LẬP TRÌNH VIÊN (33)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (33)" đầy đủ (871KB):

http://www.mediafire.com/?bavv4punfvansob

http://www.megaupload.com/?d=OU9RC2D8


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN": Sách "Lập Trình Viên"

Trời đã tối, những bông tuyết nhỏ bay nhẹ lưa thưa, A-nhi-a bảo: "Chờ em đi gọi điện", Phi Long châm điếu Marlboro đỏ, đứng co ro, phun khói xanh mù mịt, ngước cổ nhòm cái tháp đồng hồ hai tầng được chiếu sáng hất ngược từ dưới lên, sáng xanh xanh huỳnh quang trên nền trời đêm, ở trên nóc nhà ga. Lúc cô chạy ùa đến, anh đang phẩy phẩy tay, thấy cô, anh lại nhòm lên, chỉ chỉ, bảo:


— Cái chỗ cần sáng thì lại không sáng.


— Mắt cận lại chê đồng hồ, anh chuẩn bị phải đi đo kính đi.


— Lần... một trong những lần anh buồn cười nhất, là lần đầu thấy Xéc-giô đeo kính cận...


— Anh thì chỉ được... Gì đấy..? Mặt em..?


Cô định lục túi tìm gương, thì anh đã bảo:


— Không... xinh vô cùng, chỉ là...


— Sao..?


— Hồi xưa... sao hồi xưa anh lại không tán Xvét-ka nhỉ? Lúc đấy anh đâu đã bị thích em nhiều như bây giờ?


— Anh chỉ việc thích Xvét-ka nhiều như thích em bây giờ, xong rồi chọn lại từ đầu.


— Chắc là... thực ra anh luôn thích em nhiều, chỉ là lúc đấy anh cũng không biết.


— Lại phân tích hệ thống đấy à? À... bây giờ về nhà em, ở nhà bố mẹ em đang chuẩn bị ăn mừng mình, Đim-ma cũng đang ở đấy.


Mắt cô long lanh, cô có cặp mắt của bố, Phi Long có lần bảo:


— Bố em có vẻ "chính thống", chính thống từ cái tên trở đi, nếu mà mặc áo kỵ binh có ngù kiểu trung úy Ga-lít-xưn với cả quần dệt kim đông xuân trắng, thì sẽ đúng là chất kinh điển đấy luôn. Mà... em lại không giống mẹ mấy, nhở?


— Ừ, sao không phải là vĩ cầm mà lại là bàn phím nhở, quả nhiên là quá xót xa...


— Không... mà ừ, vĩ cầm, đúng rồi, ý anh là mẹ em có xu hướng phải lòng những thứ "chính thống".






Nếu đặt một người đàn ông với nụ cười ấm áp, thân thiện, dễ gần, ở bên cạnh một người đàn bà lạnh lùng, lạnh lùng một cách đồng bộ, từ trang phục, dáng vẻ, cho đến nét mặt, chúng ta sẽ dễ có cảm giác là nếu họ ở ngay trước mặt ta, thì ta sẽ có xu hướng giao tiếp về phía người đàn ông.


Nhưng thực tế hình như lại không phải thế.


Thứ nhất là người đàn bà này đẹp lắm. Nếu một người đàn bà đẹp mà đến hơn bốn mươi tuổi vẫn không có, hoặc ít nhiều có, nhưng biết cách không để cho những sự uẩn ức, bất nhẫn với đời, bất bình với dân gian, với thời gian, có cơ hội bén mảng được đến địa hạt nhan sắc của mình, thì quả thật là sẽ lăn tăn lắm nếu như phải ước định giá trị tích cực hay là tiêu cực của hơn bốn mươi năm "thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân" ấy.


Thứ hai là...






Giáo sư Đét-lam bước vào thì thấy bạn mình là giáo sư A-mô-nốp đang ngồi cuộn tròn ấm áp y như một con mèo xám to sau chiếc bàn làm việc bằng gỗ to đầy ngập giấy tờ, tay phải cầm một tập A4 đóng thành quyển mỏng mỏng đang đọc dở. Thấy bạn vào, giáo sư A-mô-nốp giãn nở gương mặt đầy đặn, vứt phạch tập giấy in xuống mặt bàn, quay sang phía ông dang rộng hai tay, hớn hở:


— Thế hệ vàng! Phải nói là thế hệ vàng! Đám học trò cưng của anh, những gì chúng viết, cái cách chúng viết...


— ...


— Nếu chúng sẽ tiếp tục làm tốt như thế này, những luận văn này cần phải lưu vào tủ truyền thống của khoa để làm gương cho sinh viên các năm tới.


— Đặc biệt?


— Đặc biệt, rất đặc biệt! Sinh viên không làm thế! Đây không phải cách làm của sinh viên, cho dù là sinh viên giỏi. Mọi thứ đều chọn lựa, gọt giũa, sâu sắc, chất lượng, cần thiết, không thiếu, không thừa, không có hư từ, hoàn toàn không có những thứ kiến thức và câu chữ không cần thiết. Cả A-nhi-a cũng thể hiện đầy đủ tác phong của một học giả...






Chụp ảnh theo tâm pháp...

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ảnh em chụp đợt này theo tâm pháp của bác Đào Phò:






"Tiếp kiến"? - Trí thức Việt Nam ngày càng dốt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi vào Yahoo thì thấy Đào Phò đang online. Các kỹ năng "đa nhiệm" môn này y cao hẳn hơn tôi, — dễ hình dung cảnh y ngồi chơi chát, mắt mũi hí ha hí hửng, tay chân thoăn thoắt, — nên luôn luôn, gần như hễ tôi cứ vừa "vàng đèn" là đã nhận ngay được me-xít của y, hoặc nói luôn vào chuyện gì đó, hoặc chào một cái, — thể nào cũng chào, — rồi bảo "anh đang bận chát với các bạn".


Lúc đầu là do kỹ năng, sau thành thói quen, cho nên tôi không quen hỏi y trước.


Nhưng hôm nay, đã một lúc, y vẫn im thin thít, nên tôi rụt rè hỏi trước:


— Bác bận bịu a?


— Oh, hi maltriska, anh đang nghiên cứu quả này, nốt rồi trao đổi chú luôn. — "maltriska" (man-trít-ska) tiếng Nga là "cậu bé", gọi theo cách hơi âu yếm. — Xem trước đi: http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=479322


Tôi xem, thì đấy là một cái tin ở trên báo điện tử của Đảng ta: "Đoàn đại biểu chính trị quân sự cấp cao nước ta tiếp kiến Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ". Tin chung chung, không có gì đặc biệt, tôi dựa theo nội dung trong đấy thì đoán nhiều khả năng y sẽ nói chuyện gì đó về Biển Đông...


— Có thấy gì đặc biệt không?


— Không.


— Xem tiếp: http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/09/bao-ien-tu-ang-cong-san-viet-nam-lai.html


Tôi lại xem, đấy là ý kiến của một nhà văn (ở đấy viết như thế) về cái tin trên báo Đảng kia, viết ở trên bờ-lốc cá nhân...


— Sao?


Tôi còn chưa kịp nói gì, thì y đã nhắn tiếp:


— Xem tiếp: http://bloganhvu.blogspot.com/2011/09/noi-chuyen-chu-nghia-1-ai-tiep-kien-ai.html


Cũng là một bài viết trên bờ-lốc cá nhân, dài và lủng củng hơn một chút, về ý kiến của nhà văn kia, người viết là một cán bộ trong ngành giáo dục...


— Đọc xong chưa?


— Chưa.


Hình như y đang cố gắng để tỏ ra là một người từ tốn và kiên nhẫn, tôi hình dung tình cảnh thì thấy buồn cười, nên đọc xong, tôi cứ thong thả ngồi chờ, cũng phải một lát:


— Xong chưa?


— Xong rồi.


— Sao?


— Họ đều không hiểu rõ cái từ này.


— Không hiểu rõ thế nào?


— Không hiểu nghĩa gốc của từ gốc Hán.


— Gốc Hán thế nào?


— Thì... "tiếp" ở trong "tiếp kiến" thì là...


— Đúng rồi, 02 (hoặc hơn) đối tượng mà gặp nhau, thì là "tiếp", tay sờ bướm chẳng hạn, thì là "tiếp", đúng không? — Y cướp lời tôi, ví dụ bậy bạ, rồi bày đặt hỏi tu từ.


— Còn "kiến" là...


— Đúng rồi, nhìn thấy thì là "kiến", bướm không có mắt, tay cũng thế, nên sờ bướm thì chỉ là "tiếp" thôi, chứ không "kiến", đúng không?


— Nôm, gần nhất, thì "tiếp kiến" là "gặp mặt".


— Đúng rồi. Báo Đảng viết bình thường, bác gì nhà văn Phạm Viết Đào viết dốt, đến cái cô gì làm giáo dục giải thích lòng vòng cũng dốt nốt. Nhà văn và cán bộ ngành giáo dục thì đều tính là giới trí thức, mà mấy bác này cũng đều lớn cả rồi, mà cái nho nhỏ thế cũng không hiểu, là sao? Sao lại có thể dốt thế được?


— Người Việt không hiểu rõ từ vựng, nhất là bây giờ, là phổ biến mà bác, chuyện này đặc biệt gì lắm đâu?


— Nếu chỉ chuyện từ vựng, thì anh nói làm x gì. Căn bản là cái cách nghĩ, cách nói, cách lập luận của họ, nó không giống như của người trí thức biết suy nghĩ. Chú xem, lập luận của bác nhà văn là: nói như anh là sai, nói như tôi mới đúng, bởi vì phải đổi lại như của tôi thì mới là đúng. Xong rồi có một đám các bác khác, cũng đều kiểu như bác Viết Đào này, vào hô hoán, giễu cợt, a dua tòng đảng, ồ, buồn cười quá, viết như thế mà họ viết được, phải viết như chúng mình bảo thì mới đúng chứ, "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ" được, blah blah... Đến cái cô gì làm nghề giáo dục, thì gú với trích loạn cào cào, còn lập luận thì có mỗi cách là tôi cóp-bết được ở chỗ này như thế này, ở chỗ kia thế kia, cho nên viết thế này cũng được, viết thế kia cũng không sai, blah blah... Tỉ dụ làm cô giáo mà như thế thì giải thích chuyện này, chuyện kia cho học sinh thế nào? Cô đọc chỗ này thấy thế này, chỗ kia thấy thế kia, nên thế này là đúng, thế kia là sai các em ạ? À?


— Bác nghe chuyện thày giáo Địa lý giảng quả đất quay quanh mặt trời chưa?


— Ừ, trò hỏi "Em thày, thế tại sao quả đất lại quay quanh mặt trời?", thày cười sảng khoái "Ờ, thế mới hay!"

Người đi đường

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook


NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG

Chẳng phải thiên thần, chằng phải ma,
Anh chỉ là người đi đường mệt mỏi,
Đến dưới hiên nhà, vì quen lối,
Rồi gõ cửa làm phiền.

Em giật mình, tỉnh giấc thần tiên;
Buổi sáng mơ màng ngủ;
Anh vịn tay vào khung cửa gỗ,
Rồi cất giọng thì thào:

Nước nhà em mới mát làm sao!
Hãy cho anh một cốc!
Uống thỏa thuê, ừng ực;
Hơn nước dừa Tam Quan.

Nhà em có một chiếc vòi sen,
Hãy cho anh vào tắm!
Phun nước vào, người đi đường bụi bặm
Sẽ trở thành tinh khôi.

Nhà em có một chiếc giường êm,
Hãy cho anh vào ngủ!
Nếu giấc ngủ chập chờn, em hãy dỗ
Bằng những chuyện ngày xưa.

Bà của cháu

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


BÀ CỦA CHÁU

Lúc nhỏ ở với bà
Được nghe truyện cổ tích,
Hai bà cháu mơ ước,
Một quả mít Thạch Sanh.

Bà như là nhiệt độ
Cho tuổi thơ ấm lành,
Bà như là ánh sáng
Cho trí tuệ mong manh.

Cháu nghịch ngợm, chối quanh,
Bà ơi, bà đừng giận,
Có nhiều điều cháu vẫn
Còn chưa hiểu được ngay.

Lớn, đẹp trai thế này,
Những gì bà căn dặn,
Như quyển sách cuộc sống,
Cháu vẫn đọc mê say.

Nếu cháu là bậc thầy
Có thật nhiều phép thuật,
Cháu vặn ngược quả đất,
Cho thời gian quay vòng.

Bà có trở lại không?
Còn cháu thì vẫn bé?
À, cháu làm luôn thể
Một quả mít Thạch Sanh.

Chuyện cười (17+)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHUYỆN CƯỜI

(Tập 17 +)


Vô-va đi học về:


— Bố, con bị 2 điểm toán.


— Sao? Con là học sinh giỏi toán cơ mà?


— Cô giáo hỏi 2x3 bằng mấy, con bảo 6; cô lại hỏi thế 3x2 bằng mấy...


— Thế thì khác đéo gì?


— Thì con cũng bảo thế.


Hôm sau:


— Bố, con bị 2 điểm thể dục.


— Sao? Con... một vận động viên thật sự cơ mà?


— Cô giáo bảo nhấc chân trái, con nhấc chân trái; cô lại bảo nhấc chân phải...


— Thế thì đứng bằng cặc à?


— Thì con cũng bảo thế.


Tuần sau:


— Bố, con bị đuổi học.


— Sao lại thế, Vô-va?


— Con bị gọi lên phòng thày hiệu trưởng. Con bước vào, thì đã thấy ngồi quanh bàn: thày hiệu trưởng, cô giáo toán, cô giáo thể dục, cô giáo dạy nhạc...


— Cô này thì làm đéo gì ở đấy..?


— Thì con cũng bảo thế.



o0o


Ngày xưa có một ông vua vô cùng giàu mạnh, vua có cô con gái vô cùng xinh đẹp, nhiều người muốn lấy cô nhưng đều bị vua đuổi đi, cho đến một lần có ba chàng "nặng ký": đều to khỏe, đều giàu sụ, đều quả cảm.


— Thôi được, — vua bảo — ai qua được ba thử thách thì thành phò mã, không qua được thì bị treo cổ. Một: trèo lên ngọn núi kia, mà không làm rơi một hòn đá nào. Hai: hái hết quả trên cây táo kia, mà không làm rung một chiếc lá nào. Ba: chọc tiết con cừu kia, và đánh tiết canh cho ta ăn, mà không làm rớt một giọt máu nào xuống đất.


Chàng thứ nhất trèo gần đến ngọn núi thì một hòn đá rơi xuống, chàng bị treo cổ.


Chàng thứ hai hái gần hết quả thì run tay, làm một chiếc lá lay động, chàng cũng bị treo cổ ngay.


Chàng thứ ba không hề phạm quy, vua ăn hết bát tiết canh, và... ra lệnh treo cổ chàng.


Công chúa quỳ xuống khóc:


— Chàng đã vượt qua cả ba thử thách, sao cha lại treo cổ chàng?


— Ờ... vì tinh thần đồng đội!



o0o


Một con ếch nhảy đi chơi trong rừng, nhảy đi chơi, nhảy đi chơi... và nhảy lên đường tàu. Tàu chạy qua, và ếch đứt mất hai chân sau.


Ếch vội bò về, bò về, bò về... và nghĩ: "Tiếc đôi chân quá, đôi chân mới đẹp làm sao, phải quay lại xem thế nào..."


Bò trở lại, đang nhòm nhòm, thì tàu chạy qua, và ếch đứt đầu.


Hãy nâng cốc chúc chúng ta sẽ không đánh mất đầu óc vì một đôi chân đẹp.

Tôi đã mơ thấy

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook



TÔI ĐÃ MƠ THẤY
(Lời dịch)

Tôi đã mơ thấy - Tuyết bỗng rơi,
Sự yên tĩnh và ánh sáng đã đến trên thế gian,
Ánh sáng và sự yên tĩnh, tuyết trắng và yên bình...
Thật tiếc, đấy chỉ là tôi đã mơ thấy.

Tôi đã mơ thấy - Trên thành phố đang yên lặng
Có đám mây trôi chầm chậm,
Đám mây yên bình trên thành phố đầy ánh nắng...
Thật tiếc, đấy chỉ là tôi đã mơ thấy.

Còn bây giờ trong thực tại tôi đang sống và không sống,
Cố giữ lấy sự yên tĩnh,
Nhưng một ngày trần tục rồ dại sẽ đến
Và cuốn tôi theo nó...

Tôi đã mơ thấy - Lần đầu tiên sau nhiều năm
Hạnh phúc vì sao đó đã mỉm cười với tôi,
Hạnh phúc huyền ảo trong những tháng năm nhốn nháo...
Thật tiếc, đấy chỉ là tôi đã mơ thấy.

Tôi đã mơ thấy - Những nỗi buồn chấm dứt,
Những người cô đơn gặp gỡ nhau,
Gặp nhau, im lặng và mỉm cười...
Thật tiếc, đấy chỉ là tôi đã mơ thấy.

Khói thuốc

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

KHÓI THUỐC

Sắp đến giờ tàu, và anh lại sắp đi,
Nhưng lần này chắc sẽ là đi mãi,
Nước mắt em cố chờ, để được rơi thoải mái,
Anh biết chúng nhọc nhằn, nên càng vội ra đi?

Đứng cạnh em, nhưng anh chẳng nói gì,
Cứ hút hết điếu này, lại thay điếu khác,
Năm tháng vui buồn, chập chờn khói thuốc,
Anh thật gần, nhưng em chẳng còn anh.

Hạnh phúc ở trên đời không đủ mong manh?
Để dễ dàng đánh mất?
Hạnh phúc là hư, nhưng trái tim là thật,
Nó đau đến thế nào, anh chẳng biết đâu!

Đứng cạnh em, nhưng anh chỉ cúi đầu,
Cứ hút hết điếu này, lại thay điếu khác,
Nếu nhà ga thông báo con tàu chậm chạp,
Anh định hút mấy bao?

Đứng cạnh em, nhưng chẳng nói lời nào,
Cứ hút hết điếu này, lại thay điếu khác,
Năm tháng vui buồn, chập chờn khói thuốc,
Cay mắt thế nào, anh cũng chẳng biết đâu!

Sống?

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

SỐNG?

Đã có lúc chúng ta rất giống người,
Rồi chúng ta thoái hóa.
Ta không còn băn khoăn về chuyện này, chuyện nữa,
Cũng chẳng còn ước mơ.

Đã có lúc anh chơi nhạc, viết thơ,
Em thì hỏi anh về trăng, sao, về gió...
Anh chẳng còn nhìn trời đêm sáng tỏ,
Chui vào chăn, anh bật điều hòa.

Anh bảo rằng cuộc sống chẳng đầy hoa,
Cho nên ta phải khác.
Ta lo ở, lo ăn, lo mang vác,
Tìm cho tim một cảm giác an toàn.

Chúa bảo không cần lo mặc, lo ăn;
Anh không nghe lời Chúa.
Chúa ở Ê-đen, đời ở ngay ngoài cửa;
Ý nghĩ thì xa, thân thể thì gần.

Duy vẫn còn những giây lát phân vân,
Như đang đêm tỉnh mộng:
Là thực? Là mơ? Sống hay không sống?
Sống ở đây, hay chết ở kiếp nào?






Đằng kia, Phi Long ngồi lên thân cây khô, đang đưa cây sáo ống sậy gầy guộc phất phơ chùm tơ vàng lên môi.

Hoàng hôn xuống như cố tình chậm chạp, gió hiu hiu mơn trớn, cả vườn cây xào xạc, chim trời lác đác họa thêm vào những xúc cảm vĩ thanh, làn khói mỏng manh mang theo mùi thịt nướng nồng nàn lơ đãng bay vào tâm hồn những học giả trẻ trung đang háo hức liên hoan, và tiếng sáo vút lên...

Dường như đã có những tiếng thở dài... chẳng ai bảo ai, gần như tất cả đều hát theo, thật khe khẽ...

"Trên trời xanh,
Có một thành phố bằng vàng,
Những cổng vòm trong suốt,
Và tường thành rực rỡ.

Trong thành phố có khu vườn,
Tất cả cây cỏ đều nở hoa.
Những con thú dạo chơi
Đều có vẻ đẹp phi phàm..."


Tiếng sáo chơi vơi...

"Ai yêu là được yêu,
Ai tỏa sáng là thần thánh.
Hãy để ngôi sao của em
Dẫn đường đến khu vườn kỳ diệu..."


Tĩnh lặng quá.

Hoàng hôn tĩnh lặng, gió tĩnh lặng, cây tĩnh lặng, chim trên trời tĩnh lặng, hay trong lòng tĩnh lặng?

Nếu như ngay lúc này thời gian dừng lại, có ai cần nó tiếp tục đi?

Người húp cháo đang ngưng tay húp cháo, người nướng thịt đang ngưng tay nướng thịt, người bày rượu đang ngưng tay bày rượu, người sửa soạn rau dưa đang ngưng tay sửa soạn rau dưa, người thổi sáo cũng đang ngồi bất động, ống sáo vẫn còn gắn trên môi...

(trích "Lập Trình Viên")

Đêm trắng

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐÊM TRẮNG

Anh thật không thể biết
Nói gì lúc gặp em,
Anh thật không thể tìm
Vài lời dù đơn giản.

Một buổi chiều chán nản,
Một buổi chiều chóng qua,
Trở thành đêm nhạt nhòa,
Tối đen, không mộng mị.

Không ngủ nên phải nghĩ;
Chỉ đêm trắng hiểu anh,
Hiểu những nỗi loanh quanh,
Hiểu thôi, không giúp được!

Còn em thì biết trước,
Dù anh chưa nói gì.
Nhưng em biết giấu đi
Niềm vui trong ánh mắt.

Thêm một lần chật vật,
Thêm một lần á ngôn,
Chữ không chịu lên mồm,
Thêm một chiều chán nản.

Những hàng bánh Trung Thu "ngon như ngày xưa" ở Hà Nội

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Rằm tháng 8 năm nay, nhiều người dân Hà Thành lại muốn quay về với hương vị bánh Trung thu của "ngày xưa ơi". Cùng ghé các tiệm bánh cổ truyền "khét tiếng" nhất Hà Nội nhé.


Những năm trở lại đây, cứ đến dịp Tết Trung thu là các hãng bánh lại có dịp "bùng nổ". Trên thị trường xuất hiện đủ thương hiệu như Kinh Đô, Đồng Khánh, Long Đình, Bảo Minh, Givral... Đây là các hãng bánh làm theo dây chuyền công nghiệp hiện đại, đẹp mắt, và thêm một ưu điểm là có nhiều hương vị biến tấu mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên không ít người, nhất là những ai thuộc thế hệ 7x trở đi đôi khi lại thèm nếm thứ bánh Trung thu đúng chất cổ truyền ngày xưa, với vỏ bánh nướng thơm giòn, vỏ bánh dẻo nồng mùi hoa bưởi, nhân nhiều thịt mỡ, lá chanh, hạt dưa, vừng, mứt bí..., một thứ bánh không hào nhoáng bên ngoài song hương vị thơm ngon, đặc trưng thì đã đi vào lòng người từ bao đời nay.


Nếu cũng là một người hoài cổ, bạn có thể ghé một số tiệm bánh Trung thu khá có tiếng sau đây:


1. Bảo Phương phố Thụy Khuê


Không chỉ có Tết Trung thu, tiệm Bảo Phương phố Thụy Khuê làm bánh nướng, bánh dẻo bán quanh năm. Cứ khoảng đầu tháng 8 âm lịch thì tiệm thường xuyên ở trong tình trạng khách đông nghìn nghịt, đứng chen chúc xếp hàng mua bánh. Không chỉ tìm đến một địa chỉ gia truyền có tiếng, mà tới đây, nhiều người còn cảm thấy thích thú khi được mục sở thị cơ sở sản xuất của tiệm. Có nghĩa là khách sẽ được tận mắt nhòm thợ làm bánh bê từng khay bột trắng tinh, rồi quết quết, đập đập... cuối cùng thì từng khay bánh còn nóng hôi hổi, thơm lừng lần lượt ra lò. Bánh ra đến đâu bán hết veo đến đó, nhờ vậy, khách cảm thấy rất yên tâm rằng bánh tại đây luôn bảo đảm sạch sẽ, mới nguyên.






Giá bánh của tiệm Bảo Phương vừa phải, dao động từ khoảng 30.000 — 60.000 đồng/chiếc.

Địa chỉ: Bảo Phương, 183 Thụy Khuê, Ba Đình.


2. Ninh Hương phố Hàng Điếu


Là tiệm chuyên bán mứt sen, trà ướp hương sen, hương nhài nhưng cứ đến sát rằm tháng 8 thì nơi đây cũng trở thành địa chỉ bán bánh Trung thu được nhiều dân phố cổ yêu thích. Đa số khách đã từng mua hàng ở đây đều có cùng một ý kiến: Bánh Trung thu Ninh Hương đúng chất truyền thống, vỏ thơm, nhân ngọt nhưng vừa phải, khiến người già hay cả những ai khó tính đều cảm thấy hài lòng.


Bà chủ tiệm bánh Ninh Hương cởi mở chia sẻ bí quyết rằng trong khi các thương hiệu bánh công nghiệp hiện nay, mặc dù phong phú với nhiều loại nhân như đậu xanh, trà xanh, khoai môn... nhưng tất cả chỉ làm từ một thứ bột duy nhất rồi cho thêm hương liệu tương ứng, thì bánh Ninh Hương làm từ các loại đậu xanh, hạt sen... xát nhuyễn thật, bởi vậy bánh không chỉ ngon mà còn có hương thơm tự nhiên, dễ chịu. Đó cũng là lí do bánh nơi đây chỉ có thể bảo quản được khoảng 7 ngày.





Giá bánh của tiệm Ninh Hương trung bình khoảng 55.000 đồng/chiếc.

Địa chỉ: Ninh Hương, 22 Hàng Điếu, Hoàn Kiếm.


3. Bà Dần phố Hàng Bè


Với cái tên nghe rất mộc mạc — Bà Dần, nơi đây là một trong các thương hiệu bánh Trung thu có tiếng từ rất lâu đời. Bản thân con cháu bà Dần — những người kế tục sự nghiệp của bà cũng tự hào cho biết: ngày xưa, khi nào có dịp lễ tết thì bà Dần mới làm bánh nướng bánh dẻo cho người thân trong nhà thưởng thức hoặc đem đi biếu. Nhưng sau đó nhiều bạn bè, xóm giềng khen ngon rồi khích lệ, nhờ vậy bà Dần mới quyết định bán rộng rãi, đến nay thì đã thành thương hiệu mà hầu như ai cũng biết tiếng, và thứ bánh được mọi người yêu thích nhất tại đây là bánh dẻo đậu xanh trứng mặn.





Giá bánh tại đây dao động từ 40.000 — 75.000 đồng/chiếc

Địa chỉ: 52 Hàng Bè, Hoàn Kiếm hoặc 126 ngõ 554, Trường Chinh.


4. Phương Soát Hàng Chiếu


Có người từng nói, nếu ai sành ăn và là dân Hà Thành chính gốc ắt phải biết biết bánh Trung thu cổ truyền nhà Phương Soát trên phố Hàng Chiếu. Thậm chí, họ còn tiết lộ, một số tiệm bánh Trung thu treo biển gia truyền tại Hà Nội nhưng thực chất là "giả danh", đều từ "một lò nhà bà Soát" mà ra.


Tiệm Phương Soát ở phố Hàng Chiếu không có cửa hàng mặt tiền. Khách phải vào một ngõ nhỏ, đi qua một chiếc cầu thang gỗ cũ kĩ lên tầng 2. Nhưng ngay từ khi mới đặt chân tới đây, khách đã ngửi thấy mùi bánh thơm lừng, hấp dẫn. Vào đến nơi, các "thượng đế" sẽ thích thú hơn khi ngắm nhìn từng chồng khay bánh mới và các nhân viên đang miệt mài, hàn nilong, đóng gói bánh kiểu rất thủ công.





So với các tiệm cổ truyền khác, bánh Trung thu Phương Soát có phần đắt hơn, giá khoảng từ 50.000 — 70.000 đồng/chiếc, nhưng "đắt xắt ra miếng" đó là nhận định của nhiều người.

Địa chỉ: 75 Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm.


(Theo Bưu Điện Việt Nam)

Đệ Nhất Nét Việt - Truyện cười TTVN-FPT (3)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook











TRUYỆN CƯỜI TTVN-FPT

(3 phần)











PHẦN III

(81 truyện)











Download bản "Truyện cười TTVN-FPT (Phần III)" đầy đủ (78KB):

http://www.mediafire.com/?w3bzqpl59qzc6ml

http://www.megaupload.com/?d=T5D46M3F



Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me(): Tủ sách của Chương trình me()

Thượng Đế làm ra bò có 8 chân, chó có 3 chân, vịt có 1 chân.



Vịt nhảy lò cò mãi, mệt, lên kêu, Thượng Đế bảo:



— Chân ta lắp hết rồi, con xin các bạn xem.



Vịt năn nỉ, bò nghĩ 7 cái 8 cái chắc na ná nhau, nên đồng ý cho vịt một chân.



Chó đi 3 chân bị lệch, vẫn khó chịu, thấy vịt xin được, cũng bắt chước đến tỉ tê, bò trót cho mất một chân giờ lại bị lệch, không thoải mái, nên vui vẻ cho thêm một cái.



Thế là vịt có 2 chân, nhưng lúc ngủ, theo bản năng, vịt hay co 1 chân lên.



Chó giờ có 4 chân, nhưng lúc đái, theo bản năng, chó cũng hay co 1 chân lên.



Còn Gái lúc đầu hoàn toàn không có chân.





o0o



Vô-va vẽ con ruồi cạnh cái đinh trên bàn, cô giáo tưởng ruồi thật đập tay vào cái đinh, bắt mời bố đến trường, bố Vô-va đến, mặc váy, băng bó đầy người, mặt sưng húp, cô giáo vừa kể, đã nói ngay:



— Cô thế là nhẹ đấy, tôi đi làm về lúc nhá nhem nó vẽ mẹ nó lên tường, cô nhìn tôi này...





o0o



Trùm ma-phia gọi điện về nhà:



— A-lô, đứa nào đấy?



— Dạ, tôi là người làm.



— Sao giọng cô lạ thế?



— Dạ, bà chủ mới thuê tôi sáng nay.



— Tốt. Gọi bà cho tôi, chồng bà ấy đây.



— Dạ... nhưng thưa... bà chủ đang ngủ với chồng trên gác...



— Hả!.. Này cô! Có muốn năm mươi ngàn đô không?!



— Dạ, em phải làm gì ạ?



— Lấy khẩu súng trong ngăn bàn bắn cả hai đứa cho tôi, cứ bắn giữa đầu ấy!



Có tiếng đặt ống nghe, tiếng bước chân, và hai phát súng.



— Thưa ông, bây giờ xử lý hai cái xác thế nào ạ?



— Quấn trải giường lại, quăng hết xuống ao sau vườn, sẽ có người đến giải quyết.



— Dạ... ao... ao nào sau vườn ạ?



— Hả... không có ao à? Ờ... có phải số máy xx-xxx-xxx đấy không?

LẬP TRÌNH VIÊN (32)

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook











...



A-nhi-a nằm quay mặt vào tường, thu lu, đằng sau lưng hai bạn. A-li-ô-sa lúc lúc lại quay lại, nhòm nhòm cô. Dường như anh cũng hiểu được tim cô đang trĩu xuống khi nghe câu hỏi tội tội của Phi Long.



"...



Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (32)" đầy đủ (848KB):

http://www.mediafire.com/?5hoifxnaxgt39ms

http://www.megaupload.com/?d=6YPX92WB



Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN": Sách "Lập Trình Viên"

Thực tế, tôi đã làm một việc giống như một hoạt động gián điệp tự nguyện. Vì tôi là một nhà khoa học ít nhiều có danh tiếng trong lĩnh vực này, nên một cách gần như là mặc định, ngay từ khởi điểm, tôi đã được mời tham gia những nghiên cứu bảo mật phòng vệ. Sau rất nhiều những nỗ lực quá tốn kém nhưng không mang lại kết quả nhằm cố gắng giải thích bản chất của hiện tượng để có thể tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề, những nghiên cứu buộc phải chuyển theo chiều hướng ngu hơn, là tìm cách phát hiện và khống chế. Kết quả, hướng nghiên cứu này đã đưa ra được một hệ thống kỳ vĩ và hết sức tốn kém.



Bạn hãy hình dung hệ thống chụp ảnh từ vệ tinh của các bạn, nhưng sử dụng toàn máy ảnh quang, và đòi hỏi thời gian phơi sáng phải tương đối dài. Có một hệ thống kiểu như vậy, tất nhiên không phải để chụp ảnh như các bạn, đã được thiết lập để "chụp ảnh" Bích Ngoại Giới, chụp ảnh các bạn.



Mỗi khi có một kênh thông tin kiểu phát sinh kia lần đầu tiên được thiết lập, "ảnh" của nó, sau một thời lượng "phơi sáng" đủ dài, sẽ được hiển thị trên hệ thống. Như vậy, lần đầu thường không sao. Nhưng nó sẽ để lại vết. Những vết kiểu này sẽ sớm bị nhận ra.



Dựa theo "ảnh" đó, người ta sẽ thiết lập sẵn được một hệ thống tham số. Khi các tham số đã được thiết lập sau lần xuất hiện đầu tiên, từ lần thứ hai trở đi, kênh thông tin kia sẽ bị phát hiện gần như tức thời mỗi khi có kết nối. Và dựa theo kết nối, người ta sẽ tìm cách phá hỏng nó. Từ lần sau, sẽ là rất nguy hiểm đối với Liên Nhân kia.



Người bảo vệ trở thành kẻ đột nhập.



Một cách đáng buồn, đã có rất nhiều nỗ lực nghiên cứu được tập trung theo hướng đột nhập và phá hỏng này. Chúng tôi, họ, đã có cả một hệ thống công cụ chuyên dụng thật sự mạnh để xâm nhập vào Liên Nhân, tìm cách khống chế, tìm cách thực hiện những thay đổi, đê tiện nhất là cố gắng chèn vào Liên Nhân, chèn vào các bạn, những tác phần có thể thực hiện những thay đổi về sau, khi gặp những điều kiện thích hợp, — những quả bom nổ chậm, như các bạn vẫn gọi, — thay đổi nhằm mục đích bảo mật, bảo mật cho họ.



Vì vẫn không thể thật sự hiểu được bản chất vấn đề, cho nên những thay đổi đa phần đều được thực hiện một cách thú tính theo kiểu "giết nhầm hơn bỏ sót". Đa phần các biện pháp đều thô bạo. Một trong những biện pháp sẽ luôn được sử dụng là cố tìm cách xóa sạch trí nhớ của Liên Nhân.



Có những Liên Nhân đã bị mất trí. Có những Liên Nhân đã bị mất trí nhớ..."











"Hy vọng là "cái tôi" của tôi đã không bị suy hao nhiều khi chuyển tải đến các tầng không gian khác. Chỉ tiếc, — nếu như bạn thật sự đang có thể giao tiếp với phần "cái tôi" đã được phân bổ này của tôi, — là bản thân tôi, Ti Vơ Re Xi, cũng không thể hay biết gì về việc này. Tôi, có lẽ, sẽ chỉ có thể thật sự biết được là thực nghiệm của mình đã thành công nếu như, hy vọng là đến một lúc nào đó, chính tôi có thể giao tiếp trong một liên kết cộng hưởng, hoặc, cũng có thể, — mà tốt nhất là không, — là đến một lúc nào đó, chính tôi sẽ phải cùng tham gia hủy hoại chính Trí Bích Ngoại "phi pháp" của mình, sẽ có những đặc điểm phòng vệ đặc biệt khiến tôi có thể nhận ra nó. Trong trường hợp sau, tất nhiên, vẫn không thể khẳng định chắc chắn được, nhưng xác suất thành công của tôi là lớn.



Nếu bạn là Liên Nhân, và bạn đã giao tiếp được, — cho dù là bằng cách nào, — bạn phải hết sức cẩn thận, khi định sử dụng lại cách đó.



..."



— Sao phải gõ phím để giao tiếp, Phi Long? — Trong phòng im lặng, mỗi người phải tập trung theo đuổi những hình dung phức tạp riêng, chắc thế, vì cả chuyện này rất khó có thể nói là đơn giản, và còn khó hơn để nói rằng nó mang một dáng vẻ tự nhiên. Kốt-xchi-a cuối cùng hỏi, sau những phút ngẫm ngợi dài.



— Khả năng là... lúc gõ phím, thì ý nghĩ nó "rõ nét" ở trong đầu... ở trong... trường cộng hưởng.



— "Họ" trông thế nào? — Xéc-giô tò mò.



— Tao có nhìn thấy đâu? — Xéc-giô vừa "À ờ..." thì Phi Long tiếp. — Nhưng tao đương nhiên đã hỏi, ông ấy bảo là họ làm ra Liên... làm ra chúng ta trông giống như họ, chỉ hơi cứng nhắc, lờ đờ và thiếu tự nhiên hơn, nhưng vì thị giác của họ khác thị giác của chúng ta, nên họ cũng không rõ lắm là thật sự chúng ta sẽ tự trông thấy chúng ta như thế nào.



— Trí tuệ của họ... so với của chúng ta, em có hỏi? — Thày Đét-lam trầm ngâm.



— Ông ấy không trả lời trực tiếp, chỉ bảo là... "viên gạch" họ dùng để xây nên chúng ta là DNA, còn "viên gạch" ta dùng để xây nên chương trình máy tính... — Anh cắn môi, im lặng nhìn thày.



— Cay đắng thật... nếu phải tính như thế. — Vị giáo sư khẽ gật đầu, thở dài...



...