Tại sao giải Oscar lại là vật chuẩn tồi của một nền điện ảnh lớn?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sẽ diễn ra tại Nhà hát Dobly, Hollywood, Los Angeles vào ngày 25/4/2021 tới đây. Bản danh sách những bộ phim lọt vào vòng đề cử đã được xướng tên. Nhưng với một giải thưởng danh giá, nhiều uy tín như thế vẫn không khỏi có ý kiến nhìn nhận lại...


TẠI SAO GIẢI OSCAR LẠI LÀ VẬT CHUẨN TỒI CỦA MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH LỚN?

(Báo The Spectator - Anh)

Bộ phim “Đất của dân du mục ( Nomadland ) của nữ đạo diễn Chlóe Zheo  được xếp vào danh sách những phim có hy vọng đạt Oscar lần này, quả là một bộ phim không gây sửng sốt chút nào. Đây là một câu chuyện kể nhẹ nhàng, mùi mẫn theo tinh thần của tiểu thuyết hay bộ phim chuyển thể “Chùm nho nổi giận ( Grapesof Wrath ) với những trường đoạn quan trọng được quay tại bãi chứa hàng của tập đoàn Amazon và tại các xí nghiệp của dây chuyền công nghệ. Vị trí của phim này không phải ở trên màn ảnh, mà ở những clip quảng cáo của “The New Yorker. Giống như hầu hết các bộ phim giành được giải thưởng lớn tại lễ Oscar 13 năm trở lại đây, trong đó có bộ phim “Mảnh đất không giành cho những người già (No Country for Old Men), xem xong phim này bạn tự hỏi: “Chả lẽ giải thưởng cao tặng cho một nền công nghiệp điện ảnh lại như vậy sao? Vì nguyên cớ gì vậy?”.

Trong bối cảnh của mọi diễn biến thời thế mà Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ  ngó ngàng tới trong năm nay (các đề cử giải Oscar bây giờ thường giành nhiều cho đạo diễn nữ, cho các đại diện của thiểu số còn ít ai biết tới) thiếu vắng hẳn một điều- đó là cuộc tranh luận quanh câu hỏi liệu những giải thưởng ấy có phải là định mốc tồi cho thế giới điện ảnh lớn không?

Có một điều không còn là bí mật đối với bất cứ ai: trong bảng danh sách những nhà điện ảnh được trao giải Oscar thiếu hẳn cả một loạt những đạo diễn tầm cỡ như: Eisenstein, Leng, Pabst, Vertov, Vigo, Renoir, Wells, Sirk, Midzoguchi, Ozu, Bresson, Goder, Romer, Pajolini, Antonioni, Tarkovsky, Hoysh, Hichkok, Pekinpa, Leone, Cubrik, Satiadjit Rai, Varda, Grivz, Fassbinder, Akkerman, Mambeti, Ottinger, Linch, Caul, Hershor, Virasetakul, Cronenberg, Kiarostami, Siacian, Breiia, fon Trier, Deni, Spaik Li, Duymon, Ade, Dias..v..v..

Với vốn hiểu biết văn hóa đa sắc màu của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ- nơi phát giải Oscar, chả lẽ không đặt ra câu hỏi này sao, mà coi mọi chuyện là đương nhiên? Với Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ còn một vấn đề khác: Họ trao giải cho những bộ phim không phải bao giờ cũng mang những giá trị thẩm mỹ. Khuynh hướng này hiện vẫn đang diễn ra. Giải Oscar cần thiết đối với chúng ta không phải để phục hồi lại những tiêu chuẩn đạo đức, mà chúng cần thiết để xác lập nên những chuẩn mực cao về mặt thẩm mỹ. Nếu không phải vì đích đến này thì gắng gỏi nhận giải Oscar để làm gì? Tôi không đặt hy vọng Viện Hàn Lâm Điện ảnh

Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Viettimes 14/03/2021) Cùng với bia của 64 liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam, lễ tưởng niệm năm nay còn có mô hình con tàu HQ 604 huyền thoại, đã đưa người tham dự trở lại với ký ức hào hùng của 33 năm về trước.

Ngày 14/3, tại Đà Nẵng, các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh (E83) - Quân chủng Hải quân Việt Nam và Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trong trận chiến giữ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) cách đây 33 năm.


Buổi Lễ tưởng niệm được tổ chức tại Trung tâm đào tạo thuyền viên, Công ty TNHH Kỹ thuật và dịch vụ hàng hải Nguyễn Tiến (Thọ Quang, Đà Nẵng) với sự tham dự của các cựu binh Trường Sa, cựu binh Gạc Ma, các thế hệ của Trung đoàn công binh hải quân 83, cùng đại diện người thân của các liệt sĩ tại Đà Nẵng.


Cùng với mô hình bản đồ Việt Nam, quần đảo Trường Sa, còn có mô hình tàu HQ-604 được tái hiện với bài vị của các chiến sĩ đã hy sinh và vòng hoa hình cờ Tổ quốc. HQ-604 là con tàu đã bị lính Trung Quốc bắn chìm ngày 14/3/1988 khiến 64 chiến sĩ của ta hy sinh.


Trong không khí trang nghiêm thành kính, các cựu binh CQ88, cùng thân nhân các liệt sĩ đã ôn lại lịch sử hào hùng của trận chiến bảo vệ Gạc Ma năm xưa và cầu nguyện cho linh hồn các liệt sĩ được siêu thoát.


Sau lễ tưởng niệm, Đại tá Hoàng Duy Lập - nguyên Chỉ huy trưởng Lữ đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) cùng các thành viên cùng dâng hương và dong thuyền hướng ra cửa biển để thả đèn, hoa ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến sĩ, đồng đội, đồng chí đang nằm lại với mẹ biển bao la.

Một số hình ảnh của buổi lễ:


 


Ngày của hình thức

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nếu chị em có mắng, tôi đành chịu và xin lỗi bởi đã hàm hồ.

Hôm nay là ngày 8 tháng 3. Đã từ lâu ở xứ này, nhà cai trị cũng như bộ máy của nó luôn tuyên truyền đó là ngày lễ, lễ của phụ nữ quốc tế, của toàn thế giới. Thời còn tồn tại phe xã hội chủ nghĩa - phe cộng sản, người sống ở những nước trong phe mặc nhiên coi phe mình là thế giới, phe mình có thứ gì thì cả thế giới phải có thứ đó. Sau này, khi cộng sản bị đẩy lùi, bị cô lập, phe phái tan rã thoi thóp, người dân chợt hiểu rằng té ra không phải vậy.

Cộng sản là chúa hình thức, giỏi vẽ vời. Không thể chế nào lắm lễ lạt, ngày kỷ niệm như chế độ xã hội chủ nghĩa. Đủ các kiểu, để cuốn dân chúng vào những cơn say giả tạo mà quên đi thực tại. Tôi còn nghe nói bên Triều Tiên, chính quyền bắt buộc dân chúng phải tham gia những buổi lễ, ai trốn sẽ bị phạt, giống kiểu “tinh thần thể dục” xứ An Nam ta thuở đầu thế kỷ 20. Rồi họ còn buộc dân chúng ngoài giờ lao động phải sinh hoạt ca hát nhảy múa, vừa để tô vẽ bộ mặt xã hội có vẻ đẹp đẽ, vừa không cho dân thì giờ rảnh rỗi mà nghĩ ngợi, điều có thể dẫn đến sự chống đối.

Tôi hỏi một đứa cháu họ đang du học ở Canada, thế mi có thấy không khí náo nức chào mừng ngày quốc tế phụ nữ “mùng 8 tháng 3” không, chắc lớn lắm nhỉ. Nó cười bảo, dân bên này (tức Canada) họ mải làm việc và đi chơi, ai rỗi hơi mà 8 với chả 3, đàn bà cũng như đàn ông, không có ngày riêng gì sất, nhưng đàn ông tôn trọng đàn bà cả 365 ngày trong năm.

Như đã nói, phần lớn các nước trên thế giới, nhất là những nước giàu có, văn minh, phụ nữ được tôn trọng, bình đẳng trong xã hội, không quan tâm đến ngày “nữ quốc tế”. Chỉ những anh từng là xã hội chủ nghĩa, hoặc bây giờ còn tàn dư xã hội chủ nghĩa, và những anh nhắm mắt nhắm mũi đâm đầu vào “thiên đường” thì mới rình rang kỷ niệm ngày 8 tháng 3. Tô vẽ ra chủ yếu để tự đánh bóng mình là chính, chứ cũng chả nhằm mục đích tốt đẹp gì cho phụ nữ.

Nhiều quốc gia không có ngày phụ nữ, không phụ nữ quốc tế quốc tiếc, không tồn tại hội phụ nữ phụ niếc nhưng người phụ nữ được tôn trọng. Phụ nữ không cần đòi hỏi bình quyền, không cần đấu tranh, lại càng không cần ai ban ơn cho giới mình ngày nọ ngày kia. Muốn tặng hoa, cứ việc tặng, ngày nào cũng được, đâu cần đợi tới “mùng 8 tháng 3”. Xứ người ta không có cái thói lâu lâu các quan lớn hoặc báo chí mậu dịch, tivi quốc doanh lại nức nở khen đã đạt tỷ lệ nữ bao nhiêu trong bộ máy lãnh đạo, giống như dạng ban phát, cho đến thế là tốt lắm rồi. Giỏi thì làm, cả tổng thống, thủ tướng, không phân biệt nam nữ. Không tin, cứ thử nhìn ra thế giới.

Tôi cho rằng (chỉ mong mình nói sai) là ngay cả bản thân phụ nữ cũng không thích gì ngày 8.3. Thà được tôn trọng quanh năm còn hơn rình rang một ngày tặng nhau vài lời có cánh cùng bông kia hoa nọ. Tôn vinh đâu chả thấy, chỉ thấy ngầm sự thương hại, coi thường, “tôn nhau thì lại bằng mười khinh nhau”.

Con gái Hà Nội ở đâu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Soha 01/03/2021) Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.

Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết…, khiến tôi ngờ… bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.

Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn... Trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ nên là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẹo...  làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc

Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền

Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang

Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…(*)

Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc mà có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.

Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy "cảm thương" cho tác giả:

… Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết

Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ

Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ

Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…(*)

Những ngày sau năm 75, trên tivi Sài Gòn là những cô gái bước theo nhịp quân hành, đôi mắt rực lửa, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là… ớn. Tôi cười,  Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy… Bà cụ lại thở dài, chép miệng.

Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.