Động cơ vĩnh cửu (13)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Nhật Linh,


Xa em quá và xa lâu quá. Nhưng xa là xa, dù là một dặm hay là một ngàn dặm thì cũng đâu khác gì — đấy là sự an ủi tuyệt vời đối với một người sẽ phải chuyển tàu chợ chuyển xe hàng và bay mười mấy tiếng đồng hồ thì mới có thể được nhìn thấy em. Nếu điều này sẽ làm em vui: anh đang y hệt như một chàng hoàng tử hành hương, nhọc nhằn với hạt đậu trong giày, đói và lạnh y như hai chữ Trinh Trắng — hay như bất kỳ một Đức Hạnh nào.”


“Về ngay, Đim-ma giết người.”


“Trong đời chúng ta, mọi thứ đều thường xảy ra: tuyết vẫn không tan dưới nắng chói chang, mùa đông vẫn ấm áp, mưa vẫn rơi trong tháng chạp, thứ quanh năm ẩm ướt vẫn hoàn toàn không bị han gỉ, thứ hoàn toàn không có chân vẫn tự đứng dậy được...


Không phải anh muốn thanh minh — còn thanh minh gì nữa; còn thanh minh để làm gì nữa? Anh chỉ không muốn em sẽ buồn — vì em chắc chắn sẽ buồn — nhiều.


Anh đã cố để không bắt đầu chuyện này, — anh thề, — nhưng anh đã bắt đầu!


Anh đã cố để không kết thúc chuyện này, — anh thề, — và nếu anh chỉ có mỗi anh, một mình, thì anh đã không kết thúc!


Nhưng anh đã kết thúc!


Đại ca Rô-bin-xơn có thể hì hục tự đóng một chiếc tàu to để bơi về: đại ca không có tiền, không rượu, không gái... có thể nói cái gì cũng không, ngoại trừ thời gian, và rất nhiều, rất nhiều gỗ! Nhưng tàu to thì đóng phải lâu, và đến khi đóng xong, thì đại ca lại đã quen và thích cuộc sống ở trên đảo, thì sao?


Anh có một người bạn tên là Long Fò. Long Fò vẫn bảo: “Con người không phải là vận tốc ánh sáng, cũng không phải là xá lị.”


Anh thì không biết hú hét như Rô-bin-xơn đại ca, và bạn anh là Long Fò, chứ chưa hề bao giờ có một người bạn tên là Thứ Sáu (hay Thứ Bảy? — em nhớ gú lại giùm anh, anh đang vội quá), nhưng anh cũng chịu tác động của thời gian hoàn toàn không khác gì đại ca anh.


Anh cũng không biết cách ví von cao siêu như Long Fò, nhưng anh biết chắc là anh không phải bồn cầu Viglacera cái gì mà “mãi mãi với thời gian” [1].


Tóm lại anh cũng có thể hoàn toàn giống như đại ca Rô-bin-xơn.


Nhưng anh tự hỏi:


Rô-bin-xơn đại ca sẽ thế nào, nếu tự nhiên lại nhận được điện tín: “Về ngay, World Cup 2010, cá độ!”?


Em có nghĩ là chiếc tàu to đang đắp chiếu sẽ lại giương buồm hiên ngang vượt sóng không?


Tiễn quân ngàn lẻ một dặm, cũng phải chia tay...


Cô giáo ơi, anh có lỗi với anh, và với em anh càng có lỗi ghê gớm — rõ rồi. Bây giờ anh chắc chắn phải đi. Và anh có trở lại đây nữa không?


Cả đời anh, anh chưa bao giờ trở lại như thế.


Chú thích: Đim-ma là bạn, và giống như — có khi còn giống hơn, vì anh không có nên cũng không biết — em giai anh.


[1] Mặc dù Đim-ma hoàn toàn có thể là một thằng Viglacera như thế.”


Một bức thư, một bức điện, một bức thư.


Tôi — đi và chạy, bấn loạn như thế — vừa về đến nhà — cô giáo đi dạy — thì nhận được bức điện. Tôi viết bức thư đầu để gửi cho Nhật Linh. Tôi viết bức thư cuối để lại cho cô giáo — cùng với bức điện của Lan Cải.


Vẫn luôn như thế, tôi đi đâu thế này, Nhật Linh luôn không bao giờ biết tôi đi đâu. Mỗi nick yahoo mới, chỉ gửi một thư — và nàng biết như thế. Lúc đầu nàng dỗi. Rồi nàng giận. Rồi nàng hiểu: có một số người có thể thật sự không cần, nhưng luôn thích những cảm giác — mặc dù biết là viển vông và hình thức — oai phong và tự do như thế.


Vẫn luôn như thế, tôi đi đâu thế này, Lan Cải luôn bao giờ cũng biết tôi đi đâu. Chúng tôi có đường thư điện tử riêng. Lúc đầu nàng ngạc nhiên. Rồi nàng bảo “thằng hâm”. Rồi nàng hiểu: có một số người có thể thật sự không thích, nhưng luôn cần phải thấy có trách nhiệm — mặc dù biết là hoàn toàn có thể chỉ là hình thức: do yếu tố địa lý — quan tâm đến ai đó.


Vẫn luôn như thế, tôi đi đâu thế này, trước khi tôi về, Nhật Linh luôn nhận được một “hạt đậu trong giày”... thống thiết. Chắc nàng chẳng tin gì cả, cũng có thể nàng tin một phần... nhưng nàng có một cái chìa khóa nhỏ, chìa này mở một cái ngăn kéo nhỏ, ngăn này đựng một cái hộp nhỏ, hộp này chứa những “hạt đậu trong giày” — đã được in ra bằng máy in HP — của tôi.


Vẫn luôn không như thế, tôi đi đâu thế này, chưa bao giờ tôi để lại thư cho “cô giáo”.


Viết xong bức thư, — chắc là chưa xong, chỉ là, một cách cơ học, tôi không thể nào viết tiếp được nữa, — tự nhiên tôi thấy nước mắt mình te tua như đê bao Sài Gòn. Rồi tôi nghĩ thật luôn đến Sài Gòn bây giờ nước ăn thì thiếu nước lội thì thừa, rồi tôi nghĩ đến bác Kiệt, rồi tôi nghĩ đến Hà Lan, rồi tôi nghĩ đến Hà Lan cùng bảng với Đan Mạch và Nhật Bản, rồi... tiên sư cụ chúng nó... Nhật-Bản-thắng-Đan-Mạch-tận-ba-một... Và... nước mắt tôi lại nghẹn ngào tóe ra.


Nhận được bức điện, thật sự tôi đã hơi giật mình. Không phải vì nội dung — tôi đã giật mình từ lúc chưa đọc nội dung; cũng không phải vì có ai đó đã gửi cái gì đó đến tận tay tôi đến tận đây; mà vì nó là một bức điện. Nhưng rồi tôi hiểu ra ngay, và thầm cảm ơn — thật ra phải nói là biết ơn và vô cùng ngưỡng mộ — Lan Cải của tôi. Không gọi, không nhắn, mà đánh dây thép — nàng quả thực là một cô gái thông minh, và đây không phải là lần đầu nàng là một cô gái thông minh. Nếu có một luật hôn nhân mới bình thường hơn luật ngớ ngẩn bây giờ, tôi thề là tôi sẽ tìm cách cưới bằng được ba đứa: Nhật Linh, Lan Cải, và Phi Long. Tất nhiên chuyện này sẽ không đơn giản thế, vì dù có luật cưới bình thường, thì Lan Cải vẫn sẽ chỉ muốn cưới một mình Phi Long, còn Phi Long vẫn sẽ chỉ muốn không cưới ai cả... Nhưng đấy sẽ còn là một câu chuyện dài khác.


Còn bây giờ, tôi đang nghĩ đến “một người sẽ phải chuyển tàu chợ chuyển xe hàng” — tôi vừa viết cho Nhật Linh như thế, và, là lạ thay, những dòng đấy lại tuyệt đối chân thành.


(Còn tiếp)

Vô minh

31 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hôm qua xem đá bóng xong em định ngủ thì tự nhiên thấy khó ngủ quá. Buổi sáng em pha cà phê định uống thì tự nhiên thấy khó uống quá. Rồi em định viết tiếp "Động cơ vĩnh cửu" thì tự nhiên thấy khó viết quá.


Cái buổi sáng này sao lại khó thế không biết?


Nếu em xấu ngu tất bật, thì cái câu hỏi trên chắc sẽ tiếp tục để treo như thế — không khác gì như nó đã không xuất hiện, có khi cả đời em. Nhưng em lại đẹp trai thông minh anh tuấn nhàn nhã chắp tay sau đít...


Không phải cái gì mà quan tâm đến, em cũng hình dung được ra, nhưng cái này thì sau một hồi tỉ mẩn và chăm chú mò mẫm bên trong những dòng cảm giác và suy nghĩ của mình, thì em bắt đầu lờ mờ hình dung ra được phần nào...


Hôm qua em đã nhìn thấy gái khóc trên những bước chân già nua còn chưa hết hẳn chấn thương của Andrea Pirlo...



Hôm nay là giỗ đầu Michael Jackson...



Những bối cảnh như thế nó phần nào giống như mồng một ngày rằm — trong đó có cái gì đó "cực trị", và nó làm cho những sợi dây nào đó dễ bị gảy lên hơn so với ở trong những điều kiện bình thường.


Pirlo, đội tuyển Ý, mùa thu, những cái đi xuống và có độ dốc cao... Bác Phi Long, các em yêu, đời người, đời chúng mình, đến lúc như thế thật sự thì nó sẽ như thế nào? Em đã cố gắng thử hình dung, nhưng đến khi bắt đầu có triệu chứng "nhập vai" thật thì em lại vô cùng hoảng sợ đến nỗi không dám nhập vai tiếp nữa...


Vì cái đấy quả thực rất kinh! Tiêu điều lắm! Nó khủng khiếp lắm lắm!



Em rất lo là một người như em sẽ không thể nhẫn nhịn mà đi qua cái đoạn vô cùng sầu thảm ấy.

Remember The Time

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Do You Remember

Back In The Spring

Every Morning Birds Would Sing

Do You Remember

Those Special Times

They'll Just Go On And On

In The Back Of My Mind

...



Nam Phi 2010

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Ôi quê tôi vẫn còn mái nhà

Liêu xiêu liêu xiêu, thơm mùi khói chiều






Hôm qua Phi Long nói chuyện với em một lúc, chợt khép đùi bẽn lẽn:


— Này... chú có... đủ kết quả World Cup đấy không?


— Đương nhiên!


— Gửi... hết cho anh,.. bảng... excel hả?


— Bảng?.. Excel?.. há há...






Hóa ra nhà khoa học Long phò trước giờ xem world cup toàn đi mua bảng giấy về rồi hì hục ngồi điền kết quả bằng tay rồi tự tính tính toán toán rồi tự viết tên đội vào các ô ở vòng sau; lần tiến bộ nhất thì xin ai được cái bảng Excel thủ công, rồi cũng hì hụi ngồi điền kết quả bằng tay, thấy nó tự động tính ra tên đội ở vòng sau thì mê mẩn sung sướng, rộn ràng đi khoe với gái...







"South Africa 2010" là gì và có nó để làm gì?


Nó là một ứng dụng đơn giản dùng để theo dõi FIFA World Cup Nam Phi 2010 theo cách không phải như cách của các bạn chã. Với chương trình không mất tiền mua này bạn Phi Long có thể điều chỉnh múi giờ, ngắm nghía lịch thi đấu, lưu kết quả các trận đấu, theo dõi tình hình ganh đua ở các bảng, tiếp tục theo dõi tình hình chiến sự ở các giai đoạn sau, tạo ra và kết xuất những số liệu thống kê đơn giản và, hờ hờ... có thể CẬP NHẬT TRỰC TUYẾN KẾT QUẢ THI ĐẤU.


Download: SouthAfrica2010_1.1.zip






PS:

Em đã upload xong một bản... thì lại thấy Phi Long tần ngần mút ngón tay... Em lại phải tế nhị: "Chết chửa, dân khoa học, ai dùng máy Mac... em xin lỗi, em thật sự hoàn toàn tuyệt đối không hề có ý gì cả!"


Rồi em nhỏ nhẹ upload cho Phi Long bản hoành tráng chạy trên Win.

Chuyện cười

89 ý kiến, và ý kiến từ facebook


1.


Đào Phò, chui vào chăn:


— Em này, Nhật Linh ơi, nếu anh đánh rơi bàn chải đánh răng của em vào bồn cầu thì em làm gì?


Nhật Linh, mơ màng:


— Thì... mua cái mới... — bỗng tỉnh hẳn — Ây, này, cái gì... thế nào mà... anh đánh rơi bàn chải của em vào bồn cầu?


— Không, không rơi gì cả, anh chỉ hỏi thế thôi.


— Đồ... Đằng nào em cũng sẽ mua cái mới!


2.


Nhật Linh đang xem báo:


— Anh, nếu phải chọn một vật làm biểu tượng nước Nga...


— Chai Vốt-ka.


— Không, phải là Ma-tờ-ri-ốt-xca.


— Khồng, chai Vốt-ka!


— Không, Ma-tờ-ri-ốt-xca!


— Em thật... có khác quái gì đâu?!


— Khác chứ, sao lại không khác?


— Chả khác gì cả, nhá, đều mở một cái, rồi mở tiếp một cái, rồi mở tiếp một cái...


3.


Nhật Linh đang đọc sách, bức xúc:


— Không thể chấp nhận được!


— ...


— Một anh chàng có nhiều bạn gái, thì gọi là "đáng mặt nam nhi"...


— ...


— Còn một cô gái xinh đẹp có nhiều bạn trai, thì lại gọi là "điếm".


— Em à...


— Thật không thể chấp nhận được!


— Em à... bây giờ, nhá, nếu một cái chìa khóa mà mở được rất nhiều ổ khóa, thì quả là một cái chìa đáng kính, công nhận không?


— ...


— Còn nếu một cái ổ khóa mà rất nhiều chìa có thể mở được, thì... chả là cái ổ khóa mất dậy, thì là gì?!

Phán quyết của Georgia

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

PHÁN QUYẾT CỦA GEORGIA

(O. Henry)






Nếu bạn có dịp ghé qua Sở Địa chính, hãy bước vào phòng vẽ kỹ thuật và yêu cầu được xem tấm bản đồ Huyện Salado. Một anh Đức nhàn nhã — có thể chính là ông già Kampfer — sẽ mang tấm bản đồ ấy ra cho bạn. Đấy là tấm bản đồ vẽ trên vải in dầy. Các nét chữ và con số đều đẹp và rõ ràng. Dòng tựa trông thật hoa mỹ, văn bản với Đức ngữ không ai đọc ra, được trang trí với hoa văn Bắc Âu. Bạn phải nói với anh ta rằng đấy không phải là bản đồ bạn muốn xem, rằng xin anh vui lòng mang cho bạn bản chính thức trước đó. Anh ta sẽ mang ra một tấm bản đồ khác, kích cỡ chỉ bằng phân nửa bản đồ kia, mờ nhoè, cũ kỹ, nhầu nát, và mực in đã nhạt màu.


Nếu nhìn kỹ gần góc tây bắc, bạn sẽ thấy nét cong lượn của sông Chiquito và, nếu tinh mắt, bạn có thể nhận ra nhân chứng của câu chuyện này.


Ông Giám đốc Sở Địa chính là mẫu người cổ, phong thái xưa cũ của ông so với thời nay là quá trang trọng. Ông ăn mặc màu đen tinh tế, và áo choàng của ông trông như là màn cửa thời La Mã. Cổ áo của ông thuộc kiểu rời, cà vạt là một dải hẹp cứ như là để dự tang lễ, cùng với loại nút thắt để cột dây giầy. Mái tóc xám của ông chải quá về sau một tí, nhưng bóng mượt và thẳng thớm. Nhiều người nghĩ khuôn mặt của ông là nghiêm khắc, nhưng khi không còn phải phát biểu theo công quyền, một ít người sẽ thấy một khuôn mặt hoàn toàn khác hẳn. Nhất là những người quanh ông đã nhận ra vẻ dịu dàng và hiền từ của ông trong thời gian đứa con duy nhất của ông lâm bệnh.


Ông Giám đốc đã goá bụa trong nhiều năm, và cuộc đời ông, ngoài những công vụ, đã được dành riêng cho cô bé Georgia, và nhiều người nói đến việc này như là những gì cảm động và đáng ca ngợi. Ông có tính dè dặt, và đường hoàng đến mức khắc khổ, nhưng cô bé không phải chịu như thế; cô ngự trị trong tim ông, nên cô không cảm thấy mình thiếu tình thương của người mẹ mà cô đã mất. Mối liên hệ giữa hai cha con thật tuyệt vời, vì cô đã nhiễm tính tình của ông, trở nên chín chắn và nghiêm trang hơn so với tuổi của cô.


Một ngày, trong khi nằm với cơn sốt cháy tươi hồng trên đôi má, thình lình cô bé nói:


— Ba à, con ước con có thể làm gì đó cho các trẻ khác.


Ông Giám đốc hỏi:


— Con muốn làm gì hở cưng? Chiêu đãi họ một bữa à?


— Con không có ý như thế. Ý con là những trẻ nghèo không có nhà ở, và không được yêu thương chăm sóc như con. Ba ơi, con muốn nói cho ba nghe.


— Gì thế, cưng của ba?


— Nếu con không khỏi bệnh, con sẽ để ba cho họ — không phải cho hẳn ba, nhưng để cho mượn, vì ba phải đến với má và con khi ba chết. Nếu ba có thời giờ, ba có thể làm việc gì đó không để giúp những trẻ nghèo, nếu con yêu cầu, hở ba?


Ông Giám đốc cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của cô bé áp lên má mình:


— Suỵt, suỵt, con thương, con thương của ba, con sẽ khỏi bệnh, rồi hai cha con ta sẽ liệu xem mình có thể cùng nhau làm gì cho họ.


Nhưng cuối cùng ông Giám đốc không có cô bé đi bên ông trên bất cứ con đường nhân từ nào, dù đã được vạch trước mơ hồ. Tối ấy, cô bé yếu ớt trở nên yếu thêm, không thể chống lại với cơn bệnh. Trên sân khấu cuộc đời, cô bé Georgia đã bước ra khỏi vai trò sau khi cô chỉ mới bắt đầu trình diễn chút ít dưới ánh đèn pha. Nhưng phải có người chỉ đạo sân khấu thông hiểu cô. Cô đã để lại lời nhắc tuồng cho một người, người sẽ tiếp tục diễn vai trò của cô sau này.


Một tuần sau khi cô bé đã được đặt xuống nơi yên nghỉ, ông Giám đốc xuất hiện tại Sở, từ tốn hơn một chút, xanh xao và khắc khổ hơn một chút, với cái áo choàng đen trở nên lụng thụng hơn một chút.


Bàn giấy của ông chất đầy công việc đã ứ đọng trong bốn tuần vắng mặt đau đớn. Anh thư ký trưởng cố gắng làm những gì có thể được, nhưng có những vấn đề về luật lệ, về quyết định phán xử tinh tế liên hệ đến chủ quyền đất, việc phát mãi và cho thuê dài hạn đất trường học, việc phân loại đất thành các mục đích đồng cỏ nuôi gia súc, canh tác, cung cấp nước, cung cấp gỗ, hay đường mòn mới mở cho dân đi khai phá.


Ông Giám đốc bắt tay vào công việc một cách thầm lặng và cả quyết, cố quên đi nỗi đau buồn, cố chú tâm giải quyết công việc phức tạp và quan trọng của Sở ông. Ngày thứ hai sau khi ông trở lại, ông kêu anh khuân vác, chỉ vào cái ghế lót da đặt gần ghế của ông, ra lệnh mang nó đến phòng mộc trên tầng chót của toà nhà. Ngày xưa, mỗi chiều Georgia đến tìm ông, cô bé đều ngồi trên cái ghế ấy.


Với thời gian dần trôi, ông Giám đốc dường như trở nên thêm lầm lì, cô độc và điềm đạm. Tinh thần ông đã chuyển qua một giai đoạn khác. Ông không thể chịu nổi sự hiện diện của một đứa trẻ gần ông. Thường khi có đứa trẻ của một trong những thư ký đến líu lo ở phòng kế bên, ông Giám đốc rón rén bước ra đóng cánh cửa lại. Ông luôn luôn băng qua bên kia đường để tránh gặp những học sinh khi chúng nhảy nhót từng đám trên hè đường, và ông mím chặt đôi môi lại.


Gần ba tháng sau, khi những cơn mưa đã xối đi những cánh hoa khô héo cuối cùng trên nấm mồ của cô bé Georgia, công ty “cá mập đất” của Hamlin và Avery nộp hồ sơ về một vùng đất trống họ cho là “béo bở” nhất trong năm.


Không nên cho rằng tất cả những người bị gán là “cá mập đất” đều xấu xa như biệt hiệu này. Nhiều người trong nhóm họ có tiếng tốt với phong cách làm ăn đàng hoàng. Vài người có thể bước vào các hội đồng của Bang và nói: “Thưa các ông, chúng tôi xin nêu lên chuyện này, chuyện nọ, và xem như thông qua.”. Nhưng dân đã định cư oán ghét những cá mập đất, chỉ oán ghét kém hơn so với cơn hạn hán kéo dài ba năm và dịch sâu bệnh hoành hành. Mấy cá mập đất lảng vảng trong Sở Địa chính, nơi lưu trữ mọi hồ sơ đất đai, và săn lùng đất “hoang” — tức là những mảnh đất theo giấy tờ không ai làm chủ, thường thường không hiện diện trên bản đồ chính thức, nhưng thực ra có mặt ngoài thực địa. Luật cho phép bất kỳ người nào có giấy công phiếu đất (1) được nộp đơn xin cấp, theo giá trị tương đương, một mảnh đất chưa có ai làm chủ theo luật định. Phần lớn giấy công phiếu nằm trong tay các cá mập đất. Vì thế, chỉ với chi phí vài trăm đô la, họ có thể được cấp đất trị giá cả nghìn đô la. Đương nhiên là việc săn lùng đất “hoang” rất sôi động.


Nhưng thường thường — rất thường — đất mà họ xin được, mặc dầu theo luật là “vô chủ”, đã có người chiếm ngụ và canh tác trong cảnh hạnh phúc và tự hài lòng. Họ đã bỏ công sức nhiều năm lo gầy dựng mảnh đất và nhà cửa, để rồi thấy rằng chủ quyền đất trở nên vô giá trị, và nhận giấy báo phải từ bỏ mảnh đất mà ra đi. Vì thế mà những người định cư, đã dãi dầu mưa nắng, nẩy ra mối căm hờn cay đắng và đúng lý đối với những kẻ đầu cơ láu lỉnh và ít khi có lòng thương xót, những kẻ đã khiến công lao của họ trở thành công cốc rồi xuống mức bần cùng, không nhà không cửa. Cá mập đất ít khi lộ diện ở nơi họ xua đuổi những nạn nhân của hệ thống quản lý đất đai vô cùng phức tạp; họ để cho đàn em của họ lo việc này. Nhiều túp lều mang đầy vết đạn; anh em cá mập bón cho đất mới của họ bằng xương máu của kẻ xấu số. Cái lỗi này xuất xứ từ ngày xưa.


Khi Bang còn trẻ, nhà nước Bang cảm thấy cần thu hút dân tiền phong đến khai phá những vùng hoang dã. Năm này qua năm khác, chính quyền Bang cấp công phiếu đất — đủ mọi loại về quyền ưu tiên, phần thưởng, phần trợ cấp cựu chiến binh, chu cấp cho công ty hoả xa, công ty thuỷ lợi, đất canh tác cho cá nhân, vân vân. Người nắm trong tay công phiếu đất chỉ cần yêu cầu Sở Địa chính điều tra mảnh đất họ muốn xin miễn là chưa ai làm chủ, rồi mảnh đất ấy trở nên tài sản của người đứng xin, và của con cháu hay người thừa kế, vĩnh viễn.


Trong những ngày đó — và đấy là khi những việc lôi thôi xảy ra — quỹ đất của Bang xem như bất tận, và những người đi điều tra đất làm việc tuỳ tiện, tha hồ phỏng chừng hay phóng đại trong các biên bản điều tra và giấy chủ quyền. Khi đi điều tra thực địa, với một la bàn bỏ túi để định phương hướng, anh địa chính cưỡi ngựa phi nước kiệu và đếm số bước chân ngựa (tiếng trong ngành là “vara”), ghi chú các góc của lô đất, rồi ghi vào sổ tay thực địa với thói chủ quan khinh thường. Đôi lúc — và ai có thể trách anh điều tra viên được? — khi con ngựa “say lúa mạch”, nó có thể cất bước cao hơn và dài hơn. Trong trường hợp như thế, chủ nhân công phiếu có thể nhận cả nghìn mẫu đất dôi ra so với công phiếu đã ghi. Nhưng hãy xem bao nhiêu hải lý vô giới hạn mà Bang còn trong quỹ đất! Tuy nhiên, chưa ai từng phàn nàn về việc con ngựa điều tra đã phi bước ngắn. Hầu như mỗi cuộc điều tra của Bang đều cho kết quả đất dôi thêm.


Trong những năm về sau, dân số Bang trở nên đông đúc và giá đất tăng, việc điều tra bất cẩn gây bao lôi thôi không thể tính toán hết, kiện cáo không ngừng, một giai đoạn giành giật đất hỗn loạn, và không ít đổ máu. Các cá mập đất tấn công dữ dội những phần dư trội của các cuộc điều tra ngày xưa, và lấy công phiếu để nộp đơn xin các phần ấy xem như là chưa ai làm chủ. Khi những vết tích ngày xưa đánh dấu cuộc đất trở nên mơ hồ, và các góc không thể được xác định rõ ràng, Sở Địa chính sẽ công nhận ranh giới mới là hợp pháp, rồi cấp giấy chủ quyền cho người đã tìm ra phần đất ấy. Đến đây là xẩy ra nỗi khốn cùng tệ hại nhất. Hầu hết những cuộc đất điều tra ngày xưa đã có người chiếm, những người tiền phong đã đến định cư, không nghi ngờ, hiền hoà, nhưng giờ giấy chủ quyền bị huỷ bỏ, phải chọn lựa giữa việc mua lại đất của họ với giá gấp đôi hoặc là ra đi lập tức, mang theo cả gia đình và tài sản. Con số người đi tìm đất “hoang” lên đến hàng trăm, cả đất nước bị uy hiếp và lùng sục bằng mũi địa bàn. Những mảnh đất mầu mỡ trị giá hàng trăm nghìn đô la bị giành giật từ tay những người vô tội đã mua hay được cấp lúc trước. Từ đấy, bắt đầu cuộc hành trình của những người bị xua đuổi trên những chiếc xe goòng xác xơ, không biết đi về đâu, chửi rủa công lý, ngỡ ngàng, vô mục đích, vô gia cư, vô hy vọng.


Trong hệ lụy của những tình hình này mà Hamlin và Avery đã nộp đơn xin cấp một dải đất rộng khoảng một dặm và dài ba dặm, là phần dôi ra từ cuộc điều tra của Elias Denny dọc theo sông Chiquito. Hai người đã biện luận rằng dải đất này là đất hoang mà cuộc điều tra Denny đã gồm vào đấy không hợp cách. Họ dựa trên các sự kiện được minh chứng để nói rằng góc bắt đầu của cuộc đất Denny được xác định rõ ràng; rằng biên bản thực địa ghi cuộc đất chạy dài 5760 vara về hướng Tây, rồi dừng ở sông Chiquito, rồi chạy ngoằn ngoèo xuống phía Nam; và rằng sông Chiquito thực ra còn cách cuộc đất cả một dặm. Nói tóm lại là có một dải đất hoang hơn tám trăm hecta giữa cuộc đất Denny và sông Chiquito.


Một ngày nóng bức tháng Bảy, ông Giám đốc kêu mang vào mọi hồ sơ liên hệ đến dải đất mới ấy. Chồng hồ sơ chất dầy cả mấy tấc trên bàn ông — ghi chú thực địa, giấy xác minh, bản vẽ phác thảo, bản trần tình — mọi thứ giấy tờ mà trò ma mãnh và tiền bạc có thể giúp Hamlin và Avery thu được. Công ty hai người yêu cầu ông Giám đốc cấp giấy chủ quyền đất cho họ. Họ đã nắm thông tin nội bộ liên quan đến một tuyến xe hoả mới có thể chạy qua gần dải đất ấy.


Văn phòng Sở Địa chính thật yên tĩnh trong khi ông Giám đốc xem xét qua các chứng cớ. Chim bồ câu đang gù dưới mái của toà nhà cũ, kiểu như lâu đài. Các thư ký đang phất phơ đâu đấy, không màng giả vờ làm việc cho xứng với đồng lương của họ. Mỗi tiếng động nhỏ đều dội lại trống rỗng, vang vang từ các tấm sàn cẩn đá, trơ trụi, các bức tường quét vôi, và các mặt trần đóng khung sắt. Đám bụi đá vôi lãng đãng, không bao giờ lắng đọng, nhuộm trắng một vệt nắng dài xuyên qua bức màn chắn cửa sổ xác xơ.


Dường như Hamlin và Avery đã chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Cuộc đất Denny đã được quy định quá cẩu thả, ngay cả trong giai đoạn cẩu thả. Cái góc bắt đầu cuộc đất trùng với cái góc của lô đất cấp từ thời Tây Ban Nha xa xưa, nhưng mọi vết tích khác đều mơ hồ. Biên bản thực địa không ghi mốc gì còn tồn tại — không có cây cối, không có ranh giới thiên nhiên ngoại trừ sông Chiquito, và nó nằm sai vị trí cả dặm. Theo tiền lệ, Sở Địa chính có lý do chính đáng để xác định lại cuộc đất dựa trên khoảng cách và phương hướng, và xem phần dôi ra chỉ là đất hoang.


Nhưng Người Định cư Thực sự đã đến Sở để khiếu nại. Với cái mũi của một con chó và đôi mắt của một con diều hâu, anh đã quan sát đám người đi đo đạc trên mảnh đất anh đang canh tác. Sau khi đã dò hỏi, anh được biết rằng họ đang lo tấn công đất của anh, nên anh bỏ cái cày nằm trên luống và cầm lấy cây bút.


Ông Giám đốc đọc qua hai lần lá đơn của một trong những người phản đối. Đấy là từ một phụ nữ, một quả phụ, chính là cháu nội của Elias Denny. Bà kể về việc ông nội bà mấy năm trước đã bán phần lớn lô đất với giá bèo — lô đất giờ đã trở nên cao giá. Mẹ của bà cũng bán đi một phần, và bà đã thụ hưởng phần phía Tây còn lại, chạy dọc theo sông Chiquito. Rồi bà đã bán đi phần lớn thửa đất này để sống tồn, giờ chỉ còn trăm mẫu để an cư trên đấy. Bà kết luận bức thư khá thảm thiết:


"...Tôi có tám đứa con, đứa lớn nhất mười lăm tuổi. Tôi làm việc cả ngày đến nửa đêm để canh tác mảnh đất nhỏ nhoi còn lại và giúp các con tôi có áo mặc và có sách học. Tôi cũng dạy các con tôi học. Mấy người láng giềng của tôi cũng nghèo và con cái đông đúc. Cứ hai hay ba năm là có hạn hán làm hoa màu chết rụi, và rồi chúng tôi phải khổ sở cố gắng lo cho đủ ăn. Có mười gia đình trên miếng đất mà cá mập đất định chiếm đi của chúng tôi, và họ đều nhận giấy chủ quyền từ tôi. Tôi bán cho họ rẻ, và họ vẫn chưa trả xong, nếu đất họ bị chiếm tôi sẽ chết. Ông nội tôi là người lương thiện, ông đã góp phần xây dựng Bang này, và ông dạy các con ông phải lương thiện, thì làm thế nào tôi có thể bù cho những người đã mua đất của tôi? Thưa ông Giám đốc, nếu ông để bọn cá mập đất lấy đi phương tiện kiếm sống của các con tôi, bất kỳ ai còn nói Bang này là vĩ đại hay chính quyền này là công bằng sẽ là kẻ láo khoét."


Ông Giám đốc để bức thư qua một bên với tiếng thở dài. Ông đã nhận nhiều, rất nhiều bức thư như thế. Ông chưa bao giờ cảm thấy bị xúc phạm, và cũng chưa bao giờ cảm thấy là họ đã kêu gọi đến chính cá nhân ông. Ông chỉ là một người thừa hành công quyền, và ông phải tuân thủ luật lệ. Tuy thế, với lý do nào đấy, luận cứ này không phải luôn luôn xoá bỏ một cảm nghĩ nào đấy luôn vương vấn trong ông — cảm nghĩ về trách nhiệm. Trong số những quan chức của Bang, ông có quyền tối cao trong Sở Địa chính của ông, ngay cả đối với Thống đốc Bang. Đúng là ông phải tuân thủ những luật lệ tổng quát về đất đai, nhưng ông cũng có tự do rộng rãi trong những tình huống nhiêu khê đặc biệt. Thay vì tuân thủ luật lệ, ông có thể theo những Phán quyết, Phán quyết của Sở, và những tiền lệ. Trong những vấn đề phức tạp và mới mẻ phát sinh do sự phát triển của Bang, phán quyết của Giám đốc Sở ít khi bị yêu cầu xét lại. Ngay cả toà án cũng chuẩn y một phán quyết khi nó rõ ràng là công bằng.


Ông Giám đốc bước đến cánh cửa và nói với anh thư ký ở phòng bên — theo cách cố hữu như là đang nói với một ông hoàng:


— Anh Weldon, xin anh vui lòng yêu cầu ông Ashe, thẩm định viên trường địa chính của Bang, vui lòng đến văn phòng tôi càng sớm càng tốt.


Ashe đi đến nhanh chóng.


Ông Giám đốc nói:


— Anh Ashe, theo tôi biết thì anh đã làm việc dọc theo sông Chiquito, ở Huyện Salado, trong chuyến đi thực địa vừa qua. Anh có nhớ những gì về cuộc đất Elias Denny không?


— Thưa ông, có ạ. Tôi vượt qua con sông đó trên đường đi Lô H, trên bờ Bắc. Con đường chạy cùng với sông Chiquito, dọc theo thung lũng. Cuộc đất Denny mở ba dặm dọc theo sông Chiquito.


— Có người cho là nó còn cách con sông cả dặm.


Anh thẩm định viên nhún vai. Anh đã là một người Định cư Thực sự từ khi lọt lòng, và tự nhiên là người đối nghịch với cá mập đất. Anh nói khô khan:


— Nó vẫn luôn luôn được xem như kéo dài đến con sông.


— Nhưng đấy không phải là điều tôi muốn bàn. Đất đai trong vùng thung lũng này của cuộc đất Denny (tạm cho là như vậy) thì như thế nào?


Tinh thần người Định cư Thực sự rực sáng trên gương mặt của Ashe. Anh phấn khởi trả lời:


— Tuyệt vời. Thung lũng phẳng như mặt sàn này, chỉ với ít nhấp nhô, và rất màu mỡ. Với vừa đủ lùm bụi để bò ẩn náu mùa đông. Đất thịt đen sâu hơn nửa thước, rồi đến sét. Giữ nước được. Có khoảng hơn chục ngôi nhà nhỏ trên đấy, với máy xay và sân vườn. Dân khá nghèo, tôi đoán — quá xa chợ búa — nhưng thoải mái. Trong đời tôi chưa từng thấy trẻ con đông như thế.


Ông Giám đốc nói, suy tư, như thể một khía nhìn mới đã mở ra với ông:


— Trẻ con! À, trẻ con! Họ có nhiều trẻ con.


— Đó là chốn cô đơn, thưa ông Giám đốc. Ông có thể trách họ được không?


Ông Giám đốc nói chậm rãi, như thể theo đuổi điều suy luận từ một lý thuyết mới:


— Tôi đoán không phải tất cả bọn họ là dân tóc vàng. Anh Ashe, hẳn cũng có lý nếu nói là một phần trong nhóm họ là dân tóc nâu, hay ngay cả tóc đen.


— Nâu và đen là chắc rồi, cũng có đỏ nữa.


— Đương nhiên là vậy. Thôi được, tôi cảm ơn anh đã vui lòng thông tin cho tôi rõ, anh Ashe. Tôi không muốn giữ anh lại lâu làm trở ngại công việc của anh.


Sau đấy, vào buổi chiều, Hamlin và Avery đến, cao lớn, đẹp trai, thân thiện, mặc quần áo trắng, mang giầy cổ thấp. Họ đi vào khắp phòng với ánh quang của giầu có hào phóng. Họ đi qua các thư ký và để lại những điếu xì gà to nâu.


Đấy là giới thượng lưu của cá mập đất, săn lùng những gì lớn lao. Họ đầy tự tin, không có công ty nào quá lớn mà họ không đương nổi. Hương khói lạ lùng của những điếu xì gà to nâu của họ thấm vào văn phòng mọi Sở của Bang, mọi phòng uỷ ban của Lập pháp, mọi hành lang ngân hàng và mọi phòng họp Đảng của Thủ phủ Bang. Luôn luôn hoà nhã, không bao giờ gấp rút, dường như là thư thái không giới hạn, người ta tự hỏi không hiểu khi nào họ mới màng để ý đến những vụ làm ăn mạo hiểm mà họ đã dấn thân vào.


Dần dà cả hai lơ đãng đi vào văn phòng ông Giám đốc, ngả ra một cách lười biếng trên chiếc ghế to, lót nệm da, có tay dựa. Họ phàn nàn vui vẻ về thời tiết, và Hamlin kể cho ông Giám đốc nghe câu chuyện xuất sắc anh đã thu nhặt được buổi sáng đó từ ông Bộ trưởng Ngoại giao.


Nhưng ông Giám đốc biết lý do họ tìm đến. Ông đã hứa lơ lửng là ngày này sẽ ra quyết định về lô đất họ xin cấp.


Anh thư ký trưởng bây giờ mang vào một xấp những tờ chủ quyền gồm hai bản cho ông Giám đốc ký. Khi ông đặt chữ ký dài ngoằng “Hollis Summerfield, Giám đốc Sở Địa chính” trên mỗi bản, anh thư ký trưởng đứng bên, khéo léo rút ra, ép giấy thấm lên.


Anh thư ký trưởng nói:


— Tôi để ý ông đang xem qua cuộc đất Huyện Salado đó. Kampfer đang làm bản đồ mới của Salado, và tôi đoán anh đang in vỗ lên phần đất đó.


— Tôi sẽ đến xem.


Một lúc sau, ông đi vào phòng vẽ kỹ thuật. Ông thấy năm hay sáu thợ vẽ kỹ thuật xúm quanh bàn làm việc của Kampfer, xì xào với nhau bằng tiếng Đức, và đang nhìn vào cái gì đấy theo mấy lời trao đổi. Kampfer, anh chàng người Đức nhỏ thó với mấy lọn tóc dài cong và con mắt ướt nhoè, bắt đầu lắp bắp lời gì đấy như là xin lỗi, ông Giám đốc nghĩ, về việc tụ tập của đám bạn quanh bàn của anh.


Ông Giám đốc nói:


— Không sao. Tôi muốn xem tấm bản đồ anh đang làm.


Rồi đi ngang người Đức già, ông đến ngồi trên cái ghế cao dành cho thợ vẽ kỹ thuật.


Kampfer tiếp tục cố gắng nói bằng tiếng Anh để giải thích:


— Thưa ông Giám đốc, xin ông hiểu là tôi không cố ý, nó đã là như vậy, tự nó. Ông xem! Nó được in vỗ từ biên bản thực địa, xin ông vui lòng xem: Nam, 10 độ Tây 1050 vara; Nam, 10 độ đông 300 vara; Nam 100; Nam 9; Tây 200; Nam 40 độ Tây 400, và cứ thế. Thưa ông Giám đốc, không bao giờ tôi lại -


Ông Giám đốc giơ bàn tay lên, im lặng. Kampfer ngưng bặt.


Với một bàn tay mỗi bên đầu, và cùi tay tựa trên mặt bàn, ông Giám đốc dán mắt vào tấm bản đồ đang trải ra trước mặt ông — dán mắt vào nét mặt trông nghiêng ngọt ngào và sống động của cô bé Georgia được vẽ trên đấy — vào khuôn mặt của bé, suy tư, tinh tế và ngây thơ, được phác thảo giống như thật.


Khi cuối cùng đầu óc ông tập trung lại để lý giải việc này, ông thấy rằng nó đúng như Kampfer đã nói, không cố ý. Ông già vẽ kỹ thuật đã in vỗ lên cuộc đất Elias Denny, và khuôn mặt của Georgia được tạo ra do không gì khác hơn là sông Chiquito. Thực ra, cái thấm mực của Kampfer, trên đấy vẽ nét phác thảo, cho thấy mấy đường ranh giới theo các số đo và vô số điểm chấm của cái đo góc. Rồi thì, theo nét bút chì mờ nhạt, Kampfer đã dùng cây bút mực đen để vẽ chồng lên đường lượn của sông Chiquito, và qua đấy đã tạo nên một cách kỳ bí khuôn mặt trông nghiêng tinh tế nhưng u sầu của cô bé Georgia.


Ông Giám đốc ngồi trong nửa giờ, mặt úp trong hai bàn tay, nhìn xuống chăm chăm, và không ai dám đến gần ông. Rồi ông đứng dậy và đi ra. Ông yêu cầu mang cho ông hồ sơ Denny.


Ông thấy Hamlin và Avery vẫn còn đang ngả người trên ghế, xem chừng không màng gì đến công việc ở đây. Họ đang vẩn vơ bàn về nhạc kịch mùa hè, đấy là thói quen của họ — có lẽ cũng là niềm tự hào — để tỏ ra vô cảm siêu nhiên mỗi khi sắp được lợi lộc. Và họ sắp đoạt được nhiều hơn người ta biết. Họ nắm được thông tin nội bộ là trong vòng một năm, một tuyến đường sắt mới sẽ cắt qua thung lũng sông Chiquito và đẩy giá đất hai bên tăng vọt. Nếu họ được lãi dưới ba mươi nghìn đô la là xem như dưới mức dự kiến. Vì thế, trong khi họ vẩn vơ trò chuyện chờ ông Giám đốc thông báo, có một ánh loé nhanh trong khoé mắt của họ, cho thấy rõ ràng ước vọng sẽ được đọc tờ chủ quyền của mảnh đất dọc sông Chiquito.


Một thư ký mang hồ sơ vào. Ông Giám đốc ngồi vào bàn và dùng mực đỏ viết lên đấy. Rồi ông đứng dậy, nhìn ra ngoài cửa sổ. Sở Địa chính nằm trên đỉnh một ngọn đồi. Đôi mắt ông Giám đốc lướt qua nóc của những căn nhà lẫn giữa màu xanh đậm, những con đường trắng xẻ ngang dọc cả một vùng. Đường chân trời, nơi đôi mắt ông chú mục nhìn, dầy lên do cây xanh, lấm tấm những chấm trắng sáng mờ. Có một khu nghĩa trang nơi nhiều người an nghỉ và đã bị lãng quên, và một số người đã sống không phải là vô ích. Và có một nấm mộ, chiếm một khoảng rất nhỏ, với một con tim trẻ thơ nhưng lại đủ lớn để mong ước điều tốt lành cho người khác khi thoi thóp những nhịp đập cuối cùng. Đôi môi ông Giám đốc khẽ mấp máy khi ông nói với chính mình: “Đấy là di chúc và lời trối trăng cuối cùng của con bé, và mình đã lãng quên quá lâu!”.


Hai điếu xì gà to nâu của Hamlin và Avery đã tàn, nhưng họ vẫn ngậm giữa hai hàm răng và chờ đợi, trong khi họ cảm thấy lạ lùng với vẻ mặt lơ đãng của ông Giám đốc.


Cuối cùng, thình lình ông nói với họ:


— Thưa hai ông, tôi đã ký chuẩn y cho cuộc đất Elias Denny để được đăng ký. Sở này sẽ không xem mảnh đất các ông xin là hợp pháp.


Ông ngừng một lúc, và rồi, dang tay ra theo cách những người thời xưa tham dự các buổi tranh luận, ông tuyên bố tinh thần của Phán Quyết mới — Phán Quyết sau này sẽ đẩy bọn cá mập đất vào đường cùng và đóng dấu an lành ổn định cho hàng nghìn gia đình. Ông tiếp tục, với ánh trong sáng dịu dàng trên gương mặt:


— Và, thêm nữa, các ông có thể cần biết rằng từ bây giờ trở đi, Sở này sẽ xem một cuộc đất đã điều tra do Bang này cấp chủ quyền cho những người đã khai phá từ đất hoang vu — đất cấp đúng tình, được an cư đúng tình, và được để kế thừa đúng tình cho con cái của họ hay sang nhượng đúng tình cho người mua vô tội — khi cuộc đất như thế, dù là có vượt qua những số đo, sẽ dựa trên bất kỳ cơ sở thiên nhiên nào mắt người nhận ra được, và được quy định theo cơ sở đó, và sẽ được xem là đúng lý và hợp pháp. Những trẻ em của Bang này sẽ được ngủ êm ấm mỗi đêm, và những đồn đại về chủ quyền đất sẽ không làm cho chúng bấn rộn.


Ông Giám đốc kết luận:


— Vì lẽ, đấy là Vương quốc của Thiên đàng.


Trong bầu yên tĩnh theo sau đấy, một tiếng cười vọng lên từ phòng đăng ký ở tầng dưới. Một thư ký đã mang hồ sơ Elias Denny xuống, đang chỉ cho những nhân viên khác xem. Anh nói vui nhộn:


— Xem này, ông già đã quên tên ông rồi. Ông ấy viết: “Cấp đăng ký cho người có giấy chủ quyền tiên khởi”, và ông ký là “Georgia Summerfield, Giám đốc”.


Lời phát biểu của ông Giám đốc không làm vương bận đầu óc cố chấp của Hamlin và Avery. Họ mỉm cười, đứng dậy thanh thản, trao đổi với nhau về thể thao và thời tiết. Họ đốt điếu xì gà to nâu mới, rồi bước ra một cách lịch sự. Nhưng sau đấy, họ khiếu nại với toà án. Nhưng theo lời báo chí tường thuật, toà án đã “giũa họ một trận lạnh lùng”, và chuẩn y Phán Quyết của ông Giám đốc Sở Địa chính.


Rồi Phán Quyết này trở thành Tiền Lệ, và những Người Định cư Thực sự lồng khung nó, và dạy cho con cái của họ tập đọc nó, và mọi giấc ngủ đều êm đềm từ những cây thông cho đến bụi rậm, và từ đồng cỏ cho đến con sông to nâu nằm về phía Bắc.


Nhưng tôi nghĩ, và tôi đoan chắc ông Giám đốc không bao giờ phủ nhận, rằng không nhất thiết đúng chăng Kampfer là công cụ của định mệnh, không nhất thiết đúng chăng đường vẽ con sông Chiquito đã được in vỗ lên bản đồ thành gương mặt ngọt ngào đáng nhớ, đã phát sinh “việc nào đấy tốt lành cho cả đám trẻ”, và kết quả này đáng được gọi là “Phán Quyết của Georgia”.






(1) Tiếng Anh: “scrip”, là giấy chính quyền thời đó ghi sẽ cấp đất theo một giá trị nào đó, mục đích chính để khuyến khích khai khẩn đất hoang vu.

Động cơ vĩnh cửu (12)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Buổi sáng có người đến gọi anh ra sân kho chữa máy, chị bảo anh sắp về, tôi ngồi chờ anh và “nghiên cứu” lại giáo án.


Lẽ ra tôi nên về ngay, về rồi đến, hoặc nhân tiện rẽ qua đâu đó lát quay lại; nhưng mặc dù trong đầu suy nghĩ rất rõ ràng như thế, hai chân vẫn đưa tôi vào nhà và đặt tôi xuống “góc học tập” và để tôi ngồi đấy chờ anh. Và tất cả sự mâu thuẫn “thân — ý” này tôi cũng ý thức được rất rõ ràng, và có cái gì đấy cứ nhủn ra trong bụng tôi, — tôi biết có cái gì rất không ổn. Đúng hơn, tôi biết rất rõ cái không ổn ấy là cái gì — vì không thể không biết cái ấy, nhưng còn có một cái gì ấy khác — chính cái này mới không rõ — đã âm thầm tác động và đặt tôi vào tình trạng biết cũng như không, và tệ hại nhất là mặc dù nó không thể hoàn toàn giữ được các ý nghĩ của tôi, nhưng nó đã giữ chân, giữ tay tôi theo một cơ chế nào đó bí hiểm nhưng lại vô cùng lợi hại, làm cho tôi cứ ngồi ì thúc thủ, y như đang nằm ì ra ngắm cái phào trên trần nhà, nghĩ là nó bằng thạch cao, hơi vui và hơi sợ nghĩ là nó có thể rơi trúng vào lưng mình, hơi háo hức và hơi sốt ruột lắng nghe tiếng nước xối róc rách trong buồng tắm. Tôi ngồi như Dương Văn Minh ngồi chờ giải phóng.


Tôi còn nhớ Giăng-giắc Rút-xô trong một khảo luận về giáo dục đã đưa ra ví dụ về một cái cây bị chắn không cho mọc thẳng lên; nó bèn mọc cong đi; rồi khi bỏ cái chắn, thì chỗ cong vẫn tiếp tục cong, nhưng đoạn sau, nó lại tiếp tục mọc thẳng. Lúc những bông hoa xuất hiện bên khung cửa sổ thì tôi thấy mình mọc thẳng ở ngay đằng sau người cắm hoa.


Và, có lẽ thế, tôi vẫn còn chưa ở đấy, thì người ấy, vẫn chưa quay lại, đã biết là lúc đấy tôi sẽ phải ở đấy.


Lúc chị quay lại, thong thả quay lại, tôi không thấy chị ngạc nhiên chút nào, chưa nói giật mình hay sửng sốt. Mắt chị đơn giản nhìn thẳng vào mắt tôi, và tôi — vẫn luôn nghĩ là mình sẽ bối rối lắm nếu bị đôi mắt này nhìn thẳng và gần và đơn giản như thế — ngạc nhiên thấy mình với một cảm giác dễ chịu sâu xa xâm chiếm dần và nhanh, đơn giản nhìn thẳng vào chúng. Rồi tôi lập tức hiểu là suốt trong những ngày này, thực ra tôi vẫn luôn nhìn vào chúng như vậy, — kể cả những lúc tôi ở bên cô giáo, — và đã không có cách quãng trong sự chuyển tiếp từ cái nhìn trong tâm tưởng ra cái nhìn quang học bây giờ.


Mắt đã trong mắt đến như thế rồi, thì chuyện những thứ vật lý trong nhau chỉ còn là sự tự động triển khai. Tôi đã đưa bàn tay tôi nắm lấy bàn tay chị, hay chị đưa tay chị nắm tay tôi? Bàn tay tôi — độc lập với tôi — đã tự động nắm lấy bàn tay chị, hay bàn tay chị — không liên quan đến chị nữa — tự nắm lấy tay tôi? Hay là cả hai — tôi và chị? Hay là cả hai bàn tay? Là tôi, là chị, là hai bàn tay, hay là có cái gì đó đang âm thầm vặn chúng tôi, vặn tay chúng tôi?


Môi chị, — đầy đặn và mọng đỏ, chắc là môi “trái tim”, nhưng tôi không thể nói gì lắm về chuyện này, căn bản tư duy hình học của tôi trước giờ vốn vẫn không thật hiểu lắm cách so sánh “môi — trái tim”, — hơi hé mở — trông tự nhiên, nhưng chắc không tự nhiên, vì lúc chúng tách nhau ra, tôi nghe có tiếng thở khẽ, nhưng hơi gấp, — lúc chúng tôi chạm vào nhau, để lộ màu trắng hạt gạo nếp sống của mấy chiếc răng cửa. Lúc ấy tôi đã có một cảm giác rất lạ lùng với ý nghĩ là từ trước tới giờ sao tôi đã chưa hề nghĩ đến chuyện có những người mà tôi rất quen và thường gặp, mà không hề nhận ra là mặc dù đã quen như vậy nhưng hóa ra tôi chưa bao giờ sờ vào họ, và ngay sau đây chắc tôi sẽ lập ngay ra một cái danh sách những người mà tôi chưa bao giờ sờ vào, và ở lần gặp đầu tiên kế tiếp, tôi sẽ chủ động sờ vào họ. Mũi tôi ngập ngụa mùi của tiếng thở ấy, mùi của tóc, mùi của da, mùi nồng nồng thông thường và không thông thường đang toát lên theo một cách thông thường và không thông thường từ một người đàn bà đang thông thường và không thông thường... — nói chung không thông thường thong thả hơn, và dần đều hơn, và có lẽ đậm đà và đúng bản chất hơn, so với bọn con gái nếu cũng ở trong bối cảnh này, — và chắc hẳn là cả những mùi cũng như vậy nhưng của chính tôi, và tôi không thể phân biệt được đấy là của tôi hay của chị. Tôi cao hẳn hơn chị, và tôi cúi xuống.


Một người cúi xuống, — động tác ấy có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, hay có thể nói theo cách khác, là có thể có nhiều nguyên do khác nhau khiến cho một người cúi xuống: mệt mỏi, người ta cũng cúi xuống; buồn, người ta cũng cúi xuống; đồng ý, người ta cũng cúi xuống; nhận lỗi, người ta cũng cúi xuống; khó xử, người ta cũng cúi xuống; nhìn lại mình, — vật lý và không vật lý, — người ta cũng cúi xuống...


Sẽ không bao giờ tôi biết được cụ thể đấy là cái gì, nhưng vào lúc cúi xuống ấy, ánh mắt tôi đã thoáng “nhìn” — cũng sẽ không bao giờ tôi biết được cụ thể đấy là nó thực sự đã nhìn thấy, hay nó chỉ cảm thấy, hay nhìn thấy trong tâm tưởng — xuống bàn tay tôi đang chặt chẽ nâng niu bàn tay chị.


Nâng như thế, thì cúi xuống tôi chỉ nhìn thấy bàn tay trái của chị. Nhưng vì bàn tay phải ấy là bàn tay tôi, cho nên tôi vẫn nhìn thấy nó.


Và có những điểm khác biệt hoàn toàn không hề khó nhận ra, nếu không muốn nói là lồ lộ ra, giữa bàn tay — dù là tay trái — một người đàn bà — dù là đàn bà — vẫn quen làm — chắc là từ nhỏ — những công việc vật lý, thật, cụ thể, đơn giản, bằng tay; và bàn tay — dù là tay phải — một cậu đàn ông — dù là đàn ông — không quen, mà nói là không biết cũng không sai nhiều, làm — cũng từ nhỏ — những công việc vật lý, thật, cụ thể, đơn giản, bằng tay.


Con Nga bạn thân nhất của tôi bảy tuổi đã yêu. Còn tôi mãi tới năm mười tuổi mới bắt đầu ve vãn một đứa. Nó lớn hơn tôi. Vú nó to và mềm mại, tôi và nó đều thích. Lúc hứng chí tôi hay bảo nó: “Ai bóc mà nên trắng, ai day mà nên tròn thế?” — Tôi và nó lại càng thích thú hơn. Nhưng bướm nó đã có lông. Một lần nó vạch ra cho tôi xem. Tôi bảo: “Mày bẩn quá!” Rồi tôi bỏ nó. Rồi phải đến mấy năm liền, tôi tránh cả bọn chúng nó. Cứ đứng, ngồi gần bọn con gái đấy, tôi lại thấy kinh kinh. Cho đến lúc tôi hiểu ra là tất cả bọn nó đều phải “bẩn” thế cả. Sau này nó lấy chồng, chồng nó đụt, mà hình như toàn đeo bao cao su vào ngón tay, hoặc ngón chân, cho nên chúng nó đẻ liên tục. Thỉnh thoảng gặp nó, thấy nó lôi thôi nheo nhóc quá, tôi lại bảo nó: “Đừng dỗi tao nữa nhá, hồi ấy tao sợ thật.” Rồi có bao nhiêu tiền, tôi lại móc hết ra cho nó: bọn con gái tây ham chơi, kể cả những đứa con nhà giàu, không hiểu sao vẫn rất thích những thằng đi chơi tiêu bằng tiền mặt, nên tôi luôn mang theo tương đối, quen rồi; trông thấy nhiều tiền, tôi thấy mắt nó mừng rỡ thật chân thành; nhưng nghe tôi nói, mặt nó vẫn đỏ bừng, đến tận đầu tai. Bọn này, công nhận rất buồn cười!


Hồi tôi đang còn kinh chúng nó, tôi được tặng sinh nhật một cái lồng bẫy của Việt Nam. Tôi lang thang mang lồng Việt Nam ra các công viên tây — thực ra những công viên này giống với vườn hoang hay rừng thưa hơn. Lồng bẫy có hai tầng. Tầng dưới có một con chim con sặc sỡ tôi mua ở cửa hàng động vật. Tầng trên tôi cài nhiều hoa, nhất là hoa tử đinh hương, và đặt một nửa quả chuối Công-gô nhập khẩu vàng ươm bóc dở thơm tho. Tôi treo lồng lên một cái cây có nhiều hoa đẹp rồi núp ở gần đấy hồi hộp đợi chờ.


Lũ chim kéo đến, bay lượn, đậu lên các cành cây, chuyện trò, đùa giỡn, trêu chọc nhau, cảnh tượng hết sức vui sướng và rộn ràng. Và rồi, kìa... có một con chui vào lồng ăn chuối...


“Phập!” — Điệp ơi mai anh lên chốn thành đô nhà xe rực rỡ...


Tôi reo hò mang chim về nhà. Chim bắt được tôi nhốt vào các lồng khác nhau mà lúc đầu thì tôi mua lần lượt còn sau thì mua sẵn dự trữ, và treo lung tung trong nhà. Hơi vướng víu, và còn bẩn nữa, nhưng tôi là con một, được chiều chuộng lắm.


Chắc bây giờ tôi sẽ vẫn tiếp tục bẫy chim, nếu như không có một lần, có một con chim nhỏ nhưng trông như người lớn bị sập bẫy. Nó có bộ lông nhiều màu nhưng không sặc sỡ, cái mỏ nhỏ nhọn hoắt cứng cỏi, và đôi mắt to, đen, giận dữ. Lúc tôi reo mừng chạy đến thì bộ lông đẹp của nó đã bề bộn, tan tác, nhiều chiếc lông nhỏ bóng mịn đã rụng rơi bên trong lồng. Nó nhỏ bé và yếu hẳn hơn so với nhiều con khác tôi bẫy được, nhưng trông nó tuyệt nhiên không có vẻ nhớn nhác hốt hoảng như bọn kia. Hình như khóe miệng nó tứa máu. Nó cứ đâm bổ vào nan lồng cứng, bật trở lại, lại xông vào...


Không biết đấy có phải là sự yếu đuối không, hay là một cái gì khác, cho đến bây giờ tôi vẫn không biết, nhưng lúc đấy tôi đã mở lồng cho nó bay ra. Tần ngần một lúc, tôi thả nốt cả con chim mồi, rồi, vẫn tiếc cái lồng đẹp, tôi không bẻ gãy, mà quăng nguyên nó ra giữa hồ nước trong. Tối hôm ấy tôi thả hết lũ chim ở nhà.


Về sau tôi mới biết là chuyện con chim nhỏ bị sập bẫy này sẽ mãi mãi không bị tôi quên đi như nhiều chuyện, nhất là chuyện tôi chơi, khác. Nhiều lúc, lẽ ra đã phải vội vàng lên giường, thì tôi cứ mặc kệ bạn đấy, đóng cửa ngồi trong buồng tắm, buồn bã, sụt sịt, cho đến lúc mắt đã ráo hoảnh mới thôi. Thậm chí bọn nó đã đồn nhau là tôi đã bắt đầu phải dùng thuốc; tôi cũng chả giải thích gì.


Nhưng cái bàn tay ấy thì hoàn toàn không thật giống như “bướm lông” và “chim dũng cảm” ngày xưa. Thực ra, có một cái gì đó sâu xa ở trong tôi, — dù vẫn không biết là gì nhưng tôi luôn vô cùng biết ơn, — đã hết sức cố gắng để nâng nó lên thành một thứ như thế. Và với thứ ấy, tôi đã có thể ghé xuống một bên tai chị, và thì thầm: “Em thật sự xin lỗi...”


Ra khỏi nhà chị, tôi bước gấp gáp. Tôi quý mến anh... và ham muốn chị. Lúc này tôi vừa có cảm giác thật vui, mặc dù tôi biết là tôi đang cố làm phồng nó thêm lên, chứ thực chất nó cũng không thật nhiều như vậy; lại vừa đang rạo rực hết cả ruột gan: tôi nhìn thấy tôi đang bế chị lên... Hai chân tôi đã tự động chạy từ lúc nào không biết: một là... khoảng cách luôn là cái sự ngại hàng đầu đối với một người muốn đi đến — hay quay trở lại — một chỗ; hai là... — chắc vậy — như các bác sĩ vẫn thường khuyên bọn rối loạn cường dương: “hãy tập thể thao”.


Không đến mức như ở vào chính cái thời khắc bấn loạn ấy, nhưng sau này, mỗi khi nghĩ đến chị, ruột gan tôi vẫn còn tiếp tục nhộn nhạo. Chuyện này thật sự chỉ hết hẳn khi năm năm sau, tôi gặp lại chị ở Hà Nội. Hai anh chị đã bán bớt đất, vườn, ra đấy thuê nhà, chị mở một cửa hàng bán đủ thứ từ dầu gội đầu, nước mắm, cho đến bánh cốm; bán buôn cũng tốt; còn anh lúc ấy đã học được mấy năm đại học.


Chỉ năm tháng, tôi sẽ có một buồng gan mới. Mười ngày hoặc hai tuần, tôi sẽ có một cái lưỡi mới. Hai mươi năm, tôi sẽ có một quả tim mới. Hai hay ba tuần, tôi sẽ có một lá phổi mới. Mười năm, tôi sẽ có một bộ xương mới. Hai đến bốn tuần, tôi sẽ có một làn da mới. Nhiều nhất sáu năm, tôi sẽ có một mái tóc mới. Cùng lắm là ba ngày, tôi sẽ có một cỗ lòng mới...


Hình như chỉ có bộ não và cặp mắt là sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời.


Các tế bào tạo nên tôi đang âm thầm thay mới với tốc độ không đồng đều. Và nếu chúng đồng đều với tổng thời lượng như chúng không đồng đều, — tức là nếu tính trung bình, — thì chỉ sau mười năm, tôi đã hoàn toàn biến mất, và ở "đấy" sẽ hiện ra một người hoàn toàn khác.


Và năm năm — sẽ tức là một nửa đời người.


Năm năm, thừa đủ để biến một thiếu nữ thành một bà già. Chị thì chưa thành bà già, nhưng gặp lại, tôi thấy chị không khác gì những bà bán hàng khác. Mắt chị vẫn mở to nhìn tôi, nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác gì với cái nhìn của các bà bán hàng. Lúc ấy cửa hàng đông, chị đảm đang và vui tươi. Tất cả những cái đấy tôi biết là đều có nét đẹp. Nhưng căn bản trong tôi vẫn luôn có hình ảnh một người đàn bà trẻ đẹp mặn mà đang tỉa hoa trong một khu vườn đẹp ở nông thôn.


Nhưng vẫn có hoa. Trong nhà, ba bông hồng tươi tắn vẫn cắm trong lọ — đúng cái lọ “phố cũ” ấy — lặng lẽ bên khung cửa sổ.


Năm năm, cuối cùng thì thật ra có thật không?


Lúc ra về, nhìn vào mắt chị, tôi biết là giữa cái nhìn của tôi lúc đến và cái nhìn của tôi bây giờ, lúc đi, đã có nhiều sự thay đổi, và chị đã muốn như thế, chị mong là sẽ như thế, và bây giờ chị đã biết là nó đã như thế, và trong lòng chúng tôi đều đang có cùng một cảm giác thật ấm áp. Bất giác, tôi lại nắm tay chị; chắc chị cũng biết là tôi sẽ làm như thế; tôi không còn thấy tôi bế chị, nhưng tôi thấy bàn tay ấy thật gần gũi và thân thiết.


“Nhật Linh,


Xa em quá và xa lâu quá. Nhưng xa là xa, dù là một dặm hay là một ngàn dặm thì cũng đâu khác gì — đấy là sự an ủi tuyệt vời đối với một người sẽ phải chuyển tàu chợ chuyển xe hàng và bay mười mấy tiếng đồng hồ thì mới có thể được nhìn thấy em. Nếu điều này sẽ làm em vui: anh đang y hệt như một chàng hoàng tử hành hương, nhọc nhằn với hạt đậu trong giày, đói và lạnh y như hai chữ Trinh Trắng — hay như bất kỳ một Đức Hạnh nào...


(Còn tiếp)

Động cơ vĩnh cửu (11)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nếu ở thời điểm này bỗng nhiên có ai hỏi tôi về người mà tôi thích nhất, kiểu gì tôi cũng nói đấy là Đào Phò.


Và chuyện đấy hoàn toàn không có nghĩa là nó là người mà tôi thích nhất. Tôi hiểu như thế, và nó, — vì là cái người mà tôi sẽ nói đến ở trên, — cũng hiểu như thế, và hiểu là tôi cũng hiểu là nó hiểu như thế.


Nhưng còn chuyện vì sao chuyện này lại như thế, nếu như có ai trong chúng tôi hiểu, thì chắc chỉ có nó, còn tôi thì không. Tôi chỉ biết chắc là sẽ thế, còn như bây giờ thì tôi vẫn không hiểu tại sao lại thế. Vẫn có những chuyện như thế. Và những chuyện đó, nó thường giỏi hơn tôi.


Nếu hỏi tôi Đào Phò có thuộc loại rất thông minh không, thì tôi sẽ nhún vai.


Không phải vì tôi thấy nó không “rất thông minh”, mà thật sự tôi không biết trả lời thế nào: vì tôi không biết, — mặc dù với câu hỏi tương tự, thì với một số người khác, tôi vẫn có thể có câu trả lời khẳng định “có — không” được ngay: đấy là những người có cấu trúc tư duy theo kiểu giống tôi. Chuyện này dễ hiểu: nói chung khó dùng thước kẻ để đo thời gian, và khó dùng đồng hồ để đo khoảng cách.


Những gì tôi có thể khẳng định, là đầu óc nó thuộc loại rất sinh động, rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng lên người khác.


Trước khi chơi với Đào Phò, tư duy của tôi tập trung và vì vậy đơn giản hơn, một chút; và vì vậy sống đơn giản hơn, một chút.


Tôi đã sống phức tạp, đã thích nhiều — nếu không muốn nói là quá nhiều so với tương quan chung — thứ, và cứ thích gì là nhiệt thành tham gia nấy; rồi theo một cách tự động thế nào đấy, những thứ đấy cứ tập trung dần dần lại chỉ còn một số thứ; rồi trong số còn lại đó dần dần hình thành thứ tự ưu tiên. Tôi cứ lẳng lặng theo dõi chúng, thấy quá trình này hợp lý, và tôi thấy yên tâm.


Nhưng Đào Phò xuất hiện, và dần dần, tôi ngờ ngợ nhận ra là hình như tôi bắt đầu lại băn khoăn ngược trở lại với một số thứ đã từng rơi rụng trước đây. Được cái, có lẽ cái quá trình mà tôi đã trải qua khi đó đã đúng là hợp lý thật, cho nên chuyện này cũng chỉ dừng ở đấy, và thật sự thì cho đến giờ vẫn chưa có gì được “hồi” lại hơn mức hơi băn khoăn, rồi thôi. Chuyện này càng làm tôi phấn khởi; chỉ hơi lăn tăn, là không hiểu nó có biết là tôi như thế không? — Không phải là tôi ngượng nếu nó biết, mà là tò mò về mức độ tinh ý của nó. Như tôi đã nói, nó sinh động lắm.


Tuy nhiên, tôi cũng đã nói: nó dễ gây ảnh hưởng, và thứ vật chất đang hình hài nên tôi tại thời điểm này thì chưa phải là xá lị, cho nên tôi vẫn bị ảnh hưởng từ nó theo một cách khác.


Tôi là người làm khoa học và kể từ khi đã “định hình” như vậy thì tôi luôn nghĩ, luôn tin là chỉ có một số người cũng làm những việc theo chiều hướng như thế là có ảnh hưởng nhất đến sự tiến hóa; và dù chẳng bao giờ có thể thành được người như thế, thì tôi cũng vẫn sẽ yên tâm đi theo hướng đấy; — vì đấy là hướng tiến hóa.


Bây giờ tôi vẫn yên tâm, — về phương diện này thì tôi không bị ảnh hưởng gì, — nhưng tôi hiểu là từ lúc nào đó tôi đã tự động cộng thêm vào chỗ những người ảnh hưởng nhất kia thêm một loại nữa, có vẻ như hoàn toàn không giống với các mẫu trước. Những nhận thức kiểu này, với tôi, chưa bao giờ là chuyện nghĩ cho vui, nên tôi đã để ý một cách hết sức cẩn thận.


Một lần Đào Phò đến kéo tôi đi uống rượu, hay như nó vẫn gọi: “đi ầu-ía”. Đi uống với nó cũng thú lắm. Uể oải và dễ chịu, tôi ngồi nghịch tay cái Lan Cải, thỉnh thoảng đưa mấy ngón lên cắn nhè nhẹ — nó sẽ nhăn nhó, xuýt xoa: “Ôi, Tra-li...”, — và nhìn Đào Phò — mi cong chớp chớp, mắt ướt át, mơ màng, nhưng tỉnh queo, mặc dù đã uống tương đối: nó và tôi, cả cái Lan đều uống rất tốt — đang say sưa bá vai bá cổ, kể chuyện cho mấy đứa con gái khác nghe:


“... Ngươi hãy làm một con thuyền lớn bằng gỗ bách; ngươi sẽ làm các phòng trong con thuyền lớn, và sẽ quét nó bên trong và bên ngoài bằng dầu nhựa đen.


Và đây là cách mà ngươi sẽ làm nó: chiều dài của con thuyền lớn sẽ là ba trăm cu-bít, bề rộng của nó năm mươi cu-bít, và chiều cao của nó ba mươi cu-bít.


Ngươi sẽ làm một cửa sổ cho con thuyền lớn, và ở khoảng cách một cu-bít ngươi sẽ hoàn thành nó ở phía trên; và cánh cửa của chiếc thuyền lớn ngươi sẽ bố trí ở bên cạnh của nó; cùng với tầng trệt, tầng thứ hai, và tầng thứ ba ngươi sẽ làm nó...”


Là Nạn Hồng Thủy, Nô-ê, chương 6, quyển đầu, Cựu Ước. Tôi nói chuyện thì biết là nó hầu như chưa hề nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng nói về đọc Kinh Thánh, nhớ Kinh Thánh, và cóp-bết trúng chỗ, thì quả thật tôi chưa hề gặp ai như nó. Bản thân tôi, hồi còn đi học, với những môn mà mình không quan tâm mấy, tôi vẫn đi thi theo kiểu đọc nhanh, ghi nhớ nhanh — và máy móc, — vào thời điểm sát nút — thường là đêm trước hôm thi, — rồi ào đến phòng thi, thi nhanh — trong lúc chưa kịp quên, — rồi quên nhanh, quên sạch. Tôi là người Việt Nam, cho nên việc học gạo với tôi không phải là rất quen, mà là một sở trường. Nhưng Kinh Thánh, tức là cả hơn hai nghìn trang, cổ văn Anh ngữ... chuyện này nghĩ thế nào cũng khó hình dung!


Nó còn kể nhiều cho bọn con gái nghe, nhưng hôm ấy, về nhà rồi, không hiểu sao ý nghĩ của tôi cứ níu mãi lấy Nạn Hồng Thủy. Rồi tôi hiểu, chuyện đấy liên quan đến thứ mà tôi vẫn xếp ở đó “để lăn tăn tiếp” — và với thứ tự ưu tiên cao.


Nếu bây giờ Chúa hiện ra và bảo tôi phải đóng một chiếc tàu to thì sao?


Tôi sẽ không đóng.


Tôi biết chắc thế.


Loại người như tôi, chăm thì cũng ít ai bằng, mà lười thì cũng vào hàng thiên hạ đệ nhất.


Nếu bây giờ Chúa bảo tôi là cái khoa học mà tôi đang nghiên cứu, đến cái thời điểm đấy, thời điểm đấy... mà không ra, thì sẽ Nạn Hồng Thủy; thì chả cần hình dung cũng biết tôi sẽ là người quên ăn quên ngủ đến đâu.


Nhưng đóng một cái tàu...


Sao Chúa không kiếm mấy thằng Hàn Quốc?


Những người mặt nạc, đóm dày,

Mo nang trôi sấp, biết ngày nào khôn?

Những người ti hí mắt lươn,

Giai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.


Giống người mặt nạc đóm dày ti hí mắt lươn ấy, cho nó tí tiền, bảo nó đi bắn thuê giết thuê nó cũng hùng hục đi ngay, nữa là đóng một cái tàu.


Chứ như tôi... tôi bất giác xòe hai bàn tay, xoay qua, xoay lại, ngắm nghía:


Thông minh, học giỏi, anh tài,

Ngón nhỏ mà dài tựa đọt hành non.


Mà lại đi hì hục đóng một cái tàu?..


Khồng, kiểu gì tôi cũng sẽ không đóng, ngại lắm.


Tôi sẽ bơi cùng với những người khác; tôi bơi giỏi, không hiểu sao tôi lại nghĩ luôn, một cách chắc chắn, là tôi sẽ bơi cùng Đào Phò, và chắc tôi sẽ đỡ thêm vài đứa con gái yếu — nó thì vài đứa con gái xinh, — cho đến lúc chìm hết, chìm đàng hoàng.


Còn khoa học dang dở?


Lần này, chỗ này, coi như ít duyên; còn duyên thì sẽ còn lần khác, chỗ khác, — tôi luôn tin, đến mức giống như biết, là có luân hồi.


Còn nếu Chúa bảo Đào Phò đóng tàu?


Nó sẽ không đóng.


Tôi biết chắc thế.


Nhưng để có một cái tàu, thì ngoài cách tự đóng, còn có thể đi xin, có thể ăn cắp, ăn cướp, có thể tìm cách mua bán, đổi chác. Đào Phò, nó có thể sử dụng tất cả mọi cách — chỉ trừ tự đóng — để có một cái tàu.


Nhưng tàu đấy, tất nhiên, không phải tàu theo mẫu Chúa bảo.


Không sao, nó sẽ say mê tút cái tàu ăn xin ăn cắp ăn cướp mua bán đổi chác ấy — như đã tút ô-tô của nó — cho đến bao giờ thành đúng như cái Chúa muốn thì thôi.


Tai quặp về trước, bủm tròn,

Không cháu tể tướng, cũng con anh tài.


Quả thật, nếu thật tâm muốn loài người tiếp tục tiến hóa, thì trong trường hợp này Chúa sẽ chọn một thằng như thế: cứ nhìn hai cái tai bủm tròn của nó mà xem.


Thậm chí, tôi tin luôn, là nếu Chúa quyết định thận trọng hơn — không biết Chúa thì có cần phải thận trọng theo kiểu chúng ta thế không, và chọn ra một số ứng cử viên đóng tàu, trước khi chọn một. Thì rốt cuộc Ngài cũng sẽ vẫn chọn Đào Phò.


Vì nếu để Đào Phò ở trong một thành phố bị phong tỏa — kiểu Lê-nin-grát, hay ở trên một con tàu đắm — kiểu Pô-dê-đông hay Tai-ta-ních, thì dù có chết hết và biết chắc là sẽ chết hết, kiểu gì một thằng yêu bánh trôi bánh chay không phải vì bánh trôi bánh chay mà vì câu chuyện về Tết Hàn Thực như nó cũng vẫn sẽ trở thành một chỗ dựa cuối cùng cho nhiều những người khác. Nó sẽ như thế, và hoàn toàn không phải vì bản tính nó tốt đẹp cao thượng hiền lương... gì cả. Không có gì giống như vậy cả. Chỉ đơn giản, là ở trong “cái tôi phò phạch” của nó luôn có một thứ gì đó, trong mọi hoàn cảnh, ở mọi chỗ, mọi lúc, luôn ép nó phải cố làm cho được những thứ “hay ho” hơn so với chung quanh. Một hảo hán ở trên boong Pô-dê-đông, trong trường hợp này, cũng hoàn toàn không khác gì với một giọng ca đỉnh ở trong buồng ka-ra-ô-kê — nếu như nó buộc phải đi hát ka-ra-ô-kê: một thứ mà nó vốn ghét cay ghét đắng và mỗi lần nhắc đến vẫn thường lầm bầm chửi “giải phản Nô-ben dành cho lũ lợn tự mổ bụng”.


Nếu tàu đắm, những người khác — biết xuồng không đủ cho tất cả — tranh nhau chỗ trên xuồng để chạy, và nó cứ ở lại — vì thấy như thế “hay ho” hơn, và có ai đó — nói chung là gái — sẽ bảo nó cái gì đó kiểu: “Một cánh én không làm nổi mùa xuân”, nó sẽ nghênh ngáo nhìn người ta, bảo: “Xuân thì đến hẹn lại lên, có đ’ gì hay? Một con én to, thì khác, nhá!”


Buổi sáng, sớm tinh mơ — hôm ấy chắc còn sớm hơn cả sớm tinh mơ thông thường, vẫn là sớm so với nhiều người khác, của tôi, — tôi ngủ dậy thì đã thấy nó ngồi trong phòng khách — bọn nó đều có chìa khóa và vẫn ra vào nhà tôi như chủ nhân, người nhà cũng quen cả và đã quen như thế, lại cũng đều quý chúng nó lắm, vì chúng đều cởi mở và khiêm nhường, — hốc hác, xộc xệch, có thể nói là bẩn thỉu, và thơm phức... — tôi biết thằng này càng bẩn thì càng xịt nhiều chất thơm, tiếng hát át tiếng bom, — nhưng tỉnh queo, và ổn định: đang chăm chú tính toán cái gì đó trên giấy, như đã ngồi “nghiên cứu” như thế suốt từ đêm hôm qua...


(Còn nữa)

Khi người ngủ thức dậy (7)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Hơn cả mười hai tá năm.


Ông đã phát cáu với từ ngữ lạ. "Hơn cả một cái gì?"


Hai người trong bọn họ đã cùng nói. Những sự lưu ý nhanh nào đó đã được làm về "thập phân" ông đã không bắt kịp.


— Các anh đã nói bao lâu? — Graham hỏi. — Bao lâu? Đừng nhìn như thế. Hãy nói với tôi.


Giữa những sự lưu ý bằng một giọng nói nhỏ, tai ông đã bắt kịp sáu từ: "Hơn là một đôi thế kỷ."


— Cái gì? — ông kêu lên, quay về phía chàng thanh niên người ông nghĩ đã nói. — Ai nói..? Thế là cái gì? Một đôi thế kỷ!


— Vâng, — người có râu đỏ nói. — Hai trăm năm.


Graham đã lặp lại những từ ngữ. Ông đã chuẩn bị để nghe về một giấc ngủ rất lớn, và mặc dầu vậy những thế kỷ cụ thể này vẫn đánh bại ông.


— Hai trăm năm, — ông đã nói một lần nữa, cùng với sự mường tượng về một vực thẳm vãi linh hồn đang mở ra một cách vô cùng chậm chạp trong trí não ông; và rồi, — Ồ.., nhưng..!


Họ đã không nói gì.


— Các anh... các anh đã nói..?


— Hai trăm năm. Hai thế kỷ của các năm, — người có râu đỏ nói.


Đã có một sự tạm dừng. Graham đã nhìn vào những khuôn mặt của họ và đã thấy là cái ông đã nghe đã quả thực là sự thực.


— Nhưng nó không thể thế, — ông nói một cách càu nhàu. — Tôi đang nằm mơ. Những sự hôn mê. Những sự hôn mê không kéo dài. Chuyện đấy không đúng... đây là một chuyện đùa các anh đã giở ra với tôi! Hãy nói với tôi... vài hôm trước, chắc thế, tôi đang đi bộ dọc theo bờ biển của Cornwall..?


Giọng nói của ông không đủ cho ông.


Người có râu hoe hoe đã lưỡng lự. "Tôi không giỏi lịch sử lắm, thưa ngài," anh ta nói yếu ớt, và đã nhìn thoáng qua vào những người khác.


— Nó là thế, thưa ngài, — cậu trai trẻ nói. — Boscastle, ở Đất phong tước công cũ của Cornwall — nó ở địa hạt phía tây nam tận bên kia những đồng cỏ nuôi bò sữa. Có một căn nhà vẫn còn ở đó. Tôi đã ở đó.


— Boscastle! — Graham đã hướng những con mắt ông về phía chàng trai trẻ. — Đúng là nó... Boscastle. Boscastle bé nhỏ. Tôi đã rơi vào giấc ngủ... ở đâu đó ở đó. Tôi không nhớ chính xác. Tôi không nhớ chính xác.


Ông ấn ấn lông mày ông và thì thầm, "Hơn hai trăm năm!"


Ông đã bắt đầu nói nhanh cùng với một gương mặt co rúm, nhưng trái tim ông đã lạnh ở bên trong ông. "Nhưng nếu nó là hai năm trăm, mỗi người tôi biết, mỗi một con người mà tôi đã từng thấy hoặc đã nói chuyện trước khi tôi đã đi ngủ, phải đã chết."


Họ đã không trả lời ông.


— Nữ Hoàng và Hoàng Gia, các Bộ Trưởng của bà, của Giáo Hội và Quốc Gia. Cao và thấp, giàu và nghèo, cái này và cái khác... Có còn Nước Anh không?.. Nó thật dễ chịu! Luân-đôn còn không? Hả... Đây là Luân-đôn, hả? Và anh là trợ-lý-chăm-sóc của tôi; trợ-lý-chăm-sóc. Và những người này..? Hả? Cũng là các trợ-lý-chăm-sóc?


Ông đã ngồi cùng với một cái nhìn chằm chằm hốc hác trên gương mặt ông. "Nhưng sao tôi ở đây? Không! Đừng nói. Hãy yên lặng. Để tôi..."


Ông ngồi im lặng, dụi mắt ông, và, hé chúng ra, thấy một chiếc ly thủy tinh nhỏ nữa chứa chất lỏng hơi hồng hồng đã được giữ về phía ông. Ông uống liều thuốc. Nó đã hầu như ngay lập tức có tác dụng. Ngay khi uống nó ông bắt đầu khóc một cách tự nhiên và tỉnh táo.


Ngay sau đó ông đã nhìn vào những khuôn mặt họ, bất ngờ cười qua những giọt lệ của ông, một cách hơi ngây ngô. "Nhưng — hai — trăm — năm!" ông nói. Ông nhăn nhó một cách cuồng loạn và lại che mặt mình một lần nữa.


Sau một khoảng thời gian ông đã trở nên bình tĩnh. Ông ngồi lên, những bàn tay ông vắt qua đầu gối ông trong hầu như chính xác cùng một dáng dấp trong đó Isbister đã tìm thấy ông ở trên vách đá tại Pentargen. Sự chú ý của ông đã bị thu hút bởi một giọng nói độc đoán nặng nề, những bước chân của một nhân vật đang tiến đến. "Các anh đang làm gì vậy? Vì sao tôi không được thông báo? Có chắc các anh nói được không? Một ai đó sẽ phải bị xử lý vì việc này. Người này phải được giữ yên lặng. Những khung cửa đã đóng chưa? Tất cả cửa? Ông ấy phải được giữ yên lặng một cách hoàn hảo. Không được nói với ông ấy. Ông ấy có nói gì không?"


Người có râu vàng hoe đã làm một sự lưu ý không thể nghe thấy nào đó, và Graham nhìn qua bờ vai anh ta thấy một người rất lùn, béo tốt, và không có râu rậm, với cái mũi chim ưng và cổ và cằm nặng nề, đang lại gần. Cặp lông mày rất đen dày và hơi xếch, hầu như gặp nhau ở trên mũi và trên cặp mắt sâu màu xám lồi ra của y, làm cho gương mặt y có một vẻ ghê gớm một cách kỳ cục. Y lập tức quắc mắt nhìn Graham và rồi sự lưu ý của y đã quay lại tới người có bộ râu hoe hoe. "Những người khác này," y nói bằng giọng cáu kỉnh hết mức. "Các anh tốt nhất nên đi."


— Đi? — người râu đỏ nói.


— Tất nhiên... đi ngay bây giờ. Nhưng hãy thấy cửa đã được đóng lúc các anh đi.


Hai người được nói đến đã quay đi một cách ngoan ngoãn, sau một cái nhìn thoáng qua miễn cưỡng vào Graham, và thay vì đi qua cổng tò vò như ông đã nghĩ, đã đi bộ thẳng tới bức tường kín của căn hộ đối diện với cổng tò vò. Và lúc đó đã xảy ra một thứ lạ lùng; một mảnh dài của bức tường trông bề ngoài rắn chắc này đã cuộn lên với tiếng tách tách, đã treo phía trên hai người đang rút lui và đã rơi xuống một lần nữa, và ngay lập tức Graham đã ở một mình cùng với người mới đến và người mặc áo choàng tía có bộ râu hoe hoe.


Trong một lúc người thấp đậm đã không thể hiện một sự nhận biết nhẹ nhất nào về Graham, mà đã tiếp tục hỏi dò người kia — có thể nhận thấy là thuộc hạ của y — về việc giải quyết phí tổn của họ. Y nói một cách rõ ràng, nhưng trong các cụm từ chỉ một phần dễ hiểu được với Graham. Việc tỉnh dậy đã dường như không chỉ là một chuyện gây bất ngờ mà còn khiếp đảm và khó chịu đối với y. Y hiển nhiên một cách sâu sắc đã bị kích động.


— Anh không cần làm xáo trộn đầu óc ông ấy bằng cách nói với ông ấy mọi thứ, — y lặp đi lặp lại. — Anh không cần làm xáo trộn đầu óc ông ấy.


Những câu hỏi của y đã được trả lời, y đã quay nhanh lại và nhìn chằm chằm vào người ngủ đã thức dậy cùng với một sự biểu hiện tối nghĩa.


— Cảm thấy lạ kỳ? — y hỏi.


— Rất lạ kỳ.


— Thế giới, cái ông thấy trong nó, hóa ra kỳ lạ đối với ông?


— Tôi cho là tôi phải sống trong nó, kỳ lạ như nó là.


— Tôi cho là như vậy, ngay bây giờ.


— Trước hết, tôi có nên có vài thứ quần áo?


— Họ... — người thấp đậm nói và ngừng lại, và người có râu hoe hoe đã gặp mắt y nhìn và đã đi xa ra. — Ông sẽ rất nhanh chóng có quần áo, — người thấp đậm nói.


— Cái đấy thực sự quả thực là, là tôi đã ngủ hai trăm..? — Graham hỏi.


— Họ đã nói với ông thế, họ có nói không? Hai trăm linh ba năm, đúng như thực tế.


Graham đã chấp nhận cái không còn gì để bàn cãi bây giờ bằng những hàng lông mày dướn lên và cái miệng mím xuống. Ông đã ngồi im lặng trong một khoảnh khắc, và rồi đã hỏi một câu, "Có một cái cối xay hoặc đi-na-mô ở gần đây không?" Ông đã không chờ một câu trả lời. “Mọi thứ đã thay đổi một cách kinh khủng, tôi cho là thế?" ông nói.


— Tiếng la hét ấy là cái gì? — ông hỏi đột ngột.


(to be cont.)