Lập Trình Viên II (10)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một người tôi chưa nhìn thấy bao giờ tự nhiên xuất hiện trước mắt tôi, nhìn tôi bằng cái nhìn thật sáng, thật trong, thật thân thiết, và nói với tôi bằng một thứ tiếng Việt Nam thật dễ nghe:


— Có muốn anh dạy em nói tiếng Việt Nam không?


Tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, — tôi về ở với bố hai lần. Bố tôi vẫn sống lặng lẽ, và vẫn nấu món súp củ cải đỏ ngon nhất trong tất cả những món súp mà tôi từng ăn. Buổi chiều, bố tiễn tôi ở ga tàu điện đường dài ngoại ô, trông ông có vẻ yên tâm.


Căn hộ ở trên phố bây giờ bác Di-na — bác Di-na là chị của mẹ anh An-tôn tôi — mỗi tuần đảo qua một, hai lần trông nom; anh A-li-ô-sa tìm cách giữ lại căn phòng của Phi Long trong ký túc xá, bây giờ tôi sống ở đây một mình là chính, chỉ có cuối tuần, một, hai ngày, tôi về nhà A-nhi-a để trình diện, và báo cáo tình hình với cô Ma-ri-na.


Suốt mùa hè tôi làm bạn với cây đàn ghi-ta, — cây đàn ghi-ta Đức mà Phi Long đã để lại cho Vê-rôn-na.


Nó là một tác phẩm nghệ thuật. Nó thật xinh xắn, hình như nó đã được làm thủ công, bằng các thứ gỗ chọn lọc, mặt trắng, thân và lưng màu vỏ bánh mỳ mới ra lò óng ả như còn được bôi thêm một lớp mật ong. Viền theo lỗ thoát âm, và dọc theo mặt cần đàn, có những họa tiết hình dây leo mảnh mai, có lẽ là dây nho, trông rất giản dị và tinh tế. Đặc biệt là trên cạnh thùng đàn, ở trên chỗ phình ra về phía trước, còn có thêm một cái lỗ thoát âm có hình dạng gần giống — có thể hơi méo hơn — nhưng to hơn quả trứng một chút.


Mặc dầu ngoại hình dịu dàng thế, nhưng nó được mắc dây sắt, và kêu cực kỳ đĩnh đạc.


Phi Long đã rất để tâm tìm một cây đàn để làm quà cho Vê-rôn-na, — còn gì phải nói về đàn nữa?


Nhưng tôi không thích chuyện này!


Vì tôi yêu A-nhi-a nhất. Và tôi gần gũi với tất cả bọn họ, nên tôi vẫn cảm nhận được có những chuyện này, chuyện khác, Phi Long đồng cảm với người này, người khác, hơn là với chị A-nhi-a tôi.


Tôi đã lục lọi giá sách của Phi Long và tìm thấy nguyên bộ bản in nhạc Beatles, đầy đủ cả khuông nhạc và hợp âm — có cả hình vẽ hướng dẫn cách bấm những hợp âm không thông thường — cho đàn ghi-ta. Yên tâm là "hàng hiệu" (của Phi Long mà), tôi cứ thong thả ôm cây đàn Đức luyện lần lượt từng bài theo thứ tự sách in, và theo băng cát-xét, — băng nhạc của Beatles Phi Long cũng có đủ cả, còn ghi chú thích tỉ mỉ trên vỏ băng và sắp xếp cẩn thận riêng ra một chỗ.


Có lần nhớ, tôi ra nhà văn hóa chơi, thấy tôi có vẻ ham, anh Va-lô-đi-a đã xếp cho tôi đánh tập thử cùng các anh lớn, tôi bị lóng cóng lúc đầu, rồi cũng cố theo được, còn được các anh khen.


Hôm qua, anh Kốt-xchi-a vừa mới ở đây...


"Bíp bíp bíp bíp bíp..."


Chiếc đồng hồ bầu bĩnh bây giờ mới báo thức. Tôi tắt "bíp bíp" rồi nằm im nghe. Bên kia yên ắng, — Vê-rôn-na chắc đến thẳng trường, hoặc chưa cần đến trường.


Năm học mới rốt cuộc đã bắt đầu.


Tôi đang nhảy theo các bậc thang cuối cùng, sắp xuống đến hành lang tầng một, thì thấy bác Rai-xa, bác vui vẻ gọi:


— Đim-ma đi khai giảng đấy cháu? Anh Phi Long sắp sang chưa?..


Nhiều người — cả người ở lẫn người coi — ở chỗ này đã quen với việc tôi sống ở đây như một sinh viên của trường; bác Rai-xa là người chịu trách nhiệm trông nom ngôi ký túc xá, thì còn quen hơn những người khác, — bây giờ mỗi tháng, anh A-li-ô-sa đều ghé qua văn phòng bác, và biếu bác một chiếc phong bì xinh xắn.


Cũng đang muốn tạo một tâm trạng phấn khởi, tôi cười, hẳn là tươi:


— Buổi sáng tốt lành, bác Rai-xa! Cháu đang đến trường đây.


Rồi tôi lấy giọng hát váng lên:


"Mở rộng ra, ở khắp mọi nơi,

Hàng trăm quyển sách học vần mới..."


Đấy là "Trường" Ca của trường tôi.


Vừa hát, tôi vừa giơ tay chào bác Rai-xa, và làm như đang vội, tôi đẩy cửa chạy luôn ra đường...


Coi như tôi đã không nghe thấy câu hỏi sau.


Buổi sáng mùa thu.


Phi Long đã hát và đọc cho tôi nghe nhiều bài hát và bài thơ về mùa thu, mùa thu ở một nơi mà tôi chưa đến bao giờ, nhưng sâu xa trong lòng tôi, lại luôn có một cảm giác thật là gần gũi với nó, và tôi luôn biết, biết một cách tuyệt đối chắc chắn, là một ngày tôi sẽ đến đó.


Hà Nội.


Mẹ tôi đã sinh ra và sống ở đó gần như cả cuộc đời.


Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội,

Những phố dài xao xác hơi may.

Người ra đi đầu không ngoảnh lại,

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.


Đấy là một mùa thu khác.


Còn ở đây đang là một mùa thu khác.


Mùa thu, mùa thu!..

Mát-xcơ-va mơ màng sương mù, khói,

Những cánh sếu bay chấp chới mỏi

Trên những khu vườn sẫm chói lá vàng thau.


Những tấm biển con trên đại lộ đan nhau

Nhắc những người đi qua đi lại,

Vui vẻ trong tay, hay một mình chậm rãi:

"Cẩn thận, lá trút rơi!"


Nhưng hôm nay mới là mùng một tháng Chín, lá vàng chỉ lác đác, còn xa mới đến lúc lỡ cây rung thì chúng sẽ đổ xuống ào ào.


(Còn nữa)

Lập Trình Viên II - Chương 1 (Bản đẹp, đầy đủ)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






LẬP TRÌNH VIÊN






Phần II


EM VÀ ANH






PHI LONG






"Nàng sắp xếp vài thứ tùy thân đi, ta sắp đốt nhà đây!"






Download bản "Lập Trình Viên II" — Chương 1, đầy đủ (158KB):

http://www.megaupload.com/?d=84LUH4TA

http://www.mediafire.com/?j4ut26h8g63bvjy


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me(): Tủ sách của Chương trình me()

Tất nhiên, mỗi người đi qua thế giới này trong một thế giới riêng, và thế giới ấy thế nào là tùy thuộc vào khả năng nhận thức.


Mai Phương lúc ấy vừa nghĩ xong chuyện này, nó chắc chắn không đồng ý với tôi ở ý cuối, nhưng nó không nói nữa, chỉ cười, nụ cười "khăn quàng đỏ" của nó.


Nhiều người khác trong bối cảnh tương đối cụ thể như vậy sẽ thấy nụ cười ấy thật buồn, một số người có thể thấy nó mỉa mai và chua chát.


Nhưng khả năng nhận thức của tôi về Mai Phương khác so với nhiều người khác, nên trong thế giới của tôi, nụ cười của nó là nụ cười vui, — tôi biết nó sẽ vui lắm nếu hình dung được rõ ràng rành mạch một điều mà nó đã phải mất công băn khoăn nghĩ ngợi và suy tư nhiều.


Nhưng trong bối cảnh cụ thế ấy, rốt cuộc vẫn phải có người buồn.


Người ấy là tôi...






Bên trong "sòng bạc" hóa ra đầy người. Tôi dắt... Mai Phương dắt tôi thì đúng hơn, đến cửa, thì từ bên trong, lẫn trong tiếng cười, nói, hét, gọi, reo... ồn ĩ láo nháo, nghe rõ ra một giọng lanh lảnh:


— Nè, đặt xong lấy tay... đặt xong lấy tay nghe! Đặt vô, đặt vô!..


Mọi người láo nháo đứng xúm quanh những chiếc bàn hình chữ nhật hơi dài, loại bàn gấp có chân làm bằng sắt ống bắt chéo nhau; trong phòng chủ yếu là bàn, ít ghế; mùi thuốc lá khét khét không quen mũi tôi; phía bên trong cũng có những bàn ngồi...


— Cua cá nghe con, cua cá, cua cá-á-á!.. — Tôi đang ngó nghiêng, lại nghe thấy giọng nói vừa rồi lảnh lót. — Chà, cá tôm!..


Mai Phương giật giật tay tôi:


— Đi qua đấy!..






— Long huynh nhìn thấy những quân bài nào?


Tôi chăm chú lắm, nhưng giữ bộ mặt hớn hở như đang được tham gia một trò vui mới; tương đối thận trọng, nhưng lại nói vẻ mừng rỡ:


— Lần lượt là Át Bích, Át Nhép, Át Cơ...


— Vậy được!


Nó cụp phắt bộ bài lại, nhưng chia bài lại rất thong thả: ba cây bài nằm sấp cạnh nhau, thành một hàng ngang; nó thong thả điểm ngón tay trỏ từ trái sang phải:


— Át Bích, Át Chuồn, Át Cơ. Bây giờ Long huynh phải chú ý. — Nó nhìn tôi. — Tiểu đệ bắt đầu đây.


Dứt lời, hai bàn tay nó thoăn thoắt di chuyển ba quân bài ở trên mặt bàn...






Một người béo bệu, đầu cua, mặc com-lê sẫm màu không cài cúc, sơ mi trắng không cà vạt, đang nằm ngửa sóng sượt, kêu lên ẹ ẹ những gì lộn xộn nghe không rõ.


Người thứ hai, tôi nhận ra là người bên trái trong ba người dẫn đầu nhóm khách ban nãy, đang tì một đầu gối lên bụng người đang nằm, một tay bóp cổ, một tay đang ra sức nhét một nắm súc sắc vào mồm đối phương...


Một cảm giác rất không thoải mái xộc lên, đầu tôi đã chẳng nghĩ gì cả, tôi chỉ vội đưa tay Mai Phương cho Nhất Phi, bảo nó: "Coi chừng đại tỷ!", rồi tôi bước nhanh đến chỗ hai người kia, tôi cũng chưa kịp nghĩ đến đấy mình sẽ làm gì, chỉ biết là...


Nhưng tôi không cần phải nghĩ.


Có người chặn tôi lại...






— Phi Long, thật sự... em nên nói nhiều đến chị A-nhi-a, hay nên nói ít... như thế nào thì... anh sẽ hơn?


Tương đối lủng củng, bằng vào khả năng diễn đạt của nó.


— Anh... thật sự anh cũng không biết nữa. — Một cách vô thức tôi nhắc lại từ nó nói.


— Phi Long, giá như... nếu như không có em...


— Phương, "nếu" cái gì?!! — Giọng tôi chắc phải hơi gắt. — Làm sao mà "nếu" thế được?!


— Sao không? — Tôi thấy giọng nó bướng.


— Em, và A-nhi-a, và anh, bắt buộc phải gặp nhau như thế, chuyện đã như thế, vì không thể không như thế!


— Sao lại không thể? Lúc ấy chẳng qua cũng như ném một viên súc sắc, có thể "Nhất", có thể "Lục", các khả năng như nhau.


— Không như nhau. Nếu ném ra "Lục", tức là xác suất ra "Lục" lúc ấy là trăm phần trăm!..






Nhưng cô gái này khó nhìn, và còn khó nghe hơn.


Vì cô đứng khuất sáng, và vẫy tay, không nói.


Nhưng quần cô mặc thì thật đẹp.


Quần bó đều đặn vào chân, loang lổ rằn ri; nếu bớt màu trắng và màu trắng bớt trắng và nếu màu xanh lục tươi lên, thì sẽ hệt như quân phục lính.


Nói chung quần kiểu thế thì không thật đẹp.


Nhưng chân thì thật đẹp!


Trên quần có thắt lưng to.


Trên thắt lưng to có áo, áo màu xanh công nhân, ngắn vừa chạm thắt lưng, gọi là áo may ô, hay áo bơi một mảnh bị cắt mất chỗ dưới, thì sẽ khó xác định gọi thế nào đúng hơn.


Nói chung áo kiểu thế thì không thật đẹp.


Nhưng thân người thì thật đẹp!


Đã dễ nhìn hơn, vì khoảng cách gần hơn, cô này có bộ hông thật khỏe; và dễ nghe hẳn, vì cô nói, dù nói giọng ở đây:


— Anh... ở trong này à anh? — Cô chỉ về phía khách sạn...






Tôi và... "không phải A-nhi-a"... thì là cái quái gì?!


Tôi sẽ phải tự ghen tuông với chính mình? Hay là sao?!


Có lẽ tôi đã luôn có một hình dung khác về tình yêu.


Hình dung thế nào?


Tôi chắc chưa vẽ được thành một bức phong cảnh cụ thể kiểu kia đâu. Mà ai biết rốt cuộc liệu tôi có vẽ được một bức tường tận nào không? Nhưng ngay cả sẽ không biết vẽ cái gì, thì tôi vẫn biết sẽ không vẽ cái gì.


Và bất luận thế nào thì những gì tôi nghĩ về tình yêu cũng chưa bao giờ giống như cái kia.


"Nàng sắp xếp vài thứ tùy thân đi, ta sắp đốt nhà đây!"


Nếu là thằng Đim-ma em tôi, (Em ơi!..), chắc nó sẽ chốt lại bằng một câu như vậy, — nó ham đọc, tinh ý và thông minh lắm, lại rất giỏi xuyên tạc; nó có nhiều câu kiểu đấy.


Và khổ sở nhất là tôi nhớ A-nhi-a chỉ có hơn, chứ không kém chút nào so với những kiểu nhớ nhung mà tôi từng đọc được ở trong các tiểu thuyết và điển tích, mà trước giờ tôi vẫn đinh ninh là chúng hoàn toàn cường điệu...






Chỗ cô ngồi ở ngay gần tủ lạnh. Cô vội đứng lên và quay về phía ấy thì lọt ngay vào tầm nhìn "tủ lạnh" của tôi; tôi nhìn cô từ phía sau và nghĩ là cái quần cô mặc không phải quần bò, mà cặp mông như thế kia thì đẹp quá; vừa nghĩ thế, thì tôi lại càng chăm chú thêm, vì cái tủ lạnh là tủ nhỏ (loại này hình như khoảng ba mươi lít), nhưng thay vì ngồi xuống mở tủ ra xem, thì cô cứ đứng và cúi người xuống. Nhưng cô bắt đầu ngó nghiêng trong tủ, thì ý nghĩ của tôi đã không còn ở chỗ cặp mông đẹp mà tôi đang "nhìn mà không còn nhìn" kia nữa...






Lập Trình Viên II (9)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tai tôi nghe thấy tiếng người ngã, và tôi thấy có cái gì đó to lắm đập một phát, ập vào, mạnh lắm, và rất thô tháp, lên cả người tôi, làm tôi đau khủng khiếp, nhưng thứ này đập mạnh đến nỗi cảm giác "thô bạo" có khi còn lớn hơn cả cảm giác đau đớn... chắc bây giờ sẽ đen kịt ngay, rồi tôi sẽ không biết gì nữa, ở trong phim tôi vẫn thấy thế...






ĐIM-MA






"Chúa tha thứ cho kẻ xấu, nhưng không phải mãi mãi."






— Ờ, mai là ngày khai giảng đấy!


Tôi ngồi trong nhà hàng ở trên tầng hai Nhà Văn Hóa, cùng với anh chị tôi.


A-nhi-a, xinh đẹp, lộng lẫy, nhưng dịu dàng và thân thương. Phi Long ngồi bên cạnh, mệt mỏi, xanh xao, nhưng anh tuấn và cứng cáp. Phi Long vừa làm ra vẻ giật mình, nhắc đến ngày khai giảng, mắt trong suốt nhìn tôi, cười cười, — giờ anh không phải đi học nữa.


Tôi giữ bộ mặt tỉnh bơ; anh rướn mày, cười rộng hơn, tiếp:


— À, anh đã nghĩ xong tên Việt Nam cho em...


Từ ngoài cửa bỗng có tiếng vỗ mạnh hai bàn tay vào nhau, hai tiếng, rồi một giọng nam, thanh thanh nhưng hoàn toàn không trong trẻo, gọi:


— Phi Long ơi! Bắt đầu thôi!


Là anh Va-lô-đi-a...


Nhưng có đúng anh Va-lô-đi-a thật không thì tôi sẽ không bao giờ biết, tôi còn không kịp nhìn...


Tôi đã giật mình tỉnh giấc.


Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ báo thức một pin AA, mặt vuông màu trắng, thân đen, bầu bĩnh, to gần bằng cái bánh trưng con mà người Việt vẫn bán ở đây, — còn lâu nó mới đổ chuông.


Hôm nay là ngày khai giảng.


Tôi vẫn mơ thấy họ, — ngày như ngày hôm nay, thì càng dễ mơ thấy hơn.


Có lần Phi Long đã ngồi vẽ chi tiết cả cái cơ chế dẫn đến xác suất mơ cao ấy ra. Lúc ấy anh ngồi ngay đây, trên sàn, lưng tựa vào cái giường này, anh Xéc-giô ngồi cạnh, luôn mồm bảo Phi Long bốc phét, nên anh vẽ ra để chứng minh.


Nhưng mơ thấy thì vẫn rất nhớ!


Tôi xa hai người họ vậy mà đã mấy tháng, nhưng vẫn như vừa mới xa, tôi không quen đi được. Phi Long rốt cuộc vẫn chưa nghĩ xong cho tôi một cái tên Việt Nam. Cảnh huống chúng tôi chia tay nhau lúc ấy, tôi không nhắc, cũng không trách anh.


Trước khi sang Đức, A-nhi-a đã khóc như mưa... như mưa thôi, chứ không như gió.


Vì chị không nức nở, chỉ im lặng mà khóc.


Nhưng có rất nhiều nước mắt đã rơi. Lúc đấy chỉ có hai chị em tôi. Tôi biết có nhiều giọt nước mắt này là trực tiếp vì tôi. Tôi đã rất muốn nói với chị một điều gì đó, nhưng lại không biết phải nói gì nữa. Lúc ấy tâm trạng tôi cực kỳ láo nháo, nhưng tôi không thấy muốn khóc, — tôi nhớ tôi còn có ý nghĩ băn khoăn là nước mắt A-nhi-a liệu có màu trong suốt hay trong xanh, vì mắt chị rất xanh, lúc khóc thì lại càng xanh hơn, — nhưng sau này, mỗi khi nhớ lại lúc ấy, thì lòng tôi nao nao lắm; có lần không kìm được, và chỉ có một mình, tôi đã để bị khóc thật, và mới biết là khi mà đã không thể giữ được những giọt đầu tiên, thì chỗ tiếp theo chúng nó nhiều thứ sẽ dắt dây nhau đúng là như mưa như gió, có muốn chỉ như mưa thôi giống như A-nhi-a cũng không thể nào, và tình trạng quả thật sẽ vô cùng là thê thảm.


Còn Phi Long, khi biết A-nhi-a đã đi rồi, chưa bao giờ tôi trông thấy trong một ánh mắt nào lại có lẫn lộn nhiều thứ cực trị đến như thế! Hốt hoảng, khổ sở, rối loạn...


Và trên tất cả, là một sự ngơ ngác vô biên!


Giống như anh còn bé hơn tôi nhiều, và đang bị bỏ giữa một nhà ga rộng lớn — cỡ như ga Ka-dan — và có rất đông người qua lại.


Những ngày sau đó, anh vẫn vui vẻ những lúc có tôi, nhưng hai cái quầng dưới mắt anh tối om, và mắt anh rất nhiều lúc nhìn mà lại không nhìn, và một hôm chị Ka-chi-a nhăn nhó kể với tôi là hôm qua Phi Long đã "uống rượu cả đêm với A-lếch đấy!" — anh A-lếch này học sau bọn Phi Long hai khóa, là người ở đây, nhưng la cà trong ký túc xá nhiều hơn về nhà, và nổi tiếng là một bợm rượu sinh viên.


Phi Long còn quan tâm đến tôi sang cả những phần của A-nhi-a — tất nhiên ít nhiều vụng về, — và anh vẫn nhắc đến A-nhi-a một cách vui vẻ. Những "nội tâm" kiểu này, tôi biết nếu tâm sự, thì anh chỉ có thể tâm sự với duy nhất một người; và người đó hẳn nhiên không phải là tôi, và cũng không phải Mai Phương.


Chỉ có Vê-rôn-na.


Phi Long luôn yên tâm về tính cách của Vê-rôn-na.


Khỏi cần nói thêm về tính cách rất ổn của Vê-rôn-na. Cũng khỏi cần nói thêm rằng Phi Long là một người rất thông minh. Nhưng ở đây thì anh sai.


Bởi vì tính cách của Vê-rôn-a, riêng với những gì liên quan đến Phi Long, thì lại rất bất ổn.


Là Phi Long sai, hoặc cũng có thể đến lúc lớn bằng họ, tôi sẽ biết là tôi sai. Nhưng cái sau, tôi nghĩ, nói như Phi Long vẫn nói, "có xác suất không cao".


Không biết Phi Long đã xuất hiện trước mắt Vê-rôn-na, trước mắt A-nhi-a, trước mắt những người kia như thế nào? Tôi biết họ đều yêu mến anh, và tình cảm ấy chắc là đã có ngay cùng với những ấn tượng đầu tiên; nhưng tôi lại có xu hướng không tin là họ (kể cả A-nhi-a) có thể nhớ rõ mồn một — tới mức chưa bao giờ quên dù một nét nhỏ nhất, tới mức mà bản thân tôi vẫn luôn tự có một cảm giác lạ lùng về chuyện nhớ này — cái thời điểm ấy.


Một người tôi chưa nhìn thấy bao giờ tự nhiên xuất hiện trước mắt tôi, nhìn tôi bằng cái nhìn thật sáng, thật trong, thật thân thiết, và nói với tôi bằng một thứ tiếng Việt Nam thật dễ nghe:


— Có muốn anh dạy em nói tiếng Việt Nam không?


(Còn nữa)

Lập Trình Viên II (8)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hé cửa buồng tắm, thò đầu ngó nghiêng, thấy mọi thứ có vẻ vẫn thế, tôi định khép cửa tắm nốt, thì tiếng động vang lên, — đúng là có tiếng động thật.


Hóa ra có người gõ cửa.


Tôi vội tắt nước, khoác cái kha-lát trắng tinh vừa lấy trong va-li (tôi không biết cái áo khoác tắm này tiếng việt gọi là gì, còn lúc học ở bên kia, tôi với các bạn việt nam vẫn gọi cái này là cái kha-lát theo tiếng ở đấy, — coi như đã được việt hóa), rồi loẹt quẹt đôi dép tông trắng của khách sạn, ra mở cửa, — như tôi ở đây, tôi nghĩ chắc chỉ là có ai mới đến hoặc tìm gì đấy không ra nên muốn hỏi chuyện gì liên quan đến khách sạn này thôi, mình chỉ cần hé cửa trả lời là được.


Nhưng hé cửa ra thì tôi nhìn thấy một mái tóc con trai trên một gương mặt con gái.


Con gái mặc áo may ô xanh công nhân, quần rằn ri, có bộ hông khỏe mạnh, và cầm thêm một cái ví ở tay, trông như một quyển sổ dài, đen bóng.


Nhìn thấy cô gái, tôi trố mắt ngạc nhiên, nhưng cô thì có vẻ không, nên tôi lại càng ngạc nhiên; nhưng dự kiến "hé cửa trả lời là được" thì vẫn chưa kịp bị tác động đến, nên tôi vẫn đứng hé cửa và chờ; nên cô có vẻ bối rối:


— Em... em không... chị ở cùng phòng em không biết... em chưa vào được phòng...


— ...


— Em... ngồi nhờ anh một lát... có được không à anh?


Tức là tôi có khách.


Nên tôi lật cái chốt khóa cửa bên trong (cái chốt giữ cho cửa hé mở), mở hẳn cửa ra, vui vẻ, nhưng — chắc phải — có phần xã giao:


— Ờ... được chứ. Mời vào.


Bước vào khoảng trống ở trong phòng, cô gái đứng lại, chúm môi, nhìn quanh, rồi bảo:


— Phòng rộng quá!


Cô bước mấy bước lại chỗ cái bàn có gương, cúi xuống nhòm nhòm vào gương, rồi lại đứng lên, ngó nghiêng tiếp chung quanh, cuối cùng nhìn tôi:


— Vậy mà ở một mình.


Tôi không phân biệt được đấy có phải câu hỏi không, nên chỉ cười cười, nhún vai; chợt nhớ ra, tôi hơi dang tay ra, nhìn xuống mình, hỏi:


— Anh có cần phải thay đồ không?


Cô cũng nhún vai, rồi lại chúm môi, lắc lắc đầu.


Nhưng tôi vẫn thấy không thoải mái, — tôi vừa vội vàng ở trong buồng tắm ra, tóc tôi mới vò lên, chắc rất lung tung... — nên tôi bảo:


— Mời ngồi, ngồi đi, chờ anh một tí. — Ở cửa buồng tắm, tôi ngoái lại, chỉ tay lên trần. — À... bật thêm đèn lên.


Nhưng lúc tôi ra thì đèn vẫn thế, và cô ngồi hút thuốc ở bàn nước. Ngửi thấy mùi thuốc Marlboro, tôi vội nhìn lên giường; không thấy bao thuốc, cảm giác của tôi cực kỳ khó chịu, thiếu chút nữa tôi đã nổi cáu. Tôi hỏi khô khốc:


— Sao em biết anh ở phòng này?


— Em hỏi được. — Cô trả lời tỉnh bơ, rồi hỏi lại. — Anh chơi bạc bịp à anh?


Tay cô đang cầm bộ bài tú-lơ-khơ, thấy tôi có vẻ ngơ ngác, cô rút ra hai cây bài, giơ mặt bài về phía tôi:


— Bộ này có hai lá Át Chuồn!


Tôi sực nhớ ra, và chắc nhờ chuyện này nên cảm giác khó chịu tự dưng bớt hẳn, tôi cười:


— À, không, là một trò vui thôi.


Không quen tiếp khách kiểu này, nên tôi phải tìm ngay một chuyện gì đó để tiếp tục cái chức năng ấy, tôi bảo cô gái:


— Ở trong tủ lạnh chắc có bia đấy.


Vừa nói tôi vừa dợm bước, định đến xem, nhưng cô gái đã nhanh nhảu:


— Để em lấy cho.


Chỗ cô ngồi ở ngay gần tủ lạnh. Cô vội đứng lên và quay về phía ấy thì lọt ngay vào tầm nhìn "tủ lạnh" của tôi; tôi nhìn cô từ phía sau và nghĩ là cái quần cô mặc không phải quần bò, mà cặp mông như thế kia thì đẹp quá; vừa nghĩ thế, thì tôi lại càng chăm chú thêm, vì cái tủ lạnh là tủ nhỏ (loại này hình như khoảng ba mươi lít), nhưng thay vì ngồi xuống mở tủ ra xem, thì cô cứ đứng và cúi người xuống. Nhưng cô bắt đầu ngó nghiêng trong tủ, thì ý nghĩ của tôi đã không còn ở chỗ cặp mông đẹp mà tôi đang "nhìn mà không còn nhìn" kia nữa.


Từ lúc cô gái này xuất hiện ở cửa phòng, thì trong đầu tôi rõ ràng đã có cái gì cứ vương vướng. Tôi biết cảm giác này. Vẫn đúng là cô gái ấy, nhưng ngoài chuyện có thêm cái ví màu đen, và được chiếu sáng đều hơn một chút, thì vẫn còn cái gì đó nữa khang khác. Có thể là ở mái tóc, ở nét mặt, ở ánh mắt nhìn... Tôi biết là phải có cái gì đó đã gây nên sự vướng víu trong ý nghĩ của tôi, nhưng nhất thời tôi không xác định được là gì, có thể...


Tôi khẽ giật mình vì nghe thấy tiếng cô:


— Hôm nay là ngày mấy à anh?


Cô vừa hỏi vừa đứng thẳng người lên, giọng cô vui vẻ, chắc cô đã tìm thấy bia...


"Ngày mấy!"


Tự nhiên tôi thấy những tiếng này ập vào tâm tưởng của tôi như vào một cái vực sâu, rồi cứ tiếp tục vọng qua, vọng lại, âm vang... tôi thấy mình nghĩ "Hôm nay à?..", rồi tự nhiên tôi nghe thấy tôi đang nói như đánh vần:


— Ờ, mai là ngày khai giảng đấy!..


Tôi thấy cô gái quay lại, — chính xác thì cô ngoái lại rất nhanh, rồi mới quay lại, — và tôi chỉ kịp nhận thấy mắt cô mở to nhìn tôi một cách rất sửng sốt nhưng chăm chú, trước khi ánh mắt ấy bị lẫn ngay vào, rồi bị nhòa mờ đi trong một vệt sáng trắng bạch, cực kỳ chói lóa, chưa bao giờ tôi lại bị chói đến thế, và lạ lùng là điều đang làm tôi ngạc nhiên nhất lại là sao cái vệt rực sáng này lại có thể kẻ một đường chính xác đến như vậy từ huyệt Bách Hội ở giữa đỉnh đầu tôi đến đúng huyệt Ấn Đường ở giữa hai lông mày? Tai tôi nghe thấy tiếng người ngã, và tôi thấy có cái gì đó to lắm đập một phát, ập vào, mạnh lắm, và rất thô tháp, lên cả người tôi, làm tôi đau khủng khiếp, nhưng thứ này đập mạnh đến nỗi cảm giác "thô bạo" có khi còn lớn hơn cả cảm giác đau đớn... chắc bây giờ sẽ đen kịt ngay, rồi tôi sẽ không biết gì nữa, ở trong phim tôi vẫn thấy thế...


(Còn nữa)

Lập Trình Viên II (7)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chỉ có mỗi mình tôi, nhưng căn phòng khách sạn mà Mai Phương và anh Ngạn đã thuê cho tôi ở thì rộng mênh mông.


Thực ra tuy nó rất rộng nhưng còn lâu mới rộng bằng gian phòng khách sạn mà tôi và A-nhi-a đã sống qua một đêm ấy ở Xanh Pê-téc-bua. Nhưng ở đây không có A-nhi-a, và tôi lại còn nghĩ đến chuyện đó, cho nên căn phòng này rộng đến chới với.


Hồi trước tôi thi vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội đạt điểm tốt, nên lọt được vào số sinh viên được nhà nước chọn cho đi học đại học không mất tiền ở nước ngoài, — dạo ấy mỗi năm sẽ có vài trăm sinh viên như thế, giờ thì hết rồi, không phải hết học sinh thi được điểm cao, mà hết tiền nước ngoài cho.


Tôi và các bạn sắp đi du học sẽ phải học thêm một năm ngoại ngữ ở nhà. Cho nên lúc tôi học xong về nước, thì các bạn cùng trang lứa phổ thông với tôi nhiều bạn đã bắt đầu ổn định công ăn việc làm, và có kế hoạch — hay là đã — lấy vợ lấy chồng; những bạn không học đại học, nhất là bạn gái, thì có bạn đã đẻ rồi.


Tôi thì vốn chưa bao giờ nghĩ đến những chuyện ấy. Nhưng bây giờ trước những trực quan cụ thể như vậy, ý nghĩ của tôi cứ tự động đặt tôi — và A-nhi-a, đương nhiên — vào khung cảnh đó. Và cảm giác của tôi khi ngắm bức tranh "phong cảnh" này, vì sao đó, — cho dù có ngắm đi ngắm lại — cứ luôn hoàn toàn không được thoải mái.


Mặc dù có vẻ phong phú về sắc thái, nhưng luôn có cái gì đó — dù là cố xoay xở cách nào — không được ổn thỏa về bố cục.


Tất nhiên tôi không muốn, nhưng ý nghĩ của tôi theo một cách lô-gích cứ tiếp tục tự động đặt tôi và... "không phải A-nhi-a" vào tranh, nhưng nó cũng chỉ làm được đến thế, và đây cũng là một cố gắng vô nghĩa, vì khi mà một người xem tranh đã quá có định kiến, thì bức tranh thế nào mà chả thế?


Tôi và... "không phải A-nhi-a"... thì là cái quái gì?!


Tôi sẽ phải tự ghen tuông với chính mình? Hay là sao?!


Có lẽ tôi đã luôn có một hình dung khác về tình yêu.


Hình dung thế nào?


Tôi chắc chưa vẽ được thành một bức phong cảnh cụ thể kiểu kia đâu. Mà ai biết rốt cuộc liệu tôi có vẽ được một bức tường tận nào không? Nhưng ngay cả sẽ không biết vẽ cái gì, thì tôi vẫn biết sẽ không vẽ cái gì.


Và bất luận thế nào thì những gì tôi nghĩ về tình yêu cũng chưa bao giờ giống như cái kia.


"Nàng sắp xếp vài thứ tùy thân đi, ta sắp đốt nhà đây!"


Nếu là thằng Đim-ma em tôi, (Em ơi!..), chắc nó sẽ chốt lại bằng một câu như vậy, — nó ham đọc, tinh ý và thông minh lắm, lại rất giỏi xuyên tạc; nó có nhiều câu kiểu đấy.


Và khổ sở nhất là tôi nhớ A-nhi-a chỉ có hơn, chứ không kém chút nào so với những kiểu nhớ nhung mà tôi từng đọc được ở trong các tiểu thuyết và điển tích, mà trước giờ tôi vẫn đinh ninh là chúng hoàn toàn cường điệu.


Tôi nhớ A-nhi-a lắm!


Đến nỗi tôi đã thật sự hoang mang, — vì dĩ nhiên tôi cũng đọc rồi, không phải một lần, về những ai đó trong truyện đã bị chết vì căn bệnh tương tư.


Và tôi cố tìm cách để đối phó.


Trước đây tôi đọc sách thấy người xưa nói:


"Sĩ nhân tam nhật bất độc thư, tắc mục diện khả tăng, ngữ ngôn vô vị." — "Người trí thức ba ngày không đọc sách, thì mặt mũi khó coi, nói năng nhạt nhẽo."


Tôi nghĩ cảm giác không thoải mái nhất của tôi từ trước tới giờ có lẽ là những lúc tôi cảm thấy mình dốt nát trước một chuyện gì đó mà tôi rất muốn biết. Những lúc ấy, đúng là nhìn vào gương tôi thấy mặt mình thật đần độn. A-nhi-a vẫn cười tôi về chuyện này, nhưng không nhận xét hay ý kiến gì.


Cho nên một cách hoàn toàn máy móc, — vì cũng chẳng biết phải làm sao hơn, — tôi cố tìm cách để hình dung rõ hơn về "nỗi nhớ".


Mà ở khu vực nước tôi, thì nói về chuyện này không gì nhiều bằng sách Phật. Tất nhiên, tôi cũng mang máng hình dung ra là Phật cho đến bây giờ, cho đến nước tôi, thì tam sao thất bản cũng là lẽ dĩ ngẫu. Nhưng tôi không có ý định ôm đồm.


Còn không ôm đồm, thì Phật đã liệt kê rất chi tiết là con người ta sống ở trên đời có cả thảy tám nỗi khổ:


"Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh."


Là: "Sống, già, ốm, chết, yêu (mà) chia lìa, oán ghét (mà) gặp, cầu chẳng được, ngũ uẩn thịnh."


Sống, già, ốm, chết, — là "thân khổ", tức là khổ về thân xác.


Yêu mà chia lìa, oán ghét mà gặp, cầu chẳng được, — là "tâm khổ", tức là khổ về tâm tưởng.


Còn ngũ uẩn thịnh, — là "hành khổ", tức là khổ vì cái chuyện ta là ta ở đây (và phải ngụp lặn trong bảy cái khổ kia) là chuyện mà ta không thể kiểm soát được.


Nhìn thấy cái "Ái biệt ly", tôi mừng đến hoa mắt!


Nhưng mừng, để rồi thất vọng.


Tôi cứ tưởng là Phật biết cách nhớ nhung như thế nào đó để mà sẽ không bị khổ. Nhưng tìm được bao nhiêu tài liệu thì tôi đều đã bới kỹ cả lên, thế nhưng vẫn chẳng tìm được một cách nào hết. Mà hình như — tôi cũng chưa thể tham thấu — Phật lại khuyên là đừng có yêu thì sẽ không bị khổ vì chia lìa.


Thế thì thà khổ còn hơn!


Thày Đét-lam yêu quý của tôi đã dạy tôi cách làm khoa học. Cho nên không tìm được kết quả nghiên cứu đã có, thì tôi tìm cách để tự nghiên cứu.


Có vẻ khó ghê lắm, nhưng dù không hiểu được hết, thì vẫn có thể hiểu được nhiều hơn. Để dễ hình dung, tôi bèn tìm cách so sánh.


Trước đây vào một lúc thể lực quá tệ hại vì ăn ngủ thiếu điều độ, tôi đã bỏ thuốc lá được hơn một tháng. Thường lệ tôi hút khoảng ngày một bao, lúc nhiều là bao rưỡi. Bỏ thuốc, tôi bị nhạt mồm, bứt rứt chân tay (nhất là nếu thấy cà-phê), thèm và ăn tương đối nhiều sô-cô-la, mật ong, kẹo ngọt...


Thế thôi, và không thể khổ bằng cái chuyện nhớ nhung này.


So sánh với thuốc lá vậy là không có gì rõ thêm, rượu thì có lúc tôi uống nhiều, nhưng không nghiện, nên lâu lâu không uống đại để cũng không sao, cà-phê thì chắc còn đơn giản hơn; hết sạch "ví dụ", tôi bèn tìm cách giấu Mai Phương, bắt chước các "bần tăng" nhịn ăn thịt một tuần xem sao.


Hóa ra cái này lại chả có gì là ghê gớm cả, so với bỏ thuốc lá còn thoải mái hơn nhiều.


Thế là hết cách!


Nhưng có vẻ sau một hồi loay hoay như vậy, thì cái sự "ái biệt ly" dường như cũng phần nào trở nên dễ chịu đựng hơn.


Nhưng ngay cả đúng là có dễ đi được chút nào thật, thì cũng ít lắm.


Ban đêm, tôi vẫn phải nằm nghiêng về bên trái, co quắp chân lên. Nằm như vậy thì thở rất phì phò, nhưng hình như đằn lên ngực bên trái nhiều nhiều thì trong lòng nó cũng có vẻ đỡ hẫng hụt hơn thật. Lúc nào nhớ quá thì tôi nhắm tịt mắt lại và tưởng tượng là A-nhi-a đang nằm ở ngay trước mặt tôi, chỉ là tôi không đụng vào thôi.


Làm thế cũng tốt phết, nhưng nếu không ngủ thiếp đi được thì lại rất kinh.


Vì không ngủ được thì trước sau gì sẽ phải mở mắt ra. Và cảm giác lúc đó mới cực kỳ thê thảm! Muốn khóc kinh khủng, nhưng lại không thể nào khóc được!..


Những khung cửa sổ kính đều đóng kín, nhưng chắc chúng quay ra đường, nên ở trong phòng vẫn nghe rõ tiếng trống bụp bụp từ chỗ "ca nhạc", dù không to lắm. Thò tay tìm thuốc lá, đã mở bao định cắn một điếu, tôi mới giật mình buột miệng:


— Chết cha!


Hồi ở nước ngoài, thuốc ba số hút nhạt phèo, tôi toàn hút Marlboro đỏ; về nhà, khí hậu khác, thuốc Marlboro tự nhiên không thơm như trước, nhưng ba số thì lại rất đượm, nên giờ tôi hút ba số.


Nhưng lúc nào tôi cũng có Marlboro bên mình.


Những lúc một mình nhớ A-nhi-a, tôi hút Marlboro.


Hôm qua tôi đã hút hết sạch Marlboro, và đây là khách sạn, lại đêm rồi.


Tôi đã xuýt mừng rỡ, tưởng bộ bài thằng bé Nhất Phi đưa cho tôi ban nãy là bao thuốc; nếu là lúc khác, chắc tôi đã mở bài ra xem, nhưng giờ tôi chán nản quẳng nó lên mặt bàn nước.


Tôi bực bội nhìn loanh quanh.


Trên sàn, ở dưới chân giường, có cái va-li du lịch con con, — đồ Mai Phương sắp xếp cho tôi để đi "công tác" ở khách sạn. Tôi dùng luôn đồ của khách sạn, tối về thì tôi cứ để nguyên cả quần áo, nằm co trên giường rồi ngủ luôn, nên vẫn chưa đụng đến cái va-li.


Đúng như tôi đoán và mong, (muốn thơm Mai Phương một cái quá), ở trong va-li ngoài ít quần áo, quyển truyện ngắn của Bu-nhin bìa cứng màu nâu sồng, dày bằng khúc giò lụa hai lạng, xà phòng tắm, dầu gội, bàn chải, thuốc đánh răng, bọt và dao cạo râu, nước hoa... còn có hai bao ba số và... ba bao Marlboro đỏ!


Bây giờ mở va-li rồi, và nhìn thấy những thứ mà Mai Phương đã chuẩn bị cho, tôi tự thấy mình phải đi tắm. Hút thuốc xong, tôi sẽ đi tắm. Mai tôi sẽ mặc quần áo mới.


Tôi tắt bớt đèn, chỉ để đèn tường vàng vàng, không bỏ giày, độn hai cái gối đầu giường làm một, rồi nửa nằm nửa ngồi dựa vào đấy, cheo chéo, cổ chân trái gác lên cổ chân phải, giày thò ra khỏi giường, cái gạt tàn thủy tinh để trên nệm, bên cạnh.


Tôi hút liền tù tì ba điếu, nửa điếu cuối cùng tôi hút theo kiểu hút xì-gà mà anh An-tôn đã có lần dạy tôi, không rít khói sâu vào phổi.


Phòng như phòng này thì có bồn tắm, nhưng tôi không quen tắm bồn; tôi phun hoa xen ào ào và tắm tương đối kỹ; lúc sắp xong thì hình như tôi nghe thấy có tiếng động trong phòng.


Hé cửa buồng tắm, thò đầu ngó nghiêng, thấy mọi thứ có vẻ vẫn thế, tôi định khép cửa tắm nốt, thì tiếng động vang lên, — đúng là có tiếng động thật...


(Còn nữa)

Pút-tin: Vấn đề thuộc về văn hóa của chính trị

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


V. Pút-tin: Như anh đã nói lúc đầu, nhiều người đã đến các quảng trường, đến quảng trường ở Mát-xcơ-va, thế nào đó thể hiện sự không hài lòng về chuyện chính phủ đã đối xử với họ như thế nào. Nhưng hãy nhìn, những gì thấy rõ ở trên các màn hình. Khi một số nhà lãnh đạo phe đối lập, những người đã kêu gọi mọi người đến quảng trường, họ đã hét lên cái gì: "Những con cừu, hãy tiến lên!" Đấy là cái gì vậy? Chẳng nhẽ có thể đối xử với mọi người, như là với súc vật? Mọi người không hài lòng với chính phủ — và họ thế nào, muốn một chính phủ phải như vậy hay sao?


Tôi nghĩ, là những người, mà đã đến quảng trường, mà tôi biết, là ở đó thậm chí còn có một ít tiền người ta đã trả cho sinh viên (và thế là bình thường, cứ để cho họ trả tiền, ít ra các bạn ấy cũng kiếm được một ít), dù thế nào thì cũng cho phép hạ thấp bản thân mình — tôi cảm thấy, điều này là không thể chấp nhận.


Tôi, khi mà nhìn thấy trên màn hình là có một thứ gì đó ở trên ngực một số người, tôi nói thật với anh, không được lịch sự đâu, nhưng đúng là, tôi đã cho rằng, đấy là chuyện tuyên truyền phòng chống AIDS, những cái, thứ lỗi cho tôi, bao cao su gì mà đã được đeo như vậy. Tôi nghĩ, mọi người phải mở nó ra như thế làm gì, không hiểu được nữa. Nhưng sau đó nhìn rõ hơn — thì dường như không phải. Nhưng, đúng là, ý nghĩ đầu tiên đã như thế, là, tốt thôi, nếu mọi người đấu tranh vì một lối sống lành mạnh. Và đốc-tờ Rô-san chắc là sẽ ủng hộ việc này, vì đối với thanh niên việc này là đặc biệt cấp thiết.


E. Mátx-ki-a-vít-trút: Nhân tiện, đảng "Nước Nga công bằng" — tất cả mọi người ở đại hội đều đeo những dải băng nhỏ này.


V. Pút-tin: Thì… Tốt thôi. Rất cừ.


M. Ki-tai-ép-va: Tổng biên tập đài phát thanh "Tiếng vang Mát-xcơ-va", nhân tiện, đã ở quảng trường Đầm Lầy, nhưng là một người quan sát.


A. Ve-nhe-đích-tốp: Chào anh, Vờ-la-đi-mia Vờ-la-đi-mia-rô-vích. Vờ-la-đi-mia Vờ-la-đi-mia-rô-vích, có một câu hỏi như thế này. Anh đang nói về phe đối lập, nhưng, hãy tin tôi, ở quảng trường Đầm Lầy không chỉ có phe đối lập. Và anh bây giờ giống như đang đưa ra câu trả lời cho những gì mà phe đối lập muốn, nhưng anh sẽ trả lời gì cho những người mới bị tức giận, mới bị bực bội, nếu muốn nói như vậy, vì sự không công bằng — họ cho rằng người ta đã lấy cắp phiếu bầu của họ. Phải làm gì với những cuộc bầu cử, mà họ không tin vào chúng, và họ sẽ lại đi biểu tình vào ngày 24, một cách bình thường, hợp pháp. Ở đó đã có những đòi hỏi, đã có những yêu cầu, đã có sự tìm kiếm công lý, một thứ là rất quan trọng. Tôi mong anh bây giờ trả lời cho những người này, chứ không phải cho phe đối lập.


V. Pút-tin: Thứ nhất, tôi đã nói, là quan điểm của tôi với chuyện này như thế nào, và đã nói về việc, là ở đó đã có những người khác nhau, và tôi vui mừng về chuyện, là đã nhìn thấy những gương mặt tươi tắn, trí thức, lành mạnh, đầy nghị lực của những người, mà đã thể hiện lập trường của mình một cách tích cực. Tôi có thể nhắc lại một lần nữa, là, nếu đây là kết quả của "chế độ Pút-tin", thì chuyện đó khiến tôi rất vui mừng, vì đã xuất hiện những người như vậy.


Những gì liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp, thì nó được biết đến và được mô tả trong luật pháp. Trong một số trường hợp, khi các kết quả chưa được công bố, các ủy ban bầu cử sẽ có quyền kiểm lại phiếu, và trong một số trường hợp, nói riêng, như ở Pê-téc-bua, việc này đã được làm như vậy theo yêu cầu của các đảng đối lập. Nhưng khi đã công bố kết quả, thì có một cách khác để giải quyết những tranh chấp theo kiểu này — phải tìm đến tòa án, và cần phải, tất nhiên, xuất phát từ thực tế, là tòa án của chúng ta sẽ hành động một cách kiên quyết và khách quan.


E. Mátx-ki-a-vít-trút: Tôi không phải cố tình đâu, chỉ là thực sự nhiều quá.


V. Pút-tin: Anh "đã nắm được" tôi bằng những cuộc bầu cử này. Thôi cũng được.


E. Mátx-ki-a-vít-trút: Đây sẽ chỉ đơn giản là một "sợi chỉ đỏ" đi qua "trương trình trực tuyến" của chúng ta.


"Ông không tham gia vào cuộc bầu cử Quốc Hội, không đứng đầu danh sách, mặc dầu sự "tối thiểu" này, vì kết quả bầu cử, người ta lại chĩa mũi nhọn vào ông. Họ hoàn toàn không hoan nghênh ông, chỉ cần nhớ đến chuyện với tạp chí “Chính phủ”, ở đó đã có một bức ảnh lá phiếu bầu với dòng chữ nhằm vào ông, dòng chữ mà tôi ngay cả bây giờ cũng không định phát âm lại... "


V. Pút-tin: Sao phải thế, cứ phát âm lại, cứ để mọi người đều biết.


E. Mátx-ki-a-vít-trút: "Pút-tin, cút mẹ mày..." Tiếp theo, vì chúng ta đang làm việc trong buổi phát sóng, tôi không thể nói. Anh thấy sao về thái độ như vậy đối với mình?


V. Pút-tin: Tôi đã nhìn thấy dòng chữ này, nó làm tôi rất buồn cười và thậm chí còn hơi mừng, giờ tôi sẽ nói tại sao. Thứ nhất, thái độ như vậy — ở đây không có gì là mới đối với tôi. Tôi nhớ vào đầu những năm 2000, khi chúng ta đang tích cực đấu tranh chống khủng bố ở Bắc Káp-ka, còn có gì về mình mà tôi chưa từng nghe và có gì mà chưa từng trông thấy. Đặc biệt là, tất nhiên, các đối tác phương Tây của chúng ta đã cố gắng. Còn có những bức biếm họa đáng sợ nào mà tôi chưa thấy chứ. Nhưng lúc đó tôi đã tin chắc, là tôi hành động đúng, và bây giờ tôi không hề phân vân, là tôi đã hành động đúng.


Còn những gì liên quan đến những thông báo này, những dòng chữ này, theo những gì tôi hiểu, dòng chữ trên lá phiếu bầu đã được làm ở Luân-đôn, nơi mà mọi người đã đến bỏ phiếu ở Đại sứ quán, nhưng chúng ta đều biết, là ai đã tập trung lại ở Luân-đôn và vì sao họ không trở về nước Nga.


Và mong muốn của họ "tiễn tôi đi thật xa" là gắn liền với thực tế, là chính họ muốn được trở về đây, và khi tôi còn ngồi ở đây, thì họ không thể trở về được — tất cả chuyện này tôi đều rất hiểu. Cho nên tôi không mếch lòng với họ, và không có ác ý. Còn hơn thế, chính là tôi đã kêu gọi tất cả các công dân Nga hãy đến và bỏ phiếu, và họ đã đến, đã nghe theo lời tôi. Và tôi tán dương họ vì việc này.







V. Pút-tin: Phe đối lập sẽ luôn luôn chỉ ra, rằng các cuộc bầu cử là không công bằng. Luôn luôn. Chuyện này xảy ra ở khắp nơi, ở tất cả các nước. Vấn đề chỉ là, chuyện này được thể hiện dưới hình thức nào. Đây là một vấn đề thuộc về văn hóa của chính trị.


Đối với tôi, ví dụ, rõ ràng, là những cuộc tấn công theo hướng này vào cuộc bầu cử đã diễn ra, chúng mang một đặc điểm thứ yếu. Mục đích chính — là cuộc bầu cử tiếp theo, bầu cử Tổng Thống Liên bang Nga. Và thế, để ở đây nói chung sẽ không có bất kỳ vấn đề gì, để giảm thiểu khả năng chỉ ra rằng những cuộc bầu cử này hoặc trong tương lai sẽ là không công bằng hoặc có thể là không công bằng, để hoàn toàn không còn chỗ đứng chân cho những ai muốn chính thống hóa lại chính phủ trên đất nước, tôi có một đề nghị.


Anh biết đấy, năm ngoái, vào mùa hè, trong giai đoạn hỏa hoạn, mà đã xảy ra ở trung tâm nước Nga, tôi đã đi nhiều qua các khu vực bị ảnh hưởng với mục đích giúp mọi người dựng lại chỗ ở. Chúng ta khi đó đã áp dụng một loạt các biện pháp hoàn toàn không thông thường. Quả thật không ở một nước nào trên thế giới từng có cái gì tương tự như thế, nơi mà đã tiến hành những chương trình như vậy — đơn giản là không một nước nào. Chúng ta đã làm được: chúng ta đã nhanh chóng dựng lại chỗ ở. Trong những chương trình đó thì nhờ có cả việc, là tôi đã yêu cầu cài đặt trên tất cả các khu vực xây dựng cái mà gọi là oép-ka-mê-ra, tức là ka-mê-ra quay phim, mà làm việc theo chế độ suốt ngày đêm và đã cho tôi khả năng đi về nhà hoặc đến văn phòng vào bất kỳ lúc nào cả ngày hay đêm, nhấn chuột ở đó và xem xem, những gì đang xảy ra trong khu vực.


Tôi đề xuất và yêu cầu Ủy ban Bầu cử Trung ương cài đặt các oép-ka-mê-ra tại tất cả các điểm bỏ phiếu trong nước, — chúng ta có hơn 90 ngàn điểm, — tại tất cả các điểm. Và hãy để cho những ka-mê-ra này làm việc ở đó suốt ngày đêm — cả ngày và đêm — để cho cả nước nhìn thấy. Đưa tất cả lên Internet, và để cho cả nước nhìn thấy, chuyện gì xảy ra bên mỗi một hòm phiếu. Và để loại bỏ hoàn toàn bất kỳ sự gian lận nào trong chuyện này.

Lập Trình Viên II (6)

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vì rời khỏi quầy lễ tân, là tôi sẽ chỉ còn một mình.


Theo những gì tôi hiểu được về mình và về những người khác, thì tôi thuộc tuýp người có nhu cầu "ở riêng một mình" cao. Ở một lúc lâu hoặc nhiều lúc không lâu nhưng liên tục giữa những người khác, — không quan trọng số lượng, — trước sau gì tôi cũng sẽ bắt đầu thấy không được thoải mái. Tôi lờ mờ hình dung ra là luôn có những thứ gì đó ở trong tôi muốn được tôi ở riêng ra một chỗ, đủ lâu, với chúng, và chúng sẽ làm tôi khó chịu, nếu như chúng bị để dồn lại "không được quan tâm" đến một mức nào đó.


"Giang sơn dị cải, bản tính nan di." — "Núi sông dễ đổi, bản tính khó dời."


Không biết bản tính của tôi có thật "nan di" không, nhưng đầu tiên, là A-nhi-a đã rất không muốn để tôi "ở riêng một mình", rồi từ khi xa A-nhi-a, thì tự tôi bắt đầu rất sợ "ở riêng một mình".


Đã có lúc, liên quan đến chuyện "ở riêng một mình" của tôi, tôi đã nghĩ là ngay cả A-nhi-a, nếu tôi với A-nhi-a ở gần nhau đủ lâu, không biết liệu đến một lúc nào đấy tôi có — tôi đã tự xỉ vả mình hết sức thậm tệ ngay, vì đã để cho ý nghĩ này len vào đầu — thấy không thoải mái không?


Ở gần A-nhi-a lâu liệu có thoải mái hay không tôi không biết, tôi không bao giờ nghĩ tiếp chuyện này.


Còn chuyện bây giờ tôi đang biết rất rõ, biết rất cụ thể, là bất kể tôi "ở riêng một mình", hay ở một lúc lâu hoặc nhiều lúc không lâu nhưng liên tục giữa những người khác, — không quan trọng số lượng, — thì tôi cũng đang bị khổ sở ghê gớm, vì phải ở xa A-nhi-a.


Nhưng nếu không có ai khác xung quanh, thì cảm giác này còn thê thảm hơn nhiều lần!


Vả lại tôi còn có một nỗi sợ riêng, nỗi sợ mà chính vì nó A-nhi-a đã rất không muốn để tôi "ở riêng một mình". Thực ra cũng có một ít những người khác cùng sợ chung với tôi cái này, nhưng đây vẫn là một nỗi sợ cực kỳ riêng của tôi; vì những người khác sợ, nhưng không biết gì về nó, còn tôi thì bắt đầu biết, và còn cực độ muốn biết thêm nữa.


Chưa từng có cái gì mà tôi lại muốn biết đến mức như vậy!


Tôi chưa nói với A-nhi-a, nhưng quả thật, chưa bao giờ có bất kỳ cái gì lại hấp dẫn tôi đến nhường ấy!


Thậm chí, tôi còn bắt đầu hình dung tường minh ra là nỗi sợ của tôi thực ra là sợ cho những người khác, những người thân thiết với tôi, vì nỗi sợ của họ, chứ riêng bản thân tôi, thì hình như tôi lại chả sợ quái gì cả, — ngay cả tôi nói "hình như" cũng chỉ là tại tôi hiểu chả bao giờ lại có cái "riêng bản thân tôi" một cách tuyệt đối cả, thế thôi, chứ còn thì chuyện đấy tóm lại là rõ ràng rồi.


"Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ." — "Sáng nghe đạo lý, tối chết cũng được nhỉ."


Khổng Tử đã bảo thế. Và tôi bây giờ có vẻ cũng hình dung được, là quả thật có những thứ, mà mong muốn biết được nó là cao ghê lắm, cao đến mức — hầu như — không còn cần gì khác nữa!


Và đấy là một trạng thái rất nguy hiểm!


Nguy hiểm vẫn là nguy hiểm, bất kể có sợ hay không.


Có khi càng không sợ, thì lại càng nguy hiểm.


Nhưng tôi vừa dợm bước định đi vào khách sạn thì dường như đang có cái gì đó vương vướng ở khóe mắt tôi, bên trái.


Ở phía ấy, cách tôi một — và thập thò ở mép — bãi xe máy xếp dài úp thìa dọc theo vỉa hè, có một người đang đứng vẫy tay tới tấp.


Theo như bối cảnh thì đấy là vẫy tôi, vả lại không phải một người, mà là một cô gái; cho nên tôi bỏ tay ra khỏi túi quần, rồi thong thả tới gần.


Trời cao đất thấp, nhưng ban ngày thì trời và đất phân biệt nhau rõ ràng, còn buổi tối thì trời đất lẫn vào nhau hơn. Là do thị giác, nhưng chắc chỉ một phần là do thị giác.


Đường phố đông, nhưng ban ngày chủ yếu đông vì mưu sinh, còn buổi tối chủ yếu đông vì giải trí.


Đường phố ồn, nhưng cùng một chiếc xe, cùng một tiếng máy nổ, nhưng ban ngày chủ yếu nổ vì mưu sinh, còn buổi tối chủ yếu nổ vì giải trí, nên tiếng ồn đường phố vào buổi tối lại dễ nghe hơn.


Con gái đẹp và ồn, nhưng ban ngày chủ yếu đẹp và ồn vì mưu sinh, còn buổi tối chủ yếu đẹp và ồn vì giải trí, nên con gái vào buổi tổi lại dễ nhìn và nghe hơn.


Nhưng cô gái này khó nhìn, và còn khó nghe hơn.


Vì cô đứng khuất sáng, và vẫy tay, không nói.


Nhưng quần cô mặc thì thật đẹp.


Quần bó đều đặn vào chân, loang lổ rằn ri; nếu bớt màu trắng và màu trắng bớt trắng và nếu màu xanh lục tươi lên, thì sẽ hệt như quân phục lính.


Nói chung quần kiểu thế thì không thật đẹp.


Nhưng chân thì thật đẹp!


Trên quần có thắt lưng to.


Trên thắt lưng to có áo, áo màu xanh công nhân, ngắn vừa chạm thắt lưng, gọi là áo may ô, hay áo bơi một mảnh bị cắt mất chỗ dưới, thì sẽ khó xác định gọi thế nào đúng hơn.


Nói chung áo kiểu thế thì không thật đẹp.


Nhưng thân người thì thật đẹp!


Đã dễ nhìn hơn, vì khoảng cách gần hơn, cô này có bộ hông thật khỏe; và dễ nghe hẳn, vì cô nói, dù nói giọng ở đây:


— Anh... ở trong này à anh? — Cô chỉ về phía khách sạn.


— Ừ, ở đấy.


Cô cười, răng cô hình như trắng:


— Em biết ngay anh là người Bắc vô đây công tác.


— ...


Cô bước ra khỏi chỗ khuất sáng, cô cao phải gần bằng tôi nhưng còn rất trẻ, và có khuôn mặt tương đối dễ nhìn, mái tóc cắt gần như tóc con trai — nhưng trông mượt hơn, chắc tại tóc cô mềm, — nên trông có vẻ nghịch nghịch.


Cô ghé lại gần tôi, mùi cô lộn xộn hơi khó xác định, tôi chỉ phân biệt được là không "nhã" lắm; cô vừa nói vừa cười, kiểu như thẹn:


— Nhờ anh giúp cho em một chuyện... có được không à anh?


Tôi nhún vai, giương mắt, nhưng môi tôi — không mở ra nhưng — chắc trông giống nụ cười.


Nên cô lại chỉ chỉ tay về phía khách sạn:


— Anh mở giùm em cái cửa sổ ở đằng kia.


Ngoài tầng một ra, khách sạn này còn có bảy tầng nữa; ở phía này, quay ra đường, từ tầng hai lên, có bốn "vệt" cửa sổ dọc, đều là cửa sổ rộng, mỗi cửa có đến bốn năm ô kính đứng dàn hàng ngang; cô chỉ tay từ đây như thế và nghĩ là tôi sẽ nhìn theo tay cô đến đúng cái khung cửa sổ mà cô muốn mở; hơn nữa cửa sổ là cửa sổ phòng...


— Kia, đấy, cửa ở tầng hai, chỗ khuất nhất kia kìa.


Tôi hình dung ra.


Có những biển quảng cáo, và những mái gì đó hình tròn vồng vồng, nhô lên từ mặt tầng một, nên che khuất mất một phần những cửa sổ ở tầng hai, cửa cô chỉ chắc là cửa mở ra từ khoảng trống hành lang của khách sạn...


— Cửa chỗ đấy chỉ có cái chốt sắt, anh mở giùm em, một cánh là được, rồi để hé ra một chút...


— ...


— Anh à... — Chắc cô thấy tôi vẫn chăm chú nhìn khách sạn. — Có được không anh?


Tôi lại cho tay vào túi quần, nhún vai, hai mép chắc nhíu lại một chút.


— Dạ... — Cô có vẻ lúng túng.


— Được... được thôi. — Tôi nói.


Tôi thấy cô hơi bước lên, một tay đưa ra, có lẽ định chạm vào tôi, tự nhiên tôi thấy rất không thoải mái, nên tôi vội đưa tay trái lên trước ngực, bàn tay hướng ra, nhịp nhịp:


— Không sao... để anh mở cho. — Tôi vừa nói vừa quay người rời đi, lại có cảm giác hơi bất tiện thế nào đó, nên vừa đi tôi vừa ngoái lại, cười, lại đưa tay trái lên một chút, giống như chào.


Nhưng nhận và trao một nụ cười và cầm chiếc chìa khóa cô lễ tân mặc áo dài và bôi môi đều màu cánh sen vui vẻ đặt xuống mặt quầy xong, thì tôi lại nghĩ tiếp chuyện "sáng nghe đạo lý", nên đến lúc đã đứng ngay trước cửa phòng, tôi mới sực nhớ đến cái chốt cửa sổ.


"Cửa chỗ đấy" đúng là "chỉ có cái chốt sắt", và vắng tanh, nên tôi mở "một cánh là được, rồi để hé ra một chút".


Tất nhiên đã có phần miễn cưỡng, nhưng thật tình tôi cũng hứng thú đôi chút với chuyện này. Một cánh cửa sổ cố ý để hé mở, — khó phủ nhận không phải là không có chút phong vị của một bối cảnh yêu đương.


A-nhi-a bảo tôi lãng mạn lắm, tôi hình như không thích hình dung mình thế đâu, nhưng A-nhi-a thì lại rất thích.


Chỉ có mỗi mình tôi, nhưng căn phòng khách sạn mà Mai Phương và anh Ngạn đã thuê cho tôi ở thì rộng mênh mông...


(Còn nữa)

Lập Trình Viên II (5)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Thế được. Phải dặn thế. Vì... ví dụ như phố này, — nó hơi ngoái lại, chỉ tay ra đằng sau, dọc theo con phố chúng tôi đang đi, — thì anh Ngạn bảo không ở được. Không được ở thì đúng hơn. Chuyện này A-nhi-a không dặn, nhưng em phải lo. Chà... gió thổi mát quá, qua đường thôi.


Từ lúc vào Sài Gòn, tôi vẫn ở luôn trong một phòng ở tầng trên cùng, trong tòa nhà của công ty chú Cao, ở quận nhất. Đây là chọn lựa — cũng là đề xuất — của tôi, sau khi tìm hiểu được là có thể như thế. Chú Cao, cô Lan, — nhất là cô Lan, — vẫn có ý muốn tôi ở luôn ở nhà cô chú, nhưng tôi không thấy thoải mái với phương án này lắm; tôi cũng không hình dung rõ lắm sao lại thế nữa, — vì như Mai Phương và tôi, thì tôi có ở như thế có lẽ cũng là chuyện hoàn toàn bình thường.


Hồi cô Lan chú Cao hai người vội vàng ra Hà Nội để gặp tôi dịp tôi về phép, tôi mới chỉ là một người quen gián tiếp của gia đình, và hoàn toàn chưa phải một người lớn; chính tôi khi đó thực ra cũng ngạc nhiên ra phết vì cô chú lại đồng ý cho Mai Phương đi theo tôi luôn. Lần này về, có thời gian trò chuyện nhiều, chú Cao mới kể là lúc đấy chú không lo lắng nhiều đâu, nhưng cũng chẳng thấy thoải mái gì lắm với chuyện ấy; là cô Lan đã thuyết phục chú, — cô Lan không hiểu sao lại rất ủng hộ, "cô là người Bắc, chắc cô hiểu cháu hơn." Cô Lan thì nhún vai, xòe tay, nhướng mắt... vẻ rất hài lòng, gọi là đắc ý cũng được, về mọi chuyện này, nhưng không bình luận, hay kể lại gì hết.


Lúc tôi nói với chú Cao là vào ở ngay trong công ty, chú Cao cứ nhìn cố định vào tôi một lúc, và gật đầu trong lúc đang nhìn.


Dịp này sắp sinh nhật công ty, có nhiều việc phải chuẩn bị nên ở đấy lộn xộn, và mọi người thường ở lại họp hành, tập tành muộn; tôi phần thì hào hứng được dịp chạy góp vui chỗ này chỗ khác, chơi thêm với nhiều người, phần thì bắt đầu lại có cảm giác không thoải mái thế nào đấy về chuyện mình đang ở ngay ở đấy; nhưng chưa nói gì thì Mai Phương với anh Ngạn đã đến chở tôi ra khách sạn ở, tôi chẳng có ý kiến gì, hai người họ cũng không giải thích.


Mai Phương vừa giục "qua đường thôi", nhưng tôi vẫn đứng yên ở mép vỉa hè.


Chắc nó sẽ nghĩ là đường đông.


Đường to cắt ngang thì đông thật, nhưng con phố mà chúng tôi vừa đi đến đây thì không đông, ở chỗ đầu phố này cũng không đông. Nhưng đi đâu với Mai Phương ngoài đường, đã thành thói quen, tôi luôn cẩn thận hơn mức bình thường. Đường không đông, nhưng đi qua đường không đông trong lúc tâm trạng không ổn định vẫn là không cẩn thận. Và tâm trạng tôi thì vừa mới bất chợt không ổn định.


Nhưng Mai Phương chắc cũng đã không nghĩ là đường đông, vì lúc qua đường xong, lại bước lên góc vỉa hè, rồi đi thẳng, ngang qua phía bên ngoài những khung kính hơi nâu nâu phía trong có nhiều bóng đèn vàng vàng của quán cà-phê rộng nằm ở ngay góc này, nó chợt hỏi tôi:


— Phi Long, thật sự... em nên nói nhiều đến chị A-nhi-a, hay nên nói ít... như thế nào thì... anh sẽ hơn?


Tương đối lủng củng, bằng vào khả năng diễn đạt của nó.


— Anh... thật sự anh cũng không biết nữa. — Một cách vô thức tôi nhắc lại từ nó nói.


— Phi Long, giá như... nếu như không có em...


— Phương, "nếu" cái gì?!! — Giọng tôi chắc phải hơi gắt. — Làm sao mà "nếu" thế được?!


— Sao không? — Tôi thấy giọng nó bướng.


— Em, và A-nhi-a, và anh, bắt buộc phải gặp nhau như thế, chuyện đã như thế, vì không thể không như thế!


— Sao lại không thể? Lúc ấy chẳng qua cũng như ném một viên súc sắc, có thể "Nhất", có thể "Lục", các khả năng như nhau.


— Không như nhau. Nếu ném ra "Lục", tức là xác suất ra "Lục" lúc ấy là trăm phần trăm!


— Xác suất lúc nào chả một phần sáu?!


— Một phần sáu là bài toán đã bỏ hết các điều kiện khác, chỉ tính mỗi con súc sắc thôi. Còn cụ thể lúc ném, trăng sao thế nào, trời đất ra sao, xuân hạ thu đông, mùa mưa, mùa khô, đêm, ngày, gió, mây, mưa, phố phường, người xung quanh, dây điện, ô tô, xe máy, điện thoại, tâm ý người ném, Thần, Phật, Tết, giỗ, mồng một ngày rằm, một con bướm vỗ cánh từ thế kỷ trước... còn có những cái gì tác động thế nào vào hòn súc sắc cụ thể vào lúc ấy, người có biết được đâu, người biết được bao nhiêu?! Một phần sáu là tính gần đúng theo một góc bé tí mà mình biết, thế thôi.


— Này... — Nó đứng hẳn lại, trông nó rất băn khoăn. — Anh... chuyện này thật ra anh... đã nghĩ hẳn hoi thật chưa đấy?


Tôi nghiêng đầu, chạm vào đầu nó:


— Nghĩ lắm rồi!..


Ý nghĩ và vẻ rất băn khoăn của Mai Phương; và có lẽ vì tôi nghiêng đầu — động tác này dễ gây cảm giác "lớn — bé", — và ngửi thấy mùi tóc và mùi nước hoa quen thuộc rất gần; tất cả khiến lòng tôi bỗng thấy nao nao ghê gớm. Đấy là một cảm giác đã quen, mà trong suốt mấy năm vừa rồi, trong một số ngữ cảnh cụ thể, nó vẫn luôn xuất hiện.


Lần đầu tôi biết đến nó, cũng là lần đầu tôi gặp Mai Phương. Cái ngày mùa hè vậy mà cách đây đã mấy năm rồi ấy...


Cho nên, thay vì tìm tiếp — như đã định — một đại từ nhân xưng theo một kiểu cách văn vẻ dành để gọi phái nữ để kết thúc cái câu đang nói ở trên, bất giác tôi quàng tay qua vai Mai Phương, kéo nó sát thêm vào mình, và rủ rỉ với nó:


— ... Em là muội tử tri kỷ nhất của anh, từ giờ em đừng có "nếu" kiểu như thế, anh bị giật mình lắm đấy.


Nó cũng hơi nghiêng đầu sang tôi, hít một hơi dài, rồi lắc đầu, vừa thở ra vừa nói:


— Lần trước sao anh bảo gió ở đây có mùi bột nghệ?


Tôi ngơ ngác một chút, rồi cầm bàn tay nó, vạch vào không khí trước mặt một đường từ trái qua phải, hơi chênh chếch từ dưới lên:


— Tại em bảo anh mùa này gió thổi vào thành phố theo hướng này.


— Hướng đấy thì sao lại bột nghệ?


— À, hướng đấy là từ... Ấn-độ dương.


Nó cười:


— Sao hồi trước anh không thích chơi với sinh viên Ấn?


— Không phải không thích, mà là không chơi được.


— Sao không chơi được?


— Hồi đấy anh với tứ ca em đi đánh bài, cứ đến lúc hai chiến sĩ về đi ngủ thì các bạn Ấn lại vừa ngủ dậy, quần áo ngủ trắng thướt tha, rủ nhau xuống dưới hầm để tắm nước lạnh buổi sáng. Lệch pha quá thế, chơi với nhau vào lúc nào được?


— Hì... Như Sao Hôm với Sao Mai...


— Ai Hôm, ai Mai?


— Hôm đánh bài, Mai đi tắm...


Đang vui vẻ nói như thế, tự nhiên nó thừ người ra:


— Anh... với em sau này cũng thế. Em... không muốn ở nhà đâu...


— Anh với em? Sao Hôm Sao Mai! — Tôi vội ngắt lời nó. — Hay thật đấy! Ờ, sao trước giờ anh không nghĩ ra nhỉ?! Sao tự nhiên em lại nghĩ ra cái hay thế?! Èo, hay quá!..


— Hay cái gì mà hay?! — Nó cáu.


— Sao Hôm và Sao Mai thực ra là cùng một ngôi sao!


— Anh đừng có biến báo, làm gì có chuyện ấy?!


— Là một ngôi thật mà. Đều là Sao Kim.


— Anh chỉ lung tung! Sao Hôm, Sao Mai, kẻ bên tây, người bên đông, không bao giờ gặp nhau, xa cách, cũng như Mặt Trăng, Mặt Trời...


— Không phải!.. Các cụ ngày xưa nghĩ chúng nó không bao giờ gặp nhau, tại cứ nhìn thấy ngôi này, thì lại không thấy ngôi kia. Em không thấy thắc mắc à? Làm sao mà nhìn thấy hai ngôi một lúc được, nếu nó chỉ là một ngôi?!


— Rõ ràng hai ngôi hai chỗ, còn cố nói một ngôi! Đúng là lý sự cùn!


— Anh nói thật mà! Nó ở một chỗ, còn các cụ ở hai chỗ, nên nhìn ra hai chỗ.


Nó lại thừ người ra, rồi chắc đã phân vân:


— Thế... sơ đồ như thế nào nào?


— Thì... đại khái Sao Kim nó cùng quay quanh Mặt Trời giống như Trái Đất, nhưng nó bay ở bên trong.


— Anh... thật đấy chứ? — Nó dứ dứ một ngón tay trỏ trước mặt, mặt nó nghiêm trọng, nhưng hình như nó phấn khởi. — Chuyện này, là không được nói dối đâu đấy!


Nó cắn môi, rồi lại có vẻ bán tín bán nghi:


— Có đúng là không nói dối chứ?


— Tuyệt đối không! — Tôi quả quyết. — Nếu như mà nói dối thì...


Ngón tay nó đã đặt nhẹ lên đúng môi tôi:


— Được, thế thì tuần sau Sao Kim sẽ mọc qua bên kia để nghe ca nhạc. — Rồi nó chỉ sang bên đường.


Ban nãy tôi với nó đi đến đầu phố, chuẩn bị sang đường, thì đã nghe thấy tiếng "ca nhạc", chủ yếu là tiếng trống bụp bụp, rồi cứ đi thì tiếng "ca nhạc" càng rõ dần lên.


Ở bên kia đường, đối diện với vỉa hè trước cửa khách sạn chỗ chúng tôi đứng bây giờ, tụt vào (vì vỉa hè bên ấy cũng rộng) và bị che khuất nhập nhèm đằng sau một mớ rất nhiều đường dây điện đen đen căng ngang (tức là căng dọc theo mép vỉa hè bên ấy), nhưng vẫn nhìn thấy tương đối dễ vì hai bên có hai cột đèn cao áp chiếu xuống, trên một cái biển rộng bản màu trắng chạy vồng lên theo hình cầu ở phía trên một cái cổng vào mà vòm cổng có hình như thế, là dòng chữ "Sân Khấu Ca Nhạc" cũng hình vòng cầu, màu xanh lá cây đậm, ôm lấy hai chữ "Trống Đồng" màu đỏ ở dưới, — đều là chữ in, to đậm.


Tiếng "ca nhạc", nhất là tiếng trống bụp bụp, đứng ở đây nghe tương đối rõ, mặc dù đường phố cũng đông; cho nên tôi lại hơi ngơ ngác một chút, lúc Mai Phương — đang tiếp tục thích thú với chủ đề "Sao Kim" — đột nhiên bảo tôi:


— Anh vào ngủ đi, em về đây.


Tôi ngoảnh lại thì một chiếc Tô-yô-ta Cờ-rao màu nòng súng to bè bè đúng là đang tấp rất nhanh — nhưng rất êm — vào lề đường. Cứ tiếp tục kiểu này, trước sau gì (có khi đã bắt đầu rồi) tôi cũng sẽ tự nghi ngờ tai tôi mất, — tôi nghĩ ngay cả có đặc biệt chú ý đi nữa, chắc tôi cũng không thể phân biệt được tiếng cái xe Cờ-rao kia trong mớ âm thanh "ca nhạc" và phố phường hỗn độn như thế này.


Anh Ngạn đưa Mai Phương về rồi, còn lại mỗi mình trên hè phố, thật sự tôi đã định rảo bước ngay qua bên kia đường; nhưng cùng lúc ấy tôi lại băn khoăn không biết bên ấy người ta có cho vào xem ca nhạc quá dở chừng thế không, và... rốt cuộc thì đi xem ca nhạc như thế nói gì thì nói cũng không có vẻ là một hành động tự nhiên cho lắm; cuối cùng tôi thọc hai tay vào túi quần, giương mắt lên mặc dù không chủ ý nhìn cái gì cả, hít một hơi dài, thở phì ra, rồi dũng cảm, bằng một động tác dứt khoát, quay người lại, và bước về cửa khách sạn.


Vì rời khỏi quầy lễ tân, là tôi sẽ chỉ còn một mình...


(Còn nữa)