Đại biểu Quốc Hội sao dốt thế?!

Thấy cái gì khoái thì không nên giữ lại xài 1 mình, mà phải share cho nhiều người hưởng, huống gì đọc cái này cười đầy cả mồm...



Chung thủy cao, chung thủy và chung thủy thấp

Thứ Sáu, 13/06/2014 17:01

(NLĐO)- Chiều 13-6, Đại biểu QH Nguyễn Bá Thuyền đã ví von như vậy khi tỏ ý không tán đồng nếu tiếp tục đưa ra 3 hình thức lấy phiếu tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.



Ông Nguyễn Bá Thuyền cho biết khi tiếp xúc cử tri, cử tri nói đại biểu Quốc hội sao dốt thế xung quanh việc có 3 mức tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Ông Nguyễn Bá Thuyền tỏ ý không tán đồng với việc tiếp tục đưa ra 3 mức tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp


Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn chiều 13-6, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho biết Nghị quyết 35 đang được thực hiện nhưng đã phải dừng lại mà không rõ lý do. Gần 500 đại biểu Quốc hội nhận được một bức thư của Chủ tịch Quốc hội nhưng cũng không rõ lý do của việc dừng lại này. Ông Thuyền thẳng thắn đề nghị Quốc hội nên rút kinh nghiệm thông qua việc này, nếu dừng thì cũng cần cân nhắc.


Hơn nữa, theo ông Thuyền, trong Nghị quyết 35 “cái khen thì sửa, cái chê lại để lại”. “Người ta rất khen khi lấy phiếu tín nhiệm hàng năm bởi đây là bước tiến mới của Quốc hội nhằm đánh giá quản lý cán bộ, nhưng mình lại bỏ cái đó đi. Còn 3 mức tín nhiệm người ta rất chê thì lại giữ lại. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, họ bảo đại biểu Quốc hội sao dốt thế nhỉ?” - ông Thuyền nói.


Ông Thuyền kể một câu chuyện vui mà ông nghe được: 2 vợ chồng nhà nọ khi nghe Quốc hội soạn thảo về lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức đã đưa ra 3 tiêu chí sống chung thủy: “chung thủy cao - chung thủy và chung thủy thấp”. Sau 1 năm, thấy chồng quan hệ lăng nhăng nên bà vợ đề nghị sửa, hoặc chung thủy hoặc bồ bịch, không thể chọn cả hai. “Ông chồng không nghe, vẫn bảo giữ 3 mức như thế, bà vợ bảo ngay “dây thần kinh của ông bị đứt à?” - ông Thuyền ví von.


Theo ông Thuyền, nếu mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần thì không thể đánh giá hết được về cán bộ. “Nên lấy phiếu tín nhiệm 2 lần mới có ý nghĩa, để xem họ có tiến bộ hay không. Cũng chỉ nên lấy hai mức là tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tôi tin là cán bộ không có gì phải lo cả. Những người kỳ trước nhiều phiếu thấp, lần này chắc chắn sẽ cao” - ông Thuyền bày tỏ.


Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần để nâng cao trách nhiệm hiệu quả công tác; người được lấy phiếu có điều kiện soi lại mình để có điều chỉnh. “Nếu mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần thì không biết người được lấy phiếu tín nhiệm đã làm gì để sửa chữa hay dậm chân tại chỗ, có chiều hướng đi xuống?” - ông Vinh nói và dẫn ra báo cáo ý kiến của cử tri 30 địa phương đề xuất chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm để người được lấy phiếu thấy được trách nhiệm, hoàn thiện mình hơn.


Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ cảnh báo, cảnh tỉnh mà giúp người được tín nhiệm cao phấn đấu hơn nữa. Ông Đương đề nghị chỉ nên duy trì 2 mức tín nhiệm là tín nhiệm và không tín nhiệm. “Anh ăn của dân, vô dụng thì phải thay thôi. Những người xả thân vì công việc, có thể có khuyết điểm này, khuyết điểm kia nhưng người đấy xã tắc mới cần, nhất là trong lúc đất nước khó khăn” - ông Đương nói.

“Đúng như anh Nguyễn Bá Thuyền nói, tôi gặp cử tri họ nói sao đại biểu Quốc hội dốt thế, tôi cũng chỉ nói là sẽ cố gắng nghiên cứu” - ông Đương nói.


Theo ông Đương, những người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm phải được giám sát thường xuyên. “Bắt anh vào công việc, trước áp lực của tiền bạc và công việc, khó khăn thì mới bộc lộ ai là người có năng lực, vì dân vì nước, vì xã tắc chứ không phải cứ ngồi đó nói một vì dân, hai vì dân. Nếu những người có chức vụ này chuyển động thì xã hội sẽ tiến nhanh. Nên trọng uy tín và quản lý lãnh đạo bằng uy tín, chứ đừng mượn quyền lực nhà nước để điều hành lãnh đạo. Tôi rất đồng tình với nhiều đại biểu Quốc hội: một nhiệm kỳ phải lấy phiếu tín nhiệm 2 lần”, ông Đương bày tỏ.


Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cần phải có phiếu thăm dò về việc duy trì 3 mức tín nhiệm hay 2 mức, lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/1 nhiệm kỳ hay 2 lần/ nhiệm kỳ. “Mỗi phương án đều phải có 2 phương án để đại biểu Quốc hội bấm nút khách quan, kết thúc kỳ họp ra về hết sức thoải mái” - ông Đương đề nghị.

Thế Kha

(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...