Chuyện trai gái thời bao cấp

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Lập 
Bây giờ trai gái yêu đương ôm vai hót cổ thoải mái, hôn hít ngay giữa đường giữa chợ cũng không ai lấy đó làm điều. Ngay việc quan hệ tình dục cũng không còn là vấn đề gì nếu là trai chưa vợ gái chưa chồng. Ngày xưa thì khiếp lắm, cấm kị đủ đường. Là nói cái thời bao cấp thôi, chứ trước đó nữa lại càng kinh khủng khiếp. Cái thời mà trai gái yêu nhau chỉ được đánh mắt đưa mày, muốn  cầm tay cầm chân, ôm vai hót cổ phải vào nơi kín đáo, nếu để cho người khác nhìn thấy thì bị coi là yêu đương không đứng đắn.
Chàng đạp xe đạp chở nàng trên đường, nàng chỉ có việc hai tay nhét đùi ngồi yên như khúc gỗ. Cô nào bạo lắm cũng chỉ nắm hờ ngang thắt lưng, chẳng có cô nào ôm eo áp ngực chàng như các cô gái thời nay. Những chiều mùa hạ, trai gái  hẹn hò nhau ra bờ đê ngồi, chỗ này một cặp, chỗ kia một cặp rủ rỉ tâm tình. Nàng nhổ cỏ chàng bẻ ngón tay, nói chuyện chán thì về, chẳng dám làm gì.

 Hôn hít thời này bị liệt vào hành vì giao cấu, rất xấu xa. Đừng nói ngày xưa, ngay bây giờ vẫn còn quan niệm như thế. Năm ngoái Nguyễn Quang Thiều chả kêu ầm lên về dự luật cấm hôn nơi công cộng, may có ông Thiều kêu, báo chí làm ầm ầm người ta mới dẹp đi, nếu không thế nào luật cấm ấy cũng lọt vào top ten những luật cấm hài hước.

Thời bao cấp những chuyện cụ thể chẳng có luật lệ gì, đa phần làm theo chỉ thị khi thì bằng văn bản khi thì chỉ thị mồm. Đôi khi một xếp nào đó ngồi nhậu chợt nhớ chuyện gì đó nhắc khẽ một câu, thế là thành chỉ thị. Chuyện trai gái yêu đương các xếp cũng nhắc nhở nhẹ nhàng thôi nhưng xuống cơ sở thành ra chuyện rất nghiêm trọng. Chuyện hôn hít cũng vậy, không chỉ cấm nơi công cộng mà cấm khắp nơi, sách báo phim ảnh tuyệt cấm kị. Nếp sống thời này cho đó là hành vi thiếu đứng đắn, không lịch sự. Cầm tay nhau cũng đã quá đáng lắm rồi, hi hi. 
 Mình nhớ xem phim, khi nào trai gái nhìn nhau đắm đuối, “mắt trong mắt tay trong tay âu yếm”, thì cả rạp lặng ngắt, nín thở chờ. Nhưng rồi đến khi môi này sắp dính môi kia là màn hình tối mò. Người chiếu phim đã che ống kính. Anh naò ngứa mồm la làng, nói thả tay ra cho người ta xem, lập tức có năm bảy người khác mắng cho là vô văn hoá. Sau đó thế nào cũng có người báo về cơ quan, đoàn thế, thế nào anh ta cũng bị “ cạo” cho một mẻ. Suốt cả năm đó chuyện anh ta luôn được đem ra làm ví dụ một khi các xếp nói về nếp sống mới, nói có đồng chí còn dám yêu cầu chiếu phim thả tay ra để xem cảnh hôn hít, rất đáng xấu hổ. Một câu đó thôi xếp có thể đem ra “ ví dụ” cả trăm lần. Khốn khổ thế đó.

Thành thử cái gì cũng lén lút, đọc sách xem phim ảnh cũng phải lén lút. Nơi mình học là trường cấp 3 Bắc Quảng trạch, một trường tiên tiến, nhiều năm liền là lá cờ đầu giáo dục tỉnh Quảng Bình, những năm 1969- 1970 bỗng đâu xuất hiện cuốn sách Bí mật thành Paris. Truyện chẳng có gì, chỉ kể chuyện anh chàng cắt móng tay yêu đương mấy mụ nạ dòng giàu sang phú quí. Mấy màn yêu đương chỉ tả sơ sịa, thế mà học trò đua nhau bí mật chép tay lại cả cuốn, bí mật truyền tay nhau thì thà thì thầm vô cùng nghiêm trọng. Nhà trường ra sức truy bắt, may không bắt được ai, nếu thầy cô túm được cuốn sách trong cặp đứa nào thì đứa đó bị đuổi học là cái chắc. 

Anh Thắng, anh trai của mình, hồi đó nổi lên như một thanh niên xuất sắc, mới lớp 10 đã được kết nạp Đảng, làm đến chức phó bí thư đoàn trường, uy danh lừng lẫy. Anh yêu chị L.A đẹp nhất trường. Nói thật từ bé đến giờ mình chưa thấy ai đẹp như chị L.A. Mình đang học lớp 7, mới bé tí nhưng toàn sưu tầm mấy chuyện “ bậy bạ” lén lút đọc say sưa. Đa phần sách đó đều là sách chép tay, chị L.A cho mượn. Một hôm anh Thắng tóm cổ được mình đang nằm tùm hum trùm chăn đọc cuốn  Bí mật thành Paris. Anh hỏi sách của ai, mình khai của chị L.A cho mượn. Tưởng khai thế thì anh Thắng sẽ cho qua, ai dè anh tịt thu luôn cuốn sách. Anh không đưa chị L.A anh ra chi đoàn kiểm điểm nhưng gọi chị L.A ra riêng “xạc” cho một trận và cắt đứt chị luôn. Hi hi ngu thế không biết. 

Sau này chị L.A yêu anh H rất đẹp trai. Đêm trăng hai người rủ nhau ra bãi cát chơi, hai người nằm hai góc, lăn qua lăn lại, ném cát đùa nhau, chỉ thế thôi chứ chẳng có gì bậy bạ cả. Chẳng ngờ ông nông dân xách quần  ra bãi cát đi ngoài, bắt được hai người, liền báo cho nhà trường. Từ đó anh H và chị L.A được Nhà trường mô tả như cặp học sinh sa đoạ, đàng điếm nhất trong lịch sử của Nhà trường. Kinh. Hi hi. 

 Trai gái muốn yêu nhau đàng hoàng thì phải báo cáo tổ chức, gia đình muốn báo thì báo chả báo thì thôi nhưng tổ chức thì phải báo cáo, nếu không thì bị coi là yêu đương bất chính. Dù yêu đương đàng hoàng, cả tổ chức lẫn gia đình đều biết vẫn hết sức ý tứ, vì biết đằng sau lưng mình luôn có người theo dõi. Ngồi nói chuyện bình thường thì không sao, chẳng có ai sau lưng mình hết. Máu lên ngồi dịch lại sát nhau cũng không sao, máu nữa mà quàng vài nàng kéo nàng vào lòng là lập tức có tiếng đằng hắng phía sau cảnh cáo. Nếu không biết hoặc bất chấp cái đằng hắng cảnh cáo kia, cứ ẩn nàng nằm xuống vệ cỏ rồi hôn hít sờ soạng thì chỉ một phút sau đã thấy ba bốn người đứng vây quanh, nói yêu cầu hai người về uỷ ban giải quyết. 

Hồi đầu mình không hiểu ở đâu ra lực lượng này. Chính quyền không hề tổ chức, đoàn thể cũng không. Trừ một vài người có “ lối sống bê tha”, “ chậm tiến” họ cần phải theo dõi để “giúp đỡ”, còn lại chẳng ai hơi sức đâu đi theo dõi hết lượt trai gái yêu nhau. Về sau mới biết ở đâu cũng có những người rất nhiệt tình làm việc này, họ tự thấy trách nhiệm cuả mình ở khắp mọi nơi, đặc biệt việc giữ gìn nếp sống mới thì họ nhiệt tình lắm, hăng hái lắm.

 Mình có ông thầy dạy thể dục cấp 3 rất hăng say làm chuyện này. Nhà trường không hề giao nhiệm vụ cho thầy, tự thầy tập hợp một số học sinh lập thành một đội gọi là Đội săn bắt hủ hoá. Tối nào cũng vậy, thầy dắt cả đội đi đi bò bò vào rừng trâm bầu, cồn hoang, bãi cát, bờ đê… săn lùng các “cặp đối tượng”. Từ năm 1965 đến 1975, trong vòng mười năm hàng trăm “ cặp đối tượng” bị Đội săn bắt hủ hoá của thầy hoặc tóm gọn hoặc đuổi chạy bán sống bán chết.

Có lần mình rủ thằng Thuỷ, con cậu ruột của mình, lừa Đội Săn bắt hủ hoá cái chơi. Trong nhà mình có mấy đứa con gái ở trọ, mình lấy áo quần chúng nó mặc vào, lấy giẻ độn ngực rồi đeo cooc sê vào, đội nói lên để che cái đầu trọc. Tối đó trăng sáng, mình khoác tay thằng Thuỷ đi ra rặng trâm bầu. Vừa vào rặng trâm bầu đã thấy vài cái bóng bám theo sau lưng. Mình và thằng Thuỷ cứ đi sâu vào rặng trâm bầu, rồi chui vào bụi rậm. Hai đứa ôm nhau vờ rên rỉ giọng Bắc, nói anh ơi xướng xướng, em ơi  xướng xướng. Thầy và mấy đứa học trò nhảy đại đến bụi cây, lên đạn đánh rốp, nói yêu cầu anh chị ra khỏi bụi ngay. Mình giả giọng con gái Bắc, nói em xợ nắm, xin nhà chường tha cho em. Thầy hét lên, nói các đồng chí, bắt sống khẩn trương bọn dâm ô truỵ lạc. Mấy đứa học trò lôi cổ mình và thằng Thuỷ ra. Có thằng còn tranh thủ bóp hai nùi giẻ trên ngực mình mấy bóp. Biết bị mắc lừa thầy tức lắm, nói học sinh mất dạy, dám lừa cả thầy. Nói rồi thầy phủi đít quần đi một mạch về nhà. Từ đó cho đến khi mình rời trường cấp 3 thầy không bao giờ nhìn sửa mặt mình, hi hi.

 Bây giờ thầy già rồi, mỗi lần gặp thầy mình đều nhắc lại chuyện đó trêu thầy. Thầy nhăn răng cười, nói thừa nhận tui ngu, có ai yêu đương chỉ bằng nước bọt không đâu, sao lại bắt người ta mấy chuyện đó chớ. Mình nói giả sử cấp trên bảo thầy đi bắt thì cũng không sao, đằng này thầy tự nguyện  tự giác đi làm mấy chuyện đó mới tức cười. Thầy cười cái hậc, nói rứa mới ngu, tui nghèo khó từ hồi đó đến giờ cũng vì mấy cái ngu đó thôi, suốt đời ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, ngu chi ngu tàn bạo.


(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

"Cần minh bạch hàng nghìn tỷ đồng thu được từ đấu thầu vàng"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngọc Quang (Thực hiện)
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong
Theo TS Nguyễn Minh Phong, Thống đốc NHNN đã nói lợi ích từ việc đấu thầu vàng thuộc về nhân dân và nhà nước, vậy thì cần phải công khai xem hàng nghìn tỷ thu được đã nộp vào ngân sách bao nhiêu, người dân được hưởng gì, và bao nhiêu vào những bộ phận trực tiếp xuất nhập khẩu...


Lý giải về những chính sách nhằm điều tiết thị trường vàng trong thời gian qua như độc quyền nhập khẩu vàng, tổ chức đấu thầu, định giá vàng… Ngân hàng nhà nước (NHNN) lý giải rằng, đây là việc làm cần thiết để ổn định thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và nhiều người dân cho rằng sự độc quyền đó sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy lâu dài về nguồn dự trữ ngoại tệ, đồng thời cũng không đảm bảo sự minh bạch cho thị trường.

Trong khi đó, phân tích về chính sách bình ổn thị trường vàng của NHNN, Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng: Chỉ khi nào giá vàng trong nước và thế giới sát nhau về giá thì mới giảm hẳn được động lực kinh doanh, buôn bán vàng.

- Thưa TS Nguyễn Minh Phong, câu chuyện NHNN nhập vàng và cho đấu thầu mặt hàng này vẫn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra đó là, trong những phiên đấu thầu trị giá hàng trăm tỷ đồng ấy liệu có lợi ích nhóm hay không?

TS Nguyễn Minh Phong: Theo lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì không có lợi ích nhóm, chỉ có Nhà nước được lợi, nhân dân được lợi. Tuy nhiên, câu hỏi này lại xuất hiện trong tình huống NHNN đề nghị cho tạm nhập tái xuất một lượng vàng khổng lồ, thứ hai là đề nghị không kiểm tra hàng, cho nó một cơ chế đặc biệt và coi đó là “bí mật quốc gia”, lộ trình giải phóng nhanh và không có kiểm tra khai báo hải quan như nhiều loại hàng hóa khác. Thế thì điều này không cẩn thận sẽ dễ tạo ra “những kênh xanh” cho hoạt động buôn lậu.

Bên cạnh đó, thông tin về số lượng vàng nhập thực với khối lượng của cổ đông vàng cũng khiến cho nhiều người hoài nghi và nhiều câu hỏi đã đặt ra xoay quanh 60 phiên đấu thầu vàng của NHNN, hàng chục tấn vàng đã đi đâu, và tại sao cung lớn như vậy nhưng giá vẫn không hạ nhiệt?
Tất cả những thông tin ấy rõ ràng khiến cho nhiều người cảm thấy không thoải mái, nhất là khi tất cả các thông tin lại xuất hiện gần nhau như vậy.

- Vậy việc NHNN chi hàng triệu USD để nhập vàng, về lâu dài chính sách này có những tác động gì đến thị trường vàng, thưa ông?

Yêu và ăn - 2

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Lập
Nghĩ lại ngày xưa đi học đại học sướng hơn bây giờ. Con cái vào được đại học, bố mẹ chỉ lo giấy bút và tiền tiêu vặt thôi, còn lại Nhà nước lo tất. Mấy đứa con em miền Nam tập kết còn được học bổng mỗi tháng 22 đồng, dân Quảng Bình- Vĩnh Linh tụi mình cũng được 4 đồng một tháng. Vì thế mà con nhà nghèo rớt mồng tơi như mình mới được học hành tử tế. Đặt hoàn cảnh của mình rơi vào ngay nay thì tốt nghiệp phổ thông xong là chấm hết, chẳng mơ chi đại học với đại heo, tiền đâu mà đi học?


 Tiêu chuẩn sinh viên các trường Đại học đều như nhau nhưng không hiểu vì sao sinh viên Bách Khoa ăn ở vẫn tốt hơn, có lẽ công tác quản lý ở trường này tốt hơn. Sinh viên các trường khác nhìn vào trường Bách Khoa đều lác mắt. Khu giảng đường do Liên Xô xây dựng rất hoành tráng, bốn nhà ăn Bách Khoa thuộc loại sạch đẹp nhất Bộ đại học. Sinh viên Bách Khoa được ăn ngày ba bữa. Buổi sáng được phát một cái bánh mì ngọt, hai bữa trưa chiều chỉ việc xách miệng đi ăn, không phải mang theo bát đũa gì. Đến nhà ăn cứ bốn thằng một mâm, chìa phiếu ra lấy cơm ăn, ăn xong cứ thả mâm bát đấy ra về, mọi việc có nhân viên nhà ăn lo hết. Giống y chang sinh viên Liên Xô hi hi.

 Mình đã đi chơi các trường khác rồi, chỉ có trường Kinh Tế là kha khá một chút, còn lại đều rất tệ, tệ nhất là trường Xây Dựng, sinh viên kêu la rầm trời. Trường Sư Phạm khu nội trú còn ở nhà lá, có năm chập điện cháy trụi cả khu nội trú. Trường Tổng Hợp bị nạn thiếu nước trầm trọng, các vòi nước ở các khu nội trú chảy như nước đái thằn lằn, rất khổ. Vì thế nên các anh chị ở các trường khác khi làm tốt nghiệp thường sang cư trú ở Bách Khoa để có chỗ ăn ở tốt hơn, thư viện, phòng thí nghiệm cũng tốt hơn.

 Các chị phục vụ nhà ăn Bách Khoa đối đãi với sinh viên rất vui vẻ, thân thiện, ngược hẳn với các đồng chí mậu dịch viên ở các cửa hàng ăn uống Nhà nước. Các đồng chí mậu dịch viên này thì kinh lắm, cứ làm như khách hàng đến ăn không của nhà họ, mặt mày ai nấy như đâm lê, đố thấy có nụ cười trên môi họ. Bảo đảm khi họ mỉm cười với khách hàng thì trời sập cái đoàng ngay tức khắc, thật đấy.

Bất kì khi nào mình đến cửa hàng ăn uống mậu dịch mình cũng gặp một điều khó chịu, chuyện khách hàng cãi nhau với nhân viên xảy ra như cơm bữa, trong khi suốt 5 năm Bách Khoa mình chưa gặp bất kì một điều khó chịu nào, cũng chưa khi nào thấy sinh viên cãi cọ với nhân viên hay nhân viên quát nạt sinh viên. Thực là như vậy. Cũng có thể có mà mình không biết, riêng mình thấy nhân viên nhà ăn Bách Khoa thật tuyệt vời. Rất nhiều lần mình đến nhà ăn muộn, vào lúc nhà ăn đã dọn dẹp chùi rửa, vẫn được ăn uống như thường. Chỉ cần cửa chưa đóng, nếu lọt vào được thế nào cũng được ăn. Lúc đầu các chị nói hết giờ lâu rồi em ơi, nhưng mình vờ nhăn nhó gãi đầu bứt tai nói vì thế này vì thế kia thì rốt cuộc các chị đều cho ăn cả, đôi khi còn được một mình ăn trọn cả mâm bốn người. Mình nhớ một lần mình đi ăn muộn, nhà ăn hết sạch cơm canh, mình ra về thì chị M. cầm cái bánh mì kẹp thịt lật đật chạy đuổi theo dúi vào tay mình, nói thôi ăn tạm, lần sau đừng có đi muộn quá nha em. Thật cảm động, chị có quen biết thân thiết gì mình đâu. Thế mà có thằng còn viết trên bảng tin nhà ăn một dòng to đùng:

Ông thật đáng thương, thưa GS Nguyễn Lân Dũng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vụ việc Huyền Chip - cô bé sinh năm 90 đi du lịch bụi qua 25 nước chỉ với 700 USD ban đầu và xuất bản 2 tập sách kể lại hành trình của mình đã làm xôn xao báo giới và mạng xã hội trong tuần qua.
Người hâm mộ, kẻ chê bai, đủ cả. Nói chung, ở xã hội xứ An-nam với đa phần cần lao não phẳng, chưa một lần đi khỏi biên giới của đất nước hình chữ S này thì chuyện như vậy đã là như cơm bữa. Chẳng gì xa xôi, mới gần đây thôi, những vụ việc như bà Tưng, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, cơm 2k hay trên Facebook của Bill Gates đã nói lên điều đó.
Về quan điểm riêng của người viết, việc cô bé này làm được những điều như trên rất đáng khâm phục. Nó thể hiện được bản lĩnh, tư duy, khả năng tự học hỏi và khả năng thích ứng với những môi trường sống mới lạ, điều mà hầu hết các bạn trẻ của xứ An-nam chưa có và chưa làm được.
Tuy nhiên, có những điều cô bé này cũng nói lên hơi quá (đến mức có thể cho là nói phét), và dĩ nhiên người đọc nhận ra sự phi lô-gic trong đó. Điều đó cho thấy sẽ có rất nhiều sự thật mà cô bé không muốn đưa vào trong sách, dẫn tới sự phi lô-gic nói trên.
Chuyện của cô bé, người viết không muốn bình luận thêm, và coi như một chuyện rất bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, việc liên quan đến cô bé này thì bắt buộc phải viết ra.
Đó chính là chuyện ông GS Nguyễn Lân Dũng tham gia giới thiệu sách và trả lời trước báo chí về cô bé. Phải nói đây là một sự nâng bi (theo nghĩa bóng) một cách thô thiển và thiếu tự trọng của một ông già đã 76 tuổi, có đủ học hàm học vị (GS.TS, NGND), có một thời gian dài tham gia nghị trường.
Tại sao người viết lại phải nói nặng nề như thế? Vậy, hãy xem ông này đã nói những gì.

Tại buổi họp báo giới thiệu sách của cô bé (19/9), ông này phát biểu trước báo giới: “Đừng để Huyền Chip lấy trai Tây”. Một câu nói thể hiện sự hiểu biết về xã hội và phông văn hóa của ông này rất kém và rất tự ti dân tộc.
Người viết đã có rất nhiều bài phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận người Việt, cũng làm việc không ít với Tây, cũng đi lượn được vài nước văn minh. Điều ai cũng biết là đâu cũng có người giỏi, người dốt; đâu cũng có nơi văn minh, nơi lạc hậu; đâu cũng có người giàu người nghèo;… Mặc dù, cũng phải ghi nhận về cơ bản đàn ông Tây (nói chung) ít tính xấu hơn đàn ông Việt, họ sống có trách nhiệm với gia đình, với xã hội nhiều hơn đàn ông Việt.
Nhưng điều đó không có nghĩa là đàn ông Tây là chuẩn mực mà đàn ông Việt phải hướng đến, cũng không có nghĩa là đàn ông Việt kém đàn ông Tây.
Ấy thế mà ông GS này lại phát ngôn một câu như một cái tát vào mặt “

"Bằng giỏi nhưng cực dốt"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không nên khuyến khích loại "bằng giỏi nhưng cực dốt"
Sau vụ bác Thăng giao thông tuyển thẳng một cậu sinh viên “loại giỏi thất nghiệp” vào làm việc tại Viện KHCNGTVT, một số Thượng thư khác cũng bắt đầu quan tâm đến việc này, như một sự a dua. Nào là quyết định tuyển thẳng vào đại học, nào là tài trợ cho quá trình đi học đại học,…
Ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho thạc sĩ

Sự việc tưởng chừng như lắng đi sau kỳ thi đại học, lại được khuấy lên khi bác Thanh Bá bút phê xin việc cho một Thạc sỹ văn chương loại giỏi thất nghiệp phải đi làm công nhân.

(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)
Những việc làm trên của các vị tưởng là hay, là đi sâu sát thực tiễn. Những ngẫm kỹ ra, lại là một việc rất hồ đồ và phản cảm.

Tại sao lại nói vậy? Rõ ràng trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc gia tăng thất nghiệp là không tránh khỏi. Khi mà vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ vẫn đang hoành hành, thì những người không có tiền và quan hệ không xin được vào cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu.

Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức.

Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.

Thế mới nói hồ đồ và phản cảm là vậy.

Quay lại việc cô Thạc sỹ văn chương loại giỏi phải đi làm công nhân. Theo quan điểm của người viết, cô này là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”. Có bằng giỏi mà lại cực dốt là sao? Bởi vì cái bằng giỏi là do học vẹt nên điểm cao, nhưng thực chất không có một chút tư duy và kiến thức thực tiễn nào cả.

Người viết có loạt bài phê phán tình trạng “thợ dạy” trên giảng đường đại học đã minh chứng kiểu học thầy đọc trò chép trong giáo dục đại học. Thế nên đôi khi những sinh viên đần đần một tý, nhưng chăm chỉ một tý, chịu khó mài đít trên giảng đường học vẹt thì kiểu gì điểm cũng rất cao. Thầy nào thì trò nấy. “Bằng giỏi nhưng cực dốt” chính là thế.

Muôn nẻo đường ... ăn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Muôn nẻo đường... ăn
Quà vặt ở Hà Nội
VHNA: Tuổi trẻ luôn khao khát khám phá và chiêm nghiệm về cuộc sống. Điều đó là cần thiết để làm cho sự hiểu biết, vốn sống và tâm hồn họ phong phú hơn. Các bạn trẻ đã phát hiện ra trong cuộc sống rất nhiều điều giản dị nhưng vô cùng tinh tế. Một chút muối vừng của chị hàng xôi cũng đủ làm cho họ hiểu và yêu cuộc sống hơn vì trong đó có sự cảm thông, chia sẻ đầy dịu dàng, nhân ái...Nhưng trước hết, hãy xem các món ẩm thực "quà vặt" của Hà Nội và Vinh như thế nào qua khám phá của một cô gái Vinh [20 tuổi] đang là sinh viên đại học ngoại ngữ HN.
Đang nằm trên sân thượng đọc "Bánh mì thơm, cà phê đắng"của Ngô Thị Giáng Uyên, bị kêu xuống làm nước mắm chấm cá, tự dưng vừa băm tỏi, cắt ớt vắt chanh vừa thấy đói mềm rũ rượi lại tiếp thêm cảm hứng lảm nhảm của một tâm hồn.... ăn uống.

Tính ra thì đi không được nhiều nơi lắm nhưng món ngon vật lạ của xã hội thì mìnhcũng được ăn qua không ít. Riêng một năm ngoài Hà Nội cũng tự khám phá được nhiều thiên đường ẩm thực, nhiều món không cần được lăng xê trên mương cống các thể loại, mà khéo với nhiều người cũng không hợp khẩu vị, nhưng với mình thì như nhặt được vàng á. Hầu như mỗi nơi đến đều phải ăn cái gì đó và ngược lại mỗi món ăn cũng gợi nhớ lại một địa điểm phượt (nói phượt cho oai chứ là leo lên xe bus nó chở đi lòng vòng Hà Nội thôi) đáng nhớ. 

Thường thì vì túi tiền hạn hẹp nên hay ăn lang thang ở mấy quán ngoài vỉa hè, cũng không hẳn là thảm cảnh mà là cảm thấy ẩm thực đường phố quán xá nó rất đặc biệt, rất đặc trưng, vừa ăn vừa ngắm xe cộ phố phường, nhìn người ta nói chuyện, người ta cãi nhau, người ta buôn bán....cũng là một cái thú. Như cái lần đi lạc lên Đại học khoa học tự nhiên (không biết có phải không, trường đó nó nằm gần trường Dược mà mình nhớ KHTN ở dưới Nguyễn Trãi mà nhẩy) ăn bún thang ở trên vỉa hè, lần đầu tiên ăn bún thang của HN, người ta cho cả dọc mùng vào, trời nóng bún nóng ăn thì sướng đừng hỏi, về thấy lạ chuyện dọc mùng hỏi mấy đứa trong phòng mới biết là à miền Bắc (cả Đà Nẵng nữa) người ta ăn như thế. 

Rồi có lần đi ăn phở cuốn với bánh bèo ở đường nào quên tên trên quận Hoàn Kiếm, nước chấm ngon chua chua cay cay mặn ngọt hòa tan dễ chịu thanh mát cực kì, có điều quên tên mất rồi, thực ra là một cái xe nhỏ trước nhà, bày mấy cái ghế con, giá cũng mềm. Nhớ cả cái lần lên bờ Hồ, vốn là hết tiền ngủ qua trưa nhịn ăn sáng ăn trưa, đến chiều mẹ bảo gửi tiền phát là bật dậy đi phượt, chui lên phố cổ đói xếu mếu vô một hàng phở, bác bán hàng cũng cỡ tuổi mẹ thấy mình như sắp ngất đến nơi thì phải, múc cho một bát phở đầy hụ như cái chậu, quá nhiều cho 20k rồi giục ăn, tự dưng thấy rành cảm động, ai bảo người Hà Nội chỉ toàn người xấu tính tính toán chứ. 

Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Trong giờ Lịch Sử, kiểm tra bài cũ, Thầy giáo gọi Tèo lên bảng và hỏi:
- Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
- Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
- Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
- Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
- Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng, khi gặp phụ huynh, thầy chưa kịp lên tiếng thì phụ huynh đã nói:
- Thầy xem xét lại cho, chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.


Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:

- Hư thật, mới học lớp 10, mà đã ăn trộm, ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên, thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay!!!

Phụ huynh của Tèo biết chuyện, bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn, cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:

- Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế! Bảo với ''anh'' Dương Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua, mà đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên!


Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì cau mày:

- Giám đốc như thế không được! Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ! Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, ''đồng chí'' Dương Vương phải tự đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ, mà cũng không giữ nổi, lại còn báo cáo cấp trên.


(Bài viết của tác giả Lai Tran Mai)

Sống có gì vui, ...

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một người đang ở đáy của sự chán chường, ngồi đờ đẫn trong quán cà-phê, tự thì thầm: "Cuộc sống ơi, sao không nói gì với tôi?" Ngoài hiên quán treo vài lồng chim, lũ chim nhảy nhót hiếu động, lúc lúc lại líu ríu chuyện trò với nhau, — chúng vẫn thế suốt từ lúc anh còn chưa tới đây. Nhưng anh không nghe thấy.

Một lát, anh lại tự thì thầm: "Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!" Ở bàn bên cạnh, có một người đeo tai nghe iPod, đang lẳng lặng kênh đít lên, rồi bình tĩnh nổ một tiếng vang trời. Nhưng anh không biết.

Một lát, anh nhìn quanh, rồi lại tự thì thầm: "Cuộc sống ơi, sao tôi không bao giờ nhìn thấy cuộc sống cả?" Ở chiếc bàn kê chênh chếch cách một bàn phía trước chỗ anh ngồi, hẳn đang có câu chuyện vui; có tiếng cười khẽ, nhưng rộ, và có mấy chiếc răng cửa tê-ta-xi-lin — của một cô gái đeo kính trắng, da trắng, mặc váy nhẹ, màu xanh ngọc — vô tình quệt trúng vào một tia nắng, ánh lên. Nhưng anh không nhận ra.

Một lát, anh thầm kêu lên: "Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!" Góc quán bên phải, phía sau chỗ anh ngồi, có đứa bé khóc ré lên; bố nó vẫn lơ đãng nhìn xe chạy ngoài đường, và gọi di động; mẹ nó nựng: "Ô trồ ôi... em nhàm sao xế... em ngoan lào... ư... òa." Anh thoáng cau mày.

Trời đang nắng đẹp, chợt đổ mưa, anh thầm kêu lên trong thất vọng: "Cuộc sống, hãy chạm vào tôi. Hãy cho tôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi!" Từ trên nóc nhà, một giọt nước rơi tin vai anh. Anh ngước mắt, săm soi, ngoảnh nhìn về phía quầy, vẻ khó chịu, rồi đứng lên, định chuyển chỗ, nghĩ thế nào, bước nhanh lại quầy, trả tiền, rồi ra khỏi quán bằng những bước chân "bỏ đi", — chắc anh sẽ đứng lại dưới mái hiên trước cửa và gọi tắc-xi, cũng có thể anh sẽ đi bộ men theo vỉa hè, nép vào những chỗ có mái che...

Nhà văn chơi blog

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Lập
Mình chơi blog từ năm 2007. Trước đó thì chẳng biết blog là cái gì. Vào mạng chủ yếu để check mail, xem qua loa vài tờ báo, thế thôi. Một hôm nghe đứa học trò chat với mình, nói thầy không lập cái blog cho vui. Mình hỏi blog là cái gì, nó bảo đó là trang web cá nhân dùng để giao lưu với mọi người. Khi đó mình nghĩ chắc blog cũng na ná trò chơi điện tử, người ta bày ra cho tụi trẻ chat chit giết thời gian. Thế nên mới có câu: Mẹ ơi chớ đánh con đau/ Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ/ Thôi đừng có đánh bài lờ/ Dẹp ngay bờ lóc tao nhờ, được không?



Thời đó còn Yahoo 360, mình thấy có mấy ông nhà văn cũng lập blog, nghĩ bụng mấy ông này buồn cười, khi không lại bờ lóc bờ leo, rõ là dở hơi chập mạch, hi hi. Thế rồi bỗng dưng mình nghiện blog từ khi nào không biết. Con gái học lớp 9 lập cho mình cái blog, nói ba viết đi. Nó giục năm lần bảy lượt, nể con quá mới viết đại một entry ngắn. Viết xong post lên xong rồi cũng quên đi, không để ý. Ba bốn ngày sau sực nhớ mới mở ra xem, có tới mấy chục cái còm (comments- phản hồi, nhận xét) đổ xuống không biết tự lúc nào, thật quá ngạc nhiên. Đa số các còm đều chào hỏi và bình luận, có những bình luận rất sâu sắc, chẳng khác gì một bài phê bình ngắn gọn súc tích của giới phê bình chuyên nghiệp. Không ngờ văn học mạng có tính tương tác hay đến vậy.

  Xưa có một truyện ngắn đăng lên, giỏi lắm có vài cái thư bạn đọc, vài ba cú điện thoại bạn bè động viên chia sẻ. Thường thì ít khi nhận được những bình luận từ bạn đọc, tác phẩm đăng lên cứ như lọt thỏm vào hư vô, chẳng biết thiên hạ có đọc không, người ta khen chê thế nào. Văn học mạng hoàn toàn khác, chỉ cần mình post bài lên, vài phút sau đã thấy vài chục người, vài trăm người, thậm chí vài ngàn người vào đọc. Chừng một giờ sau bắt đầu nhận được vài chục cái còm, nếu cái mình viết có chút gì đó thú vị thì còm đổ xuống rào rào, một ngày có tới cả vài trăm comments, đặc biệt có entry số còm đổ xuống cả ngàn, không thèm nói ngoa.

Mình nhớ khi viết xong entry : “ Kỹ niệm nhỏ với Võ đại tướng” đã một giờ sáng. Nghĩ bụng giờ này chắc chẳng có ma nào đọc nhưng mình vẫn post bài lên. Đi nằm chừng một tiếng, chợt nhớ ra có sai vài từ. Khó ngủ, mình dậy mở máy sửa lại. Chẳng ngờ đã có hơn ba trăm cái còm đổ xuống với rất nhiều chiều ý kiến khác nhau. Choáng. Vừa mừng vừa sợ, không thể tưởng tượng nổi thiên hạ quan tâm đến bài viết này đến như thế.

Công văn đình chỉ phát hành tiểu thuyết "Đại Gia"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Công văn đình chỉ phát hành tiểu thuyết "Đại Gia"
Trích đoạn tiểu thuyết "Đại gia" của nhà văn Thiên Sơn:
"... Ông có ngờ đâu, Oceanship lại xảy ra những chuyện tày trời như thế này. Khoản cứu khẩn cấp sáu trăm triệu đô la từ nguồn vốn vay nước ngoài giữa lúc nền kinh tế đang thiếu vốn những tưởng giúp tập đoàn này vượt qua khó khăn trong một thời gian ngắn và vươn lên vững mạnh thành một điển hình. Lê Đức đã dự kiến đến việc coi việc trợ giúp cho Oceanship như một tiền lệ thành công và từ đó mở đường cho việc trợ giúp, dung dưỡng và thắt chặt quan hệ với các tập đoàn kinh tế khác. Không ngờ... Không ngờ...


Ông dừng lại đập tay vào trán như để trí óc tỉnh táo hơn. Rồi trí óc ông hiện lên một câu hỏi: "Hay có bàn tay của kẻ thù?"... Đúng rồi, ông chợt thở phào: "Phải tìm ra một lý do để chống đỡ chứ... Phải vu cáo, đó là cách tốt nhất. Phải vu cáo những kẻ làm to chuyên này lên là có ý phá hoại, có âm mưu của bọn phản động đứng đằng sau nhằm bôi nhọ hình ảnh của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Phải cho chúng nó thấy rằng, chống Oceanship và các tập đoàn kinh tế nhà nước thực chất là phá hoại một quan điểm kinh tế vô cùng đúng đắn và từng phát huy hiệu quả trong những năm gần đây. Không có các tập đoàn nhà nước thì làm sao điều tiết được nền kinh tế, chống được những cuộc xâm lăng của các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Các tập đoàn kinh tế phải được coi là những quả đấm thép, những binh đoàn chủ lực để chúng ta làm chủ nền kinh tế... Chỉ có những kẻ hoàn toàn mất gốc, những kẻ vô trách nhiệm và xấu xa mới có thể tấn công vào hệ thống các tập đoàn kinh tế..."

Chân Lê Đức nện cồm cộp xuống nền. Trong phút chốc gương mặt ông bỗng trở nên hồng hào và sức lực trở nên sung mãn..."


(Bài viết của tác giả Lai Tran Mai)

Văn hóa ứng xử và ứng xử văn hóa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Điều gì đã làm cho con người hôm nay lạnh lùng vô cảm đến như thế? Điều gì đã khiến cho cái ác ngày càng ác hơn như thế?...
Có lỗi ở cả văn hóa ứng xử và ứng xử văn hóa...



          Phải thẳng thắn thành thật mà nhìn thẳng, mà nói thật với nhau rằng là, văn hóa của chúng ta đang có vấn đề, đang khủng hoảng rất nặng, ở cả văn hóa ứng xử và ứng xử văn hóa.

          Cái gốc rễ của văn hóa là sống đẹp, sống tốt với nhau, sống vì nhau đang bị tha hóa. Bây giờ người ta chỉ sống cho mình. Sự hy sinh nhường nhịn rất ít, sự yêu thương đùm bọc cũng hiếm. Bằng mọi cách người ta làm giàu và phô phang chuyện giàu. Có những kiểu giàu mà có khi ngay người trong cuộc nằm vắt tay lên trán cả năm, thức cả năm để tính thì vẫn không biết tại sao mình… giàu?

          Nhớ cái thời nhường cơm sẻ áo, gửi chìa khóa cho nhau, giao nhà cửa cho nhau, hy sinh quyền lợi cho nhau, và hy sinh cả sinh mạng mình cho người khác sống… giờ có vẻ nó chỉ như cổ tích.

          Người ta tha hóa từ những cái đơn giản nhất.

          Nhà tôi ở trước một trường mẫu giáo. Thường thì trên đường chở con đi học bố mẹ hay mua đồ cho con ăn, và đến gần cổng trường thì chúng… hoàn thành nhiệm vụ, đưa vỏ hộp hoặc giấy gói cho bố mẹ chúng. Và bố mẹ chúng thản nhiên… thả ngay xuống đường, đến nỗi có nhiều đứa con phải túm áo bố mẹ cương quyết bắt bố mẹ xuống nhặt chỗ rác họ vừa vất xuống ấy, hoặc là mang bỏ đúng thùng rác, hoặc là mang theo đến cơ quan mà bỏ…

          Đến to hơn, như đã bỏ mặc chiếc tàu bị nạn suốt 6 tiếng đồng hồ trên biển để rồi có đến 9 người chết. Nếu người ta dũng cảm, ngay từ đầu đã báo tin một cách trung thực, hoặc 2 chiếc tàu đi cùng cố gắng tối đa, không dửng dưng chạy qua như thế, có thể số nạn nhân sẽ ít hơn, tai nạn sẽ bớt thảm khốc hơn.

          Hoặc Bộ trưởng bộ Y tế chịu khó chạy xe thêm mấy chục cây số khi mà mình đã có mặt ở Quảng Trị để chia buồn với gia đình của 3 cháu bé tử vong do tiêm Vắc Xin, thì dẫu cho các cháu không thể sống lại, nhưng nỗi đau có lẽ cũng sẽ được xoa dịu phần nào…

          Điều gì đã làm cho con người hôm nay lạnh lùng vô cảm đến như thế? Điều gì đã khiến cho cái ác ngày càng ác hơn như thế?...

          Có lỗi ở cả văn hóa ứng xử và ứng xử văn hóa.

          Người ta chú ý tới những cái to lớn, cái vĩ đại, mà quên đi những cái tưởng nhỏ nhặt vụn vặt, nhưng lại là gốc rễ của văn hóa.

          Những sự kiện rất to rất lớn được tổ chức, những kỷ lục được lập, nhưng từng số phận con người lại bị bỏ quên. Có ai ngờ ở ngay Hà Nội, thủ đô hòa bình, một trong mấy thủ đô to nhất thế giới lại có một ông bố ăn ở trong cống để tiết kiệm mỗi tháng vài trăm bạc nuôi 4 đứa con ăn học. Cũng ở ngay Hà Nội ấy, có một cụ bà với cái làn trong tay, trong ấy là mấy bộ quần áo và di ảnh ông chồng là một cựu chiến binh (cụ này cũng là cựu binh), và chỗ nào sạch sẽ thì bà lại dựng ảnh ông lên để thờ, để cúng ông. Đây là một đoạn đối thoại giữa phóng viên với bà cụ sống “Cuộc sống “cơm niêu nước lọ” ngay tại Hà Nội, đi lang thang “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”:
“PV: Thế bây giờ mà trời đổ mưa thì bà căng cái bạt lên à?
Bà Loan: Không, chả căng. Mặc áo mưa mà ngủ thôi, nóng tí cũng phải chịu. Khổ nó quen rồi.
PV: Mấy giờ bà mới sang bên mái hiên nhà bán mũ bảo hiểm kia để ngủ?
Bà Loan: Phải 11 - 12 giờ, giờ ấy họ mới đóng cửa, mới dọn hết hàng vào.
PV: Thế thì bà tắm rửa, giặt giũ ở đâu ạ?
Bà Loan: Bà mua 5 nghìn 1 can nước, giặt bộ quần áo với lau người thì 2 can là 10 nghìn, 1 ngày 2 bịch trà đá cũng là 10 nghìn. Khoai lang thì ăn vài miếng, vẫn còn bỏ trong kia kìa. Mà hôm nay mưa, bà chả tắm, tắm hôm qua rồi còn gì, mai kia tắm luôn thể.
PV: Giữa phố thế này, nhà cửa không có, nhờ đợ không có ai, bà tắm kiểu gì?
Bà Loan: Tắm thì tối người ta về, có cái cô bán nước chè vỉa hè, từ tối đến 4 giờ sáng góc kia kìa. Bà vào đấy tắm nhờ. Ngày xưa ông chồng bà còn sống, cô ấy còn nấu cả cháo gà để mang cho ông đấy, thương ông lắm. Bà tắm xong bà giặt quần áo, phơi lên cái xe máy dọc đường. Nó cứ để ở đây thì mình cứ phơi, sạch sẽ. Mày xem, bà rất sạch sẽ mà.
PV: Bà ăn uống thế này thì không đủ chất đâu!
Bà Loan: Bà thề với chúng bay từ ngày lên đây bà chưa biết bát phở là cái gì. Sáng ra bà mua hai nắm cơm 10 nghìn thì ăn cả ngày, muốn ăn rau gì thì mua rồi tự  nấu lấy.
PV: Bà nấu ở đâu ạ?
Bà Loan: Bà bắc hai hòn gạch ở đây (gần vườn hoa Hàng Đậu). Muốn đun chỗ nào thì đun. Bà mua 10 nghìn thịt rang khô nó lên ăn 2-3 ngày, mua 10 nghìn mỡ để rán, phải tận dụng chứ. Bà chả biết bát phở là cái gì. 25 - 30 nghìn bát phở thì tiền đâu ra mà ăn.
PV: Bà đi vệ sinh ở đâu?
Bà Loan: Kia, đái kia, ở bốt điện kia kìa, tất cả mọi người ở xe ôm đều đái ở đấy. Còn đi “đồng” (đại tiện) thì đi vào cái túi nilon, buộc lại rồi vứt. Bà ngủ bên kia, sáng sớm dậy thì bà đi đồng vào túi nilon rồi vứt đống rác.”…

          Tất nhiên, không phải không có người tốt. Rất nhiều nữa là đằng khác. Họ tự nguyện và âm thầm. Như chương trình “Cơm có thịt” của anh Trần Đăng Tuấn, chương trình sách cho nông thôn của anh Nguyễn Quang Thạch, chương trình Vì ta cần nhau của chị Thanh Chung, và rất nhiều, nhiều nữa, từ hành động rút ví khi gặp các hoàn cảnh thương tâm, đến nồi cháo lặng lẽ khiêm tốn ở những góc sân bệnh viện, đến những chương trình dài hơi cho cộng đồng. Nhưng cảm giác đấy chỉ là những hành động tự phát…

          Cái chính là, có vẻ như chúng ta thiếu một cái nền vững chắc cho văn hóa phát triển. Hay chính xác hơn, cái nền ấy đang bị lung lay.

          Thánh thần bị buôn bán, niềm tin bị đổ vỡ, người trên, người lớn không làm gương, những điều không thật thì lên ngôi còn sự thật bị rẻ rúng.

          Bà Tưng vừa rồi là một phản ứng văn hóa. Thực ra Bà Tưng không phải là một phản văn hóa, mà là một lệch chuẩn văn hóa. “Bà” này lệch chuẩn là bởi trong xã hội quá nhiều lệch chuẩn, đến mức lệch chuẩn trở thành chuẩn. Khi mà phản văn hóa lên ngôi, chân giá trị bị đảo lộn thì lệch chuẩn là đương nhiên. Giống như xã hội ta đầy tốt đẹp vì trong các báo cáo là như thế, và các phát biểu chỉ đạo bao giờ mở đầu cũng là “tôi đánh giá cao…” kể cả đấy là phát biểu trong các cuộc thanh tra sai phạm. Nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay đã bộc lộ hết các mặt trái của nó, trong khi chúng ta vẫn kiên định mục tiêu “định hướng” mà chưa tìm ra hướng để định, nên nó đẻ ra Vina Shin, Vina Line và hàng loạt các ông kễnh thua lỗ thảm hại đến mức như phá hoại khác.

          Hồi nhỏ tôi được mẹ dạy rất kỹ, từ cách ngồi ăn. Là ăn thì trông người- chứ chả trông nồi. Không được mút đũa rồi nhúng đũa vào tô canh, gắp thức ăn thì phải để vào bát rồi mới và, không đút trực tiếp vào miệng. Khi gắp thức ăn thì không được chọn. Đặt đũa đúng miếng nào thì gắp miếng ấy. Giờ, ti vi quảng cáo, đứa bé thèm ăn cứ mút đũa chùn chụt, rồi hai bố con cùng gắp một miếng thịt, 2 đôi đũa chặn nhau như dành ăn thời cụ Kim Lân viết “Vợ nhặt”. Thế nên vào ăn có người cứ hồn nhiên nhúng đũa vào tô canh chung trước khi ăn như một cách “rửa đũa”, thậm chí như một nghi lễ ăn. Chao ơi, chỉ một ứng xử nhỏ thế đủ đánh giá một con người…

          Sự ích kỷ, vì mình, nó thể hiện từ những điều nhỏ nhất. Và văn hóa, nó cũng sứt mẻ từ những điều tưởng như bình thường, vô hại như thế…
                                                                      

 


(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

"Người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ"
(Giáo dục)- “Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc
Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ.
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc)
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”

“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”

Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.

Công nhân Việt Nam không thích lao động chân tay

Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.

Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng... để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường... Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ...”

Pút-tin viết về Mĩ và Syria trên New York Times

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tờ New York Times đã đăng một bài báo của Tổng Thống Nga Vla-đi-mia Pút-tin, trong đó ông đề cập với các công dân và các chính trị gia Mĩ, về sự cảnh báo liên quan đến các kế hoạch của Oa-sinh-tơn về việc tiến hành các hành động quân sự ở Syria. — (Dịch từ nguyên bản tiếng Nga)

"Tôi hoan nghênh mối quan tâm của Tổng Thống Ô-ba-ma trong việc tiếp tục đối thoại với Nga về Syria. Nếu chúng ta có thể tránh sử dụng vũ lực chống lại Syria, việc đó sẽ cải thiện bầu không khí trong các vấn đề quốc tế và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. Chuyện này sẽ là thành công chung của chúng ta và sẽ mở ra cánh cửa để hợp tác về các vấn đề quan trọng khác", — ông Pút-tin viết.

Những sự gắng gỏi của Tổng Thống Mĩ Ba-rách Ô-ba-ma để biện giải cho địa vị đặc biệt ngoại lệ của dân Mĩ làm cho ông Pút-tin cảm thấy phải chú ý đề phòng.

"Cho dù với động cơ nào đi nữa, thì cũng thật nguy hiểm khi tìm cách khích lệ mọi người, để họ tự coi mình là cái gì đó đặc biệt ngoại lệ. Có những nước lớn và những nước nhỏ, những nước giàu và những nước nghèo, những nước với truyền thống dân chủ đã ăn sâu và những nước vẫn đang tìm con đường của mình đến với nền dân chủ. Và chế độ chính trị của họ cũng khác biệt nhau. Tất cả chúng ta đều khác nhau, nhưng khi chúng ta cầu Chúa ban phước, chúng ta không nên quên rằng Chúa đã tạo ra chúng ta một cách bình đẳng", — ông Pút-tin nhấn mạnh.

"Đáng phải cảnh giác, là sự can thiệp quân sự vào những xung đột nội bộ của các quốc gia khác đã trở thành một công việc thường lệ đối với Hoa Kỳ. Không lẽ đấy là những lợi ích dài hạn của nước Mĩ? Tôi nghi ngờ điều đó. Hàng triệu người trên thế giới càng ngày càng nhìn thấy ở nước Mĩ không phải một mô hình dân chủ, mà là một quốc gia chỉ dựa vào sức mạnh thô bạo, để dựng lên một liên minh dưới phương châm "Ai không theo chúng ta, tức là chống lại chúng ta", — Tổng Thống lưu ý.

Ông Pút-tin nói thêm rằng đối với Damascus, cần phải ngừng dọa dẫm sử dụng vũ lực và chuyển sang một cách giải quyết "văn minh".

"Phải ngừng sử dụng ngôn ngữ vũ lực, trở lại con đường ngoại giao chính trường một cách văn minh để giải quyết xung đột", — người đứng đầu nhà nước nhận xét.

Sự kiện 11-9 [full video]

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tửcó phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.


Chiếc máy bay thứ nhất đâm vào tòa tháp
Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.

Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban 11/9), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al-Qaeda, là người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Khalid Shaikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủ của nhiều nước khác, cũng như nhiều nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm 2001 nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, ông thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố.

Chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp

Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.

Vụ tấn công khởi phát là việc cướp bốn chiếc máy bay thương mại. Với sức chứa gần 91.000 lít (24.000 gallon) cho các động cơ phản lực của mỗi chiếc, những chiếc máy bay này được biến thành những quả bom lửa đang bay. Chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương (12:46:40 UTC). Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương (13:03:11 UTC), chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc.