Mùa họp lớp
0 ý kiến, vàKTS Trần Thanh Vân: "Thưa ông Nguyễn Đức Chung"
0 ý kiến, và
Nguyễn Đức Chung
Người gửi: Trần Thanh Vân
Thưa ông Nguyễn Đức Chung,
Tôi là Trần Thanh Vân, là Kiến Trúc sư Cảnh quan có trên 50 năm thâm niên, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, làm việc tại Hà Nội và đã đóng góp không ít cho việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Hà Nội.
Hôm nay tôi viết thư này, không có mục đích gì khác ngoài việc khuyên ông nên suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ một lần nữa, việc xử lý sự vụ xảy ra ở Đồng Tâm, để trước hết là bảo vệ sự ổn định an ninh xã hội của chính quyền Hà Nôi, mà ông là người đứng đầu, thứ nữa là bảo vệ quyền lợi của bà con nông dân ở thôn Hoành, Đồng Tâm, và cao hơn tất cả là bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý mà tất cả mọi người đều phải tuân theo, bởi vì đó là nguyên tắc mà ông Trời sẽ thưởng phạt khen chê phân minh.
Thưa ông,
Khi nghe tin xảy ra đụng độ ở Đồng Tâm cách đây 3 tháng, có thể dẫn đến hậu quả xấu, khiến tôi hết sức lo lắng.
Mấy hôm sau, tôi lại nhận được tin ông Chủ tịch đã về tận Đồng Tâm, giải tỏa mối xung đột đó và ra lệnh sẽ cho thanh tra toàn diện trong thời gian hai tháng, làm tôi thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng đến hôm nay,Thanh tra đã chính thức có kết luận và tôi thật sự thất vọng, nên không thể không có đôi điều lo ngại muốn nói với ông.
Thưa ông Chủ tịch,
Tôi biết nông dân vốn hiền lành chất phác, tuy ít học, nhưng không vì thế mà người khác được quyền coi thường họ, để lừa họ, nhất là ở những làng quê sát nách Trung tâm Ba Đình, Hà Nội, như thôn Hoành, lại có những đảng viên CS lão thành đáng kính như cụ Kình và trong thời buổi hiện nay, chưa nói đến trình độ thông tin đã phát triển khi ở làng quê thôn xóm nào cũng có khá nhiều điện thoại thông minh (smartphone) để người ta có thể định vị bất kỳ một địa điểm nào được nhắc đến.
Điểm mấu chốt của vấn đề tranh chấp mà bản kết luận thanh tra nhắc đến là sân bay Miếu Môn, một vùng đất hình chữ nhật chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam từ huyện Chương Mỹ xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức… thì kết thúc.
Là một người rất có kinh nghiệm trong quy hoạch và đọc bản đồ, tôi nhận thấy bản kết luận thanh tra cố tình nói loanh quanh làm rối trí người đọc và cố “nhét” được cánh đồng Sênh vào diện tích sân bay một cách gượng ép và vô lối.
Dừng khoan dầu: VIỆT NAM PHẢI BỒI THƯỜNG RẤT LỚN
0 ý kiến, và
Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan?
24-7-2017
Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh, theo một bài viết do BBC đăng tải vào sáng 24/7.
Talisman-Vietnam là công ty con trong tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha. Trước đây trong tháng này, công ty đã bắt đầu khoan thăm dò ở một vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 kilomet. Nhưng BBC dẫn một nguồn giấu tên nói rằng Hà Nội mới đây đã ‘ra lệnh’ cho công ty rời khỏi khu vực đó.
Vẫn theo bài viết của BBC, hồi tuần trước Bắc Kinh đã cảnh báo Hà Nội rằng họ sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu hoạt động khoan vẫn tiếp tục.
Đến hết buổi chiều ngày 24/7, giờ Việt Nam, không có thông tin chính thức nào từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như trên báo chí chính thống trong nước xác nhận hay phủ nhận tin tức kể trên của BBC.
VOA cố gắng liên lạc với một đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tìm hiểu, nhưng vị này không trả lời, kể cả với điều kiện không nêu tên.
Nơi công ty con của Repsol hoạt động được cho là Lô 136-03, theo cách đặt tên của Việt Nam. Trung Quốc gọi đó là Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei 21). Có tin Trung Quốc đã cho một công ty nước ngoài thuê chính lô này, nhưng không rõ đó là công ty nào.
Một nhà phân tích đề nghị không nêu tên ước tính rằng Repsol đã chi khoảng 300 triệu đôla cho dự án của họ ở lô này.
Thông tin về việc Việt Nam đề nghị Repsol ngừng khoan đã được một số người có tầm ảnh hưởng lớn chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lời bình luận. Chiếm đa số là những người bày tỏ ý kiến rằng đây là “một bước lùi” hay “một thất bại của Việt Nam”.
Luật sư Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu Biển Đông ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng chung suy nghĩ với luồng ý kiến đó. Nhưng ông cho rằng do thông tin còn chưa đầy đủ, nên chưa thể nói đây là một bước lùi về mặt chiến thuật hay về chiến lược của Việt Nam.
Mặc dù vậy, quyết định của Việt Nam sẽ có những hệ lụy tồi ngay lập tức, theo lời ông Việt:
“Việt Nam mà hủy hợp đồng với Repsol, Việt Nam chắc là phải bồi thường số tiền rất là lớn, bởi vì hợp đồng dầu khí thường là vài trăm triệu đô. Thứ hai, ảnh hưởng đến các các quốc gia, các công ty khác như thế nào, thì đây cũng là tác động lớn về tâm lý. Họ phải xem xét vấn đề rủi ro rất là cao. Ngoài cái việc có dầu hay không, sức ép chính trị sẽ ảnh hưởng đến tương lai của hợp đồng đó. Cái độ rủi ro này nó cao. Họ sẽ ngại ngần khi tham gia”.
Thư gửi Hoành - con trai yêu
0 ý kiến, và
Song Hà
21-7-2017
Hoành con! Kể từ khi công ty đa cấp của con phá sản, bố mẹ ở quê cứ lo ngay ngáy. Mẹ con bảo, chỉ sợ thất nghiệp rồi đâm ra đi đây, đi đó lông bông lại rước vạ vào thân. Bố ở quê lướt phây nhiều nên bố biết, giờ đi đâu cũng có thể trở thành trộm chó hoặc bắt cóc trẻ em, nên con nhớ kỹ những điều bố dặn sau đây.
Hà Nội - CON QUÁI THÚ BÊ TÔNG LẠI GÀO LÊN VÌ ĐÓI VỐN
0 ý kiến, và
Chúng khống chế tất cả từ giá cả, công nghệ và tiến độ, vật tư..., phía VN làm những dự án hàng tỉ đô, nhưng kiến thức kinh tế như cháu lên ba.
Không có gì ngạc nhiên khi TQ đẩy mấy chục cái bãi thải nhiệt điện than, thép, giấy...., biến VN thành một bãi rác của chúng.Đường sắt Cát Linh - Hà Đông:
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đúng hẹn rất khó!
Đường ray Cát Linh-Hà Đông gỉ: Nứt bêtông nguy hiểm hơn
Ngày 19/7, báo cáo tại buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT, ông Lê Kim Thành - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, cho biết, một trong những vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính là thiếu vốn.
Cụ thể, theo ông Thành, Hiệp định vay bổ sung 250 triệu USD đã được ký kết ngày 11/5. Bộ Tài chính đã gửi Bộ Tư pháp thư của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam cho ý kiến đối với mẫu ý kiến pháp lý. Bộ GTVT sau đó cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính hỗ trợ các thủ tục cho khoản vay bổ sung này.
Ngày 16/6/2017, Bộ Tư pháp và China Eximbank đã họp, tuy nhiên các bên vẫn chưa thống nhất ý kiến.
“Để dự án hoàn thành theo kế hoạch, dự kiến đưa vào khai thác thương mại trong quý I/2018, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đề nghị Bộ GTVT có văn bản báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để thống nhất với Eximbank Trung Quốc, ký hợp đồng vay vốn và triển khai giải ngân trong tháng 7/2017 cho dự án”, ông Thành kiến nghị.
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu các Thứ trưởng phụ trách Bộ kiến nghị với Chính phủ thúc đẩy nhanh việc giải ngân cho Dự án.
"Nếu chậm giải ngân thì phần thiệt thòi sẽ là Tổng thầu Trung Quốc, chứ không phải phía Việt Nam.
Xin đừng vơ cả chúng em
0 ý kiến, và
Nguyễn Duy Nghĩa
“Chúng em” ở đây là những chiến sỹ, hạ sỹ quan, đúng ra có thể xưng là “chúng tôi” theo đúng lễ tiết tác phong chính quy, song thường là lính mới, ít tuổi, lại là lính quèn, nên xưng hô vậy để tỏ rằng mình biết điều. Lâu nay chúng em thấy dư luận ồn ào việc quân đội làm kinh tế, rằng là thế này, thế kia, người bênh, người chê, chưa thấy ông to, bà lớn nào làm trọng tài huýt còi cho trận đấu dừng hay tiếp tục, thành thử cứ nhức cả đầu.
Song là người trong quân ngũ chúng em xin giãi bày để đừng bị vơ vào cái sự thể này. Từ ngày khai sinh đến nay lúc nào quân đội ngoài chức năng đánh giặc cũng làm ra của cải nói chữ là “làm kinh tế”. Vốn đại đa số người lính xuất thân từ dân cày, nên việc là trồng rau, nuôi lợn, chăn bò, thả cá... là chuyện nhỏ, đụng chân tay cho đỡ ngứa tay chân. Đất nước càng đổi mới thì việc quân đội làm kinh tế cũng đổi mới, thế mới có lính thợ, nhiều loại lính thợ. Nhưng cái bất biến của việc quân đội làm kinh tế vẫn đặc hiệu là “nước sông công lính”.
Công bằng mà nói, từ việc ỏ ê về đất quốc phòng lèo sang việc quân đội làm kinh tế là hồ đồ hòng lấp liếm, dằn dỗi do ngộ nhận của Nhóm kiêu binh. Chẳng những không một ai có nửa lời ta thán mà còn hoan nghênh việc quân đội làm kinh tế. Thời chiến đã vậy thời bình càng phải có. Xưởng may quân đội tận dụng công xuất may cả quần áo sơvin, đóng giày dân sự. Các nhà máy quốc phòng tận dụng năng lực kỹ nghệ cao làm hàng dân dụng được ưa chuộng. Thời thiếu thốn trăm bề, vớ được hàng quốc phòng là sướng âm ỉ vì là đồ “nồi đồng, cối đá”. Hơn nữa thế những mong ta có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại chế ra vũ khí, đạn dược tối tân thậm chí cả nguyên tử để phòng vệ quốc gia, quyết không như một thời phải ngửa ta xin, biến người Việt là “lính đánh nhau gia công cho nước ngoài”, còn đất nước ta thành bãi thử nghiệm vũ khí mới, tiêu hủy thứ thải loại, đổ hóa chất hủy diệt. Còn thời nay tất nhiên nhiều trang thiết bị quân sự phải nhập khẩu, nghe nói rất tốn kém khi ngân khố thâm thủng mà còn bị không ít kẻ dòm ngó, tranh thủ bòn rút.
Vậy thực sự việc này thế nào. Để làm kinh tế mọi động tác cơ bắp đều đến tay chúng em. Còn từ sĩ quan (gọi tắt là quan) trở lên là nhàn, chỉ tay là chính, dĩ nhiên các quan không nhàn cái đầu. Các quan đêm nằm nghĩ việc cho chúng em làm. Quan lớn hơn thì xin được dự án, chạy được công trình thạm chi nhận làm B phẩy, rốt cuộc cũng lại đến chúng em vôi vữa, cát sỏi, tay búa, dàu mỡ, lấm lem. Và cũng dĩ nhiên đến bữa, xuất ăn của chúng em là đại táo, còn của các quan là trung táo, tiểu táo, đặc táo. Siêu đặc táo vừa ăn vừa có vui vẻ
Cái tát giữa mặt Bộ trưởng Trần Hồng Hà
0 ý kiến, và
Cái tát dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
Một lần nữa, thủ đoạn xảo ngôn, dối trá trắng trợn của một quan chức cấp cao lại bị vạch trần. Đó là trường hợp của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, khi ông này nói về việc cấp phép xả 1 triệu m3 (chất thải nạo vét luồng vào cảng) cho Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ra 30ha biển Bình Thuận, cách khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau chỉ 8km.
Trên báo Pháp luật TP.HCM, ông Ngọc trả lời phỏng vấn như sau:
"• Như ông nói là Bộ đã khảo sát chi tiết khu vực 30 ha cấp phép cho hoạt động nhận chìm này. Vậy hệ sinh thái biển dưới đó thế nào?
+ Cát thôi.
• Có các hệ sinh thái, sinh vật như cỏ biển, san hô hay khu vực mà sinh vật biển sinh sản?
+ Không có. Nếu có thì không bao giờ chúng tôi cấp phép! Khẳng định với các bạn như vậy! Chúng tôi có trách nhiệm với môi trường, các bạn không nên đặt những câu hỏi kiểu như vậy".
Thế nhưng, những bức ảnh tôi post dưới đây lại chính là khu vực đáy biển, nơi tiếp nhận chất thải mà ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép.
Với sự thật không thể chối cãi này, ông Ngọc, nếu còn có lương tri để thức tỉnh thì hãy lập tức rời khỏi cái ghế mà ông đang ngồi. Ông không xứng đáng. Tuyệt đối không! Nếu ông ta vì tham quyền cố vị, vì bổng lộc, hay bất cứ lý do gì mà vẫn cố sống cố chết bám vào cái ghế thứ trưởng, thì những lãnh đạo cấp cao hơn, nếu còn có lương tri, nếu còn nghĩ đến giữ gì kỉ cương phép nước, đến niềm tin của nhân dân, cần phải cách chức thứ trưởng đối với ông Ngọc. Một kẻ đạo đức như vậy không xứng đáng làm người chứ đừng nói làm quan.
Với sự thật đã được phơi bày này, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải ngay lập tức rút lại giấy phép đổ 1 triệu m3 chất thải xuống biển.
Chính ông Ngọc, người thay mặt ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký giấy phép, đã nói nếu có (san hô và sinh vật biển) thì không bao giờ cấp phép. Nay báo chí đã chứng minh dưới đáy biển có san hô, có sinh vật biển, thì việc rút lại tờ giấy kia là đương nhiên. Sự thật đã rành rành, các ông không thể tiếp tục lì lợm được nữa. Bởi như thế chẳng khác nào các ông gián tiếp tuyên bố, làm quan chức là phải mất hết liêm sỉ!?
Nữ Phó Chủ Tịch quận Thanh Xuân bị vu oan ở quán bún?
0 ý kiến, và
Tầm Nhìn.net
15:02 - 14/07/2017
Tóm tắt: Em Trang, Phó chủ tịch quận Thanh Xuân, HN và đàn em đi ăn trưa. Để xe ô tô sai quy định. Khi chủ cửa hàng bún nhắc thì em gọi bốc máy gọi 1 thằng Chủ tịch Phường và 1 thằng Trưởng công an Phường ra trông xe để em vào ăn trưa, đứa trông đằng đầu, đứa trông đằng đít xe. Camera ghi rõ, giờ em cãi đây!
Mới đây một tài khoản mạng xã hội Facebook đã đăng dòng trạng thái và hình ảnh bà Lê Mai Trang hiện đang giữ chức vụ Phó chủ tịch quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyên văn như sau: "Cả nhà có ai biết chị này làm gì ở quận Thanh Xuân không? Khoảng 12h chị này đi ăn bún ở Nguyễn Quý Đức. Chị ấy điều động cả hệ thống chính quyền ra trông xe cho chị, quá khủng".
Ngay lập tức dòng trạng thái đã nhận được nhiều lượt chia sẻ, bình luận trái chiều của cộng đồng mạng, trong đó không ít người tỏ ra bức xúc với việc làm của bà Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân.
.
Trả lời phóng viên Tầm Nhìn, chị Đinh Hải Lý chủ quán cà phê trên đường Nguyễn Quý Đức kể lại: "Trưa ngày 7/7 trước cửa quán cà phê nhà tôi, có 2 người phụ nữ từ đâu đến, để xe chắn hết phần đường ngay khúc cua, nơi đầu ngõ có nhiều người qua lại. Tôi cùng nhiều người đã nhắc nhở họ. Tuy nhiên, họ đã không chịu di chuyển chiếc xe mà còn có động thái đôi co với mọi người. Người phụ nữ áo xanh sau này tôi mới biết là bà Phó chủ tịch quận, dùng điện thoại gọi cho ai đó trên phường, sau đó cả hai bỏ xe đi thẳng vào quán ăn gần đó. Một lát sau tại vị trí đỗ xe của 2 người phụ nữ để xe xuất hiện đồng Chủ tịch Phường và Trưởng Công an phường Thanh Xuân Bắc, cùng 1 cán bộ công an phường. Sau khi hai người phụ nữ ăn xong và ra về, một cán bộ công an phường đã xuống yêu cầu tôi lên xin lỗi vì một trong hai người phụ nữ đôi co với tôi lúc sáng là bà Phó chủ tịch quận Thanh Xuân".
.
Internet - Món quà Chúa ban cho Trung Quốc
0 ý kiến, và
Đồng Tâm: Dự thảo KLTT, toàn số liệu sai!
0 ý kiến, và
10.07.2017
DỰ THẢO KẾT LUẬN THANH TRA (DTKLTT)
Trong thông cáo báo chí kí ngày 7/7/2017 vừa qua, Thanh tra Hà Nội kết luận: Theo QĐ/UB số 386 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, chính quyền lấy 64,66ha của xã Đồng Tâm làm sân bay, trong đó 14,36 ha đất của HTX nông nghiệp Đồng Tâm, 3 ha của Xí nghiệp đá vôi Miếu Môn, 14,3 ha của Nông trường Lương Mỹ. ( Ảnh 1)
Theo hồ sơ được người dân cung cấp, gồm QĐ 113 ngày 14/04/1980 của ông Đỗ Mười về việc thực hiện dự án sân bay Miếu Môn và văn bản tiến hành bồi thường của UBND tỉnh Hà Sơn Bình năm 1981, thì con số chính xác là 47,36 ha của HTX Đồng Tâm và 5 ha của Xí nghiệp Vôi đá Miếu Môn. (Ảnh 3)
Như thế, Thanh tra Hà Nội đã đưa ra con số sai hoàn toàn thực tế và những giấy tờ liên quan trước đó.
LS. Trần Vũ Hải: Về Dự thảo Kết luận Thanh tra đất tại Đồng Tâm
0 ý kiến, và
Trong khi đi tranh nhau vài chục héc-ta đất với nông dân, để LÀM KINH TẾ, thì lại rất là hăng!
RỐT CUỘC QUÂN ĐỘI SINH RA LÀ ĐỂ LÀM CÁI ĐÉO GÌ, CHỨ?!!
Về buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai tại Đồng Tâm.
Sáng nay, 7/7/2017, theo đề nghị của nhiều người dân Đồng Tâm, các luật sư Trần Vũ Hải, Hoàng Văn Hướng, Ngô Anh Tuấn đã tham dự buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra về sử dụng đất Quốc phòng tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà nội.
Ông Nguyễn Đức Chung đã tham gia buổi công bố dự thảo Kết luận thanh tra. Ông đã có bài phát biểu cuối cùng, đặc biệt ông ưu ái giành 4 phút nói về nhóm luật sư trong đó có tôi. Thay mặt các luật sư, tôi cám ơn ông về "sự ưu ái" này.
Tôi cũng thay mặt nhiều người dân Đồng Tâm phát biểu.
Theo dự thảo Kết luận thanh tra, xã Đồng tâm có 64 ha thuộc sân bay Miếu Môn, thuộc đất quốc phòng. Theo đó, việc người dân nói Viettel lấy 59 ha đất nông nghiệp (ngoài 47ha xã Đồng Tâm đã giao cho quân đội) là không có cơ sở.
Người dân Đồng Tâm đề nghị cho họ tiếp cận dự thảo KLTT, nhưng chưa được đáp ứng. Mặc dù vậy, họ có mấy ý kiến sau:
1/ Đất khu vực tranh chấp, khiếu nại là 106 ha, (gồm 47 ha đã giao và 59 ha chưa từng có quyết định thu hồi), không phải 64 ha như theo thông báo của Dự thảo KLTT. Số chênh lệnh này rất vô lý, cần được đo lại.
2/ Phía Thanh Tra cho rằng 64 ha đất quốc phòng gồm 47,36 ha đất thu hồi của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm, 5 ha thu hồi của xí nghiệp đá vôi Miếu Môn, 11,5 ha của nông trường Lương Mỹ giao cho quân đội. Người dân cho biết, xí nghiệp đá vôi Miếu Môn và nông trường Lương Mỹ nằm trên đất huyện Chương Mỹ, không có đất ở xã Đồng tâm. Ông chủ tịch huyện Chương Mỹ cũng khẳng định như vậy. Do đó, có sự nhầm lẫn từ thanh tra thành phố.
Phía Thanh Tra Thành Phố đề nghị những người dân Đồng Tâm cần cung cấp tài liệu, ý kiến cho đến ngày thứ hai tuần sau, trước khi Thanh tra Thành phố công bố chính thức KLTT.
Tôi xin tóm tắt buổi công bố dự thảo KLTT như vậy, mặc dù còn khá nhiều tình tiết "thú vị" khác. Các luật sư chúng tôi sẽ tiếp tục trợ giúp người dân Đồng Tâm cho đến khi sự việc được sáng tỏ.
Quan chức Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm làm giàu
0 ý kiến, và
- Cựu tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
- Phó ban Nội chính tỉnh ủy Dak Lak Nguyễn Sỹ Kỷ
- Giám đốc sở TN - MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý.