Mảnh trái phá cuối cùng

MẢNH TRÁI PHÁ CUỐI CÙNG

(K. G. Pau-tốp-xki — Mở đầu thế kỷ xa lạ, chương 19)


Mỗi ngày, cuộc sống ở Ô-đét-xa càng trở nên bất an hơn. Những trận đánh với quân Xô-viết đã diễn ra ngay ở Vaz-nhe-xen-xki.


Ở Kôn-xtan-chin-nô-pôn những con tàu chạy bằng hơi nước đã rời đi, chất quá tải những người lánh nạn. Hầu như tất cả những chiếc tàu này — dơ bẩn, sơn đen hai mạn sờn tróc — đã bò từ hải cảng ra trong tư thế rất nghiêng vẹo, được chất đầy chỉ còn đủ cao hơn ngấn nước, và phun khói thật đậm đặc, đến nỗi chúng làm mù mịt hết cả Lan-giê-rôn và phố Biển Đen của chúng tôi.


Nhưng báo vẫn ra. Bộ tư lệnh Bạch vệ đã biết, là sự kết thúc đang đến gần chỉ còn tính bằng giờ theo nghĩa đen, nhưng ra sức dấu diếm điều đó với dân chúng, đặc biệt là với những người bỏ chạy từ phía bắc. Trong các tờ báo in những bức điện về việc cuộc tấn công của quân Bôn-xê-vích đã tạm ngưng và những cánh quân Pháp hùng mạnh cùng pháo binh và cao xạ từ Xa-lôn-nhích đã được gửi đến Ô-đét-xa.


Tất cả những tin đồn này được lan truyền để những người bỏ chạy từ phía bắc không gây ra sự hoảng loạn lan đến tận phía nam, đến Kôn-xtan-chin-nô-pôn, và không cản trở việc bỏ chạy của quân Bạch vệ. Ở cảng có ít tàu, và bọn Đê-nhi-kin giữ chúng cho mình.


Báo vẫn ra, và trong quán cà-phê "Chim hoàng yến" các sĩ quan vẫn vẫy tay với tất cả mọi người. Những tờ báo đã cố gợi lại với dân chúng câu chuyện cũ rích "Mát-xcơ-va đã cháy, nhưng Nước Nga không vì thế mà mất".


Tờ báo, ở đấy tôi đang làm người sửa bản in, cũng tham gia vào việc nhai đi nhai lại chủ để này bằng các bài báo, các tiểu phẩm châm biếm, và các bài thơ.


Một lần Bu-nhin đã đến tòa soạn chúng tôi. Ông đã lo lắng và muốn biết chuyện gì đang xảy ra ngoài mặt trận. Đứng trong khung cửa, ông cởi mãi chiếc găng tay bên phải. Mưa lạnh đang rơi ở ngoài phố, chiếc găng tay da bị ướt và bám chặt vào tay.


Cuối cùng ông đã kéo được chiếc găng ra, cặp mắt xám điềm tĩnh nhìn thoáng qua căn phòng đầy khói thuốc, nơi chúng tôi đang ngồi, và nói:


— Ừ, các anh không giàu lắm.


Chúng tôi vì sao đó đã bị lúng túng, và Na-da-rốp trả lời:


— Giàu có gì ở đây, I-van A-lếch-xây-ê-vích. Chúng tôi đang "ngắc ngoải".


Bu-nhin kéo ghế và ngồi xuống chỗ bàn Na-da-rốp.


— Nhân tiện, — ông nói — anh có biết, cách nói "thở bằng trầm hương" ("ngắc ngoải") này là từ đâu mà ra không?


— Không, tôi không biết.


— Nói chung — thế là hết! — Bu-nhin nói, và im lặng một chút. — Mưa, lạnh, bóng tối, và trong lòng tĩnh lặng. Đúng hơn, trống rỗng. Giống như cái chết.


— Ông có vẻ buồn, I-van A-lếch-xây-ê-vích, — Na-da-rốp nói một cách thận trọng.


— Ồ không, — Bu-nhin trả lời. — Chỉ là trên thế gian này đã không còn thoải mái lắm. Thậm chí biển có mùi sắt gỉ.


Ông đứng lên và đi đến phòng biên tập.


Từ những năm tuổi trẻ tôi đã yêu quý Bu-nhin vì nỗi buồn và sự chính xác đến khắc nghiệt của ông, vì tình yêu của ông với Nước Nga và hiểu biết đáng ngạc nhiên về con người, vì sự thán phục đầy thông thái của ông đối với thế giới cùng với tất cả vẻ đẹp đa dạng của nó, vì sự sắc sảo, vì cảm nhận rành mạch rất "Bu-nhin", là hạnh phúc có ở khắp nơi và chỉ dành cho ai biết nó. Cũng đồng thời, Bu-nhin đối với tôi đã là một tác gia kinh điển. Tôi đã thuộc lòng nhiều thơ của ông và thậm chí cả những mẩu tản văn lẻ tẻ. Nhưng với tôi, đỉnh điểm về nỗi đắng cay, về sự đau khổ và sự hoàn hảo về ngôn ngữ, có lẽ là câu chuyện nhỏ — tất cả chỉ hai, ba trang — có tên là "I-li-a Nhà tiên tri".


Vì vậy lúc này tôi sợ không dám nói một lời nào khi có mặt ông ở đây. Tôi cúi đầu xuống, nghe giọng nói không được rõ của ông, và thỉnh thoảng nhìn ông vội vàng, sợ bắt gặp cái nhìn của ông.


Nhiều năm sau tôi đã đọc "Cuộc đời A-rxen-nhép". Vài chương của cuốn sách này với tôi đã trở thành một cái gì đó cao hơn cả thứ thi ca và văn xuôi hoàn hảo nhất. Đặc biệt là chỗ, mà Bu-nhin nói về hài cốt của mẹ mình, chôn trong đất bùn lạnh lẽo ở E-létx, về sự không thể không đánh mất những người thân yêu duy nhất, về niềm tuyệt vọng của tình yêu này và về trái tim bất hạnh, đập nặng nề trong sự trống rỗng của cuộc đời. Ông biết những từ ngữ giản dị, xé nát tim chúng ta:


Góa phụ khóc đêm:

Nàng dịu dàng yêu đứa trẻ, nhưng đứa trẻ đã chết.

Ông già nhà bên khóc, gí tay áo vào mắt,

Những vì sao tỏa sáng, và chú dê con khóc ở trong chuồng.

Hằng đêm người mẹ khóc.

Tiếng khóc đêm làm người khác muốn khóc.

Những ngôi sao đổ nước mắt từ vòm trời đêm,

Chúa cũng khóc, gí tay áo vào mắt.


Rồi Bu-nhin ra về ngay. Tôi đã không thể làm việc tiếp, việc chỉnh sửa những nghi chép chuội ra từ ngón tay và dốt nát của những phóng viên Ô-đét-xa, và đi về nhà mình ở phố "Biển Đen".


Làn gió đen thổi từ biển màu thiếc. Những tấm màn mưa tăm tối treo trên nó. Những chiếc lá phượng không còn lềnh bềnh trên những vũng nước trong, mà đã chết chìm ở đấy từ lâu. Giờ đây chúng nằm dưới nước trên những phiến vỉa hè thành những lớp màu vàng thối nát. Chỉ có cây thường xuân ướt át ánh lên trên những khu vườn là còn nói về sự sống.


Tôi tới bờ biển, đến A-rka-đi. Xa mạc nước đung đưa đều đặn và lặng lẽ chạy lên bờ cát đã mờ đi. Tất cả sự u ám, tất cả sự khó chịu của biển mùa thu đã bước vào trong nhận thức như một nỗi buồn phức tạp và lạnh lẽo. Tôi không cưỡng lại nó.


Vào lúc đó tôi đã hình dung lại cuộc đời mình. Tôi điểm lại nó từng năm một và bỗng hiểu, là chỉ có tương lai mới có thể đem lại ý nghĩa và sức mạnh, giá trị và sự biện minh cho tất cả quá khứ bị chia cắt bằng những mâu thuẫn của tôi.


...

(nguyên bản đầy đủ: http://paustovskiy.niv.ru/paustovskiy/text/kniga-o-zhizni/nachalo-veka_18.htm)

Đã có 9 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Phi Long bi bô...

Dịch tặng Lan Cải và Đào Phò.

Đim-ma bi bô...

Плачущий ночью к слезам побуждает другого.

Tiếng khóc đêm làm người khác muốn khóc.


Браво, благодарю!

ps: Lan Cải cẩu thả, nhớ rút kinh nghiệm.

Anonymous bi bô...

Ku Đim-ma đọc tinh, anh cứ tưởng Long fò cóp-bết chỗ đấy của Lan Cải, nên không đọc kỹ. Hôm trước anh vẫn cảm giác Lan Cải dịch bố láo, nhưng ngay lúc đấy ánh cũng thấy cái câu đấy khó hiểu. Hơn nữa nó lại đề tặng mình...

Anonymous bi bô...

À, Lan Cải đang cặm cụi dịch "I-lia Nhà tiên tri", suốt đêm qua hội ý với anh câu này, mà cho đến giờ vẫn tịt, chú Đim-ma có cao kiến gì không:

"Семен Новиков, живший с братом своим, сухоруким Ни­коном, Петровками горел."

Đim-ma bi bô...

Hì, câu khó nhỉ. Thử dịch là "Xê-mi-ôn Nô-vích-kốp, sống với anh mình - anh Nhi-côn tay bị tật, bị bọn ở Pi-tơ đốt." Rồi ngắm lại sau.

Đim-ma bi bô...

Nhân thể, trước em đọc Bu-nhin, tự nhiên nhớ thuộc lòng đoạn này, ở trong "Những quả táo An-tô-nốp":

"Но ветер не унимался. Он волновал сад, рвал непрерывно бегущую из трубы людской струю дыма и снова нагонял зловещие космы пепельных облаков. Они бежали низко и быстро — и скоро, точно дым, затуманивали солнце. Погасал его блеск, закрывалось окошечко в голубое небо, а в саду становилось пустынно и скучно, и снова начинал сеять дождь... сперва тихо, осторожно, потом все гуще и, наконец, превращался в ливень с бурей и темнотою. Наступала долгая, тревожная ночь...
Из такой трепки сад выходил почти совсем обнаженным, засыпанным мокрыми листьями и каким-то притихшим, смирившимся."


Văn ông này công nhận hay thật.

Anonymous bi bô...

"Nhưng gió đã không lặng đi. Nó làm khu vườn xao động, nó bứt những luồng khói chạy liên tục ra khỏi ống khói và dồn đuổi những mớ mây màu xám tro xấu xí phản cảm. Chúng chạy thấp và nhanh - và lập tức, đúng là khói, che mất mặt trời. Ánh sáng của nó đã tắt, ô cửa sổ vào trời xanh đã đóng lại, còn trong vườn trở nên hoang tàn và rầu rĩ, và mưa bắt đầu rắc xuống... thoạt tiên khẽ khàng, dè dặt, rồi càng lúc càng mau hơn và, cuối cùng, trở thành mưa như trút cùng với giông tố và bóng tối. Bắt đầu một đêm dài, bất an...

Khu vườn đã ra khỏi một cuộc giày vò như vậy hầu như hoàn toàn trần truồng, đầy lá ướt, và mang một vẻ câm nín, cam phận."


Viết kinh thật!

Nhưng mà không hiểu sao, một cách tổng thể, anh vẫn thích văn Lép Tan-xtôi nhất, mặc dù ông viết chân phương hẳn hơn.

Đim-ma bi bô...

Có ông gì người Anh, cũng nhà văn xịn, bảo: "Lép Tôn-xtôi không phải nhà văn; mà nói chung, ông ấy không phải người. Ông ấy là một hiện tượng thiên nhiên!"

Em thấy cũng không ngoa lắm.

Phi Long bi bô...

"Семен Новиков, живший с братом своим, сухоруким Ни­коном, Петровками горел."

Hì, câu khó nhỉ. Thử dịch là "Xê-mi-ôn Nô-vích-kốp, sống với anh mình - anh Nhi-côn tay bị tật, bị bọn ở Pi-tơ đốt." Rồi ngắm lại sau.

Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp bị cháy ở Pê-tờ-rốp-ki, đến sống cùng anh mình - anh Nikon cụt tay.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...