Nguyễn Ngọc Dương
“TẤM GƯƠNG” LỚN CỦA HAI VỊ BỘ TRƯỞNG
Có thể nói “nhị vị đại nhân” Nguyễn bắc Son và Trương Minh Tuấn nay không còn thời cơ để rút kinh nghiệm cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, “TẤM GƯƠNG” của hai “ÔNG” lại là bài học quý cho những kẻ đang vênh vang, mũ cao áo dài.
1.SỰ GIẢ DỐI VỀ NHÂN CÁCH: Khi đang chót vót trên ghế, ông Tuấn cho ra đời cuốn sách “Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” thì quần chúng nhân dân không ai nói gì, người ta chỉ cười khẩy. Sau khi ‘ngã ngựa’ thì có nhiều người bảo vứt mẹ cái cuốn sách dạy đời đi, dạy chó nó nghe. Nhưng Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an) thì cho rằng: “…Không có cơ chế nào để thu hồi cuốn sách này cả nhưng chính cuốn sách đã thể hiện sự nói một đằng, làm một nẻo. Cuốn sách là minh chứng cho thái độ thiếu trung thực, lừa dối của ông Trương Minh Tuấn, bộc lộ trước đảng viên và người dân. Theo tôi, không cần thiết phải thu hồi, cứ để như vậy bởi chẳng có ai đọc làm gì và tự khắc cuốn sách sẽ chết," (1).
2. DÙNG QUYỀN LỰC ĐỂ DỌA DÂN và HÃM HẠI CẤP DƯỚI: Ông Nguyễn Bắc Son phát biểu: “Dùng facebook nói xấu Đảng, Nhà nước phải bị nghiêm trị”. Giống y thời Phong kiến, nói xấu vua (phạm húy) thì bị nghiêm trị. Trong khi ở chế độ dân chủ, văn minh, người dân được nói hết những gì mà mình không vừa lòng đối với Tổng thống, Bộ trưởng, Chính phủ…, nhưng không ai bị coi là nói xấu, là phạm pháp, những ý kiến “trái tai” mà đúng, đều được lắng nghe và điều chỉnh, nhờ đó mà người lãnh đạo và Chính phủ ngày càng hoàn thiện. Còn nói sai thì không chấp, bởi bộ máy công quyền được xác định là tổ chức làm thuê cho dân.
Cái bộ TTTT mới được sinh ra chưa lâu, do yêu cầu quản lý báo chí, truyền thông trong tình hình mới, chứ trước kia những chức năng ấy chỉ là những bộ phận của các bộ khác. Rõ ràng là bây giờ nó quan trọng, nó có vị thế, nhất là đối tượng quản lý của nó là cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình, internet. Người ta bảo cái hệ thống ấy là “quyền lực thứ tư”, thì cái bộ do những ông này làm bộ trưởng còn ngồi trên đầu quyền lực thứ tư. Được quyền phán xét, trừng trị, quyền để cho một Tổng biên tập, một Thư ký tòa sọan, một phóng viên của bất kỳ tờ báo nào trong số gần 800 tờ báo của cả nước, hay một bloger, một facebooker có được yên ổn hay phải “lên bờ xuống ruộng”.
Có không ít vụ kỷ luật, phạt, đình bản báo này, báo nọ không được nhân dân tâm phục, khẩu phục. Nên nhớ, khi Tòa xử án phải lấy pháp luật làm căn cứ, nhưng vẫn có tranh biện để làm rõ việc áp vào luật có đúng không, có bị lợi dụng luật để xử oan cho đối tượng không. Đằng này, lẽ phải cứ thuộc cấp trên, dân biết dù không phạm luật nhưng nó “đụng chạm” vào những nơi cấm kỵ, nên coi như “tai nạn nghề nghiệp”. Thực ra, không một phóng viên nào, Tổng biên tập nào, nhất ở những tờ báo danh tiếng như Tuổi trẻ chẳng hạn lại ấu trĩ đến mức đưa tin trái pháp luật. Luật báo chí chỉ cấm nói sai sự thật, bịa đặt…, chứ không thấy có điều khoản nào “trừ vùng cấm”. Tuy nhiên, khi “chạm vào vùng cấm”, thì họ cũng phải ngậm bồ hòn, vì thấp cổ bé họng.