” môi giới khi mua bán tàu cũ. Qua công ty môi giới người ta có thể mua rẻ bán đắt một chiếc tàu cũ ở một đại dương xa lắc xa lơ. Nếu người mua là một công ty tư nhân thì chả nói làm gì, nhưng đây là một Tập đoàn tiêu tiền của nhà nước thì người ta sẵn sàng nâng giá con tàu lên vô tội vạ để được công ty môi giới “lại quả” càng nhiều càng tốt cho dù con tàu mua về chỉ để bán sắt vụn khi tháo dỡ hoặc nếu có đi ra hải cảng nước ngoài thì cũng bị bắt giữ. Và yên chí rằng chả có chứng cứ gì cả như các luật sư bào chữa. Vụ ụ nổi chỉ là một ví dụ bỏ túi hơn bốn triệu đô. Dưới thời DCD, hắn còn “ăn” bao nhiêu triệu đô từ việc mua các con tàu cũ mà Ban chuyên án chưa sờ đến. Điều đó chứng tỏ DCD rất nhiều tiền, cúng sếp năm trăm triệu chưa là cái gì. Và biết tỏng như vậy nên Thượng tướng mới ra giá năm trăm cũng còn là khiêm tốn, chứ đòi một tỉ đô, Dũng cũng phải thu xếp đủ.
Biếu mười ngàn USD tại Tuần Châu và đưa hối lộ tại nhà nửa triệu USD cho ông Trưởng ban chuyên án, Dương Chí Dũng đã nói thật rằng với án tử đã tuyên chỉ có thể nói sự thật, thậm chí chết ngay tại Tòa; còn ông Thượng tướng thì chối phắt, và “đòi” cơ quan điều tra phải làm rõ “sự vu khống này”. Cũng y trang như Dương Tự Trọng không chịu nhận tội cũng như không chối tội mà còn đe dọa trả thù các điều tra viên như xã hội đen sau khi ra tù. Người xưa đã nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Dương Tự Trọng suốt ngày gần gũi đám xã hội đen đất Cảng, bảo kê cho nó nên chất mafia đã ngấm vào máu rồi.
Tôi đồ rằng Trung ương đã biết tỏng Phạm Quý Ngọ đã tiết lộ bí mật quốc gia, nhưng chờ Dương Chí Dũng nói ra mà thôi. Có thế mấy ngày trước đây mới có nghị định hay nghị quyết gì đó về cái gọi là tuyệt mật, tối mật. Đó chính là sợi dây xích buộc tội Phạm Quý Ngọ mà thôi. Nhưng có một điều rất lạ là trong khi “nằm trên thớt” như vậy mà Phạm Quý Ngọ lại được đề bạt lên Thượng tướng thì thật là khó hiểu? Nhưng nghĩ cho kĩ thì cũng chả có gì là không thể giải thích được. Một là để cho anh chàng này chủ quan yên chí vụ làm ăn này chót lọt rồi. Hai là anh này đã bỏ ra 40 tỉ để chạy hàm Thượng tướng qua một nhân vật tầm cỡ tứ trụ triều đình mà các trang mạng đang kháo nhau.
Ngay sau khi Dương Chí Dũng khai ra tên của Phạm Quý Ngọ thì thật cắc cớ VnExpress đã phỏng vấn ngay vị Thượng tướng này và ông này bình tĩnh chối phắt. Cuộc phỏng vấn này nghe nói ông trả lời qua điện thoại từ bệnh viện nơi ông đang điều trị. Bởi thế ảnh kèm theo chỉ thấy đeo hai sao tức là lấy ảnh cũ. Bỗng thấy có điều gì đó thành quy luật, hễ quan chức nào đã chót dính chàm thì tốt nhất là cáo bệnh đi điều trị để khỏi “nhức đầu” lại tránh được phải giải trình này nọ. Trước đây là ông Thanh Chánh Thanh tra Chính phủ, Ông Ngọ nay cũng vậy.
Một điều khá lạ lẫm trong vụ xử Dương Tự Trong hôm nay là nhiều tờ báo được phép “vượt rào” tường thuật tại chỗ, hồi mấy giờ, ông A, bà B khai gì, ở đâu, liên quan tới ai, vậy nên báo Thanh Niên nhanh nhẩu đưa tin Dương Chí Dũng đưa hối lộ cho Phạm Quý Ngọ 500.000 USD, VnExpress thì vẫn giữ nguyên tin này thòng thêm việc phỏng vấn phủ định của ông này. Nhưng sau đó một số Tổng biên tập trong đó có Thanh Niên sợ mất chức đã vội vã gỡ tin này xuống và thay bằng một đại từ nhân xưng vu vơ chung chung. Đúng là một sự dũng cảm nửa vời. Cái chuyện Dương Chí Dũng khai giữa Tòa thanh thiên bạch nhật cả thế giới đều biết dấu diếm làm cái gì. Ngay cả Đài Truyền hình tối nay khi đưa tin về vụ án cũng có dám gọi tên ông Phạm Quý Ngọ đâu. Rõ chán! Một ông Trung ương ủy viên nhận hối lộ và làm tiết lộ bí mật quốc gia chưa thể nói cả cái Đảng này thoái hóa biến chất, ông ta chỉ là “một bộ phận không nhỏ” mà thôi. Thế thì việc gì phải sợ hãi như thế anh Nguyễn Quang Thông, anh Trần Bình Minh?
Có lẽ có người lúc này mới nghĩ rằng tại sao khi đang ở thế thượng phong không khử Dương Chí Dũng để diệt khẩu. Bây giờ thì tóe tòe loe ra rồi. Chính Dương Chí Dũng cũng biết thân biết phận rất sợ bị thủ tiêu và đã nói điều này trước Tòa. Tất cả đều có số. Phạm Quý Ngọ và vợ ở căn hộ 608 tòa nhà Pacific mà theo quản lí Tòa nhà thì người trả tiền mua căn hộ này lại là bồ của Dương Chí Dũng. Thì ra theo chữ nghĩa 6 là Lộc 8 là Phát, 608 là Lộc không Phát vả lại tuổi Ngọ không hợp với tuổi của Dương Chí Dũng nên cả hai cùng kéo nhau xuống hố là hợp đạo trời và hợp cả lòng dân.
Bài của Lương Kháu Lão — Blog luongkhaulao
Mới có mỗi một bạn phát biểu (không tính facebook),
Đối chiếu với một tường thuật ban đầu (sau này đã sửa) của một tờ báo khác thì không phải như vậy. Dương Chí Dũng khai rõ họ tên và chức vụ người báo tin.
Nếu đưa tin như các báo đang đưa, sẽ:
- Sai với thực tế bởi ông Dũng không nói thế tại tòa trong khi báo chí phải tôn trọng sự thật.
- Có khả năng sau này ông Dũng sẽ kiện vì tường thuật sai lời khai của ông ta.
- Người không biết sẽ trách tòa vì sao khai chung chung “ông anh trên Bộ Công an” mà tòa không hỏi cụ thể. Cái này là gây tiếng oan cho tòa.
- Báo tường thuật sai có thể ra tòa như vụ PMU18.
- Lịch sử sau này ghi lại đến đây ắt phải làm footnote và báo chí bị bêu danh trong lịch sử.
Vậy có cách nào giải quyết không?
Theo tôi, báo nên tường thuật theo kiểu: “Trưa 17-5, tôi điện thoại cho ông Y trên Bộ Công an hỏi xem…” và sau đó mở ngoặc chú thích: “Ông Dũng khai rõ tên và chức vụ ông Y tại tòa nhưng do yêu cầu của cơ quan chức năng nên chúng tôi chưa thể ghi rõ tên và chức vụ ông Y”.
Làm được như vậy vừa trọn vẹn đôi đường. (Còn vì sao dùng ông Y thì bởi ông X đã có người dùng rồi, dùng nữa coi chừng nhầm lẫn). Nhưng theo tôi có lẽ các báo thận trọng quá mức; có lẽ không ai ngây thơ đến độ yêu cầu báo chí không đăng một chi tiết quan trọng như thế được công khai tại tòa. Có thể người ta chỉ yêu cầu báo chí cẩn thận, khai là khai như vậy, chờ cơ quan điều tra kết luận chứ báo chí đừng nhảy vào lên án hay phán xét ngay. Thôi cứ hy vọng vậy đi – để xem báo in ngày mai xử lý ra sao!
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...