Về việc kỳ thị Cử nhân Dân lập

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Anh em cử nhân và sinh viên dân lập yêu quý,


Non nửa thế kỷ nay, nhiều thế hệ trí thức, sinh viên quốc dân đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để xây dựng và phát triển một hệ thống tri thức thống nhất và độc lập cho tổ quốc ta. Toàn thể trí thức tiền bối, cựu sinh viên các đại học ngoài và trong nước, sinh viên du học (thanh niên xa mẹ), sinh viên công lập viet-nam, luôn luôn thương cho các anh em, vì biết rằng các anh em khốn khổ.


Khốn khổ về tinh thần — Vì cũng đầy lòng khát khao học tập mong lấy cho được tấm bằng đại học bằng anh bằng em, nhưng các anh em lại chưa có đủ điều kiện về vật chất, về trí tuệ, hoặc về cả hai thứ, để được chen vai thích cánh bình đẳng với toàn thể sinh viên công lập viet-nam, chưa nói sinh viên học giỏi đi du học, hay thậm chí sinh viên học dốt phải đi du học bằng tiền của bố, trong công cuộc đấu tranh giành bằng cấp để kiếm cho được công ăn việc làm xây dựng đất nước của chúng ta.


Khốn khổ về thể xác — Vì các anh em luôn luôn bị giới đào tạo viet-nam lừa gạt phỉnh phờ, treo bằng đại học bán kiến thức còn ngu hơn cả kiến thức dạy nghề, thu tiền vào cho đầy túi, bán ra loại bằng ngày càng bị xã hội bịt mũi phỉ nhổ, rồi ném các anh em ra đường mặc cho giới truyền thông bêu diếu, giới tuyển dụng giày vò, kỳ thị, hành hạ, uy hiếp, ngược đãi, bị chúng áp bức đủ mọi bề như cá nằm trên thớt.


Trí thức, sinh viên du học, và toàn thể sinh viên công lập viet-nam không bao giờ quên các anh em vì đang lúc mọi người đều được tự do học tập kiến thức, lấy bằng, xin việc, thì riêng các anh em bị lâm vào cảnh nô lệ bằng cấp dân lập.


Vì những lẽ đó mà trí thức, sinh viên du học, và toàn thể sinh viên công lập viet-nam muốn nhắn nhủ với các anh em mà đang có nguy cơ sắp bị lâm vào cảnh nô lệ dân lập đó rằng, các anh em luôn phải khắc cốt ghi tâm là:


Quan chức hãy học hỏi thêm về luật pháp và trách nhiệm giải trình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Như tin mà nhóm Vì một Hà Nội xanh đã đưa, vào chiều 23/6/2015, Phòng Tiếp công dân UBDN TP Hà Nội đã mời hai đại diện của nhóm đến làm việc - nguyên văn thư mời là “trao đổi về nội dung đơn của ông/bà gửi UBND TP (ghi ngày 28/5/2015), liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh”.
Ngay từ đầu cuộc trao đổi kéo dài hơn một tiếng này, phía các quan chức của UBND đã tỏ rõ tâm lý muốn lấn át, bắt nạt hai người dân đại diện cho một nhóm dân sự đang bị coi là “phản động” hoặc “bị thế lực thù địch giật dây”. Đó là khi ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Chí Công tung đòn phủ đầu: “Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao - NV), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình”.

Trong toàn bộ cuộc nói chuyện, ông cũng thường xuyên lặp đi lặp lại ý đó với thái độ kẻ cả và miệt thị người đối thoại: “Anh chị cùng một số người dân dùng từ này trên đơn là không đúng pháp luật”, “Anh chị đọc Nghị định 90 mà anh chị không nắm đúng tinh thần nên chúng tôi giải thích cho anh chị rõ”, “Đề nghị các anh chị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có kiến nghị, phản ánh đúng quy định”, v.v.
Ở đây, tạm không bàn đến vấn đề thái độ của một quan chức trong khi tiếp dân, thì vẫn phải nhận xét rằng ông Phạm Chí Công nói riêng và các đại diện của chính quyền nói chung trong cuộc tiếp dân ngày 23/6 đã phạm nhiều sơ hở và sai lầm nghiêm trọng trong lập luận, cho thấy hiểu biết còn hạn chế của họ về pháp luật và hành chính công.

 “Tiếp dân”: Mời các anh chị đi ra! 

Lập luận 1: Về yêu cầu “phải liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp”
Điểm chính yếu mà UBND TP Hà Nội bám vào để bác bỏ việc trả lời văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì một Hà Nội xanh là “Điều 6, Nghị định 90/2013/NĐ-CP” về điều kiện tiếp nhận đơn, theo đó “nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình”.
(Xin nhắc để Ban Tiếp Công dân sửa lại là Nghị định này được ban hành ngày 8/8/2013 chứ không phải ngày 17/7/2013 như quý Ban đã ghi sai trong biên bản làm việc).
Vậy, mấu chốt ở đây là phải làm rõ xem việc chặt hạ, thay thế cây xanh có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân đứng tên yêu cầu giải trình hay không. Nói chung, không khó khăn gì lắm để gần 70 người có tên trong văn bản yêu cầu giải trình chứng minh được sự tồn tại của cây xanh Hà Nội có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ, ví dụ họ có thể chỉ ra rằng họ sinh sống ở thủ đô, họ thường xuyên phải ra ngoài đường, và cây xanh ít nhất thì cũng có tác dụng che mưa che nắng cho họ, lớn hơn nữa thì mang lại bầu không khí trong lành cho đô thị, làm đẹp cảnh quan, và họ cũng có quyền được hưởng những lợi ích đó. Chặt hạ cây tác động xấu tới môi sinh; còn thay thế cây thì rõ ràng thay những cây bóng mát lâu năm bằng những cây khẳng khiu trụi lá cũng tương đương một sự phá hoại. Điều đó ảnh hưởng tới lợi ích của ít nhất 70 con người và là ảnh hưởng trực tiếp, vì mọi hoạt động sinh sống, hít thở, đi lại… đều chịu tác động trực tiếp từ môi trường, từ không khí mà cây xanh giúp lọc, không thông qua trung gian nào.

Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook






HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG
(Thạch Lam)





LỜI TỰA
Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu... Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris... Trong những cuộc phiếm du, — phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có — ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.
Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác... Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mở của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

NHỮNG BIỂN HÀNG
Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế. Ấy là câu chuyện huyền thoại của ông Khổng Minh Không đã được hình tượng ra bằng hai cái biển. Rồi đến hiệu bò vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long thì đúng hơn và con cá này đã trái tật chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà (không biết đến đây để làm gì?), con gà sống (kim kê hẳn thôi), con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác. Các nhà hàng còn lâu mới dùng hết được tên các loài vật. Và chúng ta nên nhận rằng trong các con vật đã dùng, không có con nào dữ cả. Con tê giác thì kể là vật dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào thì lành lắm: nó không cắn ai bao giờ. Không có hổ vàng hay sư tử vàng, chẳng hạn. Vì những con vật trên kia là những con vật thần linh chăng, hay là những con vật chỉ lành có thể gợi lòng tin của khách mua? Con trâu, con hươu, con bò... những con vật này có làm hại được ai bao giờ đâu? Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đãi niềm nở và tử tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con bò thì cũng được an ủi rằng ít ra cũng là một con bò vàng.
Tôi chỉ không hiểu tại sao bỗng dưng lại có con lạc đà. Con vật này hình như lạc loài vào đám ấy, giữa những con vật mà nó không quen bao giờ. Người phương Tây khinh ai thường gọi: cái anh lạc đà ấy...

...

QUÀ HÀ NỘI
Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút "quà Hà Nội" là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ kỵ đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chồng đi làm Nhà nước ngày nghỉ mua tặng cho cô vợ mới cưới... Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhã của băm sáu phố phường.

Download bản “HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG” đầy đủ (165KB):


Hướng dẫn cách dùng tủ sách: Tủ sách của Chương trình me()
(Xem comment của Nhật Linh)
Hàng Quà Rong
Người Hà Nội, ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ý. Nếu chúng ta về ở tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon là chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.
Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn.
Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao "bánh rán nóng, trinh một, xu đôi" của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng và xấu, thật làm giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc còn ngái ngủ.
Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.
Rồi mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ờ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Ăn một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ.
Và có ai ngẫm nghĩ kỹ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hành giòn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong... Ngô bung (xôi lúa) thì có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ. Cứ mỗi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đứng chờ. Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ: "Eéé...éc", "Eé...ééc...".
Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng rau v.v... là những người ưa món quà gì vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm đã có món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậy. Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh để che ruồi, muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Cô muốn xơi với thứ gì? Với chả mới nhé hay giò lụa mịn màng? Các cô vừa ăn vừa nhai nhè nhẹ và thong thả hỏi han thân mật cô hàng: cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp thì nhiều. Âu cũng là cái phận chứ biết làm thế nào.
Đối với các bà ăn rở và thích của lạ miếng và độc nữa đã có bà hàng tiết canh và lòng lợn. Một mâm đầy một bát tiết canh đỏ ối, ngòng ngoèo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thế mà họ ăn ngon lành, một lúc hai, ba bát. Rồi đánh thêm một đĩa lòng vừa dồi, cổ hũ với tràng giòn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành chậm chạp. Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon cả Hà Nội không có đâu làm nhiều, thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, và hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn thêm bát thứ hai. Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố tìm dấu hiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ: anh phở trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao... và dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về "ông không ăn mà chết đòn".
Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối.
Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v...
Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thử chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy.
Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi quá đáng. Thức gì bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng.
Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ trong quảng ấy thôi, vì ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nước phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính.
Cùng một thứ quà nước và mặn như phở, Hà Nội còn có hàng mì và mằn thắn. Hai món này chắc hẳn là món ăn của người Tàu, cho nên hễ người Tàu làm thì ngon hơn, cũng như họ làm ngon nhiều món khác.
Cái chí của Việt ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách còn cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của người mình thì có đủ cả rau thơm, xà xíu, đôi khi mấy miếng dồi, và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn thì làm rất to bột, nặn xuề xòa để trông càng to hơn, nhưng nhân thì hết sức kín đáo và nhỏ bé, vì được một tí thịt chỗ bạc nhạc, mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo. Ấy thế mà tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải.
Thế mà không: người Hà Nội ăn quà sành, nên khó mà lấy nhiều làm hoa mắt người ta được...

...

NHỮNG CHỐN ĂN CHƠI
Muốn biết rõ một thành phố, không cần phải biết những lâu đài mỹ thuật, những nhà bảo tàng, những tờ báo hay những nhà văn, nhưng cần phải biết những chốn mà dân thành phố ấy ăn chơi. Ăn và chơi, phải, đó là hai điều hành động mà trong ấy người ta tỏ rõ cái tâm tình, cái linh hồn mình một cách chân thực nhất.
Với lại đó không phải là hai cái hành động cốt yếu của đời ư? Trong sự ăn chơi, có cả dấu hiệu của dân thành thị, cả những tật xấu hay nết hay, những cái yếu hèn cũng những cái kiêu ngạo.
Biết ăn và biết chơi, không phải là dễ dàng như người ta tưởng. Và chính bởi từ xưa đến nay, sự ăn chơi ở nước ta bị khinh miệt, bị dè bỉu, nhưng người ta vẫn cứ phải chịu theo luật lệ chặt chẽ, nên cách ăn, chơi của người mình mới luộm thuộm, và cẩu thả, và tục tằn, rồi ngược lại, có một ảnh hưởng xấu xa đến tất cả cuộc đời, cả xã hội.
Ồ, nhưng mà từ nãy đến giờ tôi nói được những gì nhỉ? Thôi, vứt bỏ quách những lời bàn phiếm, những tư tưởng khó khăn ấy đi. Chúng ta hãy để ý quan sát bọn người ngồi ăn trong hiệu kia, nhận xét những cử chỉ, những nét mặt, và những tiếng cười của họ. Một cách cầm đũa, một cách đưa lên húp canh, bảo cho ta biết nhiều về một hạng người hơn là trăm pho sách. Và nhất là những thức mà họ ăn... Bảo cho tôi biết ăn gì, tôi sẽ nói anh là người thế nào.

Hà Nội là động tiên nga,
Sáu giờ tắt hết đèn xa đèn gần,
Vui nhất là chợ Đồng Xuân.

Trước khi nói đến những nơi ăn chơi của Hà Nội, tưởng cũng như dạo qua chợ Đồng Xuân, cái "bụng" của thành phố, là nơi mà những vật liệu cần cho các cao lâu từ các vùng quê và ngoại ô đến. Ở đây, chúng ta được thấy các thực phẩm còn giữ nguyên hình trước khi biến thành những món xào nấu ngon lành dưới tay các đầu bếp nổi danh hay các bà nội trợ. Tất cả của ngon vật lạ các nơi đều đem đến đây, để hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội...

Kiến nghị

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI TƯ VẤN KHCN & QL HASCON                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------                                                       ------
Số:   15-032 /HTV

Kiến nghị Quốc Hội: chưa thông qua Chủ trương đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, và yêu cầu Chủ đầu tư làm lại “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi”
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06  năm 2015.
Kính gửi:  QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON xin gửi tới Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lời chào trân trọng.

Ngày 27 tháng 04  năm 2015, Hội Tư vấn HASCON đã trình Bộ Chính trị và Quốc hội Kiến nghị thứ nhất, số 15-024 /HTV: Kiến nghị Bộ Chính trị và Quốc hội chưa vội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, vì “Báo cáo Đầu tư dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành” của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (cũng gọi là “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi”) quá sơ sài, thiếu và sai sót ở những phần quan trọng nhất.  Kèm theo Kiến nghị là Bản “Tóm tắt những bất cập của Báo cáo đầu tư Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành” với 7 điều bất cập:
1-  Những bất cập về pháp luật.
2- Xác đinh sai vai trò vị trí của Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành trong  mục tiêu phát triển Đất Nước hiện nay.
3- Không có Thiết kế sơ bộ, dẫn đến những hậu quả nặng nề.
4- Lựa chọn phương án đầu tư sơ sài và không chính xác.
5- Tính toán sai Hiệu quả kinh tế xã hội.
6- Giải pháp huy động vốn hết sức mơ hồ.
7- Chưa xét đến những rủi ro tất yếu.
Ngày 7 tháng 5 năm 2015 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Thông báo Hội nghị lần thứ mười một, với 5 nội dung, nội dung thứ 4 là về Cảng Hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng Cảng Hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành, coi đây là Dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu, trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện Dự án, cần lưu ý tính toán lại và xác định rõ 9 vấn đề lớn của “Báo cáo Đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành”
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu “Nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng và giải trình rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, nhất là ý kiến phản biện của các tổ chức, cá nhân có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực có liên quan đến Dự án. Bảo đảm tính công khai, minh bạch;

Thạc sĩ Việt Nam, buồn cười đéo tả! (Phần II)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong Phần I của bài viết chúng tôi đã chỉ ra những sai sót nghiêm trọng của Nhóm soạn giả khi biên soạn bài thuyết minh về con trâu và cây lúa. Có bạn đọc sẽ nghĩ rằng: sinh học không phải là địa hạt của các Thạc sĩ văn học, bởi vậy, nhóm soạn giả khó tránh khỏi sai sót, chúng ta nên thông cảm. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Khả năng cảm nhận, phân tích, hành văn của Nhóm soạn giả cũng có nhiều điều đáng nói. Ví dụ bài thơ “Nhớ rừng”, đoạn con hổ hồi tưởng về những tháng ngày tự do:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”

Nhóm soạn giả đã phân tích như sau:
“Đó là những ngày mưa dữ dội như “chuyển bốn phương ngàn” làm núi rừng thay da đổi thịt mà con hổ lặng ngắm sự đổi thay của muôn vật trong niềm hân hoan phấn khởi. Đó là những ngày đầy nguy nan khi sống trong rừng bị con người truy sát, con hổ run sợ nép vào nơi bí mật đợi chết với cảm giác mặt trời chói gắt trên cao, thiêu đốt gan ruột mình. Tất cả những cảnh tượng ấy, mỗi cảnh tượng mang một vẻ riêng, có lúc thật rực rỡ huy hoàng, có khi êm đềm lãng mạn, có khi mạnh mẽ, dữ dội và có lúc đầy kinh hãi lo lắng nhưng đã làm nên cái quá khứ tự do huy hoàng oanh liệt của con hổ, là thủa con hổ được tung hoành làm chủ núi rừng trong sự vùng vẫy vô cùng khoáng đạt thênh thang.” (Đề 58-Bài “Nhớ rừng” tr.81-tập II)

Thạc sĩ Việt Nam, buồn cười đéo tả! (Phần I)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sách “Những bài tập làm văn mẫu lớp 8” của Nhóm tác giả: ThS Trương Thị Hằng - ThS Nguyễn Thị Tuyết Nhung - ThS Đào Thị Thủy - ThS Nguyễn Thị Dậu. Sách có 2 tập, tái bản lần 2, do NXB Văn hóa thông tin ấn hành quý II và III năm 2014. Trong “Lời nói đầu”, Nhóm tác giả cho biết: “Có thể nói, mục đích cao nhất của cuốn sách này là hướng tới làm sáng rõ các vấn đề văn chương trong chương trình Ngữ văn 8 và gợi ý cách thức làm các dạng bài tập làm văn cho các em. Trọng tâm vẫn là phương pháp làm bài. Đọc một bài văn mẫu là để tìm ra hướng giải quyết một bài làm nào đó hay cách làm các dạng bài tương tự.”

Theo chúng tôi, một bài “tập làm văn mẫu”, ngoài “mẫu” về phương pháp làm bài, chuẩn về kiến thức, thì câu từ, hành văn nếu chưa được gọi là hay cũng phải đảm bảo rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Tuy nhiên, có lẽ do chỉ chú trọng đến “phương pháp làm bài” nên Nhóm tác giả đã phạm không ít sai lầm về kiến thức phổ thông; hành văn lủng củng, từ ngữ thiếu chính xác. Sau đây là một số dẫn chứng của chúng tôi (phần gạch đầu dòng, chữ nghiêng trong ngoặc kép trích từ “Những bài tập làm văn mẫu 8”)

Đề 16: “Thuyết minh về con trâu trong công việc nhà nông.”

- Phần “Dàn bài” nhóm soạn giả viết: trâu có “thời gian mang thai 11 tháng.” (tr.58) Phần “Bài làm” (tr.59) lại viết: “Thời gian mang thai của trâu kéo dài 12 tháng.”
Chỉ trang trước, trang sau, cùng nói về thời gian mang thai của trâu nhưng hai số liệu chênh lệch nhau tới 1 tháng. Vậy các em học sinh biết tin vào đâu? Quan trọng hơn, cả hai thông tin này đều không chính xác. Bởi thời gian mang thai của trâu trong khoảng từ 10-11 tháng, tùy giống (giống trâu sông mang thai khoảng 305-307 ngày, trâu đầm lầy 320-325 ngày) Chưa thấy tài liệu nào nói trâu mang thai 12 tháng.

- “Trâu cái mỗi năm có thể đẻ một lần...”
Chuyện hoang đường! Trâu không thể đẻ mỗi năm một lần (lứa). Bởi trâu mang thai 10-11 tháng; 06 tháng sau khi đẻ, trâu mới động dục, giao phối trở lại (hiếm những con động dục sớm hơn). Một con trâu nái thuộc loại mắn đẻ cũng phải có thời gian 3 năm mới đẻ được hai lứa. Một đời trâu nái trung bình chỉ đẻ được từ 5-6 nghé. Các vị Thạc sĩ lầm bò ra trâu chăng? Vì thời gian mang thai của bò chỉ 280 ngày, sau khi đẻ 1 tháng, bò cái đã động dục trở lại và có thể đẻ mỗi năm một lứa. Thế nên tục ngữ dân tộc Tày mới có câu “Nuôi trâu còn chậm sinh sôi, nuôi bò đẻ mỗi năm một con” (Liệng vài nhẳng nàn viẻ, liệng mò mẻ pi tua). Nếu “trâu cái mang thai 12 tháng”“mỗi năm có thể đẻ một lần” như các soạn giả viết thì sau khi đẻ xong, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trâu mẹ đã phải giao phối ngay thì mới kịp! Tuy nhiên, trên trái đất này không sinh vật nào giao phối ngay sau khi đẻ xong và có khả năng sinh sản “mắn” đến như vậy.


Chuyện tình Hải hói

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mới đầu năm tới giờ mà Hải hói đã kịp thời yêu đến 5 cô. Oái oăm lắm.

Cô đầu tiên tên Mèo Hoang, tít mạn vùng sâu Phú Thọ. Cô này mặt xinh thôi rồi, tóc tai lại kiểu cách, mỗi tội chân tay lại rất gân và thô. Đúng dạng chân tay khô. Trông rất chán. Bù lại mặt rất mướt. Nếu cắt hết đi chân tay, thì chẳng chê cô được gì cả.
Khi yêu Hải hói, cô vẫn cặp kè với một thằng trẻ hơn. Hải hói biết, nhưng hắn không quan tâm. Bởi theo hắn, gái bây giờ tuyền loại điệp viên nhị trùng cả. Thậm chí tam tứ ngũ trùng. Với lại, hắn thích những đồn có địch, thậm chí là nhiều địch. Thế mới hay!
Mèo Hoang yêu Hải hói theo kiểu công nhân viên chức lãnh lương tháng. Nếu tháng nào không lương thì phải quy thành hiện vật. Tỉ như váy xống, son môi, các cuộc chơi và những bữa chén. Tháng nhiều đến 37 củ. Ít cũng mất 1,000 đô. Được 2 tháng thì Hải hói cắt. Lý do đơn giản là chán và dùng nhiều mà lại không chịu khấu hao. Nhưng cái chính là cô này không khéo trong chuyện lấy của thằng miền xuôi để nuôi thằng miền ngược. Làm Hải hói giận. Thế là thôi.

Cô thứ hai tên Meo Meo, gái Hà thành phố cổ ngõ hẹp. Cô trẻ măng, mới sinh viên năm nhất của một trường mạn Mai Dịch văn công đầu buồi. Cô này đẹp thôi rồi. Một vẻ đẹp nai tơ, hoàn mỹ và thánh thiện. Đặc biệt hơn cả, là cô cao kém Mai Phương Thúy chỉ 2 phân. Đẹp là thế, nhưng cô nền nếp, chỉn chu, ngoan đến mức tẻ nhạt. Ngoài giờ học, cô hay về phụ giúp chị bán hàng cơm công sở, gần khách sạn Hải hói.
Cô chị Meo Meo cũng rất đẹp, tuy có thấp hơn Meo Meo tí chút. Vẻ đẹp của cô chị là vẻ đẹp của người đàn bà trưởng thành, nhiều mưu toan và tính toán. Quán cơm công sở của cô chị đông từ tinh mơ đến mịt mờ. Người ta đến ăn là một chuyện. Đến ngắm nghía rồi bình phẩm xuýt xoa lại là chuyện khác. Hải hói biết Meo Meo là ở quán cơm này. Nhưng để đến với sự ngây thơ kia, thì phải qua sự trưởng thành một nhát. Thế nên cứ hở tí là lại ra ngồi đồng, tỉ tê với cô chị. Lắm hôm còn bù khú với cả chồng cô ta.
Meo Meo không để ý đến Hải hói lắm, lẳng lặng làm phận sự. Chỉ những khi cô chị bảo ngồi chơi với Hải hói thì mới khép nép ghé mông. Mồm cắn móng tay tí tách. Trông yêu cực!
Cô chị Meo Meo cuối tuần hay tổ chức tiệc tùng ở quán. Tuyền người nhà. Bận nào Hải hói cũng được mời và luôn được chào đón và coi như người thân thiết. Những lúc vui vẻ thế, họ hay tạo điều kiện cho hắn ngồi cạnh Meo Meo. Phần họ, ra sức pha trò tán dương, chắp mối. Mà phần hăng hái nhất luôn là cô chị. Phải nói rằng, trong công cuộc tán gái của Hải hói, chưa cơ hội nào rộng mở và rõ rệt đến thế. Meo Meo cũng cởi mở hơn trong quan hệ. Bằng chứng là đã giả nhời tin nhắn, thi thoảng đi kem vặt, xem xi nê. Tất nhiên là cùng Hải hói.
Mọi thứ đang trên đà thuận lợi thì bọp phát Hải hói cũng cắt tiệt. Gặng hỏi mãi mới tiết lộ nguyên do. Chả là cô chị Meo Meo tỉ tê vay hắn 1 tỷ, đầu tư thêm quán mới, hứa hẹn giả nay mai. Nhưng mãi mà không thấy sự phít-bách. Thì chuyện đó đâu lấy gì là to nhớn. Vay thì phải trả thôi, không nay thì mai. Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ đó. Mà là ở chỗ cô chị đem Meo Meo ra làm mồi câu. Không chỉ riêng hắn, mà còn nhiều con cá khác.
Ngu! Thế này thì mất cả chì lẫn mồi là thấy rõ. Nhưng thôi, kệ mẹ. May là vẫn còn... cái cần.

Hắn lại lao vào cô thứ ba. Cô này người Thanh miền núi. Đẹp không chỗ nào chê, trừ giọng nói. Nghe nặng nhọc, oái oăm và đau tai. Báo hại Hải hói mấy lần mắc vạ. Tỉ như bảo anh nghỉ đi thì cô lại bảo là nghĩ đi. Làm hắn phân vân đéo biết nghĩ cái gì. Hay như bảo chở về nhà ở ngã tư Sở, thì cô lại cứ Ngả Ngả Sỡ Sỡ. Làm hắn chả định được lối lang.
Tuy có những khiếm khuyết về thanh âm, nhưng bù lại cô rất chỉn chu, chăm chỉ. Công ăn việc làm lại ổn định. Hải hói rất lấy làm hài lòng và đã quỳ rạp cầu hôn mong chuyện trăm năm. Cô cũng nhận lời chân thành và cầu thị. Một bữa, hắn cùng cô về quê Thanh ra mắt và thăm nhà thăm cửa. Trở ra hắn cắt béng luôn, dù mới nói lời cầu hôn hôm trước. Hóa ra song thân cô kia mắc một chứng bịnh rất ác, phong cùi. Lâu rồi nên tay chân cụt ngủn. Hắn bảo bịnh này di truyền và có cơ chế lây, mặc mẹ khoa học rát họng bảo là chữa được. Vài đứa bạn đểu tư vấn, thì cứ coi song thân cô kia là thương binh kháng chiến rồi tiến hành đón dâu thì đã chết đéo ai. Hắn không chịu. Cắt là cắt.

Lao vào cô thứ tư. Cô này tên Sáo Sậu, người vùng than. Trắng lắm, ngọc ngà thua xa. Làn da trắng cộng với cặp môi hồng làm cô luôn đậm đà và quyến rũ. Cô đến với hắn khi đã kịp thời đá đít một thằng người yêu trẻ con bạc nhược. Tuy vậy, cô vẫn thật thà khoe là còn con gái. Làm hắn há hốc mồm lắc đầu quầy quậy không tin. Hắn luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng, làm đéo gì có chuyện đó. Với hắn, yêu nhau mà không rên la là một sự viễn tưởng, bịa đặt và phi lý. Nhưng đời vẫn có những thứ vô lý thế. Như một hôm sau cơn say bét nhè của cô và hắn. Gay go là ở chỗ hắn không làm được gì vì mệt. Và cô kia mồm luôn lảm nhảm và thở ra thì chua lè. Nhiều lần, cô mời hắn về thăm nhà để gặp người lớn bàn chuyện mai sau. Hắn nhận lời và bao bận sắp đi thì con xe lại giở chứng, mặc dù là xe xịn.
Sau đêm say mà hắn không làm gì, cộng với sự lần khân thăm nom, mọi nhẽ, làm cô đổi ý. Cô quay lại với thằng người yêu trẻ nít, hiến đời con gái không suy tư. Kết quả, cô dính bầu và làm đám cưới. Hắn ngơ ngẩn mất mấy ngày, rồi chép miệng mà than rằng, tình non, duyên yểu.

Chán chường, hắn bập vào cô thứ năm, tên Mi Mi, gái Hà thành dốc Bác Cổ. Mi Mi đẹp thánh thiện mong manh như cô gì trong một phim của Đài Loan thời xa lắc. À phải, mùa thu lá bay. Hắn quen cô trong bữa tiệc ở một nhà hàng sang trọng và vật vã. Cô làm tổng quản lý ở đó. Cái vẻ đẹp mong manh dễ vỡ kia hút hồn hắn. Mà cũng không hẳn là vẻ đẹp kia, cái trên hết, theo hắn thú nhận là Mi Mi thông minh vui tính. Hắn có thể ngồi hàng giờ để nghe cô tâm tình chuyện đời. Nhiều chuyện rất nhố nhăng buồn cười, nhưng qua miệng cô thành nhân ái, nhân văn, thống thiết. Kể ra thế cũng tài.
Hai bên họ mạc gặp nhau vui tá lả. Coi như sự dạm ngõ uyên ương. Hải hói yêu chiều Mi Mi hơn em bé. Và xứng với những gì Mi Mi đáng được nhận. Chuyện tình ngày một nồng nàn, nồng nàn.
Bụp phát, lại phăng teo. Đéo mẹ, thật là sự lạ. Hải hói bơ phờ, bơ phờ. Hắn khóc rưng rức, kể lể. Hóa ra Mi Mi bịnh tim, giời ạ. Đâu như bị hẹp, mổ cũng đã được mấy năm. Bác sĩ bảo sau mươi, mười lăm năm lại phải mổ nhát nữa, để làm rộng cái van kia ra. Không là toi tắp lự. Nhưng hẵng là may phúc, chứ phải thay nguyên quả van nhân tạo thì còn nhọc nhằn hơn. Ừ thôi, bịnh tật thế cũng là sự thường, có sao đâu.
Nhưng oái oăm ở chỗ, hôm đẹp giời, chúng lên giường với nhau. Giời ạ, đang cao trào thì Mi Mi lăn quay bất động. Hải hói tá hỏa tam tinh vác viện cấp cứu. May còn kịp. Bác sĩ họ bảo, bịnh này, sướng quá cũng lăn quay, mà rầu rĩ quá cũng đi viện. Hết cả hồn.
Hắn bỏ tiền, thuê một bác sĩ tim. Chăm chú nghiêm túc nghe tư vấn nguyên ngày. Bịnh này, nếu lắp van giả thay van cơ học thì thọ kém, không đẻ đái được. Còn như cái sự rộng hẹp kia, thọ hơn tí và vẫn có thể có con. Nhưng là câu chuyện 50/50 thôi. Nghĩa là được mẹ thì mất con, được con thì mất mẹ. Còn như hoàn hảo 100% thì... mất hết. Thật là đau diều.

Mấy hôm nay, hắn rượu suốt. Cứ rượu xong là hắn khóc. Chẳng hiểu cho thân phận hay cho những người tình. Dù là cho ai, cũng thật là... kinh hãi.

Hải hói nhỉ?!

(Nguồn — www.photphet.info...)

Trái tim yêu Tổ Quốc và căm thù quân trung quốc xâm lược

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ảnh từ cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc, 13/5/2014.
5h30 chiều 19/6/2014, tại đồn công an Lý Thái Tổ.

- Tên chị là gì?
- Nguyễn Thúy Hạnh.
- Chị thường trú ở đâu?
- Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Họ tên bố mẹ chị là gì?
- Này anh, tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, đủ tư cách tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình, yêu cầu các anh không được nhắc tên bố mẹ tôi ở đây nhé!
- Họ tên anh, chị, em, của chị?
- Tất cả anh chị em tôi đều đã qua 18 tuổi, họ chẳng liên quan gì đến hành động của tôi, nên chẳng việc gì tôi phải nói tên tuổi của họ ra đây với các anh!
- Chị ra vườn hoa Lý Thái Tổ làm gì?
- Cho tôi hỏi lại, anh có mang dòng máu Việt trong người không mà hỏi tôi ra đó làm gì? Còn nếu anh vẫn muốn nghe tôi nói, thì đây: Tôi ra đó để thét lên:
ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!!
ĐẢ ĐẢO BÈ LŨ TẬP CẬN BÌNH!!!
ĐẢ ĐẢO HÈN NHÁT VỚI GIẶC TÀU!!!
- Hôm nay chị ra đây có theo sự xúi giục và lôi kéo của ai, tổ chức nào không?
- Có!
- Ai, tổ chức nào?
- Trái tim tôi, trái tim yêu tổ quốc và căm thù quân Trung Quốc xâm lược đã xúi giục lôi kéo tôi ra đó!
- Chị ra đó có được ai cho tiền không?
- Đó là một câu hỏi xúc phạm góc thiêng liêng nhất của trái tim, tâm hồn tôi, và xúc phạm tổ quốc tôi, nhân dân tôi.
- Đảng và nhà nước đang tích cực dùng biện pháp ngoại giao để kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan đó, các chị đi biểu tình thế này chỉ làm mất trật tự, ảnh hưởng đến các cơ quan và người dân đang làm việc.
- Ô hô, ngoại giao kiểu gì mà mấy chục năm nay hết mất đất lại mất đến biển đảo. Chỉ tính trong vòng chưa đến 50 ngày nay cái giàn khoan HD 981 kéo vào vẫn bình yên ở đó, lại còn đang xuất hiện HD 982. Suốt 4000 năm ông cha ta chưa bao giờ sợ giặc Tàu, chính bởi tinh thần đó nên đến giờ mới vẫn còn cái đất nước hình chữ S mang tên Việt Nam này, nếu ông cha ta cũng ngoại giao kiểu kỳ quặc như bây giờ thì chúng ta đều đã mang quốc tịch Trung Quốc từ lâu rồi, và đang khóc hận mất nước như người Tây Tạng.
Lịch sử vẫn còn đó để phán xét giữa chúng tôi và các anh, ai đúng ai sai!
- Các chị kêu gào thế nhưng nếu cho ra Hoàng Sa Trường Sa thì các chị có dám ra không?
- Ơ hay, chúng tôi còng lưng đóng thuế nuôi các anh để làm cảnh à? Còn nếu các anh khiếp nhược hết rồi thì cũng khỏi phải thách, chúng tôi sợ gì mà dám hay không dám?
- Chị có biết là chị vi phạm pháp luật không?
- Luật gì nhỉ? Anh hãy nói cho tôi biết là tôi vi phạm luật gì?

Lấp sông Đồng Nai: Kéo dài một dự án quá nhiều vi phạm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Có thể hiểu Thủ tướng muốn có thêm các cơ sở khoa học trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng nhiều chuyên gia vẫn có ý kiến không đồng tình việc Thủ tướng yêu cầu thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai.
Dư luận không đồng tình trước quyết định cho đánh giá lại báo cáo tác động môi trường của dự án - Ảnh: Diệp Đức Minh

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), thắc mắc: “Tôi không hiểu rõ việc đánh giá lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là như thế nào? Đó là đánh giá lại trên bản cũ hay là cho doanh nghiệp làm lại ĐTM mới rồi sẽ đánh giá trên bản mới đó. Nếu cho đánh giá lại ĐTM hiện tại thì rõ ràng là không nên vì sẽ mất đi ý nghĩa khi rất nhiều nhà khoa học đã lên tiếng và chỉ ra hàng loạt sai sót. Đến Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng vào cuộc, cũng đã chỉ ra những sai sót về pháp lý, về khoa học... thì bây giờ cho đánh giá lại là đánh giá theo kiểu nào nữa. Tôi cũng không hiểu là những phân tích về ĐTM trước đó đã được công bố còn khiếm khuyết gì? Chưa đầy đủ chỗ nào?”.



Bướm của anh Chương đối với anh Dũng quá bé!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bướm của anh Chương đối với anh Dũng quá bé!

Đó là nhận định của HLV H. khi nói về scandal mới nhất của VFF.

Hiện, anh Dũng và anh Tuấn ở VFF đang bị cáo buộc nhận sờ Bướm để “chạy” việc cho anh Chương, nguyên quyền GĐ TTĐTBĐT của LĐBĐ Việt Nam.
Trước nghi vấn này, nhiều chuyên gia bóng đá nước nhà đã có chia sẻ.

“Trước mắt là buồn, nếu thật thì liệu sự việc có đáng không? Vì Bướm của anh Chương là hoàn toàn không lớn đối với anh Tuấn hay anh Dũng. Bướm của anh Chương đối với anh Dũng quá bé!
“Nhưng nếu có điều ấy thì rất buồn. Vì nó không lớn mà nếu là sự thật thì rất buồn, không thể chấp nhận được.
“Nhưng phải xem xét thấu đáo, tôi nghĩ đã đưa ra công luận thì chắc là công an điều tra sẽ phải vào. Vì thế chúng ta cần phải chờ đợi thôi, xem có đúng không” — HLV H. nói.

Trong khi đó, BLV T. chia sẻ cần phải nhìn nhận rõ đâu là “văn hóa sờ Bướm” và đâu là hối lộ:
“Việc xác định chính xác xem có hối lộ không là vấn đề quan trọng. Còn nếu chỉ dừng lại ở văn hóa sờ Bướm thì rất khó nói.
“Để xem có phải hối lộ không thì cần chờ kết luận của cơ quan chức năng. Người trong cuộc thừa nhận mới chỉ là một việc thôi.
“Trong bất cứ xã hội nào cũng đều có thể sờ Bướm nhau với các mục đích khác, câu chuyện khác. Còn khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng thì không nên bình luận gì thêm.
Nếu đó chỉ là tình cảm, người ta trao tặng nhau thì sao?

Những chuyên gia như ông M., BLV H. cũng rất thận trọng trước sự việc, khi cơ quan chức năng chưa có tuyên bố nào về scandal.

“Tất cả đều đang là nghi vấn, khi nào sự việc được rõ ràng thì mới nói. Còn bây giờ chưa nói được. Đây mới là nghi vấn, thư tố cáo.” — Cựu danh thủ M. nói.

“Cho tới thời điểm này mới chỉ là tố cáo cá nhân, nên chưa thể bình luận gì.
“Còn một vị nào đó đã nói sẽ chỉ trả lời cơ quan công quyền, nên cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc. Đúng hay sai thì cũng nên chờ cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ.” — BLV T. chia sẻ.

Sự việc sờ Bướm nhau ầm ĩ này tới ngay sau thất bại của U23 Việt Nam trước U23 Myanmar. Vì thế nó như một nhát dao cứa vào lòng tin của NHM nước nhà.

Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhà thơ Phùng Quán (1932-1995)
Những năm tám mươi mình ở quê, mỗi lần ra Hà Nội mình thường trọ hai nơi, một là nhà Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là mình cảm thấy hoàn toàn tự do như ở nhà mình.
Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ mũi, chưa đầy chục mét vuông. Vợ chồng nó còn trẻ, có mình chúng nó như bị cấm đoán chuyện vợ chồng, rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Mình cũng ái ngại lắm. Thường trước khi ngủ mình nốc rượu thật say, một là để ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung tung, hai là ngầm thông báo cho chúng nó là mình say rồi, “chết” rồi, muốn làm gì thì làm, hi hi.
Lúc đầu cứ ra Hà Nội là mình tấp vào nhà thằng Nguyên. Một hôm, anh Quán đến chơi nhà thằng Nguyên gặp mình ở đấy. Tàn cuộc anh kéo mình ra ngõ, nói mày vô nhà lấy đồ anh chở lên nhà anh. Mình ngạc nhiên, nói răng rứa anh. Anh cười, vỗ nhẹ vai mình, nói mày có vợ rồi mà tồ lắm. Mày nằm chềnh ềnh ra đó, tụi nó biết mần ăn ra răng. Mình ok liền, vui vẻ theo anh về nhà. Bây giờ mình mới để ý chiếc xe đạp của anh Quán, nó to quá cỡ, trông thô kệch kinh hồn, chưa bao giờ mình thấy chiếc xe đạp nào to kềnh càng và thô kệch như xe này, ống tuýp khung xe to hơn cổ tay, nan vành xe chiếc nào chiếc nấy to bằng đầu đũa, không thèm nói ngoa.
Anh Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt. Mình hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc. Mình nói ủa, rứa răng anh có. Anh nói người ta tặng. Mình hỏi ai tặng, anh nói Lênin. Mình cười phì, nói anh không biết nói trạng. Lênin chết năm nào, anh sinh năm nào mà bảo Lênin tặng anh chiếc xe đạp này. Anh cười hì hì, nói rứa mới tài.
Mình không hỏi nữa vì biết thế nào anh cũng kể, tính anh thích kể có đầu có đuôi, ít khi kể gọn lỏn một câu.
Đến ngày thứ ba anh Quán mới kể sự tích chiếc xe trâu. Bữa đó trời mưa, anh đi đâu về, chạy rật rật vào nhà, miệng nói tay chỉ, nói Lập Lập mày bê chiếc xe đạp vào nhà cho anh. Mình chạy ra, vừa nhấc lên đã lè lưỡi, nặng quá là nặng. Mình vừa thở vừa nói xe này đúc bằng sắt hay sao, nặng như chiếc xe máy. Anh Quán cười nhẹ, nói thì bằng sắt chứ sao, có tí nhôm nào đâu, có rứa mới gọi là xe trâu. Anh lôi chai rượu vừa kiếm đâu về rót ra hai ly, nói uống đi. Xe này anh kiếm được thời viết văn chui đấy, chuyện hay lắm.

Hà Nội: Cơn giông tố cáo chất lượng cột điện ăn cắp vật liệu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giật mình với chất lượng cột điện 
sau giông lốc tại Hà Nội
Tuyến Phan
Pháp luật TP.HCM
17:35 - 14 tháng 6, 2015

Sau cơn giông chiều 13-6, hàng loạt cột điện trên nhiều tuyến phố của Hà Nội đã đổ gục. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người kinh ngạc hơn là ở chất lượng của những cây cột điện này.

Ngày 14-6, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại một số tuyến phố chịu thiệt hại nặng nề do cơn giông trước đó gây ra. Ngoài hàng loạt cây xanh bị bật gốc, nhiều cột điện trên các tuyến phố cũng bị hạ gục đến khó tin. Không ít người khi tận mắt chứng kiến đã phải rùng mình trước chất lượng của những cây cột này.

Điển hình nhất là phố Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội, tại đây, có tới 3 cây cột điện liền nhau bị gãy gục. Nhiều người đi tập thể dục sáng sớm nay đã khá bất ngờ.

Bà Nguyễn Thị Bích (65 tuổi) cho hay: “Hôm qua giông to lên tôi ở nhà từ chiều, bây giờ mới đi tập thể dục, nhưng không nghĩ là ghê gớm như vậy. Cột điện bằng bê tông là thế mà đổ tới 3 cây liên tiếp”.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người kinh ngạc hơn là, trong số 3 cây cột điện bị đổ, có 2 cây còn khá mới. Thế nhưng, một trong 2 cây này đã bị đứt lìa làm đôi đến mức khó tin.

Cột điện đứt lìa làm đôi một cách khó tin

Theo quan sát, phần cốt thép đã đứt phăng khiến cây cột trông giống như bị cắt làm đôi. Phần ngọn cũng bị vỡ vụn khi va chạm với mặt đường.

Ông Hoàng – bảo vệ một siêu thị trên đường Phạm Ngọc Thạch lắc đầu: “Chất lượng thế này thì bảo sao không đổ. Theo lý, nếu có bị đổ thì nó cũng chỉ bị uốn cong rồi gục xuống. Đằng này mấy sợi thép bị tóp lại, đứt hẳn ra, nhìn thấy toàn là bê tông chứ chả thấy cốt thép đâu. Thế này có đổ vào ai thì đúng là chết oan”.

Tương tự, trên đường Tam Trinh (Hai Bà Trưng – Hà Nội), hàng loạt các cây cột điện cũng bị đổ và nghiêng ngả. Nhiều cây kéo theo cả đường dây điện, “xà” xuống mặt đường, gây nguy hiểm cho giao thông.

Đáng chú ý, một cây cột điện bị bục phần chân khiến nhiều người nhìn vào phải tặc lưỡi. Theo quan sát, có tới hơn một nửa số sợi sắt để làm cốt cho cây cột đã bị gỉ và gãy lìa.

Hà Nội: Cơn giông tố cáo vụ trồng cây khốn nạn

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook



“Cái này là sai sót, nhưng Hà Nội đã rút ra kết luận, tổ chức kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình chuyển đổi, nâng cấp cây xanh, chủ yếu ở đường Nguyễn Chí Thanh. Chính phủ hoan nghênh thái độ nghiêm túc của Hà Nội, - phó thủ tướng (nguyễn xuân phúc) vừa khẳng định trước Quốc Hội vào buổi sáng ngày 13/6/2015, đến chiều thì có dông.
Cây bật gốc trong dông lốc, 
lộ cách trồng rất... lạ 


15/06/2015 05:00 GMT+7

Cơn mưa dông cực lớn bất ngờ đổ ập xuống Hà Nội vào khoảng 17h ngày 13/6, khiến nhiều cây xanh đổ la liệt trên các tuyến phố. Tuy nhiên, sau cơn dông này, người ta cũng tình cờ phát hiện cách trồng cây rất "lạ" ở Thủ đô...

Trong số những cây xanh bị đổ trong cơn dông lốc người dân thủ đô hết sức chú ý đến loạt cây xanh mới được trồng trên các tuyến phố.
Một số cây mới trồng (gỗ mỡ) thay thế trên nhiều tuyến phố cũng bị đổ la liệt. Chính những cây này khiến người dân hết sức ngạc nhiên sau khi dông lốc đi qua.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, tại phố Lê Duẩn (ven công viên Thống Nhất) có hai cây xanh được cho là gỗ mỡ đổ ngổn ngang cùng hai cây xà cừ cổ thụ. Điều ngạc nhiên là, phần gốc hai cây này vẫn được bọc kín bằng lưới và buộc bằng những sợi dây gai đỏ...
PV VietNamNet đã ghi lại một số hình ảnh các cây mới được trồng gần đây:

dông lốc, cây đổ, vàng tâm, cây xanh

Hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chuyện tàu cá của mình bị bọn “Hảo lớ” tấn công thì có chi lạ mà các bác cứ làm ầm ĩ lên thế! Thời “mồ ma” Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã là chuyện cơm bữa, huống hồ là thời Tập Cận Bình. Tình hình Biển Đông không có gì mới mà các bác cứ kêu ca làm điếc tai lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Làm Đảng mất tập trung tụng kinh “16 chữ vàng 4 tốt” là tội to lắm đấy!
Tập Cận Bình nó xây đảo, xây sân bay ngoài Trường Sa, ngay trước mũi mình vẫn chưa là cái đinh gì cả, huống hồ là mấy cái tàu cá rách của bọn ngu khu đen. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Liệu hồn mà im đi không lại biến thành “thế lực thù địch” bây giờ!
Bauxite Việt Nam

 (TNO) Sáng nay, 13.6, tàu cá QNg 90657 TS cùng 11 ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã trở về đất liền an toàn, song con tàu chỉ còn cái xác, toàn bộ hải sản đánh bắt được cùng nhiều loại ngư cụ bị tàu Trung Quốc lấy và phá sạch.
Bị Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa, tàu cá QNg 90657 TS trở về đất liền chỉ còn là cái xác
Bị Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa, tàu cá QNg 90657 TS trở về đất liền chỉ còn là cái xác
Ngay sau khi cập cảng cá Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi), các ngư dân đi trên tàu cá QNg 90657 TS đã tường trình vụ việc cho cơ quan chức năng. Lực luợng bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cũng đã làm việc với các ngư dân, đồng thời xuống tàu cá kiểm tra, thống kê những thiệt hại để báo cáo lên cấp trên.
Làm việc với cơ quan chức năng, ngư dân Nguyễn Văn Phú (29 tuổi, ở xã Bình Châu), thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 90657 TS, cho biết sau 21 ngày bám biển Hoàng Sa hành nghề lặn và đã khai thác được khoảng 6 tấn hải sản. Bất ngờ, chiều 10.6, trong lúc đang neo tàu cách đảo Bom Bay (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 14 hải lý để nghỉ ngơi thì bị bốn tàu màu trắng của Trung Quốc mang số hiệu 589, 3103, 64501 và 35101 tấn công.
 Các bành dây hơi bị phía Trung Quốc chặt phá
Các bành dây hơi bị phía Trung Quốc chặt phá
“Khi thấy bốn tàu của Trung Quốc hùng hổ lao đến, tui lập tức cho tàu cá chạy né tránh nhưng sau khoảng 30 phút bị 4 tàu Trung Quốc bao quanh, biết không thể chạy thoát nên buộc lòng phải cho tàu cá dừng lại”, thuyền trưởng Phú kể.
Thuyền trưởng Phú kể thêm, ngay sau khi anh cho tàu cá dừng lại, phía Trung Quốc lập tức thả 2 ca nô và 6 người cập mạn, rồi lên tàu cá buộc các ngư dân dồn hết về mũi tàu.
“Lúc này ai cũng hoảng sợ nên lực lượng Trung Quốc bảo gì thì anh em phải làm theo. Họ bắt chúng tôi chuyển toàn bộ số hải sản đánh bắt được trong 2 hầm sang tàu Trung Quốc trong suốt hơn 3 giờ đồng hồ. Ai chuyển cá chậm là bị đạp ngay”, ngư dân Nguyễn Văn Tiến (47 tuổi) rùng mình nhớ lại.
 Số hải sản ít ỏi còn sót lại sau khi bị Trung Quốc lấy khoảng 6 tấn
Số hải sản ít ỏi còn sót lại sau khi bị Trung Quốc lấy khoảng 6 tấn
Không chỉ lấy khoảng 6 tấn hải sản mà phía Trung Quốc còn lấy nhiều ngư cụ như máy định vị, máy dò cá, máy Icom, máy nhắn tin, 5 phuy dầu, dụng cụ lặn đồng thời chặt phá 7 bành dây hơi, 1 dây neo…
“Toàn bộ tài sản mà phía Trung Quốc đã lấy, phá của chúng tôi tính ra hơn 544 triệu đồng. Đó là chưa kể tổn phí của chuyến đi biển này gần 200 trăm triệu đồng nữa. Thiệt hại lớn quá nên giờ tui chưa biết lấy đây ra tiền mua sắm lại ngư cụ để tiếp tục ra khơi”, thuyền trưởng Phú rầu rĩ.
Sau khi lấy, phá tài sản, phía Trung Quốc vứt bỏ lại trên tàu cá nhiều vỏ chai nước suối mà họ đã dùng
Sau khi lấy, phá tài sản, phía Trung Quốc vứt bỏ lại trên tàu cá nhiều vỏ chai nước suối mà họ đã dùng
Trước đó, vào sáng 7.6, trong khi tàu cá QNg 95193 TS do ngư dân Nguyễn Trung Kiên (42 tuổi, cũng ở xã Bình Châu) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân hành nghề lặn, đang neo cách đảo Bom Bay khoảng 4-5 hải lý để nghỉ ngơi cũng bị tàu của Trung Quốc tấn công.Sau khi lấy, phá tài sản xong và vứt bỏ hàng loạt vỏ chai nước suối trên tàu cá QNg 90657 TS, các tàu của Trung Quốc mới bỏ đi. Do không còn ngư cụ đánh bắt nữa nên thuyền trưởng Phú cùng các ngư dân buộc lòng phải cho tàu quay về đất liền.
Tàu Trung Quốc đã rượt đuổi và dùng vòi rồng phun nước, hất ngã tung hai ngư dân Bùi Tấn Đoàn (23 tuổi) và Cao Xuân Lý (42 tuổi), khiến 2 người này bị thương, trong đó anh Đoàn bị thương ở mắt cá và gãy cổ chân trái, anh Lý bị thương ở vùng đầu.

Lực lượng bộ đội biên phòng Quảng Ngãi kiểm tra, thống kê thiệt hại trên tàu tàu QNg 90657 TS
Lực lượng bộ đội biên phòng Quảng Ngãi kiểm tra, thống kê thiệt hại trên tàu tàu QNg 90657 TS
Ngay sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công, thuyền trưởng Kiên đã liên lạc với tàu cá QNg 90369 TS của ông Nguyễn Văn Cu (42 tuổi, cũng ở xã Bình Châu) đang đánh bắt gần đó chạy đến đưa hai ngư dân bị thương về đất liền, sau đó được gia đình đưa ra Bệnh viện Quân y 17 (Đà Nẵng) cấp cứu.
Trở về nhà sau khi được các y bác sĩ bó bột cố định xương mắt cá chân và cổ chân, sáng 13.6, tiếp xúc với PV Thanh Niên Online, ngư dân Đoàn nằm một chỗ, chưa thể đi lại được: “Toàn thân giờ còn ê ẩm, không ăn uống được gì. Các bác sĩ nói khoảng một tuần nữa mới mổ bắt vít, còn muốn đi lại được phải mất ít nhất 3 tháng”, anh Đoàn thở dài.
Bị Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng khiến ngư dân Bùi Tấn Đoàn bị gãy chân trái, giờ chỉ nằm một chỗ
Bị Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng khiến ngư dân Bùi Tấn Đoàn bị gãy chân trái, giờ chỉ nằm một chỗ
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi, cơ quan này đang chỉ đạo cho các bộ phận nghiệp vụ phối hợp với chính quyền xác minh, làm rõ. Hiện Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã có báo cáo nhanh toàn bộ 2 vụ việc trên cho Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Bài, ảnh: Hiển Cừ
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/hai-tau-ca-cua-ngu-dan-quang-ngai-bi-trung-quoc-tan-cong-o-hoang-sa-573757.html

(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Bạn chợt đến, rồi chợt đi

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Tàu Tân Hải 517 đang di chuyển trên vùng biển
cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) 20 hải lý về phía tây nam.
Ảnh chụp ngày 6-6 (CTV)

GS Nguyễn Văn Tuấn

“Bạn” ở đây là con tàu thăm dò dầu khí của Tàu cộng mang tên Tân Hải 517. Sáng ngày 6/6, nó xâm nhập vùng biển Bình Thuận. Sau khi di chuyển chầm chậm (chỉ 4 hải lí/giờ), mãi đến ngày 8/6 nó mới lững thững rời khỏi vùng biển của Việt Nam. Thời điểm nó đến cũng như lúc nó đi, tất cả đều do nó chọn. Nó đến cũng như đi vào chỗ không người. Vậy mà, phải đợi đến ngày 11/6 thì công chúng mới biết nó đã “ra khỏi vùng biển của Việt Nam” (1)!
Buồn cười nhất là viên phát ngôn ngoại giao VN nói rằng “các lực lượng chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các hoạt động của tàu Tân Hải 517” và “lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp cần thiết”. Chẳng ai biết họ áp dụng biện pháp gì. Và, chú ý lực lượng này chỉ theo dõi. Có thể hình dung, “các lực lượng chức năng” chỉ lẽo đẽo theo sau con tàu Tân Hải 517, chứ không dám đến gần. Thế còn hải quân đâu? Là người dân, tôi phải hỏi tại sao chỉ theo dõi, mà không là đuổi nó ra khỏi vùng biển của mình?

Trường hợp mới xảy ra chỉ là thêm một chứng cứ cho sự “tránh voi” (có lẽ do thế yếu) hoặc nhu nhược của Việt Nam. Trước đây, chúng ta còn nhớ, Tàu cộng vào cắt dây cáp của tàu VN đến 2 lần. Năm ngoái, một tàu kiểm ngư của VN bị tàu của Tàu cộng đâm nát. Còn số lần tàu của ngư dân VN bị phá, bị đâm, bị bắt thì đếm không xuể. Phản ứng trước những sự việc động trời trên, phía VN chỉ “làm rõ”, cho hội đoàn nào đó cấp địa phương phản đối, hoặc tuyên bố “có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền”, v.v. Tức là chỉ nói mà không có hành động.
Đành rằng mình không muốn gây chiến với chúng, nhưng nếu chúng đã vào đến tận cửa nhà mà mình không dám đuổi chúng, thì đó không còn là nhường nhịn nữa, mà là yếu đuối. Tôi không tin quân đội VN yếu hay sợ bọn Tàu (vì đã từng cho chúng vài bài học rồi). Hay là có sự đồng thuận gì giữa hai đảng cộng sản Tàu và VN mà chúng ta không biết?
====
Đọc phần bình luận của độc giả mới biết người dân nghĩ gì:
“Thất vọng cho nền ngoại giao và quốc phòng VN!”
“Tàu Trung Quốc rút chẳng qua là họ đã làm xong việc cần làm chứ không phải vì các biện pháp của Việt Nam. Những lời nói và biện pháp của Việt Nam không hề có giá trị đối với TQ, đó là thực tế.”

Về người nữ trí thức Hàn Quốc quỳ gối ở Việt Nam của Lê Nguyễn Hương Trà -

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Người Hàn Quốc đầu tiên tui biết tên, không phải Jang Don Gun, Lee Young Ae, Kim Ki Duk hay ông Kim lấy cô hàng xóm cạnh nhà; mà chính là Park Chung Hee - tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, và là cha đẻ của bà Park Geun Hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vừa nhậm chức cách đây vài ngày. Nhiều bạn trẻ bây giờ biết T-ara, Hyun A, SNSD… và khóc lên ngất xuống với các thần tượng, có lẽ cũng nên biết thêm vài chuyện khác, cho dù đã ở thời quá khứ.
Hồi năm 97, một lần về trường thăm thầy cô thì gặp Ku Su Jeong, lúc đó đang làm luận văn thạc sĩ ở khoa Sử. Cô hỏi bâng quơ như kiểu thăm dò xem tui có biết gì về lính Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam không, vì sách sử trong nước rất ít đề cập tới. Tui không dưng nóng máu, bảo ông Park Chung Hee là người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của gần 300 thường dân ở Quảng Ngãi quê tui, từ 4,5 tuổi đã nghe ông bà truyền khẩu: “Xé xác Rồng Xanh, phanh thây Mãnh Hổ. Máu phải trả bằng máu…”, sao mà không biết được. Thế là quen nhau!

Ku Su Jeong thật sự là một người đặc biệt. Đề tài luận văn của cô là “Tại sao quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam1965-1973”. Cho tận khi Ku Su Jeong qua Việt Nam, ở Hàn Quốc không hề có một tài liệu nào từng nhắc tới những năm ngắn ngủi ở Việt Nam của quân đội nước này dưới thời Park Chung Hee.
Lịch sử Việt Namghi lại
Với khoảng 300.000 lính Hàn, từ 1965 các đơn vị chiến đấu lần lượt đổ bộ xuống quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến: gồm Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ đóng ở Qui Nhơn, Sư đoàn bộ binh Bạch Mã đóng ở Phú Yên và Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh đóng tại Quảng Ngãi. Mỗi năm nhận khoảng 1-1,5 tỉ USD viện trợ Mỹ và chưa kể các lợi ích kinh tế khác. Đây là một trong những nguyên nhân mấu chốt làm nên sự phát triển của Nam Hàn trong thập niên 60-70; do đó mấy anh Vixi nhà mình hay gọi miệt thị là “Lính đánh thuê Park Chung Hee".
Trong từ ngày 9 đến 27.11.1966, lữ đoàn Rồng Xanh đã giết gần 300 mạng sống, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em tại các thôn, xã thuộc huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi; trong cuộc thảm sát cũng mang một cái tên rất hay: “chiến dịch Mắt Rồng”.

Phở và cơm...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

          Sáng nay chở một nhà thơ từ Hà Nội vào ăn phở Ngọc Sơn. Quán vẫn đông nghìn nghịt người. Tôi kể với bạn rằng, ngày xưa, cái thời tôi mới lên nhận công tác ở đây, cái thời còn độc thân ấy, phở Ngọc Sơn này là thiên đường của chúng tôi mỗi ngày chủ nhật. Hồi ấy cứ tầm thứ 6 hoặc thứ 7 thì mấy đứa độc thân chúng tôi cầm sổ khám bệnh sang bệnh viện tỉnh đang ở đường Trần Hưng Đạo. Ở đấy, anh bị bất cứ bệnh gì hoặc chả bị bệnh gì đều được cấp cho các loại thuốc sau: Xuyên tâm liên, một vốc, ABC mấy viên, và 10 viên Tetraciline. Xuyên tâm liên và ABC thì bị dúi ngay vào một chỗ nào đó, còn 10 viên Tetraciline được trịnh trọng nằm trong túi quần. Chúng tôi đi bộ lên chợ Mới, và tại đây, mấy chị bán thuốc trên… mẹt sẽ quy chúng ra tiền đưa cho chúng tôi. Những đồng tiền ấy được cất kỹ, sáng chủ nhật sau khi ngủ no mắt (nhưng thực ra không ai ngủ muộn vì cái bụng nó réo và thiên đường đang đợi), chúng tôi kéo nhau ra phở Ngọc Sơn. Chén nước dùng đầu tiên được chúng tôi kính cẩn uống hết trong sự thống khoái tột độ. Chứ chả ư, cả tuần cơm độn, sáng chủ nhật này dạ dày rồi các giác quan được tắm rửa thịnh soạn. Cái thứ nước dùng của phở gà Ngọc Sơn ngọt và (có cảm giác) bổ hơn nước sâm được chúng tôi kết liễu ngay chén thứ nhất, sau đấy phở bê ra chúng tôi gọi chén nước thứ 2, thậm chí có đứa làm đến tô nước thứ 3, và lúc này mới nhẩn nha nhấm nháp vị ngon vị sướng của tô phở. Cái đặc biệt của tô phở Ngọc Sơn là, ngoài chén nước ngọt như thiên thần ấy, còn bánh phở được nhúng rất khéo, để khi ăn thì nó tơi ra, nhưng rất thấm, chứ không bết lại, nhão nhoẹt, hoặc chỏng lỏn rời rạc như các quán phở khô khác. Có lẽ cái chén nước ngọt nhiều người hay kêu thêm nên giờ quán Ngọc Sơn đã thay toàn bộ loại chén nhỏ như chén ăn cơm dạo nào bằng những cái tô nhơ nhỡ. Cũng chả hiểu sao dân ta lại gọc ngược là phở khô gà mà không là phở gà khô? Và có lẽ cái món phở Ngọc Sơn này là tiền đề cho sau này xuất hiện thêm món phở khô bò mà người ngoài đến hay gọi là phở 2 tô, trong khi thực ra có khi nó đến… 3, thậm chí 4 tô nếu tính cả tô giá và đĩa rau…

Lười chụp nên ăn cắp ảnh trên mạng
          Lại nhớ một cái tết nào đó cũng đến hai chục năm rồi, giữa ngọ, nhà thơ Phạm Doanh, hồi ấy là phó chủ tịch Hội VHNT Đắc Lắc dẫn… 1 xe 15 chỗ anh chị em văn nghệ sĩ  Đăk Lăc ập vào nhà tôi. Bối rối, bởi nếu ngồi tại nhà thì đông quá, mà ra ngoài thì chưa quán xá nào mở cửa. Vừa may vợ tôi hiến kế: ra Mỹ Tâm. Thế là tôi mời các bạn ra cơm gà Mỹ Tâm kêu mỗi người một đĩa, tôi vẫn còn kịp xách theo chai Johnnie Walker Red Label là loại rất quý thời ấy của một thầy giáo cũ cho tôi. Lại nhớ cách đây 34 năm, nhân nhận tháng lương đầu tiên khi lên nhận công tác ở ty Văn hóa Thông tin Gia Lai, tôi được một anh bạn rủ… hùn, tức là tôi mời anh ấy một đĩa cơm gà Mỹ Tâm, ngược lại anh ấy mời lại tôi chai bia con cọp. Cái ấn tượng bữa cơm gà ấy còn hôi hổi trong tôi đến tận bây giờ, bởi, đĩa cơm hồi ấy gần bằng số tiền ăn cả tháng tôi đóng cho bếp ăn tập thể, nên nó vừa ngon vừa… xót. Xót không thì đau, ngon không thì nhạt, vừa ngon vừa xót nó… nhớ dai thèm lâu.

Mua 13 đoàn tàu TQ: “Muốn thay thế cũng không được”

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngồi tàu Trung Quốc thì cũng như ăn gạo nhựa Trung Quốc, lái xe máy Trung Quốc… nghĩa là vừa xài vừa … run. Tuy nhiên, người “run” là người nghèo, vì chỉ có người nghèo mới dùng tàu hỏa, còn người mua tàu, đương nhiên, không bao giờ đi tàu hỏa, họ ngồi xe Mẹc, cưỡi máy bay. Có rủi, tàu rơi lộn cổ xuống đất, hoặc bốc cháy trên cao họ cũng vẫn bình chân như vại. Cho nên những người phản đối mua tàu Trung Quốc chắc chắn là nhân dân, chứ không phải là “đầy tớ” của nhân dân. Rất nhiều “đày tớ” đã được hưởng lợi từ việc làm ăn với Trung Quốc. Người thiệt chỉ có thể là dân.
Bauxite Việt Nam


“Mặc dù hai nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhưng muốn thay thế cũng không thay thế được”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, ngày 9/6, khi trao đổi về đề nghị mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông của Ban quản lý dự án đường sắt.
Bộ trưởng Thăng cho biết, việc mua tàu Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thực hiện theo điều kiện của hiệp định vay vốn ODA.
“Vì tất cả đều nằm trong điều kiện vay vốn ODA”, ông Thăng nói.
Mua 13 đoàn tàu Trung Quốc: Nhà nghèo ham của rẻ
Cụ thể, đối với các dự án sử dụng vốn ODA, nhà tài trợ vốn đồng thời là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, cung cấp vật liệu và cũng là nhà thầu thi công. Nguyên tắc này được áp dụng với mọi quốc gia dù là Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc.
Vì vậy, việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng thực hiện theo điều kiện của hiệp định vay vốn, gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Phối cảnh tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông.
Phối cảnh tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông.
Mặt khác, Bộ trưởng Thăng chia sẻ, khi tuyến Đường sắt Cát Linh – Hà Đông xảy ra nhiều tai nạn, bản thân ông cũng vô cùng bức xúc và đã có biện pháp chấn chỉnh các nhà thầu này. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng – Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Đình Thám – Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết: “Tôi chắc chắn rằng, tàu TQ rẻ hơn nhưng độ tin tưởng không cao, bằng những nước có công nghệ sản xuất tàu đường sắt tiên tiến hơn.
Dù sao tàu của TQ cũng chỉ là công nghệ nhập lại của nước khác để sản xuất, đó là điều chắc chắn. Thế nhưng, điều khó ở đây, là vì chúng ta lo mua tàu của nước khác thì lại quá đắt không đủ tài chính”.

Đi tìm thời gian đã mất

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

          Hôm nọ tôi về nhà sớm, một con hẻm nhưng khá lớn ở đường Lê Lợi, Pleiku. Trời ạ, tôi đã không thể lách xe để vào nhà. Toàn bộ con hẻm dài chừng hơn trăm mét, rộng hơn chục mét đã ken đặc xe máy, ô tô.

          Té ra là phụ huynh đi đón con. Trước cửa nhà tôi là một cái trường mẫu giáo. Lúc này là 4 giờ chiều. Rất nhiều người trong số đang đứng đợi đón con kia là công chức nhà nước. Mà không phải là công chức thì họ cũng phải bỏ dở công việc của họ để chạy đi đón con.


          Tò mò, hôm sau tôi bỏ nguyên ngày tìm hiểu việc này. Và sự thật nó vừa bi vừa hài, ấy là từ mẫu giáo cho tới lớp 12, phần lớn các cháu học sinh đều được bố mẹ đưa đón, nhất là học sinh thành phố, nhẫn nại và chăm chỉ, có nhà cử riêng một người chỉ để đưa đón con đi học, bởi với học sinh cấp 2 trở lên, ngoài học ở lớp, chúng còn dày đặc lịch học thêm. Mà chả cứ cấp 2, cấp 1 cũng đã học thêm rồi, có điều cấp này ít môn nên ít thầy, tức là sự di chuyển không nhiều bằng cấp 2, cấp 3.

          Cách đây trên hai chục năm, hình như cái sự đưa đón con cái đi học nó không nặng nề như bây giờ. Còn thế hệ như tôi đi học, dẫu hồi ấy là sơ tán, là trọ học, nhưng cũng chỉ một mình tự lo, củi một bên, bao gạo một bên, toòng teng khúc cây làm đòn gánh, đi bộ đến nơi học, thứ 2 đi thứ 7 về, bố mẹ có muốn lo cũng  không được.

          Kể chuyện này trên facebook, một anh bạn người Việt đang sống ở Đức nhắn tin, bên này, hoàn toàn không có chuyện bố mẹ đưa rước, mà học sinh tự đi về hoặc trường họ lo luôn. Anh ta comment như sau: “Nhìn một đám đông đứng gật gù ngáp ngắn ngáp dài chờ đợi đón con tan học thấy nó bất ổn và lãng phí quá nhiều thời gian sức lực. Không dám so sánh nhưng ở những nước họ giầu có là vậy mà trẻ đến tuổi đi học sẽ được huấn luyện rồi cứ thế mà đi về. Thời anh em mình đi học tôi chưa một lần được ai đưa đón mặc dù là út cả nhà rất nuông chiều…”…

          Lò mò tìm hiểu nguyên nhân, thì có 2 nguyên nhân chính sau khiến giờ bố mẹ phải trở thành cửu vạn xe ôm cho con cái.

          Một là xã hội bất ổn. Ra ngoài đường rất nguy hiểm nên bố mẹ không an tâm để con ra ngoài một mình. Điều này có thể là do thần hồn nát thần tính nữa. Nhưng quả là thi thoảng lại thấy báo đưa tin nữ sinh bị mất tích, lại thấy nữ sinh bị đánh rồi đưa lên mạng, nam sinh bị đâm ngay trước cổng trường, tai nạn giao thông, trốn học chơi game, rủ nhau vào nhà nghỉ… vân vân, ai chả hãi, bố mẹ nào mà yên tâm được.

Đảo nhân tạo Trung Quốc quy mô chưa từng có trên biển Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

[Loạt bài này đã gởi cho báo ĐĐK một tuần trước, đã được lên trang, sau đó bị bóc ra, không đăng. Chẳng hiểu sao?]

Bài 1

Trung Quốc xây đảo nhân tạo quy mô chưa từng có trên Biển Đông

"Cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa", báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 13, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5-2015, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn nói Trung Quốc đang công khai và ráo riết thực hiện các hoạt động lấn biển, thi công công trình với quy mô rất lớn ở trên tất cả cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa, đặc biệt ở 5 điểm Ga Ven, Huy Gơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập.


Tài liệu cập nhật cuối tháng 5-2015 của Bộ Quốc phòng Philippines cho thấy Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng rầm rộ trên tất cả là 7 vị trí nguyên là các quần thể đá chìm, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ngoài 5 điểm nói trên còn có thêm đá Su Bi và rạn san hô Vành Khăn). Các bức ảnh vệ tinh kèm theo tài liệu ghi nhận nhiều đá chìm và rạn san hô đã bị Trung Quốc “làm nở” thêm ra từ hơn vài chục đến vài trăm lần so với hiện trạng ban đầu chỉ trong vòng vài năm. Chẳng hạn như ở vị trí đá Chữ Thập, diện tích ban đầu khoảng 1.000m2 nay đã có diện tích tới 100.000m2, với  tổ hợp sân bay, cảng biển dài 3.000m; đá Subi với diện tích ban đầu cũng khoảng 1.000m2, nay Trung Quốc xây dựng thêm tới 740.000m2, gấp 760 lần diện tích ban đầu, bao gồm hạ tầng cảng biển; đá Gạc Ma có diện tích xây dựng năm 2012 là 4.128m2, nay Trung Quốc