Dọc tháp canh


Một anh hề bảo chàng ăn cắp: [*]
"Phải có đường nào thoát khỏi đây,
Biết bao là sự bộn bầy,
Làm ta không thể giải khuây chút nào.
Rượu của ta lũ nhà buôn uống,
Đất của ta làm ruộng dân đào,
Suốt đời chả có đứa nào
Hiểu ra chuyện đấy vì sao mà làm."

Chàng ăn cắp nhẹ nhàng, thân ái:
"Chả việc gì bác phải nhặng lên.
Trên đời đúng có nhiều tên,
Vẫn coi cuộc sống không hơn trò cười.
Nhưng em, bác - những người thông tỏ,
Đời không dành cái đó cho ta,
Nên đừng sơ xuất nói ra,
Lúc này thời khắc đang qua, muộn dần."

Dọc tháp canh: lăn tăn đời thực,
Các hoàng thân chú mục nhìn ra,
Trong khi tất cả quý bà
Đến, đi cùng lũ lâu la chân trần.
Từ đằng xa, ngoài vùng tòa tháp,
Tiếng mèo hoang bất giác gầm gào,
Hai người cưỡi ngựa tiến vào,
Một cơn gió hú ào ào nổi lên.

[*] Bọn quý tộc ngày xưa nuôi bọn hề.

(Đào Phò và Chim Xanh dịch)




* Bản dịch nghĩa:

"Phải có cách nào đó ra khỏi đây," kẻ pha trò đã nói với tay đạo chích,
"Có quá nhiều sự lộn xộn, tôi không thể có chút nào khuây khỏa.
Đám thương nhân, chúng uống rượu của tôi, đám thợ cày đào mặt đất của tôi,
Không ai trong chúng vào mọi lúc biết tất cả cái đấy đáng giá điều gì."

"Không lý do gì để bị khích động," tay đạo chích, hắn đã nói một cách ân cần,
"Có nhiều kẻ ở đây giữa chúng ta mà cảm thấy rằng đời chỉ là một trò đùa.
Nhưng anh và tôi, chúng ta đã trải qua cái đó, và đây không là số phận của ta,
Do đó đừng để chúng ta nói chiện một cách sai trái, thời điểm đang cận kề."

Trải dọc tháp canh, những hoàng thân đã giữ tầm nhìn
Trong khi tất cả quý bà đã đến và đi, những người hầu chân trần cũng vậy.
Phía ngoài, từ đằng xa, một con mèo hoang đã vừa gầm gào,
Hai kỵ sĩ đã đang lại gần, cơn gió đã bắt đầu hú lên.

Bob Dylan



Đã có 23 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Chim Xanh bi bô...

Bác Đào Phò làm thơ song thất lục bát hay quá, nên em húng quá mí tập tọng thử chiển thể một lời hát xem sao...

Đây là cái lần đầu tiên em làm thành một bài thơ như thế này, và có lẽ là đạt, bác Đào nhỉ?

Phi Long bi bô...

Sao Chim không bốt cả bản thuần dương?

Chim Xanh bi bô...

Em đoán bác định bẩu bản live của anh Jimi?! Em thay ngay đây.

Cái này là do em xem đoạn mào đầu cảm thấy có vẻ nguồi nguội, nên chiển ngay sang bản khác. Bi giờ em xem lại hết cả bản live, thì thấy hóa ra vẫn hết sức là Jimi...

Phi Long bi bô...

Anh định nói bản dịch thô.

Ps - And the live is great.

Chim Xanh bi bô...

Em không chuẩn bị bản dịch thô, mà dịch thẳng theo thể thơ luôn. Nhưng bi giờ em sẽ làm ngay đây. Bác đợi chút.

Phi Long bi bô...

Thời những năm 60, chỉ cần một vài cá nhân vác đàn lên, là có thể làm say đắm hàng triệu con tim, và say đắm mãi luôn. Bây giờ đèn xanh đèn đỏ, bốn năm bạn cùng hát, múa may... mà chẳng có gì nhớ được lâu, chưa nói nhớ mãi. Đúng là thoái hóa.

Đào Phò giỏi đàn, ngưỡng mộ Jimi Henrix, lúc nào online nhớ bình luận thêm môn này.

Phi Long bi bô...

Anh vừa xem kỹ tiếng Anh, Chim để ý:

Các công nương chú mục nhìn ra,

Phi Long bi bô...

And...

Biết nổi một thứ đáng bao quan tiền.

not that money, honey.

Chim Xanh bi bô...

Em bốt bản dịch thô vào phần comment trước. Nếu các bác mí các bạn thấy có lỗi thì góp ý cho em, xong rồi em mới bốt vào bài chính.

"Phải có cách nào đó ra khỏi đây," kẻ pha trò đã nói với tay đạo chích,
"Có quá nhiều sự hỗn độn, tôi không thể có chút nào khuây khỏa.
Đám thương nhân, chúng uống rượu của tôi, đám thợ cày đào mặt đất của tôi,
Không ai trong chúng vào mọi lúc biết tất cả cái đấy đáng giá điều gì.

"Không lý do gì để bị khích động," tay đạo chích, hắn đã nói một cách ân cần,
"Có nhiều kẻ ở đây giữa chúng ta mà cảm thấy rằng đời chỉ là một trò đùa.
Nhưng anh và tôi, chúng ta đã trải qua cái đó, và đây không là số phận của ta,
Do đó đừng để chúng ta nói chiện một cách sai trái, thời điểm đang muộn dần."

Trải dọc hết tháp canh, những công chúa đã vẫn giữ tầm nhìn
Trong khi tất cả quý bà đã đến và đi, những người hầu chân trần cũng vậy.
Phía ngoài, từ đằng xa, một con mèo hoang đã vừa gầm gào,
Hai kỵ sĩ đã đang lại gần, cơn gió đã bắt đầu hú lên.

Chim Xanh bi bô...

Em vừa sửa lại hai chỗ bác Long đã đề cập. :)

Anonymous bi bô...

Kẻ hay đùa nói cùng kẻ trộm:
"Phải có đường nào trốn khỏi đây,
Có nhiều quá sự bộn bầy,
Tao không thể được giải khuây chút nào.
Rượu của tao, lũ nhà buôn uống,
Đất của tao làm ruộng dân đào,
Hết đời chả một đứa nào
Biết cho cái đấy đáng là điều chi."

Kẻ ăn trộm cất lời thân ái:
"Chả cớ gì để phải hoắng lên.
Đám ta đây có lắm tên
Cảm thấy đời giống trò hề tựu chung.
Nhưng tao, mày đã thông cái đấy,
Đây không là số phận hai ta,
Vậy đừng lảm nhảm nói ra,
Lúc này thời điểm dần sắp qua."

Dọc tháp canh, như vào mọi lúc,
Các hoàng thân chú mục nhìn ra,
Trong khi tất cả quý bà
Đến, đi cùng đám nô tài chân không.
Từ đằng xa, ngoài vùng tòa tháp,
Tiếng mèo hoang bất giác gầm gào,
Hai kỵ sĩ đang tiến vào,
Một cơn gió hú... lúc nào khởi lên.


Hôm nay mới có thời gian xem thơ Chim.

Chim à, lúc mà làm thơ, sau khi đã cẩn thận cân nhắc lựa chọn câu từ rồi, nên buông câu ra, rồi đơn giản là đọc lên để nghe.

Bởi vì vận điệu niêm luật mới chỉ là cái nền đúng quy cách, để cho cái nhà xây lên không bị giống cái hang thôi. Còn để nhà đẹp, thì còn phải hiểu biết thêm nhiều thứ khác nữa.

Nếu mà là bậc tài năng như anh đây, đã thấu hiểu sâu sắc tính chất của "Âm" và "Thanh", lại giỏi âm nhạc, thì tất cả những cái đấy nó đã hòa quện vào trong lúc làm thơ, giống như là một bản năng cao cấp, gần như không còn phải nghĩ nữa.

Còn nếu như chưa hiểu được những thứ tinh túy và đẳng cấp như vậy, thì cách tự nhiên nhất, là đọc lên và nghe thử, như là nghe nhạc vậy. Nếu tai nghe không quá tệ, thì những chỗ ngang ngang, đuỗn đuỗn... sẽ nhận ra ngay thôi.

Ví dụ: (anh chỉ lưu ý về khía cạnh vừa đề cập)

"Biết" ... "cái đấy"... - nhiều "sắc" quá, nó chối. Đổi "Biết cho" ví dụ thành "Hiểu rằng", "hiểu cho" hoặc "cái đấy" thành "chuyện đấy", "việc đấy"... đều có thể thành câu thơ dễ nghe hơn.

Tương tự: cớ <= việc, đám ta <= chúng mình... - nghe đều thích tai hơn. Đọc cả đoạn nhiều "sắc" quá của Chim, sẽ cảm giác như chó phải đứng kiễng kiễng bằng hai chân, khó thấy thoải mái, hài hòa.

Chỗ "ra", "này", "dà", "qua": à à nhiều quá, lại có cả "hỏi" nữa, nên câu thơ dưới bị "tẹt dí" và "đục"; câu này cũng rất không nên kết cũng bằng vần "a", trùng với vần phải gieo; ví dụ: Lúc này thời điểm đang qua dần dần - dễ nghe hơn; hay thêm tí nữa, thay "điểm" bằng "khắc" chẳng hạn, thì cả câu thơ về thanh âm sẽ bay và trong hẳn hơn.

"Đầu lòng hai tố nga", "Quá niên trạc ngoại tứ tuần", "Xè xè nắm đất bên đường"... chữ thứ tư câu sáu thơ lục bát luôn (phải) cố gieo "trắc" chứ không "bằng". Ví dụ: Hai chàng kỵ tiến vào - câu thơ sẽ "mở mắt", đỡ "mù lòa".

PS: Chim thử để ý bác Phi Long mà xem. Bác ấy chưa biết làm thơ nhưng đọc văn bác ấy thì biết có khiếu thơ. Lúc đọc anh vẫn để ý, nói chung, chắc là một cách tự nhiên thôi, bác ấy không viết những câu ngang ngang, đuỗn đuỗn, nhai lại... về phương diện thanh âm. Tiếng Việt mà ai viết kiểu ngang đuỗn này, kể cả có tí nội dung, anh cũng không hứng đọc tí nào.

Đim-ma bi bô...

Bác Đào Phò 8/3 vừa rồi hình như có gì phấn khởi?

Nhật Linh bi bô...

Đọc ngoại ngữ thì sao, bác Đào Phò?

Anonymous bi bô...

Cũng thế thôi, nhưng để được như tiếng mình thì phải học nhiều hẳn hơn, anh nghĩ là nhiều lắm. Lan Cải hiểu thơ tây hơn anh, anh đang thọ giáo. Nếu có chút tiến bộ, đọc lại Pushkin, Tolstoy với Chekhov chắc sẽ thấy khác. Thấy bảo Chekhov có lý thuyết gì đấy hay lắm về chuyện đặt câu, mà tìm mãi chưa ra.

Nhật Linh bi bô...

:) Học kiểu thế thì sức đâu? Em thấy đọc Tchekhov như em đang đọc cũng tàm tạm. Còn nhiều thứ khác, có phải mỗi chuyện đọc đâu?

Anonymous bi bô...

Không thích thì đừng làm. Có ai bắt đâu. Đọc chỉ là một ví dụ. Anh thì vẫn tâm đắc nhất quan điểm của V. I. Lenin. Chứ không thì sống có gì hay nữa?

Đim-ma bi bô...

"An intellectual is someone who has found something more interesting than sex."

Phi Long bi bô...

@Đào Phò: Anh dốt thơ, nhưng đọc thơ vẫn thấy hay, mà quan trọng là hay, đúng không?

Chim Xanh bi bô...

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.


Em đã chỉnh lại mấy chỗ bác Đào đề cập. Chắc là để thơ được hay, em còn phải thọ giáo nhiều. :)

Anonymous bi bô...

@Chim - Thẹn quái gì mà thẹn? Còn nhớ cái này không =))

"Nhưng anh bắt đầu bỏ toán tập trung vào văn thì bọn con gái không thích nên rủ nhau gọi anh là Long “Gái”. Anh không thể chịu được, nên lại bỏ văn."

Hồi phổ thông anh đọc thơ Đường, rồi thích, rồi ngâm cứu, gái cũng ý kiến ý cò y thế, nhưng anh khác Long Gái, anh bảo thẳng: "Ngu đ' hiểu thì phắn! Mà kể từ sau hễ cậu làm gì, đàn bà con gái, chỉ được ngồi xem, miễn ý kiến, nhắc nhở lần cuối!"

Gái vô cùng hoảng sợ, bèn tu tu khóc, rất tội...

Thơ vì có niêm luật chặt chẽ, nên bắt buộc phải súc tích hơn văn, và nếu làm được như vậy, tự nhiên sẽ chất lượng. Nhiều đứa ngu xuẩn, không đủ khả năng làm thế, nhưng lại háo cái danh "nhà thơ", cho nên hùa nhau hú hét "thơ tự do", "thơ tân hình thức". Sao chúng không viết văn xuôi, nếu chúng yêu tự do đến thế? Câu trả lời rất đơn giản: Trong đầu đ' có kiến thức, cú pháp tiếng Việt còn đ' sõi, mà viết văn xuôi thì đ' ai thèm đọc?! Tự chúng cũng biết rõ thế. Cho nên để thỏa lòng hừng hực háo danh, chúng bèn quyết định trở thành thần đồng thơ trong những người viết văn và thần đồng văn trong những người làm thơ. Viết văn, rồi chặt khúc ra, rồi gọi là thơ - lập lờ ma mãnh cả đấy. Cây khôn lỏi vốn hay phát triển trên những mảnh đất dốt nát.

Và để súc tích, thì một trong những việc quan trọng, là phải chuốt từ. Anh vẫn nghĩ một trong những chỗ sâu xa nhất vẫn còn lưu giữ được sâu sắc hồn Việt chính là thơ Việt, cho nên, từ ngữ càng Việt thì thơ càng hay.

Ví dụ:

Một anh hề bảo chàng ăn cắp: [*]
"Phải có đường nào thoát khỏi đây,
Biết bao là sự bộn bầy,
Làm ta không thể giải khuây chút nào.
Rượu của ta lũ nhà buôn uống,
Đất của ta làm ruộng dân đào,
Suốt đời chả có đứa nào
Hiểu ra chuyện đấy vì sao mà làm."

Chàng ăn cắp nhẹ nhàng, thân ái:
"Chả việc gì bác phải nhặng lên.
Trên đời đúng có nhiều tên,
Vẫn coi cuộc sống không hơn trò cười.
Nhưng em, bác - những người thông tỏ,
Đời không dành cái đó cho ta,
Nên đừng sơ xuất nói ra,
Lúc này thời khắc đang qua, muộn dần."

Dọc tháp canh: lăn tăn đời thực,
Các hoàng thân chú mục nhìn ra,
Trong khi tất cả quý bà
Đến, đi cùng lũ lâu la chân trần.
Từ đằng xa, ngoài vùng tòa tháp,
Tiếng mèo hoang bất giác gầm gào,
Hai người cưỡi ngựa tiến vào,
Một cơn gió hú ào ào nổi lên.


[*] Bọn quý tộc ngày xưa nuôi bọn hề.


@Phi Long: Bác em có hay nhìn lên trời, rồi ước mong được tự do như chim, giống như bọn trong phim hay không?

Nhật Linh bi bô...

Nhìn lên trời, rồi ước mong được free as a bird thì tốt chứ sao?

Em nhớ John Lennon quá.

Phi Long bi bô...

@Linh - Anh cũng rất nhớ anh John. Còn Đào Phò nó nói thế tại nó là Đào Phò mà em:

Chim ít não, mà vẫn "tự do". Người nhiều não, nếu có mong muốn tự do thì cũng không phải là "tự do" của chim.

Phi Long "ít" thơ, mà vẫn thấy "hay". Đào Phò "nhiều" thơ, nếu có mong muốn thấy "hay" thì cũng không phải là cái "hay" của Phi Long.

@Đào Phò - Kết luận: dạy anh tất cả những gì chú biết về thơ.

Chim Xanh bi bô...

Em cũng kết luận phát:

Một là, đăng ví dụ của bác Đào nên làm bản chính.

Hai là, khởi động một dự án ngâm cứu tiếng Việt cho riêng mình.

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...