Tên phản động phạm hồng tung - gs sử học???

"Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước." - tên phản động phạm hồng tung (nguồn: vietnamnet.vn...)
Đặng Tiến

TÔI KHINH BỈ VÀ CĂM PHẪN 
TÊN GIÁO SƯ SỬ HỌC PHẠM HỒNG TUNG 

Cảm ơn VIETNAM.NETđã có bài phỏng vấn để dư công luận biết rằng ở xứ ta rác rưởi cũng có thể trở thành giáo sư!

------

Đọc bài trả lời phỏng vấn VIETNAM.NET của Phạm Hồng Tung tôi không dám tin vào mắt mình! Căm giận! Thấy như muốn ngạt thở! 

Ông bạn vong niên của tôi là Ngô Vưu, nhà giáo đã nghỉ hưu, người Huế, luôn điềm tĩnh có phần dịu dàng nữa cũng phải thốt lên rằng anh bị sốc trước bài trả lời của Phạm Hồng Tung!

Thú thật, tôi muốn đập phá một cái gì đó cho bõ tức.

Xách xe đạp và tôi lao ra đường, liền một mạch đến 50 km để giải tỏa bớt nỗi bức xúc. 

Suốt chặng đường 50 km lại cứ vang lên hai tiếng Nà Sác. Nà Sác. Nà Sác.

Chắc hầu hết mọi người không biết địa danh này đâu.

Tháng Hai năm 1979, chiến tranh biên giới bùng nổ. Phương tiện truyền thông lúc đó rất hạn chế. Một tờ báo, một bản tin qua loa truyền thanh đã là rất quý rồi. Cuộc chiến diễn ra chớp nhoáng....Cuộc sống thì ngập đầy lo toan, vất vả, cực nhọc Nhưng tôi không tài nào quên được hai tiếng Nà Sác.

Nà Sác một bản nhỏ gần như vô danh thuộc huyện Hà Quảng - Tỉnh Cao Bằng. Xa vời vợi. Không rõ tôi đã đọc trên báo hay nghe qua loa truyền thanh mà biết rằng mờ sáng ngày 17 tháng Hai năm 1979 cả bản vẫn yên giấc sau Tết Nguyên Đán chưa lâu và đang vào độ Tết Xuân với đủ các lễ Tết của người Tày thì bất ngờ pháo gầm lên. Từng chùm đạn đổ xuống. Trong chớp mắt xóa sổ gần như hoàn toàn Nà Sác! Những người dân vô tội chết gần hết trong chớp mắt. Họ chết mà không biết chết vì lí do gì. Một thảm họa. Một cơn ác mộng. Một điều gì đó cực kì phi lí, cực kì tàn khốc...

Cho mãi đến tận cuối năm 1986, khi đi lính nhân đạp xe ra biên tôi mới ghé vào thăm Nà Sác được. Cái tên bản đặt theo tiếng Tày kia tôi cũng chỉ hiểu được một nửa Nà hay Na nghĩa là ruộng còn Sác nghĩa là gì đến nay tôi vẫn không biết....Bảy năm đã qua nhưng Nà Sác vẫn hầu như vắng bóng người. Giữa đám lau lách um tùm tôi vẫn thấy chơ vơ vài ba cái cột nhà cháy dở. Vẫn thấy bơ vơ một vài cái cối đá. Bơ vơ. Hoang vắng. Lạnh rợn người.

Chiến tranh, chiến tranh là điều người lương thiện chẳng ai muốn. Chiến tranh là chết chóc, là tàn phá...

Nhưng cuộc chiến tranh ăn cướp của Trung Cộng năm 1979 và những năm sau đó có cái gì đó quái gở, phi lí đến cùng cực.

Những người dân như người bản Nà Sác kia trở thành đối tượng tàn sát của bọn xâm lược. Những người dân ấy tuyệt đối không hiểu vì sao họ lại phải chết. Chết tức tưởi, chết oan nghiệt, chết mà không kịp hiểu lí do. Một cuốn chiến tranh đơn phương không tuyên bố tận cùng của sự khốn nạn đểu giả tàn ác....

Suốt dải biên cương từ Quảng Ninh sang Điện Biên có bao nhiêu Nà Sác? 6 vạn người Việt Nam đã chết phần lớn là những người dân vô tội. Quân xâm lược đã tàn sát những người dân ấy vì lí do gì? Vì lí do gì bọn chúng dùng lựu đạn cay, súng phun lửa, khói đốt lốp xe để giết sạch người dân trú ẩn trong một hang đá?....

Phạm Hồng Tung mang danh giáo sư sử học ăn lương cao ngất từ tiền thuể dân lẽ nào không biết những chuyện như thế? Ai cũng biết quan hệ giữa hai nước láng giềng đặc biệt là với Trung Quốc là vô cùng phức tạp, nhất là khi ta lại liền núi liền sông nhưng có nguyên tắc sử học nào như Tung đề nghị không? Rằng giới sử học hai nước nên ngồi lại với nhau để thống nhất quan điểm, thống nhất cách tiếp cận vấn đề; rằng viết về cuộc chiến tranh ấy không nên dùng các từ nhạy cảm như man rợ dã man! Tung, người lên hỏi dân Nà Sác xem họ đã được bọn xâm lược đối xử như thế nào bằng pháo bầy, pháo chùm? Tung, người hãy lên Vị Xuyên hỏi cựu chiến binh đang canh giữ đền thờ liệt sĩ hỏi xem bọn Trung Cộng đã trút đạn pháo xuống đó như thế nào? Bọn Trung Cộng đã biến một vùng đất thành lò vôi thế kỉ, thành cối xay thịt người như thế nào? Tung, người hãy lên Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên mà nhìn hàng nghìn ngôi mộ lính chết ở mặt trận Vị Xuyên vào giữa những năm 80 để xem bọn xâm lược có dã man, có tàn bạo hay không?

Không thể tưởng tượng nổi Tung lại là Giáo sư sử học của Đại học Quốc gia, lại đang chịu trách nhiệm viết sử dạy cho học trò!

Tôi bày tỏ thái độ căm phẫn và khinh bỉ tên Tung.
-------------------

Trần Thanh Cảnh

DẠY PHẠM HỒNG TUNG VÀI ĐIỀU: 

1, Ngày 17/2/1979 Trung Quốc chủ động nổ súng trước, xua quân vượt qua biên giới 6 tỉnh phía Bắc, tàn sát cướp bóc, phá hủy làng bản, thành phố của nước ta. 

2, Quân ta bắt buộc phải tự vệ chống trả quyết liệt. Trung Quốc thất bại nặng nề, phải lui quân về bên kia biên giới. Bởi không lui nhanh, lực lượng chi viện là các quân đoàn chủ lực trong Nam ra thì họ sẽ còn nếm đòn đau đớn hơn nhiều.

3, Khi Trung Quốc lui quân, chúng ta cũng không tổ chức truy kích vào đất họ, mà chỉ chiếm giữ lại những vùng đất của mình. Chúng ta không chiếm giữ một mét đất nào của họ mà chỉ có họ luôn xâm lấn mình ở biên giới.

Chỉ với 3 điều sự thật rõ ràng trên, chúng ta khẳng định, cuộc chiến 1979 là: CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM. Cần phải viết vào sử sách và dạy cho học sinh rõ ràng thế. 

Không có gì phải bàn với họ cả, Tung nhé!

Ps: tay này là chủ biên sách giáo khoa Sử phổ thông thật à? Đúng thế này thì trách sao học sinh nó chán Sử! Sử đểu do mấy tay sử nô viết thì sao mà ra Sử được đây!


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...