Tuổi Trẻ Cười năm Gà

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



NĂM GÀ CƯỜI THẢ GA 

Tuổi trẻ cười
 

TTO - Mời bạn đọc cùng thưởng thức câu chuyện con gà năm Đinh Dậu: Ai là "soái kê", ai là "anh kê... bảo kê", dự án gà chống ngập, câu chuyện gà ấp trứng... qua nét vẽ của các họa sĩ biếm báo Tuổi Trẻ Cười

































(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Hoa phố

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngay sau 1975, có một loạt sách về Miền Nam xuất bản. Tôi nhớ có đọc cuốn bút ký ghi chép nóng hổi của các nhà văn quân đội, trong đó có một bài chê miền Nam cái gì cũng giả, tức là bằng nhựa, thấy lạ lắm. Nào là hoa nhựa, chiếu nhựa, quần áo nilon, đến quả chuối cúng cũng bằng nhựa, thậm chí gạo cũng nhựa luôn. Vài chục năm sau, té ra cái món ấy nó trở thành quá bình thường. Đến cả gạo nhựa, tưởng là nói chơi chơi cho sướng mồm vậy, té ra, thi thoảng chõ này chỗ kia cũng vẫn rộ lên, gạo nhựa, mực khô nhựa, thậm chí trứng nhựa...

Hoa này nhiều người bảo giống cái... lồng gà, người bảo cái nơm...

Tôi là người rất ghét hoa nhựa. Hoặc chơi hoa thật, hoặc là thôi. Nhưng té ra lại có nhiều người xài nó. Bởi nó tiện, chưa nói chuyện rẻ bởi mua một lần dùng cả mấy năm, mà cái chính là nó tiện. Nên nhiều nhà chơi, nhiều cơ quan công sở chơi. Nhưng, người kỹ, người tinh tế, thì vẫn chơi hoa thật, có khi chỉ là mấy cọng hoa dại thậm chí là cỏ, thả vào cái bình gốm, nó vẫn là... hoa hơn.

Sau này phát triển, hoa điện phát triển. Là các bóng điện tí xíu kết thành chùm, người ta mua về kết xung quanh các cây hoa, khiến cho cây mai hay đào ngày tết chẳng hạn, cứ lập lòe lẫn lộn hoa thật hoa giả trông rất buồn cười. Mốt này ở nông thôn người ta hay chơi. Có thể là tại dân thành phố suốt ngày xài điện rồi, chả thèm nữa, chỉ thích quay lại với tự nhiên.
 
Loại hoa này bị một số người bảo nó giống... xi líp phụ nữ...

Nhưng té ra không phải thế. Vào các nhà thành phố dịp tết mà xem, phải đến 70 phần trăm nhà mua các loại bóng đèn xanh đỏ tím vàng như thế quấn vào chậu hoa, quấn thêm vài chỗ trông trống mà mình thích. Thì làm gì nhau, nhà tôi tôi thích tôi làm gì thì làm. Với lại, 80 phần trăm người phố là vừa từ nông thôn lên, mang nông thôn lên áp đặt phố là một phần của tính cách dân ta mà.

Thì đã bảo, góc nhà của anh, anh muốn làm gì thì làm, miễn đừng ảnh hưởng hàng xóm. Cái thú ngắm xanh đỏ tím vàng nó có trong mỗi con người từ thuở trong nôi kia. Trên chiếc nôi là những màu sắc sặc sỡ dỗ trẻ dù nó mới mấy tháng tuổi. Lớn lên tí thì con tò he đưa chúng vào thế giới viển vông mơ mộng. Mấy ông mấy bà hơt gơ hót boi giờ hơn người tí là cũng bởi họ hai lai các kiểu, các ông bà khác người cũng thế, đã quần xanh thì áo đỏ, đã mũ vàng thì giày lá sen vân vân, cứ là nổi bần bật trên đường...

Chân dung chợ Việt xưa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chân dung chợ Việt xưa
(Khảo cứu của Trịnh Quang Dũng)

Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa…chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”. 

Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt là các giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biến từ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trong những ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ” [1:].Người phương Tây đầu tiên dùng từ Kecho phải dành cho giáo sĩ Bồ Đào Nha, ông Barros. Ông đã phiên âm tiếng Kecho (cacho) trong cuốn sách “Nói về Châu A-Da Asia” của mình và cho ấn hành vào năm 1550. Rất nhiều các từ phiên âm khác xuất hiện muộn hơn trong các văn bản, bản đồ của người phương Tây sau này như: kechu, cachu, cacho v.v…tất cả đều là phiên âm của từ Kecho. Kẻ có nghĩa là “vùng” vậy nên trong dân gian, địa danh kẻ Mơ, kẻ Cót, kẻ Noi v.v… vẫn còn tồn tại khá phổ biến cho tới tận nửa đầu thế kỷ 20. Bởi vậy cái tên Kẻ Chợ bao hàm ý nghĩa “vùng đất họp chợ”, “vùng rất nhiều chợ”. Chỉ riêng điều đó cũng cho ta thấy sự phát triển của mạng lưới chợ như “trăm hoa đua nở” ở mảnh đất đế đô Đông Kinh vào thế kỷ 17,18. 

Sự hình thành của thị trường thương mại ở Đông Kinh-Kẻ Chợ 

Từ thế kỷ 15, sau khi chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt trở lại hồi sinh và nền kinh tế dần dần phát triển đạt tới mức độ sầm uất, tấp nập cực điểm vào thế kỷ 17,18. Trong hai thế kỷ này chế độ phong kiến trung ương tập quyền hình thành từ thời Lê Thánh Tôn (1460-1497) và được phát triển một cách sáng tạo đột biến dưới triều Lê-Trịnh (1592-1786) như một yếu tố cốt lõi cho sự hòa nhập của Đại Việt vào cuộc “bùng nổ đại mậu dịch” thời đó. Sau sự kiện Chúa Trịnh Sâm tiến vào Phú Xuân, kết thúc sứ mệnh bình Nam (1774), non nước Đại Việt đã thâu về một mối. Việc thống nhất tiền tệ, thông thương Nam Bắc lần đầu tiên được nhà nước chính thức xác lập sau khoảng 150 năm chia cắt. Một mạng lưới chợ đã được liện kết mở rộng cả vào khu vực phía trong tạo nên thương trường rộng lớn. Trong bối cảnh như vậy Đông Kinh - Kẻ Chợ đóng vai trò như một trung tâm đầu mối quan trọng hàng đầu của nền thương mại Đàng ngoài. Với việc khu trung tâm quyền lực chính trị, hành chính- Vương phủ Chúa Trịnh không đóng trong thành, Đông Kinh lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trở thành một đô thị -Kinh đô mở, không tường thành bao quanh, không biên giới hạn chế, thông thương kiểu các đô thị Châu Âu trung đại. Giáo sĩ A. De Rhode đã gây bất ngờ lớn khi ước định về dân số Đông Kinh: “Người ta thấy rất đông dân chúng đi đi lại lại rảo khắp phố phường đụng chạm nhau…thành thử mất rất nhiều thì giờ mà chỉ tiến đựơc chút ít. Rồi thêm vào nhiều phỏng đoán khác, theo dư luận chung thì dân cư ở kinh thành lên tới “một triệu người ”[1:16]. Con số đó hoàn toàn có thể tin được khi một người phương Tây khác, ông W. Dampier cũng ước đoán rằng “Kẻ Chợ có vào khoảng 20.000 nóc nhà…”. Đã có rất nhiều tư liệu lịch sử và ghi chép của các nhân chứng đương thời khẳng định Đông Kinh-Kẻ Chợ là một đô thị to lớn hàng đầu khu vực và có thể sánh với các đô thị lớn ở Châu Âu như Venise.Việc tăng dân số đột biến ở Đông Kinh-Kẻ Chợ không phải ngẫu nhiên. Một mặt do Chúa Trịnh luôn duy trì ở kinh sư một bộ máy quân sự khổng lồ thuộc loại hùng mạnh nhất đương thời”.

Tết xưa, Tết nay

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TẾT XƯA, TẾT NAY
(Đỗ Phấn, 24/1/2017 — cuoituan.tuoitre.vn...)


Minh họa: Bích Khoa
Gần nửa thế kỷ trước, khi Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, lũ trẻ Hà Nội được quay về thành phố học tiếp chương trình phổ thông. Cũng chỉ là học ở những trường loanh quanh ven nội. Trong thành phố vẫn chưa mở lại trường học.
Năm học khai giảng vào tháng 9-1969 ở các trường ngoại thành đông nghịt trẻ con Hà Nội. Nhiều trường phải mượn thêm những căn nhà bỏ không trong làng làm lớp học cách xa hiệu bộ. Như thế đã là quá hạnh phúc sau bốn năm học ở các miền quê xa xôi.
Cái Tết đầu tiên đó là niềm vui tuyệt đỉnh của cả người lớn và trẻ con. Không còn cảnh các phụ huynh phải lẽo đẽo xe đạp đi tiếp tế thực phẩm.
Không còn cảnh Tết nhất tù mù ngọn đèn dầu trong những xóm làng heo hút. Lũ trẻ sau bốn năm rèn luyện ở nơi sơ tán đã trưởng thành, có thể quán xuyến việc nhà, thay phụ huynh đi xếp hàng mậu dịch mua tiêu chuẩn Tết, chuẩn bị nồi bánh chưng cùng mẹ.
Đứa lớn vo gạo đãi đỗ. Đứa nhỏ rửa lá, quét nhà trải chiếu chuẩn bị nơi ngồi gói bánh chưng. Cả nhà quây quần bên chiếu gói bánh vào chiều 28 Tết. Bà mẹ gói chính, con lớn cắt lá, con nhỏ dùng bát múc gạo và đậu rồi tí toáy ngồi tập gói bánh chưng con.
Khi bánh chưng đã xếp vào nồi là lúc bọn con trai lớn chế tạo đồ chơi. Bên bếp lửa, chúng nung những que sắt đỏ hồng khoan nòng chiếc súng gỗ đã tỉ mẩn gọt trước đấy hàng tháng trời. Súng gỗ được cắt gọt theo hình súng lục xem trong truyện tranh do họa sĩ quân đội Huy Toàn vẽ.


Phần gây nổ là chiếc đầu van xe đạp. “Kim hỏa” là cái đinh 5 phân đóng vào đoạn búa đập phía đuôi súng cắt rời. Sợi dây thun cắt ra từ săm xe đạp làm lực đẩy cho búa nện. Súng được nhồi que diêm trước tiên bịt vào đầu van xe đạp. Kéo búa đẩy căng thun vào khớp. Ngón cái lẩy búa cho bắn vào thuốc pháo gây ra tiếng nổ đì đẹt vui tai.

Đặc sắc, chùm tranh Táo Quân Việt Nam 2016

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 

Chỉ sau 20 tháng được tuyển dụng, một lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng từ chuyên viên bình thường đã được bổ nhiệm chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-them-mot-vu-pho-duoc-bo-nhiem-sieu-toc-345817.html


Ô nhiệm môi trường ở VN https://www.google.com.vn/search?q=ô+nhiễm+môi+trường+ơ+việt+nam&espv=2&biw=1680&bih=895&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwigvOvuidDRAhVCmJQKHeQfAmIQsAQIJw&dpr=1


“Tuyến cáp treo từ công viên Hoàng Văn Thụ vào sân bay sẽ thuận lợi hơn tuyến từ công viên Gia Định. Vì tuyến đường từ công viên Gia Định đi theo đường Hồng Hà không có dải phân cách nên không thuận lợi bằng" - ông Thắng nói. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170113/de-xuat-tiep-can-san-bay-tan-son-nhat-bang-cap-treo/1251757.html
 
TP HCM 'thất thủ': Người dân nhẫn nhịn không phải vì cơn mưa http://vitalk.vn/threads/tp-hcm-that-thu-nguoi-dan-nhan-nhin-khong-phai-vi-con-mua.2442968/

Tình trạng ngập lụt ở TP HCM như thế nào qua 8 năm
http://vnexpress.net/interactive/2016/59-diem-ngap-tp-hcm/

Trận mưa vừa gây ngập lụt ở Hà Nội lớn nhất lịch sử 45 năm qua http://kenh14.vn/tran-mua-vua-gay-ngap-lut-o-ha-noi-lon-nhat-lich-su-45-nam-qua-20160526093453052.chn


Có thể sẽ ban hành chính sách nhân rộng khoán xe công vào quý II/2017

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/co-the-se-ban-hanh-chinh-sach-nhan-rong-khoan-xe-cong-vao-quy-ii-2017-20170105130255344.htm



Thủy điện Hố Hô xả lũ có gây ảnh hưởng nhưng đúng quy trình http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thuy-dien-ho-ho-xa-lu-co-gay-anh-huong-nhung-dung-quy-trinh-20161101122454546.htm
 
Sáng nay (5/11), trao đổi bên lề một hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng xác nhận: “Hiện nay ông Vũ Đình Duy không ở Việt Nam, nhưng chưa biết cụ thể đang ở đâu và khi nào quay về nước”. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bao-cao-bo-cong-an-vu-ong-vu-dinh-duy-di-nuoc-ngoai-chua-benh-20161105145104411.htm


Nguồn FB Hoang Tran

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Donald Trump (toàn văn)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thưa Chánh án Tòa án tối cao Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, thưa đồng bào Mỹ và nhân dân trên toàn thế giới, xin cảm ơn.
Chúng ta, những công dân của nước Mỹ, đang cùng tham gia một nỗ lực lớn của dân tộc để tái kiến thiết đất nước và khôi phục lời hứa của đất nước đối với tất cả mọi người.
Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định đường lối của nước Mỹ và thế giới trong nhiều, nhiều năm sau này. Chúng ta sẽ đối mặt với các khó khăn, chúng ta sẽ đương đầu với các thử thách, nhưng chúng ta sẽ làm được.
Cứ bốn năm một lần, chúng ta lại quây quần lại đây, trên những bậc thang này, để thực hiện những lễ chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình, và chúng ta biết ơn Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama vì sự hỗ trợ nhiệt tình của họ trong quá trình chuyển giao. Họ đã rất tuyệt vời. Xin cảm ơn.
Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt vì ngày hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ một chính quyền sang một chính quyền khác, từ đảng này sang đảng khác, mà chúng ta đang chuyển gia quyền lực từ Washington DC và mang nó lại cho các bạn, những người dân của nước Mỹ.
Trong một thời gian dài, một nhóm nhỏ tại thủ đô của đất nước đã hưởng thụ những ưu đãi từ chính phủ, trong khi người dân phải gánh chi phí. Washington thăng hoa, nhưng người dân thì không được hưởng một phần thịnh vượng trong đó. Các chính trị gia gặt hái thành công, nhưng việc làm thì mất đi và các nhà máy thì bị đóng cửa.
Bộ máy công quyền bảo vệ chính bản thân họ, chứ không bảo vệ người dân. Chiến thắng của họ không phải là chiến thắng của các bạn. Thành công của họ không phải là thành công của các bạn. Và trong khi họ ăn mừng ở thủ đô, thì các hộ gia đình nghèo khổ trên khắp lãnh thổ chẳng có gì vui vẻ để ăn mừng.
Tất cả những điều đó sẽ thay đổi ngay từ đây, từ lúc này, vì thời khắc này là thời khắc của các bạn, nó thuộc về bạn.

Nhà nghiên cứu Ross Babbage nói về việc đối phó với các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông của Châu Âu và Mỹ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VÌ SAO PHƯƠNG TÂY LẠI ĐỂ BẮC KINH LÀM MƯA LÀM GIÓ TRÊN BIỂN ĐÔNG?

Thụy My

clip_image002

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016. REUTERS/Stringer

Nhà nghiên cứu Ross Babbage (*) trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng chuyên phân tích vấn đề an ninh, trụ sở tại Washington) nhận định, bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của tác giả cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề «Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông: Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền Trump».

Theo tác giả, chính sách của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận đã thất bại. Những tuyên bố lặp đi lặp lại về lợi ích giới hạn đi kèm với những đợt cho phi cơ và chiến hạm tuần tra không ngăn được chương trình xây lên các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, cũng như ý đồ thống trị khu vực về mặt quân sự.

Khi tìm cách làm giảm nhẹ nguy cơ đối đầu ở từng giai đoạn, Hoa Kỳ và các đồng minh trên thực tế đã nhường lại việc kiểm soát khu vực mang tính chiến lược cao độ này cho Trung Quốc, mà tác giả coi như một tiến trình đầu hàng tiệm tiến. Tiền lệ xấu đã được đặt ra, và các thông điệp nghèo nàn đã được chuyển đến cộng đồng quốc tế. Tại một phần của Thái Bình Dương, phe đồng minh đang có nguy cơ bị mất đi vị trí lâu nay, là đối tác an ninh khả tín.

Tại sao Washington và các đồng minh chủ chốt lại vụng về như thế? Tại sao lại mất nhiều thời gian đến thế để phát triển một chiến lược đối phó hiệu quả với việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông?

Một phần nguyên nhân là cung cách mà Trung Quốc áp đặt chủ quyền lên 80% vùng biển chiến lược này. Biển Đông là nơi mà hơn phân nửa trọng tải hàng hóa thế giới luân chuyển qua đây, là con đường quá cảnh quan trọng cho quân đội Mỹ và nhiều nước đồng minh, thân hữu.

Trong năm năm qua, Bắc Kinh đã đặt dấu chân cùng khắp Biển Đông, với việc đào đắp những đảo nhân tạo mới, xây dựng các cơ sở giám sát, phòng không, chống hạm, chống các lực lượng tấn công. Chiến dịch của Trung Quốc được tiến hành một cách khôn khéo, qua một loạt các động thái từ thấp đến cao, mỗi bước đều dưới cái ngưỡng có thể kích hoạt phản ứng đáp trả mạnh mẽ của phương Tây. Kết quả là nay Bắc Kinh đã có những thiết trí quan trọng trên 12 đảo ở Biển Đông, và có sự hiện diện quân đội, tuần duyên, dân quân biển quy mô nhất trong khu vực.

Trong số các khả năng quân sự của Trung Quốc, có việc bố trí trên các đảo nhân tạo các thiết bị giám sát, thu thập thông tin tình báo, các hỏa tiễn tầm xa diệt phi cơ và diệt hạm, cũng như vô số hệ thống phòng không. Ba trong số các đảo của Hoàng Sa nằm ở giữa Biển Đông, nay sở hữu các phi đạo dài đến trên 3.000 mét, quá tiện lợi cho các hoạt động của Boeing 747. Các nhà vòm kiên cố sắp hoàn thành trên ba đảo này, có thể chứa được 24 chiến đấu cơ và oanh tạc cơ; năng lực bảo trì, các kho chứa nhiên liệu và các thiết bị hậu cần khác được mở rộng. Các máy bay cất cánh từ đây có thể bay đến tận Biển Andaman, Bắc Úc và căn cứ Guam của Mỹ.

Buộc Facebook, Youtube hợp tác chặn thông tin XẤU ĐỘC

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Mr. Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử,
Bộ Thông tin và Truyền thông

Trung Quốc hiện đang cấm các mạng xã hội như Twitter, Facebook, SnapChat, dịch vụ của Google cùng hàng nghìn trang web. Và Việt Nam, qua thông tin dưới đây, qua một quan chức có tên mỉa mai là “Tự Do”, sẽ theo gót ông anh Bốn Tốt, buộc chủ các trang web, mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube... phải “hợp tác” để chặn thông tin “xấu”, “độc”.

Trên thực tế, thông tin bị coi là “xấu”, “độc” chẳng qua không hợp với khẩu vị của nhà nước. Như thế, quyền tự do biểu đạt của người dân một lần nữa sẽ có nguy cơ bị hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên, có buộc các công ty khổng lồ như Facebook, Youtube kiểm duyệt không, là một vấn đề không dễ. Năm 2010, Google từng chủ động rút khỏi một thị trường béo bở như Trung Quốc vì không chịu tuân lệnh nhà nước sở tại ngăn chặn những tin bài “xấu”, “độc”. Một thị trường nhỏ như Việt Nam liệu có đủ sức khiến cho Google chà đạp lên danh tiếng của mình để hỗ trợ nhà nước toàn trị?

Biện pháp kỹ thuật mà Trung Quốc áp dụng để đối phó với mạng xã hội là: (1) Xây dựng Vạn lý tường lửa (Great Wall Firewall) để ngăn chặn những tin bài không mong muốn và Cái Khiên Vàng (Golden Shield) để giám sát và kiểm duyệt người dùng; (2) xây dựng các công cụ tìm kiếm thay thế Google với ba tên tuổi lớn Baidu, Tencent và Easou.

Ngày nay, lập tường lửa và khai sinh một công cụ tìm kiếm thì một sinh viên ngành Công nghệ Thông tin thừa sức để thực hiện. Nhưng để tường lửa và công cụ tìm kiếm đó thực sự có hiệu quả, khả dĩ cạnh tranh được với các công cụ đã có trên thị trường công nghệ quốc tế, thì hoàn toàn không dễ và… rất tốn tiền! Vậy thì tốt nhất Bộ Thông tin và Truyền thông cứ nhờ ông anh Bốn Tốt “viện trợ” luôn Vạn lý tường lửa và Cái Khiên Vàng cho nó nhanh và rẻ. Nhưng như thế, cũng có nghĩa là cái cổ Việt Nam đút vào tròng Trung Quốc sâu hơn nữa, chứ mong gì “Thoát Trung”!

Thì từ lâu, Việt Nam và Trung Quốc chẳng hô to khẩu hiệu “Vận mệnh tương quan” đó sao?

Bauxite Việt Nam

- Chủ các trang web, mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube... phải có nghĩa vụ hợp tác với bộ TT&TT để chặn thông tin xấu độc, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT nhấn mạnh với Góc nhìn thẳng.

Ban hành thông tư về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Với Thông tư này, các hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới qua môi trường internet sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn với các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tự bao giờ CÁI ÁC lên ngôi?..

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi cứ tự hỏi, có đất nước nào trên thế giới này có cái trò man rợ là rải đinh ra đường cho xe bị cán để mình (thợ sửa xe) có việc làm không? Hình như trong sách đông tây kim cổ chưa thấy nhắc đến việc này. Những cây đinh ngày càng được làm tinh vi. Ban đầu chỉ là những cái đinh thường mua trong chợ, tiến lên tự cắt những cái đinh 3 cạnh bằng tôn, và hiện nay, “thị trường” đang xuất hiện loại đinh bằng sắt hoặc thép đến 4 cạnh, vô cùng sắc ngọt, vô cùng vững chãi, không bánh xe nào thoát nếu đã “được” nó xỉa vào.
Một miếng vá xe chỉ mấy chục ngàn đồng, nhưng tính mạng con người thì kinh khủng. Bọn “đinh tặc” chắc không, hoặc cố tình không biết, rằng nếu xe máy hoặc ô tô đang chạy mà bị đinh đâm rồi nổ lốp, nhất là lốp trước, thì tai họa khôn lường thế nào. Bất chấp tất cả, hàng đêm chúng vẫn sản xuất đinh, rồi đi rải, rồi ngồi chờ con mồi nộp mạng. Chúng kiếm ăn bằng cái trò man rợ, bẩn thỉu vừa rất mông muội lại vừa rất thất nhân tính mà không ai nghĩ lại có thể tồn tại ở thế kỷ 21.
Thế mà nó đã và vẫn hàng ngày tồn tại trên đất nước ta, suốt từ Nam chí Bắc, và chúng ta có vẻ như,.. bất lực.
Nó bất lực từ cái cách có những nơi đoàn viên thanh niên, có cả công an nữa, chế ra những chiếc xe hút đinh rất thủ công và đầy chất đối phó. Sáng chiều cho tới đêm những chiếc xe này được thanh niên tình nguyện dùng xe máy kéo phía sau, và mỗi chuyến như thế thu về hàng mấy cân đinh.
Nó bất lực ở cả cái cách chúng ta, đã vài lần, phục bắt được những kẻ rải đinh ấy, và rồi đã dành cho họ những mức phạt nhẹ nhàng đến vô lý, dù khi bị bắt, chúng ta có đầy đủ lý do để thương cảm họ: Nghèo khổ, không có việc làm, thiếu hiểu biết, nuôi vợ dại con thơ...
Cũng tương tự như thế là nạn trộm chó và xử bọn trộm chó. Đến giờ mọi người mới té ngửa ra rằng, ở một đất nước mà rất đông người coi thịt chó là món khoái khẩu, mà các quán thị chó mở khắp hang cùng ngõ hẻm, mà có người còn nâng lên thành “quốc hồn quốc túy” thì té ra, thịt chó chưa bao giờ được coi là thực phẩm. Mỗi nhà nuôi một vài con chó để giữ nhà, làm... vệ sinh hoặc cùng lắm là cải thiện trong gia đình chứ không có ý thức nuôi để bán như nuôi gà vịt heo bò. Vậy mà, nhan nhản quán thịt chó, nhan nhản chó mẹt, theo thống kê mỗi ngày trên cả nước hàng chục tấn thịt chó được tiêu thụ. (Năm 2014 tổ chức bảo vệ chó Châu Á (ACPA) thống kê mỗi Nam tiêu thụ chừng 5 triệu con chó).
Vậy thì, thịt chó ấy ở đâu ra?
Nó là sản phẩm của... chó tặc, ít nhất 50 phần trăm là như thế, còn lại là nhập khẩu ở mấy nước làng giềng, tất nhiên cũng là nhập lậu, và cũng có thể là sản phẩm bắt trộm từ nước ấy.
Nếu người nuôi chó nghiệp dư bao nhiêu (nuôi làm bạn trong nhà mà) thì bọn bắt trộm chuyên nghiệp bấy nhiêu. Từ đơn giản mướp nướng, thòng lọng bao bố, bả thuốc độc, giờ tiến lên súng điện, từ thấy chủ nhà là co giò chạy bán sống bán chết giờ tiến lên tấn công chủ nhà, thậm chí bắn chết chủ nhà, từ lừa chủ nhà đi vắng mới bắt tiến lên nhốt chủ nhà trong nhà rồi bắt công khai, vừa bắt vừa... chửi chủ nhà ngu nên nuôi chó cho chúng bắt... Và chủ nhà, trong khả năng tự vệ có thể, với sự uất ức vừa bị mất của vừa bị làm nhục, đã... đoàn kết lại, bắt được trộm chó là xử, có những cuộc xử kinh hoàng như chúng ta đã biết, để rồi cả 2 phía cùng phạm tội, mà thường là, chủ nhà bị tội nặng hơn, bởi bắt trộm chó hình như chưa ai bị tù, mà chỉ phạt cảnh cáo rồi tha vì luật chưa quy định, còn đánh chết người, dù là kẻ trộm, dù là bị nó tấn công trước, thì luật đã khoanh là dứt khoát phải đi tù.

Sự thay đổi của xuân và Tết trong thơ Nguyễn Bính

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Số lượng và chất lượng
Do hoàn cảnh phải làm thơ để kiếm sống, Nguyễn Bính thuộc loại viết nhiều về xuân nhất.
Thử ghi lại tên một số bài thơ mà Nguyễn Bính đã viết, trong đó có nói đến xuân là tết.

Lỡ bước sang ngang: Mưa xuân
Tâm hồn tôi: Xuân về
Một nghìn cửa sổ: Thơ xuân, Mùa xuân xanh
Mười hai bến nước: Xuân tha hương
Mây tần: Tết của mẹ tôi

Đây nữa, các bài thơ lẻ mới đăng báo mà chưa in vào tập nào: Vườn xuân, Xuân thương nhớ, Tết biên thùy.
Tiếp đó, nếu dừng lại kỹ hơn ở các bài thơ khác không thật trực tiếp song vẫn nói đến cùng một đề tài (như Cô lái đò, Quán trọ, Khăn hồng, Vài nét rừng) thì người ta phải công nhận với nhau rằng Nguyễn Bính, trong số các nhà thơ hiện đại, là một trong những người viết nhiều về xuân và tết hơn ai hết.

Nếu lại biết rằng Nguyễn Bính qua đời vào một ngày cuối tháng giêng 1966, tức cuối năm Ất Tỵ, trước khi chuyển sang năm Bính Ngọ, thì người ta càng có quyền để cho sự liên tưởng được đẩy đi xa hơn nữa. Sách Giai thoại Nguyễn Bính kể: một người bạn của Nguyễn Bính là Trần Lê Văn cho rằng tác giả Lỡ bước sang ngang đã tiên liệu trước cái chết của mình ngay từ thời viết mấy câu thơ trong bài Nhạc xuân:

Năm mới tháng giêng mùng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

Chúng ta có thể không hoàn toàn nghĩ như Trần Lê Văn song phải nhận là giữa Nguyễn Bính với cái thời khắc trời đất giao hoà này, đúng là có mối duyên nợ thầm kín nào đó.

Mùa xuân và tết đã được Nguyễn Bính miêu tả như thế nào?
Ở bài Xuân về, ta bắt gặp: gió, trời trong, nắng, lá non, hoa bưởi, hoa cam, cánh bướm.

Táo 2017

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TÁO 2017

Phọt Phẹt: Gớm, bao năm, nay ông mới về chính ngày.

Táo: Về sớm anh nhiếc tôi ra rả. Muộn thì chả có cá lên. Từ giờ giở đi cứ chính ngày tôi về.

Phọt Phẹt: Ông yên tâm đê, năm nay có BRT rồi. Hanh thông mọi nhẽ.

Táo: Là cái mẹ gì? Ối đấy, cấm bỏ được cái nết nói tục văng bậy khi ở với nhà anh.

Phọt Phẹt: Là xe biz nhanh. Năm nay ông lên thiên đình bằng biz nhanh. Nghe nhở?

Táo: Đi gì cũng được, miễn anh đừng “ tiễn” tôi bằng K59 của tay gì kiểm lâm mạn Yên Bái. Gớm, hạ giới các anh năm nay loạn quá thể.

Phọt Phẹt: Thượng bất chính thì hạ tắc loạn thôi. Hà tất ông phải kêu rên. Mà bọn nhũng nhiễu ấy chết bớt đi cũng được.

Táo: Anh ác khẩu vừa vừa thôi. Mà cái tệ nạn ấy bác cả nhà anh chống mãi mà chửa ra cơm cháo gì à?

Phọt Phẹt: Chống gì thì cũng phải cần có cơ chế. Chứ đằng này tinh bằng hô hào miệng mí khẩu hiệu suông và nghị quyết rung chuông. Không sập giàn là may chứ chống cái ếch. Chẳng có kế sách mẹ gì hay ho ra trò cả nên đang kêu nhân dân vào chống hộ kia kìa.

Táo: Nhân dân có quyền lực gì đâu mà chống. Chỉ có quyền lực mới sinh ra tham nhũng. Như hạ giới các anh, quyền lực tuyệt đối sinh ra tham nhũng tuyệt đối. Đem nhân dân ra chống khác gì đấm bòi vầu sông. Ấy đấy, lại nói bậy rồi, hehe.

Phọt Phẹt: Ông bỏ mẹ cái tật lưỡi chẻ hoe ấy đi. Thích gì thì cứ phóng mồm mà phọt ra. Thế phải làm thế nào? Chầu chực thiên đình bâu niên nhẽ không ngộ ra gì đĩnh đạc?

Táo: Chỉ có tham nhũng mới chống được tham nhũng thôi. Hay chính xác ra là chỉ có bọn tham nhũng mới chống lại được... bọn tham nhũng. Anh hiểu không?

Phọt Phẹt: Hiểu. Và tiếng súng Yên Bái là một ví dụ điển hình?

Táo: Phải. Anh bố láo bố xiên thế mà cũng thông minh ra phết. Tôi ban khen, nghe chưa.

Phọt Phẹt: Thánh họ. Ăn gì để tôi còn mua cúng?

Táo: Ăn gì giờ cũng sợ. Anh cúng tôi dăm vài con cá ở Fomosa Hà Tĩnh được không?

Phọt Phẹt: Cá mú ở đó giờ hiếm lắm, không hẳn do chết bởi xả thải đâu mà về cơ bản nguồn lợi thủy hải sản đã cạn kiệt do lối đánh bắt tận diệt của bần nông. Ông ăn thứ khác đi.

Táo: Thế cá hồ Tây cũng được. Tôi thiếu chất tanh nên chỉ thèm cá.

Phọt Phẹt: Ủ ôi, riêng cá ở đó thì chết hết rồi. Đích thị do ô nhiễm.

Táo: Thế mà tôi nghe người ta bảo là do không biết bơi cơ đấy. Thôi, anh cúng gì tùy tâm nhá. À mà cụ Rùa hồ Gươm chẳng hay có khỏe?

Phọt Phẹt: Ông hỏi thì mới nhớ. Thăng hồi đầu năm rồi. Chết già.

Táo: Uh, cụ ấy đi lại là điềm lành. Thế có giám định tử thi để xem là Rùa hay là Giải không?

Chuyện NHẬU của dân ta

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Phải nói thật là, tôi biết nhậu và cũng... chịu nhậu. Nhiều hôm thèm nhậu cũng gọi điện tứ tung, và cũng nhiều hôm phải tắt điện thoại hoặc... nói dối qua điện thoại để... trốn nhậu. Đã từng huênh hoang khoe 4 ngày đi 7 tỉnh miền Tây mà không gục, đã từng huếnh hoáng rằng đi xuyên các tỉnh cực bắc uống rượu bằng bát mà không say. Nhưng cũng đã từng cay đắng thú nhận, có lúc, chỉ nghĩ tới, chỉ ngửi thoang thoảng, là đã say nhào đầu...
Gần như biết mọi món ăn đặc sản các miền, đồng nghĩa với biết gần hết thức uống các vùng. Chứ sao, Việt Nam ta từ bao giờ chả biết, ăn là phải đi kèm uống. Vào nhà hàng bây giờ, sau khi gọi món, thì đàn ông, đương nhiên sẽ được phục vụ bia hoặc rượu. Còn phụ nữ, cũng đương nhiên, là nước, nước gì cũng được, nhưng phải là nước. Thường là nước ngọt, không thì nước suối đóng chai. Tất nhiên không kể các bà các cô uống... bia luôn cho tiện. Có lần tôi thắc mắc: Không biết tự bao giờ, thói quen uống nước, đi kèm ăn cũng các bà các cô. Hỏi  xong bị mắng ngay: Bình đẳng mà, đàn ông uống được thì đàn bà cũng uống. Tất nhiên không uống rượu bia thì uống nước, thế thôi. Các cụ bà xưa thì không thế. Các cụ ông vẫn uống rượu như... bây giờ, nhưng các cụ bà không có ly nước ngọt hay nước mưa bên cạnh. Các cụ chỉ xơi canh. Xong cơm mới uống nước.
Cái cách uống thì... muôn hình vạn trạng, nhưng thông thường, đa phần, rất đông là, người Việt đã uống là phải say, đã ngồi vào bàn là phải ép, là phải trăm phần trăm. Dư lại vài giọt trong ly là không xong, là phải... uống lại, cho kỳ hết. Nên có ông sáng chế ra kiểu, uống xong xòe tay ra úp ly vào tay, trên tay vẫn khô nguyên thì mới được công nhận là... đã uống.
Giờ ở đâu ra cái lối uống lon riêng, nơi gọi đá bổng, đá riêng... đại loại là ngồi vào bàn là uống bia... ôm, mỗi người một chai/ lon, hết từng đợt thì lại bỏ đợt mới lên. Nhưng uống đều thế nó... buồn, thế là có đoạn từng cặp mời riêng. Là phải lấy một lon/ chai mới, chứ không đụng tới lon “tua” trên bàn, làm sao thì làm, phải chia đôi được lon/ chai ấy. Ôi giời cách uống lon riêng ấy cũng... thần thoại lắm. Dễ nhất là chia ra ly, 2 ly bằng nhau. Dễ nhì là anh uống trước anh uống sau, uống trước phải căn sao cho đúng nửa lon, để nghiêng cái lon phía đầu nhọn cái nắp xuống dưới, nước không tràn ra là đủ/hoặc quá 50/ là được. Nước mà chực chảy ra là phải cầm lên uống thêm cho đến lúc để mà nước không chảy nữa mới thôi. Khó nhất là cầm cái lon kín mít thế, căn thế nào đấy, lấy móng tay bấm một phát ở giữa lon, rồi ngửa cổ bú vào cái chỗ vết tay bấm ấy, lon bia đặt ngang trên miệng, như đang thổi kèn Acmonica. Sau đấy để đứng lon bia lên, nước không chảy qua chỗ bấm là đủ 50%.