Đoan Trang & Trịnh Hữu Long
Đồ họa: Luật khoa - Ảnh: VOA |
Đoan Trang & Trịnh Hữu Long
Đồ họa: Luật khoa - Ảnh: VOA |
Mạc Văn Trang
Trong những phiên tòa xét xử vụ án MobiFone mua AVG, nổi lên một bị cáo đặc biệt khiến dư luận xôn xao, đó là ông PHẠM NHẬT VŨ (PNV). Trước đó mình chả biết gì về ông này, nay mới biết ông là em ruột của đại gia Phạm Nhật Vượng và 2 ông đều vô cùng nhiều tiền và nhiều mối quan hệ thân thiết đặc biệt với các nhân vật có thế lực ở trong và ngoài nước. PNV lộ diện là một nhân vật trên sân khấu đời nay với nhiều bộ mặt đối nghịch, gây tương phản hấp dẫn người xem.
1. PNV một chiến binh trên Thương trườngWikipedia ghi tiểu sử PNV như sau: “Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tĩnh. Ông là em của Phạm Nhật Vượng và đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.
Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại”…
“Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng”(1)…
Qua vụ đạo diễn bán AVG cho MobiFone của Nhà nước, được lời hơn 7.000 tỉ đồng và mua được cả một dàn quan chức cấp cao, chứng tỏ óc kinh doanh và tài buôn quan của PNV quá siêu, xứng đáng một chiến binh siêu thiện chiến trên Thương trường!
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP |
RFA Tiếng Việt
Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hôm 23/12/2019, Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam đưa ra cảnh báo rằng kể từ sang năm 2020 mạng xã hội tiếp tục bị sử dụng bởi giới mà những vị phụ trách tư tưởng - văn hóa của Hà Nội gọi là ‘thế lực thù địch’. Mục tiêu cũng được nêu rõ là để ‘gia tăng chống phá trong thời gian diễn ra đại hội đảng bộ các cấp và dịp Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII.’
Ông Võ Văn Phuông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khi phát biểu tại Hội nghị cho biết, Ban Tuyên giáo đang triển khai Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Ban Tuyên giáo cũng nhận định, trong năm 2020, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để gia tăng các hoạt động chống phá, nói xấu, chia rẽ Đảng với dân…
Trả lời RFA hôm 23/12, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, nhận định:
“Hiện nay Đảng đang ngày một xấu đi, đấy là một sự thật, nó xấu cả về lý thuyết, nó xấu cả về chủ trương đường lối, chính sách… đặc biệt nó xấu về hệ thống tổ chức, nhất là cán bộ cầm quyền của Đảng càng ngày càng xấu, càng thoái hóa, đồi trụy… Đảng không nên cấm người ta nói xấu mà nên vạch ra cái xấu để Đảng thấy mà sửa. Ông Hồ nói như thế, Đảng nói học theo Hồ Chí Minh, nhưng chỉ là nói phét, có học hành gì đâu. Tham nhũng, cậy quyền áp bức dân là chính, cướp bóc của dân, cái đó phải sửa chứ còn gì? Mà ai vào tù, Ủy viên Bộ Chính trị vào tù, Ủy viên Trung ương Đảng vào tù, Bộ trưởng đảng viên vào tù… phải sửa chứ còn sợ người ta nói xấu gì?”
Đây không phải lần đầu tiên Chính quyền Việt Nam kêu gọi đấu tranh chống âm mưu chống phá Đảng trên mạng xã hội. Vào đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên tiếng kêu gọi đánh bại cái mà người đứng đầu Chính phủ Hà Nội cũng như lãnh đạo Việt Nam lâu nay gọi là ‘âm mưu chống phá Đảng, nhà nước’: “Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước”.
Hay tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm ngoái, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng từng lên tiếng cảnh báo cần phải đấu tranh hiệu quả, quyết liệt, mạnh mẽ với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ đảng viên, nhất là tình trạng viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.
Justin Sherman
Luật an ninh mạng cho thấy chính phủ của Việt Nam đang làm theo mô hình kiểm soát internet của Trung Quốc.
Vào ngày 1 tháng 1 năm nay, Luật an ninh mạng (ANM) có hiệu lực tại Việt Nam sau khi được thông qua tại Quốc hội Việt Nam vào tháng 6 năm 2018. Luật có một số yếu tố đáng lo ngại là cho phép chính phủ được xóa hoặc chặn quyền truy cập dữ liệu vi phạm luật ANM, và được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân”, cho phép chính phủ kiểm tra các hệ thống máy tính trên cơ sở cải thiện ANM; và hình sự hóa việc tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói chung, luật ANM là nhằm tăng cường quyền giám sát hệ thống thông tin và truyền thông của chính phủ ở Việt Nam, chặn và xóa nội dung cũng như dữ liệu trực tuyến.
Không chỉ có một mình Việt Nam mà một số các quốc gia Đông Nam Á khác hiện đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát và điều chỉnh lĩnh vực này.
Trên thực tế, một số nhà phân tích đã so sánh luật ANM của Việt Nam với chế độ quản trị internet của Trung Quốc, thông qua kiểm soát, kiểm duyệt và giám sát internet. Freedom House xếp loại Trung Quốc là quốc gia có internet tệ nhất thế giới trong bốn năm liên tiếp. Việt Nam cũng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng có vẻ như Việt Nam đang bắt chước Trung Quốc kiểm soát internet.
Chính phủ Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc kiểm soát chặt không gian mạng trong nước. Họ lên danh sách địa chỉ IP đen. Họ bắt buộc xóa nội dung internet đe dọa về chính trị, buộc một số loại dữ liệu phải được lưu trữ ở Trung Quốc. Bắc Kinh cũng khá tích cực trong các diễn đàn quốc tế để thúc đẩy mô hình quản trị internet này như một thứ chuẩn mực được chấp nhận trên toàn cầu.
Tất cả những đặc điểm này có thể được so sánh chung với một số quốc gia khác, chẳng hạn như Nga hoặc Iran. Ngoài ra, cách tiếp cận của Trung Quốc ít nhất có thể được coi là mục tiêu mà nhiều quốc gia khác nhắm tới.
Tuy nhiên, với tiềm lực, nhân lực và khả năng công nghệ trong việc phân loại nội dung thủ công, hay kiểm tra sâu và các ứng dụng học máy là những điều làm cho hệ thống quản trị internet của Trung trở nên độc đáo và cực kỳ tinh vi dù những công nghệ đó không hoàn hảo và luôn được cải tiến. Chính phủ Trung Quốc cũng phát triển các hoạt động kiểm soát internet tương đối nhanh chóng trong bối cảnh thay đổi công nghệ và giải pháp kiểm duyệt.
Hơn nữa, Bắc Kinh bơm tài nguyên vào quản lý và kiểm soát internet theo những cách mà các quốc gia khác lại không thể làm được. Chưa kể rằng dân số lớn và ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc tăng thêm sức mạnh trong việc thúc đẩy và thực thi mô hình quản trị internet của họ, bằng chứng là những tranh cãi gần đây xung quanh Apple và NBA. Mô hình kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đang phát triển song song với việc kiểm soát chặt chẽ của các luồng thông tin khá hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tự cho rằng ông dẫn đầu nỗ lực “chống tham nhũng” suốt ba năm qua. Nhưng suốt quá trình đó, ngoài việc nhấn mạnh phạm trù đạo đức cách mạng, thấm nhuần tư tưởng Mác - Lê-nin và Hồ Chí Minh, ông Trọng đã không hề chỉ đạo cải cách luật pháp về phòng chống tham nhũng.
Với tư cách là một nhà lý luận gạo cội của đảng, ông Trọng biết tham nhũng đã trở thành phương thức duy nhất để quản trị quốc gia, là cách để ban phát bổng lộc và đem đến sự sung túc cho quan chức dưới quyền.
Bởi vậy, tình trạng hối lộ của các tập đoàn nước ngoài nhằm lũng đoạn thị trường Việt Nam, kiếm hợp đồng từ các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ còn diễn ra cho đến ngày một thể chế minh bạch và dân chủ ra đời.
Ảnh: Reuters.
Một vụ việc vừa gây chấn động sàn chứng khoán phố Wall khi gã khổng lồ viễn thông Ericsson bị cáo buộc hối lộ suốt 17 năm ở ít nhất năm quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Kuwait và Djibouti (một nước ở phía Đông châu Phi).
Tập đoàn viễn thông nổi tiếng của Thụy Điển sẽ phải nộp phạt hơn một tỷ đô-la trong một nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền Mỹ do cổ phiếu công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam dính líu đến các vụ hối lộ của các tập đoàn nước ngoài.
Theo tờ Financial Times của Anh, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2016, Ericsson đã hối lộ trực tiếp cho quan chức chính phủ hoặc các công ty tư vấn để nhằm trúng thầu các dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoặc đầu tư công về dịch vụ mạng viễn thông.
Ví dụ như tại Djibouti, chỉ trong bốn năm từ 2010 đến 2014, công ty con của Ericsson đã hối lộ 2,1 triệu đô-la cho các quan chức cấp cao trong chính phủ nước này nhằm giành được hợp đồng với công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước.
Ở Kuwait, công ty con của Ericsson đã giành được hợp đồng trị giá 182 triệu đô-la bởi hành vi thông thầu. Khoản tiền mà tập đoàn 143 năm tuổi được ghi nhận hối lộ cho công ty tư vấn đấu thầu là 450.000 đô-la.
Với doanh thu gần 90 tỷ đô-la mỗi năm và tổng tài sản lên đến 286 tỷ USD, mức độ bạo chi của Ericsson cũng tăng lên tại Trung Quốc, nơi họ đã tài trợ hàng chục triệu đô-la để mua quà tặng, các gói du lịch và dịch vụ giải trí cho các quan chức.
Còn ở Việt Nam và Indonesia, thông qua các công ty tư vấn sân sau, Ericsson đã chi hàng triệu đô-la để có được các hợp đồng béo bở.
Để hợp thức hóa các khoản hối lộ này, Ericsson lập các hợp đồng khống, các quỹ đầu tư ngoài sổ sách nhằm qua mắt cơ quan thuế vụ và thanh tra.
Chuyên mục: ∂ Hội thảo khoa học, ♀ Gái học Yếu Luận, Hý Viện, Nhạc Viện, Tản mạn