RỬA và THĂM...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Rửa nó có từ thời xưa. Xưa gọi là khao, khao làng, ăn khao. Nhưng nó chỉ lác đác, khi có việc trọng mới khao.

Thời bao cấp, đói khổ, sinh ra cái nạn rửa. Cái gì cũng kiếm cớ rửa, thực ra là một cách kiếm cớ nhậu, chính xác là bữa ăn tươi. Nó là từ việc khao chức, khi thành rửa thì nó rửa tuốt, từ quần áo mới đến giày mới tất mới, chứ xe mới nhà mới là đương nhiên. Nhà ai cân được con lợn, cũng thường lấy lại cái thủ, bộ lòng mời bà con đến rửa.

Trong ngạch có quân hàm, như luật bất thành văn, cứ lên lon là rửa.

Ban đầu thì nó nhẹ nhàng, đơn giản, ấm cúng, mang tính chất gia đình, bạn bè thân quý, hoặc là ra quán cóc nào đấy, hoặc tự làm lấy ở nhà...

Rồi không biết tự lúc nào, người ta đặt ở nhà hàng. Ngày càng lớn, càng nghiêm trọng, thậm chí có thiệp hoặc giấy mời đóng dấu hẳn hoi.

Lý do thì đủ: Lên chức, lên lon, đón sếp mới, tiễn sếp cũ... có người chỉ... xoay lại cái bàn hoặc thay cái ghế ngồi cũng... rửa.

Nó lan ra nhiều việc khác, mà hay gặp nhất là đám cưới và đám ma.

Rất nhiều người nhận thiệp cưới mà cứ mắt chữ O mồm chữ A vì không biết người mời cưới là ai? Hỏi mãi mới biết là bác ấy làm bên... tổ chức hoặc một cơ quan cấp trên. Và bác ấy lấy danh sách của tổ chức hoặc sổ lương ra mời. Tất nhiên khách được mời không phải dân đen rồi. Khoản này cánh công chức cấp lãnh đạo phòng trở lên hay được “hưởng”. Và đến lượt họ, họ cũng làm thế với những người liên quan. Nên có chuyện, đi đám cưới con ông giám đốc Văn hóa ngoài đối tượng “chính thống” ta sẽ gặp rất nhiều người không quen nhưng... liên quan, như các doanh nghiệp quảng cáo, karaoke... những người mà muốn hoạt động thì phải xin giấy phép. Các ngành khác cũng thế, chả kém cạnh gì?...

Đám ma cũng y như vậy, nhưng có nhiều chuyện còn bi hài và đau xót hơn nữa, bởi đám cưới thì có thể chuẩn bị được, còn đám ma thì làm sao mà chuẩn bị. Thế mà vẫn có những cái đám ma khiến nhân dân phải lên tiếng, bởi họ thấy “ngứa con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải” dù họ biết nghĩa tử là nghĩa tận, và người nằm xuống chả có lỗi gì, có chăng là tại người sống! Những người sống đã… tận dụng đám mà người thân để mưu lợi cho mình.

Đà Nẵng - Xe Bí Thư do doanh nghiệp CÚNG, biển số thật

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đà Nẵng: Đà Nẵng bác tin Bí thư Nguyễn Xuân Anh đi xe sang, biển giả
Thứ tư, 22/02/2017 - 11:37

Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là biển số thật, được Bộ Công an cấp và đăng kiểm cho Thành ủy Đà Nẵng phục vụ công việc chung. Bí thư Nguyễn Xuân Anh cũng nhấn mạnh, thành phố sẽ tiếp tục lưu hành chiếc xe này đến khi hết hạn để khẳng định biển số của chiếc xe không phải là giả.


Vừa qua, có một tờ báo đã đăng thông tin “Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đang sử dụng chiếc xe đeo biển số xanh 43A-29999. Đây là chiếc Toyota Avalon Limited theo giá thị trường khoảng trên 2,5 tỷ đồng mà theo quy định, tiêu chuẩn Bí thư thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được sử dụng xe dưới 1.100 triệu đồng”.

Bài báo cũng cho biết, chiếc xe đeo biển số xanh 43A-29999 mà ông Xuân Anh đang sử dụng trùng với biển số một chiếc Land Rover siêu sang, chỉ khác là biến số của chiếc xe Land Rover mang màu trắng, nhưng điều lạ là cả hai chiếc xe này đều không tồn tại trên mạng Đăng kiểm Việt Nam. 

.


Thành ủy Đà Nẵng cung cấp những giấy tờ khẳng định 
chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là thật

Liên quan đến vấn đề này, sáng 22/2, ông Đào Tấn Bằng - Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng - cho biết, chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là xe được Bộ Công an cấp biển số và đăng kiểm cho Thành ủy Đà Nẵng phục vụ công việc chung. Theo hóa đơn mua bán, chiếc xe trên có giá 1,3 tỷ đồng (bao gồm cả thuế) chứ không phải 2,5 tỷ đồng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng khẳng định, chiếc xe trên dùng biển số thật. “Việc Thành ủy Đà Nẵng đi xe biển số giả là không thể chấp nhận được. Văn phòng Thành ủy mà làm biển số giả cho tôi đi thì Văn phòng Thành ủy phải chịu trách nhiệm nặng nhất. Nếu tôi biết được xe này biển số giả mà tôi vẫn đi thì cũng không đủ tư cách làm Bí thư. Người dân cũng không được phép đi xe biển số giả chứ đừng nói là cán bộ. Đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh chia sẻ. 

.
Chiếc xe có giá 1,3 tỷ đồng

Theo Bí thư Nguyễn Xuân Anh, thành phố Đà Nẵng có điều kiện xin được biển số để lưu hành theo quy định thì có cần thiết phải đi xe biển số giả không? “Không ai có gan làm việc đó. Thành ủy Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, uy tín của thành phố quan trọng gấp ngàn lần việc đánh đổi như vậy. Chiếc xe này sẽ tiếp tục lưu hành cho đến khi hết hạn để khẳng định biển xe đó không phải là giả”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói.

Làng nghề Hà Tây trên phố nghề Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tìm dấu tích làng nghề Hà Tây
trên phố nghề Hà Nội


Nguyễn Xuân Diện


Xưa nay, những trung tâm lớn đều giữ vai trò vừa có sức hút, vừa có sức lan toả trong tương quan với xung quanh (dân gian gọi là tứ chiếng: Đông, Nam, Đoài, Bắc). Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một trung tâm như vậy.


Vừa thâu nhận vừa lan toả, văn hoá Thăng Long không ngừng được tô điểm. Và Sơn Nam thượng cùng xứ Đoài xưa, nay là Hà Tây vẫn luôn cùng Thăng Long song hành trên những bước đường văn hoá. Hà Tây vẫn thường trao và nhận cùng Thăng Long bao hiền tài, nghề khéo, nghệ thuật và thi ca.

Kề bên Thăng Long - Hà Nội, Hà Tây không chỉ là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều lễ hội, nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và có nhiều làng vui chơi, làng ca hát nức tiếng cả nước mà còn là đất trăm nghề. Các nghề có nguồn gốc từ quê hương Hà Tây đã thâm nhập đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - một trung tâm văn hoá lâu đời và tiêu biểu của văn hoá người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.

Sức hút của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đối với các làng nghề 

Hà Tây là nơi có hàng trăm nghề khéo và là một trong những tỉnh có nhiều nghề, nhiều làng nghề cổ truyền nhất trong cả nước. Hơn nữa, có rất nhiều mặt hàng của Hà Tây thuộc loại hàng tinh xảo, giá thành cao không phù hợp với nhu cầu của người nông dân nghèo trong khu vực. Nhu cầu về thị trường đã khiến cho những người làm nghề thủ công mỹ nghệ trên đất Hà Tây tìm ra Thăng Long để làm ăn.
.
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội có nhiều lợi thế trong việc quy tụ các làng nghề. Trước hết đây là chốn hội thủy tức là nơi tập trung của các đường nước, là điều kiện vô cùng thuận lợi cho giao thông - giao thương. Đây là một điều khá quan trọng cho việc mua bán, chuyên chở, tập kết, nguyên - vật liệu cũng như các sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Giao thông, giao thương trên sông nước thuận lợi cũng tức là sản phẩm được lưu truyền nhanh chóng trong thị trường rộng rãi. Đó là chưa nói tới sự thuận lợi của sông nước đối với một số nghề cổ truyền trong quá trình sản xuất phải cần có nhiều nước (giấy, sơn mài, nhuộm, gốm).

Thăng Long - Hà Nội là nơi đông dân, dân phần đông là dân buôn bán hoặc quan lại, người làm nghề thủ công nên họ khá sành điệu trong việc chơi và mua sắm và nói chung họ có thị hiếu khá cao. Nơi đây do vậy là thị trường lớn, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cao. Ta cũng biết từ rất sớm Thăng Long đã có hệ thống các chợ là nơi mua bán trao đổi trung chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm cuả các làng nghề, phố nghề Hà Nội cũng như của tất cả các miền quê có quan hệ buôn bán với Thăng Long. Có lẽ cũng không có một nước nào trên thế giới mà thủ đô lại có những con phố, những dãy phố có tên gọi chỉ một nơi bán một mặt hàng như ở Hà Nội. Mỗi một chữ

Ngành giáo dục - Thói đời

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Con quỷ trong ngành giáo dục thủ đô đánh trống khai trường.
CHUYỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM TRUNG YÊN: THÓI ĐỜI 
Chu Mộng Long

Trông thói đời cười ra nước mắt...

Báo chí và dư luận phê phán rồi lại ngợi ca hoặc cảm thông cho các cô giáo trong vụ học sinh bị gãy chân ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội). Dư luận coi như thở phào?

Cá nhân tôi cảm thấy xấu hổ từ A đến Z. Không chỉ xấu hổ thay cho Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc mà còn xấu hổ cho các giáo viên của trường, xấu hổ cho cả ngành giáo dục. Bởi sự dối trá đã lộ rõ chân tướng với một hình thức điển hình của sự dối trá là che giấu sự thật “đúng quy trình”. Bài trước tôi nói: nhìn cái phiếu khảo sát không thể không liên hệ đến tất cả các loại phiếu khảo sát mà người ta vẫn làm lâu nay, từ trong khoa học đến ngoài đời, để biện minh một cách dối trá về sự đồng thuận của xã hội.

Đây là một kiểu quy trình trong các loại “quy trình”. Nó chính là chiếc kén bao bọc cho sâu hóa bướm, là chiếc bình quý che chở cho chuột và được xem là bất khả xâm phạm!

Người có lương tâm không chỉ xấu hổ mà còn cay đắng khi nhìn thấy tiếp sau đó là trò diễn của thói đời. Cảm thông cho các cô giáo không dám nói sự thật vì sợ quyền lực ư? Im lặng đã là đồng lõa, huống hồ là tất cả đã đồng lòng cùng lên tiếng (dù chỉ là đánh dấu trong phiếu khảo sát) để hùa nhau che giấu sự thật. Giả định không có báo chí và dư luận tấn công rốt ráo vào sự vụ và không có sự chỉ đạo của cấp trên về điều tra sự vụ, liệu tập thể giáo viên ở đây có dám lên tiếng phơi bày sự thật? Phải nói là cái tập thể này đã quá hèn khi sợ quyền lực. Không chỉ hèn mà sâu xa hơn là sự nịnh bợ. Không chỉ nịnh bợ mà còn cơ hội. Tất cả đang diễn trò, từ hành động làm theo ý muốn của lãnh đạo và tráo trở khi thấy cái ghế của lãnh đạo đang bị gãy. Dân gian gọi đó là giậu đổ bìm leo!

Sự tráo trở, cơ hội bao giờ cũng đáng ghét hơn cái hèn cố hữu.

Cái hèn cộng với sự nịnh bợ và thói cơ hội là bản chất của đa số trí thức hiện nay. Người ta tập trung chỉ trích vào bà Hiệu trưởng mà quên chính cái đội ngũ hèn hạ, nịnh bợ và cơ hội này mới là bầu sữa nuôi dưỡng tính cách dối trá của bà Hiệu trưởng. Không có cái thói đời này, không có chuyện bà Hiệu trưởng liều lĩnh lấy thúng úp voi!

Truy lại sự nghiệp làm hiệu trưởng của bà Tạ, có thể thấy, sự dối trá ấy trước hết là do sự sinh ra từ cơ chế và các đấng bề trên. Cái cơ chế xoay đèn cù, hết làm quan ở nơi này thì chuyển sang làm quan ở nơi khác, tức cơ chế làm quan suốt đời, cùng với kẻ cắp được bề trên nuôi dưỡng là bà mẹ đẻ ra đứa con dối trời lừa người này. Đến lượt sự hèn hạ, nịnh bợ và thói cơ hội của cả một tập thể đã tiếp tay nuôi dưỡng làm cho “sự dối trá như quả bóng tuyết càng lăn càng to”.

Cuộc chiến 2/1979 - Dã tâm cướp Việt Nam của trung quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Từ lâu, Trung Quốc đã hạ quyết tâm và chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam vào tháng 2/1979, núp dưới cái tên “Cuộc chiến phản kích tự vệ”.

5h sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất ngờ huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, bất chấp việc Việt Nam và Trung Quốc thời điểm đó là 2 nước anh em trong Khối Xã hội Chủ Nghĩa.
Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là “cuộc chiến phản kích tự vệ” của quân đội Trung Quốc chống lại các hành động gây hấn và khiêu khích của lực lượng vũ trang Việt Nam.
Tuy nhiên, với quy mô và hành động tàn ác của Quân đội Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng lột trần bộ mặt giả dối của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Các nghiên cứu của giới học giả sau này cũng khẳng định rằng, Trung Quốc đã chủ động vạch kế hoạch, tổng động viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam.

TRUNG QUỐC QUYẾT TẤN CÔNG DẰN MẶT VIỆT NAM
Trước hết, cần chú ý tới tuyên bố ngang ngược của Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa vào ngày 30/7/1977: “Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa mà không cần phải thương lượng gì hết.” - (Nam Sa - tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


Trung Quốc đã chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam

Như vậy, ngay từ khi đó, Bắc Kinh đã nuôi dã tâm mở một cuộc chiến tranh xâm lược để cướp đoạt lãnh thổ của Việt Nam, không ngần ngại sử dụng sức mạnh quân sự để buộc chúng ta phải khuất phục. Theo thời gian, ý đồ của Trung Quốc đã dần thể hiện bằng các hành động thực tế.

Web theo chủ đề: Biên giới tháng 2 năm 1979

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

WEB THEO CHỦ ĐỀ "Biên giới tháng 2 năm 1979"
(Thứ Sáu, ngày 17 tháng 2 năm 2017, 3h34'1" chiều)

Biên giới tháng 2 năm 1979 - Kim Dung/Kỳ Duyên - WordPress.com
https://kimdunghn.wordpress.com... (xem chi tiết)
1 day ago - Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt...

Chiến tranh biên giới 1979: Tướng TQ gọi Tổng chỉ huy là "tên điên...
https://nvphamvietdao5.blogspot.com... (xem chi tiết)
Feb 16, 2016 - Nhân kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU RẤT KỸ, CÔNG PHU TỪ...

Trận Lão Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt năm 1984...
https://nghiencuulichsu.com... (xem chi tiết)
This entry was posted on Tháng Bảy 4, 2014, in Lịch sử Việt Nam and tagged cao điểm 1509, chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979, chiến tranh biên...

Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng « BA SÀM
https://anhbasam.wordpress.com... (xem chi tiết)
Feb 17, 2015 - LTS: Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979, Tuần Việt Nam..... Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc,.... Blog at WordPress.com.

Chiến tranh biên giới 1979: Chiến thuật “biển...
huynhngocchenh.blogspot.com... (xem chi tiết)
3 days ago - Số lượng quân binh sĩ, khí tài Trung Quốc sử dụng trong chiến thuật "biển người" vẫn chưa thống nhất. Nhiều tài liệu của giới nghiên cứu cho...

Biên giới 1979: KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TuanVietNam
17-02-2015

Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lãng.

Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm/Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù/Trung Quốc phải thừa nhận/Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng/Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng
LTS:Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979, Tuần Việt Nam ghi nhận ý kiến của các học giả, tướng lĩnh quân đội, nhân chứng… về nguyên nhân, diễn biến quanh cuộc chiến và bài học rút ra cho mối quan hệ Việt - Trung trong hiện tại.
.
Ảnh: Mạnh Thường

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an:

Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm

- Sau 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.


Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa.


Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO

Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân - PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ.

-Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN?

Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009.

Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này.

Nực cười - người tàu bàn chuyện lịch sử

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


"Năm 1979 khi quân ta tấn công sang lãnh thổ Việt Nam, thì trong con mắt người dân Việt Nam, chúng ta chính là kẻ xâm lược..." - học giả Trung Quốc Phùng Học Vinh.

Bởi [tôi] là người viết sử, thường đàm luận lịch sử với bạn hữu nên đương nhiên không tránh khỏi những lúc cãi nhau"đỏ mặt tía tai". Ban đầu cho là việc tiếp nhận thông tin lịch sử của các bạn có vấn đề, nhưng lâu dần tôi nhận thấy vấn đề không chỉ nằm ở tiếp thu thông tin, mà do bản thân phương thức tư duy có vấn đề.

Tối nay nhàn rỗi viết mấy lời bàn về việc này. Cái gọi là bằng hữu dám nói thẳng, không có gì biết mà không nói ra. Hy vọng giúp quốc dân (ở đây chỉ người dân Trung Quốc - ND) mở mang đầu óc, thông minh hơn và đừng tự dối mình, dối người nữa.

Phùng Học Vinh, sinh năm 1979, người Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông được đánh giá là tác giả ưu tú của Trung Quốc, tốt nghiệp Học viện Luật trường Đại học ngoại ngữ ngoại thương Quảng Đông; hiện sinh sống tại Hồng Kông.

Ngày 9/4/2015, Phùng Học Vinh đăng tải một bài luận tựa đề "Mấy điều nực cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc". Bài viết thách thức lịch sử quan thông thường của đại bộ phân quần chúng và xã hội Trung Quốc nói chung, gây ra các cuộc tranh cãi quyết liệt trên mạng xã hội nước này.

Một số tác phẩm của ông xuất bản tại Trung Quốc đại lục được hoan nghênh như "Lịch sử thực ra rất kinh người", "Từ Cộng hòa đến nội chiến: Chứng kiến 17 năm Bắc Dương"...

Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới độc giả bài viết "gây bão" trên.


ĐIỀU NỰC CƯỜI THỨ NHẤT:

“TÔI CÓ THỂ CHỐNG ĐẾ QUỐC
NHƯNG ANH KHÔNG ĐƯỢC ĐỘC LẬP”

Cần đuổi cổ Tạ Thị Bích Ngọc ra khỏi ngành giáo dục

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tạ Thị Bích Ngọc - một đối tượng cần đuổi cổ khỏi ngành giáo dục

Học trò bị gãy chân, sự thật không ai dám bảo vệ
 
Dân Việt
Thứ Tư, ngày 15/02/2017, 06:35
 
Một học sinh bị ô tô chở hiệu trưởng đâm gãy chân trong sân trường đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân.
Trong gameshow Ai là triệu phú, ứng viên có các quyền trợ giúp, trong đó có hỏi ý kiến khán giả trong trường quay và hỏi ý kiến 3 tư vấn. Thường thì ứng viên sẽ chọn câu trả lời theo số đông bởi lẽ số đông thường luôn đúng.


Nhưng đâu phải bao giờ cũng vậy, có khi tư vấn tại chỗ gồm 3 người đều sai hoặc phần trăm áp đảo của khán giả trong trường quay rốt cục cũng sai.

Nhưng đó là game show, còn trong đời thật thì sao, tôi xin dẫn chứng một trường hợp trong đó số đông lại sai, sai một cách chủ động chứ không phải vì thiếu hiểu biết.

Một học sinh lớp 2 bị xe ô tô đâm gãy chân.

Xe ô tô chở hiệu trưởng.

Để chạy tội, Hiệu trưởng phát phiếu thăm dò.

100% giáo viên xác nhận không có xe ô tô vào trường trong thời điểm học sinh gãy chân.

100% cán bộ nhà trường xác nhận như trên.

100% học sinh xác nhận như trên.

Sự việc cuối cùng chỉ được làm rõ khi có ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và kết quả điều tra từ cơ quan công an.

hoc tro bi gay chan, su that khong ai dam bao ve hinh anh 1
Trường tiểu học Nam Trung Yên, nơi xảy ra vụ việc.

Theo đó Công an Thành phố Hà Nội đã tìm được lái xe taxi chở cô hiệu trưởng gây ra tai nạn khiến cháu Trần Chí Kiên gãy xương đùi tại Trường tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội).

Thông tin được anh Trần Chí Dũng, phụ huynh của cháu Kiên cho biết sáng 14.2. Theo anh Dũng, vào ngày 10.2, Công an Hà Nội đã tìm ra lái xe taxi gây tai nạn cho cháu Kiên là ông Trần Quốc Tuấn (sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Theo lời bà Hoa- vợ người lái taxi, ngày 1.12.2016, chồng bà chở hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên và một cô giáo từ bệnh viện Việt Đức về trường.

Khi về tới trường, một trong 2 cô ngồi trên xe gọi cho bảo vệ mở cổng để ô tô đi vào. Khi xe đi vào đến sân trường thì đụng phải một học sinh, chính là cháu Kiên, con trai anh Dũng.

Nguyễn Xuân Diện: "SƠN TÂY TỨ QUÝ"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Sơn Tây tứ quý

Nguyễn Xuân Diện

Trong số bạn bè của tôi, có một tay rất sành sỏi trong sự ẩm thực, có nhiều dịp được thưởng thức của ngon vật lạ khắp nơi. Riêng đất Hà Tây, anh khoe đã đến bánh dầy Quán Gánh, rượu làng Chuôn, bánh tẻ Cầu Liêu, chè lam làng Thạch, thịt chó - cháo vịt Vân Đình... Tôi phải công nhận đấy là những đồ ăn thức uống ngon.


Nhưng ngon chưa hẳn đã là quý. Chưa có món nào trong “ranh mục” của anh là quý hiếm đã từng được đem tiến vua cả. Ấy vậy Sơn Tây quê tôi có 4 món tiến vua: Dân gian vẫn thường gọi là “Tứ quý”. Đó là:

Sài Sơn chi biển bức
Cấn Xá chi lý ngư
Khánh Hiệp chi kỳ bành
Linh Chiểu chi úng thái
 

(Dơi mặt ngựa Sài Sơn,
Cá chépvàng Cấn Xá,
Cua kềnh Khánh Hiệp,
Rau muống Linh Chiều).

Dơi, cua, cá, rau muống chỉ là những món tầm thường chốn dân gian, cớ sao gọi là quý được? Từ nhỏ tôi đã nghe các cụ kể về bốn thức đó, lớn lên lại đem phô cùng bạn bè. Thực tình tôi cũng chẳng biết nó thế nào. Tôi bèn rủ anh bạn “tốt bụng” của tôi làm một chuyến du khảo tìm về những nơi sản ra bốn thứ quý đó. Chúng tôi gọi đó là chuyến đi tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Chứ sao, Ai bảo chuyện ăn uống của người xưa không phải là câu chuyện văn hóa?
.
Đây rồi Sài Sơn non xanh nước biếc. Ngồi lân la ở quán nước cô Tuyết dưới chân núi Thầy, bọn tôi túm ngay được một “ông văn hóa xã”. Việc đầu tiên là phải “điều trị” nhau vài chén rượu để cho chủ khách nóng mặt lên cái đã. Sau ba chén rượu, mặt đỏ như tô phẩm, tiếng thời đã méo như tiếng loa thùng đầu phố huyện, “ông văn hóa xã” cứ day đi day lại một câu rằng: Các vị chớ có mà coi thường con dơi ở đất này!

Loanh quanh thế nào, bọn tôi cũng đã có được một cặp dơi Sài Sơn “chính hiệu” trong tay. Một cái mặt ngựa gân guốc với đôi mắt chòng chọc nhìn bọn tôi rồi nghiêng ngó cái đầu như bảo rằng: Khách ở nơi nào lại? Trời? Béo núc! Cầm lún cả những ngón tay. Lông nó ngắn, màu tro bếp và mịn như lông chim vành khuyên. Thôi đúng là loại dơi được chép trong sách “Đại Nam nhất thống chí” rồi! Bạn tôi khư khư giữ lấy nó, cứ như là nó sắp vụt bay vào đám khói lam chiều mà về với thiên nhiên xứ này vậy. “Ông văn hóa xã” bảo dơi ở đây cũng có vài loại. Dơi mặt chuột là loại thường. Dơi đặc biệt chia làm hai hoại: Trung cách, ức màu vàng nhạt, Thượng cách, là bạch dơi (dơi trắng). Những con dơi mà chúng tồi có trong tay là Trung cách.Người ta đồn rằng lợn ốm chỉ một bữa cám có da, ruột dơi là khỏi hết. Người ta còn đồn rằng thịt dơi ngon đã đành, lại còn chữa được cả bách bệnh.

Nhặt nhạnh chuyện Tết

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Có một thực tế là trong xã hội hiện nay, số người giàu xổi rất nhiều, số người “tự nhiên bị dí ghế vào đít” kiểu như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải… cũng không ít. Và họ… hoang mang, thế là phải cầu thần thánh, để tin cái sự may mắn trời cho kia là sự thật, là hợp quy luật, là do “bà đỡ”. Hiện tượng này thấy rõ nhất ở các trường hợp, đại đa số các cán bộ đảng viên không theo phật, nhưng khi chết, thế nào cũng mời thầy chùa về cúng, tụng kinh ngày này qua ngày khác, thầy nói gì là thun thút nghe, kể cả những điều rất vô lý, dù trong xã hội thì đấy toàn là những ông to bà lớn, hét ra lửa, một tiếng nói trăm người nghe…


Rồi tết cũng đã qua. Có người thở phào, có người nuối tiếc. Tết như một món quà thiên nhiên ban tặng con người, nhưng lại cũng là thứ con người sinh ra để… hành nhau. Nhiều cảm xúc, nhiều thái cực, nhiều tâm trạng và cũng nhiều ám ảnh tết khiến tết cũng nhiều cung bậc. Tết này tôi là bệnh nhân, định ít đi đâu, nhưng rồi cuối cùng cũng bôn ba nhiều nẻo, trong đó có mấy chuyến lên về Pleiku - Quy Nhơn phục vụ con gái, vừa lái xe vừa ngẫm nghĩ…


1. Tháng củ mật: Từ hồi nhỏ đã nghe nói đến tháng củ mật. Cứ nghĩ tại nó là tháng chạp, tháng có những đêm tối nhất trong năm, nhất là đêm 30 tết. Nông thôn nên tháng này thấy nó tối thật. Rồi đến khi về Huế, thấy trước khi vào cúng, có một ông khăn đóng áo dài hô rất to khẩu lệnh: “Củ soát” thì thấy khổ chủ quay lại kiểm tra rất kỹ bàn cúng, biết thêm củ soát là kiểm tra sau khi biết củ mật là kiểm soát cẩn mật. Nhưng rồi tôi đã nếm “tháng củ mật” ngay tại thành phố Quy Nhơn đèn hoa giăng mắc sáng hơn ban ngày.

Ấy là xuống nhà con gái, tối 28 tết, đậu xe trước nhà. Sáng ra thì… kính xe đã được đập rất gọn, và cái ví để quên trong ấy kịp bay với tên trộm có kỹ thuật rất cao này. Trong ấy là nhuận bút của chừng mười tờ báo tết, là toàn bộ giấy tờ như thẻ nhà báo, chứng minh nhân dân, bằng lái xe, thẻ ATM vân vân các loại. Làm việc với công an Quy Nhơn, các anh ấy cho biết, đến tôi là vụ thứ mấy trong tháng củ mật này, và rằng là, lần đầu tiên ở Quy Nhơn xảy ra việc này. Đến hôm nay vẫn chưa thấy tăm hơi gì từ phía công an và cả phía… kẻ trộm, vì thông thường là, sau khi lấy tiền thì giấy tờ sẽ được “quay vòng” đến tay ai đó, và khổ chủ sẽ được điện thoại đến chuộc. Người ta chấp nhận bỏ tiền chuộc bởi nếu lớ ngớ đi làm lại giấy tờ sẽ rất phiền phức và tốn nhiều thời gian.

Hội nhà văn làm nhục tiền nhân giữa sân Văn Miếu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi không hiểu Hội Nhà văn Việt Nam đầu não họ có bã đậu hay cái gì bên trong? Họ là hội nghề nghiệp, là nơi hội tụ chữ nghĩa, vậy mà hôm nay Ngày Thơ Văn Miếu họ làm ăn tắc trách và cẩu thả không thể tha thứ được! Thi sĩ Hàn Mặc Tử thì họ in ảnh thi sĩ Yến Lan, cụ Tam nguyên Yên Đổ thì họ in ảnh Cụ Phan Thanh Giản. Ảnh thờ của cụ Chu Văn An thì họ ghi là ảnh cụ Cao Bá Quát.
.
Ảnh hai ông chủ tịch hội (ảnh trên), vẫn còn sống, thậm chí vẫn đang chủ tịch mà họ viền khung thẫm đen như cái tờ cáo phó. Muốn chửi quá!
.
Đó là chưa kể các câu thơ được cho là của người nọ người kia cũng rất lạ lẫm, coi chừng là thơ chế của cậu lái xe cho ông Chủ tịch Hội.

 Ảnh Chân dung được ghi là Nguyễn Khuyến thực ra là chân dung Cụ Phan Thanh Giản.
..

Chân dung cụ Chu Văn An (đời Trần) là ảnh thờ được ghi là Cao Bá Quát (đời Nguyễn)

Ảnh thi sĩ Yến Lan thì được ghi là thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Câu thơ nổi tiếng “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” 
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đến ông Tây mũi lõ còn thuộc, mà bị ghi thành
Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

Son Kieu Mai: Ban tổ chức đem bút đi tô với sửa những chỗ sai trên Pano.

Đúng là muôn đời sau đít con trâu, không ngẩng mặt lên với đời được. 
Lại nhớ câu Đỗ Chu bảo: Ăn mày lại gặp ăn mày.

Tễu: Tôi đề nghị 10h sáng mai, 16 tháng Giêng, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn các Phó chủ tịch hội và toàn bộ Ban chấp hành Hội Nhà văn VN có cơi trầu dắt nhau ra giữa sân Văn Miếu làm lễ tạ tội với các bậc thi hào của dân tộc. Riêng Chủ tịch hội Nhà văn VN Hữu Th

Tết và lễ hội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Và bốn là phải nói đến tâm lý đám đông của dân ta nữa. Cứ thấy đông người là tụ tập thêm cho đông. Tiêu biểu nhất của hiện tượng này là việc dân ta đổ xô đi mua vàng ngày thần tài vừa qua. Rất nhiều người hoàn toàn không hiểu ý nghĩa gì của ngày này, nhưng thấy đám đông đi mua thì mình cũng đổ xô đi mua, dù mua vừa xong đã thấy lỗ ngay, lỗ ngay lập tức khi tiền vừa rời khỏi tay mình, vàng chưa kịp đeo vào tay, thế mà xếp hàng đến bốn năm tiếng đồng hồ trong mưa lạnh để mua bằng được… Qua ngày thần tài mới thấy trình dẫn dụ của các ông chủ cửa hàng vàng là rất giỏi. Từ việc chả liên quan gì ở tận bên Tàu, họ lôi về bên ta và khiến cả xã hội lên đồng như đã thấy…


Năm nào cũng vậy, mùa tết cũng chính là mùa lễ hội.

Lễ hội của người Kinh thì dựa vào phong cách sống và tư duy của nền văn minh lúa nước. Người Tây Nguyên thì dựa vào quy luật văn minh nương rẫy, dù họ không ăn tết như người Kinh, nhưng đây cũng là mùa lễ hội của họ, vì nó là mùa khô, các công việc liên quan đến hội đến lễ diễn ra thuận tiện hơn trong mùa khô. Mùa này người Tây Nguyên gọi là mùa ăn năm uống tháng (tất nhiên là một cách ví von mang tính chất ngoa dụ), mùa Ning Nơng.

Nhưng có vẻ như, càng ngày lễ hội càng biến tướng, theo tư duy vụ lợi, thực dụng, ăn xổi ở thì của con người hôm nay.

Dù các ngành chức năng đã hết sức cố gắng để đưa lễ hội vào quỹ đạo, nhưng có vẻ như, càng cố đưa vào thì nó lại tìm mọi cách… nhoài ra.

Nó có nhiều lý do, trong đó có mấy lý do chính sau.

Một là do chính các cơ quan quản lý. Vốn dĩ là các lễ hội dân gian do nhân dân tự tổ chức ở từng làng, chúng ta “nâng cấp” lên thành của vùng, của tỉnh, và làm sai tính chất của nó. Ví dụ lễ đền Trần chúng ta biến thành phát ấn cầu may cầu tài cầu lộc trong khi bản chất của nó, theo một số nguồn tin, chỉ là khai ấn để các nhà chức việc làm việc đầu năm. Hay việc một ông sư trụ trì phát lộc ngay trong ngày khai hội chùa Hương đã biến cả một đám đông thành một biển người xô đẩy nhau cướp lộc.

Ở Tây Nguyên cũng thế, chúng ta phong cho tất cả là… lễ hội. Nào là lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu… trong khi thực sự, cồng chiêng, hay hiến trâu chỉ là một thành tố của lễ hội. Bản thân cồng chiêng hay hiến trâu không làm nên lễ hội, mà nó phục vụ cho lễ hội nào đó, ví dụ khánh thành nhà rông, bỏ mả, lúa mới vân vân.

Tính hung hãn của dân ta

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mấy ngày tết, theo thống kê, trên cả nước ta, có khoảng 2000 vụ nhập viện vì... đánh nhau. Tức là những vụ không bị nhập viện thì không tính. Mà số không phải nhập viện này chắc chắn phải gấp nhiều lần số nhập viện.
Rất nhiều người lên tiếng bày tỏ sự xấu hổ vì tính hung hãn, bất chấp phải trái của dân ta, không chỉ ở trong nước, mà cả “xuất khẩu” ra nước ngoài mỗi khi có dịp.

Người ta có thể đánh nhau, hoặc đánh người vì những hành vi rất nhỏ nhặt, như… nhìn nhau, vô tình đụng nhau, mâu thuẫn trên mạng, không nhường đường… đến lớn hơn như bắt được kẻ trộm, mâu thuẫn tình ái, trả thù nhau…

Hôm qua trên mạng lan truyền 2 vụ đánh người rất... điển hình. Một là năm sáu thanh niên lực lưỡng khỏe mạnh xông vào tra tấn, phải gọi đúng là thế dù tôi không đủ can đảm xem hết clip, một bác cựu chiến binh, thương binh đang phải sử dụng một chân giả, giữa phố phường Hà Nội. Đánh dã man xong bọn họ còn khóa tay ông ép lên xe chở đi như  chở tội phạm. Và, nếu nghe những lời đám thanh niên này văng ra lúc đánh ông già thì mới kinh nữa. Tôi không xem hết clip không phải  sợ cảnh đánh người, dù nó cũng rất kinh rồi, mà là kinh cái thái độ hung hãn, vô cảm, bất chấp, cái máu lạnh, cái bất nhẫn, cái ác độc không điểm dừng của mấy ông trẻ này. Không thể tưởng tượng được, giữa thủ đô, thành phố vì Hòa Bình, mà lại có thể nảy nòi ra những kẻ ác độc đến mất nhân tính đến như thế.

Vụ thứ 2 cũng hài không kém, cũng tại Hà Nội. Một chị mất xe máy, chạy đuổi theo và tri hô để mọi người giúp. Vừa hay có một anh cũng chạy cái xe như thế đi tới. Thế là nhiều người ở đấy đè nghiến anh này ra tra tấn tập thể. Một người quen của anh này xông vào can, bị đánh luôn. Em ruột anh này chạy ô tô vô tình tới, nhảy xuống can cũng ngay lập tức thành nạn nhân. Cả 3 người phải vào nhập viện cấp cứu ngay giữa ngày tết trong sự ngỡ ngàng của biết bao người đi đường tử tế không thể can được, và cả sự hả hê của những kẻ thích đánh người, ra tay bất cứ lúc nào có điều kiện.

Trước đó nữa, là những vụ đánh người trộm chó, và cả bọn trộm chó đánh chủ chó. Rồi học sinh đánh nhau, mà “đỉnh” nhất là vụ mấy choai nữ vừa đánh hội đồng một cháu bé, một choai dùng viên gạch bổ thật lực vào đầu cháu bé nạn nhân khiến cháu gục tại chỗ, bất động...

Chúng ta đã từng tự hào về lòng dũng cảm, tinh thần nghĩa hiệp, sự hy sinh vì nghĩa lớn của con người Việt Nam, nhất là thời kỳ chiến tranh. Nhưng nếu như, không biết điều chỉnh, chúng ta cứ áp dụng mãi nó vào thời hiện tại thì đấy là một sự báo động về tính mang động, liều lĩnh, tính hung hãn của người Việt, đặc biệt là trong lớp trẻ.

Web theo chủ đề: Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

BÀI MỚI VÀ ĐƯỢC DÙNG NHIỀU TRÊN CÁC BLOG TIẾNG VIỆT
(Thứ Hai, ngày 17 tháng 4 năm 2017, 9h41'52" sáng)

12.387. Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an « BA...
https://anhbasam.wordpress.com... (xem chi tiết)
1 day ago - BBC 15-4-2017 Đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức trong ngày thứ Bảy 15/4.

Bauxite Việt Nam: Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với...
boxitvn.blogspot.com... (xem chi tiết)
1 day ago - Tình trạng đối đầu dâng cao với việc dân địa phương bắt giữ khoảng 10 người và đem nhốt vào Nhà Văn hóa xã, mà họ nói là "chỉ để nhằm...

Xung đột giữa người dân và bạo quyền CSVN tại Mỹ Đức, Đồng Tâm...
viettudomunich.blogspot.com... (xem chi tiết)
17 hours ago - Dân chúng Mỹ Đức bắt giữ hàng chục công an CSCĐ để đòi thả người dân bị bắt vô cớ, 15/4/2017... Không hề có lệnh bắt người gì hết. Lúc đó... Đã xảy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4.

UPDATED 2: dân Mỹ Đức (Hà Nội) bắt giam 20 công an cơ động...
https://vietbao.com... (xem chi tiết)
1 day ago - Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an... Đi cướp đất, hàng chục công an bị dân đuổi đánh và bắt giữ...

NHỮNG KỊCH BẢN VỤ CƯỚP ĐẤT Ở ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI
danquyenvn.blogspot.com... (xem chi tiết)
1 day ago - Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an... Tình trạng đối đầu dâng cao với việc dân địa phương bắt giữ khoảng 10 người và...

Nguyễn Tường Thụy's Blog : Tin nóng: Đồng Tâm, Mỹ Đức giữ đất: 20...
ntuongthuy.blogspot.com... (xem chi tiết)
21 hours ago - Đây là hình ảnh CSCĐ bị dân bắt giữ với biển số xe giả cùng với nhiều đạn hơi cay..... Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an.

Mười Hai Bến Nước
12bennuoc.blogspot.com... (xem chi tiết)
Mar 1, 2017 - Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an - Tác giả: BBC .... ảnh CSCĐ bị dân bắt giữ với biển số xe giả cùng với nhiều đạn hơi...

VIỆT NAM MỚI
vietnamngayve.blogspot.com.au... (xem chi tiết)
Cho đến thời điểm hiện tại xung quanh vụ việc người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bắt giữ 20 chiến sỹ Cảnh sát cơ động thuộc Công an TP Hà...

Nhân quyền
tuoitrevietnam2012.blogspot.com... (xem chi tiết)
NÓNG: DÂN ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC TẤN CÔNG VÀ BẮT NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ... Cảnh sát cơ động bị bắt giữ và bị tẩm xăng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội... tiếp trên trang chủ blog anhbasam.wordpress.com, người biên tập của trang...

Tin chính - BBC Tiếng Việt - BBC.com
www.bbc.com... (xem chi tiết)
Vụ người dân ở Mỹ Đức, Hà Nội bắt giữ cảnh sát cơ động vẫn chưa có hồi kết... Dân Đồng Tâm đối đầu với công an · Bắn ba người vì đất đai: 'Con đường...

VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC...
nhanquyenchovn.blogspot.com... (xem chi tiết)
1 day ago - Giữ công an, tưới xăng lên những người bị bắt giữ như một hành động giữ đất..... Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an.

Đi cướp đất, hàng chục công an bị dân đuổi đánh và bắt giữ - Dân...
danlambaovn.blogspot.com... (xem chi tiết)
1 day ago - Đi cướp đất, hàng chục công an bị dân đuổi đánh và bắt giữ... CSCĐ để thực hiện việc cướp đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, việc... Phẫn nộ trước hành động ngang ngược này, người dân đã bắt giữ được 2...

Tư Thẳng
tuthang.blogspot.com... (xem chi tiết)
Tin mới mất tại Đồng Tâm – Mỹ Đức – HN nơi đang vô cùng căng thẳng khi người dân bắt giữ 20 CSCĐ và tẩm xăng doạ đốt khi nhà cầm quyền kéo quân đến...

Bùi Văn Bồng1
bongbvt.blogspot.com... (xem chi tiết)
Vụ người dân ở Mỹ Đức, Hà Nội bắt giữ cảnh sát cơ động vẫn chưa có hồi kết.... đang trực tiếp 'đối đầu' và chính quyền đối phó bằng các biện pháp pháp lý.

Bùi Văn Bồng1: Dân Đồng Tâm muốn thông điệp của họ không bị...
bongbvt.blogspot.com... (xem chi tiết)
11 hours ago - Vụ người dân ở Mỹ Đức, Hà Nội bắt giữ cảnh sát cơ động vẫn chưa có hồi... an Hà Nội vừa bắt giữ bốn công dân gây rối trật tự ở địa bàn này.

VietBF - Xuất hiện Video dân Hà Nội đánh đập cảnh sát cơ động
vietbf.com... (xem chi tiết)
19 hours ago - 1 post - ‎1 authorDân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an. Đã xảy ra... Đi cướp đất, hàng chục công an bị dân đuổi đánh và bắt giữ. Sáng ngày...

Diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ - Vụ việc tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà...
www.tathy.com... (xem chi tiết)
8 hours ago - Vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay đã bị sáp nhập vào Hà... quyết tranh chấp đất đai tại địa phương, bất ngờ bắt giữ trái pháp luật 04 người...

Cập nhật tình hình Đồng Tâm – Mỹ Đức - Người Việt Xa Quê
nguoivietxaque.info... (xem chi tiết)
11 hours ago - Công an Mỹ Đức giả dạng cán bộ Viettel đến thương lượng với dân rồi bắt 10 người không... Những CSCĐ hôm qua bị bắt giữ, bà con cho ăn uống đầy đủ, cho gọi điện về gia đình đề... (Nguồn: anhbasam.wordpress.com).

Web theo chủ đề: 'Ăn mặc phản cảm' có nghĩa là gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

WEB THEO CHỦ ĐỀ "'Ăn mặc phản cảm' có nghĩa là gì?"
(Thứ Ba, ngày 7 tháng 2 năm 2017, 12h7'39" trưa)

'Ăn mặc phản cảm' có nghĩa là gì? | VIETNAM GLOBAL NETWORK
https://vietnamesecommunity.wordpress.com... (xem chi tiết)
Dec 18, 2013 - Rất nhiều quy định chế tài những hành vi ăn mặc phản cảm, hở hang, thế nhưng... “Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với... Brunei, Myanmar đều cấm ăn mặc hở hang khi vào chùa chiền, đền thờ.... Blog at WordPress.com.

Đầu năm mới, ăn mặc phản cảm đi lễ chùa có bị xử lý? | Blog tin tức...
docbaonguoiduatin.blogspot.com... (xem chi tiết)
4 days ago -... khi tới viếng thăm những nơi này, trang phục phải chỉnh tề, lịch sự.... lý việc ăn mặc hở hang, phản cảm nơi chùa chiền, địa điểm văn hóa.

Quả Báo Của Ăn Mặc Hở Hang Gây Ý Niệm Tà Dâm Cho Người Khác...
www.duongvecoitinh.com... (xem chi tiết)
Riêng quý vị tại gia, cư sĩ nên mặc y phục đứng đắn, rộng thoáng, không nên ăn mặc hở hang thái quá. Đặc biệt khi đến chùa chiền, quý vị không nên quấy...

VÁY NGẮN ĐI LỄ CHÙA – NGUYỄN VIỆT KHOA
nguyenvietkhoa.edu.vn... (xem chi tiết)
Feb 27, 2015 - Do chưa ý thức được việc làm phản cảm này;; Do các tình huống bất khả kháng.... nhét tiền vào tay tượng và việc mặc VNQC tới chùa chiền cũng không khác nhau là mấy... Để giải quyết vấn đề trang phục không phù hợp chốn đền chùa, thiết nghĩ,.... Log in · Entries RSS · Comments RSS · WordPress.org...

Ba ngày ở xứ Chùa tháp - Trancaovan1986
trancaovan1986.com... (xem chi tiết)
Jan 29, 2017 - Yêu cầu du khách phải ăn mặc lịch sự khi vào Angkor, áo phải có tay,... phải dài quá gối, không chấp nhận các trang phục hở hang, phản cảm.