Thư gửi Đàm Vĩnh Hưng (Đỗ Trung Quân)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đỗ Trung Quân 

Tôi đã rút lui khỏi show biz có lẽ cũng đã gần 5 năm. Rút vì  nhớ tới lời nhà văn Trang Thế Hy khi thấy không hào hứng điều gì nữa thì ta nên chọn thái độ “đi chỗ khác chơi!”. Tôi đi chỗ khác nghĩa là về nhà, từ chối mọi lời mời của phim ảnh, truyền hình sau khi không quên cảm ơn những ai còn nhớ đến mình. Đạo diễn Mỹ Hà có lẽ là người bạn vừa giận vừa cảm thông cho tôi khi vì nể bạn mà nhận lời một vai diễn của anh, rồi cũng vì “phải thương lấy mình" đang yên thân trong sân nhà nhỏ hà cớ chi lại lao ra ngoài sương gió phim trường. Tôi từ chối anh giờ cuối.


Tháng bảy cô hồn, câu chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng bỗng náo động cả báo mạng lẫn trang cá nhân FB. Tôi đọc và nghe hầu hết ý kiến. Định không lên tiếng vì nghĩ có nên nhúng vào chuyện thị phi hay không? Nhưng rồi thấy mình nên lên tiếng, chỉ với tư cách một người bình thường từng có một thời dính dáng đến show biz Việt Nam.

Với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Những nhận định của ông không dành riêng cho Đàm Vĩnh Hưng mà còn nhiều ca sĩ khác như Thanh Lam. Mỹ Linh, Hồng Nhung, Bằng Kiều, Quang Dũng, Mỹ Tâm vv..Nói ngay đấy là những ý kiến hoàn toàn về chuyên môn, kỹ thuật của người ca sĩ khi thề hiện một ca khúc, nếu không đủ cảm thụ hay vì lý do nào đấy thì dù là danh ca cũng chưa hẳn thể hiện hay được ca khúc ấy. Ông kêu gọi người có giọng hát đẹp thì bớt sa vào kỹ thuật đi, người chưa đủ kỹ thuật, mạnh về hình thể, vũ đạo thì rèn luyện thêm thanh nhạc, [ nhận xét về Hồ Ngọc Hà ]. Những nhận định ấy của một nhạc sĩ lâu năm trong nghề không hẳn là vô ích hay sai trái.

 Hãy hình dung ông đang ngồi trên ghế giám khảo một chương trình nào đó nhận xét các thì sinh ca sĩ vừa kể tên, nếu nhận xét tinh tế, sâu sắc giám khảo Ánh 9 sẽ nhận được tán thưởng của khán giả, nếu không chính xác thì uy tín ông sẽ tổn thất trước tiên [ Đàm Vĩnh Hưng cũng đang làm công việc nhận xét tương tự về “ chuyên môn “ với các thí sinh của mình trên ghế GK “Giọng hát Việt “ ].

 Nhắc lại để thấy vấn đề là CHUYÊN MÔN. Nhạc sĩ lão thành Nguyễn Ánh 9 không bàn về ĐẠO ĐỨC của những ai mà ông nêu tên. Ông nhận xét về Đàm như thế bởi lẽ Đàm chọn hát nhiều thể loại, trẻ có, sồn sồn có, già có, Trịnh Công Sơn có, Bolero cũng có, cái nào đúng Đàm thì Đàm hay cái nào không phải chất Đàm thì chưa hẳn [ như với âm nhạc của Trịnh, nhiều người cho là Đàm thất bại dù Đàm có ý “làm mới", nhưng có lẽ mới chỉ là “ làm khác”. Đấy cũng là một nhận định về âm nhạc ]. 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có thể nhận định chưa đầy đủ nhưng nó  không sai trong thể loại nhạc không dành cho giải trí thị trường. Nói thẳng ra là đúng với cảm nhận chung của nhiều người nghe nhạc mà hầu hết các ca sĩ không bao giờ có dịp nghe những nhận định thẳng thắn, rất có ích cho mình. Phản hồi  ý kiến của nhạc sĩ đi ra ngoài cái gọi là  chuyên môn là lạc đề hoặc cố đẩy vấn đề đi lạc.

Nhân nói về CHUYÊN MÔN, là người từng cộng tác với Đàm Vĩnh Hưng trong chương trình “Thương hoài ngàn năm" mấy năm trước tôi nghĩ mình có đủ tư cách nhận định vài điều về chính Đàm Vĩnh Hưng: Đấy là một chương trình thành công về doanh thu lẫn chất lượng, nó chứng minh nếu hát đúng sở trường, đúng dòng nhạc phù hợp với giọng hát của mình và những ý tưởng có sáng tạo về sần khấu Đàm  không dở. [ Cho dù vẫn còn yếu tố khác khiến nó chẳng may “ bị dở", ví dụ, nếu hôm ấy ca sĩ tâm trạng không vui, tâm lý bất ổn thì hôm qua anh hát hay, hôm nay anh hát dở là điều bình thường. Vào phòng thu âm chắc chắn hiếm có danh ca  nào chỉ  thu một lần mà xong bài hát, dù nó đã quá quen thuộc với mình ngoài sân khấu ]. Vậy, nếu nhạc sĩ lão thành nói anh hát bài này của ông chưa hay hay không hay, cũng không có nghĩa là toàn thể những gì anh hát đều không hay, đấy là nhận xét nên lắng nghe hơn là nhảy dựng.

Việc anh phản ứng bằng một “tâm thư" nặng vấn đề “trả miếng" mà  hầu hết là vấn đề tình cảm riêng từng có giữa 2 “bố - con" rồi kết luận ông đóng kịch hay “ ngụy quân tử “ thì...bó tay!

 Chuyện “bố" đàn cho” con “hát”, chuyện ông ôm lấy “con” nơi sân khấu, chỗ show biz  không phải chuyện chuyên môn, nó là tình cảm, giao tiếp.  Tôi có thể ví dụ cho dễ hiểu: Bạn tôi là những nhà phê bình văn học, họ rất thân thiết ngoài đời, trên bàn rượu với tôi. Nhưng khi phê bình tác phẩm của tôi là bàn về vấn đề chuyên môn – văn chương. Nếu họ thấy và chỉ ra cái dở của thi pháp, của tư tưởng hay đề tài mà tôi viết là họ đang làm công việc của mình. Tôi phải lắng nghe và cảm ơn họ cho dù nói thật tâm trạng không thoải mái tí nào, ai bị chê mà thoải mái cho được? Nhưng cái họ không ngay ngắn là tôi viết dở họ cứ khen bừa, khen nịnh. Những kẻ cầm bút có chức, có quyền, có tiền là chuyện chả lạ ở xứ mình. Và tôi cũng không thể vì điều phê bình tôi trên trang viết của họ, nó nằm ngoài bàn rượu với tôi mà gọi họ là “ ngụy quân tử “. Hai vấn đề khác nhau hoàn toàn.

Trở lại vấn đề.thái độ “trả đũa" nặng lời với một nhạc sĩ mà bề dày đóng góp cho âm nhạc Việt Nam như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 của một ca sĩ đang có nhiều cơ hội lẫn thuận lợi trong nghề như Hưng là chuyện dở. Nhiều người than thở “đừng kêu ca con cái bây giờ chửi cha mắng mẹ nữa. Thần tượng của nó đang làm gương, dẫn đường cho nó kia kìa!"

.Các bạn trẻ! Tôi ủng hộ việc cứ trao đổi với cha mẹ nếu cần, vấn đề là THÁI ĐỘ trao đổi. Mỹ Tâm đã làm một  "trao đổi" đúng mực, cô nói đại ý. “Chú là người lớn nói thì có sao đâu” [ chú thích : không nguyên văn ]. Có thể Đàm không chịu là đứa trẻ ngoan như Mỹ Tâm, nhưng ăn miếng trả miếng kiểu Đàm cũng không phải là thái độ cầu thị.

Tôi cũng đọc nhiều phản ứng binh vực anh, có lẽ hầu hết là fans hâm mộ của anh. Có ý kiến đúng mực, bình tĩnh. Nhưng lại có nhiều ý kiến mà tôi không thể trích dẫn ra đây khi phản ứng với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và những ai trích đăng bài viết có liên quan cho người đọc rộng đường nhận định. Không trích đăng vì tôi nói thẳng “đấy là những lời lẽ vô giáo dục, hạ cấp”.  Bất kể luân lý phương Đông đấy là  bất chấp đúng sai, bất chấp tuổi tác hàng cha mẹ, không ai có thể đối thoại được. Họ không có luần lý nào để đối thoại ngoài chửi bậy. Họ bảo họ không phải fans của Hưng, tôi cũng hy vọng đúng như thế bởi lẽ chả cần phải là fans của ai, ai cũng được quyền trao đổi khi thấy cần, trừ với lời lẽ vô giáo dục.Thế thôi.

Nhiều người hay tin can tôi “đừng dây với h…” [ họ chơi chữ viết tắt tên Hưng ]. Nhưng tôi nghĩ không sao, tôi trao đổi và tôi không chửi bậy ai ở đây. Tôi cứ nói.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hẳn đã  buồn rầu. Khi một người có tuổi, lâu năm trong nghề đành phải nói “tôi xin lỗi!" đám ca sĩ con cháu mà ông chỉ góp ý chuyện nghề, hẳn ông đau đớn lắm.  Bởi không dưng nó vượt ra ngoài chuyện nghề, nó giờ đây chính là phạm trù luân lý, là phạm trù LÀM NGƯỜI mà ông cay đắng nhận ra điều gì đấy.[!!! ]

Truyền thông và fans hâm mộ có thể đặt một ca sĩ nào đó lên ngôi vua.nhưng cũng chính một ngày nào đó họ sẽ ném xuống bùn những gì họ từng xưng tụng. Hưng chắc cũng dư kinh nghiệm về điều ấy. Cái để  tồn tại vững chắc chỉ duy nhất đấy là: Nhân cách và sự rèn dũa khả năng đã có của mình.
Vài dòng, tôi lại lui về am tự của mình.

 Kính cẩn chào show biz!

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Chú 9 và chú Hưng

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Kính gửi Chú Nguyễn Ánh 9 và những ai đang quan tâm đến bài báo phỏng vấn chú 9 mấy ngày gần đây!
Bản thân Đàm Vĩnh Hưng đã quá quen với những khen, chê của dư luận. Nên thực cũng thấy bình thường trước những lời nhận xét mang tính chà đạp, bôi nhọ từ phía những người không thích mình. Miệng lưỡi thế gian cay nghiệt, một khi đã ác cảm, đã ghét thì nói gì, làm gì cũng ghét, nay nhân dịp "mượn gió bẻ măng" để ầm ĩ, lan truyền thì cũng chẳng có gì khó hiểu.
Lẽ ra, Hưng sẽ im lặng, đã muốn làm vậy. Nhưng thật khó. Khó không phải cho Hưng, vì Hưng. Mà vì khán giả của Hưng, những bức xúc tột cùng của Fans ở khắp mọi miền, sự tức giận của những khán giả lớn tuổi, hoang mang của các fans nhí... và hơn hết, là danh dự của những "giải thưởng" chất ngất trong căn phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng, buộc Hưng phải lên tiếng.
Thưa Chú! Với một người tài hoa như Chú, "hiền lành" như chú trong mắt anh chị em nghệ sĩ bấy lâu nay thì không biết lần này chú có bị "cài" hay "dẫn dắt" bởi người viết bài hay không? hay bài viết đã bị sửa chữa? cắt ghép như lần "tai nạn" của chị Bảo Yến? Đàm Vĩnh Hưng vẫn mong chú bị rơi vào trường hợp này!
Nhưng nếu đó là những lời chú phát biểu thì thật tiếc cho chú với hình ảnh đẹp dễ thương, hiền lành trong suốt bao nhiêu năm qua chú mải công "giữ gìn" nay tan biến và Đàm Vĩnh Hưng cho đó là hình ảnh của Ngụy Quân Tử thưa chú. Và nếu đúng, thì cũng đã đến lúc chiếc mặt nạ đó phải được tháo xuống bởi chính chú!
Đàm Vĩnh Hưng xin được gửi đến chú vài điều thắc mắc:

Choáng với bánh Trung thu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Choáng với bánh Trung thu
Tôi tấp vào tiệm bánh đồ sộ nhất, có nhân viên trắng trẻo nhất và váy ngắn nhất.Giữa tháng 7 âm lịch, mới là đầu thu mà bọn trẻ đã đội đầu Lân đi múa khắp phố, chắc kẹt tiền chơi game lắm. Tiếng trống dồn dồn “cắc đồng xèng” như hối thúc tôi về việc cần làm: đi mua bánh Trung Thu.
Tôi lén vợ xách xe chạy ra ngã tư gần nhà. Đã thành lệ, cứ độ thu về là tất cả các ngã tư đều trở thành chợ bánh Trung Thu. Ngó quanh một hồi, tôi tấp vào tiệm bánh đồ sộ nhất, có nhân viên trắng trẻo nhất và váy cũng ngắn nhất.
Đập vào mắt tôi là sự phong phú đến kinh ngạc. Bánh lớn xen kẽ bánh nhỏ, cái thì bé bằng móng tay, cái thì lại to như cái thau giặt đồ, với đủ kiểu dáng từ đơn giản đến phức tạp.
Ngoài các hình cơ bản như vuông, tròn, méo, tam giác, bầu dục, ô van... bánh năm nay còn được tạo hình rất sống động: bánh hình con mèo, hình cô gái đang tắm, hình đầu con dê già... thậm chí có cả bánh hình đập thủy điện Sông Tranh đang phun nước ào ào, lãng mạn vô cùng.

Tôi vẫn còn đang ngơ ngác thì một em đẹp tựa tiên bước ra cất giọng ngọt như đường phèn:

- Em chào anh! Anh muốn mua bánh làm quà biếu phải không ạ?

Mặc dù bị ngây ngất đột ngột, người nhũn ra nhưng tôi vẫn cố ra vẻ một... thanh niên nghiêm túc:

- Đúng rồi, nhưng sao em biết?

Cô gái khe khẽ:

- À, những người mua bánh sớm đa phần là đi biếu, chứ mua cho con cho cháu ăn thì người ta sẽ đợi đến sát hoặc qua Trung Thu mới mua để được giảm giá. Trung Thu là tết thiếu nhi, nhưng giờ Thiếu Nhi chỉ đóng vai phụ thôi, chủ yếu là dịp để người lớn ngoại giao. Thế anh muốn biếu ai, sếp, đối tác hay cô giáo chủ nhiệm của con để em biết đường tư vấn?

Thoáng ngạc nhiên, tôi tò mò hỏi:

- Ồ, chả lẽ mỗi kiểu biếu lại một kiểu bánh khác nhau hả em?

Cô gái phân tích như một triết gia:

- Khi anh sốt sắng mua bánh đến biếu ai đó thì tất yếu người đó rất quan trọng với anh. Nhưng sự thật là chả ai công nhận rằng hộp bánh sẽ tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo và tình cảm mãnh liệt của anh cả. Và anh cũng không hy vọng rằng người nhận sẽ đợi đến khi trăng tròn cả nhà họ ngồi quây quần vừa ăn bánh vừa tha thiết gọi tên anh.

- Vâng, có lý! - Tôi nói chen ngang khi dần hiểu ra vấn đề.

Nàng tiếp:

- Tóm lại để người quan trọng đó nhớ tới anh một cách triệt để thì hộp bánh của anh không thể giống với bất kỳ hộp bánh nào khác, phải tạo ấn tượng sâu sắc.

Chyện vặt nhưng... Muối mặt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

1.Cái chuyện cục CSGT ra "công văn nội bộ" về việc cấm quay phim chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ đã gây ra hiệu ứng ngược.  "nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật". Minh bạch thì sợ quái gì "đứa" nào? lại nhớ hồi nào có bác gì rất to hỏi trước quốc hội hay sao ấy: Ngoài đường có gì mà ai cũng thích ra đường đứng, ai cũng thích làm CSGT. Cái lạ là, dù rất nhiều thanh kiểm tra, nhưng những vụ CSGT nhận tiền mãi lộ thì toàn do báo chí và dân phát hiện. Và phát hiện chú nào thì chú ấy chịu, các chú còn lại vẫn yên lành. Có đi xe đò hoặc xe tải trên đường mới thấy, cái sự mãi lộ, trấn tiền tài xế nó công khai đến như thế nào, nó trơ ra trước hàng vạn cặp mắt như thế nào, ai cũng biết, chỉ ít người không biết, huhu...

2.Các xã phía Nam của huyện Chư Sê dân sống trên mỏ đá. Chỉ đào xuống 20 cm là gặp đá, miên man đá, dằng dặc đá. Mình đã có chuyến đi viết về... đá ở đây. Với 20cm đất, bây giờ dân chỉ có thể trồng ớt để nó không bị gãy đổ khi lên cao- có cái gì đấy hơi giống với Hà Giang. Vừa rồi có bà kia đào ao, xin phép đàng hoàng, và đào được một hòn đá đẹp. Lại phải nói, dân ở đây hầu như ai cũng chơi đá, cứ thấy màu đẹp, hình cổ quái là sửa sang rồi bày, kể cả các đc... lãnh đạo. Bà này mang đi sơn tút thì bị huyện lập biên bản, phạt 2 triệu và còng viên đá ở trụ sở huyện. Bà này cú, kiện ra tòa. Trong lúc tòa đang xử lý thì huyện chuyển hòn đá cho tỉnh, tỉnh cẩu lên đặt ở cái bệ nguyên là nơi đặt tượng ông anh hùng Núp. Nói thật, 1000 người đi qua thì đều có 1000 linh 5 câu hỏi là can cớ gì mà tương hòn đá lên đấy, khi nó không phải là đá quý hình thì không đẹp. chịu, hỏi ông thầy dùi nào đấy may ra. Hôm nay tòa mới tuyên vụ bà ấy kiện chủ tịch huyện về hòn đá, nhưng hòn đá đã chễm chệ nằm trên cái bệ anh hùng ấy cả năm rồi. Chủ tịch huyện không dự tòa mà ủy quyền cho trưởng phòng Tài Môi, và thấy ông này trả lời mấy câu hỏi của luật sư rất ấm ớ. tất nhiên rồi áo chả qua khỏi đầu, gần như mọi người đã đoán tòa tuyên như thế nào, bởi nếu tuyên bà kia thắng thì lại phải rầm rộ kéo lên thành phố làm lễ động thổ hạ viên đá chở trả về cho bà chủ đá à? Chả ai hiểu cái kiểu làm việc lạ lùng ấy nó ra làm sao cả. Riêng mình, mình ủng hộ bà kia, đã mệt mệt luôn, kiện đến cùng xem sao. câu hay nhất của bà nông dân này nói trước tòa là: nhà lãnh đạo huyện cũng đầy đá sao không thu???

Giới thiệu với các bạn hòn đá đặt ở ở bệ anh hùng, và khi nó đang bị cùm ở trụ sở huyện. Ông trường phòng Tài Môi lý giải đóng rọ sắt nhốt cục đá tức là niêm phong rồi đấy-
Người đứng trong ảnh nhỏ là bà nông dân Trần Thị Sắc, chủ của viên đá::



3. Mình là thằng mê bóng đá, có thể thức cả tháng để xem bóng đá quốc tế. Bóng đá quốc nội thì từng tai thì nghe radio anh Đình Khải, Hoài Sơn, mắt thì vtv3... Thế nhưng từ hồi có anh bầu nửa đêm gọi điện thông báo với báo chí đòi... bán đội bóng (như bán củi ấy) vì phản ứng với ban tổ chức thì mình nản. Và linh cảm mọt sự đổ vỡ sẽ đến với bóng đá VN, vì nó phụ thuộc vào sự ngẫu hứng của các ông bầu, chỉ 1 ông bầu, chả bị ai ràng buộc, kể cả khán giả, cổ động viên, nhưng người làm nên bóng đá. Và y như rằng, sau khi Thanh Hóa liên tục dọa BTC vì cho rằng bị ép thì đến lượt SGXT bỏ giải, bỏ ngang xương như kiểu vợ giận chồng bà không ăn cơm (trước đấy làm tô phở cho chắc dạ rồi). Họ làm bóng đá không phải vì nhân dân, vì khán giả, mà vì họ, vì chính sự khoe khoang và tự ái của họ. May, mình biết điều này từ cách đây chục năm, và cả chục năm nay, cái chỗ quen thuộc của mình trên khán đài sân PK đã không có mình (dù vẫn... xem trực tiếp qua TV, hehe).

4. Cái chị Oanh ở bệnh viện Hoài Đức đang kêu cứu vì bị khởi tố bị can. Nghĩ cũng tội cho chị này. Là người đầu tiên ký tên vào đơn tố cáo, nhưng bị lộ ngay ngày đầu tiên gửi đi, (chắc công an cũng sẽ điều tra xem lộ từ khâu nào), nên bị gia đình và chính giám đốc áp lực, phải "tự nguyện" rút đơn tố cáo nhưng vẫn tham gia rất tích cực vào việc thu thập chứng cứ, thậm chí là người có công nhất, vì chỉ chị mới có điều kiện để đặt camera... thế và, khi 3 đồng nghiệp kia nhận giấy khen và 320.000vnđ tiền thưởng thì chị nằm trong diện điều tra, và hôm kia thì chính thức bị khởi tố điều tra. Tình ngay lý gian, chắc khi điều tra họ cũng chú ý tới tình tiết này. Nhưng giá mà, họ nghiên cứu trước, đừng khởi tố chị thì hay hơn. Bởi với một người bình thường như thế, bị khởi tố thì mất ăn mất ngủ là cái chắc. Và nữa, Hà Nội cũng tuyên bố là sẽ bảo vệ người tố cáo... Chị Oanh là người tố cáo đang mất ăn mất ngủ đấy, huhu...

5. 
Trên đây là nụ cười tươi rói của bà hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhung, trường THCS Hà Bình khi tiếp phóng viên và được phóng viên hỏi về vụ có 2 học sinh trong trường bị một cô giáo cũng trong trường đưa đi làm gái mát xa. Cô này cười cợt từ đầu đến cuối và thản nhiên nói: "đến thời điểm này tôi chưa được trao đổi hay nghe thông tin gì, mà chỉ nghe được thông qua công an xã, huyện báo đến nhờ đấu mối cho gặp cô Lê Thị H"... Điều kinh dị là, 2 cháu gái này vì xấu hổ mà đã nghỉ học, nhưng cô hiệu trưởng vẫn không mảy may xúc động, không một động thái bảo vệ hoặc đến nhà các cháu chia sẻ động viên các cháu đi học. Cứ ngồi cười như... đười ươi giữ ống thế mà vẫn làm hiệu trưởng được, tài thật, tiên sư anh...

(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

Lôn ra máu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thư giãn cuối tuần: LÔN RA MÁU
Chị Tiến ơi, có cố tình đùa cũng không nghĩ ra: 
Bé gái 7 tháng tuổi bị "phù nề bao quy đầu" 
Ông lão 73 tuổi có "thai 16 tuần"
Nôn ra máu
Có anh nông dân hút nhiều thuốc lào viêm phổi. Một bữa nặng quá ho ra máu. Người nhà thấy thế đưa đến trạm xá.
... Đến nơi ông bác sĩ trực bảo: - Nó nàm thao? (nó làm sao?)
- Dạ... nôn ra máu bác sĩ ạ.
Thế là ông hý hoáy ghi vào sổ khám bệnh:
..."Lôn ra máu..."
Rồi ông nói ráo hoảnh: - Đưa ngay lên Huyện, trường hợp lày lặng lắm.
Đến huyện bác sĩ trực nhìn qua sổ y bạ càu nhàu:
- Mẹ, ngu quá, có dấu huyền cũng không đánh vào, "lôn" là cái khỉ gì mà lại ra máu?
Rồi quát:- Đưa người nhà lên Tỉnh ngay ( sau khi ông cẩn thận thêm vào một dấu huyền to đùng.)
Đến tỉnh, bác sĩ trực chửi tục :
- Cái bọn thất học, dùng từ bố láo, học mãi mà không biết gọi một từ "âm hộ" cho đàng hoàng.
Rồi quát : - Y tá đâu, sắp đẻ rồi, người này đang bị băng huyết này...
Xe băng ca chạy rầm rầm quýnh quáng, không ai nhìn bệnh nhân, cô y tá đẩy xe vào phòng cấp cứu thò tay khám giữa hai chân "sản phụ" rồi hét lên:
- Đẻ ngược rồi, em đã túm được một chân đứa bé...


Bệnh nhân Trương Công Bình, nam giới, 24 tuổi: 
Phương pháp điều trị: Sinh chỉ huy... 
Lời dặn của thầy thuốc: Uống thuốc theo đơn, cho bé bú mẹ 

Cụ ông Nguyễn Văn Tính, 73 tuổi 
Chẩn đoán: Chấn thương cột sống thắt lưng / thai 16 tuần 

Cháu Nguyễn Văn A, 07 tháng tuổi, NỮ 
Chẩn đoán: Phù nề bao quy đầu 

*****
Bài trên báo Nông Nghiệp Việt Nam
Lại chuyện bi hài ngành y: Đặt vòng tránh thai vào... ruột! 
Âu Vượng -Thứ Hai, 12/08/2013, 15:6 (GMT+7) 

Câu chuyện bi hài này xảy ra với nạn nhân là Nguyễn Thị Tuyền sinh năm 1986, thường trú tại tổ 12 thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.


Chị Tuyền đang nằm tại Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang. 

Chỉ vì nghe người ta nói về việc đặt vòng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chị Tuyền đã tự nguyện đến đặt vòng tại Bệnh viện huyện Na Hang. Chẳng ngờ, sau khi đặt vòng xong, Tuyền về nhà thì thấy huyết chảy nhiều và rất đau đớn. Đến khi không chịu được nữa, người nhà đã phải đưa lại Bệnh viện Na Hang kiểm tra, rồi tức tốc chuyển gấp về bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang để phẫu thuật ổ bụng lấy chiếc vòng tránh thai ra.

KHEN CHO CHẾT

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Là nói cái vụ sở Y Tế Hà Nội khen 3 chị dũng cảm tố tiêu cực ở bệnh viện Hoài Đức.
Có mà nằm mơ cũng không nghĩ có một cuộc trao thưởng lạ đời đến thế. Lạnh lùng, vô cảm và... nhẫn tâm.

Một cuộc trao thưởng vô tiền khoáng hậu, không xúc cảm, không niềm vui, gượng gạo và cho xong.

Lại trước mặt những người mà các chị này tố cáo. Có thể những người ấy đã bị đình chỉ rồi, không có mặt ở đấy, nhưng còn bao người khác, còn những hệ lụy.

Ngay đến số tiền lẻ đến 2 chục nghìn cũng nói lên một thái độ rất gượng gạo.

Có thể nghĩ thế này chăng, cái guồng ấy- chả cứ chỉ ở BV Hoài Đức, mà ở nhiều nơi- nó đang êm ro chạy, các chị này khuấy lên, thế rồi, trong thế chẳng đặng đừng nhận lệnh của bí thư thành ủy, phải khen thưởng các chị. Và họ đã bày ra một cuộc khen thưởng vô tiền khoáng hậu như thế.

Đấy là kiểu khen cho chết. Câu này nói về những người hoắng, khen những người hoắng cho chết luôn. Nhưng vận vào đây, nó hơi giảm tính u mua đi, nhưng tăng tính bi kịch.

Thì rõ ràng là bi kịch mà. Bi kịch của ngành y tế.

Những giọt nước mắt trên chắc chắn không phải vì sung sướng khi được giấy khen kèm 320 nghìn đồng


(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

Giám đốc Sở Y tế HN khen thưởng một con gà?

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giám đốc Sở Y tế HN dựa trên quy định nào để khen thưởng giá trị bằng một con gà?
Như nhiều người đã biết ba nhân viên y tế tố cáo vụ nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. Sự việc bùng xoè - nó không đơn thuần là chuyện của một bệnh viện mà là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với người dân và cho ngành y tế trong dịch vụ khám chữa bệnh. Nhân bản xét nghiệm có thể làm chuẩn đoán sai, dẫn đến chết người - đó là tội ác, rút ruột bảo hiểm y tế - đó là tội tham ô.
Những người có lương tâm nghề nghiệp đã dằn vặt trước khi vùng lên tố cáo, họ chấp nhận ánh mắt đố kị kinh rẻ của cấp trên và đồng nghiệp khác vì làm bể "nồi cơm chung". Họ có thể bị trù dập, điều chuyển công tác, thậm chí bị kỷ luật của đơn vị, bị ra rìa vì "giảm biên chế"...Gia đình họ sẽ ra sao nếu sự việc không sáng tỏ, chung cuộc công lý không thắng?
Những người đứng lên tố cáo tiêu cực không cầm được
nước mắt trong buổi khen thưởng tại BV Hoài Đức
Xem thêm: 35 người đã tố cáo ngược lại chị Nguyệt có 3 bác sĩ, còn lại là hộ lý, y tá, bảo vệ…  

Nhân dân bị lừa dài dài bỡi các "hiền mẫu" ở các bệnh viện, phòng khám, mà không phải ở một đơn vị, một địa phương. Nó chỉ tạm dừng, chưa hẳn là chấm dứt khi có những người lên tiếng từ nạn nhân hoặc từ nội bộ đơn vị chứ không quan từ cơ quan thanh tra của ngành y tế.

Mới đây,  Sở y tế Hà Nội thưởng họ, mỗi người 320 nghìn đồng giá trị bằng một con gà, bằng một buổi tranh thủ "chạy sô" của bác sĩ, thì đúng là xúc phạm những người tố nhân bản xét nghiệm!


Xem lại bản tin ngày 16/8 báo Tuổi Trẻ: Thưởng những người tố nhân bản xét nghiệm 320.000 đồng  

Vấn đề đặt ra Giám đốc Sở Y tế dựa trên quy định nào để ra QĐ khen tưởng như vậy?
Theo báo chí đưa tin thì không có từ "thưởng nóng", nếu thưởng nóng đột xuất thì gía trị của nó là rất lớn để động viên cổ vũ phong trào, ví dụ gần đây:

Ngày 12/3/2013, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã trao thưởng 100 triệu đồng cho tập thể Công an TP Đà Nẵng vì thành tích xuất sắc trong việc phá nhanh vụ án giết người.

Ngày 08/05/2013, UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai) quyết định khen thưởng em Nguyễn Ngọc Khang, học sinh lớp 1/3 Trường tiểu học Trần Quốc Toản, bằng khen cùng số tiền 2 triệu đồng vì đã có thành tích tố giác tội phạm, giúp công an phá án. 
Chỉ là việc giữ mội trường sạch đẹp thôi thì: 

“Nguyễn Phương Uyên chính là người yêu nước”, sự lừa bịp vô căn cứ của lũ “Chấy Rận” phản động!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

   Nghe cái tít: “Nguyễn Phương Uyên chính là người yêu nước” trên danlambaovn mà tôi thấy nực cười, ai cũng yêu nước như Uyên thì chắc đất nước Việt Nam “loạn” mất!
        Ngày 16/8 này với Phiên Tòa Phúc thẩm xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra. Một số kẻ cho rằng, Nguyễn Phương Uyên là yêu nước, như vậy có đúng không? hay đây chỉ là những lời lẽ của những tên phản động bợ đít bọn ngoại quốc? Những kẻ đã cổ xúy, dụ dỗ Uyên giải truyền đơn chống Nhà nước ta và sau đó chúng dùng tung hô như một “anh hùng” để phục vụ cho những mục đích xuyên tạc chống Đảng và Nhà nước ta. Sự thật là đâu?bạn đọc hãy suy nghĩ kỹ trước những lời lẽ của bọn phản động nhé!
Bọn chúng luôn cho rằng Nguyễn Phương Uyên yêu nước, vậy Uyên yêu nước ở chỗ nào? hay là chỉ yêu những đồng tiền dơ bẩn của những kẻ đằng sau giật dây kia, việc làm của Uyên liệu có phải là yêu nước, hay chỉ là bồng bột, thiếu suy nghĩ vì những lợi ích cá nhân của mình? 
        Theo tôi được biết thì tại bản nhận tội khai trước cơ quan An Ninh Điều Tra, Nguyễn Phương Uyên, thừa nhận: "Bản thân tôi nhận thấy việc mình làm đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hành vi của tôi đã giúp cho tổ chức phản động chống đảng, nhà nước. Do trong thời gian đó, tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Nguyễn Thiện Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại di động và hỗ trợ học (tiền, công việc).Sau việc làm này, tôi rất ân hận và thành thật nhận tội đã gây ra. Mong rằng nhà nước, Đảng sẽ khoan hồng, tha thứ, tạo điều kiện cho tôi với mức án nhẹ nhất để tôi tiếp tục công việc học hành trờ thành người công dân hữu ích cho đất nước. Tôi mong sẽ được chuộc lỗi lầm của mình".

Lập Trình Viên II (56)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tuy nhiên không phải ai cũng đều thế, — cứ từ đội của anh Kốt-xchi-a mà suy, thì trong đám đông này, hẳn nhiên phải có những cựu quân nhân; như chú chỉ huy đeo chiếc đồng hồ kim loại to và sáng lấp lánh, biết đâu lại mới trở về từ Áp-ga-nít-xtăng cũng nên; mà ngay cả chưa từng tham chiến, thì những người đã qua nghĩa vụ quân sự có khi cũng còn thuộc hàng đàn anh của (đa phần) đám bộ đội đang ngồi trong xe tăng; với những cựu quân nhân này mà nói, thì tất cả những gì đang xảy ra ở đây sẽ được nhìn nhận bằng một con mắt khác, hoàn toàn không phải là chuyện muốn ra sao thì ra, mà là một việc phải được làm tới cùng, việc của chính mình, rất thật, rất cụ thể.

Chiếc xe bọc thép tiếp theo tới lượt tiếp cận đột phá khẩu là xe số 536.
Nhưng nó không có được sự may mắn như chiếc xe thứ hai, — lúc nó lại gần, thì lối thoát trên chiến lũy đã đầy người, phải đến trên dưới năm chục người; và nói gì nói, đấy không phải người Đức, và lúc này không phải đang là đầu những năm bốn mươi, cho nên chiếc xe phải dừng lại gấp, đánh võng xọc xạch ra trước ra sau theo đà giảm xóc nhún, xe gầm gừ xả khói, vẻ đầy tức tối.
Có lẽ trong một khoảnh khắc nào đó, nó đã nghĩ rằng những người đang chắn lối ít nhiều đã phải sợ nó, — đám đông ở đột phá khẩu đột nhiên giãn ra, thoáng cái thì chỉ còn lại có vài người đứng lơ ngơ ở bên này, vẫn chắn đường, và quay mặt vào quãng trống đi qua thân chiến lũy, có người giơ tay về phía trước, kiểu như nhạc trưởng đang chỉ huy dàn nhạc.
— Một... Hai... Ba! Một... Hai... Ba!
Những tiếng đếm nhịp đồng thanh bỗng nổi lên, và trong số những vị "chỉ huy dàn nhạc" có người phấn khích nhảy cẫng lên. Chiếc tờ-ra-lây-bút "viên gạch" lại rập rình chuyển động, nhưng chuyển động lần này không giống như các lần trước, — hóa ra đám người ở đột phá khẩu vừa rồi đã kéo nhau qua hết bên kia giờ đang hò dô ta hè nhau lật đổ chiếc xe điện bánh hơi này.
Chiếc tờ-ra-lây-bút nghiêng ngả liên tục, nhưng khi những tiếng hò dô đếm nhịp cứ đuối dần, rồi tắt hẳn, thì nó vẫn nguyên vị, — các cư dân thành phố hẳn đã có chút ngộ nhận về thể lực của mình.
Nhưng các "nhạc trưởng" ở bên này vừa mới thõng tay xuống, hoặc xua tay, để biểu lộ một sự thất vọng nặng nề, thì chiếc tờ-ra-lây-bút, không nghiêng ngả nữa, song lại từ từ dịch chuyển trở lại, bít lấy lỗ hổng chiến lũy, theo một tư thế tương đối chắc chắn, — chiếc xe cần cẩu một lần nữa đã lại vào cuộc.
Điên tiết, chiếc thiết giáp rồ máy ầm ĩ, lồng lộn lắc mình tại chỗ, các nhạc trưởng vội vàng dạt hết, chiếc xe đà lại sau một đoạn, rồi lao vào húc chiến lũy.
Nhưng cố gắng mở đột phá khẩu lần này không còn được thuận lợi như đối với chiếc xe đầu đàn, — có những người chạy đến, không sợ tiếp cận chiếc xe đang lồng lộn, và tìm cách phủ vải bạt lên để "che mắt" xe; rồi vài người đã trèo được lên tháp pháo.
Chiếc 536 này cũng không vừa, và thật sự nó lồng lộn rất giỏi, nên những người vừa lên nóc xe, chỉ một lát, đã phải nhảy hết xuống, còn vải bạt thì bị bộ đội quay mạnh tháp pháo xé rách tan tành. Tuy nhiên trong mấy người vừa vội vàng nhảy xuống khỏi xe, có người đứng nhìn vải bạt bị xé rách, lại lấy tay chỉ trỏ, và cười nói bô bô, — thì ra lúc ở trên xe, ai đó đã kịp lấy búa đập nát khe kính quan sát, rồi cởi áo nhét chặt vào đấy.
Không biết từ trong xe bấy giờ có còn nhìn thấy gì ở ngoài không, nhưng chiếc xe rồ máy rất dữ, rồi trong lúc mọi người tưởng nó lại xông vào chiến lũy, bỗng nó vùn vụt chạy giật lùi cả một đoạn dài, hơi xiên xiên; những người đang dũng cảm quyết chiến với nó liền vội vàng chạy theo.
Chiếc xe dừng lại, đứng im một lát, máy vẫn nổ to; rồi nó lại khẹt ống bô ầm ầm, phun khói mù mịt, lắc mình tại chỗ vài cái, và điên cuồng lao về phía trước; nhưng trong lúc lắc mình, nó đã va mạnh một phát vào đường hầm, đến nỗi cánh cửa bên phải, một trong hai cánh cửa sắt nổi khum khum, đóng "úp" sau đít xe, bị bật tung ra.
Như đã nói, xe này là xe chiến đấu của bộ binh, ngoài tổ lái ba người, mỗi xe còn chở được một tiểu đội bộ binh cơ động khoảng bảy, tám người; và hai cánh cửa "úp" sau xe, chính là "úp" vào chỗ họ ngồi.
Anh Kốt-xchi-a tôi, dù không leo được lên tháp pháo, nhưng cũng có mặt trong đám phủ vải bạt. Lúc cánh cửa bật tung, và chiếc xe bắt đầu lao về phía trước, thì họ lao theo nó, và người chạy ngay phía trước (nhưng nhanh hẳn hơn) anh Kốt-xchi-a, một tay cầm một cái như cái móc lốp ô-tô (có thể nhỉnh hơn), đã đuổi kịp xe, bám lấy khung cửa sắt, và cố chui vào đấy.
Anh Kốt-xchi-a đang gắng tăng tốc, thì trên nền tiếng xe và tiếng người hỗn độn, và tiếng thở của chính anh, bỗng nổi lên một tiếng nổ đanh gọn, và ngay trước mắt anh, từ phía trong khung cửa xe mở, ánh lửa nhoáng lên qua vai người đồng đội.
Đang nhoai về phía trước, người đó khựng lại, rời tay, rồi ngã ngửa ra, hai chân vẫn mắc trong khung cửa, nên cả thân hình quật xuống đường, mạnh đến nỗi nghe rõ một tiếng "cộp" đùng đục trên nhựa đường, — hay có thể chỉ là anh Kốt-xchi-a và những người ở gần đấy cho rằng mình quả thực đã nghe thấy một tiếng động như vậy.
Đầu gối lên mặt đường, hai tay giơ lên trong tư thế "giơ tay lên", người này bị chiếc xe bọc thép tiếp tục kéo lê đi như thế thêm độ mươi mét nữa, — đấy là một anh thanh niên hai mươi hai tuổi.
Xe vừa dừng thì cả đám Kốt-xchi-a (vẫn đang đuổi theo nó) vội xúm lại ngay. Họ vừa gỡ được bạn mình ra khỏi xe thì từ trong xe, súng lại nổ tiếp, lần này nổ thành tràng, — trong lúc hỗn loạn, sợ những người khác lại tìm cách chui vào xe, bộ đội đã bắn một loạt chỉ thiên qua khoảng trống cửa mở. Có những tiếng hét lên, — người bắn đã không để ý được đến cánh cửa sắt đang bật ra bật vào lắt la lắt lẻo, nên có những viên đạn đã quất vào cánh cửa, rồi bật vào đám người phía sau xe; bốn năm người đã bị thương vì mảnh đạn, có vết thương máu chảy ròng ròng. Vừa la hét vừa chửi, mọi người vội giãn cả ra. Nhưng bộ đội có vẻ vẫn chưa yên tâm, — vừa bắn chỉ thiên xong, chiếc xe lại gừ lên rất to, rồi lùi lại, "đuổi theo" những người đằng sau nó một đoạn ngắn.
Nó không biết, là trong lúc mọi người giãn ra, thì có một người, vừa bị ngã, vẫn nằm lại trên mặt đường, và vòng xích xe bên phải đã lăn thẳng lên chân người này.
Đám đông gào ầm lên, còn người đó nằm im, — chú này ba mươi bảy tuổi; vừa rồi, từ trong nòng súng, bay chênh chếch vào cánh cửa xe bằng sắt, một viên đạn dội trở ra, đã quật trúng vào đầu chú.
Hẳn không biết đã đè phải người, nhưng nghĩ rằng đã dọa đủ, chiếc bọc thép lại khịt khịt tiến lên vài mét, đám Kốt-xchi-a vội ồ ngay lại. Những người đến trước vội vàng mỗi người một tay khênh người bị xe nghiến lên, khệ nệ (vì người này mềm nhũn, nên rất khó khiêng) đưa sang vệ đường, rồi men theo chiều đi lên, đến chỗ đủ cao để chuyển cái xác cho những người đứng bên trên mép đường hầm đang nhao nhao nhoài người ra và thò tay xuống chờ; những người đến sau thì vây lấy xe bọc thép, và có mấy người lại tìm cách trèo lên ụ pháo. Có lẽ ngay từ đầu những người khênh cái xác — hoặc có người trong số họ — đã không nghĩ rằng đấy là cái xác, nên khi chợt nhận ra điều này, thì một người bỗng hét lên bằng giọng thất thần:
— Quân súc sinh! Chúng nó giết người rồi!
Tiếng hét này giống như một hiệu lệnh, — lập tức, khắp xung quanh, cả trên và dưới đường hầm, những tiếng la hét nổi lên ầm ầm:
— Quân súc sinh!.. Lũ thú vật!.. Bọn cặn bã!.. Con mẹ chúng mày!..
Rồi tập trung dần lại, cuối cùng thành điệp khúc đồng thanh:
— Quân giết người! Quân giết người! Quân giết người!
Trong lúc đó thì những người trèo lên xe bọc thép đã tưới đầy xăng lên đó, châm lửa, nhảy xuống, và tản ngay ra. Họ rút lui rồi, thì trong tiếng đồng thanh "Quân giết người!", đủ thứ gạch, đá, mảnh nhựa mặt đường, chai, lọ... tới tấp bay vào chiếc xe bọc thép. Những thứ trong tay và có thể vớ được quanh mình bị mọi người ném đi hết thì có những người đã kịp chuyển đến những chai bom xăng; trận bom xăng đầy thù hận tiếp lửa cho đám cháy đã được đốt lên trên xe, — lửa cháy thành đám bùng bùng trên nóc và ở phía đuôi xe. Lửa loang vào khoang "bộ binh", thì có một anh lính chui ra từ trong cánh cửa sắt đang mở; lập tức, những thứ còn có thể vớ được và ném được (không còn nhiều và to lắm) tới tấp tập trung vào anh lính; từ đám đông có một chú đeo kính trắng, tóc chớm hói bơ phờ, khệ nệ sấn tới vài bước, vặn người lấy đà vung hai tay một cái, hắt hết nước trong chiếc xô nhỏ chú đang bưng vào anh lính kia; một phần phía bên ngoài cánh tay trái của anh lính bùng cháy, ra chiếc xô nhỏ đựng toàn xăng.
Anh lính vừa cuống quít dập lửa ở tay, vừa ngoái vào trong xe, hét gì đó, và hình như định chui trở vào, — đây cũng đúng là dự định trả thù của quần chúng: không cho đám bộ đội chui ra khỏi chiếc xe cháy. Nhưng anh lính đã nhoai vào trong xe bỗng bị đẩy bật ra, — từ khoang cửa mở, có một người nhảy ra ngoài, động tác rất dứt khoát.
Chân vừa chạm đất, người ấy bước thẳng về phía những người đang đứng gần nhất, vừa đi vừa rút súng từ bao súng lục đeo bên hông ra, — chắc đây là sĩ quan chỉ huy.
— Tôi không phải kẻ giết người! Tôi là một sĩ quan!.. — "Đoàng đoàng... đoàng!", vừa bước những bước quả quyết, vừa quát lên một cách nóng nảy và kích động, viên sĩ quan vừa chĩa súng nổ lên trời. — Tôi không muốn có thương vong nữa! Hãy tránh ra khỏi xe! Quân lính chỉ làm theo lệnh!
Trước thái độ cứng rắn theo kiểu nhà binh, và khẩu súng lục rõ ràng vừa bắn mấy phát ngay trước mắt, những người ở phía ấy đều dạt bớt lại. Từ trong xe bọc thép, bộ đội chui ra một đám, nhìn trước nhìn sau, rồi vừa trông chừng những thứ có thể ném vào mình, vừa hơi lom khom, vừa chạy về phía những chiếc bọc thép khác đang đỗ ở lề đường phía đối diện: xe 520, 521.
Xe 521 ở gần "dân vệ" hơn, nên đám Kốt-xchi-a lại ùa về phía đó; trong đám lính liền có hai người đứng lại, chĩa nòng AK lên trời và bắn cảnh cáo. Lính chạy gần hết, thì người chỉ huy cầm súng lục quay về phía họ chạy, và quát; có mấy người vội vàng quay lại ngay, — họ dáo dác tìm cách dập lửa cho xe 536.
Vừa gấp gấp gáp gáp một cách nôn nóng và hầu như không có kết quả, họ vừa hò hét, và bộ đội xúm thêm lại; nghe tiếng bộ đội kêu, thì thị dân vây xung quanh hiểu ngay là trong xe có đạn dược, mà nếu cháy nóng quá, thì đạn có thể nổ tan tành; thế là họ lập tức ồn ã và nhốn nháo chỉ đạo lẫn nhau giúp bộ đội chữa cháy.
Từ các nhà nào đó ở mặt phố, những người tháo vát đã huy động ngay được những xô chậu đựng nước, chắc nước cũng hứng luôn từ các vòi trong bếp — vì ở gần đây thực tế chẳng còn nguồn nước nào khác, — và đám đông khệ nệ và hối hả chuyền tay nhau những khối nước dân dụng này, cố đưa chúng xuống đường hầm để giội xe bọc thép.
Nhưng hóa ra không chỉ có xe bọc thép 536 bị cháy, — ngọn lửa, bằng cách nào đó, đã bén cả tới mấy chiếc xe tờ-ra-lây-bút ở gần đấy nhất, mà xe-tờ-ra-lây-bút, dù vừa bị đâm húc cho lộn xộn lên, nhưng xong rồi thì vẫn nằm xếp liền nhau san sát cả đống. Được cái cả quân lẫn dân, dù là cùng cuống quít và hoang mang không ít, vẫn đều biết sợ một cách đúng chỗ, — xe tờ-ra-lây-bút có cháy thế, chứ cháy nữa, thì cũng không có đạn nổ, mà xe này cũng không có cả thùng xăng. Cho nên khi nghe thấy tiếng còi hụ, và có xe cứu hỏa — cửa buồng lái màu trắng, còn lại thì đỏ gần như toàn thân, trên nóc buồng lái có hai chiếc đèn quay tít thò lò, liên tục quét ra ánh sáng trắng và xanh nê-ông loang loáng loang loáng — ầm ĩ chạy đến trên làn đường bên mép đường hầm, thì đống đạn dược trong xe bọc thép 536 vẫn còn chưa nổ, và lửa cháy trên xe hầu như đã được dập tắt; xe tờ-ra-lây-bút đang bắt đầu cháy bốc lên, nhưng đấy bất quá cũng chỉ bằng đống lửa diễn tập của lính cứu hỏa mà thôi.
Lính cứu hỏa — nai nịt lụng thà lụng thụng đồ cứu hỏa màu nước dưa bóng bóng, đính vài vệt phản quang màu đỏ cam — cứu được hết hỏa, thì bộ đội đã kịp chia nhau chui hết vào trong các xe bọc thép; xe bọc thép nhất loạt đóng sập hết các cửa nắp, tắt hết máy đi, và nằm im.
Mọi thứ cũng vừa như có vẻ lắng lại theo, thì giữa đường lại thấy có mấy người láo nháo xúm nhau vào xốc một người đang nằm dưới mặt đường lên; giữa đám này có một người nổi bật lên vì vóc dáng to cao và vững vàng, tay đeo một chiếc đồng hồ kim loại to và sáng lấp lánh, — đây là những người trong nhóm anh Kốt-xchi-a.
"Những chiến lũy ngoài đó, chỉ cần họ quay nòng vào nổ một phát, thì tanh bành ngay" — lúc họ ùa đến xe bọc thép 521, hóa ra không phải tất cả các viên đạn bộ đội bắn cảnh cáo đều "chỉ thiên"; có một viên, không rõ dụng ý và cho đến giờ vẫn không xác định được xuất xứ, đã bắn thẳng vào đầu một người, chính là người tôi đã gặp đang đứng cạnh anh Kốt-xchi-a tôi trong hàng "lính tình nguyện" tập hợp bên chiến lũy ở trước mặt Nhà Trắng; anh mới 28 tuổi, lúc mọi người xúm lại, anh đã tắt thở một lúc lâu rồi.
Khác với Hà Nội — mà Phi Long vẫn kể tôi nghe, — Mát-xcơ-va không phải là một "thành phố đêm": trên phố phường thành phố hầu như không có các sinh hoạt vào nửa này của một ngày, phố ở Mát-xcơ-va không phải kiểu "phố nhà" như Hà Nội, để Phi Long vào lúc khuya khoắt mặc quần đùi giương ô chạy ra ăn cháo trắng với trứng muối rồi về đi ngủ cho nó ấm bụng, nên người Mát-xcơ-va buổi tối ít ra đường, có ra thường cũng lại để đi ngay đến một chỗ "ở trong nhà" khác. Nhưng hôm nay thì không như vậy, chí ít là ở quanh vùng điểm nóng này, — thành phố này rất to.
Nhiều người, tự khắc sẽ là một mạng thông tin có độ "trực tuyến" cao. Đụng độ, đổ máu, chết người... những thứ đó đều vượt quá mức tiếp nhận vốn quen của mỗi cư dân trong một thành phố mà "chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào" suốt từ lâu. Nên dân thành phố đổ càng lúc càng đông về Đường hầm Trai-kốp-xki.
Những thị dân về bản chất vốn sẽ phải lúng túng trước bối cảnh bất thường; thông tin thiếu chính xác, lại còn tiếp tục sai lạc; hiện trường hệt như phim thảm họa... — khỏi cần phải nói thêm về mức náo loạn mỗi lúc mỗi tăng. Nhiều người, đa phần là mới đến, lập tức kêu gọi nợ máu trả bằng máu, phải trả thù ngay cho những ai đã hy sinh. Những người khác, có lẽ ở Nhà Trắng qua, đề xuất phương án thuyết phục bộ đội đứng về phía Quốc hội và nhân dân. Còn lại thì chủ yếu hò hét chửi bới, và muốn tốt nhất là phải giữ nguyên hiện trường, với xe cháy, với máu đã chảy như thế, và không được thông đường xá gì hết, để cho tất cả những người khác đều sẽ được chứng kiến, "kẻo rồi "chúng nó" sẽ bảo, là đã không có chuyện gì xảy ra cả".
Láo nháo kiểu quân hồi vô phèng như vậy quãng độ mươi lăm hai mươi phút thì lại có thêm người từ Nhà Trắng tới, — là một nhóm đại biểu quốc hội, và một bác cùng tên với anh Nhi-ka-lai: bác Nhi-ka-lai Xmi-rnốp, trung tướng, Tư lệnh Quân quản Thủ đô. Những người này mang theo loa pin, và vừa đến, liền theo ngay phương án giống với phương án thứ hai đã được hình thành trong đám đông ở đây: họ lại gần những xe bọc thép và cố gắng cùng thống nhất với bộ đội một thỏa thuận tránh xung đột.
Lý lẽ của các đại biểu nhân dân, và nhất là của một vị tướng hai sao, không khó đoán là sẽ có những tác động tích cực đến binh lính: vài lá cờ nhỏ xinh xinh, ba vệt ngang theo thứ tự từ trên xuống trắng, thiên thanh, đỏ, được cắm lên mấy xe, xe 535 thì cắm một mảnh vải trắng phơ phất ở đuôi, chắc không kiếm được cờ, và theo thông báo òm ọp bằng loa pin, thì bây giờ bộ đội sẽ đưa xe đến Nhà Trắng, — để bảo vệ, tất nhiên.
Lại láo nháo để thông xe.
Một lúc sau, thì trên đường hầm vừa mới loạn xí ngầu chỉ còn lại hai chiếc xe bọc thép đã bị hỏng đến không thể đi được. Công an cũng đã đến, và chĩa loa để gọi tài xế từ một chiếc xe bít bùng màu trắng, có sọc đỏ bên sườn, — xe cấp cứu, — đang đỗ ở gần đấy; nhưng gọi một lúc thì hiểu là xe đấy không có người lái, công an đành phải dùng xe của mình để chở những xác người chết đi.
Không biết có phải trong tự nhiên thật sự vẫn âm thầm tồn tại những cơ cấu tác động khiến cho mọi việc sẽ diễn ra theo đúng cách như vậy hay không, nhưng vào buổi sáng sớm ướt át và nặng nề, đầy những tiếng nước mưa rơi lộp độp trĩu hạt ấy, người tìm thấy anh Kốt-xchi-a chính là người bạn thân thiết nhất từ thuở thiếu thời: anh A-li-ô-sa, — không phải một trong hai người vốn vẫn luôn nhanh nhẹn nhất trong những tình thế tương tự, là tôi hay anh Xéc-giô. Anh A-li-ô-sa đã gặp bạn đang ngồi ở hàng ghế đơn bên trái, đút cả hai tay vào túi áo thể thao nai-ki, ngả đầu vào khung cửa sổ, ngủ mê mệt, giữa những người khác, trong một chiếc tờ-ra-lây-bút còn nguyên vẹn, giữa đám tờ-ra-lây-bút tan tác, nhiều chiếc méo mó, xiêu vẹo, vỡ sạch kính, toạc hết sườn phơi đủ nội thất ra toang hoác, có chiếc đã cháy đen thui.
Nhìn thấy anh Kốt-xchi-a, Vê-rôn-na bật ngay cả khóc và cười, còn A-nhi-a tự lúc nào đã chảy kịp một vệt nước mắt dài, đủ để chị có thể đưa tay quệt má một cách tường minh.
Chuyện xảy ra ban đêm ở Đường hầm Trai-kốp-xki, một cách có đầu đuôi, là do Phi Long đã ngồi âu yếm hỏi han, và sắp xếp lại, từ những đoạn kể lộn xộn, rời rạc, chồng chéo, và đứt quãng lung tung, của anh Kốt-xchi-a, — sinh viên xuất sắc, một ngành học rất nặng về toán.
Tìm thấy anh Kốt-xchi-a thì chúng tôi về luôn.
Thực ra từ trước đấy, trước khi chúng tôi tới Đường hầm một lúc, Bộ Quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội rút ra khỏi thành phố.

(Còn nữa)

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 3):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 2):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 1):
Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Đầy đủ):

Các Mác: Tín ngưỡng là thuốc phiện của quần chúng

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sở cứ căn bản của sự chỉ trích mang tính phi tín ngưỡng là: Con người làm ra tín ngưỡng, tín ngưỡng không làm ra con người.

Tín ngưỡng, quả thực, là sự có ý thức về bản thân mình và lòng tự trọng của một con người hoặc vẫn chưa chiến thắng được chính mình, hoặc là một lần nữa lại đang đánh mất mình. Nhưng con người không phải là một vật trừu tượng ngồi chồm chỗm ở bên ngoài thế giới. Con người là thế giới của con người — địa vị, xã hội. Địa vị đó và xã hội đó tạo ra tín ngưỡng, chính là một ý thức bị đảo ngược về thế giới, bởi vì chúng là một thế giới bị đảo ngược. Tín ngưỡng là lý thuyết tổng thể về thế giới này, là bản tóm lược bách khoa toàn thư của nó, là lô-gích của nó dưới dạng phổ cập, là điểm tôn vinh về tinh thần của nó, là sự hưng phấn của nó, là sự thừa nhận về luân lý của nó, là phần bổ sung trang nghiêm của nó, và là nền tảng an ủi và biện hộ phổ quát của nó. Nó là sự hiện thực hóa đầy viễn tưởng của bản chất con người khi mà bản chất con người đã không đạt được một thực tại đúng đắn nào. Cuộc đấu tranh chống lại tín ngưỡng, bởi vậy, một cách gián tiếp là cuộc đấu tranh chống lại cái thế giới, mà hương thơm tinh thần của nó là tín ngưỡng.


Nỗi khổ đau tín ngưỡng, cùng thống nhất trong một và cùng một lúc, là sự biểu hiện của nỗi khổ đau thực tế và sự phản kháng chống lại nỗi khổ đau thực tế. Tín ngưỡng là tiếng thở dài của sinh vật bị đè nén, là tấm lòng của một thế giới không có tấm lòng, và là tâm hồn của những tình cảnh không có tâm hồn. Nó là thuốc phiện của quần chúng.

Sự thủ tiêu tín ngưỡng, như một hạnh phúc hão huyền của mọi người, là một đòi hỏi cho hạnh phúc thật sự của họ. Kêu gọi họ từ bỏ những ảo tưởng của họ về tình cảnh của mình, tức là kêu gọi họ buông bỏ cái tình cảnh mà cần phải có những ảo tưởng. Sự chỉ trích tín ngưỡng, vì vậy, từ trong trứng nước, là sự chỉ trích cái máng dẫn nước mắt mà tín ngưỡng là hào quang của nó.

Sự chỉ trích đã bứt đi những bông hoa giả tưởng trên sợi dây xiềng xích, không phải với mục đích, là con người sẽ tiếp tục phải mang sợi xích đấy mà không có sự tưởng tượng hay an ủi, mà là để anh ta sẽ vứt bỏ sợi xích đi và hái lấy bông hoa đang tươi tốt. Sự chỉ trích tín ngưỡng làm cho con người vỡ mộng, là để anh ta sẽ suy nghĩ, hành động, và hình thành nên thực tại của anh ta như một người đã bứt bỏ những ảo tưởng và đã giành lại những tri giác của mình, là để anh ta sẽ vận động quanh mình như một mặt trời thực sự của chính mình. Tín ngưỡng chỉ là một mặt trời hão huyền xoay quanh con người chừng nào anh ta còn chưa tự xoay quanh chính mình.

(Karl Marx — "A Contribution to the Critique of Hegel's Philosophy of Right")

'Thứ nhất hậu duệ…'

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Hưng Quốc 

Tôi mới được nghe, từ một người bạn, một câu tục ngữ mới về quy chế tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ


Cùng đề tài, trước đây, tôi đã nghe một câu tục ngữ khác:

Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ

Câu đầu hay hơn. Và có lẽ cũng đúng với thực tế hơn. Ngay cả khi quen biết rộng rãi hay có tiền bạc nhiều đến mấy, một trí thức ngoài 30 tuổi chưa từng có kinh nghiệm về chính trị hay quản lý không thể bỗng dưng nhảy vọt một cái lên làm Thứ trưởng Bộ xây dựng như Nguyễn Thanh Nghị; một phụ nữ khác, mới ngoài 30 tuổi, không thể nắm giữ chức chủ tịch của hết công ty này đến công ty khác, trong đó có Ngân hàng Bản Việt với số vốn lên đến 142 triệu Mỹ kim như Nguyễn Thanh Phượng; một thanh niên khác, trẻ hơn, mới ngoài 20 tuổi, không thể bỗng dưng được cử làm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam như Nguyễn Minh Triết; một thiếu nữ khác, mới 25 tuổi, không thể vụt một cái nhảy lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC, một công ty có gần 2000 cán bộ công nhân viên như Tô Linh Hương.

Những người trên là ai? Ba người đầu là con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người cuối là con của ông Tô Huy Rứa, trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng.

Trong nhiều bài báo đăng đây đó, một số người đã nêu lên hiện tượng “thái tử đảng” ở Việt Nam (cũng như ở Trung Quốc), một hiện tượng còn được gọi là CCCC (con cháu các cụ; thay cho cách nói con ông cháu cha quen thuộc trước đây). Không cần thông minh, không cần tài năng, không cần học giỏi, không cần kinh nghiệm, chỉ cần là con nhà nòi thôi, vô số người đã nhảy phóc lên được những chiếc ghế quyền lực và béo bở trong guồng máy kinh tế cũng như guồng máy chính trị trong nước. Có khi không nhảy được, “các cụ” sẽ bồng ẵm họ lên, bỏ vào các chiếc ghế hiếm hoi và quý báu ấy.

Điều cần lưu ý là những điều được giới truyền thông nhắc nhở nhiều nhất thường chỉ là những hiện tượng nổi bật nhất. Họ không thể đề cập đến mọi chuyện. Còn vô số những vụ bổ dụng khác, nhỏ và thầm lặng hơn, vẫn lan tràn đầy trong xã hội nhưng không được nói đến. Bản thân tôi biết được ít nhất cũng năm bảy người, vốn đi học ở Úc, phần lớn không học xong cái gì cả, hoặc nếu xong, may lắm được một bằng cử nhân, khi về lại Việt Nam, một thời gian ngắn sau, nghe nói đã làm giám đốc công ty này, công ty nọ. Lý do: bố mẹ là những quan chức lớn, có người là bộ trưởng hay thứ trưởng.

Hiện tượng gọi là thái tử đảng hay CCCC, thật ra, cũng không có gì lạ. Ngay từ trước, với chủ trương bổ dụng cán bộ dựa trên “hồng” (chính trị) hơn là “chuyên” (chuyên môn hoặc học thức) đã là một truyền thống kéo dài ít nhất từ những năm giữa cuộc kháng chiến chống Pháp. “Hồng” có hai loại: một, thuộc thành phần “cốt cán”, ưu tiên hàng đầu là công nhân hoặc bần cố nông; hai, thuộc thành phần có lý lịch tốt, mà lý lịch tốt nhất là con cái các cán bộ gộc. Hiện nay, chỉ có một sự thay đổi lớn: thành phần được gọi là “cốt cán” biến mất. Chỉ còn lại thành phần con cháu các cán bộ gộc.

KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mình có người nhà làm ngành y, cả y và dược. Cũng có nhiều bạn bè làm nghề này. Cũng biết được cung cách, tác phong làm việc. Nói chung là mẫn cán và chỉn chu. Có hồi con cháu gọi bằng cậu đi làm thêm giúp cho sếp nó ở một phòng khám sản, thực chất là nạo phá thai, được một thời gian ngắn thì nó nghỉ và mình cũng bảo nghỉ. Nó người Huế, nên dẫu là nữ hộ sinh vẫn không quen được cái cảnh hàng ngày hút ra những sinh linh sắp thành người hoặc đã thành người, cho vào bao nilon...

Trong nhà như thế nên cũng cứ nghĩ tất cả mọi người như thế. Nhưng té ra không phải thế. Chỉ mấy hôm rồi thôi, sau cái sự kiện 3 cháu bé bị chết vì sốc phản vệ khi tiêm vắc xin mà bộ trưởng chỉ cách đấy mấy chục cây số không ghé lên thăm, thì đến mấy vụ nữa người nhà quây bệnh viện, hoặc vì cả con và mẹ chết khi đi sinh, hoặc là cháu bé sinh ra còn sống nhưng bệnh viện bảo... mang về chôn...

Và đỉnh cao của sự bất nhân, tàn nhẫn đến không thể tin được đối với người bình thường chứ đừng nói đến những người mặc áo trắng, mang danh... như từ mẫu, ấy là vụ bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức "nhân bản" xét nghiệm, hàng nghìn phiếu két quả xét nghiệm là giả... thì dư luận đã tới cùng của sự chịu đựng.

Quả là tôi cũng đã thử đặt ra nhiều giả thiết để tự hỏi là sao họ lại có thể... liều thế, và nếu mình trong cái guồng ấy thì có làm thế không. Vâng, nó là cả cái guồng chứ không chỉ là một hiện tượng riêng lẻ. Nhưng nó bùng lên dữ dội và cấp tập từ hồi chị Tiến làm bộ trưởng. Có lẽ có một cái kẽ hở (khá to) nào đấy để mọi việc tồi tệ đến thế?

Không thể tin được là cảm giác của tôi lúc này. Nhưng dẫu thế thì vẫn phải tin. Định không nói gì nữa, nhưng cứ mở báo ra là lại có tin xấu liên quan đến y tế, không chỉ xấu, mà rất xấu, rất thất nhân đức...

Nói gì thì nói, đã từng có thời, ngành y là ngành sang trọng và trong sạch. Năm nay, 27 điểm vẫn không vào được đại học Y Hà Nội. Tức là ngành y đang chứa trong mình những cán bộ chất lượng cao. Thế mà tại sao họ lại trở thành những người xấu xa đến thế? Tất nhiên không phải là tất cả. Tuyệt đại bộ phận ngành y vẫn là những người tốt, những người xả thân cứu người. Nhưng những con sâu- rất to- đã làm hỏng nồi canh đầy tính nhân văn. Chao ơi, chả lẽ tình trạng nguy đến thế rồi sao? Và vẫn chưa nghe một quan chức nào tỏ ý xa xót chứ đừng nói cúi đầu xin lỗi nhân dân...
(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

Bà Tưng: 'Em ân hận lắm, sẽ không quay clip sexy nữa'

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bà Tưng: 'Em ân hận lắm, sẽ không quay clip sexy nữa'
(iHay) 'Em thật sự buồn và tuyệt vọng. Em chẳng biết đời mình sẽ trôi về đâu nữa...', 'bà Tưng' Lê Thị Huyền Anh rưng rưng trải lòng với phóng viên iHay.vn qua điện thoại tối 8.8. Lúc này, cô gái vừa bị cấm biểu diễn đang 'đi bụi' ở miền Trung để vượt qua nỗi buồn và có thời gian nhìn lại mình sau chặng đường dài lắm nhiễu nhương.
Sau khi bị Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) ra công văn yêu cầu dừng cấp phép biểu diễn trên toàn quốc, “bà Tưng” Lê Thị Huyền Anh tâm sự với iHay.vn rằng cô đang rất tuyệt vọng và thấy ân hận với những gì đã qua.
Tâm trạng của Huyền Anh hiện giờ như thế nào? 
Từ khi biết tin Cục nghệ thuật cấm em biểu diễn, em thật sự rất buồn và tuyệt vọng. Em mất hết niềm tin vào cuộc sống này. Em chẳng biết đời mình rồi sẽ trôi về đâu. Quả thật là em đang trong những ngày tuyệt vọng nhất của đời mình, em chỉ còn biết đi lang thang đâu đó mà thôi.
'Bà Tưng' hứa sẽ không khoe ảnh sexy nữa

* Có vẻ như bạn đang hối hận về những gì đã qua? 
Vâng! Em rất buồn vì những gì đã qua. Chỉ vì những lúc “điên điên” nông nổi, muốn nổi loạn để rồi gây ra cơ sự này. Em ân hận nhiều lắm. Muốn quay ngược thời gian trở lại… nhưng không được rồi. 
 
Đôi lúc 'điên điên' không kiềm chế bản thân mình nên em mới làm những điều không đúng trên Facebook. Bây giờ thì em ân hận vì những gì đã qua. Nên chắc chắn em sẽ không bao giờ quay hay đăng tải những hình ảnh, đoạn clip sexy nữa đâu
'Bà Tưng'

Không ai có thể hiểu được những mệt mỏi mà em đang trải qua. Giống như không có lối thoát và lạc mất phương hướng. Thời gian sắp tới em chẳng biết làm gì, chẳng biết phải đi đâu về đâu. Bởi quay lại trường học cũng chẳng được vì đã xin tạm dừng. Không còn mặt mũi nào để quay về nhà vì làm mất mặt ảnh hưởng đến gia đình, người thân.

Điện của ai?

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bùi Văn Bồng 

Nhà nước duyệt các dự án, công trình nhà máy sản xuất ra điện (phát điện), xây dựng lưới điện, trả lương cho cán bộ nhân viên ngành điện lấy tiền ở đâu? – Nhân dân. Tiền nhà nước phải đi vay các loại vốn nước ngoài để làm ra điện, nay ai trả? – Nhân dân. Tiền của dân, có điện rồi phải phục vụ quốc kế dân sinh, phải cho người dân được hưởng lợi, tại sao lấy đó làm cái cớ lấy ‘của sẵn ăn’ đó để tiếp tục moi tiền của nhân dân?
Thế mà, nay ngành điện liên tục tăng giá điện với nhiều lý do không minh bạch không chính đáng, tiếp tục móc túi tiền của ai? – Nhân dân… Đúng thế, tất cả là người dân è cổ ra gánh chịu hết. Sau nhiều tranh cãi, lý giải, biện minh, chạy chọt xoay trở, lấp liếm, cuối cùng thì giá điện cũng chính thức tăng từ ngày 1/8, sau hàng loạt thông tin tung ra để ‘nguy trang’, ‘lừa đảo’ tạo cú bất ngờ từ chính cơ quan quản lý lẫn EVN rằng “chưa có phương án” và muốn tăng phải căn cứ vào nhiều yếu tố.

Khi nền kinh tế vẫn chưa qua khỏi khó khăn, doanh nghiệp, người dân vẫn đang chật vật và lạm phát có nguy cơ tăng tốc trở lại, việc tăng giá điện theo kiểu “úp sọt” (cách gọi của VnExpress) đã khiến cho nhiều khách hàng của ngành điện không kịp trở tay. Có người cho rằng trong chuyện này, EVN “lờ” chỉ đạo của Chính phủ? Nhưng suy cho kỹ ngọn nguồn, làm sao chuyện lớn như thế mà qua mặt chính phủ được?
 
Ngay cả khi báo giới chất vấn lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, một vị Phó Tổng thanh tra cũng phải thừa nhận rằng, việc tính toán đầy đủ các yếu tố cấu thành giá điện bao gồm doanh thu và chi phí, thể hiện qua giá điện trong quá trình thanh tra tại EVN là “một việc rất khó và phức tạp”.
 
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách. Người có thực quyền và cơ quan chuyên trách, chuyên ngành, chủ quản ‘bật đèn xanh’ cho sự tùy tiện này của ngành điện được hưởng lợi thế nào? – Nhiều đấy, dầm dề đấy, nhưng cụ thể bao nhiêu họa may chỉ có trời mới biết!
 
Bức xúc của người dân và doanh nghiệp sử dụng điện chính là cách EVN tăng giá điện vào thời điểm mà mặt bằng giá sau nhiều nỗ lực kìm hãm đang có chiều hướng bắt đầu ổn. Vậy, tăng giá điện là động cơ tiếp tục hạ giá, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh hơn.  Thực chất giá điện và giá xăng dầu là hai mặt hàng nhà nước vẫn phải kiểm soát bởi nó tác động đến vô số các ngành, lĩnh vực khác. Điều này cũng đã được các nhà quản lý khẳng định bởi giá điện và xăng dầu được lâu nay vẫn được dùng như một công cụ để kiểm soát lạm phát, nên trong nhiều thời điểm, doanh nghiệp không được phép tăng dù giá thế giới có biến động. 
Đặc biệt, qua mỗi tháng, EVN lại cho biết đưa vào vận hành nhiều tổ máy thuỷ điện mới, trong đó siêu dự án thuỷ điện Sơn La - một công trình được đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng từ tiền thuế của dân với khoảng 15% sản lượng điện cho cả nước - cũng dường như bị “lãng quên” khi EVN tăng giá điện…
            “Tăng giá điện lần này là để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do giá than và giá khí đều tăng, trong đó giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than…”; rồi nào là:“phải tính đủ chi phí thì ngành điện mới có vốn đầu tư”.
Đó là cái lối lý giải tráo trở rất ù xọe, ngụy biện lấp liếm của EVN.  Nhưng các khách hàng sử dụng điện có quyền yêu cầu EVN làm rõ khi mà thời điểm từ tháng 8 trở đi là thời điểm mùa mưa bắt đầu, nước ở các hồ chứa bắt đầu tăng nhanh, sản lượng thuỷ điện vốn chiếm đến 40% cũng sẽ trở nên dồi dào hơn, tại sao lại không được tính đến. Lâu nay, ngành điện tự ý lấy tiền của dân chi lương vượt trần nhiều lần, cao nhất tới cả trăm triệu đồng/ tháng, bình quân cũng vài chục triệu đồng. Tiền đó của ai? – Cũng của dân. Nếu EVN lỗ thật (chính đáng) thì họ tăng giá điện là chấp nhận được. Tuy nhiên lỗ là do ngành điện phải nuôi một bộ máy quá cồng kềnh, lại “được quyền” sử dụng đồng tiền để tự lương quá cao, chi phí đầu tư quá lớn do thất thoát và tham nhũng.
Thế nhưng, EVN vẫn kêu lỗ và vẫn găm nợ, tiền chạy ngách nào? Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.

              Thế nên, ca dao của mấy bà nội trợ:
                             Lương thì cao ngất tầng mây
                   Tiền đâu? - Móc túi có ngay, khó gì
                              Độc quyền ngành điện "tự chi"
                   Túi dân lép kẹp cũng vì...Ê-Ven
 
Chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn.  
 
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt. Nhưng ai tin điều đó? Bởi vì, “nói dzậy mà hổng phải dzậy” đã thành thứ “chủ nghĩa Ba Xạo” tại đất nước này tự lâu rồi. Ngành điện, ngành xăng dầu, than…cho đến giá vàng, thuế muốn tùy tiện tăng giá kiểu nào, vào lúc nào là tùy ở họ. Đó là tình trạng nhà nước để cho [ngành điện] độc quyền lộng hành, nhà nước không quản lý nổi, làm ăn ‘vô chính phủ’ được bảo kê, bão lãnh, che chắn, gật đầu ngầm cứ thế được đà tiến phát quyết liệt trên đầu trên cổ người dân lao động. Điện của ai? - Theo 'lý thuyết cách mạng' rất "khách quan, biện chứng", theo các nghị quyết và đủ loại khẩu hiệu: - Điện của dân, do dân, vì dân! Nhưng nay người dân bị cạn túi dần vì liên tục è cổ đóng tiền điện tăng giá vèo vèo, tùy tiện. Ôi, hệ lụy tai hại khó lường của các Nhóm lợi ích! Trong khi đó, ai cũng thuộc lòng: “Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”... ?!
 
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
 

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Nhất thế giới

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

BÁ TÂN

         Quốc gia nào chẳng muốn có được cái danh hiệu nhất thế giới. Dù chỉ là một lĩnh vực, hoặc một việc cụ thể nào đó, cứ nhất thế giới là trên cả tuyệt vời. Một miếng giữa làng bằng cả sàng xó bếp. Đằng này, cái làng ấy là cả thế giới thì còn gì bằng.
         Việt Nam đã có những cái nhất thế giới, hoặc thuộc nhóm đứng đầu thế giới. Lẽ nào không tự hào. Đang là nước nghèo nhưng vẫn cứ sướng khi có được cái danh hiệu nhất thế giới.     
          Hơn 1 lần Việt Nam có học sinh đoạt giải nhất thế giới về môn toán. Thậm chí đã có lần còn giành giải đặc biệt, trên cả giải nhất.
          Tại các cơ quan đầu não của trung ương, chẳng thấy bóng vía những người bộc lộ tài năng từ lúc còn bé, đoạt giải cao nhất trong kỳ thi những người giỏi nhất thế giới. Tại giống bị thui chột? Do nước ngoài (chủ yếu là tư bản, đế quốc ) đào tạo không đến nơi đến chốn? Trong nước chưa cần sử dụng người tài? Hoặc là vì những lý do nào khác…

         Những hạt giống đặc biệt ấy không chỉ tài năng hơn người mà còn cực kỳ nhân văn. Biết phe tư bản đang giẫy chết, họ không ngần ngại khi chấp nhận sang đó miệt mài đèn sách và ở lại cứu giúp “con bệnh” sống thêm được ngày nào hay ngày đó. Chẳng biết nhờ gặp thầy gặp thuốc hay sao, đã qua nhiều thế hệ, con bệnh giẫy chết từ xửa từ xưa đến nay vẫn chưa chết. Tại sao chưa chết?  Nếu thế giới tổ chức cuộc thi đề bài ấy, Việt Nam có thể đoạt giải.
         Việt Nam nằm trong tốp xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Danh hiệu này luôn được đưa ra trưng diện kể cả đối nội cũng như đối ngoại. Thực ra, về bản chất, gạo xuất khẩu có 2 cái nhất. Một cái từ trên xuống. Một cái từ dưới lên. Khối lượng gạo xuất khẩu nằm trong tốp đứng đầu thế giới. Giá gạo, nhất là trong thời điểm hiện nay, đứng hàng đầu từ dưới lên trong tốp các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Nông dân làm ra nhiều lúa gạo mà vẫn nghèo là vì thế. Cái nhất từ dưới lên còn kéo dài, ruộng đất bị khai thác đến cạn kiệt, sức dân càng thoi thóp.
        Hà Nội nằm trong nhóm các thủ đô lớn nhất thế giới.Chỉ bằng biện pháp hành chính, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, thủ đô Việt Nam có ngay cái danh hiệu mà nhiều thủ đô trên thế giới phải mất hàng trăm năm mới có. Cả thế giới có chung đơn vị đo chiều dài chiều rộng. Dùng cái thước ấy mà đo, đúng là Hà Nội vừa dài vừa rộng. Nếu may đồng phục cho thủ đô, lượng vải dùng cho Hà Nội đâu có thua kém nhiều thủ đô trên thế giới. Đào đất để cân, Hà Nội dư thừa khối lượng của một thủ đô có thứ hạng trên thế giới.

THƠ KHỐN THƠ KHỔ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Yêu thơ và làm thơ là quyền của tất cả mọi người, chả ai có đặc quyền trong việc này cả. Nhưng cái nguy của việc yêu thơ và làm thơ là nó rất dễ khiến người ta ngộ nhận, thậm chí ngộ nhận... sâu sắc. Các cụ xưa cũng cảnh báo: Văn mình vợ người. Ngày nay nhiều bác yêu thơ quá vừa dễ bị ngộ nhận vừa dễ bị người khác lợi dụng.

Chả yêu thơ mà cái câu lạc bộ thơ Việt Nam của bác Bành Thông có đến mấy vạn hội viên, dằng dặc từ nam chí bắc, từ đông sang tây, từ tỉnh xuống huyện. Bác hô một tiếng cả vạn người ứng, ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để in thơ mình trên cái tạp chí một trang in mấy tác giả, có ảnh hẳn hoi. Sướng. Lâu lâu lại tổ chức sinh hoạt. Là lượt thướt tha, sênh phách rộn ràng. Oách.

Và giờ lại xuất hiện một cái câu lạc bộ sáng tác văn học nghệ thuật Việt Nam do nhà thơ nhà báo Đăng Hạ làm chủ soái, hihi, oách không thể tả.

Mình cop cái này từ nhà Phong Điệp về bà con đọc vui chủ nhật nhé:


Nhân danh thơ để lũng đoạn …thơ?

Văn nghệ Trẻ : Nếu là những bài thơ rời lúc trà dư tửu hậu, bằng cảm xúc có thể bị “nhập tâm” những câu thơ hay mà bản thân người sáng tác mơ hồ cho là tâm trạng của mình, người nghe còn có thể thông cảm được. Nhưng khi trở thành một ấn phẩm, có giá trị lưu hành trên diễn đàn văn học, đòi hỏi tính nghiêm túc hơn. Đó cũng là lòng tự trọng của người sáng tác và biết tôn trọng người yêu thơ

Một tập thơ bị phản ứng

Đó là tập thơ “La Gi biển nhớ” của Hải Đăng. Nhà thơ Phan Chính, - 70 tuổi- Chi hội trưởng Chi hội VHNT thị xã La Gi, trực thuộc Hội VHNT  tỉnh Bình Thuận đã rất bức xúc trước một tập thơ mà theo ông là: “nhập nhằng từ ý thơ, câu chữ của người khác để coi đó là sự sáng tạo, xuất thần, thực sự “cày ải” của mình”. Theo nhà thơ Phan Chính, đây là một việc khó chấp nhận đối với người sáng tác!

Nhà thơ Phan Chính đã nhặt ra  một số câu thơ “nhập nhằng” của tác giả Hải Đăng trong tập “La Gi biển nhớ” như sau:
Con đã về nơi Bác ở xưa/ Vẫn xoài cam bưởi trái đong đưa/ Vẫn hồ nước mát reo tăm cá/ Vẫn nắng ban mai rợp bóng dừa…” (bài Viếng Lăng Bác- trang 61). Trong khi đó thơ Tố Hữu ai cũng thuộc lòng: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa/ Có hồ nước lặng sôi tăm cá/ Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa…” (bài Theo chân Bác). Trong bài Khói chiều vắng mẹ, Hải Đăng viết : “…Con đi kháng chiến gian lao/ …Mưa bao nhiêu hạt, đếm ngày con đi/ …Qua làn khói mỏng, thương thầm nhớ con/ …Giặc tan con lại về bên mẹ hiền

Trang mạng cá nhân dẫn tin thế nào thì không vi phạm?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trang mạng cá nhân dẫn tin thế nào thì không vi phạm?
Cá nhân chỉ được trích dẫn một câu hay một phần và phải chỉ dẫn đường link đến trang gốc...
Ngoài trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 quy định tất cả các
loại trang thông tin điện tử còn lại không được cung cấp thông tin tổng hợp.
M.CHUNG
Trước những thông tin trái chiều liên quan đến nội dung “trang thông tin cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp” được quy định trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet, chiều 1/8/2013, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã trả lời báo chí cụ thể về vấn đề này.

Ông Bảo cho biết, liên quan đến nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 phân ra 5 loại trang thông tin điện tử, gồm: báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử; trang thông tin điện tử tổng hợp; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành.

Ngoài trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 quy định tất cả các loại trang thông tin điện tử còn lại không được cung cấp thông tin tổng hợp. Điều này để phân biệt với trang thông tin tổng hợp và việc phân như vậy để tương ứng với các chế tài quản lý cho phù hợp.

Theo ông Bảo, trang cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp, bởi như thế thì sẽ thành trang thông tin điện tử tổng hợp. Nếu cá nhân muốn làm trang thông tin điện tử tổng hợp thì không ai cấm, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định.

Đơn cử, như chỉ có tổ chức với doanh nghiệp mới được thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thứ hai phải có điều kiện về nhân lực, tài chính để đảm bảo nội dung, có các điều kiện kỹ thuật, phải có hai giấy phép gồm giấy phép thiết lập mạng và giấy phép cung cấp nội dung.

Ngoài ra, trang thông tin điện tử tổng hợp chỉ được cung cấp thông tin trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin và ghi rõ tên tác giả.

Với những trang thông tin cá nhân như blog, Facebook… ông Bảo cho biết, cá nhân chỉ được trích dẫn một câu hay một phần và phải chỉ dẫn đường link đến trang gốc. Còn nếu trang thông tin điện tử cá nhân mà trích dẫn, lấy thông tin của các cơ quan báo chí nguyên văn thì dù có dẫn nguồn cũng không được, vì như thế sẽ thành trang tin tổng hợp. Chỉ có trang thông tin điện tử tổng hợp được làm việc đó.

“Quy định này cũng là để đảm bảo quyền tác giá, quyền sở hữu trí tuệ và cho chính các cơ quan, tổ chức, trong đó có báo chí”, ông Bảo nói.

Lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho rằng, trang thông tin điện tử cá nhân khi trích một mẩu bài báo, một vấn đề nào đó và dẫn link và hoàn toàn có quyền bình luận nhưng phải chịu trách nhiệm về bình luận ấy.

Thế giới choáng váng trước "đỉnh cao trí tuệ" của quan chức VN

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

GS Trần Hữu Dũng: Thế giới choáng váng trước "đỉnh cao trí tuệ" của quan chức Việt Nam và Ông Phạm Vũ Luận thở phào: Quy định "tặng điểm cho các bà mẹ anh hùng" không còn nằm ở đáy trí tuệ các quan nữa. (Té ra trí tuệ các quan không có điểm cực tiểu!)
AFP Telegraph 1-8-13: Vietnam is to ban bloggers and social media users from sharing news stories, in a further crackdown on online freedom.

Photo: AP
By AFP, 11:41AM BST 01 Aug 2013
Facebook, Twitter and other social media sites have become hugely popular over the last few years in the heavily-censored country.
But a decree issued by the government said blogs should only be used "to provide and exchange personal information."
The document, signed by Prime Minister Nguyen Tan Dung and made public late on Wednesday, stipulates that internet users should not use social networks to share or exchange information on current events.
Social media users will not be allowed "to quote general information... information from newspapers, press agencies or other state-owned websites", Hoang Vinh Bao, head of the Department of Radio, TV and Electronic Information, said, according to a report on the state-run VNExpress news site.


It is not clear how the law will be implemented or the penalties faced, but internet commentators said it could in theory make it illegal to share links to stories or even discuss articles published online in Vietnam's state-run press.
The decree, which comes into force in September, also bans foreign internet service providers from "providing information that is against Vietnam, undermining national security, social order and national unity... or information distorting, slandering and defaming the prestige of organisations, honour and dignity of individuals".

Le Nam Thang, the deputy information and communications minister, said the new rules aim to help internet users "find correct and clean information on the internet."

The country bans private media and all newspapers and television channels are state-run.

Many citizens prefer to use social media and blogs to get their information rather than the staid official press.
(....) Xin lỗi phải cắt bỏ đoạn này.

Edited by Chris Irvine

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/vietnam/10215935/Vietnam-to-ban-sharing-of-news-stories-on-social-media.html

(Bài viết của tác giả Lai Tran Mai)