TRONG MƯA NHỚ MƯA

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Trò tháu cáy của lãnh đạo trung quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Thanh Giang

Do Trung Quốc mời mà ông Lê Hồng Anh đã đến Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuyên bố chung về “Nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt” sau chuyến đi của ông Lê Hồng Anh do Tân Hoa Xã Trung Quốc phát đi như sau:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
  • Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...
  • Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Formosa và tư duy của giáo dục Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Formosa và tư duy của giáo dục Việt Nam
(PetroTimes) - Trong khi siêu dự án Formosa đang chuẩn bị "nhập khẩu" 10.000 công nhân Trung Quốc thì ngành giáo dục vẫn đang loay hoay với mấy đề án nghìn tỉ và nỗ lực không ngừng để đào tạo 2 vạn tiến sĩ trong tương lai gần.
Dự án Formosa đã thể hiện nhiều bất cập khi sử dụng lượng lớn công nhân nước ngoài. Người Việt Nam có làm được ở Formosa không? Câu trả lời là dư sức!

Dư luận xôn xao khi mà BQL Dự án Formosa đề nghị tạo điều kiện cho việc tiếp nhận hơn 8 nghìn công nhân, chủ yếu là người Trung Quốc. Dự án này do các nhà thầu Trung Quốc thi công nên họ thích dùng người của họ cũng là điều dễ hiểu. Nhưng họ lại đưa ra lý do là: nhân lực Việt Nam không đủ trình độ và kinh nghiệm để lắp ráp các thiết bị kia.

Người Việt Nam có làm được ở Formosa không? Câu trả lời là dư sức!

Hãy nhìn vào công trình thuỷ điện Sơn La vẫn đang đưa điện lên lưới. Nhà máy này do những người Việt Nam xây dựng. Hãy nhìn giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch - Mộc Tinh khổng lồ được đóng hoàn toàn bởi tay người thợ cơ khí Việt Nam; Hãy nhìn vào những tấm huy chương được các công nhân, kỹ sư Việt Nam mang về trong các cuộc thi tay nghề quốc tế. Tuy lao động của chúng ta còn nhiều hạn chế: tinh thần lao động, tác phong và kỷ luật lao động còn chưa cao nhưng tay nghề kỹ thuật đã được chứng minh thậm chí còn tốt hơn nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Vấn đề nằm ở công tác đào tạo: thay vì xây dựng chương trình để chuyển hoá những bàn tay khối óc kia thành một lực lượng đông đảo, đủ kĩ năng và kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức thì những người làm giáo dục, lại loay hoay "đổi mới", thay đổi đủ thứ để hy vọng đào tạo ra những người có bậc học càng cao càng tốt. Đã nhiều cảnh báo, nhiều bài học thực tiễn rõ từ quá khứ vẫn còn nguyên giá trị, vậy mà chưa có một sự thay đổi nào, từ hành động cho tới tư duy của các nhà "cải cách" giáo dục

Chưa có cuộc nghiên cứu nào chỉ ra đóng góp cho GDP của nhưng người công nhân, kỹ sư đang ngày đêm trên công trường và mấy nghìn tiến sĩ đã được đào tạo nhưng cũng lờ mờ thấy ra một sự chênh lệch đáng kể. Lực lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cao chưa từng có; tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á - nhưng cũng "vô dụng" bậc nhất trong khi một nơi đầy nhạy cảm như Vũng Áng - Hà Tĩnh thì sắp phải dang tay đón mấy nghìn người láng giềng sang làm nốt cái dự án còn dang dở.

Bài toán "thừa thầy thiếu thợ" lại được nêu lên.

Nhưng người ta có giải quyết nó không khi vẫn bận tư duy đề án đổi mới sách giáo khoa và sắm máy tính bảng cho học sinh vỡ lòng?

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014. AFP PHOTO

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi

BƯỚM TO KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"BƯỚM TO KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE" — Đã có ban soạn thảo 34 người

Phản xạ chậm chạp, chịu sức gió va đập lớn,
lực cản sẽ gây tức bụng, có thể ngừng tim đột ngột...

Đó là khẳng định của ông Phạm T. L., Cục phó Cục YT GTVT.

Phóng viên: Thưa ông, dư luận đang bị băn khoăn ghê lắm trước những ý kiến trái chiều của đại diện Bộ Y tế và Bộ GTVT về dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe...

Ông L.: Còn băn khoăn cái quái gì nữa?! Năm 2008, Bộ Y tế ban hành quy định "BƯỚM TO KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE" thì ngay lập tức đã có quá là nhiều dư luận trái chiều. Rồi Bộ Tư pháp cho rằng văn bản pháp quy đó ban hành chưa phù hợp, nên phải dừng lại.

Nhưng giờ thì đã có Quyết định số 1573 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, gồm 34 người, và chính tôi đây cũng là một trong những người đó.

Như vậy, quan điểm của Bộ GTVT cũng là phải đạt tiêu chuẩn về vòng Bướm, chiều cao, cân nặng thì mới được lái xe?

Giờ thì không thể nói dự thảo của Bộ GTVT, mà là của ban soạn thảo liên bộ rồi.

Vậy cơ sở nào để đề xuất Bướm to không được lái xe, thưa ông?

Khi thảo luận thì các nhà khoa học cũng đắn đo ghê lắm, nhưng chúng ta vẫn bắt buộc phải có tiêu chuẩn chứ không thể để những bạn "Bướm to" muốn đi xe nào cũng được. Ví dụ bạn có "Bướm to" mà cơ thể lại nhỏ bé, thì ngay chuyện dắt xe lớn như xe SH thôi cũng đã khó rồi, chứ nói gì đến việc vận hành. Hay như trong quá trình lưu thông, nếu Bướm bạn quá to thì lực cản sẽ gây tức bụng, có thể ngừng tim đột ngột...

Qua thực tiễn gần đây, các chuyên gia nhận thấy những bạn có Bướm to dễ gặp phải tai nạn thảm khốc hơn những bạn có Bướm bình thường. Điều này xuất phát từ những lý do sau: thứ nhất, nếu bạn có Bướm to thì phản xạ sẽ chậm chạp hơn những bạn có Bướm bình thường; thứ hai, khi bạn có Bướm to thì bạn sẽ chịu áp lực của ngoại cảnh mạnh hơn, ví dụ Bướm to thì chịu sức gió va đập lớn hơn...

Nhưng hiện nay vòng Bướm hoàn toàn có thể thay đổi bằng các thủ thuật thẩm mỹ, làm sao mà phân biệt được?

Ý kiến đó là lầm lẫn! Khi đo Bướm, người ta căn cứ vào chỉ số PE, tức là sẽ đo vòng Bướm bình thường, khi thót vào, khi dạng ra, rồi lấy chỉ số trung bình. Trong quá trình đó, nếu ba chỉ số vênh nhau thì Bướm có độ giãn nở tốt. Còn loại Bướm "bơm" thì độ giãn nở cách nhau có một ít thôi, như thế là khả năng tiếp xúc với không khí kém, có vấn đề về nạp xả.

Khi đưa ra quy định, chúng tôi dựa vào nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và tiêu chuẩn của người Việt Nam về Bướm (Bướm - Thật là tuyệt vời!, Trăn trở phát triển Viện Bướm, Máy phát điện chạy bằng Bướm,..). Sau khi soạn thảo xong quy định thì phải có ý kiến phản biện của Viện Chiến lược Bộ Y tế rồi mới chỉnh sửa tiếp cho phù hợp. Cũng nhấn mạnh thêm là chúng ta đừng dùng từ "Bướm to" mà nên dùng từ "Vòng Bướm", "Thể lực Bướm",.. chứ dùng "Bướm to" là dễ gây ngộ nhận.

Xin cảm ơn ông.

Không nên địa phương hóa Đài Truyền hình Quốc gia

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không nên địa phương hóa Đài Truyền hình Quốc gia
Bản tin thời sự trưa 6/8, sự xuất hiện của BTV Anh Phương nói tiếng Huế trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam đã gây ra một cuộc tranh luận. Người khen vì cái lạ, người chê vì sự lệch chuẩn thông thường. Là phát thanh viên kỳ cựu của “nhà đài”, NSƯT Kim Tiến đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này. (Kim Tiến: Giọng đọc huyền thoại trong nước mắt số phận)
Lấy tiếng Thủ đô làm chuẩn

- Khi được nghe giọng Huế tại bản tin Thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, bà cảm thấy như thế nào?
- Tôi không bày tỏ sự bất ngờ hay thán phục. Tôi cho rằng “nhà đài” không nên “mua” lấy sự phức tạp khi đưa thêm một giọng địa phương trên sóng quốc gia. Việt Nam có 54 dân tộc anh em với văn hóa và tiếng nói riêng, mang bản sắc văn hóa vùng miền. Với sự xuất hiện của tiếng miền Nam và giờ là tiếng miền Trung, trên Đài Truyền hình Quốc gia là điều dễ nhìn thấy. Nhà đài không nên địa phương hóa Đài Truyền hình Quốc gia bởi ở mỗi tỉnh đều có đài truyền hình địa phương vẫn đang hoạt động rất đều đặn. Đấy là chưa nói tới, nếu đi sâu vào nghề còn thấy nhiều phức tạp.
- Trước nay, chúng ta có lấy tiếng nói địa phương nào làm chuẩn không?
- Từ lâu nay, chúng ta luôn lấy tiếng Thủ đô (tiếng Hà Nội) làm chuẩn và dùng trên sóng phát thanh hoặc truyền hình quốc gia. Nhưng để phân biệt thế nào là tiếng Hà Nội cũng đã là cả câu chuyện dài trong khi tiếng nói này đang bị lai tạp. Tôi đã thấy có một số phát thanh viên nói giọng Bắc chứ không phải tiếng Hà Nội trên truyền hình bởi họ không được qua những khóa đào tạo, nói và đọc theo bản năng.

Nhà thầu TQ ngừng thi công: Truy trách nhiệm đến cùng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhà thầu TQ ngừng thi công: Truy trách nhiệm đến cùng!
"Cách hành xử của nhà thầu Trung Quốc rất phi văn hóa, không tuân thủ tất cả các cam kết trong hợp đồng". Cần truy trách nhiệm người đứng đầu khi để những công ty Trung Quốc không đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật mà vẫn trúng thầu.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng trên hầm dẫn 
dòng thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Tuổi trẻ
Nhà thầu Trung Quốc giá rẻ giả vờ
Trao đổi với Đất Việt, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội lo ngại, hiện tượng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rẻ rồi chậm trễ, kéo dài thời gian thi công sau đó đòi tăng giá, không được đáp ứng thì ngừng thi công đang dần trở nên phổ biến.

Bà lấy ví dụ, năm 2012, nhà thầu Trung Quốc thắng thầu thi công nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam) do bỏ giá rẻ nhưng ì ạch từ năm 2008 đến năm 2012 thì dừng hẳn, rút công nhân về nước sau khi chậm tiến độ hơn 2 năm trong khi công trình mới xây dựng được phân nửa khối lượng.

Hay cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống khởi công từ năm 2006 nhưng đến tháng 6/2012, phía nhà thầu Trung Quốc xin rút khỏi dự án vì không thỏa thuận được dự toán chi phí khi họ đưa ra mức dự toán chi phí quá cao so với mức dự án được duyệt khiến công trình bị đình trệ 2 năm không thể thi công tiếp.

Gần đây nhất, chủ đầu tư dự án thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh cũng đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ và bỏ thi công giữa chừng sau khi nhà thầu này yêu sách đòi tăng chi phí không thành.

"Cách hành xử của nhà thầu Trung Quốc rất phi văn hóa, không tuân thủ tất cả các cam kết trong hợp đồng", bà An thẳng thắn.

Theo bà An, một giai đoạn dài ở Việt Nam hễ nhà thầu bỏ giá rẻ là trúng thầu, thế nhưng chúng ta không tinh, không sắc ở chỗ không hề nhận ra ngay rằng đó chỉ giá rẻ giả vờ. Thực chất sau đó nhà thầu phát sinh nhiều khoản chi phí, đội giá lên, chủ đầu tư lại cho quyết toán, cuối cùng công trình rẻ hóa đắt trong khi chất lượng không đảm bảo. Vậy nên mới xảy ra câu chuyện trong dự án thủy điện Thượng Kon Tum, nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thầu rẻ chỉ bằng một nửa so với nhà thầu khác mà vẫn trúng thầu để rồi sau đó viện đủ lý do để tăng giá xây dựng.

Cái tâm thức "dẫn gái" là có thật ở một số người.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

FB Anh Hat / Phước Béo blog
Mấy bữa rồi, chuyện bài “báo” nói về “gái miền tây” gây xôn xao. Rồi lại đến chuyện phạt vạ, tạm ngưng phát hành cái e-lá-cải mang một cái tên xôm trò, vừa trẻ trung vừa có mùi hiểu biết.

Bà con bực dọc, chê trách mắng chửi cũng đủ điều. Cái anh ngồi lề đường hóng chuyện bá tánh như mình làm sao không ngẫm ngợi cho được. Thêm được cái rảnh rỗi, mình loay hoay quay về chỗ “nông nỗi” sâu xa của vấn đề...

Một dạo, lâu rồi, cứ vô trang oép của một tờ báo có chữ “giáo dục” trên tiêu đề là mình được chiêu đãi ngay một màn huỳnh tráng, hình ảnh đầy đủ về các cháu gái học sinh xinh đẹp của từng trường trên khắp các... nẻo đường quê hương thân yêu.

Trước mình có làm thầy giáo, có dạy những em học sinh lứa tuổi ấy, gái có, trai có. Cho nên mình tất nhiên có một ý niệm, một cách nhìn và thái độ đối với các em học sinh gái. Lúc ấy mình còn rất trẻ, nhưng các thầy dạy mình ở trường sư phạm, các đồng nghiệp, gia đình và xã hội nói chung đã giúp mình hình thành một cách nhìn các em ấy không qua cái nhan sắc, cái thân xác, cái phía “đàn bà” của các em. Vì, trường học không phải là nơi thu thập gái, không phải là “nhà chứa” gái, bất kể vóc dáng, “nhan sắc” của cháu học sinh. Khi chính học đường bị những con cú vọ “phản học đường” đưa mắt xoi mói của chúng nhìn vào, và cái nhìn mất dạy ấy công nhiên được đưa lên báo chí, hết ngày này sang ngày khác, đừng ngạc nhiên nếu nó tác động đến cách nghĩ, hành vi của một số người.

Một tờ báo “chính thống” ở VN không thể thoát ra ngoài tầm “ra đa” của bộ này, bộ nọ, rồi còn ban bệ của TW nữa. Cho nên, mình không thể nghĩ và đổ tội cho một cái bạn kí giả mất nết, vô giáo dục nào đó đã biến các trường học thành một cái gì đó từa tựa như những cửa hàng cung ứng các món “ôm”. Cách quyết định, cách “định hướng” cho những bài “báo” khốn kiếp kia tất cũng được “chỉ đạo”, một thứ động từ vẫn phòi ra lia lịa ở ngay cửa miệng của báo chí.

VỤ "GÁI MIỀN TÂY 3N" DƯỚI CÁI NHÌN CỦA BÁO CHÍ TỰ DO

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Huỳnh Ngọc Chênh
Nếu có tự do báo chí và cho phép tư nhân ra báo thoải mái thì có xảy ra vụ "gái miền Tây 3N" như của báo Tri Thức Trẻ không?
Câu trả lời là: Chắc chắn có.

Hiện nay báo chí vẫn còn nằm trong tay nhà nước, tuy nhiên trên mạng, trong chừng mực nào đó, cá nhân cũng đã tự do làm báo và viết báo. Không kể các mạng xã hội như facebook, các trang web và blog cá nhân tự ý mở ra mà không cần phép tắc của nhà nước. Mà thật ra nhà nước dù có khao khát đến mấy cũng không thể nào cấp phép và quản lý xuể các trang điện tử cá nhân đó trong thời đại bùng nổ thông tin nầy. Tình hình giống như trước đây nhà nước đòi cấp biển số xe đạp và bảng đăng ký đầu video để quản lý nhưng sau đó hoàn toàn phá sản.
Thực tế hiện nay cho thấy, tuy được thoải mái, nhưng các web, blog viết bậy bạ cũng không có nhiều, hoặc nếu có thì cũng bị tẩy chay ngay, rất hiếm người vào xem. Những bài viết kiểu gái miền tây 3N tự nó sẽ bị đào thải. Trên các web, blog cá nhân còn có những bài viết bậy bạ ghê gướm hơn nhưng chẳng mấy tác động đến ai vì hầu như không ai thèm đọc.
Nhưng một bài báo như vậy xuất hiện trên một tờ báo của nhà nước là chuyện khác. Nếu không chấn chỉnh ngay sẽ đưa đến hiểu lầm đó cũng là quan điểm của nhà nước. Qua đó thấy rằng việc nhà nước nắm giữ toàn bộ báo chí sẽ có những bất cập không thể nào lường hết. Quan điểm của một phóng viên cũng trở thành quan điểm chung của nhà nước, mà cơ quan nhà nước làm sao quản lý đến từng suy nghĩ của hàng vạn phóng viên.
Vì là báo của nhà nước nên phải có một cơ quan nhà nước đứng ra xử lý sai phạm nầy. Việc xử lý báo điện tử Tri Thức Trẻ qua vụ 3 N như vậy là hợp với mong đợi của nhiều người. Về mặt luật pháp, việc xử lý ấy, đúng hay sai còn phải bàn cãi, tuy nhiên cách xử lý là nhanh gọn và đơn giản. Ấy là do cơ chế quản lý báo chí độc quyền của nhà nước: Mọi tờ báo đều thuộc một cơ quan chủ quản và nằm dưới quyền của bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ cần ra một quyết định hành chánh là xong.
Nhưng giả thiết mai kia báo chí được tự do hoàn toàn như trong hiến pháp đã ghi và như cam kết của VN trước các tổ chức quốc tế thì việc xử lý sai phạm tương tự ở những tờ báo tư nhân không thuộc cơ quan chủ quản nào thì sao?
Mọi hành vi trong xã hội đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Không một cơ quan nhà nước nào được quyền xử lý bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của cá nhân hoặc tổ chức, trừ tòa án. Một bài báo viết theo kiểu 3N xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ, kích động việc phân biệt vùng miền...thì sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của một điều luật phù hợp nào đó. Lúc đó tác giả và chủ báo sẽ bị truy tố ra tòa, và tòa sẽ phán quyết việc trừng phạt như thế nào theo luật định.
Dĩ nhiên khi ấy chẳng cần đến một bộ như bộ 4 T, hoặc nếu có thì bộ ấy lo những chuyện chiến lược phát triển to lớn chứ không phải chỉ ngồi đó canh chừng từng bài viết của từng phóng viên như hiện nay.
Độc quyền cũng khổ lắm nhà nước ạ.
(Bài viết của tác giả Chênh Huỳnh Ngọc)

Màu tím Hoa Sim, tự thuật của tác giả

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


MÀU TÍM HOA SIM
(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại

Ý kiến đề xuất đối với việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trọng Vĩnh

Rất mong có dân chủ thực sự đối với văn kiện cũng như vấn đề nhân sự.

Trong kiểm điểm tình hình, rất mong Đảng thể hiện tinh thần thực sự cầu thị dám nhìn thẳng vào yếu kém và sai lầm.

I. Đề nghị tập trung kiểm điểm sâu 2 lĩnh vực: Kinh tế xã hội và Quốc phòng là 2 lĩnh vực có nhiều vấn đề.

1. Về kinh tế xã hội: Bên cạnh một số mặt làm được, yếu kém và thiệt hại rất nhiều, hàng vạn doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản, hàng mấy vạn công nhân viên mất việc, ngân sách giảm nguồn thu, người cày không có quyền sở hữu ruộng đất, nông dân bị cưỡng chế thu hồi đất tùy ý, bán chác làm giàu cho các nhà đầu tư, nhà cao tầng quá nhiều, thừa ế, các tập đoàn kinh tế nhà nước và ngân hàng thất thoát rất lớn, khoáng sản mất nhiều mà thu về cho ngân sách không mấy, hàng nông sản chủ yếu là xuất thô, hàng công nhiệp xuất khẩu phần lớn là gia công, nhập siêu hàng năm trên dưới 20 tỷ đô la, nợ nần chồng chất, v.v. khiến tài chính kiệt quệ, kinh tế sa sút nghiêm trọng, tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Kết quả là đất nước có tài nguyên phong phú mà dân nghèo nước yếu, lệ thuộc.

2. Về xã hội: chưa bao giờ trộm cướp nhiều như bây giờ, “xã hội đen” hoành hành công khai, lực lượng công an cũng chưa bao giờ đông như hiện nay mà không chặn đứng hành động đập phá của những phần tử quá khích ở Bình Dương ngay từ đầu để những việc đốt phá tha hồ lan rộng làm hại nhà nước và đất nước. Những sự việc vợ giết chồng, chồng giết vợ, con đánh mẹ, cháu giết bà vì không xin được tiền, anh em đâm chém nhau vì tranh giành tài sản, con cướp nhà đuổi bố mẹ ra đường... hầu như trên mặt báo ngày nào cũng đọc thấy.

3. Về quốc phòng: Thời bình mà phong tướng nhiều hơn thời chiến, quan tâm phong tướng hơn giáo dục lòng yêu nước, ý thức cảnh giác thường trực cho bộ đội. Xác định không đúng đối thủ. Đầu tư không thích đáng cho lực lượng vũ trang để tăng phương tiện, trang thiết bị, vũ khí, khí tài hiện đại nhằm ứng phó với tình hình xấu nhất. Nhiều điểm xung yếu về quốc phòng đã bị bán, cho thuê dài hạn hoặc cho Trung Quốc thầu: Tây Nguyên, cảng Vũng Áng, cảng Cửa Việt, từ Cửa Việt đến chân núi đất hẹp nhất dễ bị cắt ngang khi có chiến tranh, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, khoảng gần 20 km phía Đông đường Quốc lộ từ Kỳ Anh đến chân đèo Ngang, họ xây tường cao, không biết làm gì trong đó, 3.000 hecta rừng biên giới... Những nơi họ mua, thuê, người Việt Nam không được vào xem xét, họ xây dựng công trình quân sự bí mật cũng chẳng ai hay. Trong nội địa nước ta, hàng vạn người Trung Quốc nhập cảnh không phép thành “đội quân thứ 5” và thiếu gì gián điệp, ở cấp cao của ta cũng có người của họ.

Ông Tập Cận Bình "bất chấp sống chết" chống tham nhũng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Tập Cận Bình 'bất chấp sống chết' chống tham nhũng

- Chủ tịch Tập Cận Bình nói với các quan chức cấp cao TQ rằng ông bất chấp cả "sự sống chết và danh tiếng" để chống tham nhũng.

Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (Hongkong) nhận định rằng phát biểu ngắn gọn này của ông Tập Cận Bình là dấu hiệu cho thấy có những tranh cãi và nghi ngại trong chính các đảng viên cao cấp về chiến dịch chống tham nhũng.

Tờ báo này xác nhận ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị đảng Cộng sản TQ ngày 26/6. Chi tiết phiên họp chỉ được đăng tải duy nhất trên Nhật báo Changbaishan, một tờ báo cấp thành phố.

Bí thư Thành ủy Changbaishan, ông Li Wei, tường thuật lời của Chủ tịch Tập Cận Bình: "Tôi đã không đếm xỉa cả chuyện sống chết, cũng như danh tiếng của bản thân, trong cuộc chiến chống tham nhũng”.

Ông Li cho biết trong phát biểu của vị lãnh đạo có những từ ngữ gay gắt và khắt khe “gây sốc”, nhưng ông không cung cấp thêm chi tiết.

"Chúng ta phải gánh lấy trách nhiệm, vì đảng và đất nước đã đặt số phận của mình vào tay chúng ta”, ông Tập Cận Bình được cho là đã nói như vậy.

Ông Li tường thuật: Chủ tịch Tập Cận Bình nói “hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu, và đang ở thế bế tắc”. Ông Li nói thêm rằng vị lãnh đạo thề muốn thấy chiến dịch chống tham nhũng đi đến cùng.

Chiến dịch chống "hổ và ruồi" (quan chức cấp từ cao đến thấp) do ông Tập Cận Bình khởi xướng khi mới nhậm chức đến nay đã có kết quả là nhiều quan chức, doanh nhân cùng người thân bị bỏ tù, điều tra hoặc cách chức.

"Nạn nhân" mới nhất của chiến dịch này chính là Chu Vĩnh Khang, quan chức cao cấp nhất bị khép tội tham nhũng cho đến lúc này.

Nhật báo Changbaishan cũng cho biết ông Tập Cận Bình yêu cầu các lực lượng chống tham nhũng tập trung vào 4 loại quan chức: những người bị công chúng phản đối mạnh mẽ; những người không tự kiểm điểm sau đại hội đảng lần thứ 18 năm 2012; những người trẻ tuổi nắm các vị trí chủ chốt; và những người có tiềm năng đảm nhận những vị trí quan trọng.

Wikileaks: Hãng in tiền Úc hối lộ lãnh đạo Việt Nam (có tên cụ thể)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


HAI HÃNG IN TIỀN ÚC BỊ BUỘC TỘI HỐI LỘ

Cảnh sát Liên bang nước Úc đã buộc tội hai hãng in tiền và một vài trong số các cựu quản lý cao cấp của họ vào Thứ Sáu với tội hối lộ các nhà chức trách nước ngoài để đạt được những hợp đồng cung cấp tiền tệ.
Những sự cáo buộc chống lại Securency International Pty Ltd. - một trong số những hãng in tiền chủ đạo trên thế giới - và Note Printing Australia Ltd., liên quan tới việc bị cho là đã trả tiền hối lộ cho những người có trách nhiệm ở In-đô-nê-xi-a, Mã-lai và Việt Nam trong khoảng thời gian giữa 1999 và 2005.
Cảnh sát Liên bang nước Úc đã điều tra những công ty này trong hai năm. Họ cho biết các nhà quản lý cao cấp từ cả hai công ty đã sử dụng những đại lý bán hàng quốc tế để hối lộ những người có trách nhiệm, để thắng những hợp đồng in tiền cho những quốc gia nói trên.
Cảnh sát đã bắt giữ sáu nhân viên cao cấp của các công ty - có cả cựu giám đốc điều hành và giám đốc tài chính - trong một loạt những cuộc khám xét bất ngờ vào lúc sáng sớm ở bang Victoria. Cảnh sát Úc đã không công bố nhân dạng của họ.
...

Nguồn và nội dung đầy đủ bằng tiếng anh trên Wikileaks: Australian currency firms charged with bribery - (Thời gian thực: ngày 1/7/2011)


LỆNH KIỂM DUYỆT CỦA TÒA ÁN ÚC

1. Đối tượng áp dụng tiếp theo, không có sự vạch trần, bằng xuất phẩm hoặc theo cách khác, thông tin bất kỳ (dù dưới dạng điện tử hay giấy) bắt nguồn từ, hoặc đã được chuẩn bị, cho những mục đích của công việc tố tụng (bao gồm các điều khoản của những lệnh này, và bản khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird đã được xác nhận vào ngày 12 tháng Sáu 2014), mà để lộ ra, hàm ý, gợi ý hay khẳng định rằng bất kỳ ai mà lệnh này áp dụng tới:

(a) đã nhận hoặc đã tìm cách để nhận của đút lót hoặc tiền bẩn;
(b) đã ngầm ưng thuận hoặc giả mù một cách có chủ tâm đối với ai đó nhận hoặc tìm cách để nhận của đút lót hoặc tiền bẩn; hoặc
(c) đã là người nhận có chủ ý hoặc tự đề xuất về của đút lót hoặc tiền bẩn.

2. Đối tượng áp dụng tiếp theo, lệnh 1 áp dụng cho các cá nhân sau:

(a) any current or former Prime Minister of Malaysia (including refereces to 'PM');
(b) any current or former Deputy Prime Minister of Malaysia (including references to 'DPM');
(c) any current or former Finance Minister of Malaysia (including references to 'FM');
(d) Mohammad Najib Abdul Razak, currently Prime Minister (since 2009) and Finance Minister (since 2008) of Malaysia;
(e) Abdullah Ahmad Badawi (also known as Pak Lah), a former Prime Minister (2003 - 2009) and Finance Minister (2003 - 2008) of Malaysia;
(f) Puan Noni (also knows as Ms/Madame Noni, or Nonni), a sister-in-law of Abdullah Ahmad Badawi;
(g) Mahathir Mohamed, a former Prime Minister (1981 - 2003) and Finance Minister (2001 - 2003) of Malaysia;
(h) Daim Zainuddin, a former Finance Minister of Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001);
(i) Rafidah Aziz, a former Trade Minister of Malaysia (1987 - 2008);
(j) Hamid Albar, a former Minister for Foreign Affairs (1999 - 2008) and Minister of Home Affairs (2008 - 2009) of Malaysia;
(k) Susilo Bambang Yudhoyono (also known as SBY), currently President of Indonesia (since 2004);
(l) Megawati Sukarnoputri (also known as Mega), a former President of Indonesia (2001 - 2004) and current leader of the PDI-P political party;
(m) Laksamana Sukardi, a former Indonesian minister (2001 - 2004; in Megawati Sukarnoputri's goverment);
(n) Truong Tan San, currently President of Vietnam (since 2011);
(o) Nguyen Tan Dung, currently Prime Minister of Vietnam (since 2006);
(p) Le Duc Thuy, a Former Chairman of the National Financial Supervisory Committee (2007 - 2011) and a former Governor of the State Bank of Vietnam (1999 - 2007); and
(q) Nong Duc Manh, a former General Secretary of the Communist Party of Vietnam (2001 - 2011).
...

Nguồn và nội dung đầy đủ bằng tiếng Anh trên Wikileaks: Australia bans reporting of multi-nation corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam: GENERAL FORM OF ORDER - (Ngày có hiệu lực 19/6/2014)

Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-08-06 

Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Hội nghị Thành Đô 1990

Bí ẩn vẫn bao trùm Hội nghị Thành Đô

Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô như một vùng cấm của người cộng sản mặc dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc.

Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng. Câu chuyện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ lớn nhất mà nhà nước có thể lấy làm bài học vì thời gian dù có bao lâu vẫn không mài mất được chữ ký của một Thủ tướng.

Công hàm Phạm Văn Đồng do Hà Nội quá lâu không lên tiếng giải bày khiến Trung Quốc có lợi thế như một yếu tố phân hóa quần chúng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền khi xảy ra vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa.

Thiếu tướng Lê Duy Mật - Có hay không một thỏa hiệp bán nước?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

YÊU CẦU TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979-1984 
VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014

Kính gửi: 
- Đ/c Tổng Bí thư BCHTW Đảng
- Các đ/c Ủy viên Bộ Chính Trị
- Các đ/c Ủy viên Ban Bí thư TW Đảng
- Các đ/c Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.

             Tôi là: Lê Duy Mật - Thiếu tướng - Nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:
Cuộc chiến tranh biên giới 1979-1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979-1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết, mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.
Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi sắp nêu lên sau đây.
Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đối với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.
Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!
Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Trung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng.

GHẾ NÀO NGƯỜI ẤY

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nguyễn Thông
Cứ mỗi lần coi tivi thấy họ ngồi trên những chiếc ghế ấy là tôi không chịu được. Tâm trạng khó tả. Ngứa mắt lắm. Giận vô cùng.
Ghế thì có gì mà giận? Bạn sẽ hỏi tôi thế.
Họ là những ông to bà nhớn, đang cai trị đất nước này. Họ thi nhau chứng tỏ sự oai vệ, quyền thế, vinh hiển của mình trước mắt mọi người. Họ là những trọc phú của một nước đang nghèo nát, cơm chưa đủ no, áo chưa đủ mặc. Dân đang vất vưởng với thu nhập còm cõi. Nông dân đánh vật với giá nông sản rẻ mạt. Thanh niên, đàn bà con gái kéo nhau đi tha hương viễn xứ để kiếm sông bằng đủ hình đủ kiểu. Trẻ con thất học bởi trường không ra trường lớp không ra lớp, cha mẹ nghèo nàn. Những con sông con suối đang cần cây cầu cho người qua lại an toàn mùa nước lũ. Công nhân lay lắt với đồng lương chết đói. Trẻ con cần cơm có thịt. Án oan sai tùm lum. Thiếu giường bệnh đến mức phải nằm xếp lớp lên nhau. Khắp nơi khiếu kiện đòi ruộng đất bị cướp trắng tuồn cho lũ nhà giàu. Đạo đức xuống cấp. Tham nhũng hoành hành… Vậy mà họ cứ oai vệ hãnh diện trên những chiếc ghế trọc phú. Ngồi đó mà không thấy xấu hổ.
Những chiếc ghế họ ngồi, thiên hạ lúc nào rảnh mắt dòm xem sẽ phải giật mình. Chả kém gì ngai vàng của vua chúa phong kiến (đối tượng mà họ đã diệt cho bằng được), của tổng thống chính quyền Sài Gòn ở dinh Độc Lập (mà họ từng không tiếc lời lên án sự xa hoa). Những chiếc ghế to lớn, hoành tráng, chạm trổ rồng phượng, hoa hoét cầu kỳ, chạm khắc tinh xảo, và chắc chắn phải làm bằng những thứ gỗ cực tốt. Đứa cháu họ tôi nhà nó 3 đời thợ mộc, bảo rằng những chiếc ghế như thế thường được đặt ở những cơ sở uy tín về nội thất, Đồng Kỵ chẳng hạn, giá mỗi chiếc bét nhất cũng cả chục triệu đồng. Loại vừa vừa, số lượng nhiều như ở hội trường họp quốc hội cũng phải vài triệu một chiếc.
Nước nghèo, dân đói, nhưng sự xa hoa có thừa. Tôi không cực đoan đến mức xem thường bộ mặt quốc gia. Tiếp khách, nghi lễ, hội hè kỷ niệm, họp hành, tất nhiên cũng phải đạt sự đàng hoàng, long trọng nhất định. Còn quan trên trông xuống người ta trông vào nữa chứ. Nhưng các nhà cai trị xứ ta mắc cái bệnh thích ném tiền qua cửa sổ. Nói một đằng làm một nẻo. Miệng xoen xoét hô hào tiết kiệm, tiết kiệm là quốc sách nhưng xài tiền thì vô tội vạ. Ông nào cũng đòi nhà to sở đẹp, xe sang tiền tỉ, đến cái ghế ngồi cũng phải nhung lụa phượng múa rồng bay. Hơn cả hoàng đế Trung Hoa. Năm nao cũng vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sơ kết, tổng kết, tìm gương điển hình, nhưng chính các ông bà ấy lại khăng khăng không học cụ. Cụ là điển hình về tiết kiệm, giản dị, không bày vẽ, từ căn nhà ở, chỗ ăn chỗ ngủ, nơi làm việc, cái ghế ngồi… Còn con cháu cụ bây giờ cứ làm ngược lại. Vậy thì học cụ ở chỗ nào?