Tuổi Mười Bảy - Phần Ba (Cả bộ 3 phần)

TUỔI MƯỜI BẢY
(Tiểu thuyết — Ghéc-man Mát-vê-ép)

PHẦN BA

HAI NỮ ĐỐI THỦ
NHỮNG VỊ KHÁCH BẤT NGỜ
CÔNG VIỆC
NGÀY THỨ BẢY
SAU KỲ NGHỈ
LỄ KỶ NIỆM
SỰ CÔ ĐỘC
NHỮNG BỨC THƯ

TUỔI TRƯỞNG THÀNH

...

— Anh I-go ạ, đây là chiếc bánh ga-tô thứ tư đấy! — Xvét-la-na giải thích.

— Ôi, hóa ra là thế! Không sao, cú đấm này của số phận chúng ta sẽ chống đỡ một cách dũng cảm. Và bây giờ thì chúc mừng em, cô gái mười tám tuổi ạ! Anh chúc chân thành mà... Em là một cô em gái tốt nhất trần gian... Còn quà, — thì xin lỗi em: như Khờ-lét-xta-kốp đã nói, — "anh đã tiêu hết tiền trên tàu điện rồi"...

— Ôi lại còn thế nữa... Cám ơn anh I-go.

I-go bắt đầu chào hỏi các cô gái, trong lúc đó A-li-ô-sa tiến gần đến Xvét-la-na. Trong tay anh cầm một gói nhỏ.

Họ đứng đối diện nhau, lòng tràn đầy hạnh phúc, quên hết mọi thứ trên đời, nhìn vào mắt nhau và không có đủ sức nói một lời nào.

Xvét-la-na ra hiệu cho A-li-ô-sa. Anh hiểu nên cũng đi về phía chiếc bàn học của cô.

— Đây... — A-li-ô-sa thốt lên một cách khó khăn và chìa ra một cái tách được gói kín. — Cái này để làm kỷ niệm. — Anh hít một hơi đầy ngực và nói tiếp. — Chúc mừng em. Chúc em hạnh phúc... — Và bỗng anh thì thầm một cách sôi nổi. — Xvét-ta... Nếu việc làm cho em hạnh phúc dù là chỉ một chút, mà phụ thuộc vào anh, thì anh... anh... anh đã viết cho em rồi. Hãy tin, là nó như thế...

— Em tin, A-li-ô-sa, — cúi đầu, Xvét-la-na nói khẽ.

Cô cảm thấy, là mắt mình đầy nước mắt, và, để che giấu sự xúc động của mình, cô bỏ đi về phía sau tấm bình phong...

CUỘC HỌP KAM-XA-MÔN
Ở CHỖ BÍ THƯ KHU ĐOÀN
ĐANG LÀ MÙA XUÂN
SAI LẦM

TRƯỚC KỲ THI

...

— Li-đa Ve-rsi-nhi-na, em chuẩn bị xong chưa?

— Rồi ạ.

— Em trả lời đi.

Li-đa lên bảng, quay mặt xuống lớp và bắt đầu trả lời:

— Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp — là người ka-dắc sông Đông. Ông sinh năm một nghìn chín trăm linh năm tại ấp Ve-sen-xkai-a. Ông sống ở đó cho đến ngày nay...

— Sao bạn lại biết? — Ta-ma-ra thốt lên.

— Tôi đọc trong báo. Sô-lô-khốp học ở trường trung học nam. Trong nội chiến ông làm công tác phân phối lương thực và có tham gia trong cuộc chiến đấu chống bọn cướp trên sông Đông...

Kôn-xtan-chin Xê-mi-ôn-nô-vích nghe Li-đa nhưng lại nghĩ về việc khác. Về khóa tốt nghiệp đầu tiên sau chiến tranh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông như những con chim đủ lông cánh các em rời bỏ tổ ấm bay về muôn ngả. Cuộc sống các em sau đó ra sao? Số phận đưa các em về đâu? Việc thi cử của các em không làm anh phải lo lắng mấy. Tất cả các em đều được chuẩn bị tốt và đang tiếp tục học tập hết sức mình. Xvét-la-na I-va-nốp-va và A-nhi-a A-lếch-xê-ép-va thì chắc chắn sẽ được huy chương vàng rồi nếu không có sự cố gì bất ngờ xảy ra. Va-li-a Ben-lốp-va thì khó có khả năng nhận huy chương vàng. Trong thời gian em ốm nên thua các bạn, nhưng huy chương bạc thì chắc chắn là em sẽ được cùng với các bạn Ta-ma-ra Kráp-tren-kô, Giê-nhi-a Xmia-rnốp-va và Nhi-na Kô-xin-xkai-a...

Anh đưa mắt nhìn những em sẽ nhận được huy chương và nghĩ là kiến thức thì các em có và cái vốn đó không phải là ít, — nhưng như vậy lẽ nào đã đủ? Lẽ nào thầy giáo có thể yên tâm cho ra trường những con chim mỏ còn vàng như các em được?

Mong con mình hạnh phúc thì đừng bao giờ chuẩn bị cho chúng sẽ có một cuộc đời hạnh phúc mà ngược lại làm sao cho chúng có đủ sức để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Chỉ có những người được rèn luyện, lanh lợi, dũng cảm mới không bị mất tinh thần khi gặp phải những trở ngại không lường trước.

Thí dụ như Nhi-na Kô-xin-xkai-a chẳng hạn... Trường học đã làm gì và có thể làm gì để cô bé ấy khi rời khỏi ghế nhà trường không còn là một đứa bé bất lực thế kia? Kôn-xtan-chin Xê-mi-ôn-nô-vích chăm chú nhìn cô gái xen lẫn đôi chút thương hại. Nhi-na đang lo lắng cho cô bạn đang trả lời hay lo đến lượt mình bị gọi lên. Trong mắt em như ngưng đọng lại một cảm giác sợ hãi và sự đăm chiêu lo lắng. "Một cô bé có nhiều năng lực bẩm sinh." — Kôn-xtan-chin Xê-mi-ôn-nô-vích nghĩ thế. — "Giá như em sống trong một gia đình khác, trong những điều kiện khác thì ta đã có một Xvét-la-na nữa. Xvét-la-na — là của hiếm. Đó là cô gái đi theo nghĩa vụ thiêng liêng, những cô gái như vậy trong trường hợp cần thiết có thể biến thành Dôi-a Kô-xmô-đem-mi-an-xka-a hoặc U-li-an-na Grôm-mô-va được. Khó mà có thể hình dung Xvét-la-na sống trong cảnh chán chường của bọn hoài nghi, bọn vô công rồi nghề hoặc những kẻ đê tiện. Và nếu như vô tình cô rơi vào cảnh sống đó thì cô cũng không chịu được bao lâu. Còn Nhi-na — đó là một vật hy sinh của lòng thương mù quáng của bố mẹ cô. Cũng may mà cô không trở thành một đứa ích kỷ độc ác như Va-li-a Ben-lốp-va — hậu quả tất nhiên của những loại tình thương như vậy. Nhi-na nhẫn nại, chịu khó, hiền lành nhưng không có nghị lực, không chủ động và không được chuẩn bị đầy đủ để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Nguyên soái Kô-xin-xki đã hai lần đến trường để xin ý kiến về việc giúp con gái thi tốt nghiệp như thế nào để môn nào cô cũng có thể đạt điểm năm. Có cần thầy giáo dạy kèm không và cần dạy thêm những môn nào? Chắc đây là một người hiếu danh và huy chương có ý nghĩa đối với chính ông hơn là đối với con gái ông. "Không biết ông ta chuẩn bị con gái ông để sau này làm gì mà ông cố gắng che chở không cho nó va chạm với cuộc sống như thế?"

Kôn-xtan-chin Xê-mi-ôn-nô-vích đưa mắt nhìn Ka-chi-a và nhớ lại lời cô phát biểu về những chiếc phao, anh mỉm cười. Em này thì chẳng chìm được, — anh nghĩ thế. Có thể hớp vài ngụm nước, nhưng sẽ bơi vững vàng và ngay thẳng. Không biết sao anh lại muốn nghĩ và cũng đã từng nghĩ rằng Ka-chi-a sau khi tốt nghiệp đại học sẽ quay về trường tiếp tục sự nghiệp của thầy Va-xi-li Va-xi-lê-vích.

Còn đây, Ác-xen-nốp-va Ta-nhi-a. Năm qua em đã lớn lên hẳn so với các bạn, đã đường đường là một cô gái. Không biết sự lười biếng, ngái ngủ và bàng quan của em vụt biến đi đâu mất. Ta-nhi-a vẫn dễ tính như xưa, thường châm chước những hành động nóng vội, thiếu suy nghĩ của các bạn, nhưng nào cô có chịu thua kém các bạn trong những việc "dại dột" đó, cô còn có khả năng "vượt" cả họ cơ đấy. Nhưng bây giờ thì Ta-nhi-a đã học được cách làm việc tự lực và rất cần mẫn. Nhưng "cơn" chịu khó đó, hoặc nói theo lời cô "làm một việc đột xuất theo cảm hứng" đó chỉ là những hiện tượng hiếm hoi và hy vọng là cuối cùng thì Ta-nhi-a cũng sẽ rèn luyện được những đức tính cần thiết để làm công tác khoa học...





TIẾNG CHUÔNG CUỐI CÙNG

...

Giê-nhi-a kiềm chế đến cùng, nhưng đến lúc các em học sinh lớp một đến tặng những bó hoa xinh xắn thì cô không gắng được nữa. Cô ôm lấy em bé mắt đen có cái nơ trắng to tướng trên đầu hôn và tự nhiên nước mắt trào ra như suối.

Tất cả các cô học sinh lớp mười đều khóc sụt sịt, ôm lấy các em bé, thầm thì gì đó với các em và cả gian phòng vang dậy tiếng vỗ tay, đây đó thấp thoáng những chiếc khăn tay...

Mỗi mình Ta-ma-ra kìm được nước mắt. Cô cầm lấy hoa, bắt tay em học sinh lớp một và trịnh trọng cám ơn em bé vì sự quan tâm đó.

Bà Na-ta-li-a Da-kha-rốp-na xem đồng hồ và gật đầu ra hiệu cho các em học sinh đang đứng gần cửa. Cánh cửa mở, cô trực nhật chạy đến cầu thang nhìn xuống vẫy tay.

— Các em thân mến! Giờ học cuối cùng của các em đã kết thúc, — bà hiệu trưởng nói. Tôi xin phép được thay mặt tất cả trường một lần nữa chúc các em lên đường bình an...

Đúng lúc đó ở khắp các tầng tiếng chuông quen thuộc thân thương làm sao lại vang lên, khiến cho những giọt nước mắt, bất kể đến ý chí, trào ra từ mắt Ta-ma-ra.

Đây đã là tiếng chuông cuối cùng. Và nó không còn gọi đi đâu cả. Tiếng chuông đã thông báo với các nữ sinh lớp mười, rằng những giờ học ở trường đã mãi mãi kết thúc.

HẾT

Download truyện "Tuổi Mười Bảy" — Phần Ba, đầy đủ:
Bản tiếng Việt (548KB):

Bản song ngữ "Việt — Nga" (1MB):

Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me(): Tủ sách của Chương trình me()

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...