Ăn nhiều thịt - Xu hướng hung hăng của nước Việt

ĂN NHIỀU THỊT — XU HƯỚNG HUNG HĂNG CỦA NƯỚC VIỆT
(Joel Brinkley — Giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, cựu phóng viên ở nước ngoài được giải thưởng Pulitzer, tờ New York Times)


Chó
Bạn không phải mất nhiều thời gian ở Việt Nam trước khi bạn nhận ra một điều gì đó không bình thường. Bạn không nghe thấy có chim hót, không nhìn thấy có những con sóc bò lên những thân cây hay những chú chuột chạy vội chạy vàng trong đống rác. Không có những con chó ra ngoài dạo chơi.
Trên thực tế, bạn hầu như không thấy có những động vật hoang hay động vật nuôi nào hết. Chúng đã đi đâu cả? Bạn có thể bị bất ngờ, biết rằng: Đa số đã bị ăn thịt.
Tất nhiên, cũng như với phần lớn các quốc gia trong vùng, những con hổ, những con voi, những con tê giác và những động vật lớn khác đều bị buôn bán tới Trung Quốc. Trong việc này, tất nhiên, Việt Nam khó thể một mình một kiểu — mặc dù Quỹ Động vật hoang dã Thế giới mô tả nước này như kẻ ác hoang dã vĩ đại nhất thế giới.
Các báo cáo khác nhau chỉ ra là người Việt Nam giết nhiều tê giác để lấy sừng hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Người Trung Quốc quý những cái sừng ấy vì những phẩm chất y học huyền bí của chúng — cũng như rất nhiều các bộ phận thân thể các động vật ngoại lai.
Việc buôn bán động vật giải thích sự khan hiếm những con hổ, những con voi và các thú vật lớn khác. Nhưng còn những con chim và những con chuột thì sao? Phải rồi, người ta ăn những con đấy, cũng thế, như hầu hết những động vật sống ở đó. Ở Đà Nẵng vào tháng Giêng, tôi đã thấy một người bán hàng ven đường với những cái bát đầy những con chuột chết để bán — bộ lông của chúng đã được bỏ đi nhưng những phần khác còn nguyên vẹn — sẵn sàng để nấu nướng.
Mùa xuân năm ngoái, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã báo cáo là vài giống vượn Việt Nam, một phần của họ khỉ không đuôi, "là gần — một cách hiểm họa — tới sự tuyệt chủng" — tất cả (chỉ trừ một ít) trong chúng đã bị ăn thịt.
Tất cả những chuyện này nêu lên một câu hỏi hay ho. Người Việt đã là những người ăn thịt qua nhiều thời đại, trong khi những láng giềng Đông Nam Á của họ — Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Mi-an-ma — trên quy mô rộng rãi đã để cho giới động vật hoang dã của họ được yên ổn.
Ở mỗi trong số các nước khác này bạn thấy những bầy chim mà vắng mặt ở Việt Nam, cùng với những chú chó và mèo nuôi đông đảo. Ở đó, người ta ăn cơm, là chủ yếu, và với nhiều người trong phần lớn các quốc gia đó chế độ ăn uống của họ chỉ hơn thế một chút.
Việt Nam luôn luôn là một đất nước hung hăng. Nó đã đánh 17 cuộc chiến với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1,000 năm trước và đã xâm chiếm Cam-pu-chia nhiều lần, lần gần nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, các quốc gia về phía tây của nó trên một quy mô rộng rãi đã là thụ động trong những thế kỷ gần đây.
Nhiều nhà nhân loại học và sử học cho rằng sự khác biệt là do những nguồn gốc của quốc gia. Việt Nam ra đời từ Trung Quốc, trong khi Ấn-độ gây ảnh hưởng rất nặng đến các nước khác — hai dân tộc với những tính cách khác biệt mạnh, ngay cả bây giờ.
Vậy đấy, đương nhiên chuyện đó đã góp một vai trò nhất định. Nhưng tôi sẽ tranh luận rằng đấy là vì người Việt Nam đã ăn thịt thường xuyên qua nhiều thời đại, thêm một lượng pờ-rô-tít đáng kể vào chế độ ăn uống của họ, việc này cũng giúp giải thích những xu hướng hung hăng của quốc gia — và sự tương phản sắc nét với những người láng giềng của nó.

Giáo sư Joel Brinkley
Ngay hiện giờ, món ăn được ưu ái là chó. Trên thực tế, thịt chó một cách đặc biệt đã được đánh giá cao. Nó đã được coi là một món đặc sản vì nó được bảo là chứa nhiều pờ-rô-tê-in hơn các loại thịt khác. Với người Việt Nam, có một tập quán là bất cứ khi nào bạn có vận đen bạn phải ăn thịt chó để thay đổi số phận của bạn. Nhưng bạn không được ăn nó vào đầu tháng âm lịch, — điều trái ngược sẽ xảy ra. Bạn sẽ thực sự mang tới vận đen.
Bây giờ, dù sao, truyền thống đang va chạm với hiện đại — và phép tắc vì vậy đã thay đổi. Ba mươi năm trước, sẽ là bất hợp pháp để nuôi một con chó cảnh. Chính phủ đã giữ cách nhìn là thịt chó đã là một sự ưu tiên về dinh dưỡng không thể bị bỏ qua. Quan điểm này vẫn còn có sự liên quan, mặc dù chính phủ đã bãi bỏ luật từ nhiều năm trước.
Trên thực tế, đến ngày nay, lái xe theo xa lộ, sẽ không có gì bất thường nếu thấy một chiếc xe tải có thùng rộng và không cao chở những con chó cuộn tròn trong những chiếc lồng nhỏ chất thành đống, sáu lồng theo chiều cao, tám lồng theo chiều sâu, ra chợ — na ná như cách gà được chuyên chở tới những lò mổ ở phương tây.
Nhưng hiện giờ, Việt Nam đang là một quốc gia phát đạt nhanh; hơn một nửa dân số ra đời sau chiến tranh Việt Nam (mà họ gọi chiến tranh chống mỹ). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 3,400 đô, cái đấy có thể không có vẻ nhiều lắm nhưng là cao hơn so với ở đa phần các nước láng giềng. Và tầng lớp trung lưu càng tăng thêm, thì họ càng bị ảnh hưởng phương tây — nhặt nhạnh từ truyền hình, phim ảnh, Facebook, Twitter và những thứ còn lại.
Cùng với chuyện đó thì cũng xuất hiện một mong muốn mới ở một số người: nuôi động vật cảnh. Cho nên bây giờ bạn sẽ thấy, lúc này lúc khác bất chợt, một chú chó ở chỗ này hay chỗ khác, uể oải trước cổng nhà ai đó — nhưng dưới con mắt thận trọng của chủ nó. Thậm chí hiện giờ, khi mà Việt Nam đang đổi mới và trưởng thành một cách nhanh chóng, nếu chó đi loăng quăng quá xa khỏi nhà, một ai đó sẽ tóm cổ nó rồi dọn món chó vào bữa ăn.
Tới thăm Việt Nam, nhiều khách phương tây thất vọng. Như một blogger phương tây diễn đạt: "Tôi có thể hoàn toàn một cách trung thực nói đấy là thứ khủng khiếp nhất tôi từng thấy."
Tôi không thể tán thành hơn.

Mới có mỗi một bạn phát biểu (không tính facebook),

Unknown bi bô...

Hị hị... Giáo sư Stanford cũng chỉ đến thế mà thôi. Các bác Việt Nam nên cứ tiếp tục cố ăn cắp cho nhiều tiền của nhà nước, rồi đầu tư cho con cái sang mỹ để học cái chữ, cho nó thành người sáng láng.

PS: Mà nó viết cũng không phải là không có nhiều cái đúng... "kẻ ác hoang dã vĩ đại nhất thế giới", hố hố...

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...