Bài hát "Ngôi Sao Có Tên Mặt Trời" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NGÔI SAO CÓ TÊN MẶT TRỜI
Nhạc Nga
Lời Việt: Minh Ca


(1)
Nhựa đường đen thui,
Bê tông xám xịt,
Trên mặt đất nứt vỡ, khô cằn;
Như tấm chăn chắp vá đắp lên
Thành phố bên trong dòng sông.

Trên thành phố những đám mây bềnh bồng
Che khuất ánh sáng bầu trời;
Trên thành phố khói vàng bay,
Thành phố hơn một nghìn năm
Trôi qua dưới ánh sáng ngôi sao
Có tên Mặt Trời.

(2)
Hơn một nghìn năm chiến trận,
Chiến tranh không có lý do đặc biệt,
Chiến tranh là việc của tuổi xanh,
Là liều thuốc chống lại nếp nhăn.

Đỏ thắm những giọt máu đào,
Một giờ sau đã là đất rồi,
Hai giờ sau cỏ hoa mọc lên,
Ba giờ sau máu lại sống tự nhiên,
Sưởi ấm bằng những tia sáng từ ngôi sao
Có tên Mặt Trời.

(3)
Chúng ta biết rằng luôn luôn như vậy, -
Số phận luôn thương yêu những người:
Những ai sống theo quy luật riêng,
Những ai chết khi tuổi còn xanh.

Anh ta không nhớ đâu là có là không,
Anh ta quên cấp bậc, quên tên gọi,
Và biết cách chạm tới những ngôi sao,
Không cho rằng đấy là giấc mơ;
Và bị rơi, bị thiêu cháy bởi ngôi sao
Có tên Mặt Trời.


An-bom DÂN GIAN

1. Buồn Thế

2. Dân Gian

3. Tổ Kiến

4. Ngày Nắng Ngày Mưa

5. Ngôi Sao Có Tên Mặt Trời

6. Minh Ca
7. Nhiệt Độ 15
8. Chiến Tranh

Hưởng ứng bức thư của bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Chu Mộng Long

HƯỞNG ỨNG BỨC THƯ CỦA BỘ TRƯỞNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Nguyệt Linh thân mến,

Dù bác chẳng "thân" gì với Con nhưng rất "mến" Con, nên bác xin được dùng chữ "thân mến" để gọi tên Con. Từ "Con" và từ "Thư", bác cố tình viết hoa để chứng minh lòng thành kính của bác.

Bác đã đọc Thư Con và rưng rưng xúc động. Con đã đại diện cho các bạn học sinh sẵn sàng hy sinh niềm vui và ước mơ bay bổng của mình để xin nhà trường không thả bong bóng bay trong ngày khai trường sắp tới. Vậy là Con đã cứu sống bao nhiêu động vật trên trời dưới biển. Con tuổi nhỏ mà chí lớn như bác rồi đấy!


Trong sự rưng rưng xúc động khi đọc thư Con, bác cảm thấy vô cùng tự hào khi Formosa và các nhà máy công nghiệp đặt cạnh các con sông và biển không hề thả bong bóng bay hay xả rác thải nhựa. Các nhà máy này chỉ thải ra một thứ tài nguyên vô giá giúp cho những động vật biển và con người chúng ta nhanh chóng về miền cực lạc. Bác rất yêu Formosa và các nhà máy công nghiệp xả thải ra tài nguyên để làm giàu cho đất nước.

Giá như ai cũng ý thức được như bác Cháu ta thì đất nước ta mãi mãi là thiên đường.

Nhân dịp sắp khai giảng năm học mới, bác không có món quà gì hơn là bức Thư này tặng cho Con làm kỷ vật. Bác mong ước mơ "không bong bóng" của Con sớm thành hiện thực. Bác cảm ơn Con vì nhờ bức Thư của Con mà bác có bức Thư này để thể hiện tình yêu môi trường vĩ đại của bác.

Thân ái!


PHỤ LỤC:

Nguyễn Hoàng Quân

Mấy hôm trước đọc được bức thư của một bạn học sinh gửi nhà trường, đề nghị không thả bóng bay trong ngày khai giảng để bảo vệ môi trường, thấy xúc động vô cùng. Một bạn học sinh còn nhỏ đã có ý thức như vậy, tương lai nhất định sẽ là người hữu dụng.

Hôm nay lại đọc được bức thư đích thân Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời bạn học sinh kia, lại càng xúc động hơn. Ngài bộ trưởng bận trăm công ngàn việc, vẫn có thời gian đọc báo và trả lời thư em học sinh, động viên và khích lệ bạn nhỏ, hành động đó quả đáng để khen ngợi vô cùng.

À nhưng mà nhìn về Hà Tĩnh, Formosa vẫn ngày đêm đầu độc biển miền Trung, trong sự bất lực của chính quyền và công an môi trường Hà Tĩnh, Quân lại nhớ đến những lần ngài bộ trưởng hứa hẹn trước quốc hội. Rồi việc cấp phép cho xả thải thẳng xuống biển của Bộ TN, việc biến nhân dân làm chuột bạch khi chấp thuận cho lấy sỉ than nhiệt điện làm nền đường, Quân lại thấy ngài Bộ trưởng hao hao giống nhân vật Nhạc Bất Quần trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ

Bài hát "Dân Gian" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

DÂN GIAN
Nhạc và lời: Minh Ca


(1)
Bá quan triều đình, sao lại trở thành cơ quan?
Hoàng Tử nhặt guốc trong cung điện, sao lại trở thành chồng em, —
Chàng trai ngoại tỉnh,
(Tốt nghiệp Đại học Việt Nam.)^2

Đa-vít chơi bài gì, giai điệu của nó ra sao?
Sao em lại phải ngồi nghe cái bài này của tôi?
Vua Sa-un mà nghe,
(Chắc sẽ khó chịu khôn nguôi.)^2

Điệp khúc:
Đừng nói là dân gian,
Những câu chuyện kia, đừng có nói là dân gian...
Em là dân gian, tôi là dân gian, chứ còn ai nữa?
Đừng nói là dân gian,
Những câu chuyện kia, đừng có nói là dân gian.

(2)
"Thị ơi thị rụng bị bà!", sao lại trở thành ô-sin?
Trạng Quỳnh thông minh dĩnh ngộ, sao lại mua điểm vào trường an ninh?
Đã thế còn ngông:
(Nhất định phải làm thủ khoa!)^2

Thánh Gióng ăn cà, phải xem có nhãn cà sạch hay không?
Lỡ ăn phải đồ tàu, không nói không cười có thể dài lâu!
Ngựa sắt cũng phải xem:
(Lõi có bằng sắt không?)^2

Điệp khúc...


An-bom DÂN GIAN

1. Buồn Thế

2. Dân Gian

3. Tổ Kiến

4. Bang Bang!
5. Ngôi Sao Có Tên Mặt Trời
6. Minh Ca
7. Bài Hát Không Lời Hát
8. Chiến Tranh

Vụ tàu TQ và VN ‘đối đầu’ ở Bãi Tư Chính 'vẫn rất căng thẳng'

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Viễn Đông - 17/07/2019

Một tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Một chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Mỹ, người đầu tiên công bố thông tin tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc “vờn nhau” nhiều ngày qua ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông, nói rằng tình hình vẫn “rất căng thẳng” và vụ việc này “có thể xấu đi”.

Ông Ryan Martinson, giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hôm 17/7 nói với VOA tiếng Việt rằng Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển”, sau khi Hà Nội “cho phép công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò vùng biển nằm ở phía Tây của Bãi Tư Chính”.

Dựa trên các dữ liệu liên quan, nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh mấy ngày qua “rõ ràng đã tìm cách gây áp lực để buộc Việt Nam ngừng các hoạt động ở đó” bằng cách “triển khai các tàu của cảnh sát biển tới gần Hakuryu 5 để đe dọa” cũng như sử dụng tàu Haiyang Dizhi 8 “thực hiện việc khảo sát địa chấn ở phía bắc của giàn khoan dầu” với “sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển, mà một số vũ trang hùng hậu”.

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington hôm 16/7 cũng công bố một nghiên cứu chi tiết về các hành động mang tính “đe dọa” này của Trung Quốc.

Ông Ryan Martinson trên một tàu hải cảnh trong một chuyến thăm Trung Quốc

BBC: VIỆT - TRUNG ĐỐI ĐẦU SUỐT TUẦN QUA Ở BÃI TƯ CHÍNH

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Việt - Trung:
Căng thẳng xảy ra "suốt một tuần" ở Bãi Tư Chính


Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt

Trung Quốc và Việt Nam đang có đối đầu căng thẳng liên quan tàu 'khảo sát' của Trung Quốc triển khai tới một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin.

Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tuần tại khu vực một rạn san hô ở Biển Đông, sự kiện có nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ lớn nhất giữa hai quốc gia trong năm năm trở lại đây, tờ báo này cho biết hôm 12/7/2019.
Đối đầu có thể gây ra một làn sóng tình cảm chống Trung Quốc ở Việt Nam chưa từng thấy, kể từ năm 2014, khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc (HD-981) tới khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.

Sáu tàu bảo vệ bờ biển được trang bị vũ khí hạng nặng - hai của Trung Quốc và bốn của Việt Nam - đã 'gườm gườm' nhìn nhau trong các cuộc tuần tra quanh khu vực bãi Tư Chính trong nhóm đảo Trường Sa kể từ tuần trước.

Có tin khoảng một chục tàu đã hiện diện trong khu vực lân cận, theo các trang mạng theo dõi hàng hải từ hôm thứ Năm, 11/7. Diễn biến xảy ra bất chấp cam kết hồi tháng 5/2019 của các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam để giải quyết tranh chấp hàng hải bằng đàm phán.

Hôm thứ Tư tuần trước, 03/7, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để "thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn", Ryan Martinson, Phó Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island, cho biết trong một thông điệp trên trang Twitter vào thứ Sáu, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển, tờ SCMP cho hay.

Các tàu hộ tống của tàu này bao gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang trọng tải 12.000 tấn, số hiệu 3901, kết hợp với máy bay trực thăng và tàu bảo vệ bờ biển 2.200 tấn số có hiệu 37111.

'Không xác nhận và khuyên hợp tác'

Hôm thứ Sáu, 13/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không xác nhận việc vụ đối đầu tại bãi Tư Chính, nhưng ông nói Trung Quốc quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết thêm.

"Chúng tôi cũng cam kết quản lý sự khác biệt của mình thông qua các cuộc đàm phán với các quốc gia liên quan," người phát ngôn này nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân trong chuyến thăm của bà tới Trung Quốc tuần này rằng "hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể".

Trước đó vào thứ Sáu, người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc, ông Lật Chiến Thư cũng nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam rằng "cả hai bên nên hợp tác với nhau về một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông."

Ngu Thật!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Từ Thức

- Người Hong Kong ngu thật, không biết suy nghĩ khôn ngoan: Trung Quốc nó mạnh lắm, không làm gì nổi nó đâu. Đằng nào Hong Kong vài chục năm nữa cũng trở thành Tàu, chống nó chỉ khổ cho mình và vợ con mình. Tự do, độc lập là chuyện xa vời. Kệ nó, nó làm gì thì làm.

- Người Algérie ngu thật, mắc mớ gì phải xấu hổ, xuống đường vì bị lãnh đạo bởi một ông già bán thân bất toại, gần đất xa trời, tham quyền cố vị, và một tập đoàn mafia, coi đất nước như của riêng. Chuyện giữa họ với nhau, mình có làm chính trị đâu mà dính vào.

- Người Venezuela ngu thật, ngày đêm chống độc tài. Nếu mình biết an phận làm ăn, không chống phá người ta, độc tài nó có làm gì mình đâu?

- Dân Soudan ngu thật. Nghèo đói mà bày đặt đòi dân chủ, nhân quyền. Dân chủ, nhân quyền có mài ra ăn được không?

- Người Đông Âu ngu thật, mấy tháng nay bỏ cả làm ăn, rầm rộ đi biểu tình chống tham nhũng. Tham nhũng ở đâu chẳng có, thời nào chẳng có, chống làm cái gì, cũng vô bổ như đánh nhau với cái cối xay gió?

- Dân Indonésie ngu thật,Tàu nó nhân đạo cho vay cả tỷ dollars để làm đường xe lửa, xa lộ nhưng từ chối, sợ lãi nặng bị nó xiết cổ. Sợ bóng sợ gió, còn lâu mới khá. Bụt từ oản chiêm. Nó cho thì cứ nhận. Xây đường một nửa, cũng còn một nửa, có đồng ra đồng vào, cất lều cho vợ bé, đưa bồ nhí đi shopping ở Singapore.

- Người Đài Loan ngu thật. Một hòn đảo nhỏ bằng cái kẹo, làm sao đương đầu với một tỷ rưỡi người Tàu. Sao không biết phận mình, khôn ngoan nuốt nhục, sống cho qua ngày? Một sự nhịn là chín sự lành.

- Người Mỹ, người Nhật, người Pháp, người Anh ngu thật. Tàu nó bỏ công sáng chế ra điện thoại, computers, bán rẻ, sẵn sàng cộng tác, đào tạo cán bộ dùm, kể cả cán bộ quốc phòng, tại sao nhẫn tâm từ chối, không sợ phụ lòng người tốt?

Tại sao thiên hạ làm những chuyện vô bổ? Để thì giờ quý báu đi bão ủng hộ bóng tròn, đi chùa cầu vong, có sướng và hữu ích hơn không.

Thấy cái ngu của thiên hạ, bực mình, không muốn ‘’bức xúc‘’ cũng không được.

T.T.

Tác giả gửi BVN


(Bài viết của tác giả bxvn)

Bài hát "Tổ Kiến" (An-bom "Dân Gian" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TỔ KIẾN
Nhạc Nga
Lời Việt: Minh Ca


(1)
Một ngày mới đang bắt đầu nơi đây,
Những chiếc ô-tô chạy đi chạy lại, -
Vì mặt trời không ngại dậy sớm,
Chứ chúng ta dậy sớm làm gì?

Tổ kiến đang sống tự nhiên,
Ai đó gãy chân cũng đâu có gì? -
Trước đám cưới sẽ lành lại thôi,
Nếu chết đi... chết chứ gì?..

Điệp khúc:
Tôi không muốn người ta nói dối tôi,
Những chân lý tôi nghe cũng mệt;
Tôi đã cố tìm chỗ nương thân,
Người ta nói tôi tìm quá tệ.

Tôi không biết có bao nhiêu phần trăm
Người mất trí vào ngay lúc này?
Còn nếu tin vào mắt và tai
Có lẽ nhiều hơn vài lần.

(2)
Chúng ta nên tiến hành cuộc chiến tranh
Chống lại những ai chống lại chúng ta, -
Vì những ai chống lại những ai chống lại chúng ta
Không có chúng ta sẽ không thắng được.

Tương lai chúng ta mù sương,
Quá khứ chúng ta: địa ngục — thiên đường;
Tiền không tự chui vào túi ta, -
Mới sáng ra: dậy đi làm!

Điệp khúc...


An-bom DÂN GIAN

1. Buồn Thế
2. Dân Gian

3. Tổ Kiến

4. Bang Bang!
5. Ngôi Sao Có Tên Mặt Trời
6. Minh Ca
7. Bài Hát Không Lời Hát
8. Chiến Tranh

Nguyễn Phú Trọng phải ‘đốt’ vụ Thủ Thiêm thì dân mới tin!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vương Ngôn

Trên 15.000 hộ dân trong tổng số 15.853 hồ sơ bị bồi thường ngược đãi giải toả nhà đất giao cho chính quyền địa phương thực hiện dự án. Trong đó có hơn 3.000 căn nhà  dân nằm ngoài ranh quy hoạch bị chính quyền cưỡng chế đập phá tan tành. Nhà thờ, nhà nguyện, nhà chùa cũng phải “bái phục” lợi ích nhóm. Tại thời điểm 2013, Sở Tài chính TP.HCM đã giải ngân gần 40 ngàn tỷ đồng. Đến nay, 23 năm trôi qua, vùng đất vàng này vẫn bị bỏ hoang. Đã có hơn 11.000 đơn thư khiếu nại tố cáo trong suốt thời gian dài. Dự án này đã trở thành đỉnh điểm đạt nhiều kỷ lục: số diện tích đất thu hồi trái phép ngòai ranh quy hoạch nhiều nhất. Số người chết oan nhiều nhất. Số  vụ kiện dân sự ra toà nhiều nhất. Số người bị thất nghiệp nhiều nhất...dẫn đến số lãnh đạo trả lời trái luật và hứa lèo với dân nhiều nhất. Số km đường có kinh phí xây dựng đắt nhất thế giới. Nỗi đau chồng chất nỗi đau! Nỗi ám ảnh hàng ngàn năm sau đối với người dân Thủ Thiêm. Kể từ hôm nay, Việt Nam Thời Báo sẽ đăng những phần chính quá trình diễn kịch của UBND TP.HCM trong suốt thời gian 23 năm thực hiện một dự án đầu tư đầy máu và nước mắt! 

Tìm mọi cách đánh tráo quy hoạch Thủ Thiêm 

Sau khi có Thông báo số 36-TB/TW ngày 23/11/1992 của Bộ Chính Trị về việc  quy hoạch tổng thể xây dựng TP. HCM và Kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội nghị thường trực của Chính phủ ngày 10-3-1992. Ngày 16/01/1993, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 20/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng TP.HCM. “ Cần xây dựng TP.HCM thực sự là thành phố văn minh của Nhân dân lao động...” Điều 2 quyết định này nêu rõ: “ Cho phép UBND TP.HCM thực hiện quy chế kiến trúc sư trưởng thành phố để tập trung đầu mối trong quản lý xây dựng tại thành phố. Giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế kiến trúc sư trưởng TP.HCM và ban hành điều lệ quản lý xây dựng tại thành phố bảo đảm việc xây dựng theo đúng quy hoạch đã được duyệt.”

Căn cứ vào Quyết định số 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/5/1996 UBND TP.HCM có Tờ trình số: 1861/TT-UB-QLĐT kèm theo bản đồ quy hoạch gửi Thủ tướng Chính phủ “xin phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000”. Căn cứ Tờ trình này và Văn bản đề nghị số 621/BXD-KTQH ngày 15/5/1996 của Bộ Xây dựng. Ngày 04/6/1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 367/TTg “ Phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.” với quy mô tổng diện tích 930 ha, trong đó: Khu đô thị mới 770 ha. Khu tái định cư 160 ha. Về quy hoạch phân khu chức năng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quyết định 367/TTg quy định rõ: trong diện tích 770 ha bao gồm 133 ha mặt nước sông Sài Gòn và 637 ha được phân ra các khu chức năng như sau:

Đường sắt Cát Linh đòi vay thêm 2300 tỷ để vận hành

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Ảnh: Đoàn Bổng)

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông phải vay 
gần 100 triệu USD để vận hành

VietNamnet
3/07/2019 13:16 GMT+7

Hà Nội sẽ vay lại 98,35 triệu USD phần vốn vay nước ngoài để giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành kinh doanh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. 
 
Lý do đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể chở khách
Lỡ hẹn 8 lần, Bộ GTVT lại hứa tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngàn ngày mong đợi vẫn nhếch nhác

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo về phương án vay lại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.


Tuyến đường sắt này được phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng (669,62 triệu USD).

Theo cơ chế tài chính trong nước được Thủ tướng phê duyệt, phần chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án với giá trị 577,1 triệu USD áp dụng cơ chế ngân sách nhà nước cấp phát vốn vay nước ngoài.

Phần chi phí liên quan trực tiếp đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải áp dụng với giá trị 92,52 triệu USD, theo cơ chế cho vay lại vốn vay nước ngoài. Đến năm 2016, chi phí cho các hạng mục này được điều chỉnh tăng từ 92,52 triệu USD lên 98,35 triệu USD.

Thủ tướng đã đồng ý giao Bộ GTVT ủy quyền cho Ban QLDA đường sắt ký kết thỏa thuận cho vay lại phần vốn vay nước ngoài để thực hiện giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải.

Trong giai đoạn xây dựng, Bộ GTVT có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng để trả nợ nước ngoài, trả nợ gốc và các khoản phí liên quan cho tới khi dự án hoàn thành bàn giao.

UBND TP Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ khoản vay lại của dự án từ Bộ GTVT theo nguyên tắc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người vay lại và trả nợ ngân sách sau khi dự án kết thúc giai đoạn xây dựng và bàn giao cho UBND TP.

Như vậy, tổng vay nợ cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 98,35 triệu USD, trong đó phải trả nợ lãi hơn 30.000 USD. Hạn trả cuối cùng cho khoản vay này là tháng 9/2032.

Lãi suất cho vay lại là 4%/năm tính trên số dư nợ vay lại. Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan khác, bên vay phải trả lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại, áp dụng cho số ngày quá hạn.

Theo Hà Nội, việc vay lại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông không làm vượt hạn mức vay nợ của TP.