Pút-tin - Nói về Văn Hóa Đọc

"Chính việc đọc loại sách nghiêm túc, có chất lượng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ khai sáng nhận thức và trình độ giáo dục của con người, đề ra các xu hướng xã hội, hình thành khuynh hướng của dân tộc tới việc đột phá trong khoa học, kinh tế, trong các lĩnh vực khác, và, có nghĩa là, ở một cấp độ lớn lao sẽ xác định các vị trí xuất phát điểm và những khả năng cạnh tranh của cả đất nước chúng ta."


"Năng lực trí tuệ và văn hóa của một dân tộc phụ thuộc không chỉ vào chuyện chúng ta đọc bao nhiêu, chúng ta xuất bản bao nhiêu, mà còn vào chuyện cuốn sách này hay cuốn sách kia sẽ hình thành nên những giá trị nhân cách và tinh thần như thế nào, hình thành nên những định hướng đạo đức và luân lý ra sao, những cuốn sách này có khiến cho chúng ta phải nghĩ ngợi, suy tư, phân tích, hay không."


Vla-đi-mia Pút-tin
Phát biểu tại Đại hội VII Liên hiệp Sách nước Nga - 28 tháng 9, 2011

Tôi mừng vì cơ hội được có mặt ở đây, được phát biểu trước các vị. Và trước tiên tôi muốn cảm ơn vì công việc mà các vị đang làm để phát triển việc xuất bản sách trong nước, để ủng hộ các văn sĩ của chúng ta, và nói tổng quát, là để truyền bá văn hóa sách ở nước ta.


Tôi nhấn mạnh: chính việc đọc loại sách nghiêm túc, có chất lượng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ khai sáng nhận thức và trình độ giáo dục của con người, đề ra các xu hướng xã hội, hình thành khuynh hướng của dân tộc tới việc đột phá trong khoa học, kinh tế, trong các lĩnh vực khác, và, có nghĩa là, ở một cấp độ lớn lao sẽ xác định các vị trí xuất phát điểm và những khả năng cạnh tranh của cả đất nước chúng ta.


Hoàn toàn rõ ràng, là mong muốn đọc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thành phần, và không hề xếp ở cuối danh sách này — là vào khả năng có thể có được những tác phẩm hay cho các công dân của chúng ta. Đối với mọi người, rất quan trọng, là quyển sách có giá bao nhiêu. Đây là những vấn đề mới thật xoàng xĩnh làm sao, nhưng đây là thực tế cuộc sống: có thể mua được quyển sách hay này ở hiệu sách, đặt mua trên Internet, hoặc mượn ở thư viện hay không. Và tất nhiên, trình độ in ấn, chất lượng ấn bản là rất quan trọng — chuyện này cũng có ý nghĩa rất lớn. Một quyển sách, tất cả chúng ta đều rất hiểu, là cần phải cảm thấy dễ chịu khi cầm nó trong tay.


Nhờ những nỗ lực của các tác giả và các nhà xuất bản, ngày hôm nay một phạm vi rất rộng những sách văn học, giáo dục, và giải trí đang được giới thiệu đến độc giả của chúng ta. Nếu so sánh với năm 2000, hiện tại trên chợ sách của chúng ta đang bày bán gấp đôi số đầu sách và tạp chí. Theo chỉ số này, chúng ta đang là một trong những người dẫn đầu trên thế giới, — cùng với Mỹ, Trung Quốc và Anh.


Cần lưu ý rằng trong thập kỷ qua, ngành công nghiệp xuất bản sách ở nước Nga phát triển rất năng động, nhưng trong thời gian cuối ngành này chịu ảnh hưởng rất đáng kể bởi công nghệ đa phương tiện, và chúng ta rất hiểu và biết rằng — đây là một xu hướng toàn cầu. Những thiết bị nhỏ gọn cho việc đọc ngày càng trở nên rất phổ biến. Chỉ riêng trong năm nay ở nước ta đã bán được khoảng 1 triệu — như vẫn gọi — sách điện tử, chỉ trong bốn năm cuối, doanh số bán loại sách này đã tăng lên (các vị, chắc là, tôi không nói cũng biết rồi) 200 lần!


Trên mạng Internet Nga không thiếu các trang web nơi có thể dễ dàng tải về những kiệt tác kinh điển tuyệt vời, và chuyện này, tất nhiên, không tồi. Nhưng điều gì gợi lên một sự không yên tâm thật sự? Trên mạng một cách ngay tức thì xuất hiện cả những tác phẩm chỉ vừa mới xuất bản của các nhà văn đương đại, hơn nữa không có bất kỳ sự đồng ý nào từ phía họ và, đương nhiên, hoàn toàn miễn phí. Việc từ thiện trí tuệ theo cách như vậy là một sự trực tiếp vi phạm bản quyền, đánh một cú nặng nề vào ngành công nghiệp xuất bản sách. Đương nhiên, không ai định dừng sự tiến bộ công nghệ lại cả. Quan trọng, là trong đó pháp luật phải được tuân thủ, bao gồm cả lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ.


Tôi muốn nhấn mạnh: không một nước nào trên thế giới giành được thắng lợi đầy đủ đối với tình trạng ăn cướp ở trên Internet. Ở một số nước họ đã trở thành một dạng tương tự, thậm chí không phải tương tự, mà là thực sự, như các đảng phái chính trị. Mặc dầu vậy, việc này không có nghĩa là chúng ta cần phải chấp nhận việc quyền của con người đối với lao động của mình, đối với sản phẩm trí tuệ của mình, bị xâm phạm một cách thô bạo.


Chúng ta đã lập ra một ủy ban đặc biệt của chính phủ do Phó Chủ Tịch I-go I-van-nô-vích Su-van-lốp phụ trách. Nhiệm vụ của ủy ban này — tìm ra những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đảm bảo việc bảo vệ các tác giả, để thị trường sách kỹ thuật số phát triển một cách văn minh và trên cơ sở hợp pháp. Chúng ta, đương nhiên, sẽ làm việc với các đồng nghiệp của chúng ta trên trường quốc tế trong lĩnh vực này.


Đồng thời với việc này, sách truyền thống cũng cần phải tạo được đòi hỏi cho người đọc đương đại. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục ủng hộ ngành xuất bản sách trong nước, hình thành các điều kiện cần thiết để xuất bản những loại sách tử tế và để việc xuất bản chúng là có lợi nhuận, để chúng được bán trên giá sách trong các cửa hàng sách và có mặt trong thư viện các thành phố và làng xóm của chúng ta.


Đối với khả năng có được sách và chất lượng của sách, trước tiên cần phải đảm bảo cho ngành xuất bản loại giấy tốt, bao gồm cả giấy tráng, đương nhiên, là cần thiết để cho ra đời những sản phẩm in ấn phức tạp. Các vị biết, là một cách đúng lúc, chúng ta đã ưu tiên ngành này — đã giảm thuế nhập khẩu giấy tráng từ 15% đến 5%. Và việc ưu tiên này có hiệu lực cho đến tháng Hai năm 2012.


Tôi hiểu được lập trường của các nhà xuất bản liên quan đến việc, là giá như có thể kéo dài tiếp sự ưu tiên này. Đồng thời tôi cũng nghĩ, là các vị sẽ đồng ý với tôi về chuyện chúng ta cần phải phát triển khả năng của chính mình để sản xuất được loại giấy như vậy. Chúng ta, ngoài ngành xuất bản còn có cả ngành sản xuất loại hàng hóa này, cho nên trong mối liên hệ với các đồng nghiệp của chúng ta trong Liên minh Hải quan (với các đồng nghiệp Bê-la-rút, các đồng nghiệp Ca-zắc-xtan), chúng ta sẽ tiếp nhận những quyết định hết sức cẩn trọng, tôi muốn nhấn mạnh điểm này, hết sức cẩn trọng, và được cân nhắc kỹ càng, để, một mặt, không xâm phạm đến quyền lợi của các nhà xuất bản và các nhà in, mặt khác — tạo điều kiện cho việc sản xuất các sản phẩm nội địa, phù hợp với yêu cầu của các vị về giá cả, và không thua kém, có thể còn mong muốn là vượt trội, về chất lượng so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài.


Vấn đề tiếp theo. Trong các nhà xuất bản và các cửa hàng sẽ còn lại một phần những ấn phẩm không bán được. Bán tống bán tháo chúng đi theo giá thành phẩm hoặc thấp hơn — đằng nào cũng vẫn không có lãi, vì các vị bị đánh thuế. Cho nên, các nhà xuất bản đang cố gắng để phát hành những loại sách, mà đảm bảo là bán được và có nhu cầu đọc lớn. Trong đa số các trường hợp, cái đấy, tất nhiên, là thứ "dễ đọc".


Chúng ta đang đi theo hướng tiếp nhận những sửa đổi thích hợp trong luật thuế, các cơ quan chức năng chỉ còn phải thống nhất về mức sàn đối với số lượng ấn phẩm bị ế. Tôi hiểu rằng đây có lẽ là vấn đề khó khăn nhất, nhưng cùng với cộng đồng doanh nghiệp, gồm cả những đại diện ở đây, chúng ta phải cùng nhau giải quyết vấn đề này, để lấp kín bất kỳ khe hở nào dành cho những người tham gia một cách thiếu thành tâm vào thị trường, những khe hở hàm chứa đầy những hậu quả tiêu cực đối với ngân sách. Tôi biết rằng ngành này đòi một mức sàn, các quan chức ở các bộ, ngành khác nhau lại đòi một mức khác, cần phải tìm cho được điểm "vàng" trung gian.


Và, cuối cùng, còn một vấn đề rất có tầm quan trọng — đấy là các thư viện, chỗ mà, như một trong những nhà xã hội học vĩ đại của thế kỷ XX, Đờ-mi-tờ-ri Li-kha-trốp, đã nói một cách rất đúng đắn, văn hóa của cả đất nước phụ thuộc hết vào đấy. Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới thư viện trước tiên là ở các thành phố và làng xóm xa xôi, chúng ta sẽ tăng phúc lợi xã hội cho những người làm việc ở thư viện. Tôi nhấn mạnh: vấn đề này cần phải được sự quan tâm và giám sát không ngừng của chính quyền ở tất cả các cấp — quốc gia, vùng miền, tỉnh, thành phố.


Sang năm, chúng ta sẽ dành nửa tỷ rúp cho việc tin học hóa các thư viện trong cả nước, đồng thời chúng ta sẽ thiết lập các điều kiện để bổ sung kho sách thư viện.


Tôi lưu ý, hiện nay thư viện đang gặp khó khăn trong việc mua sách trực tiếp từ các nhà xuất bản, họ phải đến chỗ bán đấu giá, nơi mà giá cuối cùng không phải lúc nào dự đoán được. Và trong khi còn đang chờ kết quả, chúng ta cũng thấy chuyện này, thì số lượng sách của cuốn sách cần mua có thể đã hết.


Tôi cho là cần thiết, việc bắt buộc phải điều chỉnh những vấn đề này, những vấn đề đang cản trở các thư viện bổ sung kho sách của mình một cách linh hoạt. Việc này cần phải được làm trong khuôn khổ công việc cải tiến luật về phân bố các đơn đặt hàng của nhà nước. Công việc này hiện đang được tiến hành một cách tích cực nhất trong chính phủ.


Các đồng nghiệp thân mến! Chúng ta trong suốt một thời gian dài đã là một trong những nước đọc nhiều nhất trên thế giới. Cần phải nói thẳng: có nguy cơ, là chúng ta có thể đánh mất vị thế này. Theo dữ liệu của các nhà xã hội học, chúng ta đang có một số lượng ngày càng tăng những người hoàn toàn không đọc sách — không sách giấy, không sách điện tử, không sách nào cả. Và chuyện này, tất nhiên, là một thực tế rất đáng báo động, vì thế việc tăng mối quan tâm tới việc đọc sách trở thành, một cách không cường điệu, một nhiệm vụ của cả quốc gia.


Và ở đây cần phải có sự tăng cường những nỗ lực của các hệ thống xã hội và nhà nước: thanh niên, các tổ chức tôn giáo, các phương tiện truyền thông đại chúng, vùng miền, các cơ quan chính quyền nhà nước và khu vực, và, cuối cùng, tất nhiên, bản thân các nhà văn, các giáo viên trong các trường phổ thông và đại học. Chúng ta phải vạch được ra và sau đó tiến hành trong thực tế một chiến lược hành động thống nhất, chiến lược được hiểu và được tiếp nhận bởi toàn xã hội.


Và còn nữa. Năng lực trí tuệ và văn hóa của một dân tộc phụ thuộc không chỉ vào chuyện chúng ta đọc bao nhiêu, chúng ta xuất bản bao nhiêu, mà còn vào chuyện cuốn sách này hay cuốn sách kia sẽ hình thành nên những giá trị nhân cách và tinh thần như thế nào, hình thành nên những định hướng đạo đức và luân lý ra sao, những cuốn sách này có khiến cho chúng ta phải nghĩ ngợi, suy tư, phân tích, hay không.


Để kết luận tôi nhấn mạnh thêm một lần nữa: vì lợi ích của đất nước, vì tương lai của nó, chúng ta sẽ làm sống lại đòi hỏi của mọi người đối với sách. Đối với việc này chúng ta có cái chính nhất — các tác giả tài năng và các nhà xuất bản chuyên nghiệp.


Cảm ơn nhiều vì sự chú ý.

Đã có 2 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Nhật Linh bi bô...

Anh phóng viên râu quai nói đẹp trai quá! Giá em có thể tặng anh một cái ghi âm xịn, để anh khỏi phải type anh ơi! %-*

Unknown bi bô...

Hố hố, gái yêu công nhận mù quáng, người ta là vừa đẹp giai lại vừa học giỏi, nên ngồi ở lớp làm luôn bài tập về nhà, còn dành thời gian để đi đẽo vẹo đấy!

PS: Ghi âm xịn về đằng nào chả phải type? :^D

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...