Cùng Bộ Công Thương giải các bài toán lớp 5 về bauxite

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


(Căn cứ vào nội dung văn bản của Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương (CT) đề 29/3/2015)

1/ Bài toán “lỗ kế hoạch” đã từng được dùng ở số nhà 54, phố Hai Bà Trưng, Hà Nội từ thời bao cấp (trước năm 1986), khi giá bán điện, hay giá bán than được Chính phủ qui định, nên có những năm ngành điện hay ngành than phải có chỉ tiêu “lỗ kế hoạch”. Cả hai dự án alumina trên Tây Nguyên được triển khai theo cơ chế thị trường. Khái niệm “lỗ kế hoạch” cần được hiểu là “lỗ thật” đã được lập kế hoạch từ trước. Như vậy, để dư luận tin vào đáp số về “lỗ kế hoạch”, ít nhất Bộ CT nên thông báo cụ thể các con số: sản lượng sản xuất alumina, giá thành của sản phẩm alumina (chi phí sản xuất), sản lượng tiêu thụ alumina và giá bán của alumina v.v. Không nên lấy lý do “bí mật kinh doanh” để giấu lỗ trước Thủ tướng. Một khi đã “lỗ kế hoạch” thì chẳng cần “bí mật” làm gì! Càng công khai, khách hàng càng “thông cảm” mua giá cao.

2/ Bài toán thu hồi vốn của dự án Tân Rai: đáp số của Bộ CT “nộp” cho “thầy giáo” Quốc Hội là “lỗ 4 năm, thời gian thu hồi vốn 11,5 năm”.

Đầu bài được TKV công bố là: tổng vốn đầu tư của dự án Tân Rai là 15.200 tỷ VND; Sản lượng alumina năm 2017 (sau 4 năm “lỗ kế hoạch”) của Tân Rai (theo “sách trắng” của TKV) là 615.000 tấn. Như vậy, sau 4 năm “lỗ kế hoạch” mỗi năm dự án Tân Rai (hiện đang lỗ) sẽ có lãi bình quân sau thuế là:

15.200 tỷ đ : (11,5 năm - 4 năm) = 2.026,66667 tỷ VND/năm

Giả sử thuế thu nhập DN cũng được lập là “miễn thuế có kế hoạch”. Ít nhất, mỗi năm dự án Tân Rai phải có lãi gộp bình quân (bq) là 2.027 tỷ VND/năm (lấy số chẵn). Tương đương với lãi 94,26 triệu U$/năm, hay tương đương với lãi 153 U$/tấn.

Hiện nay, mức “lỗ kế hoạch” nếu tính đúng, tính đủ đang dao động (tùy theo sản lượng) từ 50÷90 U$/tấn.

Như vậy, đáp số trên của bộ CT chỉ được điểm 10 với hy vọng thày giáo vừa chấm bài vừa ngủ gật.

3/ Bài toán giá bán hay bài toán về tỷ lệ thuận/tỷ lệ nghịch: Bộ CT khẳng định “thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm dưới 4 năm” và “thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo” nhờ “giá bán alumina trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng”.

Trên thế giới, giá alumina tỷ lệ thuận với giá nhôm kim loại.

Giá nhôm kim loại trên thị trường thế giới (LME) b/q như sau: năm 2012- 2050,4 U$/tấn, năm 2013- 1888,2 U$/tấn, năm 2014- 1897,8 U$/tấn, còn 3 tháng đầu năm 2015 là 1814,1 U$/tấn.

Đáp án “chu kỳ tăng” nói trên của Bộ CT chỉ có thày giáo “quá chén” mới dám cho điểm 10.

4/ Bài toán “nộp ngân sách” của dự án Tân Rai: Bộ CT khẳng định “Ước tính, sau khi Dự án đi vào vận hành ổn định, số thuế, phí nộp ngân sách khoảng 430 tỷ đồng/năm, doanh thu của Dự án dự kiến sẽ đạt trên 4.000 tỷ đồng/năm”.

Bô-xít Tây Nguyên - Mọi con đường đều dẫn đến thua lỗ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TT - Ngày 28-3, tại buổi tọa đàm về dự án bôxit, nhiều chuyên gia đã khẳng định Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ, nhưng càng làm càng thua lỗ nặng.

clip_image002

Các bồn chưng cất khổng lồ tại tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) phục vụ ươm mầm hydrat điều chế alumin từ quặng bôxit - Ảnh: Mai Vinh

Buổi tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và con người (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN) tổ chức dựa trên các thông tin mới về triển vọng các dự án bôxit vừa được TKV đưa ra.

Càng sản xuất càng lỗ!

Qua đánh giá từ những số liệu do chính TKV cung cấp, TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, khẳng định TKV đã “sập bẫy giá rẻ”, dù vẫn cần cập nhật thêm tình hình và có đánh giá thực tế.

Cụ thể, theo phụ lục trong hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu chỉ cam kết về công suất là 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV. Mà giá trị 20.000 tấn/năm nhân với suất đầu tư bình quân khoảng 1.000 USD/tấn công suất, mức thiệt hại của VN lên tới 20 triệu USD. Doanh thu giảm hằng năm sẽ khoảng 5 triệu USD.

Bỏ thầu thấp, giá hợp đồng tăng

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban alumin Tổng công ty Khoáng sản VN, cho rằng Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp. Nhưng sau khi bỏ thầu xong, được VN chọn để ký EPC, giá hợp đồng lại tăng lên. Đặc biệt, theo ông Ban, công nghệ Trung Quốc tiêu hao nước, than, kiềm đều cao hơn mức các nước có công nghệ tiên tiến. Với thực thu alumin theo công nghệ Trung Quốc thiết kế chỉ đạt 85% trên quặng tinh, trong khi công nghệ tiên tiến 87%, theo ông Ban, với công suất 630.000 tấn/năm, tổn thất lên tới 40 triệu USD/năm. “Đó mới là chỉ tiêu ký kết, còn thực tế có đạt được mức nào cũng là vấn đề” - ông Ban nói. Đơn cử, nhà máy sau hai năm vận hành mới chỉ đạt công suất 75-80% công suất thiết kế nên theo ông Ban, chắc chắn lỗ vốn vì mọi chi phí trên 1 tấn sản phẩm tăng.

Mức tiêu hao quặng để sản xuất alumin bình quân trên thế giới là dưới 2 tấn/tấn (dưới 2 tấn quặng được 1 tấn alumin), trong khi mức cam kết của nhà thầu Trung Quốc là 2,737 tấn/tấn, tương đương 25 USD/tấn.

Với công suất hiện tại 630.000 tấn/năm, theo ông Sơn, mức chênh lệch này có thể lên tới 11,607 triệu USD/năm.

Chưa hết, theo ông Sơn, với số giờ hoạt động thực tế ít hơn so với cam kết, mức thiệt hại mỗi năm lên đến hàng trăm ngàn USD. Lấy bốn sai lệch chính, ông Sơn cho biết dự án Tân Rai thiệt hại khoảng 343 triệu USD.

Số tiền này, theo ông Sơn, đáng ra phải cộng vào giá nhà thầu Chalieco đưa ra để so sánh với nhà thầu khác. “Có thể nói giá VN trả cho nhà thầu Trung Quốc cao hơn giá trị thật khoảng 343 triệu USD” - ông Sơn khẳng định.

Dù TKV “tự hào” tuyên bố dự án bôxit Tây nguyên sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, nhưng các chuyên gia cho rằng con số lỗ hằng năm của dự án này đã không được đưa ra. Theo số liệu được TKV công bố, năm 2015 cả Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4.900 tỉ đồng.

Phân tích số liệu này, ông Sơn cho rằng giá bán sẽ khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn. Cứ cho chi phí từ năm 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao, giá thành phải là 8,6 triệu đồng/tấn, tức khoảng 403 USD/tấn, lỗ khoảng 56,7 USD/tấn.

Như vậy, nếu sản xuất đủ sản lượng 660.000 tấn trong năm 2015, mức lỗ sẽ khoảng 37,4 triệu USD!

Thấy lỗ từ bù giá điện

Chưa hết, dự án chế biến alumin thành nhôm cũng đã được xúc tiến, dự kiến sẽ đặt nhà máy gần Nhà máy alumin Nhân Cơ.

Theo phân tích của ông Nguyễn Thành Sơn, để triển khai dự án “nhôm kim loại Nhân Cơ”, nhà đầu tư đã yêu cầu Chính phủ cam kết cho mua điện với giá 5 cent/kWh trong vòng 10 năm. Với mức tiêu hao điện thấp nhất thế giới cho công nghệ chế biến alumin thành nhôm (12.900 kWh/tấn), theo ông Sơn, dự án nhôm kim loại Nhân Cơ công suất 450.000 tấn nhôm/năm sẽ phải mua 5,8 tỉ kWh/năm.

Và để có thêm 5,8 tỉ kWh/năm, EVN phải đầu tư thêm một dự án thủy điện công suất 1.933 MW với chi phí phải bỏ ra khoảng 3,8 tỉ USD (lớn hơn thủy điện Hòa Bình), hoặc một dự án nhiệt điện chạy than với chi phí đầu tư khoảng 830 triệu USD (lớn hơn nhiệt điện Phả Lại 2).

Đặc biệt, theo ông Sơn, với giá bán điện bình quân hiện nay của EVN là 1.622 đồng/kWh, tương đương khoảng 7,5 cent/kWh mà doanh nghiệp chế biến nhôm được hưởng giá 5 cent/kWh, tất cả người dùng điện sẽ phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại đủ 5,8 tỉ kWh/năm, tính ra là khoảng 145 triệu USD/năm (khoảng 3.000 tỉ đồng).

Công suất nhôm kim loại càng cao, bù lỗ càng lớn, dự án nhôm kim loại càng triển khai nhanh, càng sớm phải bù lỗ. “Có lẽ chưa có dự án nào đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay với mục đích xóa đói giảm nghèo của Nhà nước được bù lỗ “khủng” như vậy”- ông Sơn nói.

Dù dự án nhôm kim loại sẽ làm giảm lỗ cho các dự án alumin tối đa là 17,55 triệu USD/năm, nhưng theo ông Sơn, những người dùng điện VN phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại 145 triệu USD/năm, tức gấp hơn 8 lần!

Trong khi đó, chuyên gia Tô Văn Trường, nguyên viện trưởng Viện Quy hoạch nông nghiệp VN, cho rằng Bộ Công thương và TKV đã không phân biệt hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước.

Theo ông Trường, người dân đang trồng cà phê phải nhường đất cho dự án alumin nên muốn tính hiệu quả alumin, phải lấy lãi từ chế biến bôxit thành alumin trừ đi lãi trồng cà phê, đó mới là lãi thực việc khai thác bôxit đem lại cho xã hội.

Khấu hao ít để giảm...lỗ!

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Chỉnh (từng được TKV giao làm người phát ngôn về vấn đề bôxit) cho rằng “không nên hiểu thế” bởi công suất 650.000 tấn/năm nhưng khi đi vào thực tế, công suất có thể chỉ 630.000 tấn là hiệu quả, nhà sản xuất có thể quyết mức này chứ không hẳn cứ 650.000 tấn/năm là tốt.

Trả lời về mức tiêu hao, ông Chỉnh cho biết thực tế khi đi vào sản xuất, chất lượng quặng của Nhà máy Tân Rai đã tốt hơn dự tính ban đầu nên tiêu hao các nguyên vật liệu đã giảm. Ngoài ra, giá bán alumin cũng đã tăng dần. Vì vậy, có thể nhận định xu thế thị trường sẽ thuận lợi hơn cho sản xuất alumin ở VN.

Tuy nhiên, ông Chỉnh thừa nhận câu chuyện lỗ và cho biết việc này đã được tính toán ngay từ đầu, trong đó dự kiến nhà máy alumin sẽ lỗ một số năm đầu. Nhưng với xu hướng đang tốt lên, thời gian lỗ có thể giảm xuống. Với ý kiến cho rằng thời gian qua alumin “lãi giả” vì khấu hao rất ít, ông Chỉnh cho biết thời kỳ đầu có thể khấu hao ít hơn để giảm lỗ, đó chỉ là điều tiết, nguyên tắc sẽ phải tính đủ.

Đụng vào đâu cũng thấy lỗ

Mới đây, các cơ quan chức năng đã vẽ lên bức tranh tươi sáng hiệu quả của hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ, kèm theo việc Công ty Trần Hồng Quân tham gia xây dựng nhà máy luyện nhôm. Trong khi đó, các thông tin số liệu, nhất là quyết toán năm 2014 của Nhà máy Tân Rai vẫn được bảo mật!

Tuy nhiên, chỉ cần phân tích các thông tin số liệu đã có, đối chiếu với thực tế thấy rõ dự án bôxit Tây nguyên, mọi con đường đều dẫn đến thua lỗ, chưa kể việc ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và môi trường xã hội của dự án.

Do sai lầm từ việc chọn nhà thầu Trung Quốc lúc đầu bỏ thầu giá rẻ (nhưng khi ký hợp đồng EPC lại giá khác), thiết kế nhà máy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lạc hậu tiêu hao lớn về quặng và năng lượng...

Theo tính toán của chuyên gia Nguyễn Thành Sơn về giá thành, tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumin Tân Rai, năm 2013 lỗ 94 USD/tấn (tổng số 16 triệu USD), năm 2014 lỗ 87 USD/tấn (tổng số 43 triệu USD), năm 2015 lỗ 57 USD/tấn (tổng số 37 triệu USD).

Thế nhưng, giải pháp cho Công ty Trần Hồng Quân được hưởng nhiều ưu đãi để thực hiện dự án điện phân nhôm là thêm nhiều rủi ro khác. Theo đó, Nhà nước phải bỏ vốn ngân sách khoảng 1.200 tỉ đồng để chuẩn bị mặt bằng cho nhà máy.

Khi nhà máy điện phân nhôm hoạt động sẽ thải ra một lượng lớn chất thải fluoride: perfluorocarbon và hydrogen fluoride dưới dạng khí thải; sodium, fluoride nhôm và cryolite dư thừa dưới dạng phân tử. Nếu không được kiểm soát tốt thì hydrogen fluoride là chất rất độc hại cho thực vật quanh nhà máy. Khí perfluorocarbon là khí nhà kính có thời gian tồn tại lâu dài trong không khí.

Sản xuất nhôm tiêu hao rất nhiều điện năng. Giá nhôm hiện nay trên thế giới khoảng 1.850 - 2.150 USD/tấn. Điện năng cho sản xuất 1 tấn nhôm khoảng 12.900 kWh. Nếu lấy giá bình quân EVN bán điện 7,5 cent/kWh, nhưng nếu phải bán cho dự án của Trần Hồng Quân chỉ có 5 cent, ai phải bù lỗ?

Chỉ tính riêng tiền điện phải bù lỗ 1 năm cho dự án điện phân nhôm ít nhất là 145 triệu USD/năm, nếu đúng cam kết 10 năm thì phải bù lỗ khoảng 1,2 tỉ USD (tính giá quy về hiện tại). Còn nếu tính đúng giá bán điện cho doanh nghiệp 12 cent/kWh, mỗi năm phải bù lỗ cho Công ty Trần Hồng Quân gần 400 triệu USD.

TÔ VĂN TRƯỜNG

C.V.KÌNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150329/du-an-boxit-tkv-da-sap-bay-gia-re/726845.html


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Tin Mới: Tạm ngừng thi công Dự án LẤP SÔNG ĐỒNG NAI

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Trang 6 Báo Thanh Niên số ra hôm nay:
Báo Cáo Thủ tướng vụ lấp sông Đồng Nai
Toàn Thịnh Phát (nhà đầu tư vụ lấp sông) xin tạm ngừng thi công.

Giữa đêm qua, Báo Đồng Nai điện tử đăng tin:
Tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai
 
Cập nhật lúc 23:29, Thứ Sáu, 27/03/2015 (GMT+7)

(ĐN)- Chiều 27-3, ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát, cho biết đã có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai cho tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Việc công ty chủ động đề nghị tạm dừng trên tinh thần cầu thị, tiếp thu và lắng nghe thêm ý kiến của các Bộ: Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Xây dựng về việc thẩm định, làm rõ hơn đánh giá tác động của dự án.

P.V

Báo Tuổi trẻ
Dự án lấn sông Đồng Nai tạm ngừng thi công
28/03/2015 07:43 GMT+7

TT - Việc tạm dừng thi công là theo đề nghị của Công ty Toàn Thịnh Phát để xin ý kiến về việc thẩm định tính pháp lý cũng như đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.

 
Nhà nghiên cứu Phạm Văn Miên lấy mẫu nước trên sông Đồng Nai để xem xét chất lượng sau khi có dự án lấn sông - Ảnh: S.Định

Chiều 27-3, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản chấp thuận đề nghị của Công ty cổ phần đầu tư - thiết kế - xây dựng Toàn Thịnh Phát tạm dừng thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”.

Văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ việc tạm dừng thi công là theo đề nghị của Công ty Toàn Thịnh Phát để xin ý kiến Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng về việc thẩm định tính pháp lý cũng như đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.

Tạm dừng không phải vì dự án sai phạm

Văn bản đề nghị dừng thi công dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát gửi UBND tỉnh Đồng Nai cho biết trên tinh thần lắng nghe, cầu thị, tiếp nhận thông tin từ dư luận, công ty nhận thấy cần có thời gian để các nhà khoa học đóng góp ý kiến, phản biện cũng như đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo giải quyết thấu đáo các vấn đề có liên quan.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một vị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho hay việc tỉnh chấp thuận cho Công ty Toàn Thịnh Phát tạm ngừng thi công không phải vì nhận thấy dự án này sai phạm mà vì tôn trọng đề nghị của chủ đầu tư.

UBND tỉnh Đồng Nai sẽ có trách nhiệm trong việc mời các bộ, ngành trung ương vào thẩm tra dự án và sẽ hợp tác tối đa để làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh cãi.

UBND tỉnh Đồng Nai luôn tin tưởng về các quyết định của mình trong việc phê duyệt dự án này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành.

Không thể một mình quyết làm dự án

Ngày 27-3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, nêu rõ việc thực hiện dự án lấn sông Đồng Nai cần tham vấn ý kiến của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, đặc biệt là ý kiến của các địa phương thuộc vùng hạ lưu.

Trước đó, tại cuộc họp báo của Bộ Tài nguyên - môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Thái Lai cũng khẳng định “dự án này dứt khoát phải theo quy định của Luật tài nguyên nước”.

Chiều 27-3, trong buổi họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ Tài nguyên - môi trường, trả lời các câu hỏi liên quan tới dự án lấn sông Đồng Nai, ông Hoàng Văn Bảy - cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - môi trường) - nói:

“Về lĩnh vực tài nguyên nước chưa lần nào chúng tôi nhận được văn bản, tài liệu chính thức liên quan đến dự án này”.

Theo ông Bảy, diện tích của dự án tới 7,7ha là lấn sông Đồng Nai, còn một phần diện tích cũng nằm trong hành lang sông Đồng Nai. “Tôi cho rằng ngoài tuân thủ pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, dự án này dứt khoát phải tuân thủ các quy định của Luật tài nguyên nước” - ông Bảy nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Thái Lai, bộ cũng chỉ biết đến dự án lấn sông Đồng Nai qua thông tin báo chí. “Còn trong quản lý, chúng tôi không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía tỉnh Đồng Nai về dự án này” - ông Lai nói.

Ông Nguyễn Thái Lai cho biết Bộ Tài nguyên - môi trường đã quyết định lập các đoàn công tác vào Đồng Nai tìm hiểu trực tiếp về dự án lấn sông Đồng Nai.

“Phía tỉnh Đồng Nai nói mọi trình tự thủ tục đúng theo pháp luật, còn báo cáo đánh giá tác động môi trường do tỉnh phê duyệt cho thấy tác động dòng chảy không đáng kể.

Tuy nhiên, tôi nghĩ dự án này có tác động đương nhiên tới dòng sông Đồng Nai, còn mức tác động đến đâu phải đánh giá cẩn trọng. Bộ Tài nguyên - môi trường sẽ kiểm tra, thu thập số liệu, tính toán độc lập về việc tác động tới nguồn nước, dòng chảy sông Đồng Nai, sau đó báo cáo Thủ tướng và thông tin tới báo chí cũng như cung cấp cho tỉnh Đồng Nai” - ông Lai nói.

Về tác động tới môi trường, nguồn nước, ông Bùi Cách Tuyến cho biết ngày 27-3 ông đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ ý kiến của bộ về việc phải tham vấn ý kiến của các bên liên quan.

Theo văn bản này, nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của 11 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông, nhất là chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân vùng hạ lưu.

Việc triển khai dự án đầu tư phát triển có nguy cơ tác động xấu đến chất lượng nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai, nên cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về các tác động môi trường trong phạm vi dự án và tham vấn ý kiến các địa phương nằm ở hạ nguồn lưu vực sông.

Quan ngại môi trường sông Đồng Nai bị phá hủy

Trong một diễn biến khác, ngày 27-3 Viện Sinh thái học miền Nam đã có chuyến nghiên cứu thực tế ở đoạn sông Đồng Nai - khu vực đang thực hiện dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Công ty Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư.

Chuyến nghiên cứu thực tế do tiến sĩ Vũ Ngọc Long - viện trưởng - dẫn đầu.

Theo tiến sĩ Long, chuyến nghiên cứu thực tế nhằm nắm bắt thông tin, các số liệu, lắng nghe ý kiến cộng đồng dân cư... để chuẩn bị cho một cuộc tọa đàm mở, góp phần làm rõ những vấn đề liên quan tới dự án trên.

Trong chuyến nghiên cứu thực tế, ông Phạm Văn Miên (nhà nghiên cứu sinh thái, thành viên của đoàn) đã thuê ghe đi ngược dòng sông Đồng Nai từ khu vực chùa Ông (Cù Lao Phố) đến nơi thi công dự án và gần cầu Hóa An.

Ông Miên nói qua từng đoạn cắt trên sông, ông lấy tổng cộng bảy mẫu nước sông để phân tích.

Sau khi lấy mẫu nước, ông Miên trao đổi: “Tôi lấy mẫu nước bây giờ là để biết hiện trạng nước đang trong thời điểm thi công như thế nào. Từ đó tôi đánh giá được trong quá trình thi công hệ sinh thái và tính chất môi trường ở đây biến đổi như thế nào.

Những lần sau sẽ lấy mẫu nước tiếp, phân tích để minh chứng các dự đoán ảnh hưởng của dự án đến sông Đồng Nai”.

Trả lời câu hỏi liệu có an tâm với lời giải thích của chính quyền Đồng Nai về dự án không ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của sông Đồng Nai, ông Miên nói:

“Không an tâm. Qua đi thực tế, nhìn trực quan thấy khối lượng đất đá đổ xuống sông rộng, kéo dài như vậy, có thể trả lời trước rằng chắc chắn dòng chảy sẽ xoáy, chảy nhanh hơn, kéo theo chất lượng môi trường nước, hệ sinh thái trên bờ, dưới nước biến đổi ở toàn bộ khu vực dự án và lân cận”.

Cũng theo ông Miên, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã nghiên cứu, lập luận “lấn sông 50m, 75m, 100m không làm thay đổi đáng kể dòng chảy” là không thể chấp nhận được.

“UBND tỉnh Đồng Nai tin vào kết quả đánh giá dòng chảy của họ mới quyết định cho làm dự án. Vì vậy tôi muốn đi thực tế xem xét thêm phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tính toán của họ” - ông Miên giải thích.

Không nên đổ thêm đất đá xuống sông Đồng Nai

Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ sau chuyến nghiên cứu ven sông Đồng Nai - khu vực đang đổ đất đá san lấp một phần mặt nước sông Đồng Nai xây dựng khu đô thị ven sông, tiến sĩ VŨ NGỌC LONG chia sẻ:

- Trên thực địa, một khối lượng đất đá khổng lồ đang được đổ lấp một phần mặt nước sông Đồng Nai để xây dựng khu đô thị ven sông đã cho thấy quy hoạch không hướng tới sự thân thiện với cộng đồng.

Cách làm này cho thấy chưa khai thác hết lợi thế của cảnh quan sinh thái ven sông để phục vụ cho số đông người dân, không chỉ ở Đồng Nai mà còn ở các tỉnh lân cận.

Sau khi khảo sát thực tế, tôi thấy cần đặt ra những điều như vậy bên cạnh nhiều câu hỏi về tính pháp lý của quyết định phê duyệt, thực hiện dự án.

* Thưa ông, những câu hỏi nào phải được làm rõ xung quanh việc đổ đất đá xuống sông Đồng Nai để có mặt bằng làm khu đô thị?

- Tôi vẫn thấy cần trở lại với câu hỏi tại sao tỉnh Đồng Nai không trao đổi ý kiến với những cơ quan trung ương liên quan; các tỉnh, thành có lợi ích chung từ sông Đồng Nai.

Riêng với cộng đồng dân cư, tôi nghĩ rằng cần tham vấn ý kiến của ít nhất 80% người dân trong phạm vi khoảng 5km lân cận dự án. Còn như chỉ hỏi ý kiến vài chục hộ dân, theo tôi, là thiếu tôn trọng sự thật khách quan...

Tôi cũng cho rằng cần làm rõ người được hưởng lợi từ dự án và những giá trị được hưởng lợi là những gì; còn cộng đồng người dân hưởng lợi những gì, cần có một câu trả lời minh bạch, không nên đưa ra những thông tin chung chung, thiếu tính thuyết phục...

Qua nhiều công trình ven sông, ven biển cho thấy xu hướng hiện nay ở một số địa phương đang cố gắng trả lại giá trị môi trường ven sông, ven biển cho cộng đồng, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội cải thiện chất lượng sống.

Tôi cho rằng không nên tiếp tục đổ thêm một khối đất đá nào nữa xuống mặt nước sông Đồng Nai. Để tiếp tục lắng nghe thêm ý kiến của cộng đồng cần có những thảo luận, giải trình thỏa đáng trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan trong khoa học.


V.LAM - XUÂN LONG - HÀ MI - QUỐC THANH



(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Thông báo Diễu hành vì môi trường ngày Chủ Nhật 29/3/2015

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Green Walk - Diễu hành vì môi trường

Thời gian: 9h30p, chủ nhật ngày 29 tháng 3
Địa điểm: Đài phun nước Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội


Như chúng ta đã biết, dự án "thay thế 6700 cây xanh" Hà Nội không được công khai cho nhân dân, rất thiếu sự minh bạch rõ ràng, rất thiếu thiếu cơ sở khoa học dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Thời gian vừa qua, tuy chính quyền Hà Nội đã có những động thái cố gắng thể hiện sự thay đổi tích cực, nhưng vẫn không thuyết phục lòng dân và thậm chí làm gây xôn xao trong dư luận. Rất nhiều cơ quan báo chí, đài truyền hình, phóng viên báo chí đã vào cuộc cùng với nhân dân thủ đô để nhằm mục đích làm rõ dự án "thay thế cây xanh 6700" của chính quyền Hà Nội!

Để thể hiện ý nguyện của nhân dân cả nước và nhân dân Hà Nội, thể hiện sự quan tâm của mình với những hàng cây trăm năm lịch sử, để đóng góp vào sự phát triển của thủ đô Hà Nội thân yêu, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc diễu hành hòa bình vì thiên nhiên, vì môi trường, bảo vệ cây xanh. Chúng ta mong rằng qua cuộc diễu hành hòa bình vì môi trường và bảo vệ cây xanh này, chính quyền Hà Nội sẽ quyết định dừng hẳn, dừng triệt để dự án "thay thế 6700 cây xanh", đồng thời giải đáp cụ thể, trung thực và minh bạch những thắc mắc sau của nhân dân cả nước và nhân dân Hà Nội:

- 21 câu hỏi mà báo chí đặt ra trong cuộc họp báo ngày 24/3 đã không được chính quyền Hà Nội trả lời cụ thể, trung thực và có trách nhiệm với dân?

- Người dân hoàn toàn không được tham khảo ý kiến và thông báo rộng rãi?

- Tại sao rất nhiều người vẫn thấy cây được thay thế lúc nửa đêm?

- Dù thay cây vàng tâm hay cây mỡ cũng không phù hợp, rất nhiều nhà khoa học và báo chí đã lên tiếng, phân tích và chỉ ra các cơ sở khoa học vững chắc cho lập luận này!

- Tại sao báo chí lại phanh phui ra các điểm tập kết gỗ không rõ ràng như vậy?

- Có những phân tích của các nhà khoa học chuyên môn cho thấy có những cơ sở chỉ ra dự án đường sắt trên cao không cần thiết phải chặt cây?

- Không có sự vào cuộc ngay từ đầu của các nhà khoa học có chuyên môn và uy tín?

- Khi đã có kết luận chính thức cần phải xử lý nghiêm minh đúng người đúng tội

-...Và nhiều lý do khác nữa mà người dân cả nước nói chung và người dân thủ đô nói riêng cần được giải đáp một cách minh bạch, trung thực và thẳng thắn!

Đây là sự tự nguyện tham gia của mọi người để cùng chung tay góp sức bảo vệ cây xanh của thủ đô Hà Nội, bảo vệ thiên nhiên, môi trường xanh tươi cho chúng ta và cho chính thế hệ con cháu sau này. Đây cũng chính là một cách hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp xây dựng thủ đô Hà Nội, thành phố vì hòa bình, ngày càng phát triển hơn nữa.

Chúng ta sẽ thống nhất đi diễu hành theo tinh thần hòa bình, văn minh, lịch sự, có tổ chức và kỷ luật như hôm Tree Hugs nha!


Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là cuộc diễu hành này hoàn toàn dựa trên tinh thần THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT, hoạt đông trên nguyên tắc HÒA BÌNH, KỶ LUẬT, VĂN MINH và AN TOÀN. Chúng tôi và các bạn tham gia sự kiện này sẽ không chịu trách nhiệm trước mọi hành vi cá nhân mang tính bạo lực, không phù hợp với luật pháp và mục đích của cuộc diễu hành hòa bình vì môi trường, bảo vệ cây xanh này.

Do vậy mong mọi người khi tham gia chấp hành, giữ gìn kỷ luật, trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Tôn trọng chính mình, tôn trọng các thành viên khác cũng như tôn trọng mọi người khác nữa nhé. Cùng chấp hành các quy định chung, góp sức và cộng tác tốt với chúng tôi để cuộc tuần hành diễn ra thành công tốt đẹp

Nguồn: https://www.facebook.com/events/915437341855581/

Bản tiếng Anh:

The project “replacing 6700 green trees” in Hanoi, by Hanoi authorities, is showing wrong doings as it is destroying the environment of Hanoi. It causes waves of disagreement among the people and media in Vietnam, and even on international media.
Healthy big trees in many streets of Hanoi have been cut down cruelly and massively. The project supposed to replace only some weak trees that can be dangerous for traffic and people. However, in fact lots of healthy trees, many are over 50 years old, were cut down, and may still be continued. This is against the wish of the people living in the city, as the project was not agreed by Hanoi citizens, and there is no transparency, no accountability.
Big trees are very important to Hanoi capital, they are the green lungs of the city, helping filter the pollutants in the air, giving oxygen, and cooling down the temperature in hot summers. All Vietnamese people are shocked with the cruel action of the massive tree killing, furious, and crying for them...
CUTTING DOWN GREEN TREES IS DESTROYING THE ENVIRONMENT AND LIFE of Hanoi! Destroying the trust of people in the authorities' policies, and this HAS TO BE STOPPED COMPLETELY!!!
Vietnamese people are fighting to save the trees and the environment, fighting for the citizens' rights to have voices to be listened and respected by the Hanoi authorities, the rights to speak and express our opinions, rights of access to public information, and TRANSPARENCY!
Please help us to share and raise our voice, for a healthy living environment, for democracy, for a Green and Peaceful Hanoi!!!
Come and join with us a peaceful protest/walk to save the trees and the environment.
Place: Hoan Kiem Lake, Hanoi.
Time: 9am Sunday 29th March. Thank you!


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng về việc phá hoại Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


CHẶT 6.700 CÂY XANH CÁC TUYẾN PHỐ HÀ NỘI LÀ PHÁ HOẠI!
(Nguyễn Trọng Vĩnh)

Bác Hồ đã dậy: "Vì lợi ích trăm năm trồng người, vì lợi ích mười năm trồng cây".

Sinh thời, hàng năm, người kêu gọi "tết trồng cây: Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây để cho đất nước càng ngày càng xanh".

Trồng cây quan trọng và ích lợi là thế, mà nay một lúc chắt hạ ồ ạt 6.700 cây ở nhiều tuyến phố thì xót xa và uất hận biết chừng nào? Trồng một cây, chăm sóc cũng phải 10 - 15 năm mới lớn đủ và cho tán lá che bóng mát. Bảo rằng thay cây xanh đồng bộ cho cảnh quan thành phố mỹ quan hơn là không có cơ sở. Ít nhất phải vài ba chục năm cho đến trăm năm Hà Nội mới có dàn cây xanh như hiện nay mà khách nước ngoài đến từng khen. Chặt đi hàng loạt cây có cả những cây gỗ quý ở nhiều tuyến phố đã làm cho một phần thủ đô trơ trụi xấu xí một thời gian dài chờ cho loạt cây thay thế đủ lớn, mâu thuẫn với các văn bản và nghị quyết về "xây dựng thủ đô xanh, sạch, đẹp".


Vô tình hay cố ý, việc chặt 6.700 cây là hành động phá hoại cảnh quan thành phố, phá hoại môi trường sống, vì cây xanh không những là lá phổi của thành phố mà còn hút bới nước khi có mưa to, trung hòa bớt khí CO2 của hàng triệu xe máy, ô tô và các hoạt động khác thải ra, giữ độ ẩm, bóng mát cho các con phố trong mùa nắng.

Nói đây là trách nhiệm của sở Xây dựng và sở Tài nguyên và môi trường thì chỉ đúng một phần. Họ có trách nhiệm ở mức độ thực hiện chủ trương và kiểm tra. Họ đâu có thẩm quyền ra lệnh đốn hạ một số lượng cây lớn như thế. Việc này phải do cấp trên họ mới có quyền. Đó là chủ trương "thay cây xanh thành phố" của Ủy ban nhân dân Hà Nội. Vậy trách nhiệm về vụ việc tai hại này thuộc về Ủy ban nhân dân thành phố trước hết là Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo. Chính vì chủ trương quá sai trái đó, nên trong cuộc họp báo, ông phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng ấp úng không trả lời được 21 câu hỏi của các nhà báo và đánh bài chuồn (xấu hổ chưa!).

Trong vụ nay, không lọai trừ có sự mua bán chia chác giữa các nhóm lợi ích. Nêu không, sao lại có: Tập đoạn Vincom, Ngân hàng thương mại cô phần VP bank, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công an thành phố và một số tổ chức cá nhân khác tham gia ủng hộ?

Việc tày đình xôn xao dư luận như thế mà chưa thấy ý kiến của Thủ tướng và lãnh đạo Đảng.

Ông Phan Đăng Long phó ban tuyên giáo thành phố thì nói: "Việc chặt cây các tuyến phố đâu cần phải lấy ý kiến của dân." Thì từ trước đến nay có lấy ý kiến của dân về việc gì bao giờ đâu! Chỉ có năm 2013, khi sửa đổi Hiến pháp có lấy ý kiến của nhân dân, nhưng rồi vẫn quyết định y như bản thảo đã soạn sẵn.

Nhầm!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Nhầm” có thể trở thành một trong những từ ngữ của năm của người Việt. “Nhầm” xứng đáng trở thành tên gọi trong một chương lịch sử hiện đại của người Việt.
Chưa bao giờ người ta chứng kiến việc “nhầm” trở nên thịnh hành ở Việt Nam như bây giờ. Trong vụ hàng ngàn cây xanh bị chặt đổ đầy những câu hỏi, như một vụ án công chưa có câu trả lời, người chịu trách nhiệm chính thức là ai, thì lại có tin hàng loạt cán bộ cấp be bé bị kiểm điểm. Có nhầm không? Người Việt đủ thông minh để hiểu rằng thủ phạm chính vẫn ở đâu đó trong các dinh thự cao rộng, vụ kiểm điểm chỉ là một thủ pháp để xoa dịu sự bất bình của đám đông.

Lãnh đạo Hà Nội nói rằng họ rút kinh nghiệm về việc chặt cây mà không tham khảo ý kiến dân chúng, nhưng bên cạnh những lời trần tình đó, người ta chứng kiến các sinh viên đi dán thông báo bảo vệ cây xanh bị công an, dân phòng sách nhiễu, những chiếc nơ thiện chí về môi trường bị xé đi một cách lạnh lùng và chủ tâm. Một cuộc tuần hành hoà bình kêu gọi bảo vệ cây xanh cũng vây trong không khí căng thẳng như chống bạo động. Ai đang nhầm ở đây, về một sự kiện có sinh hoạt dân sự bình thường bị đè nặng bởi các áp lực mơ hồ nào đó?
Những cây xà cừ cao khoẻ bị nhầm là cây chết, hư hỏng. Gỗ vàng tâm bị nhầm là gỗ mỡ... Chúng ta đang nhầm rất nhiều thứ, bao gồm nhầm cả việc đặt để những người vào vị trí quản lý nhưng lại không có khả năng, luôn nhầm những chuyện quan trọng, gây hoạ cho không biết bao nhiêu người về sau.

Rất nhiều quan chức khi mắc sai lầm, vẫn hay nói rằng đám đông, xã hội đã hiểu nhầm ý của họ. Điều đáng nói là những vị quan chức đó vẫn luôn đúng đắn, chỉ có một xã hội hiểu nhầm. Có khi trí tuệ của đám đông lên đến 80 triệu người, bằng cả một dân tộc, vẫn bị coi là hiểu “nhầm”. Dân gian không vô cớ mà hình thành rất nhiều các thành ngữ mỉa mai như “lỗi của thằng đánh máy”, “bán vé số thu nhập rất cao”, “coi pháo hoa để quên nghèo”... tất cả cũng chỉ xuất phát từ việc “nhầm” của miệng nhà quan. Họ nhầm về nhân dân, và nhân dân đều nhầm về họ.

Yếu tố pháp lý liên quan đến việc chặt cây tại Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nơi tập kết những cây xanh vừa bị chặt hạ trên các tuyến phố Hà Nội 

Vụ chặt hàng loạt cây xanh dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội ngả sang một bước rẽ mới khi đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương xác định là UBND thành phố vi phạm Luật Thủ Đô. Mặc Lâm phỏng vấn luật sư Trần Vũ Hải để biết thêm yếu tố luật pháp trong vấn đề này.
- Mặc Lâm: Thưa Luật sư vừa rồi đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho biết trong tư cách là người tham gia thẩm tra Luật Thủ đô trước khi trình quốc hội, ông Cương cho rằng việc UBND thành phố Hà Nội cho phép chặt hạ một loạt các cây xanh hiện nay là biểu hiện vi phạm Luật Thủ đô. Luật sư là người am hiểu cặn kẽ luật này xin ông cho biết phát biểu của Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương có chính xác không?
- LS. Trần Vũ Hải: Trước hết tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện rất hay của vị đại biểu Quốc hội bởi vì ông ta là người trực tiếp tham gia vào việc thẩm tra luật đó. Thực tế thì nhiều chuyên gia và người dân nói chung cũng biết rằng là có Luật Thủ đô là một đạo luật do chính lãnh đạo thành phố Hà Nội tìm mọi cách lobby, tuy nhiên luật này cũng đã được thông qua và sau đó lãnh đạo Hà Nội đang phải tuân theo luật này để làm cho Hà Nội tốt hơn theo như chính họ nói.
Luật Thủ đô nói về những điều cấm trong vấn đề bảo vệ môi trường. Điều 14 quản lý và bảo vệ môi trường có nói rằng trên địa bàn thủ đô, thậm chí là cả ngoại thành nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm gây ô nhiễm trong sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa công cộng. Chặt phá rừng, cây xanh, xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, công viên vườn hoa sai mục đích chức năng. Việc cải tạo sông hồ bị ô nhiễm phải theo quy định của kiến trúc cảnh quan môi trường của thủ đô. Như vậy nguyên cái điều khoản này là một điều khoản khá nghiêm khắc.
Liên quan điều này còn có điều 14, khoản 1 của nghị định 64 ban hành năm 2010 về quản lý cây xanh đô thị thì chính phủ cho phép ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất là cây ngã hay đổ rồi có khả năng gây nguy hiểm. Thứ hai là cây già, bị mục rỗng …Thứ ba trong trường hợp có dự án xây dựng. Nhưng ngay trong trường hợp thứ ba thì cũng ghi rằng cũng không được chặt. Nếu có nhu cầu xây dựng thì phải bốc toàn bộ cây ấy lên, chuyển ra một khu vực khác. Để làm việc này thì theo quy định của Luật Thủ đô chính phủ và UBND thành phố phải đệ trình cùng với bộ Xây dựng…lên chính phủ để ra một đề nghị riêng về vấn đề này. Cho đến nay đã hai năm rồi mà Hà Nội vẫn chưa đệ trình việc này đặc biệt trong các khu bảo tồn là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình mà trong đó có đường Nguyễn Chí Thanh.

Cần sớm khởi tố vụ án LÂM TẶC giữa lòng Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



CẦN SỚM KHỞI TỐ VỤ ÁN “LÂM TẶC” GIỮA LÒNG HÀ NỘI

Luật sư Nguyễn Anh Vân

Trong buổi họp báo chiều ngày 20/03/2015, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói: “Vừa qua có việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên các tuyến phố: Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài …đây là một chủ trương đúng đắn của thành phố. Việc thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật. ….”(Theo VnMedia). Tuy nhiên, căn cứ pháp lý đối với việc thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật như thế nào thì ông đã không nêu ra.

Tìm hiểu các quy định về quản lý cây xanh đô thị như Luật Thủ đô ngày 21/11/2012 có hiệu lực ngày 01/07/2013, Nghị định 64/2010 ngày 11/06/2010 của Chính phủ, Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005, Thông tư 20/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 của Bộ xây dựng, tôi đã không tìm thấy bất kỳ một quy định nào cho phép cơ quan quản lý cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền lập đề án rồi tự ra quyết định chặt phá hàng loạt cây cổ thụ, cây xanh đô thị. Vậy về việc chặt hạ cây xanh đô thị đúng quy trình, đúng pháp luật như phát biểu của ông phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng là không có căn cứ.

Việc chặt phá cây xanh đô thị bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Thủ đô ngày 21/11/2012: “Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng sai chức năng, mục đích”.

Và chỉ đươc chặt hạ cây khi có đủ điều kiện chặt hạ, dịch chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 64/2010 ngày 11/06/2010 của Chính phủ như sau: “ a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Chính phủ cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm quản lý cây xanh của các cấp theo Nghị định 64/2010 ngày 11/06/2010 như sau:

“Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành


1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

a) Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;

b) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;

c) Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
 
d) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị

Hà Nội - Nỗi đau đi cùng năm tháng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


HÀ NỘI - NỖI ĐAU ĐI CÙNG NĂM THÁNG

Phạm Đình Trọng

Quan chức Hà Nội thời nay với tầm văn hóa thấp kém khi coi những kẻ dùng sức mạnh cơ bắp xô đẩy phụ nữ, đạp lên đầu trẻ con để cướp chút lợi lộc cho riêng mình là “cướp có văn hóa”. Quan chức Hà Nội thời nay với nền tảng lễ nghĩa thảm hại khi coi việc đốn chặt hàng ngàn cây xanh của người dân Hà Nội, của người dân cả nước là việc của riêng họ, “không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân”.

Một đường phố lớn của Hà Nội thẳng tắp, thênh thang bỗng bị nắn lệch, bẻ cong để tránh cho những khối nhà ngất ngưởng của đám quan chức với tầm văn hóa và lễ nghĩa đó không phải giải tỏa rồi cái văn hóa và lễ nghĩa đó lại leo lẻo: Con đường cong mềm mại

Đám dư luận viên là con đẻ của quyền uy chính trị: tuyên giáo thành ủy và là công cụ của sức mạnh bạo lực nhà nước: công an thành phố. Dựa hơi quyền uy chính trị và ỷ thế bạo lực nhà nước, một dúm hơn chục dư luận viên mới dám hung hăng thách thức nhân dân, thách thức dư luận, lồng lộn, điên cuồng như đám côn đồ xông vào phá buổi lễ trang nghiêm tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma của hàng trăm người dân Hà Nội trước sự làm ngơ của dày đặc công an, mật vụ chìm nổi. Khi đám dư luận viên như côn đồ bị nhân dân tại chỗ và dư luận xã hội cả nước vạch mặt, lên án thì những quan chức dùng tiền thuế của dân nuôi dưỡng và sử dụng đám dư luận viên như côn đồ lại một lần nữa bộc lộ cái tầm văn hóa thấp kém và cái nền lễ nghĩa thiếu hụt của mình, chối bỏ trách nhiệm. Nơi nuôi dưỡng đám dư luận viên thì chối bai bải: Dư luận viên Hà Nội không hề xuống đường! Nơi sử dụng dư luận viên thì thí bỏ tàn nhẫn: Những dư luận viên đó là tự phát!

Hưởng lương bổng dân ban, nắm quyền lực dân trao, quan chức chỉ là công bộc của dân, chỉ là kẻ làm thuê cho dân nhưng quan chức Hà Nội thời nay coi cướp là văn hóa, coi dân, những người chủ đích thực của mình như không có. Với tầm văn hóa và nền tảng đạo lí lễ nghĩa đó họ đã làm quá nhiều việc vô lễ, phản văn hóa, hại dân, không phải chỉ nguy hại cho hôm nay mà còn là di họa, là nỗi đau cho nhiều thế hệ mai sau.

Đường phố của thủ đô hiện đại thẳng tắp bị nắn lệch, bẻ cong làm cho hình hài thủ đô lệch lạc, méo mó như tư duy lệch lạc, như hình hài con người văn hóa méo mó của đám quan chức Hà Nội thời nay. Ngàn năm sau thủ đô Hà Nội hiện đại còn phải mang hình hài lệch lạc, méo mó mang dấu ấn tư duy lệch lạc, mang hình hài con người văn hóa méo mó của đám quan chức thấp văn hóa nhân loại, thiếu đạo lí dân tộc nên chẳng còn chút lễ nghĩa với dân. Đó là nỗi đau đi cùng năm tháng của Hà Nội thủ đô đất nước Việt Nam văn hiến. 

Con đường đẹp nhất Việt Nam trước và sau khi lũ giặc chặt cây!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đường đẹp nhất Việt Nam trước và sau khi bị chặt cây

VietNamnet
23/03/2015 17:26 GMT+7


Nhìn từ trên cao, đường Nguyễn Chí Thanh, con đường từng được bình chọn đẹp nhất Việt Nam, nay đã trơ trụi, không còn màu xanh đầy sức sống như trước đó.




Đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn gần nút giao với đường La Thành (Hà Nội), hai bên hàng cây xanh mát đã không còn như trước.





Chỉ mới trước Tết nguyên đán vài tuần, nơi đây còn xanh ngắt thì nay đã trơ trụi.
 (Ảnh chụp tháng 3/2015 và tháng 8/2014).




Nguyễn Chí Thanh từng được bình chọn là tuyến đường đẹp nhất Việt Nam trong một cuộc thi do Bộ Giao thông vận tải tổ chức. Tuy nhiên, những hình ảnh và ký ức đẹp đẽ về con đường này sẽ chỉ còn là hoài niệm.




Khu vực trước cổng Học viện Thanh thiếu niên (gần cầu vượt bộ hành), những cây hoa sữa và keo đã bị chặt hạ cách đây ít ngày.




Những thay đổi khá rõ tại đoạn cầu vượt giao cắt với đường Láng cho tới ngã ba 
phố Chùa Láng. Để cây mới phủ xanh trở lại sẽ phải mất từ 10 đến 15 năm.




Khu vực trước cửa Học viện Hành chính Quốc gia cho thấy rõ sự thay đổi.





Sáng 20/3, chủ trì cuộc họp về cải tạo, thay thế cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã quyết định dừng việc chặt hạ, thay thế cây đang gây nhiều tranh cãi này.

(Theo Zing)

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Chửi, đơn giản là chửi!

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Có những lời hơn mọi bài ca,
Có những người phải bị chửi mới khôn ra.

Chẳng có bất kỳ một thứ tiếng nào ở trên thế giới này mà lại không có "chửi ngữ" của riêng nó cả!

Vì động lực khởi thủy nhất khiến cho một ngôn ngữ phải ra đời, chắc chính là nhu cầu giao tiếp. Và trong các bối cảnh giao tiếp "người - người", thì sẽ không kiểu gì mà tránh được những đoạn sẽ liên quan đến các hình thức mâu thuẫn này nọ.
Mâu thuẫn mà nhẹ thì lấp liếm, xin lỗi, hứa hẹn, thể hiện đau thương, bù đắp bằng quà cáp... Nặng quá không thể mà nhịn được thì sẽ tát vào mặt, bịt mồm, quá nữa thì đấm vào ngực, đá vào bụng, bóp cổ... Còn mâu thuẫn mà loanh quanh trong quãng từ bù đắp bằng quà cáp tới tát vào mặt, thì thường sẽ dẫn tới một kết cục khó tránh: Chửi!

"Thằng chó!", "Con lợn!",.. "Thằng mặt bẹn!", "Con mặt bướm!",.. - Cuộc sống nào ở trên thế giới này mà lại chả có?

Việt Nam hiện đại bây giờ, thì xuất hiện nhiều những người văn minh, lịch sự, văn hóa... mới cả cho rằng đã văn minh, lịch sự, văn hóa... thế, thì không được, không cần, không nên chửi gì cả!

Thực ra nếu muốn không chửi thì cũng đâu cần phải văn minh, lịch sự, văn hóa... - bất quá giỏi nhịn chút là được. Có điều dù là bằng cách nào đi nữa, thì làm thế phỏng có hay ho thú vị gì hơn? Nếu khỏe thì cứ xông trận mà chém Vương Lãng; hay làm thích khách mà ám toán Chu Du nếu tự tin là có chút thân thủ. Còn Khổng Minh thì chả cần phải khỏe hay thân thủ gì sất, chỉ đơn giản hứng lên là chửi chết Vương Lãng, hứng nữa thì chửi cho Chu Du phát ốm, không chữa được bèn chết nốt.

Cơ mà như đã nói Việt Nam giờ đời hiện đại, nhất là trên mạng, lắm lúc cứ động đến chửi cái, là chả biết từ đâu nữa, bèn túa ra những người văn minh, lịch sự, văn hóa... rồi thì bắt đầu bàn về cái gì "văn hóa chửi", rồi đắm đuối mê say phân tích những cái gì nét đẹp nét tinh nét sâu... của nó; tiếp đó lại túa tiếp ra - chả là "ngưu tầm ngưu" - những người văn minh, lịch sự, văn hóa khác, tấm tắc gật gù với những cái nét đẹp tinh sâu, rồi bóp trán vắt óc gồng mình tầm chương trích cú gắng sức tạo cho ra những cái (được cho là) đẹp tinh sâu...

Trong khi cứ thật thà hồn nhiên mà thừa nhận, thì mối tình đầu thằng nào chả chủ yếu nói toàn những điều ngu xuẩn? "Học nhi thì tập chi"[1], - có muốn rót được đường mật vào tai làm cho các bạn phải lăn như bi, nhiều ít gì cũng phải sau vài mẻ Bướm. "Trăm hay không bằng tay quen", - việc chửi cho ra chửi thực chất chắc chả liên quan lắm đâu đến những chuyện bóp trán vắt óc gồng mình hay tầm chương trích cú gì đó.

"Suất tính chi vị đạo."[2] - Nó là nên hồn nhiên theo thực lực!

Mới biết làm thì tốt nhất là cứ làm theo cách đơn giản truyền thống thôi, bày đặt uốn éo tư thế này nọ bắt chước trong băng trong sách, thể nào cũng sẽ có đứa, mà thường là cả hai đứa, bị đau, nhẹ thì cuộc tình sẽ bị xót xa, tệ thì vẹo vọ, có khi nhập viện. Nền giáo dục Việt Nam chính là cái gương tày liếp đây thây! Chửi cũng vậy, hỏa hầu chưa đủ mà cứ cố bày đặt thâm thúy sâu sắc, nhiều lúc vô tình thành ra tự úp mặt vào mông mà vẫn không hề hay biết.

Đủ hỏa hầu, mà chửi đẹp tinh sâu tín đạt nhã được, thì hẳn nhiên vui nào cho bằng vui này rồi! Cơ mà ngay cả thế, vẫn không phải là không còn những điểm nên có lưu ý.

Thứ nhất, chửi như thế rất khó chửi nhanh.
Mà liên quan đến chuyện chửi, thì tính thời điểm là thứ làm sao mà có thể không tính đến? Ai lại - thực tế chả có ai làm và làm được thế cả - sập cửa bỏ đến nhà thằng bạn, âm thầm gặm nhấm vài thứ đẹp tinh sâu tín đạt nhã... rồi hôm sau mới quay về chửi? Vì chửi cũng như hát, xúc cảm trào dâng thì giọng ca nó mới có nhạc cảm. Vì chửi cũng như yêu, cảm xúc nguội mất còn yêu đương nỗi gì?

Thứ hai, chửi như thế rất khó chửi đông.
Đám đông hàng ngàn nữ sinh sẽ chả bao giờ đồng thanh hô hết được câu "Đế quốc mĩ rút khỏi Miền Nam Việt Nam!" cả, - sẽ chỉ có một bạn lớp trưởng, hoặc bí thư đoàn, lĩnh sướng câu này, rồi tất cả các bạn sẽ cùng nhau vang rền nền nẩy: "Rút ra! Rút ra! Rút ra!".
Với đây còn là chửi ở trên mạng - cái gì ở trên mạng mà không đông, thì rất khó gây tác động ngay, - nếu bối cảnh là muốn có đông người cùng chửi, muốn tác dụng nhanh, thì kiểu chửi công phu chắc không hẳn là nên.

Thứ ba, chửi như thế rất khó hiểu ngay.
Cái đứa mà có thể khiến cho những người văn minh lịch sự văn hóa... như chúng ta đây có thể sảng khoái mà thực thi cái môn chửi, đương nhiên có xác suất không cao lắm để là một đứa thông minh. Khổng Tử đã dạy: "Trung nhân dĩ hạ bất khả dĩ ngữ thượng dã."[3], - với đứa vừa ngu vừa láo, cao siêu cho tổ phí lời!
Tất nhiên, thượng thừa thì có thể chửi cho đứa bị chửi nghe chửi mà vui mừng hớn hở, đến tối về, hay thậm chí là mấy hôm sau, mới chợt nhận ra là mình bị chửi. Chơi chửi mà đến thế, thì hẳn là nhất đấy! Nhưng chửi như thế lại e khó làm cho giặc mĩ phải rút khỏi Miền Nam.
Tức là không hợp bối cảnh, nói chung sẽ không thể bằng là đơn giản ra ngoài bến đò ngay giờ cao điểm, chờ một chuyến ninh ních người, nước nghe nghé mạn, mới ở trên bờ vu vơ ném ra một câu: "Địt mẹ cái thuyền này toàn bằng gỗ vàng tâm lởm, kiểu đéo chả đắm!"

Hơn nữa cái đứa bị chửi, dù hiểu hay không, bất quá cũng chỉ là một đứa mà thôi, - chuyện khó hiểu dễ hiểu này, về bản chất nó còn mang một ý nghĩa sâu xa khác nữa.

Để có hình dung cụ thể, hãy thử xem xét một "case study":

Đang yên đang lành những "Phố thâm nghiêm rợp bóng cây" Hà Nội Thủ đô thân yêu của chúng ta cây xanh bỗng dưng bị chặt xuống tơi bời. Người Hà Nội chúng ta bèn thắc mắc. Đời bắt đầu sinh chuyện, thì báo chí mừng vui khôn xiết sự tình, rất là tự nguyện xăng xái đi tìm cho bằng được ai có trách nhiệm để hỏi. Báo hỏi "Chuyện chặt cây có phải hỏi dân không?", thì có người là Phan Đăng Long, làm Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đáp là: "Không phải hỏi gì cả!"

Thứ "Không phải hỏi gì cả!" ấy sẽ nghe, đọc, hiểu, thấm thía,.. những cái bài dài và thâm thúy và sâu sắc nào đó của chúng ta chăng?!!

Khồng, trong trường hợp này, với loại "Không phải hỏi gì cả!" ấy, bài có dài và thâm thúy và sâu sắc tới đâu, tác dụng cũng chả bằng một câu hết sức đơn giản, mà ai nói cũng đơn giản là cứ trong lòng đang nghĩ thế nào thì đơn giản là phát ngôn như thế: "Địt mẹ thằng Phan Đăng Long!"

4000 năm văn hiến, đó chính là câu các cụ chửi nhiều nhất!

"Không phải hỏi gì cả!" - "Địt mẹ thằng Phan Đăng Long!"

Hệt như một đôi câu đối! Chẳng phải rõ ràng là hay hẳn hơn gấp nhiều lần so với cái của nợ mà Dũng đéo hiểu sao lại gọi là câu đối xong mang tặng cho Khiêu đấy ư, cái bẹn gì mà "Sơn hà linh khí tại" - "Kim cổ nhất hiền nhân" ấy?

Hay hơn rõ! Với cả căn bản là dù cái người là Phan Đăng Long có ngu đến đâu, thì cũng không thể không hiểu thông điệp của cái câu ấy!

Nhưng mà hiểu thì sao chứ? Thân là cán bộ tuyên huấn, mà một khi đã nói được "Không phải hỏi gì cả!" với cả gần trăm triệu con người, thì không nghi ngờ là đẳng cấp đấy có thể hoàn toàn vô cảm với "Địt mẹ thằng Phan Đăng Long!"

Nhưng dù vô cảm hay không, bất quá cũng chỉ là một đứa mà thôi!

Thế có bao nhiêu đứa vô cảm mà lại không hề có người quen?
Thế có bao nhiêu đứa vô cảm có người quen mà lại không có người quen nào lên mạng?

Sẽ thế nào nếu đứa vô cảm X, Y, Z hôm trước làm một việc a, b, c nào đó, mà hôm sau tất cả những người có quan hệ với nó hễ cứ online phát, là lại thấy trên mạng cứ la liệt ra, tràn ngập toàn những là "Địt mẹ thằng X!"

Và một đứa đã được la liệt ở trên mạng như thế, là hoàn toàn có khả năng sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá cho một khoa chửi cũng rất là thú vị khác: Chửi khống!

Thế nào là chửi khống?

Đấy là khi mà... ví dụ, trời đẹp phơi phới, ta mới thay quần áo đẹp đồ hiệu, gôm tóc, xịt nước hoa hàng xách tay thơm phức vào những chỗ này khác, hớn hở mở cổng để đi đón bạn đi chơi, trở vào lấy xe thì lốp bẹp gí! "Mẹ nó!", "nó" ở đây căn bản cũng chả phải cái xe hay cái lốp, - đấy là kiểu chửi khống!

Bây giờ giả như lúc thời điểm "quả bóng lăn tòm xuống nước" ấy, đứa la liệt ở trên mạng đang là thằng Phan Đăng Long, thì thay vì "Mẹ nó!", ta hoàn toàn có thể "Địt mẹ thằng Phan Đăng Long!"
Rồi "quả bóng lăn tòm xuống nước" tập tiếp theo, khi ấy đang la liệt trên mạng không còn là thằng Phan Đăng Long nữa, mà là một thằng Nguyễn Quốc Hùng, ta lại "Địt mẹ thằng Nguyễn Quốc Hùng!"

Chửi khống kiểu thế, trước sau gì, sau các nhân vật của tuần, nhân vật của tháng, của năm... thể nào rồi sẽ xuất hiện những nhân vật lên được tới hàng "Giải thưởng Thành tựu Trọn đời" (Life Achievement Award).

Cái đấy lại có thể không có tác dụng gì, hay sao?


[1][3] Luận Ngữ (Khổng Tử)
[2] Trung Dung (Tử Tư)

Địt mẹ bọn lãnh đạo Hà Nội ăn bẩn và nói láo!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Phó chủ tịch thành phố Hà Nội: 
Nôn nóng chặt cây là do... nhà tài trợ
20/03/2015 15:51

TNO -  Tại buổi họp báo chiều nay 20.3, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định chủ trương thay thế cây xanh ở Hà Nội là đúng, tuy nhiên có một số sai lầm, như việc các đơn vị tổ chức thực hiện thiếu thông tin minh bạch và “có sự nôn nóng của các nhà tài trợ”. 

 Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội tại cuộc họp báo

Theo ông Hùng, việc thay thế cây xanh trên các tuyến phố được thực hiện bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, trong đó, Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng đã huy động 30.000 đồng từ mỗi nhân viên, Công an TP.Hà Nội vận động mỗi cán bộ đóng 15.000 - 20.000 đồng. Song, ông Hùng không tiết lộ tổng kinh phí xã hội hóa là bao nhiêu.

“Trong sự việc này, chúng tôi khẳng định không có bất cứ lợi ích nhóm nào hay tiêu cực gì ở đây. Sự đóng góp của các tổ chức xã hội là tấm lòng hảo tâm rất quý”, ông Hùng nói, đồng thời xin tiếp thu những phản ánh của dư luận về sự thiếu sót của các đơn vị chức năng gây nên bức xúc xã hội.

"Chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xin hứa từ nay trở đi, trong mỗi quyết sách được ban hành sẽ thận trọng lắng nghe, cầu thị tất cả ý kiến người dân, nhà khoa học, hội nghề nghiệp xã hội”, ông Hùng nói.

Tại cuộc họp, có tới 21 nhà báo, phóng viên của các báo Trung ương và Hà Nội đặt hàng loạt câu hỏi về chủ trương chặt hạ cây xanh nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể nào từ ông Hùng. 

Thái Sơn - Lê Quân
_____________

Nôn Nóng chặt là do nhà tài trợ
Nôn Nóng (Nôn ngay ra) là do nuốt không trôi với dư luận.

Nhà giáo Nguyễn Đức Thạch đặt con toán:

*NẾU trồng một mới một cây xanh cho Hà Nội tốn 10.000.000 đ THÌ 6.700 cây sẽ tốn 67.000.000.000 (sáu mươi bảy tỷ) - thực ra chi phí cho việc này là 73 tỷ.

*NẾU mỗi cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội và nhân viên VP Bank "ủng hộ" 25.000 đ (tính bình quân) THÌ 400 người sẽ 'góp" đủ một cây.

*NẾU 400 người góp đủ một cây THÌ cần 400 x 6.700 = 2.680.000 (người) tham gia đóng góp.

(Nếu muốn GOM ĐỦ 73 TỶ với định mức đóng góp là 25.000đ/ người thì cần 2.920.000 người tham gia.)

CÂU HỎI: tổng số cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội và nhân viên VP bank là bao nhiêu người?
________

Nhà báo Sơn Kieu Mai viết: 
Xã hội hoá?
Theo nguồn tin thì vụ chặt cây xanh ở Hà Nội là vốn ngân sách.
Thế ra mấy chú roanh nghiệp là lê lai à?
 





Nhưng ở đây thì:


.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Cây mới trên đường Nguyễn Chí Thanh đéo phải vàng tâm!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Cây mới trên đường Nguyễn Chí Thanh
không phải cây Vàng Tâm
18:44 - Thứ Năm, 19/03/2015

Tễu: Dự toán và công bố với dân là trồng cây vàng tâm. Nhưng trên thực tế lại trồng cây mỡ vốn là cây ít giá trị hơn và hay mối mọt, gẫy đổ. Tiền chênh lệch vào túi ai?
PV Tư vấn Tiêu & Dùng cũng đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Lâm nghiệp Lê Huy Cường, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý. Ông Cường cũng đã từng tham gia đề án thí nghiệm ươm trồng cây xanh đô thị. Theo đó, các loài cây được lựa chọn sẽ phải trồng thí điểm trên vài tuyến phố trước khi trồng đại trà.

Theo ông Cường, việc thay thế cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu và cảnh quan của Thủ đô phát triển là việc làm cần thiết. Với một kiến trúc đô thị hiện đại, những cây xà cừ gốc nổi chiếm nhiều không gian, diện tích hè phố... sẽ không còn phù hợp. Nguy cơ cây đổ tiềm tang do các công trình ngầm ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến bộ rễ. Việc bê tông hoá bề mặt để chiếm diện tích cho sinh hoạt, kinh doanh... cũng đã khiến những gốc cây to bị “bít chặt” không còn không gian cho bộ gốc phát triển, dẫn đến nguy cơ bật gốc khi mưa gió. Theo ông Cường, “xà cừ không có tội”, tuy nhiên cũng nên thay thế tại những khu đô thị có mật độ dân cư cao. Để đảm bảo mỹ quan đô thị, ông và các đồng nghiệp cũng đã từng đề nghị nên chặt bỏ một vài loại cây phần lớn là do dân tự trồng hoặc mọc hoang: Trứng cá, Dướng, Dâu da xoan... bởi những loài cây này quả chín rụng, ảnh hưởng vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người. 

.


Hình ảnh bốc dỡ cây chặt. Ảnh: Lê Huy Cường

Tuy nhiên việc chặt hạ và đồng thời trồng mới hàng ngàn cây trên 190 tuyến phố ở Hà Nội là điều đáng lo ngại về sự sống của cây mới trong môi trường thổ nhưỡng Hà Nội. Theo ông Cường, Hà Nội là vùng đất trũng, mực nước ngầm cao, tầng đất sét là chủ yếu. Cây trồng đô thị phải được nghiên cứu phù hợp với môi trường thổ nhưỡng trên mới đảm bảo được sự sinh trưởng và cho bóng mát. 

.
Hàng cây đang chờ để chặt. Ảnh: Lê Huy Cường

Ngay sau khi dự luận rộ lên về việc Vàng tâm được trồng mới tại nhiều tuyến phố. Ông Cường đã băn khoăn và có một cuộc khảo sát ngay trong ngày 19 tháng 3. Sau chuyến khảo sát, ông đã khẳng định: Cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là Vàng tâm. Đây là cây Mỡ, thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, được trồng nhiều tại Yên Bái, cùng họ với Dổi, Vàng Tâm. 

"Hầu hết nhân dân ủng hộ việc chặt cây ở Hà Nội!"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vừa qua Thông Tấn Thôn đã phỏng vấn bà con về việc nên hay không chặt cây, kết quả bất ngờ đến sững sờ!


GIỐNG CÂY NÀO THỰC SỰ MỚI LÀ GIỐNG ĐÁNG PHẢI CHẶT ĐI NHẤT ĐÂY?!

Sau khi có thông tin Hà Nội đốn hạ để thay thế 6.700 cây xanh, trong có đó có rất nhiều cây tuổi thọ hàng chục năm, Thông Tấn Thôn đã có buổi tiếp xúc thăm dò ý kiến bà con. Kết quả thật bất ngờ khi “hầu hết nhân dân ủng hộ”. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu được tổng hợp:

Các bà nội trợ phấn khởi ra mặt khi nghe tin Hà Nội cho chặt hàng loạt cây xanh cổ thụ. Trăm bà như một cho rằng Hà Nội mùa này cứ mưa phùn suốt, nên không có gì cần ưu ái bằng việc... phơi quần áo. Cầu khấn mãi mới được hôm có nắng thì lại bị mấy cây to che mất, thế là quần áo mốc vẫn hoàn mốc. Cho nên, vì sự nghiệp phơi quần áo, các bà nội trợ sẽ ủng hộ việc chặt cây đến cùng. Có bà vừa phát biểu xong liền cao hứng nối tiếp bài hát chế “Cưa cây”, lần này là hát nhạc Trịnh: “Gọi nắng... cho em phơi đồ...”

Cánh xe ôm thì cũng tỏ ra hào hứng không kém. Đa số ý kiến đồng tình rằng Hà Nội đường chật người đông, nên tắc đường đã trở thành thông lệ, và là nỗi sợ hãi số một của “người vận chuyển”. Những lúc tắc đường, các bác tài ôm phải biến hóa bằng cách leo vỉa hè để đi. Nhưng khổ nỗi, trên cái vỉa hè bé tí ấy, một phần lớn bị cửa hàng mặt tiền lấn chiếm làm của riêng, phần còn lại dành cho đậu xe, bán hàng rong và mấy gốc cây lù lù, thế thì còn chỗ nào mà đi? Vậy nên, các bác xe ôm đánh giá rằng chặt hết cây cổ thụ là một quyết định sáng suốt.

Phấn khởi hơn nữa là giới tiểu thương kinh doanh ở mặt phố. Với họ, mặt tiền là bộ mặt, là nồi cháo gà, là tiền, là vàng ròng... ấy vậy mà có cái cây to lù lù trước mặt thì còn làm ăn buôn bán kiếm tiền gì nữa? Cho nên, việc triệt hạ cây xanh trước mặt tiền là một nỗi khát khao cháy bỏng, có người bị mất ngủ kinh niên chỉ vì ngày đêm nghĩ cách giết cây. Người thì dội nước sôi vào gốc, kẻ thì đổ a xít, đứa thì vãi muối... tuy hiệu quả mạnh yếu khác nhau, nhưng chung quy lại, ai cũng muốn cây trước nhà chết càng nhanh càng tốt để... kiếm ăn. Nay được chặt cây, khác nào lộc trên trời rơi xuống?!

Địt mẹ thằng Phan Đăng Long!

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ Đô mà trong cả nước.

Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt bất cứ cây nào. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như:

— Cây nguy hiểm,bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn
— Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống.
— Do phải mở đường để đảm bảo giao thông

thì chắc không ai có ý kiến khác.

Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.

Tôi xin kiến nghị Ông Chủ tịch:

Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6700 cây đó, để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người ta không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở xây dựng cần có sự xem xét lại.

Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc:

— Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
— Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt
— Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.

Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.

Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.

Trân trọng.
Trần Đăng Tuấn

Hộ khẩu thường trú: số nhà 132 Phố Mỹ đình — Quận Từ Liêm, Hà Nội.
Nơi ở: phòng 2302 Nhà 24T2 Đường Hoàng Đạo Thuý, Hà Nội.


(Nguồn: vietnamnet.vn...)

Hoàn toàn không khó nhận ra người viết thư này có thể coi là hiểu biết và có văn hóa.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn có thư ngỏ gửi Chủ tịch TP.Hà Nội, đặt câu hỏi sẽ chặt cây nào, tại sao phải chặt, 6.700 cây phải chặt có phải là cây sâu mọt hay không và để người dân giám sát. Cây ở đường Nguyễn Chí Thanh đâu phải sâu mọt hết cả tuyến phố, ý kiến của ông?
Phan Đăng Long: “Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân, thành phố có cả kế hoạch tổng thể và rất nhiều ban ngành tham gia.
“Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao.”

Tức là người dân chưa được hỏi ý kiến?
Phan Đăng Long: “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì.”

Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?
Phan Đăng Long: “Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác.”



Cũng hoàn toàn không khó nhận ra người phát ngôn những câu này thuộc loại thiếu hiểu biết và rất là vô văn hóa. Đã "Không phải hỏi gì cả" thì còn cần đéo gì phải "biết bao nhiêu người dân đồng tình" nữa! Địt mẹ thằng Phan Đăng Long.

Sau chuyện phát ngôn ngu xuẩn này, UBND Hà Nội còn có văn bản: Hầu hết nhân dân tại các khu vực thực hiện thay thế cây đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số ý kiến góp ý khác nhau, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp thu và giải thích, làm rõ và vận động để nhân dân hiểu, đồng thuận.” — (www.24h.com.vn...)

Cái địt mẹ mấy thằng này, lưỡi không xương, mõm cứ như bôi mỡ, — đã "KHÔNG PHẢI HỎI GÌ CẢ", sao nó biết "hầu hết" nhân dân "đồng thuận" với "ủng hộ" chúng nó?!

Cái nước Việt Nam này bây giờ tội tình đến thế nào rồi không biết, mà một thằng ngu như thằng Phan Đăng Long kia thế đéo nào lại làm được Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy?! Ngu xuẩn vô văn hóa bố đời như thế, nó định "tuyên truyền" với "giáo dục" ai đây?

Khoản 1 Điều 14, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị quy định:

“1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.”

Công bằng mà nói, cô người mẫu Trang Trần đợt trước, trong lúc say xỉn chửi bậy ở đồn công an, có những câu thật ra rất là chí lý, "chuẩn cơm mẹ nấu" luôn: "Địt mẹ mấy thằng mặt Lồn!"