Hải Phòng - Chết đuối vớ được kặc!


Chết đuối vớ được cọc
Lí Học

Nhiều năm qua, việc Hải Phòng làm PR, truyền thông rất tốt để cố ý nhận di tích Bạch Đằng Giang, nơi trận chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của quân và dân nhà Trần là bên đất Hải Phòng là có thật. Việc li kì đến nỗi báo chí Quảng Ninh phải lên tiếng và ngành thông tin Quảng Ninh cũng phải lên tiếng để xác định lại trên bảng chỉ dẫn của Google. Mặc dù bị “lấn sân di tích” như vậy nhưng nhiều ban ngành chức năng của Quảng Ninh còn khiêm tốn đòi lại tính chính danh di tích của mình, theo người dân Quảng Yên, một phần là vị Chủ tịch đương nhiệm Quảng Ninh lúc đó (nay đã về hưu) là người Hải Phòng. Thôi thì đành chờ bác ấy về hưu, làm gì rồi mới tính.

Không rõ, di tích và những hiện vật gắn với những tên tuổi lẫy lừng có làm cho Hải Phòng phát triển hơn không, nhưng nhiều người đã hoài nghi là nơi này đang trong cơn khát di tích. Hồi năm ngoái, một người dân Hải Phòng “bỗng dưng” đào được một tấm bia được cho là bia thời Mạc ở dưới ao. Nhiều nhà nghiên cứu Hải Phòng xuýt xoa: Bia mộ cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế là mấy cụ ngành di tích Hán Nôm lại long sòng sọc lên đọc đọc, chép chép. Người thì muốn cho nó là bia xịn, bia gắn với cụ Trạng, nhưng Trời lại không muốn. Một vị giáo sư ngành Hán Nôm không phải họ Nguyễn đã dành thời gian và chỉ ra: Bia ngụy tạo. Người ta đã lấy một tấm bia cũ thời Mạc, mài mặt bia đi và khắc vào đó những nội dung mới với nhiều sai sót, sơ hở khi ngụy tạo. Thế là toi công. Ngành văn hóa cho bia đá vào kho cất kĩ.

Đùng một cái, báo chí lại rùm beng lên khi đưa tin Hải Phòng phát hiện ra bãi cọc gắn với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ở Cao Quỳ, Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ngay lập tức, giáo sư Vũ Minh Giang, một người quê Hải Phòng đã có những phát biểu rất hoành tráng, như: “Khi xem bản đồ cho thấy, khu vực khai quật mới cũng nằm cạnh lạch triều gần sông Bạch Đằng, rất có thể đây là bãi cọc trong trận đánh Bạch Đằng. Đây là một phát hiện cực kì lớn, tạo ra nhận thức mới có thể làm đảo lộn nhận thức của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay về trận đánh này” và nhận định: “Việc phát hiện bãi cọc mới tại Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, với tư cách là nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ phải hình dung, sắp xếp lại về chiến thắng Bạch Đằng”. Phát biểu của giáo sư Vũ Minh Giang hay đến mức làm báo chí cách mạng phải giật tít “Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng".

Đã là giáo sư thì nói gì cũng hay, cũng đúng, ai dám cãi. Chỉ có điều băn khoăn, tại sao không thấy người đại diện của Viện Khảo cổ trong nhóm đã khảo sát, đánh giá ban đầu những cọc mới tìm thấy này phát biểu, trả lời báo chí mà lại phải là giáo sư Vũ Minh Giang. Điều này nếu xem lai lịch ở trên thì dễ hiểu. 

Sự vội vàng kết luận về bãi cọc của giáo sư Vũ Minh Giang làm mình cũng muốn rút tít bài viết là “Phát biểu của giáo sư có thể làm người đọc thay đổi nhận thức về giáo sư hiện nay”.

Một số ý kiến còn nói rằng, Hải Phòng đang nhân có bãi cọc để giành di tích với Quảng Ninh. Thật đúng là “Chết đuối với phải cọc”. Các cụ nói cấm sai. 

Tuy nhiên, gì chứ nói dối người trần chứ không nói dối người âm được, nhất là lại liên quan đến nhà Trần, thánh Trần. Ngài thiêng lắm. Mà không hiểu sao, dạo này nhiều chuyện liên quan đến nhà Trần thế. Đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang, hậu duệ của một tướng lĩnh nhà Trần nổi tiếng bỗng dưng bị bạo bệnh mà băng hà; rồi chuyện hãng bia ở Thái Bình vẽ ra ông Trần Hoằng Nghị, xây nhà thờ tùm lum tùm la đến mức độ Ban liên lạc họ Trần cũng phải thành lập ban lâm thời, nay lại đến chuyện bãi cọc này. Nhưng về tổng thể, tất cả những ai nói dối người âm, lợi dụng người âm để chuộc lợi đều bị trả giá cả. Nói vậy không phải mê tín đâu, nhưng cứ chờ xem, cái bãi cọc ở Hải Phòng rồi sẽ thế nào.

Thật ra, có 2 cách để Hải Phòng có thể biến di tích Bạch Đằng Giang từ Quảng Ninh về phía mình

1. Âm thầm mang ít cọc lim cũ, giống cọc ở Yên Hưng mang ra khu cửa sông, đối diện Quảng Yên để đào sâu, chôn chặt. 30 năm nữa đào lên, ối người tin.

2. Nếu không đủ kiên nhẫn chờ đợi thì nên tìm cách sáp nhập tỉnh Quảng Ninh vào Hải Phòng, kiểu như Hà Tây về Hà Nội, thế là "Bất chiến tự nhiên thành". /.


Bãi cọc trận chiến Bạch Đằng được tìm thấy ở huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) - ảnh Lí Học.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...