Đặc khu kinh tế
0 ý kiến, vàNỗi uẩn ức ngàn năm và cơn điên trung quốc
0 ý kiến, và
VÀ NỖI ẨN ỨC NGÓT NGÀN NĂM
Ngay từ ngày đầu thực hiện cải cách mở cửa (1978), Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện tham vọng toàn cầu. Từ khi trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế, khát khao bá chủ thế giới của Trung Quốc đã hoàn toàn bộc lộ rõ.
Lý giải về tham vọng Trung Quốc, nhiều người thường nghĩ ngay đến “tư tưởng Đại Hán”. Không sai. Ngay từ nhỏ, mọi đứa trẻ Trung Quốc đều đã được giáo huấn bằng “bát mục” mà mục tiêu cuối cùng là “bình thiên hạ”. Nhưng ít người biết rằng, cơn điên Trung Quốc còn có nguyên nhân khác nữa: sự bùng nổ của nỗi ẩn ức ngót ngàn năm.
Thực tế lịch sử cho thấy, từ năm 1271 đến năm 1911, Trung Quốc chỉ nằm dưới quyền thống trị của siêu tộc Hán 276 năm. Thời gian còn lại, đất nước Trung Hoa vĩ đại nằm dưới quyền thống trị của các tộc người thiểu số Mông Cổ và Mãn Thanh, đồng thời luôn chịu sự khinh khi của đám tây lông nhiều tàu to súng lớn. Năm 1271, triều đình nhà Tống thất thủ trước vó ngựa thiện chiến của đám thiểu số du mục Mông Thát. Triều đình nhà Nguyên được xây dựng và cai trị Trung Quốc ngót 1 thế kỷ. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, thiết lập lại trật tự Trung Quốc thuộc siêu tộc Hán. Nhưng đến năm 1644, nhà Đại Minh lại bị bát kỳ Mãn Thanh đánh bại hoàn toàn. Dòng họ Ái Tân Giác La của Mãn tộc thiểu số bắt đầu cai trị Trung Quốc từ đó cho đến năm 1911. Trong suốt mấy trăm năm nằm dưới sự thống trị của Mông Thát và Mãn Thanh, các tài tử văn nhân bụng đầy chữ cũng như những võ tướng tinh thông thập bát ban võ nghệ của siêu tộc Hán cúc cung tận tụy bưng bô cho giới quý tộc thiểu số Mông Mãn. Nỗi nhục có một không hai trên thế giới, cũng là nỗi nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa.
Chưa hết, từ sau chiến chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1842), Trung Quốc bắt đầu bị các nước tư bản phương Tây xâu xé. Bọn tây lông ép nhà Đại Thanh ký kết hết hiệp định này đến hiệp định khác, cơ bản là phải nhượng bộ đất đai và đặc biệt là các đặc quyền đặc lợi về kinh tế. Thậm chí, mấy “thằng” tây bé tí như Hòa Lan hoặc Bồ Đào Nha cũng nhảy vào chia phần và có thể chỉ mặt chửi mắng mấy anh Đại Thanh to xác mà hèn đớn. Khắp các tô giới của tây lông, đâu đâu cũng thấy những biến báo “Cấm chó và người Trung Quốc”.
Vẫn chưa hết, nỗi xỉ nhục đến từ các “chú lùn” Nhật Bản mới thực sự khó tiêu hóa. Sau chiến tranh Giáp Ngọ 1894, Trung Quốc Đại Thanh không chỉ mất hạm đội Bắc Dương hùng mạnh, mất thuộc quốc Triều Tiên, mà còn phải cắt đất Liêu Đông và bồi thường 200 triệu lạng bạc chiến phí cho Nhật Bản. Từ đó, Trung Quốc trở thành kèo dưới so với chư hầu cũ Nhật Bản. Người Nhật nghĩ ra cách làm nhục không thể thâm thúy hơn: dán lên trán Trung Hoa Đại Thanh 4 chữ “Đông Á bệnh phu” (kẻ yếu hèn bệnh hoạn ở Đông Á). Năm 1931, Nhật Bản bắt đầu chiếm vùng Hoa Bắc. Đến 1937, Nhật Bản đánh chiếm Lư Câu Kiều, chính thức đặt chân vào khu vực đầu não Trung Quốc. Từ đó đến tháng 9/1945, cuộc chiến Trung Nhật dằng dai khó phân thắng bại. Cả Quốc và Cộng của Trung Hoa đều không hề có chiến thắng đáng tự hào nào trước Nhật Bản. “Bách đoàn đại chiến” của Bành Đức Hoài cũng khó có thể coi là một chiến thắng quân sự. Nó là một phép thắng lợi tinh thần nhiều hơn. Trung Quốc chỉ thoát khỏi tử thần Nhật Bản nhờ sức mạnh của quân đội Đồng Minh và Liên Xô.
Trung Quốc đứng sau dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?
0 ý kiến, và
Người lái tàu cao tốc chạy tuyến Bắc Kinh và Quảng Châu. Ảnh chụp hôm 26 tháng 12 năm 2012.
Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa 14 diễn ra ở Hà Nội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhiều cử tri, trong đó có những chuyên gia kinh tế, kỹ thuật rất bức xúc về thông tin chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc - Nam. Quan ngại này từng được nêu ra qua Bản Tuyên bố liên quan do các tổ chức dân sự độc lập và người quan tâm tham gia ký tên.
Dự án “khủng”Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam là dự án lớn nhất của ngành giao thông Việt Nam từ trước đến nay. Dự án được cho biết có tổng chiều dài hơn 1.560 km nối Hà Nội và TP. HCM, đi qua 20 tỉnh, thành với 27 nhà ga, khởi điểm từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Hòa Hưng (TP HCM). Tổng mức đầu tư dự tính khoảng 58,71 tỷ USD cho các hạng mục: Giải phóng mặt bằng, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, lãi, phí, phí dự phòng… Số tiền 58,71 tỷ USD mới chỉ là chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Còn khi vận hành, thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng.
Khi được Quốc Hội thông qua, dự án sẽ được khởi động xây dựng theo hai giai đoạn: Từ năm 2020 đến 2032 đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP. HCM. Từ năm 2032 đến 2050 đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang, trong đó đoạn Vinh - Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang hoàn thành năm 2050.
Đơn vị tư vấn đề xuất thực hiện theo hình thức công - tư (PPP). Trong đó, ngân sách nhà nước không dưới 80% (gần 47 tỷ USD), chỉ 20% vốn tư nhân (gần 12 tỉ USD).
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam nói với truyền thông trong nước rằng sự cần thiết đầu tư dự án phải chứng minh bằng hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính, nhưng với dự án này, hiệu quả tài chính không đạt.
Kỹ sư xây dựng cầu đường Trần Bang từ Sài Gòn cho rằng chưa nên thực hiện dự án vì thứ nhất là không có tiền, thứ hai là không thấy được hiệu quả kinh tế.
“Theo tôi thì chưa nên làm bởi hạ tầng chỉ làm khi có dư tiền. Việt Nam bây giờ phải đi vay, mà vay thì đè lên công nợ mà người dân phải gánh. Tiếp theo là hiệu quả của công trình khi hoàn tất. Làm một dự án thì phải tính đến chuyện thu hồi vốn. Khách du lịch thì không bao nhiêu, khách đi làm hàng ngày thì ai mà đi đường sắt cao tốc vì có ai ở Sài Gòn mà đi làm ở Nha Trang đâu, ví dụ thế.
Những người Tàu dưới 30 tuổi hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ (Bài 1)
0 ý kiến, và
Cao Thiện Văn (Gao Shanwen 高善文)
Thu Thủy tổng thuật
VietTimes - TS Cao Thiện Văn vừa có bài nói chuyện gây chấn động thế giới mạng khi ông này phân tích về quan hệ Trung Quốc - Mỹ và phát biểu: "Chúng tôi thì đã già rồi, coi như không tính đến, nếu lần này xử lý không tốt quan hệ Trung - Mỹ thì những người trẻ 30 tuổi trở xuống hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ”.
TS Cao Thiện Văn
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đang diễn ra gay gắt, ngày 28/7 vừa qua, Tiến sỹ Cao Thiện Văn, nhà phân tích hàng đầu của Công ty “An Tín Chứng khoán” (Essence Securities) đã có bài diễn thuyết trong hơn 70 phút tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty “Sơn Tây Chứng khoán”.
Bài nói với chủ đề chính là quan hệ Trung - Mỹ và Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ này lập tức được đưa lên Youtube và tràn lan các trang mạng. Nhiều ý kiến đánh giá: mức độ bạo dạn của Cao Thiện Văn khiến người ta “há hốc miệng”, nội dung “kích thích” nhất là ông Văn cho rằng: “Chúng tôi thì đã già rồi, coi như không tính đến, nếu lần này xử lý không tốt quan hệ Trung - Mỹ thì những người trẻ 30 tuổi trở xuống hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ”.
Ngay sau khi buổi lễ này kết thúc, trên mạng lập tức xuất hiện các đoạn ghi âm cùng đủ loại bài tốc ký, phân tích về nội dung diễn thuyết của Cao Thiện Văn. Nhìn chung các ý kiến bình luận đều đánh giá Cao Thiện Văn đã nói ra những vấn đề mà mọi người đang lo ngại, hàm lượng thông tin rất cao...
Với việc D. Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi
Theo nhận xét của một người được nghe Cao Thiện Văn diễn thuyết hôm 28/7 thì bài nói của ông có thể tóm lại gồm mấy vấn đề chính:
Thứ nhất, tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” (phi nghĩa) với Việt Nam khi xưa là bản lập công về ngoại giao khiến Mỹ chấp nhận Trung Quốc;
Thứ hai, mở cửa đối ngoại, bản chất cốt lõi là mở cửa với Mỹ; đó là quyết sách quan trọng của Đặng Tiểu Bình vào thời kỳ then chốt;
Thứ ba, sau khi Liên Xô giải thể, giá trị chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ giảm thấp, Đặng Tiểu Bình đề ra Phương châm 16 chữ “Bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, ẩn mình chờ thời, quyết không đi đầu”; thực ra một lãnh tụ khác cũng đã đưa ra đề nghị tương tự “silence makes big money”.
Công cmn đoàn
0 ý kiến, và
Nó mang danh bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng thực chất chỉ bảo vệ đảng, làm theo chỉ đạo của đảng. Khi người lao động gặp việc gì đó cần nó bảo vệ thì nó làm ngơ, im lặng, quay lưng, thậm chí còn đối lập với chính đối tượng mà nó nhân danh bảo vệ.
Xuân thu nhị kỳ, chỉ thấy họp và đánh chén, tâng bốc khen nhau.
Ông sếp cũ của tôi, một nhà đầu tư từ Hồng Kông, có lần bảo ông ạ, ở Hồng Kông tôi rất ngại công đoàn, tôi mà vi phạm điều gì thì chết với họ, nhưng ở nước ông, tôi chả ngại công đoàn bởi tôi nói gì thì họ nghe vậy. Vì vậy, khi các bố yêu cầu thành lập công đoàn là tôi OK ngay. Không có công đoàn, làm sao tôi trị nổi đám người lao động như các ông suốt ngày đòi tăng lương giảm giờ làm.
Công đoàn xứ này, có cũng như không, thậm chí không có còn hơn.
2. Vụ công đoàn và trường đại học Tôn Đức Thắng đấu nhau, lời qua tiếng lại, rồi chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Công đoàn lợi dụng mình là tổ chức chính trị xã hội hạng nhất (giống như hai thầy Min Đơ và Min Toa là cảnh binh hạng nhất trong tiểu thuyết Số Đỏ của cụ Vũ Trọng Phụng vậy) ra hết tuyên bố này tới phát ngôn khác, tổ chức họp báo, thông tin cả vú lấp miệng em, khăng khăng rằng mình không đòi thế này, không ép thế nọ. Thế nếu trường TĐT tung các văn bản, giấy tờ tang chứng vật chứng ra thì liệu họ có gận cổ tiếp nữa không.
Xưa nay, trong thể chế này, tất cả, từ đứa dân thường tới cơ quan đoàn thể, đều phải ngoan ngoãn, cung cúc nem nép nghe nhời cấp trên, nhất là trung ương, nay tự dưng có đứa dám chống, nên họ sợ gây hiệu ứng, họ dẹp cho bằng được.
Rất buồn cười, tay chủ tịch tổng liên đoàn Bùi Văn Cường dám nói một cách rất cửa quyền hách dịch rằng "Tổng LĐLĐ VN sẽ không 'đôi co' nói đi nói lại nữa. Tổng LĐLĐ VN sẽ có báo cáo gửi Bộ Chính trị, Ban bí thư để xin ý kiến và khi đó đúng sai, trắng đen thế nào sẽ rõ" (trịch báo Tuổi Trẻ). Giời ạ, đúng sai trên đời mà chỉ cần đơn giản thế thì có khác gì phát xít, độc tài.
Lại một tay nữa, anh oắt có tên Ngọ Duy Hiểu, vốn ngoi lên từ đoàn (chả hiểu sao một anh hỉ mũi chưa sạch mà người ta đôn lên cơ cấu làm đến phó chủ tịch tổng liên đoàn-công đoàn, mà dân cán bộ đoàn vốn thế nào, ai cũng biết rồi), hăng hái kiểu hồng vệ binh thế này "Quan điểm chúng tôi là không nói đi nói lại. Tuy nhiên sau khi có ý kiến của cấp trên rằng cần phải nói để ổn định tình hình, dư luận xã hội, nhất là trong giới sinh viên của trường. Đặc biệt đã có các trang mạng, tổ chức phản động lợi dụng việc này để nói xấu nên cấp trên yêu cầu chúng tôi phải lên tiếng", mới bé tí đã thở ra hơi sặc mùi lãnh tụ và cảnh sát. Tay này còn hàm hồ nói tổng liên đoàn đã đầu tư cả nghìn tỉ đồng cho trường, nhất là cấp hơn 100 hecta đất để xây dựng cơ sở vật chất. Vớ vẩn, đất nào của y, đất là tài sản, tài nguyên của nhà nước, của đất nước, chứ đất nào của công đoàn mà cũng đòi kể công.
Cảnh sát biển trung quốc - tháng trước là bạn, tháng sau là cướp
0 ý kiến, và
1. “Cướp biển”
Sáng 7/6/2019, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thượng tá Võ Viết Dũng - chính trị viên đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Kỳ Hà (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam), cho biết vừa tiếp nhận đơn trình báo của ông Trần Văn Nhân (42 tuổi, trú thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang), chủ tàu cá mang số hiệu QNa- 91441 về việc bị tàu Trung Quốc vây áp, cướp hải sản đánh bắt được.
Đến khoảng 13h30 ngày 2/6, khi tàu của ông đang cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 22 hải lý, các thuyền viên đang nghỉ trưa sau hoạt động đánh bắt thì bất ngờ có một tàu sắt sơn màu trắng có treo cờ Trung Quốc mang số hiệu 46305 ập đến tìm cách áp sát. Tàu này sau đó thả canô mang theo 6 người cầm vũ khí, leo lên tàu cá của ông Nhân.
Trong đó có một người nói được tiếng Việt Nam đã hỏi tên tuổi, quê quán của chủ tàu. Sau đó người kia nói: "Vùng biển này thuộc Trung Quốc", nên yêu cầu tàu của tôi không được đánh bắt ở đây". "Họ yêu cầu chúng tôi mở khoang đựng cá, mực để kiểm tra. Sau đó họ đã lấy hơn 2 tấn mực khô bỏ lên canô và chở về tàu của họ. Họ chở 4 chuyến mới hết số mực đó"- ông Nhân kể lại.
Sau khi “cướp” hết số mực trên, những người này quay lại tàu ông nói lần sau không được đánh bắt ở vùng biển này, nếu tái phạm thì sẽ bị phá ngư lưới cụ, đưa tàu về Trung Quốc xử phạt.
"Họ làm y như cướp biển, lại có vũ khí trên tay nên chúng tôi không dám chống cự" - ngư dân Trần Phu (thuyền viên của tàu) - kể lại.
2. Hội đàm và viếng thăm thắm tình hữu nghị.
Cách đây hơn một tháng ngày 26/4/2019, tại trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc kết thúc chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc năm 2019 và tiến hành hội đàm tổng kết chuyến kiểm tra trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 46305. Về phía Việt Nam do Thượng tá Lương Cao Khải Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 dẫn đầu. Về phía Trung Quốc do Lưu Thiêm Vinh Phó Cục trưởng Phân Cục Nam Hải (Cảnh sát biển Trung Quốc) dẫn đầu.
Và cách đây gần 3 năm, sáng 10/11/2016 tàu Cảnh sát biển 46305 của Trung Quốc sau khi kết thúc chuyến Kiểm tra liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ với Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng) thăm hữu nghị Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đến Việt Nam. Chuyến thăm là một trong những hoạt động thiết thực, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống Việt Nam - Trung Quốc; tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và lực lượng thực thi pháp luật hai nước; Chiều 10/11, tại BTL Vùng Cảnh sát biển 1, trong không khí thắm tình hữu nghị, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hai lực lượng CSB Việt Nam và CSB Trung Quốc đã có dịp thi đấu giao hữu các môn bóng chuyền, bóng bàn và biểu diễn võ thuật dưới sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả hai bên.
Một hiệp định sỉ nhục
0 ý kiến, và
Hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngoài điều khoản Việt Nam không có quyền chỉ định thầu, chắc chắn sẽ có nhiều điều khoản khác gây bất lợi cho Việt Nam, chỉ có lợi cho phía Trung Quốc. Nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đã ký với Trung Quốc hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra, chắc chắn sẽ bị lịch sử phán xét và nguyền rủa.
Hôm qua, mồng 5-6, trả lời chất vấn của quốc hội, ông bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có tiết lộ: "Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định, theo đó, phía Trung Quốc có quyền chỉ định nhà thầu. Phía Việt Nam không có quyền chỉ định nhà thầu, đành phải chấp nhận". Thông tin ông Thể đưa ra đã nêu lên một sự thật cay đắng: các công trình giao thông mà Việt Nam vay tiền của Trung Quốc chỉ làm lợi cho phía Trung Quốc, gây thiệt hại cho Việt Nam dù ông Thể không cho biết đó là vốn vay thương mại hay vốn vay ODA. Tại sao lại thế?
Theo thông lệ quốc tế, nếu một quốc gia vay vốn từ các quốc gia khác hay từ các tổ chức tài chính theo hình thức vốn vay thương mại, quốc gia vay vốn đó hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn nhà thiết kế, nhà tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng bằng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Nếu vốn vay có nguồn gốc từ các quốc gia và tổ chức tài chính có trách nhiệm, có độ minh bạch và công khai cao, các quốc gia và tổ chức tài chính này sẽ yêu cầu nước vay vốn đấu thầu dự án công khai và minh bạch. Trong quá trình triển khai dự án, quốc gia và tổ chức tài chính cho vay sẽ tiến hành kiểm tra và giám sát dự án để dự án có tiến độ đúng cam kết và có chất lượng- hiệu quả cao. Có một thời gian dài, Việt Nam đã đi theo hướng này.
Bài về Thiên An Môn trên báo vnexpress (ĐÃ BỊ GỠ BỎ)
0 ý kiến, và
6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước
Vũ Hoàng
4-6-2019
Cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự bức xúc của người dân Trung Quốc trước tình trạng kinh tế khó khăn, còn Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa gọi đây là “bất ổn chính trị cần dập tắt”.
Cách đây đúng ba thập kỷ, hơn một triệu sinh viên, trí thức và công nhân Trung Quốc tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh để bắt đầu cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử nước này. Cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, cuộc sống của người dân đi xuống, gây nên nhiều tiếng nói bất bình trong xã hội. Tuy nhiên sau 6 tuần, dưới những biện pháp cứng rắn của chính phủ Trung Quốc, biểu tình đã bị dập tắt. Đến nay cuộc biểu tình Thiên An Môn vẫn là đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc.
Ngày 15/4/1989, cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách hàng đầu, qua đời vì bệnh tim ở tuổi 73. Những người ủng hộ ông bắt đầu tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ niềm tiếc thương Hồ Diệu Bang, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự không hài lòng với tốc độ cải cách còn chậm chạp ở Trung Quốc.
Từ ngày 18/4 đến 21/4, lượng người tập trung ở Bắc Kinh đã tăng lên tới hàng nghìn và các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng đến nhiều thành phố, trường đại học trên cả nước. Sinh viên, công nhân và các quan chức hô vang những câu khẩu hiệu phản đối chính quyền, phàn nàn về tình trạng lạm phát quá cao, mức lương không đủ sống và thiếu nhà ở.
CẤP BÁO: Một đề thi PHẢN QUỐC!
0 ý kiến, và
Em yêu Trung Quốc!
Thật kỳ lạ đề thi khối Địa lý lớp 11 có tất cả 40 câu hỏi trắc nghiệm, tất cả đều là Trung Quốc. Ngoài chỉ dẫn Địa lý, nhiều câu hỏi và trả lời có nội dung ngoài ĐL như Câu 26-Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế xã hội là (4 gợi ý đáp án).
Chương trình Địa lý lớp 11 bao gồm kiến thức Địa lý về tự nhiên, kinh tế, xã hội của các quốc gia, khu vực trên thế giới.
Đề thi này, toàn nội dung Trung Quốc làm học sinh bất ngờ và lúng túng khi làm bài.
Nhà báo Hoàng Linh (Nguồn: Nghiệp đoàn Sinh viên)
Đỗ Minh Tuấn
VỀ VIỆC BỘ GIÁO DỤC DÙNG KỲ THI CỦA HÀNG TRIỆU HỌC SINH ĐỂ TỎ TÌNH CHÍNH TRỊ VỚI TRUNG QUỐC
Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Bộ Chính trị, TW Đảng CSVN và Quốc hội không thể lờ đi chuyện phản dân hại nước tày trời này. Việc ra đề thi cho khối Địa lý lớp 11, với 40 câu hỏi trắc nghiệm, tất cả đều là về TQ, Bộ GD đã bắt hàng triệu học vốn trong sáng và yêu nước viết thành giấy trắng mực đen những dòng ca ngợi Trung Quốc (để được điểm cao?) được xã hội nhìn nhận như là việc gián tiếp tỏ tình chính trị trơ trẽn với bọn giặc bành trướng TQ ở cấp quốc gia và ở thì tương lai trước toàn thế giới. Việc đó chẳng khác gì bắt hàng triệu học sinh xem cảnh các vị cởi truồng làm tình chính trị với giặc xâm lược truyền kiếp. Với việc đánh đĩ chính trị trên đầu thế hệ tương lai, phản dân tộc, phản nhân dân trắng trợn này, BT Phùng Xuân Nhạ và những lãnh đạo trong hệ thống quản lý Giáo dục VN đáng bị lột truồng dong đi khắp nước cho toàn dân phỉ nhổ.
Nếu Đảng CSVN ở cấp vĩ mô bật đèn xanh cho việc này hay coi đó là việc bình thường, cần thiết, thì cái đảng CSVN hôm nay đã trắng trợn xúc phạm Tổ tiên Việt, trắng trợn chà đạp lên lòng yêu nước và căm thù giặc TQ chiếm biển đảo của gần trăm triệu người dân, trắng trợn vấy bẩn tâm hồn trong sáng non nớt và yêu nước của thế hệ tương lai. Nếu việc bật đèn xanh cho thằng Nhạ sỉ nhục dân tộc là từ mưu đồ giúp đảng nịnh lén, vơ tiền bo chính trị từ TQ một cách nhục nhã, hèn hạ, thì các vị không xứng làm người Việt chứ không nói là làm lãnh đạo rồi à ơi vài chữ củi lò, chính phủ liêm chính, quốc hội của dân..này nọ, không ai ngửi được. Nếu TBT CTN chỉ đạo thì ông còn không xứng với danh hiệu sỹ phu Bắc Kỳ mà dân đang quý trọng phong tặng cho ông. Thậm chí đó còn là việc giống như tát vào mặt TBT Lê Duẩn vì Ông đã từng thể hiện rõ ràng, quyết liệt và trung thực thái độ độc lập của Tổ tiên, khát vọng độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, khát vọng thoát TQ của giống nòi.