Nhật Linh: "Em biết bác Đào Phò luôn rất buồn cười (và kèm theo một thái độ khinh thị sâu xa) khi trên mạng có ai đó vì đuối lý mà phải xóa bài của bác. Nhưng mà có chuyện này em cũng tò mò rất muốn có một hình dung cho rõ, nên em (đành) mạo muội đem cái này ở chỗ bác Lân Dũng về đây, muốn bác xem và cho ý kiến."I. BÀI THƠ CỦA VUA LÊ
...
NGỰ CHẾ THIÊN NAM ĐỘNG CHỦ ĐỀ
Cự tẩm uông dương triều bách xuyên
Loạn sơn kì bố bích liên thiên
Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ
Tín thủ dao đề Tốn nhị quyền
Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ
Hải Đông phong toại tức lang yên
Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại
Chính thị tu văn yển vũ niên
Dịch
Nhận nước trăm sông sóng cuộn đầy
Núi bày cờ thế, biếc liền mây
Xưa theo người khác luôn bền chí
Giờ đã tung hoành một chớp tay
Đế Chủ điệp trùng quân hổ mạnh
Hải Đông đã tắt khói lang bay
Trời Nam muôn thuở non sông vững
Yển vũ tu văn dựng Nước này!
Trần Nhuận Minh (dịch)
... (nguồn: http://philong58.blogtiengviet.net/2012/03/22/p5295268)
Đào Phò:
Hì, Nhật Linh vác cái này về làm anh đọc cười tí vỡ xừ bụng!
Cái chuyện Thơ ấy mà, nó không phải chỉ là ba chuyện câu chữ em ạ.
Nó là chuyện cốt cách.
Cổ nhân dạy rồi:
"Cốt lý vô thi mạc lãng ngâm" — Trong cái cốt cách mà không có thơ, thì đừng có thơ thẩn làm gì cho nó phí.
Cho nên, đã chơi với Thơ, thì việc đầu tiên, số một, trước hết, — nếu không đủ khả năng hiểu chỗ này thì tuyệt đối không nên tiếp tục nữa, — là phải phân biệt được việc đọc thơ, dịch thơ, làm thơ, là khác hẳn, khác lắm ấy, khác hoàn toàn, so với việc kéo cày!
Chứ em xem, Thơ phỏng có tội tình gì nào, mà bị dùng cơ bắp khiêng ra, rồi bẻ chân vặn tay đến như thế này?
Bởi chữ cổ trên vách đá là cái bắp đùi chứ không phải cái trống. Quẻ Hàm có nghĩa là cảm và chữ cổ ở hào 3 là cái bắp đùi. Tôi tra trong Kinh Dịch thì Lời Kinh của hào tam trong quẻ Hàm nguyên văn như sau: “Hàm kì cổ chấp tuỳ kì, vãng lận” Nghĩa là, cảm lần thứ 3 ở đùi (lần thứ nhất ở ngón chân, lần thứ 2 ở bụng chân), mà đùi muốn cử động được phải theo sự điều hành của cơ thể. Do đó "Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ" tôi hiểu là: "Xưa theo người khác luôn bền chí".
Quả nhiên là kinh hồn!
Đoạn tiếp theo này còn táng đởm hơn:
Cũng theo mạch tư duy của Kinh Dịch, có người hiểu Tốn nhị quyền là hào nhị (2) quẻ Tốn. Lẽ thường của câu thơ luật là như thế, nhưng té ra là không phải. Đây cũng là cái rắc rối thứ 2 trong việc tìm hiểu câu thơ này. Nếu đọc hào 2 quẻ Tốn trong Kinh Dịch, ta có nguyên văn Lời Kinh như sau: “Tốn tại sàng hạ, dụng xử vu phân nhược, cát! Vô cữu!” Nghĩa là “ Nhún ở dưới giường, dùng thày bói, thày cúng bời bời vậy. Tốt! Không lỗi!” Nội dung đó hoàn toàn xa lạ với ý thơ trong bài. Nhưng Tốn Nhị là “hai luồng gió chồng lên nhau, tức là theo gió. Theo và chồng là trên dưới đều thuận.” Đó là lời giải của Trình Di về quẻ Thuần Tốn trong Kinh Dịch. Như vậy Tốn Nhị không phải là hào nhị quẻ Tốn (như câu trên, ứng với hào tam quẻ Hàm mà nhiều người nhầm). “Tốn Nhị” là Thần Gió, có sức mạnh ghê gớm, tung hoành trong trời đất, gây ra sấm sét mưa bão. Do đó "Tín thủ dao đề Tốn Nhị quyền" tôi hiểu là "Giờ đã tung hoành một chớp tay".
"Chớp tay" phóng một chưởng "Thần Gió", là "hai luồng gió chồng lên nhau", như "sấm sét mưa bão", đánh vỡ hai gò má ("quyền" — 權 — nghĩa là "xương gò má").
Chưởng này quả thật là "rất uyên bác và hiểm hóc"!
Kim Dung lão tiền bối mà chẳng may đọc được, chắc phải đỏ mông vì nhục, lẻn lẻn mà giấu bút đi, rồi âm thầm tìm chỗ thâm sơn cùng cốc, quy ẩn cho khẩn trương.
À, còn nếu "em cũng tò mò rất muốn có một hình dung cho rõ" về nội dung bài thơ này, thì nó thế này (không có bẻ đùi với phóng chưởng gì đâu):
御制天南洞主題 (NGỰ CHẾ THIÊN NAM ĐỘNG CHỦ ĐỀ)
巨浸汪洋潮百川, (Cự tẩm uông dương triều bách xuyên,
亂山碁布碧連天。 (Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên.)
壯心初感咸三股, (Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ,)
信手遙提巽二權。 (Tín thủ diêu đề Tốn nhị quyền.)
宸北摳機森虎旅, (Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ,)
海東烽燧熄狼煙。 (Hải Đông phong toại tức lang yên.)
南天萬古山河在, (Nam Thiên vạn cổ sơn hà tại,)
正是修文偃武年。 (Chính thị tu văn yển vũ niên.)
Nghĩa là:
LỜI CỦA VUA LÀ ĐỘNG CHỦ TRỜI NAM VIẾT LÊN
Vùng nước rộng lớn, biển sâu, thủy triều cả trăm dòng,
Núi non lộn xộn bày trận thế, màu xanh nối liền đến tận trời.
Lòng trai cảm khái, giống như hào thứ ba của quẻ Hàm, [1]
Bất giác đưa tay lên để thi lễ từ xa, giống như hào thứ hai của quẻ Tốn. [2]
Ở phía bắc đã bố trí chốt giữ những nơi trọng yếu nhiều toán quân oai dũng,
Đài lửa ở Hải Đông đã tắt khói phân chó sói khô. [3]
Trời Nam muôn thuở núi sông còn đó,
Chính là lúc gác việc võ để sửa sang việc văn cho tốt.
[1] Hào thứ ba của quẻ Hàm là hào cương dương, muốn vượt lên, nhưng vẫn biết nghe lời người trên.
[2] Hào thứ hai của quẻ Tốn bày tỏ sự cung kính, nhưng đúng là có lòng thành, chứ không phải là giả dối, xu nịnh.
[3] Ngày xưa đốt phân chó sói khô để báo động.
Hiểu, là phải diễn đạt đơn giản, rõ ràng được như thế, chứ không cần phải viện dẫn ông này ông kia [*], không cần phải lý luận lòng vòng, rối rắm, ú ớ, theo một kiểu "rất uyên bác và hiểm hóc" nào đó.
[*] Còn nếu như có viện dẫn, thì ít ra cũng phải như thế này:
"Nếu bạn không thể giải thích một cách đơn giản, thì bạn chưa thật hiểu." — An-bớt Anh-xtanh
Đã có 3 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Đim-ma: Sờ đùi thấy cử động được mà suy được ra là "Xưa theo người khác luôn bền chí" thì công nhận là cũng đáng kinh hãi thật! :^D
@Yến Lan: Thơ này dụng điển cố sâu quá, Đào Phò cũng có mà dịch vào mũi!
Đào Phò:
Hi hi, chú Đim-ma, ở trên anh mới nói, là chơi thơ thì trước hết phải hiểu là việc này hoàn toàn không giống như kéo cày. Mà nói "trước hết", thì cũng tức là dành cho hạng sất phu thôi.
Chú thừa biết là nhiều khi anh chỉ thuận miệng vứt ra, chưa cần phải trau chuốt gì, thì đã được ngay những câu thơ dịch đảm bảo tín, đạt, nhã, và rất chỉnh về thi luật, ví dụ:
"Cự tẩm uông dương triều bách xuyên" - Anh có thể dịch ngay là "Nước rộng biển sâu trăm nhánh triều"
Chú thấy so với cái gì "Nhận nước trăm sông sóng cuộn đầy" thì cái nào chuẩn hơn?
Hay là:
"Nam Thiên vạn cổ sơn hà tại" - Anh dịch là "Trời Nam muôn thuở còn sông núi"
So với "Trời Nam muôn thuở" cái gì "non sông vững", thì cái nào đúng nghĩa mà nghe giống thơ hơn?
Nhưng mà với anh, thì dịch hay là không dịch, là phải do lòng anh nó muốn hay là không muốn.
Và bài này thì nó không muốn.
Thơ Trung Hoa, là từ Kinh Thi mà ra. Cái lòng cảm nhận thơ của anh, nó cũng vậy. Nên nó dễ gần gũi với những thứ giản dị, nó không yêu lắm những thứ cầu kỳ, trúc trắc.
Bản thân cái sự sâu sắc thì cũng là một phần của cái sự hay, nhưng chỉ là một phần thôi. Cho nên nếu để sâu sắc mà phải cầu kỳ, phức tạp, hay bí hiểm quá, thì nói chung cũng rất ít khi anh thấy đấy là hay.
"Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ" của Bà Huyện Thanh Quan, cũng là điển cố đấy, nhưng vẫn nhẹ nhàng đặt vào lòng người ta, chứ không bẻ đùi, không phóng chưởng, đúng không?
Hơn nữa, anh đọc thơ rất quan trọng nhạc tính; thơ mà hỏng nhạc tính, thì hầu như anh không thể nào mà thích được.
Ví dụ, chú đọc thử câu thơ này lên: "Tín thủ dao đề Tốn nhị quyền", đọc đi đọc lại vài lần, chú ý dùng tai mà nghe xem, nó ngay đơ, tịt mít, như là buồn ngủ ấy, có ra câu thơ không?
Bài thơ này thanh nhạc kém, câu thơ trên là điển hình, nó bị lỗi "Hạc Tất" (đầu gối con chim hạc) rất nặng.
Thơ của Vua làm, lại còn khắc lên núi, rõ là hoành tráng rồi.
Nhưng "hoành tráng", và "hay", nói gì nói vẫn là hai thứ khác nhau.
Thích hoành tráng và hay, chú có thể đọc "Hịch Tướng Sĩ",
Còn nói về "Thơ hay", thì đây thật sự chỉ là bài thơ hết sức bình thường.
Các bạn thân mến
Tôi có người bạn vong niên (năm nay 85 tuổi) là KS Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Công ty Than Uông Bí. Ông là một chuyên gia nổi tiếng trong ngành Than nhưng lại cũng rất yêu văn thơ. Ông đã tặng tôi bài viết (và dịch) về bài thơ của Vua Lê Thánh Tông. Nhà thơ Trần Nhuận Minh cho rằng bản chữ Hán không đúng. Tuy nhiên để rộng đường dư luận tôi xin phép đăng bài viết của KS Vũ Anh Tuấn để các bạn tham khảo, nhất là về các bản dịch của ông.
Từ 1990 đọc báo Hạ Long có bài kêu cứu về một bài thơ do nhà thơ Trần Nhuận Minh viết về việc phục tác bài thơ Lê Thánh Tông khắc trên vách núi Trần Đăng (núi Bài thơ, Hạ Long, Quảng Ninh)
Sau đó may mắn tôi được đọc các bài tham gia ý kiến cña ông Hào Minh, ông Nguyễn Thanh Dân...Hai ông đã trèo lên rờ từng nét chữ và nêu ý kiến của mình về nguyên tác bài thơ và cách dịch nghĩa, dịch thơ.Từ đó tôi luôn khắc khoải, đau đáu về nguyên tác bài thơ, tìm hiểu về cách dịch sao cho phù hợp với chí khí, phong cách hồn thơ của ông vua- nhà thơ Lê Thánh Tông..
Tôi tiếp tục tìm hiểu cách dịch của ông Đông Châu trên báo Nam Phong số 82, của cụ Hoàng Xuân Hãn, của GS Nguyễn Huệ Chi, ông Mai Hải… Tuy vậy tôi vẫn còn nhiều băn khoăn về chữ nghĩa và cách dịch bài đó. Tôi đã cố tìm hiểu, những mong góp phần nhỏ làm sáng tỏ dần nguyên tác. Hàng năm tôi cũng thường trao đổi với bè bạn, tìm những người quan tâm đến bài thơ này để mong được chỉ giáo, được học hỏi để có thể tìm ra nguyên tác.
Thật là may mắn, có công Trời chẳng phụ người. Đức vua Lê Thánh Tông đã cho cơ hội để tôi được đọc nguyên tác của Người khắc trên vách đá Núi Bài thơ. Tôi chân thành cảm ơn các bạn thơ đầy tâm huyết và nhiệt tình đã cùng tôi trao đổi về nguyên tác. Và tôi cũng mạnh dạn dịch theo suy nghĩ còn nông cạn , chưa đầy đủ của tôi để góp phần nhỏ vào sự nghiệp chung. Rất mong được quý vị chỉ giáo.
2. Phiên âm:
Quang Thuận Cửu niên, xuân nhị nguyệt dư, thân xuất lục quân duyệt võ Bạch Đằng giang thượng, thị nhật phong hòa, cảnh lệ hải bất dương ba, nãi phiếm Hoàng Hải Bang ,trú sưu Truyền Đang sơn hạ, ma thạch nhất luật văn
Cự tẩm uông dương triều bách xuyên,
Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên.
Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ,
Tín thủ giao đề tốn nhị quyền.
Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ,
Hải đông phong toại tức lang yên.
Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại,
Chính thị tu văn yển cũ nên.
3. Dịch nghĩa:
Tháng hai mùa xuân năm Quang Thuận thứ chín (1468) ta thân đem lục quân thao diễn quân sự trên sông Bạch Đằng. Ngày hôm đó gió hòa, cảnh đẹp, biển không nổi sóng, bèn lướt thuyền trên biển Hoàng Hải, đi tuần du An Bang, đến đóng quân dưới núi Truyền Đăng, mài đá đề thơ luật sau:
Trăm dòng triều dâng sông cuộn mênh mông,
Non xanh núi biếc la liệt thăm thẳm liền với trời mây,
Chợt nghĩ mưu nghiệp lớn cần lo tới ba vế liên quan tới nhau. Bề tôi trung thanh, tầm nhìn xa rộng Vua sáng suốt, đủ sức mạnh về hai mặt: quân sự và chính trị.
Quanh chốn kinh Bắc, nơi then chốt có đội quân mạnh như mãnh hổ.
Chốn Hải Đông khói báo hiệu giặc giã cũng tắt ngấm , sóng yên biển lặng, đất trời yên ả.
Cõi trời Nam từ xa xa cho đến bây giờ núi sông vẫn vững bền.
Lúc này là lúc cần lo chấn chỉnh lại việc võ, xây dựng nền văn trị, tính kế sách hưng thịnh quốc gia lâu dài, bền vững.
4. Dịch thơ:
A. Dịch theo thể Đường luật: .
Trăm dòng triều cuộn sóng mênh mông,,
Bát ngát non xanh thắm cửu trùng.
Chợt nghĩ nao lòng ba vế lớn,
Tôi trung Vua sáng mạnh đôi dòng.
Hùng quân then chốt quanh thành Bắc,
Khói lụi yên bình chốn Hải Đông.
Vạn thưở trời Nam non nước vững,
Chính thời chỉnh võ dựng văn nhung
B. Dịch theo thể thơ lục bát:
Trăm dòng sóng cuộn triều dâng.
Non xanh núi biếc trập trùng trời mây.
Ba điều non ước lo xây,
Tôi trung Vua sáng đôi tay vững vàng.
Quân hùng thành Bắc hiên ngang,
Hải Đông khói lụi lửa tàn sóng yên,
Vững bền non nước Rồng Tiên,
Dựng văn chỉnh võ xây nền từ nay
Vũ Anh Tuấn dịch
Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ,
Tín thủ dao đề tốn nhị quyền.
Mà thành ra là: Chợt nghĩ mưu nghiệp lớn cần lo tới ba vế liên quan tới nhau. Bề tôi trung thanh, tầm nhìn xa rộng Vua sáng suốt, đủ sức mạnh về hai mặt: quân sự và chính trị.
Lớp (hay là kiểu (?), hay là loại (?)) trí thức này của Việt Nam anh e là rất có vấn đề về khả năng suy luận lô-gích và phương pháp nghiên cứu. Suy luận nhăng nhít kiểu tự sướng thế này thì thành ra là muốn nói thế nào thì nói à?!
Anh suy luận như thế này ít ra còn có có sở cứ hơn:
(1) "Hàm" là khắp cả, "tam" là ba, "cổ" là bắp đùi. "Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ" là lòng trai bắt đầu có cảm xúc tràn ra khắp cả ba bắp đùi. Ối dà, thật là kỳ lạ quá đi! Làm sao mà lại có tới ba bắp đùi lận? À, hiểu rồi, hihi, ý tứ chỗ này mới thật là tế nhị và tài tình làm sao! Quả nhiên là khéo khoe!
(2) "Tốn vi phong" - "tốn" là gió, "nhị" là hai, "quyền" là xương gò má. "Tín thủ dao đề tốn nhị quyền" là tiện tay đưa lên từ xa như gió thổi đến hai chiếc xương gò má. Cái gì đây kỳ này?!... Giời ạ! Có thế mà nghĩ mãi không ra! Thì ra đây chính là một chiếc hôn gió! Hôn vào hai xương gò má. Mà lạ nhỉ, lạ quá đi, lạ không thể tả được! Sao lại không nói là hôn vào hai má, hai gò má, mà lại là "hai xương gò má"? Nhất định là phải có gì uyên bác và hiểm hóc trong chữ "xương" ở đây rồi? À, hiểu rồi, hihi, cố tình nhấn mạnh chuyện gò má xương xẩu, - té ra là gò má đàn ông! Mới ý tứ làm sao chứ?!
Chú thấy thế nào?
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...