Có phải vậy không? - Thưa bác Nông Đức Mạnh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tại nhà riêng bác Mạnh ở Na Rì

Tôi biết bác Nông Đức Mạnh (nguyên Tổng Bí Thư) từ thời bác ấy đang làm Bí Thư Tỉnh ủy Bắc Thái. Gọi là biết, thực ra tôi chỉ nhòm thấy bác ấy chứ chưa được tiếp xúc, trò chuyện. Mãi đến khi tỉnh Bắc Thái chia tách thành Bắc Cạn và Thái Nguyên (1/1/1997), tôi được tổ chức điều động lên Bắc Cạn, sau đó bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên Tập của tờ báo này, tôi mới có dịp được gặp bác Mạnh. Đó là những lần bác ấy về thăm tỉnh nhà (Bắc Cạn) và thăm học viên lớp cao cấp chính trị là người Bắc Cạn, đang theo học ở Phân viện Hà Nội, khóa 1998-1999, trong đó có tôi. Trong thời gian học ở Hà Nội, tôi còn được đến nhà bác Mạnh ở 66 Phan Đình Phùng (Hà Nội) và dự lễ tân gia của bác ấy tại Na Rì (Bắc Cạn).


Tôi nhớ, dịp ấy vào cuối năm 1998, bác Mạnh gọi điện mời ông Đàm Văn Thảo, học cùng lớp với tôi, đang là Chủ tịch UBND huyện Na Rì, — quê bác Mạnh, — đến nhà để bàn công chuyện.


Ông Thảo không thạo đường Hà Nội nên rủ tôi đi cùng. Thời ấy, bác Mạnh đang là Chủ Tịch Quốc Hội. Bữa đó, bác Mạnh mang ra chai rượu ngon, tự tay rót rượu mời chúng tôi rất thân mật, rồi tham khảo ý kiến chúng tôi nên tổ chức vào nhà mới như thế nào? Đó là ngôi nhà sàn, mới làm trên đất nhà vợ (là bà Lý Thị Bang, đã quá cố) ở xã Lương Hạ, huyện Na Rì. Ngôi biệt thự mà gia đình bác Mạnh đang ở là của Nhà nước. Trước đây, thời làm Bí thư Tỉnh Ủy Bắc Thái, bác Mạnh đã làm ngôi nhà ở phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên; gần nhà cũ của tôi. Sau khi về Hà Nội, bác Mạnh bán ngôi nhà này cho ông Ma Thanh Toàn, nguyên Tư Lệnh Quân khu 1.


Bác Mạnh tâm sự với chúng tôi, làm xong ngôi nhà, phấn khởi lắm nhưng không biết nên tổ chức lễ tân gia như thế nào? Nếu tổ chức linh đình, mời mọc rộng rãi thì mang tiếng xa hoa lãng phí; mà không mời rộng rãi thì bà con chê cười rằng, làm cán bộ Trung ương đã quên hết tình làng nghĩa xóm. Dân mình, các chú còn lạ! Rồi bác Mạnh nhờ ông Thảo, nếu về quê, có dịp tiếp xúc với bà con địa phương thì hãy giải thích cho mọi người hiểu nỗi lòng của bác và cảm thông cho bác. Quay sang tôi, bác Mạnh bảo, hôm ấy nếu Cao Thâm không bận học thì về dự với gia đình cho vui. Có lẽ tiện thể, bác Mạnh mời xã giao, nhưng tiện xe, tôi cũng lên Na Rì, dự lễ tân gia nhà bác Mạnh.


Lễ tân gia của bác Mạnh hôm ấy thật giản dị, thân mật và ấm áp. Khách ở Hà Nội chỉ một số người trong Văn phòng Quốc Hội, ngồi cùng chiếc xe 12 chỗ với gia đình bác Mạnh. Ở địa phương chỉ một số quan chức tới dự, còn lại chủ yếu là bà con dân bản. Ngôi nhà này chính thức là nơi gia đình bác Mạnh thờ cúng tổ tiên, bởi trước đó, ở quê, bác Mạnh không có nhà. Hàng năm, vào ngày giỗ bố mẹ, hoặc ngày Tết, ngày Thanh Minh, gia đình bác Mạnh thường về quê. Mỗi lần về quê, bác Mạnh phải nghỉ ở nhà khách UBND huyện Na Rì.



Ngoài cùng, bên phải: Ông Đàm Văn Thảo
Ngoài cùng, bên trái: Tác giả

Vậy mà, sau khi làm ngôi nhà sàn này, bác Mạnh bị nhiều tai tiếng. Rằng, bác Mạnh cho xây dựng cả sân bay; cho làm cả con đường mấy chục cây số từ TX Bắc Cạn về quê... Sự thật không phải vậy! Quê bác Mạnh ở xã Cường Lợi — một xã heo hút, cách thị trấn Na Rì chừng 7 cây số. Tôi nhớ, năm 1994, khi làm phóng viên Báo Bắc Thái, tôi đã tháp tùng ông Nguyễn Ngô Hai, Bí Thư Tỉnh ủy lên Cường Lợi. Đoạn đường về quê bác Mạnh vô cùng bất khuất. Có lẽ do xa xôi, hiểm trở nên bác Mạnh cho làm ngôi nhà sàn trên đất nhà vợ, ở xã Lương Hạ, gần thị trấn hơn. Ngôi nhà sàn của bác Mạnh ở cạnh cánh đồng rộng. Nếu bác Mạnh về quê bằng trực thăng thì đỗ đâu chẳng được, cần gì phải làm sân bay! Còn con đường từ TX Bắc Cạn về quê bác Mạnh, qua đèo Áng Toòng, 16 cây số, rất hiểm trở. Thời làm Bí Thư Tỉnh ủy Bắc Thái, bác Mạnh đã từng đi bộ chừng 40 cây số từ Chợ Mới, qua Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư mới về quê. Khi tỉnh Bắc Cạn thành lập lại (năm 1997), con đường lên Ba Bể được ưu tiên làm trước, để khai thác tiềm năng du lịch của Hồ Ba Bể; đường vào Na Rì, quê bác Mạnh làm sau và đến nay, đoạn mở rộng đèo Áng Toòng, về quê bác Mạnh vẫn chưa làm xong. Đồn vậy là oan cho bác Mạnh!


Tôi có thời gian dài sống và làm báo ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, thấy rằng, đồng bào nơi đây rất kính trọng và tự hào về bác Mạnh. Đến nỗi, trong các cuộc vui, người ta hát, nhại theo điệu “Hò sông Mã” thế này:


“Giấc mơ ngàn đời của dân Thanh Hóa

Dô tá dô tà!

Là cành rau má to bằng lá sen

Dô tá dô tà!

Giấc mơ ngàn đời của dân Thái Nguyên (hoặc Bắc Cạn)

Dô tá dô tà

Là Tổng Bí thư được làm hai khóa

Dô tá dô tà...”


Dân Thái Nguyên, Bắc Cạn kính trọng, tự hào bác Mạnh như vậy nhưng trong suốt 2 khóa làm Chủ tịch Quốc Hội, 2 khóa làm Tổng Bí thư, bác Mạnh chưa “kéo” ai (và chưa hẳn bác Mạnh đã “kéo”) là người địa phương vào Trung Ương; ngoài ông Mai Thế Dương, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy Bắc Cạn, hiện là ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung Ương và ông Nông Quốc Tuấn, con trai bác Mạnh, hiện là Bí Thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Bố mẹ bác Mạnh (đã mất) sinh ba người con, bác Mạnh là cả. Người em trai là Nông Văn Dung, nom rất giống bác Mạnh, là nông dân ở Na Rì; em gái (tôi không nhớ tên) lấy chồng ở Ba Bể. Cuộc sống của họ cũng nghèo như nhiều người dân ở vùng cao Bắc Cạn. Nếu ở vị trí như bác Mạnh, có thể lôi kéo anh em, họ hàng, bạn bè vào những vị trí quan trọng, nhưng với bác Mạnh thì tôi chưa thấy ai là con cháu, anh em của bác về Trung Ương, trừ con trai bác, như đã nêu trên.


Nếu ai đã được tiếp xúc với bác Mạnh, sẽ thấy bác cởi mở, ân cần và thận trọng. Mọi lời nói, việc làm của bác đều cân nhắc kỹ lưỡng, chẳng hạn như việc tổ chức tân gia kể trên. Vậy mà, mới đây, lướt trên mạng thấy rộ lên chuyện bác Mạnh cưới vợ mới và những lời đồn đại không mấy tốt đẹp về người vợ mới của bác. Tôi không muốn tin và cũng không muốn tò mò, xúc phạm đến đời tư của người khác. Bây giờ bác Mạnh đã nghỉ hưu; vợ bác Mạnh đã mất, Bác Mạnh có quyền được vun vén cho hạnh phúc riêng tư. Nhưng trên các trang mạng xã hội cứ phơi bày ảnh và những thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của bác và ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng. Có phải vậy không bác Mạnh? Hay bọn “đế quốc sài sang” lại dựng chuyện hòng hạ thấp uy tín của bác như đã từng đặt điều bác cho xây sân bay, làm đường? Hay là..?


Nguồn: http://vinacomincaotham.blogtiengviet.net/2012/03/24/ca_phaoci_vaony_kha_ng_thama_ba_c_na_ng_

Trần Nhuận Minh biến Vua Lê Thánh Tông thành Cao thủ Võ lâm

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhật Linh: "Em biết bác Đào Phò luôn rất buồn cười (và kèm theo một thái độ khinh thị sâu xa) khi trên mạng có ai đó vì đuối lý mà phải xóa bài của bác. Nhưng mà có chuyện này em cũng tò mò rất muốn có một hình dung cho rõ, nên em (đành) mạo muội đem cái này ở chỗ bác Lân Dũng về đây, muốn bác xem và cho ý kiến."


I. BÀI THƠ CỦA VUA LÊ


...


NGỰ CHẾ THIÊN NAM ĐỘNG CHỦ ĐỀ


Cự tẩm uông dương triều bách xuyên

Loạn sơn kì bố bích liên thiên

Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ

Tín thủ dao đề Tốn nhị quyền

Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ

Hải Đông phong toại tức lang yên

Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại

Chính thị tu văn yển vũ niên


Dịch


Nhận nước trăm sông sóng cuộn đầy

Núi bày cờ thế, biếc liền mây

Xưa theo người khác luôn bền chí

Giờ đã tung hoành một chớp tay

Đế Chủ điệp trùng quân hổ mạnh

Hải Đông đã tắt khói lang bay

Trời Nam muôn thuở non sông vững

Yển vũ tu văn dựng Nước này!


Trần Nhuận Minh (dịch)


... (nguồn: http://philong58.blogtiengviet.net/2012/03/22/p5295268)


Đào Phò:


Hì, Nhật Linh vác cái này về làm anh đọc cười tí vỡ xừ bụng!


Cái chuyện Thơ ấy mà, nó không phải chỉ là ba chuyện câu chữ em ạ.


Nó là chuyện cốt cách.


Cổ nhân dạy rồi:


"Cốt lý vô thi mạc lãng ngâm" — Trong cái cốt cách mà không có thơ, thì đừng có thơ thẩn làm gì cho nó phí.


Cho nên, đã chơi với Thơ, thì việc đầu tiên, số một, trước hết, — nếu không đủ khả năng hiểu chỗ này thì tuyệt đối không nên tiếp tục nữa, — là phải phân biệt được việc đọc thơ, dịch thơ, làm thơ, là khác hẳn, khác lắm ấy, khác hoàn toàn, so với việc kéo cày!


Chứ em xem, Thơ phỏng có tội tình gì nào, mà bị dùng cơ bắp khiêng ra, rồi bẻ chân vặn tay đến như thế này?


Bởi chữ cổ trên vách đá là cái bắp đùi chứ không phải cái trống. Quẻ Hàm có nghĩa là cảm và chữ cổ ở hào 3 là cái bắp đùi. Tôi tra trong Kinh Dịch thì Lời Kinh của hào tam trong quẻ Hàm nguyên văn như sau: “Hàm kì cổ chấp tuỳ kì, vãng lận” Nghĩa là, cảm lần thứ 3 ở đùi (lần thứ nhất ở ngón chân, lần thứ 2 ở bụng chân), mà đùi muốn cử động được phải theo sự điều hành của cơ thể. Do đó "Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ" tôi hiểu là: "Xưa theo người khác luôn bền chí".


Quả nhiên là kinh hồn!


Đoạn tiếp theo này còn táng đởm hơn:


Cũng theo mạch tư duy của Kinh Dịch, có người hiểu Tốn nhị quyền là hào nhị (2) quẻ Tốn. Lẽ thường của câu thơ luật là như thế, nhưng té ra là không phải. Đây cũng là cái rắc rối thứ 2 trong việc tìm hiểu câu thơ này. Nếu đọc hào 2 quẻ Tốn trong Kinh Dịch, ta có nguyên văn Lời Kinh như sau: “Tốn tại sàng hạ, dụng xử vu phân nhược, cát! Vô cữu!” Nghĩa là “ Nhún ở dưới giường, dùng thày bói, thày cúng bời bời vậy. Tốt! Không lỗi!” Nội dung đó hoàn toàn xa lạ với ý thơ trong bài. Nhưng Tốn Nhị là “hai luồng gió chồng lên nhau, tức là theo gió. Theo và chồng là trên dưới đều thuận.” Đó là lời giải của Trình Di về quẻ Thuần Tốn trong Kinh Dịch. Như vậy Tốn Nhị không phải là hào nhị quẻ Tốn (như câu trên, ứng với hào tam quẻ Hàm mà nhiều người nhầm). “Tốn Nhị” là Thần Gió, có sức mạnh ghê gớm, tung hoành trong trời đất, gây ra sấm sét mưa bão. Do đó "Tín thủ dao đề Tốn Nhị quyền" tôi hiểu là "Giờ đã tung hoành một chớp tay".


"Chớp tay" phóng một chưởng "Thần Gió", là "hai luồng gió chồng lên nhau", như "sấm sét mưa bão", đánh vỡ hai gò má ("quyền" — 權 — nghĩa là "xương gò má").


Chưởng này quả thật là "rất uyên bác và hiểm hóc"!


Kim Dung lão tiền bối mà chẳng may đọc được, chắc phải đỏ mông vì nhục, lẻn lẻn mà giấu bút đi, rồi âm thầm tìm chỗ thâm sơn cùng cốc, quy ẩn cho khẩn trương.


À, còn nếu "em cũng tò mò rất muốn có một hình dung cho rõ" về nội dung bài thơ này, thì nó thế này (không có bẻ đùi với phóng chưởng gì đâu):


御制天南洞主題 (NGỰ CHẾ THIÊN NAM ĐỘNG CHỦ ĐỀ)


巨浸汪洋潮百川, (Cự tẩm uông dương triều bách xuyên,

亂山碁布碧連天。 (Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên.)

壯心初感咸三股, (Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ,)

信手遙提巽二權。 (Tín thủ diêu đề Tốn nhị quyền.)

宸北摳機森虎旅, (Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ,)

海東烽燧熄狼煙。 (Hải Đông phong toại tức lang yên.)

南天萬古山河在, (Nam Thiên vạn cổ sơn hà tại,)

正是修文偃武年。 (Chính thị tu văn yển vũ niên.)


Nghĩa là:


LỜI CỦA VUA LÀ ĐỘNG CHỦ TRỜI NAM VIẾT LÊN


Vùng nước rộng lớn, biển sâu, thủy triều cả trăm dòng,

Núi non lộn xộn bày trận thế, màu xanh nối liền đến tận trời.

Lòng trai cảm khái, giống như hào thứ ba của quẻ Hàm, [1]

Bất giác đưa tay lên để thi lễ từ xa, giống như hào thứ hai của quẻ Tốn. [2]

Ở phía bắc đã bố trí chốt giữ những nơi trọng yếu nhiều toán quân oai dũng,

Đài lửa ở Hải Đông đã tắt khói phân chó sói khô. [3]

Trời Nam muôn thuở núi sông còn đó,

Chính là lúc gác việc võ để sửa sang việc văn cho tốt.


[1] Hào thứ ba của quẻ Hàm là hào cương dương, muốn vượt lên, nhưng vẫn biết nghe lời người trên.

[2] Hào thứ hai của quẻ Tốn bày tỏ sự cung kính, nhưng đúng là có lòng thành, chứ không phải là giả dối, xu nịnh.

[3] Ngày xưa đốt phân chó sói khô để báo động.


Hiểu, là phải diễn đạt đơn giản, rõ ràng được như thế, chứ không cần phải viện dẫn ông này ông kia [*], không cần phải lý luận lòng vòng, rối rắm, ú ớ, theo một kiểu "rất uyên bác và hiểm hóc" nào đó.


[*] Còn nếu như có viện dẫn, thì ít ra cũng phải như thế này:


"Nếu bạn không thể giải thích một cách đơn giản, thì bạn chưa thật hiểu." — An-bớt Anh-xtanh

Lập Trình Viên II - Chương 2 (Bản đẹp, đầy đủ)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook







LẬP TRÌNH VIÊN






Phần II

EM VÀ ANH






Chương 2: ĐIM-MA






"Chúa tha thứ cho kẻ xấu, nhưng không phải mãi mãi."






HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC TRUYỆN "Lập Trình Viên II"


1. Download file Lap Trinh Vien II - Chuong 2.lcd (0.21 MB) từ một trong các địa chỉ sau:


http://www.mediafire.com/?f3helu2hikuembj

https://rapidshare.com/files/1866029132/Lap_Trinh_Vien_II_-_Chuong_2.lcd


2. Chạy Chương trình me() - Nếu chưa có chương trình thông minh này, thì lấy ở đây - Chương trình me(), về cài lên (Chương trình này đã được đăng ký bản quyền, và hoàn toàn miễn phí)


3. Bấm nút Thư viện


4. Ở cửa sổ "bướm bay" mới được mở ra, bấm nút Thêm truyện mới


5. Mở file Lap Trinh Vien II - Chuong 2.lcd vừa download


6. Tìm truyện Lập Trình Viên II (Chương 2) trong danh sách truyện để đọc


— Ờ, mai là ngày khai giảng đấy!


Tôi ngồi trong nhà hàng ở trên tầng hai Nhà Văn Hóa, cùng với anh chị tôi.


A-nhi-a, xinh đẹp, lộng lẫy, nhưng dịu dàng và thân thương. Phi Long ngồi bên cạnh, mệt mỏi, xanh xao, nhưng anh tuấn và cứng cáp. Phi Long vừa làm ra vẻ giật mình, nhắc đến ngày khai giảng, mắt trong suốt nhìn tôi, cười cười, — giờ anh không phải đi học nữa.


Tôi giữ bộ mặt tỉnh bơ; anh rướn mày, cười rộng hơn, tiếp:


— À, anh đã nghĩ xong tên Việt Nam cho em...


Từ ngoài cửa bỗng có tiếng vỗ mạnh hai bàn tay vào nhau, hai tiếng, rồi một giọng nam, thanh thanh nhưng hoàn toàn không trong trẻo, gọi:


— Phi Long ơi! Bắt đầu thôi!


Là anh Va-lô-đi-a...


Nhưng có đúng anh Va-lô-đi-a thật không thì tôi sẽ không bao giờ biết, tôi còn không kịp nhìn...


Tôi đã giật mình tỉnh giấc.


Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ báo thức một pin AA, mặt vuông màu trắng, thân đen, bầu bĩnh, to gần bằng cái bánh trưng con mà người Việt vẫn bán ở đây, — còn lâu nó mới đổ chuông.


Hôm nay là ngày khai giảng.


Tôi vẫn mơ thấy họ...






Tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, — tôi về ở với bố hai lần. Bố tôi vẫn sống lặng lẽ, và vẫn nấu món súp củ cải đỏ ngon nhất trong tất cả những món súp mà tôi từng ăn. Buổi chiều, bố tiễn tôi ở ga tàu điện đường dài ngoại ô, trông ông có vẻ yên tâm.


Căn hộ ở trên phố bây giờ bác Di-na — bác Di-na là chị của mẹ anh An-tôn tôi — mỗi tuần đảo qua một, hai lần trông nom; anh A-li-ô-sa tìm cách giữ lại căn phòng của Phi Long trong ký túc xá, bây giờ tôi sống ở đây một mình là chính, chỉ có cuối tuần, một, hai ngày, tôi về nhà A-nhi-a để trình diện, và báo cáo tình hình với cô Ma-ri-na.


Suốt mùa hè tôi làm bạn với cây đàn ghi-ta, — cây đàn ghi-ta Đức mà Phi Long đã để lại cho Vê-rôn-na.


Nó là một tác phẩm nghệ thuật. Nó thật xinh xắn, hình như nó đã được làm thủ công, bằng các thứ gỗ chọn lọc, mặt trắng, thân và lưng màu vỏ bánh mỳ mới ra lò óng ả như còn được bôi thêm một lớp mật ong. Viền theo lỗ thoát âm, và dọc theo mặt cần đàn, có những họa tiết hình dây leo mảnh mai, có lẽ là dây nho, trông rất giản dị và tinh tế. Đặc biệt là trên cạnh thùng đàn, ở trên chỗ phình ra về phía trước, còn có thêm một cái lỗ thoát âm có hình dạng gần giống — có thể hơi méo hơn — nhưng to hơn quả trứng một chút.


Mặc dầu ngoại hình dịu dàng thế, nhưng nó được mắc dây sắt, và kêu cực kỳ đĩnh đạc.


Phi Long đã rất để tâm tìm một cây đàn để làm quà cho Vê-rôn-na, — còn gì phải nói về đàn nữa?


Nhưng tôi không thích chuyện này!


Vì tôi yêu A-nhi-a nhất. Và tôi gần gũi với tất cả bọn họ, nên tôi vẫn cảm nhận được có những chuyện này, chuyện khác, Phi Long đồng cảm với người này, người khác, hơn là với chị A-nhi-a tôi...






Nền trời trong xanh, nhưng ở phía có lẽ là tây nam lại đang có một bãi mây mỏng trắng xám lộm cộm vảy tê tê. Không thấy mặt trời đâu, nhưng thấy nhiều nắng. Gió thổi mạnh, nhưng không đều, nên thốc thốc. Trong không khí lửng lơ vẫn còn sương mù loang loãng.


Cảnh vật vào lúc sáng sớm mùa thu thế này có dáng vẻ rất giống như bọn con gái lớn hơn tôi một chút lúc mới ngủ dậy ở trại hè. Lúc ấy thân thể chúng nó đang thỏa mãn, khoan khoái, và xộc xệch một cách thuần vật lý, còn trí não thì đang đần đần đúng theo tình trạng bản năng, và thể hiện rất rõ ra mặt.


Đa số chúng nó — không phải tất — đều sẽ trông cưng cứng, máy móc, và khôn hơn, khi đã chính thức bước vào một ngày sống, chiến đấu, lao động, và học tập. Và thực sự thì tôi cũng không biết lúc nào tôi thích chúng nó hơn nữa, nhưng trong cái lúc vừa ngủ dậy kia, đúng là đã phải có cái gì đó — mà tôi cũng không xác định rõ được là cái gì — đã gây cho tôi một cảm giác rất là thích thú, trừ một chuyện là lúc ấy người chúng nó rất hôi.


Trời này quần áo thật tiện...






Đã có một buổi chiều thu, vào trước lúc hoàng hôn, gió khe khẽ và mát, và vẫn còn nắng, nắng yếu thôi nhưng lấp lánh, tôi đã nằm ngủ ngon lành trên thảm lá vàng rộm, dày và êm và thơm, ở dưới gốc một cây phong mọc trên bờ một hồ nước nhỏ trong vắt; cây phong này già và thấp, và có tán lá xòe ra thật rộng, và phải dày lắm nữa, — trước đó, — vì trên cây những chiếc lá phong năm cánh cũng đã vàng hết rồi, nhưng chưa rụng, vẫn cứ che kín, chỉ để hở trời ra rất lác đác. Chỗ đấy là ở trong một khu rừng thưa, một trong những điểm cuối đầy tâm đắc trên một lộ trình "ngoại ô muôn năm" của anh Xéc-giô. A-nhi-a ngồi cạnh tôi, ngắm lũ vịt bơi dưới hồ, thỉnh thoảng lại vuốt nhẹ tóc tôi; một lát thì Phi Long đến, ngồi ngược lại với chúng tôi, dựa vào lưng A-nhi-a; rồi tôi ngủ. Lúc tôi thức dậy — nhưng vẫn nằm yên — thì hai người họ vẫn ngồi nguyên như cũ. Không biết họ vừa nói chuyện gì, không biết có dỗi nhau không nữa, nhưng tôi nghe giọng A-nhi-a dường như không được thoải mái:


— Công tử không còn hào hứng nhiều với "ngoại ô muôn năm" nữa rồi ư?


— Sao lại nghĩ thế, tiểu thư?


— Em nhìn thấy thế.


— Nhìn thấy thế nào? Kể anh nghe đi!..






Tôi là em Phi Long, và Phi Long vừa qua đây học thì kết A-nhi-a luôn, từ đó một mực thùy mị nết na trong các mối quan hệ khác giới khác, nhưng dù không tán tỉnh ai, anh vẫn là người tương đối hiếu động — một cách tự nhiên — trong các mối quan hệ ấy, cho nên tôi vẫn bắt chước được ở anh ít nhiều, kiểu như sô-cô-la luôn nằm sẵn chầu chực đợi chờ trong túi này.


Nó vừa bỏ tay để "tha" thì thỏi Xờ-ních-cớt loại to đã vòng lại ngay trên vai tôi, nó vớ vội lấy sô-cô-la của mình, còn tôi quay lại nhìn nó.


Và giật mình:


— Ối chà!.. Cla-ra!


Nó nhìn nhìn tôi, có vẻ ái ngại:


— Hả?..


Tôi cười, bàn tay phải để ngang ra, đặt nhẹ lên đầu nó, rồi lên đầu mình:


— Phổng quá cơ!


Có mấy tháng hè mà đúng là nó phổng nhanh thật, giờ nó còn cao hơn tôi một tí, và... tôi đưa mắt xuống, nhìn cụ thể khắp người nó, quên cả ý tứ.


Nên mặt nó đỏ đến tận tai...






Thứ Hai.


Giờ Toán.


Cô Ma-ri-a đứng nhìn hoa băng trên kính cửa sổ, hoặc nhìn tuyết ở ngoài sân, hoặc chỉ đơn giản là nhìn. Hôm nay cô vẫn mặc bộ áo váy màu xám nhạt quen thuộc nhưng lúc nào cũng trông như mới — nếu đây là trong phim Mĩ, tôi sẽ hình dung ngay là ở nhà cô có cả một tủ treo toàn một bộ này, — được cắt may rất vừa vặn và giản dị, áo có cổ bẻ trắng tinh, to hơn một chút so với kiểu cổ áo sơ-mi, măng-sết cùng phong cách, cùng màu và chất liệu với cổ áo, váy dài vừa quá đầu gối. Một tay vịn vào cái chốt cửa sổ, cô nói như khi đang bị người khác làm cho buồn cười:


— Tôi chưa báo trước là thế nào?


Yên tâm là cửa sổ được đóng cẩn thận, cô đi dọc theo tường lớp màu "cam — va-ni", đi ngang qua Léc-man-tốp — chân dung mặc quân phục sĩ quan cận vệ, treo trên tường, — tới chiếc cửa sổ tiếp theo, vừa đi cô vừa nói:


— Hôm Thứ Sáu, trước khi có chuông báo hết giờ, tôi đã dặn, tất cả đều nghe rõ, là hôm nay sẽ có bài kiểm tra...


Bọn lớp tôi nhao nhao lên...






Nhưng ngay cả thế thì thái độ của anh Mác-tin vẫn khiến tôi không khỏi ngạc nhiên.


Anh cứ nhìn cố định vào tôi, còn nhíu cả mày, tay thì cứ gảy đi gảy lại đoạn điệp khúc, cuối cùng khua nhanh hợp âm kết bài một cái mạnh và chặn ngay dây lại, rồi bảo tôi:


— Nhạc cảm tốt quá, mà không phải giả vờ. Có yêu có vỡ thật rồi cơ? Hả em?..


Tôi ngớ ra, rồi lập tức hình dung được ngay, — tại lúc hát, vì sợ hát sai trước mặt anh Mác-tin, nên tôi đã rất chăm chú vào việc hát, giờ nghe anh nói, tôi mới chợt hiểu...


"Anh đi một năm, mà có thể hai...

Mà có thể mãi mãi

Em sẽ mất một người bạn..."


Mặc dù đây là lời một người con trai nói với một người con gái lúc chia tay cô trên sân ga để ra chiến trường, nhưng khi hát những câu hát cụ thể kia, thì trong lòng tôi hẳn là có những chỗ đã tự cảm ứng mà bị động chạm đến...






Lập Trình Viên II (23)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cô Ma-ri-a nhìn nó, ánh mắt cô giống như đọng lại một chút, rồi cô lắc đầu:


— Con tin vô tội, Lu-ka ạ.



*
* *



Nhà Văn Hóa vẫn thế.


Tất nhiên tôi không vô lý tới mức khó chịu với nó vì nó vẫn thế, nhưng cảm giác thì vẫn có, chỉ là khó diễn đạt được rõ ràng đấy là cảm giác gì, — quả thật đã lâu lắm rồi Phi Long không còn đánh đàn ở đây, và lâu lắm rồi A-nhi-a không còn lặng lẽ nhìn xiên đi đâu đó khi chị Lút-mi-la trong lúc hỏi han thực khách cứ vừa đứng đung đưa vừa vịn một tay vào vai anh.


Tầng hai trống trơn, chỉ có hai người ngồi trên hai chiếc ghế tựa, quay mặt vào nhau, ở trên sân khấu nhỏ; chỗ ấy không sáng lắm và có nhiều màu đen, nên hai người hầu như bị lẫn vào khung cảnh sân khấu cùng với mấy chiếc chân mi-crô đứng lỏng chỏng.


— Sí, sí la, la son, son pha... Đấy... — Một người nhìn nhìn người kia. — Bên này đánh thế, thì bên ấy đánh "mì pha son la si mí rê", rê thăng.


Người kia làm theo, người này gật gù, rồi bảo:


— Tiếp, bên này đánh "lá, lá son, son pha, pha mi", bên ấy "sì sì đô rê mi pha son"...


Cả thảy có bốn câu nhạc như thế.


Nhưng đến lúc chơi khớp lại liên tục một lượt thì người chơi những câu nhạc bè đệm — "bên ấy" — bị "ngắc ngứ" ở câu cuối cùng.


Anh hơi ngẩn ra một tí, giơ ngón tay trỏ ra hiệu cho người kia "đừng nhắc", rồi nhẩm lại — trên đàn — các câu nhạc của mình.


Nhưng đến câu cuối, thì lại vẫn quên...


— Đồ son đồ son mi đồ sì.


Người kia vẫn ngồi im "theo yêu cầu"; đấy là tôi không nhịn được, nên đã buột mồm nói ra.


Cả hai người họ đều khẽ giật mình, vì họ đang mải đánh đàn nên không để ý tôi đến. Anh Va-lô-đi-a — "bên ấy" chính là anh Va-lô-đi-a — đánh "kiểm tra" lại những nốt nhạc tôi vừa đọc, rồi ngoảnh nhìn tôi cheo chéo, vui vẻ, nhưng hơi ngạc nhiên một cách thật thà:


— Sao biết?


Người gày gò; tóc nâu xõa xuống chớm chùm cổ áo, lượn sóng thoải mái, đường ngôi giữa; râu quai nón cùng màu với tóc, hai bên viền theo xương quai hàm đã tỉa cho mảnh bớt, ria và râu cằm thì mặc kệ, đều dài, râu cằm vểnh ra gần giống như râu dê; anh Va-lô-đi-a vẫn mặc nguyên bộ yêu thích: quần bò xanh mực viết, tươi, và bạc đồng bộ, áo phông cổ tròn màu da cam, rồi đến sơ mi bò đuôi tôm, ngoài là áo vét bò; sơ mi và vét đồng bộ màu sắc và độ cũ mới với quần; sơ mi hôm nay cài cúc.


Nhưng cái đàn hôm nay thì lạ.


Tôi liếc nhìn nhanh: đấy là cái đàn Suzuki mặt màu va-ni nhạt, có một vết đen to và méo bằng mi-ca mỏng, gần giống như hình giọt nước nằm ngang, nằm ôm lấy bên dưới lỗ thoát âm, là loại đàn thông thường, trên mặt đàn ở phía dưới tay gảy có hai nút vặn tròn màu trắng, tức là trong thùng đàn có gắn sẵn thiết bị cảm ứng, chỉ cần cắm dây giắc vào tăng âm là đánh thẳng tiếng ra loa.


Nhưng cái đàn này chắc đã được tự chế thêm, và còn bởi bàn tay chuyên gia, tại tôi thấy ở lỗ thoát âm còn gắn chồng chéo thêm đến hai cái pích-cắp cảm ứng, hai loại khác nhau. Nếu là nguyên bản từ nhà sản xuất, không ai lại để tồng ngồng chướng mắt như thế cả.


Tôi cười, trả lời anh Va-lô-đi-a:


— Thì... lô-gích thì phải thế!


— Lô-gích thì phải thế, nghe quen nhỉ? — Người kia, vẫn lặng lẽ nhìn nhìn tôi, bỗng hơi nghênh đầu, liếc mắt sang hỏi anh Va-lô-đi-a.


Anh không biết tôi, nhưng tôi biết anh.


Cũng ôm một cây ghi-ta gỗ, nhưng chỉ là một trong mấy cây ghi-ta "mậu dịch" vẫn dùng để tập tạm ở đây; cũng nguyên một bộ bò: quần bò cổ điển, thắt lưng da nâu to bản, khóa đồng tròn, áo sơ mi bò dài tay, xơ-vin, măng-sết cài cẩn thận, cả áo quần đều màu chì thẫm và trông đều như mới tinh; tóc hung sẫm cợp gáy, dày dặn, nhưng trông rất gọn ghẽ, ôm kín tai; cặp kính bốn mắt: hai mắt cận trắng và hai mắt đen có thể lật lên lật xuống, gọng kền sáng loáng, đĩnh đạc trên sống mũi; anh Mác-tin là cựu sinh viên trường này, và bây giờ là một cây ghi-ta chuyên nghiệp, chỉ thỉnh thoảng anh mới qua đây chơi.


Cho nên lúc anh lại quay lại, hai mắt kính đen hướng vào tôi rồi dừng lại bất động, khóe miệng giống như có nét cười, thì tự nhiên tôi có cảm giác giống như bẽn lẽn. Anh Va-lô-đi-a vui vẻ:


— Em thằng Phi Long đấy.


— Em Phi Long? Nhưng Phi Long nó... — Một vệt nhăn thẳng kéo khẽ hai chân mày lại gần nhau hơn một tí, và khóe miệng anh Mác-tin thoáng một nét lơ lửng.


Vẫn còn "bẽn lẽn", tôi giải thích:


— Là... nghĩa đệ ấy ạ.


Anh Mác-tin nghiêng hẳn một bên đầu xuống như hoàn toàn nghe chưa rõ, rồi giọng anh rất biểu cảm, nhưng khó nói là "cảm" gì:


— Hả?! Nghĩa đệ?!


Tôi chưa kịp bối rối, thì "Đốp! Đốp! Đốp!", anh đã vỗ tay liền ba tiếng to, rồi nhìn tôi từ trên xuống, rồi từ dưới lên, rồi anh cười nở rộng cả hai hàm răng trắng đẹp và đều, — ngoại trừ hai chiếc ở giữa hàm trên hơi to một chút, — một nụ cười rất là sảng khoái, anh gật gù:


— Là thật hẳn hoi đây!.. Hay! Hay nhỉ!


Tôi đang ngượng nghịu thì may anh Va-lô-đi-a đã bảo:


— À đây, anh nhắn em lên... — Anh móc từ túi ngực bên trong áo vét bò ra một cái phong bì dày cộm, đến nỗi nắp không đủ kín, chìa cho tôi. — Tiền đánh đàn lần trước. Chia làm năm phần hộ anh, rồi lấy một.


Tôi nghệt mặt ra, rồi ngần ngừ, và tôi thấy có rôm cắn mặt, chắc mặt tôi phải hơi đỏ:


— Anh Va-lô-đi-a, em... sao lại... em không lấy đâu.


Anh Va-lô-đi-a mới chỉ cười cười, chưa kịp nói gì, thì anh Mác-tin đã một tay tóm lấy tay tôi, một tay tóm lấy cái phong bì, rồi đặt phong bì vào tay, giọng nói vui vẻ, nhưng lại giống như ra lệnh:


— Đã lên đánh, thì phải lấy tiền, thế mới là người lớn!


Tôi gãi đầu, rồi đành cầm lấy cái phong bì, ngồi bệt xuống, bày hết tiền ra sàn, và đếm. Giữa chừng ngẩng lên, tôi thấy anh Mác-tin đang nhìn tôi, đầu lắc lắc mấy cái, cười tủm tỉm.


Tôi nghe giọng anh Va-lô-đi-a hào hứng:


— Nó hát được đấy.


— Đương nhiên. — Anh Mác-tin nói như biết rồi. — Đã đánh diễn được, tuổi ấy làm sao mà ngồi học đàn chay?


Có tiếng bật lửa kim loại kêu "tích" một cái trong trẻo, rồi mùi thuốc lá bốc lên khét khét; tôi đã bỏ hẳn hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhận ra mùi thuốc "Lạc đà", — loại thuốc này nặng.


Tôi chia tiền thành năm tệp mỏng trên sàn xong, ngửng lên nhìn anh Va-lô-đi-a, chưa kịp nói gì, thì anh đã bảo:


— Lấy một đi, còn lại cứ để đấy anh.


Tôi cất tiền vào túi xong, thì anh Mác-tin hỏi:


— Em đọc nhạc được không?


Tay anh đang cầm một tờ A4, chắc là gập tư, vừa giở ra; lại thấy mặt hơi nong nóng, tôi rụt rè:


— Em chỉ dò theo đàn được thôi, mà... chậm lắm.


Anh Mác-tin phẩy tay, cười:


— Ừ, học cái đấy ngại, — anh lại phẩy tay tiếp, — mà chưa quan trọng.


Vừa nói, anh vừa rướn người ra phía trước một chút, tay trái cầm tờ A4, hơi xoay ngang ra, tay kia vẫy tôi lại.


Hơi lóng cóng, tôi vội vàng sán đến.


Vừa chỉ theo các ký hiệu hợp âm trên khuông nhạc, anh Mác-tin vừa bảo tôi:


— Đây, vòng gam nó như thế này: rê thứ — son thứ, la bảy — rê thứ, rê bảy — son thứ — rê thứ, mi bảy — la bảy — rê thứ... Hình dung ra chưa? Cái này anh vừa viết, giai điệu đơn giản, mà ngắn thôi.


Anh lại lướt ngón tay theo lời hát ở dưới khuông nhạc, lướt đến đâu, hát đến đấy; hát nho nhỏ, nửa như nói, kiểu hát "giải thích", lúc lúc lại nhìn tôi, nên hát hết cả bài — chính xác là hết đoạn một — mà vẫn không giống như là đã hát một bài.


Thấy tôi có vẻ đã hình dung được, anh nhìn tôi, hát lại khe khẽ mấy câu đầu của đoạn điệp khúc, — không hát "giải thích" nữa, — bàn tay phải đưa nhè nhẹ trong không khí theo nét nhạc.


— Lô-gích thì phải thế. — Anh cười.


Rồi hơi đột ngột, anh chìa tờ A4 về phía tôi, bảo:


— Diễn thôi!


Tôi lại hơi nghệt ra, nhưng lần này tôi có cảm giác rất thoải mái, chứ không thấy rôm cắn tí nào.


Người ngày xưa bảo:


"Phấn hồng để tặng giai nhân,

Bảo kiếm chờ mong anh hùng."


Cây đàn ghi-ta "mậu dịch" thì kể cả miễn cưỡng cũng khó mà gọi được là "Bảo kiếm", nhưng lúc kêu lên ở trong tay một bậc chuyên nghiệp có số má như anh Mác-tin, thì nó bỗng như có đến bảy phần anh khí, tuyệt không giống như một thanh kiếm cùn.


Và bài hát đúng là dễ nhớ và dễ hát, nên tôi hát hết bài mà không hề bị ngập ngừng hay lạc giai điệu một chỗ nào, và càng hát thì lại càng có cảm giác như đang hát một bài mà tôi đã hát quen.


Nhưng ngay cả thế thì thái độ của anh Mác-tin vẫn khiến tôi không khỏi ngạc nhiên.


Anh cứ nhìn cố định vào tôi, còn nhíu cả mày, tay thì cứ gảy đi gảy lại đoạn điệp khúc, cuối cùng khua nhanh hợp âm kết bài một cái mạnh và chặn ngay dây lại, rồi bảo tôi:


— Nhạc cảm tốt quá, mà không phải giả vờ. Có yêu có vỡ thật rồi cơ? Hả em?..


Tôi ngớ ra, rồi lập tức hình dung được ngay, — tại lúc hát, vì sợ hát sai trước mặt anh Mác-tin, nên tôi đã rất chăm chú vào việc hát, giờ nghe anh nói, tôi mới chợt hiểu...


"Anh đi một năm, mà có thể hai...

Mà có thể mãi mãi

Em sẽ mất một người bạn..."


Mặc dù đây là lời một người con trai nói với một người con gái lúc chia tay cô trên sân ga để ra chiến trường, nhưng khi hát những câu hát cụ thể kia, thì trong lòng tôi hẳn là có những chỗ đã tự cảm ứng mà bị động chạm đến.


Nhưng — cho nên — tôi thấy rất lúng túng trước câu hỏi của anh Mác-tin...


— Đim-ma, hây Đim-ma!


Chợt tôi nghe tiếng người gọi, — may mà đúng lúc ấy, — lại còn bô bô rất to.


Giật mình quay lại, tôi nhìn thấy thằng Mê-chi-a đang đứng nửa trong nửa ngoài ở giữa khung cửa kính nhà hàng, mặt mũi hớn hở, tay vẫy rối rít.


Tuyệt không có khái niệm sao mà đột nhiên nó lại xuất hiện như một thứ rất không hợp cảnh ở đấy, nhưng cảm giác của tôi vẫn là rất mừng rỡ, tôi vội bảo anh Mác-tin (nhưng vẫn không đưa lại tờ A4 cho anh):


— Bạn em.


Rồi tôi — xuýt nữa thì chạy — thong thả bước về phía thằng Mê-chi-a.


Nó bước hẳn ra khỏi cánh cửa kính, nhìn tôi, hai mắt đen vẫn giương lên như mọi khi, nhưng lần này trông còn có vẻ gần giống như vừa mới xem phim kinh dị; nó hỏi, phần thì giống như sợ sẽ nhận được một câu trả lời phủ định, phần lại giống như ngại vì mình đã hỏi như thế:


— Kia chẳng phải là Mác-tin... Na-di-mốp đấy chứ?


— Đích thị! — Tôi bảo nó.


Bỗng thấy muốn thị oai với nó, nên tôi sợ nó sẽ hỏi thêm nhiều thứ mà tôi — vì không "thân thiết" với anh Mác-tin như nó tưởng (chắc thế), nên — không biết, vì vậy tôi hỏi luôn sang chuyện khác:


— Làm gì mà ở đây thế?


— À, — nó hơi xoay người liếc về phía sau, — ăn uống, tụ tập tí...


Nó đã có vẻ lưỡng lự, trước khi bảo tôi:


— Nhập hội tí đi, có Lu-ka, Ghen-na-đi, Đi-na, An-giê-lích-ka, Lu-i-da.


Tôi không xã giao, và trước mắt bọn ở lớp tôi sờ sờ là một đứa nhạt nhẽo với những chuyện giao du, mà nếu có giao du, thì mấy đứa vừa được liệt kê chắc còn là những lựa chọn cuối cùng; và ngược lại, hẳn là bọn kia, nếu không phải là xã giao, thì cũng chẳng có đứa nào hoan nghênh tôi cả; thằng Mê-chi-a chắc không phải không hình dung được, nhưng tôi đoán nó lưỡng lự không phải vì thế, mà vì nó nghĩ đến lựa chọn giữa một bên là bọn nó, và một bên là anh Mác-tin.


Nên tôi thuận nước đẩy thuyền, chìa tờ A4 ra trước mặt nó:


— Để dịp khác đi. — Tôi nhún vai, cố giữ cho giọng nói đều đều và vô cảm. — Đang phải tập bài mới của anh Mác-tin.


(Còn nữa)



Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Cả bộ đầy đủ)
http://philong58.blogspot.com/2012/02/lap-trinh-vien-ca-bo-ay-u.html

Địt (tiếp) con mẹ nước Mỹ tươi đẹp!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vụ lính Mỹ thảm sát 16 thường dân tại Afghanistan ngày 11/3/2012 không phải là sự man rợ đầu tiên của nước Mỹ. Trong lịch sử, không ít lần thế giới đã phải rung động trước những vụ hành quyết đẫm máu theo phong cách Hoa Kỳ.


THẢM SÁT NO GUN RI (Triều Tiên)


Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, một đơn vị lính xe tăng của quân đội Mỹ mang số hiệu Trung đoàn 7 đã chiếm đóng khu vực No Gun Ri. Đây là tuyến đầu trong các cuộc giao tranh đẫm máu với quân đội Triều Tiên. Hàng trăm gia đình Hàn Quốc bị mắc kẹt, nằm giữa hai làn đạn đã tìm cách sơ tán về phía sau hậu phương để tránh những thương vong của cuộc chiến.


Tháng 6/1950, quân đội Mỹ phát hiện có hàng trăm thường dân, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang tiến về vị trí của họ qua một chiếc cầu đá nhỏ. Các sĩ quan ra lệnh phát hỏa và các binh sĩ Mỹ nổ súng. Đám đông dân tản cư đã hứng trọn trận mưa đạn. Tuy nhiên, một số nhân chứng còn sống sót cho biết, thảm kịch chưa dừng lại khi ngay sau đó, một máy bay Mỹ đã đến và dội bom vào dân thường. Vụ thảm sát đã khiến khoảng 400 người thiệt mạng.


Mặc dù đến nay, quân đội Mỹ vẫn chỉ thừa nhận đây là một “bi kịch không mong muốn”, khi các binh sĩ nghĩ rằng những người tị nạn có thể bao gồm các binh sĩ Bắc Triều Tiên cải trang thành, tuy nhiên vụ thảm sát No Gun Ri đã gây chấn động dư luận và được biết đến là một trong những vụ thảm sát thường dân lớn nhất của quân đội Mỹ trong thế kỷ 20.


THẢM SÁT MỸ LAI (Việt Nam)



Ngày 16/3/1968, đại đội Charlie thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 20 đã tiến vào Mỹ Lai, một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và gây ra vụ giết người thảm khốc. Không tìm thấy bộ đội, lính Mỹ bắt đầu xả súng giết hại dân thường, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Thậm chí, lính Mỹ còn bắn vào tất cả những thứ chuyển động. Trên thân thể những người phụ nữ bị giết hại còn hằn rõ dấu vết bị làm nhục. 504 người đã bị giết hại oan uổng.


Phạm Vũ Luận - Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam


Quân đội Mỹ đã che giấu vụ việc, cho tới khi nhà báo Seymour Hersh điều tra và đưa sự thực tới công chúng trên toàn thế giới. Tháng 11/1969, một loạt tạp chí gồm Time, Life và Newsweek đã đồng loạt đưa vụ việc này lên trang nhất và đăng tải những bức ảnh chi tiết về vụ thảm sát. Với cả một thế hệ những người châu Mỹ, châu Âu và châu Á, vụ thảm sát Mỹ Lai là một vết nhơ của nước Mỹ. Tờ Time đã bình luận khi vụ việc lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng: “Nước Mỹ và người Mỹ không thể không cảm thấy gánh nặng tội lỗi và sự day dứt lương tâm trước những gì đã diễn ra ở Mỹ Lai”.


Sự kiện thảm khốc này đã hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam và làm thay đổi thái độ của công chúng đối với cuộc chiến tranh tàn bạo và phi nghĩa này.


TRA TẤN TÙ NHÂN TẠI NHÀ TÙ ABU GHRAIB (Iraq)


Việc công bố hình ảnh của những vụ tra tấn, cưỡng hiếp, sát hại tàn nhẫn tù nhân ở nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, Iraq, năm 2004, đã khiến cho toàn thế giới chấn động cũng như ghê rợn trước sự độc ác của một số quân nhân Mỹ.


Các hình ảnh được thu lại cho thấy, tù nhân Iraq bị đánh đập, lạm dụng và tấn công tình dục. Những người tù nhân bị lột trần, nằm lăn lóc trên nền nhà ướt át, với đôi tay bị còng và nhận những cú đá tới tấp vào bụng từ những kẻ thẩm vấn. Hashem Mushen, một tù nhân từng bị bắt giữ kể lại: "Họ bắt chúng tôi bò xung quanh sàn nhà, trên người không một mảnh vải và cưỡi lên lưng chúng tôi như thể chúng tôi là con lừa".


Sau này, báo cáo của Thiếu tướng Antonio Taguba về sai phạm ở nhà tù Abu Ghraib thừa nhận, lính Mỹ đã dùng những biện pháp tra tấn ghê rợn như: dùng súng đã lên đạn đe dọa, dùng nước lạnh đổ lên người tù nhân không mảnh vải che thân, dùng chổi và ghế đánh tù nhân, đe dọa cưỡng hiếp tù nhân nam, bắt tù nhân trần truồng nằm chất đống và giẫm đạp lên…. Vụ bê bối này đã khiến cho cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush phải thừa nhận đó là sai lầm lớn nhất của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq.


CUỘC THẢM SÁT Ở HADITHA (Iraq)


Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ đã gây ra nhiều tội ác đối với thường dân. Điển hình là vụ thảm sát ngày 19/11/2005, khi 8 lính thủy quân lục chiến của Mỹ đã giết chết 24 người đàn ông không vũ trang, phụ nữ và trẻ em tại thành phố Haditha, Iraq. Theo tờ Thời báo New York, vụ thảm sát được cho là một hành động trả thù của binh sĩ Mỹ.


Người dân tại Haditha đã rất giận dữ khi thực tế, không một ai trong số 8 binh sĩ bị kết án. Awis Fahmi Hussein, một người còn sống sót trong vụ thảm sát trên, cho biết: "Tôi hy vọng rằng các tòa án tại Mỹ sẽ tuyên bố những người này phải chịu án tù và họ phải lộ diện thú nhận tội ác trước toàn thế giới. Chỉ như thế mới thể hiện được tính dân chủ và công bằng của nước Mỹ.”


CUỘC KHÔNG KÍCH NÉM BOM Ở AZIZABAD (Afghanistan)


Ngày 22/8/2008, nhiều dân thường Afghanistan tụ tập tại một ngôi làng nhỏ Azizabad ở tỉnh Heart để tưởng niệm một lãnh đạo dân quân, và đã bị thiệt mạng trong cuộc không kích của quân đội Mỹ.


Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong cuộc chiến tại Afghanistan, khi có tới 90 người đã tử vong, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Quân đội Mỹ ban đầu đã phủ nhận những thương vong về dân sự, nhưng sau đó đã buộc phải thừa nhận sau khi đoạn video quay lại cảnh dân thường bị giết chết xuất hiện.

Địt con mẹ nước Mỹ tươi đẹp!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook















Máy phát điện chạy bằng Bướm

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khui và các cộng sự khẳng định đã phát minh ra chiếc máy phát điện chạy bằng Bướm có công suất 2,000W, dựa trên nguyên lý tách hydrogen ra từ Bướm rồi đốt, và tạo ra năng lượng. Hợp chất đặc biệt (tác giả gọi là chất xúc tác Chim Chảy Sệ) có tác dụng phản ứng với Bướm tạo hydro tiếp tục được Tiến sĩ Khui giữ bí mật hoàn toàn và xem đây là “bí mật công nghệ” của ông. Ông cũng khẳng định, một đèn compast 50W phát sáng trong 1 giờ chỉ tiêu tốn khoảng 1,000 đồng Chim Chảy Sệ.


Trả lời báo chí, Tiến sĩ Khui cho biết: “Chim Chảy Sệ là hợp chất đặc biệt do chúng tôi nghiên cứu ra. Do là hợp chất tổng hợp của nhiều chất khác nhau, nên các nhà khoa học chưa dùng được, chưa hiểu được.”


TS Hà Thúc Ch. Nh., Phó Trưởng Khoa Khoa học Vật liệu nhận định, trên thế giới đã từng sử dụng muối hóa học để tách hydro ra khỏi Bướm, tuy nhiên, nếu dùng muối và Bướm để phát sáng bóng đèn 50W như thí nghiệm của Tiến sĩ Khui phải mất từ 200,000 — 300,000 đồng, hoàn toàn không có lợi về mặt kinh tế. Cho nên, điểm mấu chốt nằm ở Chim Chảy Sệ, nhưng nó vẫn là điều bí mật.


Một nhà khoa học khác lý giải, để giải phóng được hydro ra khỏi Bướm, cần một nguồn năng lượng, năng lượng ở đây theo tác giả Khui là do phản ứng hóa học sinh ra. Thế nhưng, tác giả lại trả lời rằng phản ứng với Bướm là chuyện riêng của tác giả và không cho biết phản ứng đó là gì? Như vậy, không thể thuyết phục chúng tôi được.



(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

GS-TSKH Nguyễn Đăng H., một nhà khoa học Việt kiều, cho rằng bên cạnh khía cạnh công nghệ nên giữ bí mật, khía cạnh khoa học của công trình cần phải rõ ràng. Ví dụ: Ta có thể gọi Chim Chảy Sệ là chất xúc tác hay là chất khử? Bởi về nguyên lý chất xúc tác là chất trung gian không can dự vào phản ứng với Bướm hoặc nếu có can dự cũng giữ lại hình thể nguyên dạng của nó, còn chất khử thì tham dự vào phản ứng với Bướm và biến thành một chất khác. Thế nhưng, từ những sơ đồ phản ứng với Bướm của tác giả, chúng tôi không xác định được Chim Chảy Sệ của tác giả gọi là gì.


Trong khi đó, với câu trả lời Chim Chảy Sệ là chất xúc tác, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Th., Trưởng bộ môn Hóa Lý, phản bác, nếu Chim Chảy Sệ là chất xúc tác thì Chim Chảy Sệ chỉ có tác dụng tăng tốc độ phản ứng với Bướm, chứ Chim Chảy Sệ không thể biến một phản ứng không xảy ra với Bướm thành xảy ra được. Trong khi đó, TS về năng lượng Nguyễn Bách Ph. nói: “Nếu thật sự có phản ứng Chim Bướm này, năng lượng sẽ không còn là vấn đề với thế giới. Tuy nhiên, với cách giải thích những phản ứng Chim Bướm trong nghiên cứu là chuyện riêng của Tiến sĩ Khui, vậy thì đâu cần đến đây để nói chuyện Chim Bướm với Khoa Học nữa?”


Kết luận, cá nhân GS-VS Nguyễn Văn H. cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ Tiến sĩ Khui giữ bí mật Chim Chảy Sệ đặc biệt của mình, bởi nếu chứng minh được hiệu quả tách hydro ra khỏi Bướm của Chim Chảy Sệ, giá trị mà nó mang lại không chỉ cả ngàn tỷ đô mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, phục vụ tốt cho nhân dân các vùng thiếu điện. Tuy nhiên, Tiến sĩ Khui phải thử nghiệm tại KCNC bằng một chiếc máy cụ thể để có thể đánh giá chính xác mức độ ổn định của hợp chất rắn trên. Đồng thời, Bộ KHCN, Ban quản lý KCNC nên cấp nguồn kinh phí để Tiến sĩ Khui tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu Chim Chảy Sệ của mình.”


Dự kiến, trong đầu tuần tới, Ban Quản lý KCNC TPHCM và Trung tâm Nghiên cứu Triển khai sẽ tổ chức họp báo để công bố các kết luận chính thức về phát minh mới Chim Chảy Sệ nói trên.

Lập Trình Viên II (22)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cô lại hít sâu một hơi, cằm thu hẳn lại, rồi cô thở dài. Rất dài!


"Không học thơ và không ghi chép - 2 điểm"

"Trong giờ tập đọc không theo dõi các bạn đọc bài - 2 điểm"

Lắc đầu nhẹ một cái, cô nói bằng giọng rất ít biểu cảm:


— Còn cô thì đã nghĩ là đầu mình bị làm sao thật.


Nhìn xuống sàn, lại lắc đầu khẽ một cái, cô bước từng bước, chậm lắm, về phía chiếc cửa sổ rộng ở cạnh bàn giáo viên. Hai bàn tay lồng ngón vào nhau ở trước ngực, và tì nhẹ lên khung cánh cửa bằng gỗ sơn trắng chạy dọc ở giữa khoang kính, cô Ma-ri-a ngước mắt nhìn lên một điểm nào đó, chắc là cao, ở phía bên ngoài. Cứ nhìn nguyên như vậy, cô nói, giống như vừa nói vừa thở dài:


— Các em đã đối xử rất ác với cô.


Bọn nó mật độ thì vẫn thế, nhưng không còn nhao nhao nữa:


— Chúng em chỉ định...


— Bọn em không nghĩ được là...


— Đấy chỉ là một chuyện đùa thôi ạ...


Tiếng thằng Phê-đi-a nói rõ hẳn lên:


— Cô đừng để tâm, thưa cô...


Nhưng cô Ma-ri-a lắc đầu:


— Không, đấy là sự dối trá! — Cô đã quay lại và bỏ kính ra, nhưng vẫn không nhìn chúng tôi.


Nhưng lúc cô nhìn, thì tôi lại vội vàng cúi gằm mặt xuống, — không biết tư vị trong lòng những đứa khác bây giờ thế nào, còn tôi, thì tôi không dám nhìn vào mắt cô giáo chủ nhiệm.


Tôi nghe giọng cô nghiêm khắc, và có lẽ không chỉ nghiêm khắc mà thôi, ít ra thì cũng không chỉ như những lần nghiêm khắc khác:


— Mà để làm gì chứ? Tôi hỏi các em! Là vì cái gì chứ?! Các em thật sự muốn thấy tôi bị mất trí? Nếu như nói trắng ra!


— ...


— Không lẽ một mục đích tội nghiệp và chẳng đáng là gì cả, là hoãn lại một bài kiểm tra, là đáng để phải có một hành vi đáng hổ thẹn như vậy?!


Không biết có phải vì không muốn chúng tôi sẽ nhìn thấy những gì mà lời nói — có thể — đã không thể diễn tả hết hay không, nhưng cô Ma-ri-a một lần nữa lại quay nhìn ra ngoài cửa sổ; hai tay khoanh trước ngực, cô nghiêng nghiêng đầu, chắc lại nhìn gì đó ở trên cao.


Khung cửa sổ rộng trắng toát có hoa băng trên kính, và cô giáo tôi lúc này đứng ở đó, trông giống như một cô gái nhỏ.


Lúc quay lại, thì nét mặt cô lại giống như lúc đang say sưa giảng cho chúng tôi một vấn đề toán học hay, cả giọng nói cũng vậy:


— Dù sao, thì bài kiểm tra cũng đã được tiến hành! Nhưng đề bài lần này không phải các câu hỏi về lượng giác, mà là những câu hỏi về đạo đức. Và các em đã trả lời sai.


Bất ngờ — vì tôi đang nghĩ đến sự im thít của cả lớp, — từ phía cuối lớp cất lên một giọng nói chững chạc, từ tốn, và điềm đạm:


— Nhưng kiểu câu hỏi này không có lời giải một nghiệm ạ.


Theo như biểu hiện, thì cô Ma-ri-a cũng bị bất ngờ, và tôi bất giác lại cúi nhìn xuống mặt bàn, để chờ nghe cô mắng.


Cô không mắng, nhưng dường như cô thất vọng:


— Cô hơi ngạc nhiên đấy, Lu-ka. — Cô nhún vai. — Em thử suy nghĩ thêm vậy.


Đã nói thế, nhưng chắc sau một thoáng cân nhắc, cô lại quyết định sẽ không để mặc cho đám học trò của mình phải tự "suy nghĩ thêm vậy", nên cô nhìn chúng tôi và nói giống như lúc cô đang giảng bài:


— Dễ hình dung nếu có những bạn có tính cách hoàn toàn không thích hợp với việc nói dối như thế này, những bạn với họ nói thật và nói dối là cảm nhận hết sức đơn giản và tự nhiên, vào thời điểm mà số đông các em liên kết với nhau để chuẩn bị nói dối, các bạn sẽ thế nào? Sẽ trở thành kẻ thù chung của các em, hay là sao?! Các bạn sẽ phải xử sự như thế nào? Phải tự biện minh, hay là phải xin lỗi, vì đã "phản bội" các em? Các em có nghĩ đến chuyện đó không?! Những người nói dối sẽ tha lỗi cho những người nói thật, có đúng vậy không?!.


— Cô Ma-ri-a Va-xi-lép-na... — Một giọng nói rụt rè cất lên. Là cái Đi-na. Cả tôi cũng thấy mình có một cảm giác giống như thở phào; vào lúc này, "búp bê" ngây thơ có lẽ sẽ đúng là lựa chọn thích hợp nhất xét từ mọi góc độ. — Cô tha lỗi cho chúng em. Quả thực chúng em đã không nghĩ là chuyện này lại thật sự khiến cô phải để tâm đến như vậy ạ.


— Chuyện này là rất đáng để tâm, nhưng là với các em, nhiều hơn là với tôi. Ai luôn thích tuyên bố với tất cả mọi người rằng mình đã là người lớn? Nhưng lúc "người lớn" phạm lỗi thì sao? Đơn giản "Hãy tha lỗi cho chúng tôi, từ sau chúng tôi sẽ không thế nữa" à? — Cô Ma-ri-a vừa nói vừa đi về phía bàn giáo viên. — Không, các em, các em thật sự đã lớn rồi, hãy học cách chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.


Cô ngồi xuống, sửa lại gọng kính, cầm bút, nhìn xuống sách vở trên mặt bàn, chăm chú như đang ngồi soạn bài:


— Các em có thể cho rằng tôi vô lý, tôi ác, tôi thiếu công bằng. Nhưng những người hôm nay đã trả lời sai sự thật, sẽ phải nhận điểm một!


Đáp lại những tiếng ồ lên khe khẽ trong lớp, cô Ma-ri-a ngẩng đầu lên, nghiêm khắc nhìn chúng tôi:


— Đang là giờ học. Ai có ý kiến?


— Cô Ma-ri-a Va-xi-lép-na. Như vậy là... tất cả đều có tội, còn bọn em sẽ bị xử như những con tin ạ? — Lại là giọng thằng Lu-ka.


Cô Ma-ri-a nhìn nó, ánh mắt cô giống như đọng lại một chút, rồi cô lắc đầu:


— Con tin vô tội, Lu-ka ạ.


(Còn nữa)


Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Cả bộ đầy đủ)
http://philong58.blogspot.com/2012/02/lap-trinh-vien-ca-bo-ay-u.html