Chương trình máy tính trí tuệ nhân tạo, thông minh, biết đọc, dịch ngoại ngữ, đã đăng ký bản quyền ở Cục Bản quyền Tác giả, có thể chạy hoàn toàn off-line, download sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Ban huấn luyện của ông Phúc đã phạm lỗi (nhưng trọng tài không thổi còi, trừ vài trọng tài nghiệp dư thổi còi bàn phím) khi bảo cho U23 đến chào ông tại Văn phòng Thủ tướng. Ông đã phải sái cổ chờ (dự kiến khoảng 14H nhưng cuộc yết kiến chỉ có thể xảy ra sau 18H) do dân chúng quá yêu mến đội U23.
Trong khi 90 triệu (hay hơn) đội dân vừa vui mừng vừa thương các cháu mệt, đói mà chẳng làm gì được ngoài gợi ý (chắc lại qua bàn phím) đội ông Phúc làm gì đó cho các cháu. Một cơ hội gỡ bàn tuyệt vời là ông, hay ban huấn luyện đội ông lệnh cho ai đó mua 50 hay 70 bát phở ngon, nóng hổi và mời U23 (cùng vài người ăn chực, nhưng họ no nê không cần) xài cùng đội ông những bát PHỞ nóng hổi và bắt VTV phát trực tiếp cảnh cả 2 đội vui vẻ xì xoạp húp phở.
Cơ hội gỡ bàn tuyệt đẹp này cho đội ông trước đội dân và đội U23 đã bị bỏ lỡ! Tiếc quá. ---------------------------
Tung hô, đón tiếp gần xong rồi. Giờ có ai đủ nhiệt tình theo dõi các cầu thủ lần đầu tiên mang giải lớn nhất về cho Việt Nam trong khoảng 5-7 năm tới sẽ sống thế nào không? Cống hiến thời sung sức nhất cho nước nhà, khéo sức tàn rồi lại tay trắng ra đường hết. Như vô địch Para Games Nhữ Thị Khoa đấy. Treo đầy huy chương ở nhà. Nhưng vẫn ra đường bán bánh mỳ, hoa quả để nuôi thân, nuôi mẹ già, con dại ở góc Trần Xuân Soạn Lò Đúc đấy thôi. Trước mình vẫn hay mua bánh mỳ của cô ấy. Bẵng đi 1 dạo giờ không thấy đâu. Thương. Bạc.
Các em đứng như trẻ không thuộc bài đứng trước lớp.
Trên chuyên cơ có một cậu ấm, là Bộ trưởng bộ Công thương, Trần Tuấn Anh,
Tuấn Anh là con trai của ông Trần Đức Lương - Cựu Chủ tịch nước.
Trên chuyên cơ sex có cả ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa.
- Nói thiệt, nếu là người khác... em hổng tin đâu. - Nhìn xuống tôi, mắt vuông góc với mắt tôi, cô cười; môi cô đậm đà, hàm răng trắng đẹp khểnh một chiếc bên phải duyên dáng: nụ cười rộng rãi mà tôi đã bắt đầu quen, và rất là thích, dù là nhìn "vuông góc" thế này nó có một vẻ lạ lẫm ít nhiều.
Mưa vẫn đập vào khung kính cửa sổ, lúc lúc: ngoài ấy - trên đầu tôi - đã mưa dầm dề suốt từ lúc tôi tới thành phố này. Hơi ngoảnh đầu qua trái - cọ nhẹ má bên ấy vào vải quần bò của cô một cái, - cười theo kiểu hơi miễn cưỡng, tôi kể:
- Hồi ấy anh đang học ngoại ngữ dự bị để đi tây, chơi với mấy bạn gái tin học bách khoa, tương đối thân, nên là cô bạn gái từ phổ thông của anh... ừ, - "đọc" môi cô, tôi cười, gật gật, - yêu học trò ấy... cô ấy... đại để... đã có một bối cảnh tương đối xích mích... anh bịa cái bài này, cố tình đặt mình vào vai nạn nhân... - Không hình dung những lọn tóc xoăn "quấn đũa" xôm xốp của mình sẽ làm tôi sặc, cô cười chưa thành tiếng nhưng người khẽ rung...
- Mãi sau, anh mới biết các bạn ở trong em rất thích cái bài ấy. - Tôi với tay theo tóc cô. - Còn những cái chuyện tác giả... hi hi... em kể anh mới biết. - Người tôi cũng rung lên. - Em bảo cái gì mà tự vẫn...
- Gieo mình từ tầng bốn ký túc xá Đại học Bách Khoa... - Cô cầm tay tôi đang với lên nghịch tóc cô, đặt nhẹ môi lên lưng mấy ngón tay ấy, rồi chợt cắn nhẹ vào giữa đốt đầu tiên ngón tay giữa. - À, cũng có một phiên bản là sau quãng thời gian... đau khổ đó, y bỏ đi du học rồi định cư ở nước ngoài... Không, - cô vội lắc đầu, - không phải em vừa bịa.
Hình như ý nghĩ của cô đang hơi giống tôi...
- Biết "nhạc và lời", đã cụt hứng chưa? - Tôi vội hỏi, chủ yếu muốn nghĩ ngay qua chuyện khác.
Nhìn tôi chăm chú, cười bằng mắt, cô khẽ lắc đầu... tôi chợt có một ý nghĩ nghiêm túc:
- Này... Cái bài ấy, đại để anh lấy từ một bài của Hàn xẻng, nhái thêm một ít từ một cái bài tiếng Pháp. Vòng gam bốn cái lặp lại, có chỗ anh cũng thấy lời bị ép... căn bản cũng chẳng nghiêm túc lắm, mới cả anh lúc ấy... - tôi cười ngượng nghịu, cái này cô giỏi, - nhạc lý anh quanh quanh ba cái hợp âm đai-ơ-tô-ních, với mông lung một mớ xì-lô kiểu Trịnh Công Sơn... Em... vẫn định hát thật chứ?
Cô không nói gì, lại đặt môi lên lưng mấy ngón tay của tôi, khẽ nhịp nhịp, mắt nhìn không đổi vào một chỗ nào đó xa hơn tôi.
- Anh sẽ chỉnh lại một chút... cái bài ấy cho em, nhá? - Tôi đã nhìn thấy hai cái lúm nhỏ xíu, không phải lúm đồng tiền vẫn nghe nói, mà ở gần ngay hai bên khóe miệng rất là xinh tươi của cô lúc cười, trước khi tôi nói đến chữ "nhá".
May!: cô không có nhiều hứng thú với giới tính của tôi, - quả thực cô đẹp và quyến rũ ghê gớm!..
*
* *
"Cái bài ấy cho em..."
Bài này nằm trong An-bom "Thành Phố Trong Sông", là An-bom nhạc đầu tiên với một số bài hát trong truyện "Lập Trình Viên"
Ngay sau khi biết tin, 15h04 phút chiều qua (18/5/2017), tôi đã gọi điện thoại cho ông Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu ông Thiện với danh nghĩa Bộ trưởng Bộ Văn hóa ra quyết định hủy bỏ ngay buổi trình diễn nói trên của Đoàn Văn công Nội Mông! Ông Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói là đang đi trên đường, và hứa là sẽ sớm xem xét, kết quả thế nào sẽ hồi âm cho tôi biết sớm! Lúc 10h09 phút sáng nay, ông Nguyễn Ngọc Thiện đã nhắn tin cho tôi, xin trích nguyên văn: “Tôi đã xử lý việc hôm qua rồi, bác nhé! Cảm ơn bác đã góp ý. Rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý với Ngành!”
Tôi liền nhắn tin lại cho ông Thiện: “Cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Thiện đã có quyết định kịp thời. Rất mong anh và ngành Văn hóa tiếp tục thận trọng và cảnh giác với mưu đồ thôn tính và xâm lược nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc, mà trước hết là trong lĩnh vực (trận địa) văn hóa! Xin chúc anh luôn khỏe và hoàn thành thật tốt trọng trách được giao. Thân kính, NĐQ (1942), nguyên cán bộ BCA”.
Nhân sự kiện này, tôi đề nghị Bộ Văn hóa công khai tuyên bố HỦY chứ không phải là HOÃN chương trình biểu diễn đầy mưu đồ xấu xa của của nhà cầm quyền Trung Quốc thông qua Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nội Mông dự kiến tổ chức vào 20h tối nay tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nếu không HỦY, mà cứ tổ chức, tôi đề nghị Chính phủ và Chính quyền HN không cử bất cứ một quan chức nào đến dự, đồng thời động viên và vận động mọi người dân tảy chay đêm biểu diễn tối nay!
Cách xử lý của ông Bọ trưởng Thiện như thế nào? Chắc ông ấy phải moi óc mới nghĩ được việc gọi điện xuống… “khoán” cho bộ phận phụ trách Nhà hát Lớn, bắt phải tìm ra một mẹo nào đó để chối đi. Và cuối cùng thì một công văn đã được soạn thảo và gửi tới nhiều địa chỉ, nhất định trong đó phải có Đại sứ quán Trung Cộng cũng như Trưởng đoàn văn công Nội Mông đang “thăm” Việt Nam. Xin mời bạn đọc xem vào công văn này để thấy cho hết sự khổ công “luồn lách” của “đàn em” nước Việt trước “ông anh” oai quyền. Xem để mà thông cảm và tội nghiệp cho những người đang làm cái “đầu gà” của đất nước. Và cũng để ngẫm nghĩ về một câu hỏi nó cứ đặt ra nhức nhối: Vì đâu nên nỗi?
Kính gửi: - Văn phòng BỘ [Văn hóa Thể thao Du lịch]
Cục Hợp tác quốc tế
Sau chương trình biểu diễn đêm 18 tháng 1 năm 2018 của Nhà hát Nhạc, vũ kịch Việt Nam, bộ phận kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị phục vụ cho chương trình nghệ thật kỷ niệm 68 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc theo kế hoạch được tổ chức vào 20 giờ ngày 19 tháng 1 năm 2018, đã phát hiện sự cố máy cắt liên lạc của điện nguồn hoạt động không ổn định, do đó không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn này.
(ĐCSVN) - Ngày 16/1, Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, từ 17 - 23/1/2018, Đoàn nghệ thuật Nội Mông - Trung Quốc (gồm 28 nghệ sỹ) sẽ đến Việt Nam biểu diễn nhân kỷ niệm 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc. Đến Việt Nam lần này, Đoàn nghệ thuật sẽ biểu diễn vào:
- 20h00 ngày 19/01/2018 tại Nhà Hát Lớn, Số 1 Tràng Tiền, Hà Nội; - 12h00 ngày 20/01/2018 tại Cung Hữu Nghị Việt Trung, 188 Lê Quang Đạo, Hà Nội; - 20h00 ngày 21/01/2018 tại Trung tâm Văn hóa 3/2, 155 Nguyễn Du, thành phố. Nam Định.
Các chương trình biểu diễn được phát hành giấy mời, không bán vé./. _________________
.
Đoàn nghệ thuật Nội Mông lưu diễn tại Việt Nam
Lao Động 18/01/2018 | 09:34
Nhân kỷ niệm 68 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc, Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật và Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) phối hợp cùng Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức giới thiệu đoàn nghệ thuật Nội Mông đến với khán giả Thủ đô.
Các tiết mục đặc sắc gồm múa, hát đơn ca và tốp ca, trình diễn trang phục dân tộc sẽ giúp cho khán giả Việt Nam hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa đặc trưng cũng như thể hiện tình hữu nghị bền vững giữa 2 nước do đoàn nghệ thuật Nội Mông trình diễn. Chương trình sẽ được tổ chức trong 3 đêm vào 20h00 từ ngày 19 đến 21.1 tại Hà Nội và Nam Định.
Thêm một minh chứng cho sự tụt lùi, bế tắc của cái gọi là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
(Bauxite Việt Nam)
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã chi đề nghị quyết toán giai đoạn 2011-2016 hơn 4.258 tỉ đồng. Nhưng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, đề án không đạt mục tiêu cả về số lượng người học lẫn chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
4.258 tỉ đồng đi về đâu? Đó là câu hỏi nhức nhối, bởi vì mục tiêu thất bại thì đồng tiền đó quá vô ích. Chưa kể, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn tài chính này như mua sắm phần mềm và giáo trình cao hơn gấp 10 lần chỉ tiêu, chỉ tập trung kinh phí vào mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ, chưa chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ.
Vì sao người ta thích mua sắm hơn là đào tạo giáo viên nhỉ? Ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Và với cách sử dụng tiền bạc vung vít, không hiệu quả thì cho dù 100 đề án với hàng chục nghìn tỉ đồng, mục tiêu dạy và học ngoại ngữ cũng chỉ nằm trên giấy, và cho dù có kéo dài đến 100 năm cũng thế thôi.
Và đây nữa, được đầu tư 14.000 tỉ đồng, nhưng "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020" (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là thất bại. Cụ thể, nhiều chỉ số đạt dưới 10%, nhiều người bỏ không đi học, có người bỏ học giữa chừng, hết thời hạn nghiên cứu sinh nhưng không bảo vệ chiếm tới 45%. Có thể nói Đề án 911 thất bại vô cùng thảm hại. Thế là tiền tan thành mây khói, nhiều nghiên cứu sinh tiêu tốn từ 1,5 - 1,8 tỉ đồng nhưng không "tậu" được cái bằng tiến sĩ. Nhiều khoản chi sai chế độ, không đúng quy định, tiền núi cũng không đủ cho các cô cậu đi học tiến sĩ kiểu "lò ấp" này. Chưa kể nhiều trường hợp có bằng nhưng chưa chắc đã có thực chất.
Đề án ngoại ngữ cũng kéo dài, đề án đào tạo tiến sĩ cũng tiếp tục, rồi tiền sẽ được bơm vào, đó là sự bất công bên cạnh lãng phí và thất thoát. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh thất bại, gây thất thoát, lãng phí thì những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, thậm chí là trách nhiệm hình sự, không ít người đã vướng vòng lao lí. Vậy thì những người được giao nhiệm vụ thực hiện các "dự án kinh doanh chữ nghĩa và bằng cấp" này làm ăn thất bại, tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước, chẳng lẽ không ai chịu trách nhiệm, chẳng lẽ lại tiếp tục được bơm vốn để "làm ăn"?
Khắc hoạ toàn cảnh xã hội Việt và thời tiết chính trường, qua bộ “top ten ấn tượng 2017”.
1. Chiến cuộc “nhóm lò”
Một chiến cuộc “nhóm lò” rung động chính trường Việt 2017. “Thiêu đốt” Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Cuộc truy bắt có một không hai đưa Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước “đầu thú”, và các cuộc kỷ luật, triệt hạ hàng loạt tên tuổi đình đám khác. Bất luận bình xét theo chiều nào (chống tham nhũng hay triệt hạ phe cánh), “cái lò ông Trọng” là sự kiện chính trị nóng bỏng, ấn tượng nhất, khắc hoạ chân thật nhất tình hình đảng sự, cũng như sức khoẻ quốc gia qua từng thanh củi lửa.
2. Những nghi án sức khoẻ
Sau “sự cố” Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh từ các năm 2015, 2016, những nghi án sức khoẻ trong năm 2017 tiếp tục nhắm vào Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ông Huynh, coi như kết thúc sự nghiệp. Chủ tịch Trần Đại Quang thì lúc ẩn lúc hiện với hàng loạt đồn đoán về bệnh tình. Những nghi án sức khoẻ, khiến dân tình dễ liên tưởng đến một “bóng ma” Nguyễn Bá Thanh nào đấy ám ảnh chính trường Việt.
3. Đà Nẵng, điểm nóng chính trường Việt
Tựa chuyện Trịnh Xuân Thanh, câu chuyện Đà Nẵng được khơi mào từ chiếc xe của Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Từ chiếc xe doanh nghiệp tặng, đến điểm nóng Sơn Trà, và sau đó là hàng loạt những bê bết về đất đai. Từ việc phế truất trung ương uỷ viên, tước hàm Bí thư thành uỷ đối với Nguyễn Xuân Anh, cảnh cáo Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, và cuối cùng là cuộc khám xét, khởi tố, truy nã Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Không chỉ thiêu đốt Đà Nẵng, biến đô thị “hiện tượng” này thành điểm nóng chính trường Việt 2017.
4. Sự cố Đồng Tâm và cuộc bắt giam vô tiền khoáng hậu 19 cảnh sát cơ động Hà Nội
Nếu những năm trước là Tiên Lãng, Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản…, thì 2017, điểm nóng đất đai nổi sóng nhất là sự cố Đồng Tâm, cùng cuộc bắt giam 19 cảnh sát cơ động tại nhà văn hoá thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội). Cuộc bắt giữ vô tiền khoáng hậu khiến Chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung phải thân chinh vào làng giải cứu. Chiến dịch giải cứu thành công, nhưng sự lật kèo từ chính Chủ tịch Chung và cuộc khởi tố điều tra nhắm vào dân làng Hoành sau đó đã đẩy chiến cuộc đất đai thôn Hoành lên một nấc thang mới, chưa biết đâu là đỉnh điểm. Dân Đồng Tâm có thể bị bắt, nhiều người có thể vào tù. Nhưng sự nghiệp chính trị của tướng Chung, Chủ tịch Hà Nội mãi hằn một vết nhơ về đức liêm sỉ và tính trung thực sau bản cam kết cùng cú lật kèo có một không hai của ông với dân chúng Đồng Tâm. Thắng dân là mất dân. Nhưng tướng Chung và chính quyền Hà Nội đã chọn cách thắng dân. Một “chiến thắng” hiếm có chính quyền liêm sỉ nào dám thắng.