I-li-a Nhà Tiên Tri

I-LI-A NHÀ TIÊN TRI

(I. A. Bu-nhin)



Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp bị cháy ở Pê-tờ-rốp-ki, đến sống cùng anh mình — anh Nhi-côn cụt tay. Hai anh em đã nhất trí sống tách nhau ra, và Xê-mi-ôn, dọn ra khỏi Vùng Nước Nông, dựng cho mình một căn nhà gỗ bên con đường lớn.


Đến ngày hội I-lin những người thợ mộc xin phép về dự hội. Xê-mi-ôn đã cần phải ngủ ban đêm ở chỗ đang xây dựng. Ăn tối xong cùng với gia đình đông đúc của người anh, trong cảnh chật chội, giữa đám ruồi vo ve, anh châm tẩu thuốc, khoác chiếc áo lông cộc lên và nói với mọi người:


— Ở đây oi bức quá. Tớ về chỗ làm nhà, sẽ ngủ đêm ở đấy.


— Ít ra cũng đem chó theo, — mọi người bảo anh.


— Thôi khỏi! — Xê-mi-ôn nói và đi một mình.


Đã là một đêm rằm. Mải nghĩ đến ngôi nhà tương lai Xê-mi-ôn cũng không nhận ra, là ra khỏi làng mình đã leo lên theo lối đi rộng dẫn lên núi và lang thang khoảng một vét-xta [1] trên con đường lớn như thế nào — cho đến chỗ ngôi nhà đã vươn cao lên, nhưng vẫn chưa lợp mái của mình, đứng bên bờ cánh đồng lúa mì, trên bãi trống, tối đen đen vì những cửa sổ chưa có khung và ánh lên mờ mờ dưới ánh trăng vì đầu những súc gỗ cây còn tươi ở các góc, vì những mảnh gỗ thò ra khỏi các khe hở, và vì phoi gỗ bào trên ngưỡng cửa. Vầng trăng tháng bảy thấp, đang lên sau những hẻm núi ở Vùng Nước Nông, sáng đùng đục. Ánh sáng ấm của nó rắc xuống. Những bông lúa mì chín lờ mờ, nhập nhoạng trắng lên ở phía trước. Còn về phía bắc đã hoàn toàn u ám. Ở đó mây đen đã tạt đến. Làn gió nhẹ, thổi từ khắp các hướng, thỉnh thoảng mạnh lên, chạy từng cơn bốc đồng trên những bông kiều mạch — và chúng kêu xào xạc một cách khô khan và bất an. Mây đen ở phía bắc dường như bất động, nhưng luôn co giật bằng những ánh vàng kim thoáng qua.


Xê-mi-ôn, cúi người xuống theo thói quen, đi vào nhà. Trong nhà tối và ngột ngạt. Ánh trăng vàng, nhòm qua những khoảng trống cửa sổ, không trộn vào bóng tối, mà chỉ làm tăng nó lên. Xê-mi-ôn quẳng chiếc áo khoác ngắn lên những vỏ bào ở giữa nhà, vừa đúng lên một trong những dải ánh sáng, và nằm ngửa ra. Rít tẩu thuốc đã gần tắt và nghĩ ngợi thêm một chút, anh ngủ thiếp đi.


Nhưng, đấy, gió đã đưa đến cửa sổ, tiếng gì đó gầm gừ khó nghe ở đằng xa.


Xê-mi-ôn choàng tỉnh. Gió thổi mạnh hơn — bây giờ nó chạy liên hồi trên những bông lúa mì đang ầm ĩ một cách cuồng nhiệt, và ánh trăng càng trở nên lờ mờ hơn. Xê-mi-ôn bước ra khỏi căn nhà ở đằng góc, bước vào đồng yến mạch nhợt nhạt như vải liệm, đang xào xạc một cách khô kháo và oi ả, và nhìn lên mây đen. Nó, như một phiến đá tối, đã chiếm nửa bầu trời. Làn gió thổi thẳng vào mặt, gây sự, làm tóc rối bù và làm mắt khó nhìn. Cản trở việc nhìn, làm cho lòa mắt, còn có cả những tia chớp, bùng lên càng lúc càng nóng nảy và dọa nạt hơn. Xê-mi-ôn, làm dấu, quỳ xuống trên đầu gối: đằng xa, giữa biển yến mạch, nổi bật lên trên bức tường mây đen, có một đám đông không lớn chuyển động về phía Xê-mi-ôn, với những mái đầu để trần, thắt những chiếc thắt lưng màu trắng, khoác những chiếc áo lông cộc mới, — vất vả vác một bức tranh trang trí sau bàn thờ, rộng khoảng một xa-gien [2], cổ kính. Đám đông trông mờ mịt hư ảo, ma quái, nhưng bức tranh thì trông khá rõ — một khuôn mặt thánh nghiêm khắc, khủng khiếp, đỏ lên ở trên một tấm bảng đen bị nến đốt cháy xém, bị nhỏ đầy sáp, và đóng trong khung bằng bạc cũ, màu xam xám.


Làn gió gỡ những sợi tóc trên trán Xê-mi-ôn, thổi chúng phơ phất một cách dễ chịu, — và Xê-mi-ôn, cùng với nỗi sợ hãi và niềm vui, cúi lạy ảnh thánh đến sát đất. Đến khi ngước được đầu lên, thì anh nhìn thấy, đám người đang đứng, vụng về giữ tấm ảnh thánh hơi ngửa ra một cách đường bệ, còn trên mây đen, giống như một bức tranh ở trong nhà thờ, khắc họa và nổi bật lên một hình bóng: I-li-a cường tráng, râu trắng xóa, y phục màu lửa, ngồi, như Chiến Thần Xa-va-ốp, trên những đụn mây lộn xộn màu xanh nhợt chết chóc, còn ở trên đầu ông — hai chiếc cầu vồng màu lục da cam cháy rực từng lớp. Và, lấp lánh đôi mắt như những tia chớp, hòa giọng nói của mình vào tiếng ầm ầm, vào sấm sét, I-li-a nói:


— Thẳng đầu lên, Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp! Nghe đây, các giáo dân, đây, ta sẽ phán xử anh ta, tín đồ tạm thời trực thuộc hạt Ê-létx, giáo khu Pờ-rét-trép, Xê-mi-ôn Nô-vích-kốp.


Và cả cánh đồng, trắng lên xung quanh, tất cả những bông lúa trên đồng cùng với đòng đòng đã nhao lên, chạy về phía trước, cúi rạp mình trước I-li-a, và trong tiếng ồn ào của chúng I-li-a nói:


— Ta giận ngươi, Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp, ta muốn trừng phạt ngươi.


— Vì chuyện gì vậy, thưa cha? — Xê-mi-ôn hỏi.


— Ngươi thật bất nhã, Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp, dám hỏi cả ta, I-li-a. Ngươi chỉ được phép trả lời thôi.


— Vâng, vậy, xin theo ý cha, — Xê-mi-ôn trả lời.


— Năm kia ta đã giết bằng tia chớp Pan-tê-lây, anh của ngươi: tại sao ngươi chôn nó vào đất ngập đến thắt lưng, dùng phép thuật làm nó sống lại?


— Hãy thứ lỗi, thưa cha, — Xê-mi-ôn nói, cúi mình. — Đã có một chút trắc ẩn. Hãy phân xử xem: quả thật anh ấy là lao động chính phải nuôi nấng cả nhà mặc dù tuổi đã cao.


— Năm ngoái ta đã định quật đổ, đánh ngã lúa mạch đen của ngươi bằng mưa đá, bằng những trận gió lốc: tại sao ngươi biết trước chuyện đấy, và đã bán lúa giống?


— Hãy thứ lỗi, thưa cha, — Xê-mi-ôn nói, cúi mình. — Trái tim con đã linh cảm, đã cần phải thế.


— Ờ, còn bây giờ, ở Pê-tờ-rốp-ki, không phải ta đã đốt ngươi? Tại sao ngươi vội xây dựng lại, sống tách ra?


— Hãy thứ lỗi, thưa cha, — Xê-mi-ôn nói, cúi mình. — Người anh cụt tay của con thật bất hạnh: thiết tưởng, mọi tai họa đều từ anh ấy mà ra.


— Nhắm mắt lại. Ta suy nghĩ, hội ý một chút, xem sẽ hành hình ngươi bằng cách nào?


Xê-mi-ôn nhắm mắt, cúi đầu. Gió xào xạc, — anh cố gắng trong tiếng ồn của nó lén hiểu, I-li-a đã thì thầm gì với những người nông dân. Nhưng tiếng ồn lại nổi lên quanh anh — và không nghe rõ gì cả.


— Không, chúng ta không nghĩ ra, — I-li-a đã nói lớn. — Ngươi hãy tự khuyên ta.


— Thế mắt... có được mở? — Xê-mi-ôn hỏi.


— Không cần thiết. Người mù suy nghĩ quả quyết hơn.


— Người thật tuyệt, thưa cha, — Xê-mi-ôn nghiêm chỉnh cười mát. — Mà có cái gì mà nghĩ ở đây? Con sẽ cắm cho người một cây nến ba rúp.


— Chả vì cái gì. Ngươi đã trả tiền cho việc xây dựng.


— Thế thì con sẽ bỏ đi Ki-ép.


— Thế thì chỉ vô công rồi nghề, đi vụt bóng gậy. Còn mùa màng sẽ để ai lo?


Xê-mi-ôn ngẫm nghĩ.


— Thế thì, cô bé, An-phi-xka, hãy giết nó đi. Nó mới chỉ gần hai tuổi. Cô bé, thật tâm mà nói, rất hiền dịu, — chúng tôi sẽ rất thương cô bé, nhưng quả thật còn biết làm thế nào? Sẽ không thay đổi gì nhiều lắm.


— Hãy nghe mà xem, các tín đồ, — I-li-a nói to. — Ta đồng ý!


Và một ngọn lửa như thế nào đã xé toạc tầng cao, đến nỗi Xê-mi-ôn xuýt cháy cả lông mi, và một tiếng nổ như thế nào đã làm nứt cả bầu trời, đến nỗi cả mặt đất dưới chân anh rung động.


— Thần thánh, thần thánh, thần thánh, đức chúa ngài Xa-va-ốp! — Xê-mi-ôn thì thầm.


Choàng tỉnh, mở mắt ra, anh chỉ nhìn thấy mây đen bụi bặm, lúa mì và chính mình, đang quỳ trên đầu gối ở giữa chúng. Bụi bay vù vù trên con đường, và mặt trăng đã hoàn toàn đục ngầu.


Xê-mi-ôn nhảy dựng dậy. Quên cả áo khoác, anh vội vàng đi về nhà mình. Mưa nặng hạt đã bắt kịp anh trên đồng cỏ. Những đám mây tối kéo đến trên những khe núi đang tối đen đi. Mặt trăng đỏ ối đang lặn. Ngôi làng đang ngủ một giấc ngủ sâu, nhưng gia súc trong sân bất an, những con gà trống hét lên. Và, chạy đến bên căn nhà cũ của mình, Xê-mi-ôn nghe thấy có những tiếng gào ở bên trong. Anh Nhi-côn cụt tay đứng ở ngưỡng cửa, khoác áo lông ngắn và không đội mũ, hốc hác và nhăn nheo, cái nhìn đờ đẫn và bối rối.


— Cậu thật đen đủi, — anh ấy nói, và theo giọng nói của anh ấy, nghe thấy là anh ấy vẫn chưa hoàn toàn tỉnh ngủ.


Xê-mi-ôn chạy vào nhà. Những người đàn bà vừa kêu la vừa chạy lung tung trong bóng tối, tìm diêm. Xê-mi-ôn vớ được một cái trông như bao diêm, đốt đèn dầu lên: một cái nôi, treo ở gần bếp lò, đang đung đưa từ phía này sang phía khác, — những người đàn bà trong lúc chạy đã va vào nó, — và ở trong nôi một cô bé đã chết, cả người xanh mét, đang nằm, và trên đầu cô bé chiếc mũ trùm đang âm ỉ cháy.


Xê-mi-ôn từ đó đã sống hạnh phúc.



Capri. 1913


Chú thích:

[1] vét-xta — dặm Nga, 1.06 km

[2] xa-gien — 2.134 m


Truyện này lúc đầu có tên gọi: "TẾ VẬT"

(Nguồn: http://az.lib.ru/b/bunin_i_a/text_1540.shtml)

Đã có 16 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),

Nhật Linh bi bô...

Семен Новиков, живший с братом своим, сухоруким Ни­коном, Петровками горел.

Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp bị cháy ở Pê-tờ-rốp-ki, đến sống cùng anh mình — anh Nikon cụt tay.


Lan Cải ơi, sao không để là: "Xê-mi-ôn Nô-vích-cốp, đến sống cùng anh mình, anh Nhi-côn cụt tay, vì bị cháy ở Pê-tờ-rốp-ki."

Như thế sẽ giống nguyên bản hơn.

Yến Lan bi bô...

Không được. Như thế sẽ đa nghĩa, hơn nữa lại sẽ nặng về nghĩa "anh Nhi-côn bị cụt vì bị cháy" hơn.

Ps: Câu này là bác Phi Long dịch đấy.
("Nikon" <- "Nhi-côn" - cảm ơn)

Anonymous bi bô...

Nhưng nguyên bản viết thế cơ mà Lan Cải?

Yến Lan bi bô...

Bác Đào chỉ nhố nhăng, bác tự giải thích cho cái Linh đi!

Anonymous bi bô...

Cái Cải này khôn quá, ai nó dám lấy hả em?

@Linh: đọc kỹ lại xem, khả năng diễn đạt của tiếng Việt "cóng" hơn tiếng Nga, tiếng Việt hầu như chỉ có mỗi quan hệ "tuần tự" giữa các từ trong câu, muốn viết câu dài, phức, công nhận rất nhục.

Nhật Linh bi bô...

Lan Cải nói thì em tự xem kỹ lại rồi, khỏi cần bác Đào Phò.

Ps: Tức nhở, cụ thể thế này thì rõ tiếng mình "thua" thật.

Anonymous bi bô...

Tức quái gì, tiếng Anh còn fò gấp tỉ tiếng mình, mà cả thế giới giờ ngập ngụa như giòi trong một thứ tiếng Anh hạ đẳng, rác rưởi, chúng nó còn không nhục.

Yến Lan bi bô...

Bác em lại ngoa ngôn!

Anonymous bi bô...

Ngoa gì mà ngoa, cho anh chửi bậy phát nhá dạo này nhạt mồm quá, tiếng kiểu đ' gì viết một đằng nói một nẻo, tổ tiên của bọn nói tiếng này, tức là bọn đã nghĩ ra thứ tiếng này, rõ là một lũ ngu xuẩn về khả năng lô-gích.

Yến Lan bi bô...

Bác quên mất Shakespeare?

"What's in a name? That which we call a rose by any other name would smell as sweet."

Anonymous bi bô...

"O Romeo, Romeo, wherefore art thou Romeo?"

Tất nhiên không quên. Nói tiếng gì mà chả có người giỏi. Shakespeare cũng kiểu như cụ Du nhà mình, họ làm được cái tốt nhất trong điều kiện có thể thôi. Nhưng cụ Du mình rõ ràng là xuất sắc về ngôn ngữ, nhá. Còn Shakespeare để đời chủ yếu có phải vì văn hay đâu?

Shakespeare là cái mông gì nếu so với Pushkin và Lev Tolstoi?

Ps: À, Cải với Linh ơi, có mấy cái này, nhìn xem có nhục không? Đ' hiểu bọn mất dạy nó dạy với học cái kặk gì trong trường với nhau đ' biết?

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AB/47/Well-come2.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/B0/28/ha1.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/B4/4B/3004_1.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/B4/A7/biengt.jpg

Anh xin lỗi hai đứa phát nữa, nhưng mà đme lũ mất dậy!

Nhật Linh bi bô...

=)) Chết cười bác Đào Phò, mấy cái này em cũng xem rồi, ở trên vnexpress. (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1AB47/?p=2)

Buồn cười nữa là các bạn mình nói chung và phóng viên vnexpress nói riêng chắc cũng tiếng Anh cà cộ cả. Em thấy xúm nhau vào chê cái chỗ "well come", trong khi tiếng Anh cà cộ ở ngay cạnh thì không thấy ai nói gì:

"asean vietnam" là cái quái gì?

Yến Lan bi bô...

Молодец, Линь!

Anonymous bi bô...

Dme bọn mất dậy, làm cậu buồn cười đ' tả!

Đim-ma bi bô...

— Các bạn mình toàn người đanh đá.

— Cái gạch dài "—" này trông giống nhà xuất bản Ra-đu-ga, trông rất thích. Không hiểu sao bọn tây "tiếng anh hạ đẳng rác rưởi" bây giờ chúng nó cứ in kiểu "lời thoại dùng ngoặc kép" chuối thế nhỉ? Truyện mình dịch toàn in thế, có nên đổi style không đây?

Anonymous bi bô...

Nữa này 4c yêu!

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...