Văn Đoàn Độc Lập

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày Thứ Ba 13.3.2018, Ban Tuyên giáo của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông ký, yêu cầu tổ chức đảng của Bộ Giáo dục Đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức “Văn Đoàn Độc Lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ văn mới.



Ngày Chủ nhật 25.3.2018, Văn Đoàn Độc Lập tổ chức cuộc họp mặt đầu xuân tại Sài Gòn. Nhiều nhà văn đã bảo nhau dành rượu sang, bánh quý, dành của ngon vật lạ từ Tết Mậu Tuất như dành tấm lòng thơm thảo mang đến với nhau trong ngày vui gặp mặt đầu xuân. Nhưng y như rằng mỗi lần Văn Đoàn Độc Lập hẹn gặp nhau thì đám an ninh nhà nước cộng sản lại kéo cả đám, cả bầy đến chặn cửa trước nhà các nhà văn thành viên Văn Đoàn Độc Lập.


Điểm mặt lũ công cụ rải trước nhà, tôi ngao ngán phôn cho ông bạn Lời Ai Điếu. Những lần Văn Đoàn Độc Lập họp mặt trước đây, ông viết lên lời ai điếu thảm thiết của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản vẫn vượt qua được sự ngăn chặn của đám sai nha đến cụng ly rượu với bầu bạn Văn Đoàn Độc Lập. Lần này ông cũng đành chịu chung cảnh bị cầm tù tại nhà như tôi.

Chặn cửa, trắng trợn vi phạm pháp luật, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản của con người, quyền tự do đi lại, hèn hạ mang cả đám công cụ nhà nước nhiều như giặc cỏ và hung hăng như bầy kiến lửa bị phá ổ, quyết phá đám một sinh hoạt hợp pháp, bình thường của một tổ chức xã hội dân sự hiền lành, bé nhỏ.

Loại bỏ tác phẩm của các nhà văn tham gia Văn Đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa Ngữ văn trong nhà trường là chống lại nhân dân, chống lại đất nước về văn hóa, làm méo mó, xấu xí, nghèo nàn gương mặt văn hóa đất nước với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai.

Lặng lẽ né tránh lối làm ăn nô lệ, làm thuê, giả dối, dong công chấm của hợp tác xã nông nghiệp, những người nông dân chân chính hăm hở nhận khoán chui vừa để giải phóng sức sản xuất, vừa để được thực sự làm chủ mảnh đất máu thịt, làm chủ con người mình và điều quan trọng hơn cả là được thực sự làm người nông dân, giữ được nhân cách, giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân truyền thống, được làm thiên chức lao động sáng tạo ra của cải, làm ra nhiều nhất, tốt nhất hạt lúa củ khoai nuôi xã hội. 

Những nhà văn rời bỏ hợp tác xã văn chương của ông chủ nhiệm Hữu Thỉnh không còn nhân cách văn hóa, không còn nhân cách nhà văn, chỉ còn là nô bộc cho chính trị cũng là để thực sự được làm nhà văn có nhân cách, có lương tri, có trách nhiệm với nền văn hóa đất nước, có trách nhiệm với nhân dân, với đất nước. 

Mobifone-AVG: Ly Hôn Chạy Tang!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bài 1. BÌNH LUẬN VỤ ‘LY HÔN CHẠY TANG’ MOBIFONE-AVG

Tô Văn Trường

Bạn hữu, nhiều người hỏi tôi bình luận về sự kiện vụ “ly hôn chạy tang” giữa Mobifone-AVG và vụ đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng có sự tham gia của tướng công an và Dương “phò mã”! - (Phan Sào Nam là con tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) - Nguyễn Văn Dương là con rể Phạm Quang Nghị)Tất cả thông tin chính thống lẫn không chính thống về vụ AVG, vụ đánh bạc... được đưa lên mặt báo chỉ nói lên sự yếu kém đến tột độ trong việc quản trị quốc gia hiện nay. Người dân phải gánh đủ toàn bộ hệ lụy cuối cùng của nó. 
Tất cả nên quy về hai chữ: “minh bạch”! Ở nước ngoài, rất nhiều chuyện minh bạch để dân kiểm tra, ngoại trừ một số việc cần đưa vào diện mật một thời gian, rồi sau đó giải mật (như hồ sơ vụ ám sát Kennedy mới vừa được giải mật). 
Các nước và các tổ chức nước ngoài đều kêu gọi VN tăng tính minh bạch, nhưng kết quả rất thấp. Người ta không muốn minh bạch, để mong kiếm tiền đút túi! Lấy ví dụ một chuyện khác: khi Vingroup nhận đất Hải quân ở Tân Cảng và Ba Son xây các tòa nhà căn hộ thì hai bên định giá đất như thế nào??? Đất là sở hữu toàn dân mà, cho nên cách định giá đất để làm ăn cần minh bạch cho toàn dân biết.
Nếu ai quan tâm, để ý thấy ngày hôm qua Bộ 4T của ông Trương Minh Tuấn phản ứng lại một số điểm kết luận của Thanh tra Chính phủ về vụ Mobiefone và AVG nhưng đến khoảng 17 giờ 30 phút các thông tin này đều bị dỡ bỏ, chứng tỏ “cà cuống chết đến đít” rồi vẫn còn cay. 
Ngay lúc đầu đọc thông tin “vụ ly hôn chạy tang”, nhiều người đánh giá đôi “mèo mả gà đồng” này cao tay và Tổng bí thư cùng với Ban kiểm tra trung ương Đảng hình như vồ hụt?
Tuy nhiên, sự thật sau đó lại có quyết định của Ban bí thư vẫn chấp nhận chuyện bồi hoàn tiền, nhưng đồng thời vẫn khởi tố vụ án gian lận với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà nước thì mới thấy ông Tổng bí thư và ông Thường trực Ban bí thư thực sự không phải tay vừa đâu. 
Có lẽ luật sư tham mưu cho lũ gian vội ly hôn, hoàn tiền hoặc là đã thực hiện ý đồ của ai đó lừa cho chúng nôn ra những gì đã cướp được rồi sau đó mới bị lên thớt hoặc là chỉ thể hiện một nước cờ tàn, cuống cuồng như chuột chạy trong bình cổ cao.

Vụ AVG: HÀNG LOẠT BÀI BÁO BỊ GỠ - LỖI 404

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Hàng loạt bài báo bị gỡ - Lỗi 404
 
15-3-2018

Một kỷ lục vừa được thiết lập khi báo chí đồng loạt “ngỏm củ tỏi” sau chỉ “3 nốt nhạc”. Sau khi kết luận Thanh tra vụ AVG được bạch hóa, vừa xong, Bộ 4T cũng công khai ý kiến phản đối. Và ngay sau đó đã kịp thời tứ bất tử (404).

Trong vụ này, mấu chốt nằm ở số tiền Mobifone mua cổ phần AVG 8.889,8 tỷ. Theo Thanh tra, “Sau khi loại trừ giá trị tài sản vô hình 13.448 tỷ đồng và loại trừ nợ phải trả 1.134 tỷ đồng thì giá trị vốn chủ sở hữu của AVG tại thời điểm 31.3.2015 chỉ là 1.983 tỷ đồng”, từ đây, Thanh tra Chính phủ kết luận “Nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỷ đồng”.

Có nghĩa là Thanh tra định giá AVG bằng với giá trị vốn chủ sở hữu của AVG ghi trên sổ sách kế toán. Còn tài sản vô hình đại khái đếu biết.

Bộ 4T, quả pháo vừa nổ, dẫn Thông tư số 122 về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam khẳng định “không có phương pháp nào xác định giá trị doanh nghiệp bằng chính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ghi trên sổ sách kế toán”.

Dẫn các trường hợp VTVCab, có giá trị vốn chủ sở hữu trên sổ sách kế toán là 440 tỷ đồng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 7.900 tỷ, cao hơn 17 lần; hoặc như trường hợp Sabeco mức giá bán 53,6% cổ phần là 320.000 đồng/cổ phần, đồng nghĩa với việc giá trị doanh nghiệp cao hơn 32 lần so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán…Bộ 4T nói TTCP tự định giá là không đúng thẩm quyền.

Ở đây có mấy con số: 15,6 ngàn tỷ do tư vấn đưa ra. 1,960 tỷ do TTCP định giá và 8,9 ngàn tỷ là giá mua bán.

7.000 tỷ chênh lệch mà TTCP nói là “nguy cơ” thật ra đang đặt ra 3 khả năng: Hoặc đây là vụ tham nhũng thế kỷ, hoặc Mobifone và 1 văn phòng (Chính phủ) cũng như 4 bộ thẩm định ký tên ngu đến mức coi đống rác là vàng. Và thứ 3, AVG đã bị “rác hóa” vì một mục đích nào đó.

Tôi biết các cụ thích khả năng 1, để còn xem kịch. Nhưng thực tế, cụ nào làm doanh nghiệp hoặc kinh tế thì biết, định giá doanh nghiệp mà chỉ nhìn sổ định tiền, ném tất cả các tài sản, giá trị, thương hiệu ngoài sổ sách đi coi như không biết, không đáng một xu thì có lẽ không còn là chống tham nhũng nữa rồi.

Việt Nam - Nỗi nhục giáo dục

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


 
GIÁO DỤC: VẤN NẠN VÀ CĂN BỆNH TRẦM KHA 
CỦA VIỆT NAM

Hầu như hàng ngày đều có những thông tin scandal về giáo dục: Học trò kéo bè kéo cánh đánh nhau dã man, lột áo lột quần ngoài và ngay cả trong trường học. Thầy giáo sàm sỡ, lạm dụng tình dục học sinh thậm chí cả học sinh lớp 4 ngay trong lớp. Học sinh bóp cổ cô giáo. Cô giáo bắt học sinh quỳ rồi phụ huynh học sinh bắt cô giáo quỳ. Phụ huynh học sinh ngang nhiên mang súng vào trường đánh trọng thương bảo vệ, đánh học sinh, chửi bới cô giáo vô cùng tục tĩu… Chỉ một huyện mà sa thải tới hơn 500 giáo viên vì tuyển dụng “thừa” gây náo loạn bức xúc cả một miền quê.

Chỉ vì chạy đua thành tích, tham danh hám tước người ta đã coi hàng triệu học sinh, sinh viên là vật thí nghiệm để nhồi nhét kiến thức và vô số thứ vô bổ khác. Nay đua nhau cải tiến sách giáo khoa, mai đua nhau cải cách giáo dục xơi cả ngàn tỉ của nhà nước rồi bật đèn xanh cho hàng trăm trường đại học, cao đẳng dân lập mọc lên như nấm bất kể các trường này có đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên hay không. Không công khai nói ra nhưng thiên hạ ai cũng hiểu: Mỗi trường dân lập được cấp chứng chỉ hành nghề phải đi đêm dăm chục ngàn US đô la!? Chắc đúng vì giáo dục trong trường hợp này đơn thuần chỉ là một hoạt động kinh doanh kiếm tiền mà đã kiếm tiền thì hối lộ, đút lót là chuyện dễ hiểu.

Còn nhớ người ta hoắng lên dặt mục tiêu đầu tư để đến năm 2020 đạt 20.000 tiến sĩ… trong khi có cả hàng trăm, hàng ngàn trường học không có nhà xí hay không có nước sạch. Hàng trăm ngàn học sinh phải nhịn đi tiểu tiện, đại tiện suốt thời gian ở trường. Kinh hoàng. Ngay trong tháng 3/2018 này không ít địa phương vẫn có hàng trăm trường học không có nhà xí, một nhu cầu có bản của con người! Thật nhục nhã cho những kẻ làm lãnh đạo giáo dục hám danh hão đang cố nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng suy đồi này của ngành giáo dục mà cố đua tranh nhau cái chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.
 



(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Giáo sư viet-nam - "Secmenđi sinh ngày nào?"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trần Hồng Phong giới thiệu

Khoảng nửa tháng qua (2/2018), dư luận cả nước chăm chú theo dõi chuyện phong hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ vừa diễn ra. Đại để đợt này số lượng giáo sư, phó giáo sư được phong quá nhiều, với nhiều tai tiếng. Dư luận đặt ra câu hỏi: có gì bất thường, gian lận không? (Hiện đã có tới 94 trường hợp bị khiếu nại, tố cáo, nhiều trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm, đạo văn...vv). Việc mỗi cá nhân có tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu khoa học là chuyện đáng ngưỡng mộ. Nhưng phải là thực chất, phải giỏi thật sự, xứng đáng với danh hiệu giáo sư, tiến sỹ. Điều quan trọng hơn, là công trình khoa học của các vị ấy ấy có giúp ích gì cho đất nước, xã hội không? Có thật sự cần thiết không? Hay chỉ là "vẽ chuyện", với những đề tài vô bổ, thậm chí "kỳ dị" đến nực cười, hay thực chất chỉ là sự "nhai lại" những kiến thức lạc hậu, lỗi thời từ hàng thế kỷ trước - nhằm thăng quan tiến chức, hay danh hiệu hão. 

Sự kiện làm chúng tôi liên tưởng tới việc một nhà "bác học" Thổ Nhĩ Kỳ đã có công trình nghiên cứu về ngày sinh của một nhà thơ có tên là Secmenđi. Xác định ông nhà thơ này sinh ngày nào, ngày 3 hay ngày 4 - trong một truyện ngắn (truyện cười) của nhà văn Azit Nexin. 

Vấn đề câu chuyện đặt ra là: "nhà thơ" mà chả ai biết. Thay vì nghiên cứu về thơ, thì nhà bác học lại nghiên cứu về ngày sinh của nhà thơ, là chuyện tầm phào vô bổ. Vì cho dù nhà thơ sinh ngày nào thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. "Công trình khoa học" như vậy chẳng giúp ích gì được cho đất nước, xã hội. Chúng ta cười khi đọc truyện, nhưng đồng thời cảm thấy xót xa, buồn! Nhưng được như trong truyện thì cũng vẫn còn là may, vì nhà bác học đó chỉ thuần tuý làm khoa học, chứ không phải đồng thời là nhà lãnh đạo, quan chức cấp to.

Truyện ngắn này nằm trong tập truyện Những người thích đùa của Azit Nexin. Tác phẩm đã được địch ra tiếng Việt từ những năm 1980, đã tái bản rất nhiều lần, có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà sách.



Bìa sách Những người thích đùa xuất bản tại Việt Nam


*
*     *

SECMENĐI SINH NGÀY NÀO?

Azit Nexin 

Người ấy là một nhà đại bác học.

- Thế ông ta có phát minh gì không?

- Rõ thật cái anh này! Dĩ nhiên là phải có chứ! Đúng là thời buổi bây giờ, không nói gì đến hạng dân thường, mà ngay cả những người có học cũng chẳng anh nào quan tâm gì đến khoa học cả! Nhà bác học này có cống hiến rất lớn cho nền lịch sử văn học nước ta đấy, vì ông ta đã tìm ra 1 ngày quan trọng.