Tội ác, sự uất nghẹn, giới hạn nào cho sự kiên nhẫn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Phóng sự ảnh trên báo Thanh Niên về hiện trạng tàu Kiểm ngư của ta mang số hiệu tàu KN951 cập cầu cảng Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn (Nhà máy X50) để tiến hành sửa chữa các hư hỏng sau khi bị các tàu Trung Quốc đâm hung bạo vào hôm 23.6: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140629/can-canh-vet-thuong-tau-kn-951-bi-trung-quoc-dam-hung-bao.aspx

Không thể kéo dài việc này như cách mà đại biểu Trần Du Lịch nói với cử tri: Tàu mình ra, bị tàu Trung Quốc đâm húc hỏng, nát thì vào bờ sửa, sửa xong lại ra khơi...

Thế rồi sao? Rồi lại bị đâm húc hỏng nát lại vào bờ sửa, sửa xong lại ra khơi? Thế rồi sao? Rồi lại bị đâm húc hỏng nát lại vào bờ sửa, sửa xong lại ra khơi? Thế rồi sao? Rồi lại bị đâm húc hỏng nát lại vào bờ sửa, sửa xong lại ra khơi? Thế rồi sao? Rồi lại bị đâm húc hỏng nát lại vào bờ sửa, sửa xong lại ra khơi?

Như thế để chứng minh chúng ta có trái tim nóng và cái đầu lạnh?
Như thế để chứng minh ra chuộng hòa bình, muốn giải quyết bằng hòa bình?
Như thế để chứng minh ta kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng biện pháp hòa bình?
Đã tới lúc cần phải thay đổi biện pháp bảo vệ chủ quyền.
Kéo dài như thế, thậm chí còn ca ngợi tàu ta khéo luồn lách, tránh né sự vờn đuổi của tàu Trung Quốc.

Đó là tinh thần AQ đấy.

Trước khi chúng ta tỏ rõ sức mạnh vũ lực bảo vệ chủ quyền của chúng ta, việc phải làm ngay là kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

Cùng với đó là các giải pháp đi kèm, mạnh hơn, rõ ràng hơn, dứt khoát hơn, quyết liệt hơn, cụ thể hơn, cụ thể từng việc, từng đối sách, từng ứng xử, từng chủ trương... để Trung Quốc thấy rõ thế này: Không có ông, không hợp tác với ông, không liên kết tổng hợp với ông, nước tôi có khó khăn, thậm chí trước mắt nước tôi rất khó khăn nhưng không có nghĩa là nước tôi không đứng vững.
Dứt khoát như thế.

Có cái gì đó vương vấn, lùng bùng, mắc mớ đồng tiền bát gạo với Trung Quốc lâu nay khó gỡ, công khai cho nhân dân biết, nhân dân sẽ ra tay ngay, khó mấy nhân dân cũng sẽ giúp được Nhà nước, Chính phủ, mang cả tinh thần thời chiến trước đây ra để cứu lấy lòng tự tôn và độc lập Tổ Quốc.

Đã tới thời điểm nước sôi lửa bỏng, không được úp mở, không được giấu diếm nhân dân điều gì hết. Nhân dân sẵn sàng thắt lưng buộc bụng, thậm chí đóng góp từng ngày lương, từng cân thóc, từng nắm lúa, củ khoai cùng Chính phủ vượt qua khó khăn khi tách ra khỏi Trung Quốc.

"Buồn ơi chào mi!" của Hạ Đình Nguyên

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tháng 5 này, một cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng lại biến thành một nỗi buồn mệnh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh đạo Nhà nước — đảng.

Hóa ra đều đáng hoài nghi cả!

Dù đã có rất nhiều lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ, vào những con số đứng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.

Từ sự lên tiếng sớm sủa và rất hùng hồn không gây hiệu quả của ông Thủ tướng, đến việc lặp lại lời nguyền xa thăm thẳm của tiền nhân, do Chủ tịch nước truyền tải một cách vô hồn, lại đến lời kêu gọi thê thiết và mong ước mông lung về tình hữu nghị của ông Tổng Bí Thư, đến cả cái quyết tâm im lặng của 500 con người đại biểu, giàn khoan HY 981 vẫn điềm nhiên sừng sững ở biển Đông, các con tàu của bọn “hữu nghị” vẫn gào thét và đâm húc, đặc biệt tiếng đe dọa trịch thượng của thiên sứ Dương Khiết Trì còn vang vọng trên nóc Thủ đô: “Phụng khuyến Việt Nam tảo nhật hồi đầu” -(khuyên bảo Việt Nam sớm quay đầu). Ở đó có diễn ra một cuộc khiêu vũ hóa trang!

Tiếng vọng ấy của Dương hôm nay đã đáp lại lời tiền nhân của nghìn năm trước vừa được nhắc lại, được chăng?

Việt Nam là một đất nước rất nhỏ.
Trong đất nước rất nhỏ lại có một Thủ Đô rất to.
Trong Thủ Đô rất to lại có những con đường rất nhỏ.
Bên những con đường rất nhỏ lại có những biệt thự rất to.
Trong những biệt thự rất to lại có những cô vợ rất nhỏ.
Bên những cô vợ rất nhỏ lại có những ông chồng làm quan rất to.
Những ông quan rất to lại xách những chiếc cặp rất nhỏ.
Trong những chiếc cặp rất nhỏ lại có những dự án rất to.
Những dự án rất to lại có hiệu quả rất nhỏ.
Tuy hiệu quả rất nhỏ lại có thất thoát rất to.
Tuy thất thoát rất to lại có trách nhiệm rất nhỏ.

...

Trên đất nước rất nhỏ đang có một giàn khoan rất to!
Cách đây không lâu, cả nước nghe lời trọng trách đầy hào sảng: “để cho Đảng lo”. Nay cũng hùng hồn một sự phân công màu nhiệm: “để mai sau con cháu lo”, mai sau là 10 năm, 100 năm, hay cho dù cuối thế kỷ cũng chưa chắc đã “hoàn thiện”. Cái mệnh đề cho tương lai khó lòng mà thoái thác. Cái quyết tâm chống trả đó của lớp anh hùng hôm nay, nghĩ cho cùng, thật là ghê gớm! Nó song hành với quyết tâm cũng đã từng rất lâu dài của đối phương. Con cháu đã nhận lãnh sự ủy thác thiêng liêng và vĩ đại. Người nhận vĩ đại thì người giao cũng vĩ đại vậy. Thấp thoáng ta nhớ lại hình ảnh của Nguyễn Phi Khanh ở cửa ải Nam Quang của “ngày xưa” trong ký ức, dặn Nguyễn Trãi: “ Đừng bi lụy nữa, con hãy quay về mà lo trả thù cho cha, đền nợ cho nước”. Ngày nay, hẳn đã có nhiều Phi Khanh, và cũng nhiều Nguyễn Trãi? Nhưng cũng không tránh khỏi chút lòng ái truất cho niềm hy vọng về sự vinh quang của những đứa trẻ đang và sẽ sinh ra đời của nhiều thế hệ, ở khắp hang cùng ngõ hẻm trên mảnh giang sơn này. Thế mà, sự im lặng nhịn nhục hôm nay được đội lốt là “thương dân” đấy.

Một nền giáo dục vô vọng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giá trị khoa học cao nhất thời nay là biết chăm chỉ phục vụ thời sự
Việc một số nhà giáo dạy văn kì cựu tỏ ý hoan nghênh đề thi tốt nghiệp THPT năm nay bàn về biển đảo không làm cho những người như tôi ngạc nhiên.
Chẳng qua các nhà giáo ấy chỉ muốn khẳng định con đường mà họ đã theo từ trước đến nay.
Con đường nào? Đó là thông qua văn học - chủ yếu là văn học hiện thời -, thuyết minh rao giảng cho các hoạt động đang thu hút sự chú ý của xã hội và coi đó gần như là công việc chính của người giảng dạy một bộ môn nhân văn như văn học.
Lịch sử kể cả lịch sử văn chương chả là thứ gì xa xôi trừu tượng mà phải quá lo. Tất cả trông vào phản ứng của người ta trước tình hình thời sự.
Người sáng tác cũng như người giảng dạy văn chương phải coi phục vụ thời sự là niềm hãnh diện.
Nhiều thế hệ người thày đã quen với ý nghĩ như vậy.
Từ đó, nếu có đào tạo ra một lớp người đời sống tinh thần nghèo nàn, nghề nghiệp không có, lấy việc làm theo mệnh lệnh từ trên xuống làm niềm tự hào... thì cũng chẳng ai lấy làm xấu hổ.
(Trên đây cũng là cách hiểu của tôi với điều mà nhà nghiên cứu Giáp Văn Dương gần đây mô tả: Chúng ta chỉ lo đào tạo con người công cụ. Chỉ xin bổ sung thêm, thứ con người công cụ mà nền giáo dục ta đào tạo nên là loại công cụ quá cổ lỗ thô sơ; trong trường hợp sản phẩm giáo dục đang nói, đó là một thứ công chức xoàng xĩnh không ai muốn dùng).

Một sự sai khác dễ thấy khi so sánh
Có nhiều điều do đã quá quen, nên ta tưởng ở đâu cũng vậy lúc nào cũng vậy sau biết rộng ra hóa không phải.
Thử nhìn vào các cuốn sách giáo khoa môn văn ở bậc tú tài Sài Gòn trước 1975. So với sách tương tự Hà Nội, chỗ khác thì nhiều, trong đó có cái điểm là ở đó có một tinh thần khoa học nghiêm túc với nghĩa:
- Không bao giờ có chuyện văn học phục vụ chính trị một cách thô thiển nói chung,
- Không bao giờ dành cho văn chương đương thời một sự sùng bái quá đáng; không ép học sinh phải học mọi thứ văn chương vừa viết rời tay và mới xuất hiện trên báo chí vài năm.
Còn ở Hà Nội thì sao? Trước khi vào Đại học Sư phạm Vinh, tức là từ hồi còn học cấp II, cấp III Chu Văn An, tôi đã biết rằng các nhà nghiên cứu văn học đương thời bị khống chế theo cái phương châm học từ Trung quốc sau 1949 là hậu kim bạc cổ.
Lúc học đại học, phần văn học cổ điển chúng tôi chỉ được học rất sơ sài. Bao nhiêu sinh viên có năng lực đổ xô cả vào việc tìm hiểu văn học đương thời, lấy việc được tham dự vào đời sống văn học trước mắt làm niềm tự hào. Còn một số sinh viên chót đi theo văn học cổ điển và văn học nước ngoài thì đành xót xa như bị đẩy ra chầu rìa trở thành người đứng ngoài cuộc. Phải một thời gian họ mới học được cách làm cơ hội chủ nghĩa ở trình độ cao hơn, sẵn sàng bóp méo lịch sử phục vụ thời sự và nhờ thế, họ lại trở nên cao giá hơn. Nhưng đó là chuyện về sau.
Khái quát lại thì thấy: Các vấn đề nội tại của một ngành khoa học, các vấn đề mà nó phải đối diện trong suốt lịch sử hình thành không là gì cả, nếu nó không phục vụ thời sự.
Không chỉ môn Văn, mà các môn khoa học xã hội khác cũng đều đi theo hướng đó, nhưng ở môn văn, người ta lại hay có những lý lẽ che đậy khéo léo hơn, do đó đáng xấu hổ hơn.
Từ những người quản lý giáo dục cho tới các giáo viên đều thống nhất xác định nhiệm vụ của khoa học là góp phần lý giải các hiện tượng thời sự, còn cái gốc khoa học thì bị lảng tránh và tùy tiện thay đổi, chín bỏ làm mười là thường, mà bốn năm, thậm chí hai một, cũng vẫn là con số mười đẹp đẽ.
Thời sự ở đây vừa có nghĩa là đời sống tinh thần sau 1945 nói chung, vừa có nghĩa là các vấn đề nổi cộm của từng năm tháng cụ thể.

Một hệ thống phụ thuộc và bị hòa tan trong hệ thống hành chính vô cảm
Trở lên là tình trạng giáo dục phục vụ chính trị trên bề mặt.
Sự phục vụ này còn đi vào bề sâu, biến thành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của một bộ máy đồ sộ - cả trong việc dạy và học số người trong ngành tính ra phải là con số chục triệu.
Có dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn trước 75, tôi nhận ra một sự thật: Hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực.
Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng. Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo - các học quan tương ứng với tỉnh, phủ , huyện - là người do triều đình cử chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.[1]
Sang thời cách mạng thì hoàn toàn ngược lại. Nhiều vị sư do nhà nước phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen.
Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do ủy ban cử sang.
Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua.
Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.
Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được - người ta hiểu vậy.

Một trong những chuyện buồn cười nhất thời gian gần đây là chỉ thị của Bộ gíáo dục cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.
Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào.
Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.
Một kỷ niệm nữa có liên quan tới những năm 55-58,khi tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng đường để hoan nghênh các vị khách quý.
Ở các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến.
Người ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. Còn những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, thì không ai cần biết.

Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở ta kể với tôi Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp thành lập 2/1946 là Đặng Thai Mai. Nhưng về sau do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.
Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc chứ không phải à uôm như từ sau khi Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên qua đời tới nay.

"Giáo dục thì ta không kém gì thế giới"
Một lần đọc hồi ký Đoàn Thêm, tôi biết rằng ở miền Nam trước 11/1963, ông Ngô Đình Diệm có một nhận thức về nền văn hóa giáo dục nước nhà rất đặc trưng cho người Việt. Đại ý, theo Ngô Đình Diệm, nước ta kém gì thì kém chứ dân ta rất ham học, ta có truyền thống về văn hóa giáo dục, có thể làm gương mẫu cho các nước Đông Nam Á (!).
Về mặt này, có thể nói là giữa nhà chính trị họ Ngô với các đối thủ tức là những người của bên thắng cuộc, như chữ dùng của Huy Đức, hoàn toàn có một sự tương đồng.
Ở Hà Nội trước 1945, chúng tôi cũng được rót vào đầu niềm tự hào về thứ “cao quý nhà nghèo” của giáo dục văn hóa xứ mình và các vị bề trên đứng ra chèo lái xã hội thì đều là những nhà văn hóa nhà giáo dục có tầm vóc quốc gia.
Tuy nhiên,ở miền Nam, sau khi Ngô Đình Diệm đổ, đến thời các vị tướng làm chính trị, thì họ khôn ngoan hơn. Bảo rằng bỏ mặc cũng được mà bảo rằng thức thời cũng được, họ cho phép nền giáo dụclúc ấy vượt lên cái cổ hủ vốn có, kể cả vượt qua cả nền giáo dục khá bài bản thời Pháp thuộc, để chuyển sang học cách làm giáo dục mới mẻ của người Mỹ.
Theo tôi hiểu, một trong những nét làm nên bản chất giáo dục Hà Nội và nay mở ra cả nước, đó là sự tiếp nối, là bộ mặt hiện đại của một thứ giáo dục làng xã tiểu nông, cái gì cũng tàm tạm gọi là có mà không cái gì đạt tới trình độ một nền giáo dục chân chính. Nhưng đó là ý tôi biết được về sau. Suốt thời trẻ chúng tôi phải quán triệt một nhận định của trên:
- Chúng ta có một nền giáo dục thuộc loại tiên tiến trên thế giới.
- Sau những học lỏm ban đầu của các nước anh em Liên xô Trung quốc, nay đã đến lúc chúng ta chẳng cần học ai cả.

Mất dần mọi sự thiêng liêng
Dịp cuối niên học 2013-14, một anh bạn trạc tuổi tôi đi họp phụ huynh cho cháu nội trong nhà đang học tiểu học trở về kể rằng không khí nhà trường sao ngao ngán hết chỗ nói.
Cái chính tức là nhà trường hiện nay truyền sang học trò tinh thần thi nhau cạnh tranh để giành những danh hiệu.
Trong việc đánh giá học sinh sau một năm học, người ta có chú ý đến nội dung bài vở nhưng nhiều chỗ che giấu hoặc làm lấy lệ; cái quan trọng hơn là trình độ thích ứng của mỗi em trước sự nhào nặn của nhà trường.
Từ đó nẩy sinh trong học sinh và phụ huynh tâm lý chỉ chăm chăm xem mỗi em học sinh ở vào cái thang bậc nào trong bảng thành tích mà nhà trường xếp đặt. Những chuẩn mực kiến thức cũng như đạo đức của em trở nên một cái gì hết sức trừu tượng và xa lạ.

Một lần, tôi đã đọc được lời than phiền của một phụ huynh là sao trong những dịp khai giảng bế giảng cứ bắt con em họ phải tập đi tập lại những động tác rất vô nghĩa để đón những cán bộ ủy ban sang dự. Trong khi đó cảm giác của người học sinh về sự thiêng liêng của nhà trường, sự thiêng liêng của buổi lễ khai giảng, hoàn toàn là một cái gì khó hiểu đối với lớp trẻ đương thời.

Khi nghĩ về những năm học tiểu học của mình, tôi luôn nhớ về các thầy, các cô cũ. Không hiểu sao, tôi cảm thấy đối với các thầy có một sự kính trọng thật sự.
Con em chúng tôi hiện nay khi nói về nhà trường không mấy khi chúng nhắc tới những người thầy mà chúng đang học. Ngày 20/11 có đi chúc tết các thầy thì cũng sớm hiểu đây là cái lệ không làm không được.
Khoảng từ 1964 trở về trước, ở Hà Nội người ta còn chọn lọc khi tuyển người vào ngành sư phạm. Tức là có những người có thể rất giỏi, rất được việc, nhưng nếu không có cách sống thế nào đó, không có thói quen đạo đức thế nào đó, thì được khuyên là không bao giờ nên đi vào ngành sư phạm. Vì làm thầy lúc đấy cũng là một sự nghiệp thiêng liêng như tu hành vậy. Người ta không thể mưu cầu danh lợi khi đi làm thầy.
Có điều, đấy chỉ là di sản còn sót lại của nền giáo dục trước 1945 và kéo dài lót đót qua kháng chiến. Ngay trước 1975 tinh thần thực dụng cũng đã thấm vào lớp thanh niên mới lớn chúng tôi mà việc chán bỏ ngành sư phạm đã thành một thứ luật bất thành văn. Chúng tôi bảo nhau đó là nghề bán cháo phổi, nghề chở đò qua sông. Trong sự đãi ngộ của nhà nước thì hồi đó lương giáo viên thuộc loại thấp, ở nhiều vùng nông thôn, giáo viên phải làm thêm mới đủ sống. Có người nêu ra định nghĩa người giáo viên tức là người nông dân có thêm nghề phụ là nghề gõ đầu trẻ.
"Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, sư phạm thông qua, nông lâm bỏ xó"
"Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm"...
Những câu "danh ngôn" được truyền tụng hồi ấy gần đây tôi còn được nghe nhắc lại, với ngụ ý là tất cả những tệ hại xảy ra hôm nay, nó đã bắt nguồn lâu lắm rồi, ngay từ lúc xã hội còn thịnh trị.

Có một chuyện mà tôi thấy tuy có vẻ nhỏ nhặt không đáng nói nhưng sao vẫn thấy cần nói. Tại sao nền giáo dục của chúng ta, nhất là giáo dục tiểu học lại toàn sử dụng phụ nữ. Nhiều cô giáo quá, tỷ lệ cô quá cao. Nếu tôi không lầm có đến 80-90% giáo viên tiểu học các trường là phụ nữ. Theo sự hiểu biết của tôi, nhất là qua tìm hiểu nền giáo dục của các xã hội bình thường khác thì ngay trong trường tiểu học, học sinh đã cần lây truyền tính khỏe mạnh, cương nghị, quyết đoán của nam giới chứ không chỉ cần sự ngọt ngào, tình cảm của nữ giới.

Cạn kiệt năng lực thay đổi
Trong bài viết "Làm sao cứu vãn nền giáo dục phi chuẩn mực này được?" tôi đã nói tới tình trạng đang ngại nhất của nền giáo dục hiện nay: Nó tiên thiên bất túc, bất thành nhân dạng do đó vô phương cứu chữa.
Người ta vẫn đang lớn tiếng yêu cầu là phải có những cải cách mạnh bạo trong ngành giáo dục. Nhưng với những người đang làm giáo dục hiện nay, tôi có cảm tưởng ở họ đã cạn kiệt năng lực tự thay đổi.
Muốn thay đổi được họ phải biết một nền giáo dục chuẩn mực là như thế nào, giáo dục các nước khác ra sao. Đằng này, họ không bao giờ biết một cái gì khác ngoài nền giáo dục mà họ đang sống và là những trụ cột. Người viết sách giáo khoa không biết rằng sách giáo khoa ở các nước khác người ta viết như thế nào. Người lên lớp giảng không biết rằng ở các nước khác người ta làm việc với niềm tin thế nào, kiến thức thế nào.

Trong đời làm báo hồi trẻ, tôi luôn luôn bắt gặp những người phụ trách báo mà không biết tờ báo nào thời trước cách mạng, không bao giờ biết nào tờ báo ở nước ngoài và còn tham gia vào việc ngăn chặn cấp dưới của mình đọc các tờ báo ấy. Thế mà họ cứ làm công việc phụ trách báo vài chục năm trời.
Đến khi làm xuất bản tôi cũng gặp những ông giám đốc không hề biết nghiệp vụ xuất bản là gì. Nhiều ông nhà không có tủ sách cá nhân, bản thân không bao giờ đi lùng sách, không bao giờ ra các cửa hàng xem người ta mua sách ra sao. Vậy mà những vị giám đốc ấy, khi tiếp khách nước ngoài (hồi trước 1986, khách Liên xô có, khách Trung quốc có), vẫn tự tin rao giảng kinh nghiệm xuất bản của mình cho khách.
Những người thầy giáo và nói chung là những người làm giáo dục ở ta cũng trong tình hình tương tự. Mà chuyện bên giáo dục cũng là chuyện của mọi ngành khác.

Đã đến lúc không còn biết học ở đâu nữa
Một trong những bài thơ thường trở lại trong đầu óc tôi những ngày này là bài "1940" của Bertolt Brecht

Con tôi hỏi: hay là con học toán?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Khó gì con?
Con sẽ tính ra rất dễ dàng rằng
Hai mẩu bánh ăn no hơn một mẩu
Con tôi hỏi: hay con học tiếng Pháp?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Nước suy rồi
Con cứ việc lấy tay xoa bụng
Gào lên, người ta sẽ hiểu con.
Con tôi hỏi: hay là con học sử?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Con ơi.
Con hãy học vùi đầu xuống đất
Có thể mai ra còn sống thoát được chăng!

Thế rồi, tôi nói: ừ con
Con học toán, học Pháp văn, học sử.

(Trần Dần dịch - Trích từ Bertolt Brecht Thơ trữ tình, NXB Hội Nhà văn, 2006, tr. 70)

Khoảng hơn mười năm trước đây, tôi cũng sống theo như lời khuyên của Brecht, tức là khi không biết làm gì thì bảo nhau quay về học.
Nhưng giờ thì tôi thấy phải nghĩ khác, một cách nghĩ bi quan hơn. Đối với thế hệ trẻ hiện nay, kể cả các bạn mới học xong đại học và mới bước vào đời, thì nay lời khuyên đó cũng không đủ nữa. Họ biết học làm sao khi cả xã hội không có không khí học tập. Họ biết học làm sao khi sống trong một xã hội cạn kiệt năng lực cải hóa thay đổi. Từ cấp thấp đến cấp cao, phần kiến thức cơ bản mà mọi thanh niên phải có ở các nước, đến với họ quá lỗ mỗ cũ kỹ. Họ biết học làm sao khi không có ngoại ngữ và do đó không có thói quen tìm hiểu về các nền giáo dục khác. Họ biết học làm sao khi không biết rằng trên thế giới người ta đã tiến đến đâu rồi.
Với việc trói buộc nền giáo dục trong quan niệm cổ lỗ của mình, từ đó tạo ra một cơ chế không còn khả năng tự thay đổi, xã hội chúng ta đang trong tình trạng giậm chân tại chỗ, tự tái tạo ngày mai của mình theo cái mẫu hôm nay và làm cho nó suy đồi tan nát hơn mà lại vẫn tự huyễn hoặc là đang đi tới một tương lai tốt đẹp hơn.


[1] Xem bài Vài nét về giáo dục địa phương nhà Nguyễn
Nguồn tin: trang Web Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Thứ sáu, 11/04/2014
Theo Đại Nam thực lục, các chức quan quản lý việc học dưới thời nhà Nguyễn đó là: Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo. Mỗi chức quan sẽ quản lý ở một cấp khác nhau. Đốc học, có nhiệm vụ làm thanh tra học vấn ở cấp tỉnh, tước quan hàng Ngũ phẩm, được chọn trong số những người đỗ Tiến sĩ. Giáo thụ, quản lý việc học ở cấp phủ, tước quan hàng Thất phẩm, được chọn trong số những người đỗ Cử nhân. Huấn đạo có trách nhiệm quản lý việc học ở cấp huyện, có tước quan hàng Bát phẩm, được chọn trong số những Tú tài.
Việc chọn ra các học quan dưới thời nhà Nguyễn cũng có những tiêu chuẩn nhất định như:
“Năm Gia Long thứ 11 (1812), nhà vua đã truyền chỉ cho quan tổng trấn Bắc Thành để bổ chức Đốc học, Trợ giáo cho các tỉnh, trấn còn khuyết với tiêu chuẩn là người đó phái có học hạnh. Người nào địa phương tự xét thấy đủ tiêu chuẩn thì kê khai rõ tên tuổi, quê quán để tâu lên triều đình”. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) triều đình lại có nghị chuẩn về tiêu chuẩn tuyển chọn các học quan như sau “chức dạy học ở các phủ, huyện nếu là Hương cống, Sinh đồ thì hạn tuổi từ 40 trở lên, là ẩn sĩ thì hạn từ 50 tuổi trở lên. Người nào đã được sung chuyển thì Bộ Lễ hội đồng với Quốc tử giám sát hạch, nếu đạt thì chỉ chờ để phân công công việc”.

(Bài của tác giả Vương Trí Nhàn, - vuongtrinhan.blogspot.com)

Bị các cụ mắng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Quý Hiền
Gần hai tháng nay thấy giặc TQ xâm phạm bờ cõi, cho cả tàu chiến, tàu bay vào biển trời của ta, tôi là một người dân cũng thấy lo lo. Nỗi lo thành giấc mơ gặp các cụ Anh hùng dân tộc, các cụ là dân thường qua các thời đại gọi chung là các vị tiền nhân. Xin chép ra đây những câu hỏi - giả nhời của người xưa hiện về:

+ Lạy các cụ! Giặc TQ đang xâm phạm bờ cõi! Phải làm gì lúc này?
- Cho mày ăn học tử tế mà sao có câu hỏi ngu thế? Mày không thuộc bài "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi" của Cụ Hồ à?

+ Nhưng thế giặc mạnh hơn ta nhiều lần!
- Lại ngu! Mày chỉ cho các cụ xem lúc nào, ở đâu có thằng yếu đi bắt nạt thằng mạnh, nước nhỏ đi xâm lược nước lớn?

+ Nghe nói các cụ rất khôn khéo trước kẻ thù nên con mới dám hỏi những mong kế sách...
- Nhũn nhặn và hèn, Anh hùng và liều dễ lẫn lộn nhau. Giặc vào là đánh, đánh thắng xong sang "xin lỗi" để tránh can qua cho dân và cho giặc tí sĩ diện khác với thấy giặc là sợ hiểu chửa? Như đi đường gặp chó cắn càn ấy, càng chạy nó càng đuổi. "Chó sủa người cứ đi". Chó cố lao vào thì phải đá cho nó một cái cho nó cụp đuôi chạy rồi... xin lỗi chủ con chó ấy!

+ Cụ thể như lúc này, giàn khoan 981 và cả đàn tàu chiến, tàu QS giả danh dân sự của TQ đang vấy bẩn biển của ta?
- Đánh giặc, mình yếu phải nhằm vào tử huyệt của giặc chứ các cụ có xui hậu thế đem tàu chiến HQ ra dàn trận trước giặc đâu! Tử huyệt chúng nó lúc này là sợ bị kiện. Khá khen hậu thế hôm nay biết vờn giặc gần 2 tháng để thiên hạ nhận ra cái mặt thối tha của thằng Tập và bè đảng nhà nó! Vờn thế thôi, đem tàu chấp pháp vừa đủ ra để khẳng định chủ quyền, còn thì phải giữ lực lượng chứ, các tàu bị méo hết thì nó đem 4-5 giàn khoan nữa, lấy đâu ra tàu!

+ Nhưng kiện TQ liệu có thắng không, thưa các cụ?
- Thằng này ngu quá thôi! Chiến đấu bằng biện pháp hòa bình mà cũng lo thua khi chưa cầm đơn chiến đấu thì thắng sao được? Nói đâu xa, ông mày, bố mày đánh Pháp, đánh Mỹ có ngồi như mày tính xem thắng hay thua mới chiến đấu đâu? Tư tưởng của các cụ từ xưa tới nay là "quyết chiến, quyết thắng"! Dù là chiến bằng gươm giáo, súng đạn hay bằng đơn từ pháp lý thì phải QUYẾT chứ ngồi do dự thì thà dâng nước cho giặc có khi còn được tí tự hào là "Tổ quốc ta đông dân nhất thế giới" và sau này con cháu có bị như dân Tây Tạng, Nội mông là chuyện của chúng nó!

- (Cụ khác, cười): Như mày muốn học bơi thì phải nhảy xuống nước chứ cứ đứng trên bờ mà lo liệu có chết đuối không thì bao giờ biết bơi hả con!

+ Nếu TQ cứ quyết gây hấn?
- Thì phải chiến chứ còn gì nữa! Nhưng làm sao để "sới vật" xuống xa xa khỏi tầm Tam Á (Hải Nam) vừa gây khó cho giặc, vừa rủ được anh em cùng chung kẻ thù phá giặc. Biển ta dài, chỗ nào cũng có thể là căn cứ xuất phát, giặc biết đâu mà lần! Chứ vùng biển Hoàng Sa là vùng chỉ có ta và giặc Tàu tranh chấp lại gần căn cứ chúng nó hơn!

+ Lạy các cụ! Con sợ chiến tranh xảy ra... mất mát... đau thương...
- (Một cụ quát): Tiên sư mày! Mày nói thế chẳng hóa ra các cụ hiếu chiến à? Nói cho mày biết, những thằng hiếu chiến có thằng nào làm nên trò trống gì đâu! Các cụ đây luôn thắng giặc là vì các cụ rất yêu hòa bình nhưng không biết chịu nhục! Cây muốn lặng gió chẳng đừng thôi!

Sau tiếng quát, tôi giật mình tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa. Nhìn ra ngoài, trời đã sáng!

(Nguyễn Quang Lập - bolapquechoa)

Thư yêu cầu TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời kiện (hay không kiện) Trung Quốc về biển Đông

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập — Tự do — Hạnh phúc
----***----

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2014

THƯ YÊU CẦU

Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện Điều 4 Hiến pháp 2013, chỉ đạo Nhà nước kiện (hay không kiện) Trung Quốc về biển Đông


Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng — Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)


Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình."

Như vậy, trước những vấn đề cực kỳ quan trọng của đất nước, ĐCSVN (mà ông là người đứng đầu) phải có quyết định và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử về quyết định đó.

Gần đây, Trung Quốc liên tục có các hành vi xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp Quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia.

Trước tình hình hết sức nghiêm trọng đó, phần lớn những người Việt Nam trong và ngoài nước đều cho rằng, Việt Nam phải kiện Trung Quốc theo các quy định của luật pháp Quốc tế. Nhưng theo dõi qua truyền thông, người dân chúng tôi nhận thấy lãnh đạo Việt Nam chưa tỏ rõ thái độ kiên quyết, về việc có khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án hoặc Tòa trọng tài Quốc tế hay không. Một số ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN như các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh đều nêu khả năng về việc khởi kiện Trung Quốc, nhưng ý kiến vẫn chưa thống nhất. Riêng ông Vũ Đức Đam, phó Thủ tướng Chính phủ (50 tuổi), trẻ nhất trong số lãnh đạo Việt Nam còn tỏ ý muốn để đời con cháu gánh vác, tức là lãnh đạo như ông Vũ Đức Đam (người có thể tham gia lãnh đạo Việt Nam 20 năm nữa) chưa thể nhận trách nhiệm khởi kiện Trung Quốc. Hầu hết các lãnh đạo khác đều chưa bày tỏ chính kiến về việc có khởi kiện này hay không.

Bác Hồ: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả,.."

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,
19-12-1946
Hồ Chí Minh toàn tập

Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Nói khi đến thăm bộ đội ở đền Hùng, trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954

Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Hồ Chí Minh toàn tập

Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi.
Hồ Chí Minh toàn tập

Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được, nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.
Bài nói chuyện trong buổi bế mạc
Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6
18-1-1949

Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Sửa đổi lối làm việc
Hồ Chí Minh toàn tập

Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Di Chúc

Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề quan hệ tới đời sống của dân, dầu khó đến đâu mặc lòng. Hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân phải được đặc biệt chú ý...
Trích bài Bác viết với bút danh
Chiến Thắng, báo Cứu quốc, 12-10-1945
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia

Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
Di chúc - 1969

Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân
ngày khai trường 1946
Hồ Chí Minh toàn tập

Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả.
Thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách
nhi đồng toàn quốc, 25-8-1950
Hồ Chí Minh toàn tập

Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng XHCN. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu, hậu lạc", nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là những anh hùng vô danh....
Bài nói chuyện tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 21-10-1964
Hồ Chí Minh toàn tập

Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân tộc ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn bè ta. Đồng thời viết để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết về cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn, nêu cái hay, cái tốt thì có chừng mực, chớ có phóng đại. Có thế nào, nói thế ấy.
Bài nói chuyện với cán bộ báo chí,
17-8-1952
Hồ Chí Minh toàn tập

Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm.
Đời sống mới, 1947
Hồ Chí Minh toàn tập

Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người đó có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, thì không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại...
Sửa đổi lề lối làm việc
Hồ Chí MInh toàn tập

Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.... Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ... Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.
Cần Kiệm Liêm Chính
Báo Cứu quốc, 6-1949
Hồ Chí Minh toàn tập

Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Đời sống mới, 20-3-1947
Hồ Chí Minh toàn tập

Một người cách mạng bao giờ cũng phải trung thành, hăng hái, xem lợi ích của Đảng và dân tộc quí hơn tính mệnh của mình. Bao giờ cũng quang minh, chính trực, ham cách sinh hoạt tập thể, luôn luôn săn sóc dân chúng, giữ gìn kỷ luật, chống lại "bệnh cá nhân".
Sửa đổi lề lối làm việc
Hồ Chí Minh toàn tập

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tình thần và lực lượng, sức mạnh và của cải để giữ vững quyền độc lập, tự do ấy...
Tuyên Ngôn Độc Lập
Hồ Chí Minh toàn tập

Cuộc kháng chiến vĩ đại của ta là một kho nguyên liệu vô tận cho những tác phẩm xuất bản mà đồng bào ta đang chờ đợi. Tương lai rực rỡ của Tổ quốc là cái nền tảng không bờ bến cho sự phát triển tài năng của mọi người.
Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận
Hồ Chí Minh toàn tập

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Di chúc, 1969
Hồ Chí Minh toàn tập

Xin hãy giữ lửa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Bình luận đêm muộn) - Blog NQV

Có những khi tôi ngồi thẫn thờ, tự vấn với những tại sao, giá như, nếu mà... về việc chậm trễ thay đổi phản ứng từ phía Nhà nước đối với âm mưu, thủ đoạn, hành vi xâm lược của chính quyền Trung Quốc tại vùng biển đảo chủ quyền, những câu hỏi, tự vấn khó tìm lời giải nhưng cũng khó để đoán mò chủ quan, nghĩ xấu về tình hình, lại cố gắng rít cho hết điếu thuốc, lạc quan đi, tự tin đi, giữ lửa để điểm tin, để bình luận, để theo dõi, để thở dài và hy vọng...

Có những khi tôi muốn dừng việc hóng hớt thông tin, điểm báo, lọc tin và bình luận về biển Đông vì có vẻ như đang được an bài mất rồi, có vẻ như Nhà nước đang khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp mạnh hơn, có sức nặng hơn, chí ít chưa lấy lại được Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm thì cũng có thể bằng sức mạnh nào đó, đẩy đuổi mớ giàn khoan kia ra khỏi vùng biển chủ quyền, chặn tay việc xây dựng trên đảo của ta bị nó cưỡng chiếm, hoặc kiện ngay ra tòa quốc tế để công khai về chủ quyền với thế giới và thể hiện ý chí mạnh mẽ của nước nhà...

Có những khi tôi thấy mình bị mù mịt thông tin, như rơi vào mê hồn trận với những giả định, những tình huống, những suy đoán mông lung mông lung, vô phương hướng, cứ như thuyền mất lái bơ vơ giữa biển mênh mông.

Có những khi tôi đứng nhìn ra trời đêm, nhìn ra biển đêm, cố đẩy tầm mắt vượt qua trùng trùng sóng vỗ để thấy được các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư, các phóng viên đồng nghiệp, các ngư dân họ đang làm gì ngoài đó, vui hay buồn, hy vọng hay thất vọng, và phía kẻ xâm lược, tàu bè của Trung Quốc có những âm mưu gì nữa vào ngày mai, ngày kia...

Nhưng không thể bi quan và nôn nóng, không thể sốt ruột và chán chường vào lúc này, vì dù sao, tình hình cũng đã thế, dã tâm của Trung Quốc thì đã quá rõ, sự lật lọng của nó cũng không còn che giấu, ngay cả những câu tuyên bố ra vẻ tôn trọng luật biển, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng hòa bình giờ cũng đã chảy toe toét như bãi cứt trâu gặp mưa rồi, thối hoắc rồi, chỉ có điều là chưa tới mức xảy ra đụng độ, chiến tranh, mưa đạn.

Cố mà giữ không xảy ra chiến tranh, giữ tới mức nào đó có thể giữ, vì nếu xảy ra sự đụng độ chiến tranh, đất nước lại muôn trùng gian khó, muôn trùng đau khổ, muôn trùng mất mát, rồi bao nhiêu năm nữa để khắc phục hậu quả, để có lại được như... hôm nay?

Nhưng cứ chần chừ, dùng dằng, trễ nải, cò cưa, kìm nén, chịu đựng thế này thì cũng thấy nhục quá, hèn nữa, tìm kiếm đâu ra một giải pháp có thể trì kéo sự đụng độ của chiến tranh nhưng vẫn giữ được chủ quyền biển đảo? Nghe quá mẫu thuẫn, quá bấp bênh, quá viển vông trong tình hình này.

Thế thì chỉ còn cách là kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế để gây sức ép thêm về dư luận, thu hút thêm sự chú ý, cộng hưởng thêm sự ủng hộ, kết dính thêm sự ủng hộ của nhiều quốc gia; bóc tách chính trị ra khỏi sự hợp tác lâu nay, nói với Trung Quốc rằng, anh xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thì tôi xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Việt Nam, không can dự, không lôi kéo, không dính líu, mỗi quốc gia một con đường, có thể còn lưu luyến với dòng chữ xã hội chủ nghĩa thì tạm giữ, nhưng phải thay dần trong ruột gan bản chất, thành một quốc gia dân chủ tiến bộ theo cách Việt Nam, của Việt Nam, có sao đâu? Chỉ còn cách hợp tác sâu rộng hơn nữa với những nước trong khối, trong khu vực, trên thế giới, tạo nên sự ràng buộc quyền lợi, khi có sự ràng buộc quyền lợi mặc nhiên phải bảo vệ nhau thôi, khi ấy Trung Quốc có lộng hành cũng khó, vì đụng đến Việt Nam là đụng đến sự liên kết, đụng đến quyền lợi các nước, thế cũng tạo thêm sức mạnh kép ngoài sức mạnh dân tộc; và cuối cùng là tự chủ, tự chủ trong hợp tác, trong giao lưu, trong quan hệ, tự chủ về bản lĩnh, về tư duy, về cơ chế; một khi làm được thế thì nước ta dù có nhỏ bé nhưng có nhiều điểm tựa liên kết sẽ trở nên vững mạnh.

Và trên hết là cần một sự minh bạch của Nhà nước với nhân dân, sự minh bạch rõ ràng trong tình hình ứng xử với Trung Quốc để nhân dân yên tâm, sự minh bạch qua phát biểu của các vị nguyên thủ như vừa qua vẫn chưa đủ, cần một sự minh bạch mạnh hơn, quyết liệt hơn, dứt khoát hơn bằng những thao tác kỹ thuật trong đối ngoại, trong hành động cụ thể với Trung Quốc, chỉ có như thế mới đoàn kết được sức mạnh toàn dân tộc, lúc nào và bao giờ xa rời sức mạnh nhân dân là xa rời độc lập tự do, là mất nước.

Vì thế nên chúng ta hãy giữ lửa, xin hãy giữ lửa, từng giờ, từng phút, mỗi người hãy giữ cho ngọn lửa yêu nước cháy thật rực rỡ, thật can trường, đừng để lửa tắt, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền còn dài lắm, rất dài, chúng ta phải vừa gỡ rối từng nút thắt một, vừa phải xây đắp một hướng đi mới, nên phải kiên nhẫn, chúng ta không chỉ giữ lửa cho chúng ta mà còn giữ lửa cho con cháu chúng ta.
Xin hãy giữ lửa.

Và Nhà nước hãy biết yêu quý, nâng niu, tôn trọng, biết ơn những ngọn lửa của từng người dân để tìm cách kết dính triệu triệu ngọn lửa ấy thành tòa tháp lửa bảo vệ chủ quyền của toàn dân nước Việt.

Ai rồi cũng phải chết.
Nhưng mỗi người có trọng trách xã hội cần nhớ rằng, khi chết, đừng để thế gian đạp chân vào ngôi mộ của mình rủa sả rằng, đây là mộ của một kẻ hèn, một kẻ bán nước.

Hãy giữ lửa, tôi và bạn và chúng ta: Việt Nam.







Từ 4 tốt đến 4…không được

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hiệu Minh
Dương Khiết Trì nói gì với Tổng Trọng?
Trong thời gian mấy chục năm qua, lãnh đạo Trung Quốc ép lãnh đạo Việt Nam bằng ý thức hệ, theo họ thì còn đảng, với những mỹ từ như 4 tốt “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”. 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai” cũng là 4 cụm từ gồm 4 chữ, toàn là... tốt.

Nhớ chuyện anh Osin Huy Đức lao đao vì từng viết ở Sài Gòn Tiếp thị bài “Biên giới tháng Hai”, trong đó có đoạn “Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”, một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”, một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”, một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”), không ai được quyền nhớ hoặc ghi nhận những vấn đề vốn thuộc về lịch sử nếu chúng không phù hợp với lợi ích của những kẻ có quyền...”

Nhiều nhân sỹ yêu nước lên tiếng, cảnh tỉnh chính quyền, nhưng họ bị hỏi thăm, an ninh theo dõi, bị bắt, bị tù đầy chỉ vì sợ ảnh hưởng đến... 4 tốt.

Biểu tình chống Trung Quốc bị đàn áp, báo chí cấm không được nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa. An ninh Việt Nam hết lòng vì phương Bắc, sẵn sàng trấn áp mạnh tay.

Sự cúi đầu trước thiên triều ấy chẳng giúp được gì trong quan hệ Trung Việt. Biển Đông nổi sóng, cuộc chiến Việt Trung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Trong chuyến thăm của Dương Khiết Trì tại Hà Nội mới đây, chẳng hiểu hai bên trao đổi những gì. Nhưng sau chuyến đi, Tân Hoa Xã đã nói thẳng 4 điều không thể của chính quyền Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, có thể ông họ Dương  đã nói toẹt vào mặt các lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội:

1. Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông)
2. Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa)
3. Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải
4. Cuối cùng, không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Như vậy 4 tốt, và 16 chữ vàng = 4 cụm từ bao gồm 4 từ mỗi cụm, nay đã thành 4 KHÔNG tặng cho chính quyền Việt Nam.

Giờ phút này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số vị cao cấp liệu có còn hy vọng xây dựng tình hữu nghị Việt Trung bằng 4 TỐT?

HM. 18-6-2014

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Thư ngỏ gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thưa Tổng bí thư,

Dù có danh nghĩa là Đảng lãnh đạo thì Đảng cũng là một thành phần và nằm trong Tổ quốc Việt Nam. Thế mà khi Trung Quốc đặt giàn khoan 981HD lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta mà Hội nghị trung ương 9 không có ý kiến phản đối, dư luận dân chúng cho là Đảng Cộng sản không chống sự xâm lược của Trung Quốc.

Tổng bí thư quá tin những nhà lãnh đạo Trung Quốc, quá trung thành với phương châm “16 chữ, tinh thần 4 tốt” do họ đề ra và quá tin vào hai Đảng cộng sản “cùng chung ý thức hệ” nên quá thân Trung Quốc, không cho làm điều gì mất lòng họ.

Trên thực tế, có bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện “16 chữ, 4 tốt” chính họ đề ra đâu vì chiêu bài thâm hiểm “16 chữ, 4 tốt” họ đề ra chỉ cốt để ru ngủ, trói chân trói tay các nhà cầm quyền Việt Nam mà thôi. Ngược lại Trung Quốc không ngừng phá ta về kinh tế, can thiệp nội bộ ta về chính trị, đe dọa, lấn cướp ta về quân sự và làm biết bao nhiêu điều tàn ác trên vùng biển của ta. Chỉ kể từ năm 1988 họ đưa tàu chiến đến chiếm đảo chìm Gacma trong quần đảo Trường Sa, vì lúc đó ông Lê Đức Anh lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng chống lại. Biết bao nhiêu lần họ bắn chìm tàu của ngư dân ta, bắn chết ngư dân ta, họ phá cáp của tàu Bình Minh và Viking II của ta thăm dò khảo sát trên vùng biển của ta. Họ lập cái gọi là huyện Tam Sa bao chiếm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta, lập căn cứ quân sự ở đó làm tiền đồn để tiến tới bá chiếm biển Đông. Chả nhẽ Tổng bí thư không biết tình hình như trên? Hành động của người bạn láng giềng hữu nghị là như thế đấy!

Cũng không phải băn khoăn về việc Trung Quốc đã giúp ta trong hai cuộc kháng chiến mà phải nhẫn nhịn nữa vì họ giúp ta trong đó có lợi ích của họ và cũng là thực hiện chính sách bành trướng mềm hòng kéo ta vào quỹ đạo của họ. Giúp ta nhưng trong Hội nghị Giơneve, Chu Ân Lai lại phản bội ta khiến nước ta bị chia cắt thành hai nửa trong thời gian dài, 20 năm mất bao xương máu mới thống nhất được. Độc ác nhất là phía biên giới Tây Nam, Trung Quốc trang bị cho bọn diệt chủng Polpot đánh phá bắn giết dân ta, phía Bắc thì Đặng Tiểu Bình huy động 60 mươi vạn quân giết hại nhân dân và tàn phá triệt để các tỉnh biên biên giới của ta. Thế là họ đã đòi nợ quá mức về sự viện trợ cho ta, tự họ xóa mọi ân nghĩa, còn đâu tình hữu nghị Trung Việt?

Tại sao quan chức Tàu thô lỗ?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tại sao quan chức Tàu thô lỗ?
Đọc những phát biểu của các quan chức Tàu cộng liên quan đến vụ giàn khoang tôi nghĩ ai cũng nhận ra một mẫu số chung: thô lỗ. Thật vậy, vài câu chuyện xảy ra gần đây (như trong Đối thoại Sangri-La) cho chúng ta thấy một số quan chức Tàu rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là... mất dạy. Bài tản mạn này viết đã 2 năm trước nhưng thấy vẫn còn tính thời sự, và muốn post lại ở đây để lí giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.
Tính thô lỗ của các quan chức Tàu hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong Hội nghị về An ninh Biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Tàu xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa “tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ trong đầu.

Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao và quân sự, thậm chí cấp Tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Phi Luật Tân cấm một quan chức ngoại giao Tàu không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề Biển Đông. Lí do chính phủ Phi đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông Tướng họ Trần của Tàu dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để... nói xấu Mĩ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm Đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là “Trung Quốc”, là trung tâm của vũ trụ!

Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Tàu. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Lí do đầu tiên và đơn giản là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều hay lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Tàu có “cha mẹ” là chính quyền và Đảng cộng sản Tàu. Vì thế

Kim Cát Tường: Nhiều việc, tận tâm nên không từ chức.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nghe bà Bộ trưởng này trả lời như bà bán rau (xin lỗi bà bán rau, bà trả lời thế là đúng vì bà không phải là bộ trưởng, không phải là giáo sư tiến sĩ, nhà giáo nhân dân), càng đọc càng chối tai. Nào là hết việc nọ còn việc kia nên không thể từ chức; nào là đang tận tâm nên cũng nhất định không từ chức... Bà nên nhớ, khi xảy ra vụ việc quá lớn như những gì đang diễn ra trong lĩnh vực của bà, những người có lương tâm đều phải nhận sai, không đủ năng lực và uy tín điều hành... do đó phải từ chức ngay để người có năng lực và uy tín cao hơn thay bà điều hành.
Bộ trưởng Y tế: “Chúng tôi đã và đang tận tâm”
►“Tôi không thể “từ chức” khi toàn ngành y tế đang tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh”...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
NGUYỄN LÊ: “Có một số việc chưa thể hoàn thành trong một sớm một chiều nhưng chúng tôi đã và đang tận tâm, tận lực cống hiến hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi âm câu hỏi về từ chức của đại biểu Quốc hội.

Như VnEconomy đã đưa tin, tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến vẫn đứng đầu danh sách các thành viên Chính phủ nhận được nhiều chất vấn qua văn bản của các vị đại diện cho dân.

Phản ánh phẫn nộ của cử tri trước dịch sởi gây chết nhiều trẻ em, một vị đại biểu cho rẳng Bộ Y tế xử lý quá chậm. “Vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao các vụ việc tiêu cực liên tục xảy ra ở ngành y, giống như “nạn đại dịch”, hết vụ rút ruột vắc-xin ở trung tâm y tế Hà Nội, đến vụ nhân bản phiếu kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện huyện Hoài Đức, thay thiết bị đục thủy tinh thể giả ở Bệnh viện Mắt, tiêm nhầm vắc-xin ở Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường …”, đại biểu viết ở phiếu chất vấn.

Câu hỏi được gửi tới Bộ trưởng là, với tư cách là “tư lệnh ngành” trên mặt trận “nóng bỏng này”, đã liên tục để xảy ra “những tai họa” cho đất nước và cho gia đình nạn nhân, Bộ trưởng có thấy tình trạng trên có phần trách nhiệm chính do công tác điều hành của mình hay không? Ở các nước khác, nếu để xảy ra tình trạng trên, Bộ trưởng phải từ chức. Đến thời điểm này Bộ trưởng có nghĩ đến điều này hay không?

Tại văn bản trả lời, Bộ trưởng Kim Tiến viết: Như đã phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 29/4/2014, tôi không thể “từ chức” khi toàn ngành y tế đang tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh, đang dồn sức lực cho việc giành giật sự sống của các bệnh nhi, nhằm dập tắt dịch sởi càng sớm càng tốt.

Hiện nay, khi dịch sởi cơ bản đã được kiểm soát thì dịch chân tay miệng, sốt xuất huyết và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đang có nguy cơ bùng phát tiếp tục đặt ngành y tế trước những thách thức mới đầy khó khăn, Bộ trưởng viết tiếp.

Trung quốc không còn coi trọng "4 tốt, 16 chữ vàng"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

H. Hương
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt) tại tọa đàm Minh triết Biển Đông chiều 14-6 tại Hà Nội và cho rằng: "Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông".


 Theo ông Nguyễn Trung, trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải xem xét lại những chính sách của mình. “Trung Quốc đang chứng tỏ không còn coi trọng mối quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng nữa. Nó không có nghĩa lý gì so với những gì mà cục diện quốc tế đang mang lại cho Trung Quốc. Không thể phủ nhận những áp lực và thách thức mà Trung Quốc tạo ra đối với các nước trong khu vực và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy rõ được thách thức này, phối hợp với các quốc gia khác thì hoàn toàn có thể đối phó được”, ông Nguyễn Trung khẳng định. 

Điểm lại toàn bộ những hành động gây hấn, xâm chiếm ở biển Đông suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông Nguyễn Trung cho rằng: các sự kiện từ 1956 đến nay nói lên quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc trong vấn đề xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa không phải vi phạm mà phải nhìn nhận dứt khoát là hành động xâm lấn.

“Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn thời điểm này để đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam, Hải Dương 981 đã được họ chuẩn bị từ nhiều năm nay. Rõ ràng, việc Nga sát nhập Crimea đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong quan hệ Nga - Ukraine, Nga - Phương Tây. Mặt khác, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cũng có bước phát triển mới. Sự hợp tác giữa hai cường quốc khiến cục diện thế giới thay đổi. Cùng với đó là thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, những phát biểu của Tập Cận Bình và của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc ở Shangri-La 13 cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như vậy. Tôi cho rằng, Trung Quốc đã thực sự chuyển mình sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông, thời kỳ chiếm được chỗ nào thì chiếm, khẳng định chỗ nào thì khẳng định”, ông Nguyễn Trung phân tích. 

Để đối diện với những thách thức từ Trung Quốc, theo ông Nguyễn Trung, điều đầu tiên là Đảng và Nhà Nước phải nói cho toàn dân biết thực trạng quan hệ Việt - Trung. Ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc về quan hệ hai nước. Mặt khác, “nếu chúng ta lúng túng, không kiên quyết đấu tranh thì thế giới cũng khó lòng ủng hộ mình được”, ông Trung nói.

Đại biểu Quốc Hội sao dốt thế?!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thấy cái gì khoái thì không nên giữ lại xài 1 mình, mà phải share cho nhiều người hưởng, huống gì đọc cái này cười đầy cả mồm...



Chung thủy cao, chung thủy và chung thủy thấp

Thứ Sáu, 13/06/2014 17:01

(NLĐO)- Chiều 13-6, Đại biểu QH Nguyễn Bá Thuyền đã ví von như vậy khi tỏ ý không tán đồng nếu tiếp tục đưa ra 3 hình thức lấy phiếu tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.



Ông Nguyễn Bá Thuyền cho biết khi tiếp xúc cử tri, cử tri nói đại biểu Quốc hội sao dốt thế xung quanh việc có 3 mức tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Ông Nguyễn Bá Thuyền tỏ ý không tán đồng với việc tiếp tục đưa ra 3 mức tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp


Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn chiều 13-6, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho biết Nghị quyết 35 đang được thực hiện nhưng đã phải dừng lại mà không rõ lý do. Gần 500 đại biểu Quốc hội nhận được một bức thư của Chủ tịch Quốc hội nhưng cũng không rõ lý do của việc dừng lại này. Ông Thuyền thẳng thắn đề nghị Quốc hội nên rút kinh nghiệm thông qua việc này, nếu dừng thì cũng cần cân nhắc.


Hơn nữa, theo ông Thuyền, trong Nghị quyết 35 “cái khen thì sửa, cái chê lại để lại”. “Người ta rất khen khi lấy phiếu tín nhiệm hàng năm bởi đây là bước tiến mới của Quốc hội nhằm đánh giá quản lý cán bộ, nhưng mình lại bỏ cái đó đi. Còn 3 mức tín nhiệm người ta rất chê thì lại giữ lại. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, họ bảo đại biểu Quốc hội sao dốt thế nhỉ?” - ông Thuyền nói.


Ông Thuyền kể một câu chuyện vui mà ông nghe được: 2 vợ chồng nhà nọ khi nghe Quốc hội soạn thảo về lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức đã đưa ra 3 tiêu chí sống chung thủy: “chung thủy cao - chung thủy và chung thủy thấp”. Sau 1 năm, thấy chồng quan hệ lăng nhăng nên bà vợ đề nghị sửa, hoặc chung thủy hoặc bồ bịch, không thể chọn cả hai. “Ông chồng không nghe, vẫn bảo giữ 3 mức như thế, bà vợ bảo ngay “dây thần kinh của ông bị đứt à?” - ông Thuyền ví von.

Đồ, để chúng mình hưởng thụ World Cup 2014

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Phi công trẻ mới lấy Máy bay bà già. Phi công, tại trẻ nên húng, nên hay đòi được cho ăn cho bú; cũng tại trẻ nên thiếu ý tứ, nhiều lúc có bạn bè khách khứa, cũng không thể mà nhịn được. Máy bay, tại lớn nên ý tứ hơn; cũng tại bối cảnh "hàng không" nên ngượng, mới dặn chồng:
— Lúc nào mà có những người khác, thì nhà cứ bảo là cần phải dùng "Máy Giặt", là em sẽ tự khắc hiểu, và sẽ liệu bố trí ngay.
Hôm ấy sinh nhật Phi công, Máy bay đang vừa nặn nem vừa buôn dưa lê với các bạn ở trong bếp thì Phi công xuất hiện, tuyên bố là đang rất cần phải dùng "Máy Giặt"; máy bay bảo:
— Nhà ráng chờ chút, em xử lý nốt chỗ nhân nem này rồi sẽ giải phóng "Máy Giặt" ngay, sắp xong ngay đây!
Xong ngay, Máy bay vội lên phòng ngủ tìm Phi công; bước vào thì thấy Phi công đang nằm đọc báo; đi lại mấy lượt loanh quanh, vẫn chỉ thấy vừa đọc báo vừa thi thoảng lại ngáp; mới hỏi:
— Nhà vừa bảo là rất cần "Máy Giặt" cơ mà?
— À. — Phi công khẽ giật mình, lại ngáp... — Khi nãy thì cần thật, mà đợi nhà lâu quá, anh giặt tay xong rồi!

Giặt tay, nói gì nói, cũng không được nhã cho lắm, — các bác nên lấy mấy thứ đồ hay ho và tiện dụng ở dưới đây về, để mà theo dõi World Cup cho nó sảng khoái:

(1) Bảng Excel tự động



(2) Chương trình cho điện thoại Android


Xin hỏi “Bộ Tổng”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thiện Tùng
Được đàng chân lân đàng đầu, một lần nữa Trung Quốc (TQ) đặt giàn khoan dầu xâm phạm thô bạo lãnh hải Việt Nam (VN). 

Những câu hỏi không thể không đặt ra là: Tự đặt cho mình quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, cớ sao cho đến giờ này Tổng Bí thư, Bộ Chính trị… Đảng CS VN vẫn im hơi lặng tiếng trước hành động xâm lược thô bạo của TQ?


 Sao lại cấm biểu tình chống TQ xâm lược? Sao không chấp nhận liên minh với các nước để phòng vệ? Sao không thả những người yêu nước chống TQ đang còn bị giam giữ? Và tại sao trong giới lãnh đạo chóp bu còn có hiện tượng trống đành xuôi kèn thổi ngược?...

Giặc đã đến nhà mà bộ tổng tư lệnh im hơi lặng tiếng thì con dân nước Việt này biết phải làm gì để giữ nước? Hàng hay chiến? Hàng thì vì sao hàng? Nếu chiến thì bằng cách nào? Hỡi ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

Giặc đã đến nhà đã hơn tháng trời mà các quan “đại thần” còn ông nói gà bà nói vịt, thì những người dưới trướng biết nghe ai?! Thôi thì ít ra các vị cũng cho chúng dân biết: 

1/ Sao lại cấm biểu tình chống TQ xâm lược?

Đã chấp nhận giải pháp “đánh giặc miệng”, ngoài việc sử dụng tối đa phương tiện truyền thông đại chúng, thì mũi dân chúng xuống đường biểu tình thị uy, đề cao chính nghĩa, lên án xâm lược phải được xem là mũi chủ công không thể thiếu.

Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, biểu tình thị uy đề cao chính nghĩa được áp dụng triệt để, xuyên suốt, thu phục được trái tim khối óc con người, đẩy đối phương vào thế bị động đối phó. Trong đấu tranh vệ quốc càng không thể thiếu mục biểu tình chính trị, đề cao chính nghĩa. Những cuộc biểu tình bất bạo động do 20 tổ chức Xã hội Dân sự phát động chống TQ đặt giàn khoan vào hải phận VN hôm 11/5/2014 gây chấn động trong và ngoài nước, thật sự là mồi lửa làm dấy lên những cuộc biểu tình chống TQ xâm lược khắp nơi trên thế giới, đẩy TQ vào thế bị động đối phó.

Những cuộc biểu tình do thế lực mờ ám nào đó áp đặt, gây bạo loạn ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh trước sự làm ngơ của công an, đó là cái lỗi của nhà cầm quyền, cớ sao dựa vào đó rồi cấm biểu tình chống TQ xâm lược? Tay lỡ dính bùn thì rửa, cớ sao lại dùng dao chặt nó gây đau đớn bản thân, làm cho bè bạn nghi ngờ, kẻ thù hớn hở?

Nếu người dân biểu tình theo hiến định, có kẻ xấu xen vào gây mất an ninh trật tự là tả khuynh, dựa vào cớ đó, cấm biểu tình yêu nước là hữu khuynh

Nhân bộ trưởng giáo dục đăng đàn Quốc hội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, Tổng biên tập báo Văn Nghệ Thái Nguyên vừa viết trên fb của mình: 

"1 CHỌI 4,5

Không phải tỷ lệ chọi của một trường đại học nào đó, mà là tỷ lệ chọi để vào lớp 3 tuổi của một trường mầm non ở thành phố mình. 


Sáng nay, cô cán bộ trị sự của Tòa soạn mình cùng với gần tám chục phụ huynh khác đã đen đủi không rút trúng cái thăm cần rút, để cu con trượt chỉ tiêu 22 bé được vào học năm nay. Vì trường quá nhỏ, lại còn dành chỉ tiêu đối nội đối ngoại, nên chỉ có 22 suất được đưa ra rút thăm.


Trượt vào trường mầm non phường, đồng nghĩa với việc 3 năm tiếp theo đó, cu con và nhiều bạn bé xíu của mình sẽ phải học ở một trường tư nhân nào đó, hoặc nhóm trẻ gia đình.


Sẽ không là vấn đề nếu lương của mẹ cu con không phải là 2,3 triệu mỗi tháng.


Trong lúc nhiều trường cao đẳng, đại học không tuyển nổi sinh viên, những giảng đường trống tênh, thầy cô lên rừng xuống biển lùng học trò cho đủ chỉ tiêu được giao, thì ngành mầm non luôn khủng hoảng vì thiếu trường thiếu lớp.


Vì sao nhỉ?


Chả biết là vì sao nữa.


Chỉ biết thương quá là thương các bé con bé tí tẹo phải ra lớp bằng sự may rủi, các bé con không được ra lớp mà chắc chắn không phải vì đất nước nghèo!"


 Quá đau xót.

Trước đó nhiều người lên tiếng thắc mắc khi nhiều vụ bạo hành trẻ em ở các nhà trẻ, nhóm trẻ tư nhân xảy ra, có vụ chết người, rằng tại sao bố mẹ các cháu lại cứ gửi cháu vào đấy mà không tìm nhà trẻ công mà gửi???

Sáng sớm hôm nay, chả biết có linh cảm gì không mà nhà báo Lương Thị Bích Ngọc, Tổng biên tập khampha.vn cho đăng bài này của mình, cop về đây mời mọi người đọc:


“Thế mà cũng giỏi thì học làm gì...”


Thứ tư, 11/06/2014, 07:22 (GMT+7) 
 

Nếu điều xấu nhất xảy ra, Việt Nam sẽ làm gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bình Lê Thọ
Việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 vào vũng lãnh thổ Việt Nam đã làm cho khu vực Biển Đông vốn đã căng thẳng lại càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết và xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


 Đây là điều không ai mong muốn, kể cả người Trung Quốc. Tuy nhiên không ai dám khẳng định rằng, trong giới cầm quyền Trung Quốc hiện nay khi mà tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bá quyền đang bao trùm, sẽ không có một bộ óc điên rồ muốn tấn công xâm lược Việt Nam như năm 1979.

Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị đối phó trong trường hợp xấu nhất Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam.

Trung Quốc sẽ Làm gì?

Nhiều nhà nghiên cứu quân sự nhận định rằng, trong trường hợp xấu tới mức xung đột vũ trang xảy ra thì đây sẽ là cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận với sự tham gia của các lực lượng hải, lục, không quân bao gồm cả tàu ngầm.

Giả định một cuộc chiến như vậy thì Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng tấn công chúng ta như thế nào?

Đây là câu hỏi mà nhiều nhà chiến lược quân sự đã đặt ra và tranh luận khá nhiều. Tuy nhiên có một nhận định chung là Trung Quốc sẽ xử dụng sức mạnh không quân để tấn công và yểm trợ cho Hải quân khai chiến. Máy bay Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam, được bổ sung từ đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn cứ hải quân quan trong của chúng ta như Hải Phòng, Nha Trang hay Cam Ranh nhằm ngăn không cho tàu ngầm của Việt Nam xuất kích ra khơi. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tận dụng tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và máy bay chiến đấu của họ để áp đảo Việt Nam làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển. Tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ được đem ra tấn công vào đất liền Việt Nam.

Tham vọng là một chuyện, còn khả năng Trung Quốc có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. 

Hành động của Việt Nam

Việt nam chúng ta sẽ đối phó lại với sự tấn công của Trung Quốc như thế nào, nếu Trung Quốc xâm lược nước ta?

Các nhà quân sự quốc tế đều có chung nhận định rằng, điều mà chính quyền Trung Quốc sợ nhất là một liên minh chiến lược Mỹ-Nhật Bản-Việt Nam-Philippine.

Liên minh này sẽ lập tuyến phòng thủ nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc qua eo biển Malacca và ở mức độ thấp hơn là eo biển Hormuz. Trung Quốc sẽ phải đối đầu với hải quân của Nhật Bản và Mỹ. Các đường cung cấp dầu trên biển của họ sẽ bị chặn. Đây là điểm yếu mà các nhà quân sự và học giả Trung Quốc gọi là “thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca”. Trên thực tế Trung Quốc đang tìm mọi cách để một liên minh như vậy không được hình thành.

Thư Gs Hoàng Xuân Hãn gửi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hoàng Xuân Hãn
Học giả Hoàng Xuân Hãn [1908 - 1996]
Sau đây là bức thư cuối cùng của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gửi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Bức thư do chính Gs Hoàng Xuân Hãn mang tay đến Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris, nhờ chuyển. Trên đường về nhà, ông đã trượt chân ngã; vào nhà thương ít hôm sau thì mất. Là thư riêng nhưng ông gửi gắm nhiều sự quan tâm đến vận nước và quan điểm giữ nước. Xét thấy có nhiều nội dung vẫn còn tính thời sự, nhất là giai đoạn hiện nay, khi Trung Quốc đang gây hấn ở biển Đông, chúng tôi đăng lại toàn văn thư này để bạn đọc tham khảo và qua đó hiểu thêm tâm sự của bậc trí thức chân chính.


PARIS ngày mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tý

Thân gửi anh VĂN
Thưa ANH

Đối với ANH đã nhậm trọng trách trong nước, những kẻ đạt lời đến ANH, ắt dùng những tiếng xưng hô cực long trọng. Vậy tôi xin Anh thứ lỗi đã giữ lời xưng kín đáo thân mật trong buổi gian nan để cùng nhau mừng năm mới và chúc Anh vẫn mạnh khỏe để trường thọ và chỉ giáo cho con em. Chúng ta là những kẻ tủi nhục cho nước khi trẻ, mà may mắn hơn nhiều bạn, còn sống đến ngày nay, nhận thấy đất nước thống nhất độc lập. Nhưng lại sợ rằng lớp trẻ, hiện nay là sinh lực của nước, sẽ chóng quên tủi nhục xưa và công lao những người như các Anh.

Tôi đã có lúc biện luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại xâm và sự giải phóng đất nước. Nước ta chỉ có hai cuộc giải phóng mà thôi: thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các Anh. Tự nhiên cả hai mặt phải nhờ gắn bó giữa mưu lược lãnh đạo và kiên cường nhân dân. Khi ngoại xâm thì nhân dân ai cũng căm tức và lo sợ cho tương lai; còn trong cuộc giải phóng thì địch đã ở chung với nhân dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền lợi để chia rẽ và giảm tinh thần nhân dân. Vì vậy, cái cần thiết nhất trong cuộc giải phóng là cái ĐỨC của những người lãnh đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua chuộc mình và làm gương cho nhân dân giữ lòng yêu nước.

Chính ngày nay, đức tính ấy rất cần đối với những người cầm trọng trách. Chắc rằng các Anh vẫn lưu tâm về điểm ấy. Nhưng nhân dân chớ quên công lao những kẻ kia. Điều thứ hai tôi sợ là sự tư lợi ngày nay làm giảm thế khí của cán bộ đối với người ngoài, họ mang tiền vào; có kẻ tưởng người mình vẫn "sợ" họ như xưa, cho nên họ tìm cách lung lạc. Ví dụ töi được nghe nói rằng có công ti lớn ngoài đầu tư đã không muốn, như ta tưởng, phái sang nước ta làm đại diện, những người gốc Việt mà họ có, vì nhiều duyên cố, nhất là họ sợ mất "oai" với người Việt.

Không để tiến sĩ luật gia lo bò trắng răng về pháp lý Biển Đông!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN 
Ảnh bên:Tính nghiêm túc thiêng liêng cao cả của Tòa án công lý quốc tế ICJ

 Giữa lúc công luận quốc tế và nhân dân sôi sục trước hành động của Trung Quốc coi thường trật tự thế giới, có nguy cơ tạo tiền lệ xấu theo kiểu luật rừng cá lớn nuốt cá bé… thì có một số tiến sĩ giáo sư là luật gia trong nước lại thiếu tự tin, tỏ ra lo sợ, bàn lùi vì ngại khó trước việc mở mặt trận pháp lý đấu tranh bằng biện pháp hòa bình.


Hòa tức là hàng, chỉ có tiến trên mặt trận pháp lý 

Có quan niệm cho rằng khởi kiện sẽ làm tổn thương tình hữu nghị Việt-Trung, vì mối quan hệ hai nước vẫn đang phát triển tốt đẹp – va chạm chỉ là chuyện nhỏ như bát với chén trong cùng một rổ

Xin thưa: Đã “hữu hảo” thì không ai hành xử xâm nhập có vũ trang, đe dọa dùng vũ lực, hung hăng côn đồ như những hải tặc của thế kỷ XXI đâm vào tàu kiểm ngư của ta, vô nhân đạo dùng tàu thép khổng lồ đâm bẹp tàu cá bằng gỗ bé nhỏ của ngư dân ta mà không cứu. Ván bài đã lật ngữa giữa thanh thiên bạch nhật, giữa muôn dân thiên hạ, toàn thế giới đã hiểu thì còn gì để mà vớt vát nghĩa tình trong bát nước hất đi? 

Có luật gia dĩ hòa vi quý rằng chỉ nên tổ chức toàn án dân sự tại VN xử thật nghiêm, để bắt TQ phải bồi thường kinh tế thật nặng, để họ “sợ đến muôn đời…”! 

Xin thưa, kẻ đã tráo trở mặt dày ngang ngược đổi trắng thay đen, trâng tráo vu oan cho VN tới “1.200 lần đâm vào tàu TQ gây tổn thương” thì Tòa của VN phán xét đâu có miligram trọng lượng gì?! Và hãy xem TQ lấy oán báo ân bằng cuộc chiến hữu nghị biên giới Trung Xô 1969. 

Có giáo sư tiến sĩ trường luật đứng bên tủ đựng sách “Luật” cao quá đầu lo sợ rằng nếu VN khởi kiện, TQ sẽ không chấp nhận ra tòa, có thể nổi cáu dùng vũ lực, lại tốn công sức thời gian!

Ơ hay, kẻ cướp là bị cáo, bị đơn, bao giờ cũng trâng tráo tìm cách chạy tội. Ta là chủ nhà, là nguyên đơn, phải tố kẻ cướp ra tòa, đó là trách nhiệm. Còn Tòa gọi bị cáo hầu tòa là trách nhiệm của người cầm cân công lý, họ là phía bị đơn phải chịu chấp hành theo trát của tòa quốc tế, cớ sao cứ phải lo bò trắng răng? Tiến sĩ luật gia mà sợ kẻ cướp đến thế thì những người đương đầu giữa hòn tên mũi đạn chiến đấu gìn giữ non sông cho ai ngồi mài mòn ghế trường Luật?! 

Cũng lại tiến sĩ luật chuyên về quan hệ quốc tế trả lời báo giới, giải thích với sinh viên dẫn chứng bằng chính trị hóa “vụ” Kosovo ly khai… để sợ rằng TQ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ dùng quyền nước lớn phủ quyết.