Văn tế thập loại giáo sư

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tiểu dẫn: Mỗi năm một lượt “đến hẹn lại lên”, Hội đồng chức danh học hàm nhà nước lại cho triển khai đợt xét phong học hàm giáo sư và phó giáo sư. Thế là, các ông nghè bà nghè cả nước lại một phen nháo nhào “đăng trường ứng thí”. Cũng là một thứ “Lều chõng” tái thế mang khuôn dạng có vẻ mỹ miều. Chẳng biết các Hội đồng của các ngành khác thế nào không rõ, chứ Hội đồng bên cái ngành văn vẻ năm nào cũng eo sèo lắm chuyện chẳng mấy sạch sẽ gì.

Hội đồng chuyên ngành đã vừa kết thúc. Như mọi cuộc thi, có kẻ khóc người cười. Ấy là nói phía những “ứng thí viên”. Chứ còn những “giám khảo viên” cũng không dám chắc là không có chuyện… Kẻ hậu sinh này rập đầu cúi xin đại thi hào Nguyễn Du được tập “Văn chiêu hồn” của Người mà “khốc” rằng:

Văn tế thập loại giáo sư
(Tác giả: Khuyết danh)

Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
   Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.


Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
   Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.


Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
   Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.


Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn Tam đình ngong ngóng vào ra
   Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.


Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
   Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.


Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
   Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.


Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
   Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.


Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
   Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.


Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
   Học đòi lý lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.


Cái chết của những con chim phóng sinh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan
(Vy Trần)

Có những chú chim được thả đi và bắt lại nhiều lần nên không còn sức bay nữa. Như các đồng loại đáng thương của mình, nó nằm đó và chờ bị bắt lại, để rồi lại được bán cho những người tới mua chim phóng sinh...

Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với những người con nhà Phật và trong các tháng rằm lớn đặc biệt như mùa Vu Lan báo hiếu. 
Theo thuyết nhà Phật, phóng sinh tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của chúng sinh (điển hình là các loài vật như chim, cá…). Và khi phóng sinh cần có lễ quy y, sám hối cho con vật. Nghi lễ này thường diễn ra ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ, không câu nệ kéo dài thời gian khiến con vật càng thêm đuối sức và có thể chết đi trong lúc làm lễ.

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan 1
Cảnh mua bán chim phóng sinh tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP HCM) 
trong dịp lễ Vu Lan chiều 20/8.

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan 2
Cận cảnh những chú chim tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt.

Tin vào đạo lý này, nhiều người mộ đạo và có lòng từ bi thường đến chùa mua chim phóng sinh trước và sau khi cầu nguyện - mong trời đất ghi nhận lòng thành và tích đức qua hành động đẹp này. Tuy nhiên, hành động đẹp được khuyến khích, động viên trong kinh sách từ ngàn năm nay hiện giờ đã không còn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp ban đầu mà đang bị biến tướng. Sự biến tướng đó là một công nghệ đầy tội ác đến từ những con người kinh doanh, buôn bán chim phóng sinh. 
Nếu như, người ta bẫy chim - lưới cá để ăn thịt và bạn đến mua lại chúng, giải thoát chúng về với cuộc sống thiên nhiên vốn dĩ chúng phải được sống thì đó là phóng sinh làm phúc. Nhưng công nghệ đánh bắt chim với chủ ý buôn bán cho người phóng sinh và kèm theo đó là hàng ngàn cách làm đầy thâm độc để lũ chim không bay được đi xa, tiện cho việc đánh bắt lại của những người bán chim - thì đó rõ ràng không đơn thuần là việc thiện nữa. Mà đúng hơn, chân thật hơn - người ta gọi đó là tội ác. Chúng ta, vì những lầm tưởng trầm trọng về việc phóng sinh mà đã vô tình gây nên tội lỗi.

Địt mẹ thằng Trần Bình Minh!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Hoài Hương

VTV PHỤC VỤ NHÂN DÂN HAY CHỈ KINH DOANH KIẾM TIỀN?
TGĐ VTV NÊN TỪ CHỨC KHI KHÔNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ.

Tháng 9/1971 khi VTV được thành lập và cho đến nay vẫn là kênh truyền thông của Đảng, Nhà nước với mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân.

Với riêng vụ việc không mua bản quyền ASIAD 18 vì lý do giá cao chỉ là một sự ngụy biện vừa dốt nát vừa vô trách nhiệm.

Khi Nhà nước chi 15 tỉ và còn bao nhiêu công sức vô hình với giá trị không thể tính toán được để đưa Đoàn thể thao VN tham dự ASIAD 18, khi đại đa số người dân Việt không có khả năng sang Indonesia để cổ vũ cho các đội tuyển, thì truyền hình quốc gia phải là kênh nối liền đấu trường và Tổ quốc để động viên các vận động viên.

Giá trị đó không thể tính thành tiền như mớ rau con cá trong buôn bán.

Việc hàng triệu người Việt trở thành "kẻ cắp" bất đắc dĩ vì muốn được cổ vũ đội tuyển bóng đá Olympic ASIAD 18 là một nỗi đau chưa từng có trong lịch sử truyền thông Việt Nam.

Sang đọc thông tin đơn vị giữ bản quyền ASIAD 18 KJSMWORLD CORP Hàn Quốc đã dội một gáo nước lạnh vào mặt hàng triệu người Việt khi yêu cầu một cách cụ thể rằng đối tác tại Thái Lan, phải giới hạn người xem lậu ở Việt Nam, bằng cách giới hạn vị trí địa lý trên kênh Youtube.

Bị phát hiện ăn trộm và bêu tên khắp châu Á tất nhiên nhiều người dân Việt cảm thấy bẽ bàng, nhục nhã. Nhưng VTV thì không, bởi mặt TGĐ Trần Bình Minh quá dày.
 
 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Những ngày cuối đời của Nguyễn Hữu Đang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng
Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập
  
PHÙNG QUÁN
talawas 2.9.2005
Lời dẫn của Diễn đàn (1993): Dưới đầu đề “Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập”, bài này được nhà văn Phùng Quán viết cách đây đúng một năm. Tác giả đã gửi ngay cho báo Văn Nghệ, nhưng cho đến đến nay vẫn chưa thấy đăng.

Diễn Đàn công bố tài liệu này, trước hết vì giá trị văn học của một bài kí thống thiết. Đó cũng là một chứng từ lịch sử quan trọng về ngày Tuyên ngôn Độc Lập 2.9.1945.

Tài liệu này còn mang một ý nghĩa sâu sắc: Nguyễn Hữu Đang (sinh năm 1912) được coi là người đứng đầu phong trào Nhân văn-Giai phẩm, còn Phùng Quán là thành viên trẻ tuổi nhất của phong trào này. Cả hai đã kiên quyết không chịu “đấm ngực nhận tội” và càng không chịu tố cáo người khác. Chính vì vậy mà hai ông đã bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt ông Nguyễn Hữu Đang đã bị biệt giam 15 năm ở Hà Giang (từ năm 1958 đến 1973 - có lẽ ông là một trong vài ba người trên trái đất này hồi đó không biết có cuộc chiến tranh Việt-Mĩ), rồi bị đưa về quê nhà Thái Bình an trí gần 20 năm trời.

Từ đầu năm 1993, ông đã trở về sống ở Hà Nội, được trả lương hưu cán bộ bậc 5, nhưng vẫn chưa có nhà ở. Bạn bè ông đang yêu cầu chính quyền cấp nhà, bằng không họ sẽ vận động đồng bào và kiều bào đóng góp mua nhà cho ông.
Tôi là người viết văn nhưng lại đặc biệt say mê nghệ thuật kiến trúc. Đầu năm 1990, Đại hội kiến trúc sư toàn quốc, tôi có gửi một bức điện 300 chữ, chào mừng Đại hội. Mở đầu bức điện văn, tôi viết: “Nếu đất nước xây dựng một Đền đài Nghệ thuật, tôi xin được làm thủ từ. Ngày Lễ hội, tôi xin được trải chiếu để văn nghệ sĩ ngồi. Chiếu một tôi dành riêng cho các kiến trúc sư. Vì các anh chị là những người trước tiên đem lại vinh quang, niềm tự hào hoặc ô nhục cho xứ sở, bằng chính các tác phẩm kiến trúc của mình...”. (Ở nhà tôi, ngoài những)