VFF đáng bị như thế!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CĐV vây trụ sở Liên đoàn bóng đá VN đòi mua vé. (Nguồn: 24h)


Chu Mộng Long

VFF ĐÁNG BỊ NHƯ THẾ?

Mấy hôm nay, thương binh và nhiều người liều mạng tấn công trụ sở VFF để đòi được mua vé trận chung kết. VFF đang cầu cứu lực lượng vũ trang can thiệp, trấn áp.

Dư luận đang diễn ra hai chiều. Một chiều nhân danh văn hóa công cộng chỉ trích đám thương binh kia là quân côn đồ. Nhưng ở một chiều khác, người ta cũng chỉ trích VFF về nhiều hoạt động khuất tất: xuất hiện trang bán vé trực tuyến lừa đảo, nhiều người đã trả tiền vé nhưng không được nhận vé, vé chưa bán đã hết để tuồn ra chợ đen ào ạt, giá đội lên 15 triệu đến 20 triệu...

Báo chí chính thống còn công bố lương cho huấn luyện viên Park Hang Seo giá hơn 700 triệu/tháng không do VFF chi trả mà do ông bầu Đoàn Nguyên Đức của Hoàng Anh Gia Lai chi trả. VFF trở thành cơ quan kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ mà không tốn tiền chi lương cho người lao động thực sự?

Nếu những điều đó là có thật thì ắt thượng bất chính hạ tắc loạn. Ở quốc gia nào cũng vậy chứ không chỉ là Việt Nam.

Nếu muốn can thiệp hay trấn áp vào những người nổi loạn trên thì hãy điều tra VFF trước. Một tổ chức to như FIFA cũng từng bị điều tra và truy tố ra tòa. Việt Nam muốn có một nền bóng đá lành mạnh thì hãy truy tố vài tên chóp bu trong VFF. Kể cả những tên Lý Thông không đóng góp gì cho đội bóng nhưng vẫn nghiễm nhiên tranh công và hưởng lợi.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Google phản hồi thông tin của Hà Nội về việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Chúng tôi luôn hào hứng khi thấy cách các doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này”, - người phát ngôn của Google trả lời qua email cho Reuters.

Mặc dù “hào hứng” với cách người Việt sử dụng công nghệ nhưng Google cho biết hiện “chưa có thông tin về việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”, bộ phận truyền thông của Google trả lời báo chí hôm 12/12 sau khi trang thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam một ngày trước đó loan tin đại công ty công nghệ này “đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

“Chúng tôi luôn hào hứng khi thấy cách các doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này”, người phát ngôn của Google trả lời qua email cho Reuters.

Trước đó, bản tin trên trang chinhphu.vn tường thuật về cuộc gặp của Phó Chủ tịch Google, Kent Walker, với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vào chiều 11/12, nói rằng “Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế”.

Bản tin đã được các hãng thông tấn quốc tế dẫn lại, gây chú ý trong dư luận giữa bối cảnh luật An ninh mạng mới thông qua của Việt Nam đang bị quốc tế chỉ trích. Nhiều chính phủ, trong đó có Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền và các công ty công nghệ lớn trên thế giới đều phản đối luật này vì cho rằng luật vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người sử dụng.

Luật An ninh mạng mới yêu cầu tất cả các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng xã hội, email, video, tin nhắn, trò chơi, ngân hàng, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử… tại Việt Nam phải đặt văn phòng và lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, các công ty cũng được yêu cầu phải lưu trữ các thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng, hồ sơ tài chính, sức khỏe, quan điểm chính trị, mối quan hệ xã hội, sinh trắc học… và phải cung cấp cho giới hữu trách khi có yêu cầu.

Cả Google lẫn Facebook, hai nền tảng chính được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt trong giới bất đồng chính kiến, đều không có văn phòng đại diện hay cơ sở lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

Hai đại công ty này đã hoãn lại yêu cầu nội địa hóa dữ liệu của Việt Nam, theo Reuters.

Top-Ten sáng kiến ấn tượng Việt Nam 2018

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Top Ten sáng kiến ấn tượng năm 2018

Trương Duy Nhất
10-12-2018

Những ý tưởng và phát kiến điên rồ nhất của quan chức Việt.

1- Tù tại gia: Ý tưởng của đại biểu quốc hội, Tổng kiểm toàn nhà nước Hồ Đức Phớc. Theo đó, phạm nhân thay vì tập trung lao động cải tạo tại các trại giam, sẽ được đưa về nhốt trong một “chuồng sắt” tại nhà rồi giao cho gia đình canh giữ, chăm sóc. Chìa khoá “chuồng sắt” đó vẫn được giao cho giám thị để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

2- Tự tạo tình trạng chiến tranh: Là sáng kiến của Bộ trưởng thông tin - truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông gọi cách tự tạo tình trạng chiến tranh, hoặc tình huống giống như chiến tranh để làm “động lực phát triển” cho xã hội.

3- Bay từ New Delhi Ấn Độ đến Thường Châu, Trung Quốc chỉ để chuyển một bức thư: Ngày 28/1/2018, khi đang tháp tùng Thủ tướng trong chuyến công cán tại Ấn Độ, Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh đã nhận lệnh phải bay gấp từ New Delhi đến Thường Châu, chỉ để chuyển một bức thư thăm hỏi động viên của Thủ tướng đến đội U23 Việt Nam trước trận chung kết giải U23 châu Á gặp Uzebekistan.

4- Tiếp dân qua ti vi: Tại buổi tiếp dân của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ngày 7/11/2018, hàng trăm cử tri là dân oan Thủ Thiêm đã phải kê ghế ngồi ngoài sân theo dõi ông Phong đối thoại và trả lời qua màn hình ti vi.

5- Cao hồng sâm cho cán bộ: Dự án chi 311.250.000 đồng từ nguồn kinh phí hoạt động của văn phòng tỉnh uỷ Quảng Ninh, để mua cao hồng sâm phục vụ cán bộ lãnh đạo.

6- Trạm thu giá: Sau làn sóng phản đối BOT giao thông và các cuộc “cách mạng tiền lẻ”, Tổng cục đường bộ và Bộ giao thông vận tải đã chống chế bằng cách đổi tên trạm thu phí thành “thu giá”.

7- Giá dịch vụ đào tạo: Là nội dung chuyển đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” của Bộ giáo dục trong dự thảo sửa đổi luật giáo dục đại học.

8- Đơn rút đơn từ chức: Tháng 1/2018, Phó chủ tịch UBND quận 1 TP HCM Đoàn Ngọc Hải, “người hùng” của chiến dịch dẹp loạn vỉa hè bất ngờ nộp đơn “xin từ chức”. 4 tháng sau, ông gây bất ngờ hơn khi nộp đơn “xin rút đơn từ chức” trước đó.

9- Sinh viên được bán dâm 3 lần: Là qui định trong bộ khung chuẩn để xử lý kỷ luật học sinh sinh viên của Bộ giáo dục đào tạo. Theo đó, học sinh, sinh viên ngành sư phạm nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Vi phạm lần đầu bị khiển trách, lần thứ hai cảnh cáo, lần thứ ba đình chỉ có thời hạn.

10- Chống dột hầm cao tốc bằng băng keo: Là cách nhà thầu dùng băng keo dán lên các khe nứt toác để khắc phục hiện tượng thấm dột trên hệ thống cầu cống, hầm chui thuộc tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Việt Nam - Bán vé bóng đá cũng bưng bít, bất minh!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Vé bóng đá và câu chuyện giấu giếm, 
sợ công khai, minh bạch!

1. Ba tôi quản lý rạp chiếu phim tại một huyện.

Tôi nhớ cứ mỗi lần có phim mới như: Phạm Công Cúc Hoa, Hồng Hải Tặc, Lệnh Truy Nã, Dollar Trắng, Vị đắng Tình yêu, Người đẹp Tây Đô, Vòng vây tội lỗi... thì trước đó cả tuần, rất đông người tới nhà tôi hỏi vé.

Nhiều đơn vị còn có công văn, giấy viết tay chuyển ra cho phía Trung tâm Văn hoá để được ưu tiên.

Một ngày, ba tôi có nói với tôi “Công việc của ba là được giao phó chứ đâu phải quyền hành, ban phát gì cho cam. Thấy người ta cầu cạnh mình vậy thực tâm không vui”.

Thế rồi, ba tôi quyết định mỗi buổi chiếu chỉ dành 15-20 vé cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên tổng số mấy trăm chỗ ngồi toàn rạp chiếu, còn đâu người thân, gia đình muốn xem thì ông móc tiền túi mua tặng. Ông nói với tôi “đã là khán giả thì đều phải bình đẳng, con hay họ cũng cần được đối xử ngang nhau”.

2. Trở lại câu chuyện “phân phối” vé xem bóng đá thời gian qua, thấy rõ sự bất hợp lý và cả thiếu công khai, minh bạch.

VFF có vẻ như đang tự cho mình cái đặc quyền về vé bóng đá mà quan chức của tổ chức này lại chưa nghĩ rằng “phận sự của mình là làm sao để người hâm mộ có thể tiếp cận được vé dễ dàng, đơn giản nhất có thể”.

Tôi nhắc ví dụ, trận bán kết Việt Nam - Philippines, ông tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lê Hoài Anh cho báo chí hay, VFF chỉ bán 15.000 vé online cho người hâm mộ.

Ông tổng thư ký Lê Hoài Anh còn giải thích về việc vì sao chỉ có 15.000 vé cho người hâm mộ trong tổng số 40.000 chỗ ngồi, rằng “đó là vấn đề tế nhị”.

Có một lý do chung chung mà phía VFF đưa ra là cần phân bổ vé cho các đơn vị như AFF, nhà tài trợ, đối tác.v.v..

Còn vé trận lượt về chung kết sắp tới giữa Việt Nam - Malaysia thì VFF cũng “không công bố số lượng vé bán ra trong tổng số 40.000 chỗ ngồi của sân Mỹ Đình”.

Nghĩa là vé xem bóng đá vẫn là câu chuyện khiến người hâm mộ đoán già đoán non, thực thực hư hư.

Bán hay phân phối vé ra sao là quyền của VFF còn người dân chỉ cần biết thế.

Không ai chấp nhận được kiểu: Có đâu cặp vé 400-500.000 đồng ra tới cổng lại thành chục triệu, hai chục triệu đồng.

Có đâu số lượng vé bán ra cho người hâm mộ thực tế còn chưa nổi quá bán số ghế ngồi trong sân.

Có đâu cò vé, phe vé lộng hành quanh sân cho tới rầm rộ trên mạng.

Bộ tranh về triều Nguyễn vẽ năm 1895

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bộ tranh “Triều đình Huế” 
của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân năm Ất Mùi 1895.

Bài của Trần Đình Sơn
Nguồn: Phủ Tôn Nhơn.

Bộ tranh “Triều đình Huế” (la Cour de Hué) do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện năm Ất Mùi - 1895, dưới triều Thành Thái.

Bộ tranh gồm có 6 bức vẽ bằng màu nước trên giấy, kích thước 50 cm x 60 cm, đặc tả cảnh sinh hoạt tại các cơ quan trọng yếu của triều đình nhà Nguyễn, gồm:


 
1. Viện Cơ mật (le Conseil Secret):

Viện Cơ mật được thành lập năm 1835, dưới triều Minh Mạng (1820-1840). Nhà vua đích thân chọn bốn vị quan lớn (văn, võ) từ tam phẩm trở lên sung vào Viện để bàn bạc các việc trọng yếu của đất nước.
.
2. Bộ Lại (Ministère de l’Intérieur):

Bộ này có nhiệm vụ quản lý quan lại thuộc ban Văn, có nhiệm vụ bổ dụng, thuyên chuyển, thăng thưởng, khảo sát, phong tước, phong tặng… tương đương Bộ Nội vụ ngày nay.

Cơ cấu lãnh đạo một bộ gồm một quan Thượng thư (bộ trưởng), hai quan Tham tri (thứ trưởng), và hai Thị lang (vụ trưởng), cùng các thuộc viên như Lang trung, Viên ngoại, chủ sự, tư vụ, thư lại.

3. Bộ Hộ (Ministère des Finances):

Bộ đảm trách công việc tài chánh, thuế khóa, ruộng đất, tiền tệ, kho tàng, lương thực, hóa vật v.v. tương đương Bộ Tài chính ngày nay.
.
 4. Bộ Lễ (Ministère des Rites):

Bộ chuyên trách về nghi lễ, giáo dục, ngoại giao.
.
5. Bộ Công (Ministère des Traveau publics):

Chuyên trách xây dựng cung điện, thành trì, lăng tẩm; chế tạo tàu thuyền, xe cộ, mua sắm nguyên vật liệu v.v.; tương đương Bộ Xây dựng ngày nay.

6. Lễ Phục mạng (la Cérémonie de Phuc mang):

Miêu tả lễ báo cáo hoàn tất công vụ của một vị quan (khâm sai) trước vua và triều đình. Vị quan này nhận lệnh vua giao phó (khâm mạng), sau khi giải quyết xong phải làm lễ báo cáo đầy đủ (phục mạng), đồng thời hoàn trả các phù, tiết, ấn, kiếm… vua ban để thực thi công vụ. Lễ này thường diễn ra tại sân điện Cần chánh, được cử hành theo nghi thức thường triều. 

VIỆT NAM - GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU 2018

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VIỆT NAM - GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU 2018

Đây là gương mặt tiêu biểu mà được hân hạnh vinh danh với các thành tích vãi lừng như sau:

☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về gian lận thi cử kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về các vụ giáo viên bắt học sinh quỳ, dâm ô, bạo hành, chạy chọt, đổi chác để được biên chế;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về chuyến tàu vét bình xét học hàm giáo sư, phó giáo sư;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về việc viết vào sách giáo khoa và lại tách một kỳ thi chung là kỳ thi tốt nghiệp và đại học thành hai kỳ thi riêng biệt;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu trường học và các phương tiện phục vụ học tập cho các học sinh nhiều tỉnh, thành trên cả nước;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng đưa giáo viên đi tiếp khách hoặc việc tổ chức các trò chơi phản giáo dục, giới tính trong các trường học ở nhiều ngôi trường;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về chính sách sinh viên không được bán dâm quá 3 lần;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về các tệ nạn thành tích, bằng cấp và dối trá trong giáo dục;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng lạm thu vô tội vạ từ các trường học trên toàn quốc vào mỗi đầu năm hoặc các kỳ học;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về việc cấm đoán sinh viên thực hiện các quyền Hiến định như tự do ngôn luận, biểu tình, tự do lập hội, hội họp, tham gia giám sát và quản lý nhà nước và xã hội;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng trì trệ của sinh viên, thất nghiệp của cử nhân, thạc sỹ sau khi ra trường;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng và đạo đức học đường ngày càng xuống cấp;
☻ Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng học thêm, học phí tăng cao và thiếu kiểm soát.


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

VÌ SAO THÂN THỂ LÃNH ĐẠO CẤP CAO LÀ DIỆN THÔNG TIN MẬT?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Vì sao “thân thế lãnh đạo đảng, nhà nước 
là diện thông tin mật”?

Mạc Văn Trang
28-10-2018

Hơn 90 triệu dân ta đang chăm chú hướng về 500 đại biểu Quốc hội - những người ưu tú nhất, được Đảng cử, Dân bầu - đang đem hết tâm huyết và trí tuệ ra thảo luận chuyện quốc gia đại sự về “THÂN THẾ LÃNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC LÀ DIỆN THÔNG TIN MẬT” hay không? Đối với chế độ XHCN ưu việt của ta thì đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, chứ không như chế độ tư bản thối nát, chúng coi chuyện này cứ như chuyện rau, dưa bán ở chợ ngồi xổm! Xin lý giải vài cái “vì sao”.

1. Vì “lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở chế tộ ta” là do Đảng chọn “lý lịch trong sạch”, “con lãnh đạo lại làm lãnh đạo là hồng phúc cho đất nước”; chọn rồi lại phải nghĩ ra “quy hoạch, quy trình” đào tạo, giáo dục, nuôi dưỡng, luân chuyển, thử thách, rèn luyện, học hết lý luận sơ cấp, trung cấp, cao cấp... Rồi phải cọ xát nội bộ “lên bờ, xuống ruộng”, “sầy vẩy” ra; phải nhiều mưu sâu, kế hiểm mới tồn tại được; mới ngoi lên được trong một “cái bình”, nơi “ghế thì ít, đít thì nhiều”; phải mặc cả, chia chác sao cho “không mất đoàn kết” để cử ra người “xứng đáng” cho dân bầu... Khó nhọc, kỳ công lắm!

Chứ bọn tư bản nó toàn ăn sẵn; nó rất vô tổ chức, cứ để mỗi cá nhân tự do phát triển trong xã hội, tự do cạnh tranh, tự do ứng cử... để dân bầu. Đấy cái lão Donald Trump đang là dân buôn, chả được quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, thử thách... gì cả, đùng phát dân bầu làm Tổng thống. Lên rồi, lão ta cứ thay các bộ trường soành soạch, loại người này, thay người kia vào bộ máy, cứ như huấn luyện viên thay cầu thủ bóng đá! Chết thật! Công tác cán bộ là sự sống còn của chế độ ta, mà bọn tư bản cứ coi nhẹ hều, như tuyển nhân viên vào công ty!

2. Thân thế lãnh đạo cấp cao của ta phải bí mật vì nếu “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân bầu chọn” thì loạn hết, sổ toẹt hết à? Đấy, đến Bản kê khai tài sản của quan chức các cấp, bao năm nay vẫn phải bí mật kia mà. Còn các chuyện “chạy”: chạy bằng, chạy tuổi, chạy quy hoach, chạy luân chuyển, chạy chức, chạy quyền; chuyện “giúp đỡ không trong sáng”; chuyện “nấu rượu, nuôi heo” xây biệt phủ; chuyện tiền đâu ra mà gửi nhà băng nước ngoài, cho con du học, mua nhà bên Tây, tiêu xài như vua chúa... Lộ hết ra có mà dân làm loạn lên à?

Chỉ có bọn tư bản mới dại dột, cho báo chí bới móc, soi mói mọi chuyên riêng tư, ngóc ngách của quan chức, nhất là “lãnh đạo đảng, nhà nước”. Đấy lão Trump bị bới móc bêu riếu bao nhiêu chuyện bồ bịch trước khi làm tổng thống; rồi con đường trưởng thành, làm giàu ra sao, lộ hết! Cho nên tổng thống, thủ tướng của tư bản trúng phiếu tín nhiệm 50-60% đã sướng rên. Còn ở ta á, cứ phải 100%. Đấy President Nguyễn Phú Trọng của ta vừa rồi trúng cử 99,75% cũng vẫn hơi “lăn tăn”; chưa 100% là chưa sướng!

Xem anh Nhân, chị Tâm hôm nay, càng thương anh Thăng bội phần

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Sáng 21.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động "Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" tại chung cư 1050 (quận Bình Thạnh).


Xem anh Nhân dọn rác, lại nhớ Anh Thăng.




Còn đây là hình chị Kuết Tâm sáng nay:


Chị ơi, chị cặm cụi sơn từng cái lốp ô tô hỏng để làm đồ chơi cho trẻ em. Thế mà chị dám xúi cả cái Hội đồng nhà chị biểu quyết 100 % xây cái nhà hát 1.500 tỷ.



TRÔNG ANH NHÂN, CHỊ TÂM HÔM NAY, CÀNG THƯƠNG ANH THĂNG HƠN...

Ảnh của Báo Lao Động.


(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

“Bảo vệ cán bộ trên không gian mạng” là bảo vệ cái cặt gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“BẢO VỆ CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” LÀ BẢO VỆ CÁI CẶT GÌ?

Hoàng Hải Vân
17-10 l-2018

Đọc tin Thành ủy TP.HCM chuẩn bị kế hoạch bảo vệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng, tôi nghĩ mãi không biết họ bảo vệ như thế nào và bảo vệ cái gì.

Lâu nay chỉ nghe nói các yếu nhân, do những trọng trách quốc gia họ phải gánh vác nên được bảo vệ, như bảo vệ an ninh (tránh bị ám sát, tránh bị phiền nhiễu, giữ bí mật về hành tung…), bảo vệ sức khỏe. Họ được các cận vệ và bác sĩ theo sát, được hệ thống an ninh và các chuyên gia y tế-ẩm thực phòng ngừa các rủi ro, khi đến nơi có chiến sự họ còn được quân đội hộ tống. Những yếu nhân như vậy trong một đất nước không có nhiều và trên thế giới hầu như không có nước nào bảo vệ họ trên “không gian mạng” cả (trừ những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Iran… tôi không biết). Trên không gian mạng, không có ai làm hại họ về an ninh và sức khỏe, trừ phi họ tự chuốc lấy.

Trên không gian mạng, chỉ có trẻ em cần được bảo vệ, bằng cách giới hạn thời gian sử dụng internet và hướng dẫn chúng được làm cái này, không được làm cái kia. Một yếu nhân như Tổng thống Trump của nước Mỹ, người ta cũng chỉ thấy ông ấy tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các tài khoản twitter và facebook để tự vệ “dĩ độc trị độc”.

Tôi cũng không nghe nói lãnh đạo cấp cao của nước ta được “bảo vệ trên không gian mạng”. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ai cũng bị một số trang mạng chỉ trích, thậm chí bêu riếu, bôi nhọ. Một số vị bị bêu riếu nhiều đến mức, nếu các vị đó đọc thì sẽ vuốt mặt không kịp, nhưng nói chung hình như chẳng có “xi nhê” gì đối với các vị. Làm chính trị thì phải đối mặt với các chỉ trích, chỉ trích nào đúng thì nên tiếp thu. Còn bị chỉ trích sai hay bị vu khống, bôi nhọ thì cần có bản lĩnh “thiệt vàng không sợ gì lửa”.

Trong một nhà nước pháp quyền, việc ngăn chặn tình trạng vu khống, bôi nhọ là để cho toàn dân không ai trở thành nạn nhân của tình trạng đó, chứ không phải ngăn để bảo vệ riêng lãnh đạo, lãnh đạo chỉ có thể được hưởng một môi trường lành mạnh mà toàn dân cùng được hưởng, nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng đặc quyền đặc lợi. Hy vọng rằng các vị lãnh đạo cấp cao của đất nước biết tránh càng xa càng tốt việc ban hành các chính sách tạo đặc quyền đặc lợi cho thành phần của mình mà đẩy rủi ro cho toàn dân hứng chịu.

Ở tầm quốc gia còn chưa ai dám, thì hà cớ gì lãnh đạo TP.HCM lại muốn sử dụng lực lượng quân đội và công an thiết lập hệ thống đặc quyền đặc lợi để bảo vệ riêng cho họ trên không gian mạng?

Thời đại đồ đểu và phản động lên ngôi

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không còn gì để nói

Thái Bá Tân

Bằng khen


Không thể nào tin nổi.
Các bác hãy nhìn đây.
Nhìn và đọc cho kỹ
Tấm bằng khen lạ này.


Bằng khen Sài Gòn nhé.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân
Ký tặng người nào đấy,
Cũng được gọi là “dân”.


Vì thành tích chống Mỹ?
Thi đua và lập công?
Vì dũng cảm bắt cướp,
Hay cứu giúp cộng đồng?


Không! Vì đã “xuất sắc”
Trấn áp người biểu tình
Chống dàn khoan Trung Quốc
Xâm phạm lãnh hải mình!


Các bác đọc rồi chứ?
Kẻo lại mắng oan tôi.
Đúng, thời đại đồ đểu
Và phản động lên ngôi.


Công khai và minh bạch.
Thế là rõ, ô-kê.
Chính quyền và dân chúng
Đã trở thành hai phe.


Không còn gì để nói.
Không còn gì để bình.
“Thời đại ta đang sống
Là tột đỉnh quang vinh!”


T.B.T.

Nguồn: FB La Khắc Hòa

Nhà hát Thủ Thiêm: Mộ táng nhân tâm

Trân Văn

Khu đất ở Thủ Thiêm dự kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đồng.

Khu đất ở Thủ Thiêm dự kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đồng.

Dư luận lại bị khuấy động. Lần này là vì quyết định của 105 đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín: Tại một phiên họp bất thường diễn ra vào sáng 8 tháng 10, họ nhất trí chi 1.508 tỉ đồng để xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” tại Thủ Thiêm.

***

Theo Tờ trình mà chính quyền TP.HCM trình cho Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín, thành phố này hiện có ba Nhà hát nhưng cả ba (Nhà hát Lớn - 406 ghế, Nhà hát Hòa Bình - 2.500 ghế, Nhà hát Bến Thành - 1041 ghế) đều đã xây từ lâu, quy mô nhỏ, không đủ để tổ chức những chương trình tầm cỡ, chưa kể còn xuống cấp trầm trọng. Cũng vì vậy, cần phải xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” với hai khán phòng: Lớn (1.200 ghế), Nhỏ (500 ghế), sảnh có thể dùng làm sân khấu ngoài trời để biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng. Cũng theo Tờ trình vừa kể, chi phí xây dựng “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” là tiền bán đấu giá khu đất số 23 Lê Duẩn, quận 1 - nơi từng là trụ sở Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM - nên không ngại thiếu.

Cà, không chỉ cà

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

           Món cà pháo, nhất là cà pháo muối, nổi tiếng đến mức, dân Việt ta được gọi là dân... cà muối. Có những vùng, quả cà pháo trở thành thương hiệu, trở thành niềm tự hào của vùng đất ấy, như cà Nghệ chẳng hạn. Dân phía Bắc, chả cần canh cua, bất cứ canh gì, có rau, là đều phải có đĩa cà muối, trắng phau (hoặc xanh, có loại cà màu xanh, nén bẹp), giòn tan, đi kèm canh, nó đưa cơm một cách... nền nã khoan thai và kịch liệt. Tôi từng được một ông bạn nhà báo gửi máy bay từ Hà Nội cho 2 cân cà nghệ, để rồi phải đi mua từ vại đến cối đá mà nén. Và hàng năm, hàng tấn cà cũng cưỡi máy bay đến khắp thế giới, nơi nào có người Việt sinh sống, chỉ để chứng minh mình là... cà, là thứ quốc hồn quốc túy của người Việt.

           Nhưng dân Việt ta, không chỉ có cà pháo. Tây Nguyên có món cà đắng hết sức tuyệt vời. Món này, khách đến Tây Nguyên giờ, phải gặp dịp mới có, nhất là thửa được loại cà mọc trên tổ mối. Nó ngon một cách... thôi rồi. Bà con dân tộc Tây Nguyên chỉ đơn giản nấu với lá mì (sắn) và cá suối. Còn sau này nó được người Kinh Mô - li - phê, chế biến nhiều cách nữa, ngon... rụng rời.

           Và, có 2 loại cà phổ biến nữa, là cà bát và cà tím.

           Cà bát, chắc là căn cứ vào hình dáng của nó, to bằng cái bát ăn cơm. Và cà tím, căn cứ theo màu, cũng có vùng căn cứ hình dáng thì gọi là cà dái dê.

           Tôi đã từng thấy có gia đình ở Thanh Hóa muối cà bát, muối cả vại to, hàng mấy chục cân, để ăn quanh năm. Khi ăn, lấy ra một quả, dùng dao thái mỏng, ăn với cơm, thậm chí chan nước mưa ăn với cà. Thực là, nó không ngon như cà pháo, mỗi cái giống là... mặn như nhau, chứ nó không giòn, không... mọi nhẽ như cà pháo. Nhưng đưa cơm được, với nhà nghèo.

           Nhưng om thì cà bát lại nhất. Rất ít người dùng cà pháo để om, hoặc có thì cũng là vì... chả có món gì hơn, chứ đã om thì là phải cà bát. Nó như sinh ra để phục vụ cho món này.

           Đơn giản nhất là thái mỏng, phi tỏi mỡ thật thơm, đổ vào xào, thêm chút mẻ, chín thì cho lá lốt vào. Xong. Nhức mũi lắm, nồng nã lắm. Có thể thêm mấy lát đậu phụ nữa. Nếu ăn chay thì thay mỡ bằng dầu. Và đây là một trong những món ăn thường hết đầu tiên trong tiệc chay.

           Nhưng đấy là... đơn giản, là của nhà bình dân, là qua bữa, dù giờ, có được đĩa cà như thế cũng phải là... như thế nào?. Còn thường thì thế này, trời mưa, có ông con trai trong nhà, hoặc ông chồng, bì bõm ngoài ao một lúc, xách vào cặp ếch. Thôi xong.

Truyền thông nhà nước có nên dối trá về một lễ quốc tang? (*)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đỗ Thành Nhân

“Ban tổ chức Lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tính đến 17h hôm nay 26/9, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính 50.000 người đến viếng cố Chủ tịch nước”.


oOo


1. Buổi sáng,

Xem truyền hình trực tiếp Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đến 7 giờ 52 phút là chuyển Hội trường Thống Nhất, TP HCM.

Tôi tính ngày này từ lúc bắt đầu phát lễ đến 5 giờ chiều được tối đa 150 đoàn viếng.

Giả sử thời điểm người đại diện đoàn đốt nhang xong làm mốc:

- (1) lúc 7:25’ đoàn ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (hình 1)

- (2) lúc 7:33’ đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ (hình 2): 8 phút = (2)-(1)

- (3) lúc 7:37’ đoàn bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội (hình 3): 4 phút = (3)-(2)

- (4) lúc 7:45’ đoàn bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Quyền Chủ tịch nước (hình 4): 8 phút = (4)-(3)

- (5) lúc 7:50’ đoàn ông Hầu A Lềnh - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (hình 5): 5 phút = (5)-(4)

Tính bình quân khoảng thời gian 2 đoàn là 6 phút 15 giây.

Giả sử Lễ viếng liên tục không nghỉ từ 7:52 đến 17:00 (tức là 9 giờ 8 phút = 548 phút): thì thêm được 88 đoàn nữa.

Còn nếu thời gian rút ngắn giữa 2 đoàn tối thiểu là 4 phút thì thêm được 137 đoàn nữa.

Tính như vậy, thì tối đa một ngày được 150 đoàn viếng.


image

(Hình 1)

image

(Hình 2)

image

(Hình 3)

image

(Hình 4)

image

(Hình 5)


oOo


2. Buổi tối,

Đọc báo, bản tin “1.500 đoàn trong nước, quốc tế viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang” (hình 6, **); nội dung bài viết có phân tích chi tiết: “Trong đó, khoảng 430 đoàn viếng tại hội trường Thống Nhất, TP HCM; trên 200 đoàn cùng hàng nghìn người dân vào viếng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.

Tức là khoảng gần 870 đoàn viếng tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong thời gian 548 phút (32.880 giây). Như vậy là khoảng thời gian giữa hai đoàn viếng là 37,79 giây (làm tròn 40 giây).

Trong thời gian 40 giây, hàng loạt các nghi thức tang lễ: ổn định đoàn, 1 người đại diện lên vái, thắp nhang rồi đi về vị trí; viết sổ tang; cả đoàn mặc niệm, vòng quanh linh cữu, chia buồn (bắt tay) với gia đình, …! Xem Clip 7: một chu trình viếng Lễ tang.

Một chính quyền quái gở

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thằng ngớ ngẩn Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cùng lãnh đạo sở Y tế Hà Nội
ân cần thăm hỏi các bạn sốc ma túy tại sàn lắc "mùa thu 2018"

Người dân lương thiện nặng lòng với vận nước hưng vong, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thế mà bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị kết án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ.

Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức Phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám Giám đốc sở, Giám đốc Y tế, Giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi.



"Tiền đây, nhưng lần sau nhớ phải cẩn thận đấy!
KẺO BỐ LẠI MẮNG CHÚ."

Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy.

Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền.

Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ tiên ta đang bị giặc Tàu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá trên biển của ta.

Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản.

Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam.

Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta.

Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ.

Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng.

Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam.


Phạm Đình Trọng

(Tác giả gửi BVN)


(Bài viết của tác giả Chi Nguyen Hue)

Facebook và luật an ninh mạng Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002[1]

Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc hoạt động của Facebook
điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 5/9/2018. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images.


Người sử dụng Facebook tại Việt Nam cuối cùng cũng có một câu trả lời về thái độ của Facebook đối với chính phủ Việt Nam.

Trong một phát biểu tại phiên điều trần ngày 5/9 vừa qua ở Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook sau Mark Zuckerberg, cho biết: “Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio hỏi: “Và các bạn sẽ không bao giờ làm như vậy?”

Sandberg: “Chúng tôi sẽ không làm như vậy.”

Rubio: “Các bạn sẽ không đồng ý làm như vậy để được hoạt động chứ?”

Sandberg: “Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể giữ được những giá trị của mình”, bà Sandberg trả lời.

Rubio: “Điều đó áp dụng cho cả Trung Quốc?”

Sandberg: “Điều đó cũng áp dụng cho cả Trung Quốc nữa.”

Trước đó, TNS Rubio đã trình bày hàng loạt động thái mới đây của các chính phủ mà ông cho là “độc tài” ở Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trong việc kiểm soát thông tin người dùng Internet và ngăn chặn thông tin của các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng được nhắc đến khá chi tiết khi ông Rubio nói rõ nó sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tới, theo đó, Facebook sẽ phải lưu dữ liệu người dùng ở Việt Nam và phải cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam.

Khi được hỏi liệu Facebook có ủng hộ các nguyên tắc dân chủ trên toàn cầu không hay chỉ ủng hộ chúng ở Mỹ, bà Sandberg cho biết, “chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc này trên toàn cầu”.


Bạn có thể theo dõi toàn bộ cuộc đối thoại trên ở video dưới đây:
https://youtu.be/rZ31ugWyH8g

Cần lưu ý rằng, những người ra điều trần ở Quốc hội Mỹ không được phép nói dối. Họ phải tuyên thệ trước khi điều trần rằng chỉ nói sự thật và toàn bộ sự thật. Trong trường hợp nói dối và bị phát hiện, họ sẽ phải đối mặt với tội khai man.

Phiên điều trần này diễn ra trong bối cảnh người dùng Facebook tại Việt Nam đang lo ngại về việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ tuân thủ Luật An ninh mạng và quay lưng với người dùng, đặc biệt là các nhà hoạt động dân chủ, để hợp tác với chính phủ Việt Nam.

Một lá thư của người dùng Việt Nam do Luật Khoa khởi xướng đã được gửi tới trụ sở của Facebook tại California, Mỹ, đề nghị Facebook trả lời rõ ràng về chính sách của họ đối với Việt Nam. Lá thư này đã nhận được xấp xỉ 14.500 chữ ký cho tới thời hạn trả lời là ngày 12/9 vừa qua.

Sách về thảm sát Gạc Ma ra đời đầy gian truân, nay bị thu hồi

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VOA Tiếng Việt 11/09/2018

clip_image002

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây đề nghị các tỉnh, thành phố thu hồi một cuốn sách nói về sự kiện quân Trung Quốc thảm sát các binh sĩ Việt Nam hồi năm 1988 để chiếm đảo đá Gạc Ma.

Các báo mạng Việt Nam đưa tin hôm 11/9 rằng Cục Xuất bản, In và Phát hành của bộ đã gửi công văn từ hôm 31/8 đến các sở thông tin và truyền thông của các tỉnh, thành phố “đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi” cuốn sách có tên “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử". Lý do được đưa ra về việc thu hồi cuốn sách là “để ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót nêu trên ra thị trường”.

Cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" chỉ mới được phát hành cách đây hơn 2 tháng, vào đầu tháng 7/2018, ít ngày trước dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam, 27/7.

Sách do hai nhà xuất bản là Văn học và First News - Trí Việt liên kết in ấn và phân phối.

Ở thời điểm sách ra đời, nhiều người và báo giới gọi cuốn sách là một phần của các hoạt động tri ân 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam “đã anh dũng hy sinh vì biển đảo tổ quốc” trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Các tài liệu của Việt Nam nói cách đây hơn 30 năm, khi lính công binh Việt Nam cắm cờ và xây dựng tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao “để khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, 3 tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng, giết chết 64 binh sĩ Việt Nam khi đó đứng thành một vòng tròn che chắn cho quốc kỳ. Sau biến cố đẫm máu này, Trung Quốc làm chủ Gạc Ma, Việt Nam giữ hai đảo đá còn lại.

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như không nhắc đến các xung đột quân sự giữa hai nước trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 ở biên giới và trên Biển Đông.

Báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ chỉ thỉnh thoảng nói về các sự kiện đó trong vài năm gần đây, mỗi khi có căng thẳng giữa hai nước khi Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng để đòi chủ quyền ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.

clip_image004

Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 13/3
cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988


Sách về cuộc thảm sát Gạc Ma bắt đầu được viết vào năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa một dàn khoan vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, gây ra một làn sóng phản đối dữ dội chưa từng có ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam.

Văn tế thập loại giáo sư

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tiểu dẫn: Mỗi năm một lượt “đến hẹn lại lên”, Hội đồng chức danh học hàm nhà nước lại cho triển khai đợt xét phong học hàm giáo sư và phó giáo sư. Thế là, các ông nghè bà nghè cả nước lại một phen nháo nhào “đăng trường ứng thí”. Cũng là một thứ “Lều chõng” tái thế mang khuôn dạng có vẻ mỹ miều. Chẳng biết các Hội đồng của các ngành khác thế nào không rõ, chứ Hội đồng bên cái ngành văn vẻ năm nào cũng eo sèo lắm chuyện chẳng mấy sạch sẽ gì.

Hội đồng chuyên ngành đã vừa kết thúc. Như mọi cuộc thi, có kẻ khóc người cười. Ấy là nói phía những “ứng thí viên”. Chứ còn những “giám khảo viên” cũng không dám chắc là không có chuyện… Kẻ hậu sinh này rập đầu cúi xin đại thi hào Nguyễn Du được tập “Văn chiêu hồn” của Người mà “khốc” rằng:

Văn tế thập loại giáo sư
(Tác giả: Khuyết danh)

Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
   Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.


Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
   Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.


Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
   Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.


Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn Tam đình ngong ngóng vào ra
   Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.


Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
   Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.


Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
   Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.


Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
   Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.


Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
   Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.


Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
   Học đòi lý lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.


Cái chết của những con chim phóng sinh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan
(Vy Trần)

Có những chú chim được thả đi và bắt lại nhiều lần nên không còn sức bay nữa. Như các đồng loại đáng thương của mình, nó nằm đó và chờ bị bắt lại, để rồi lại được bán cho những người tới mua chim phóng sinh...

Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với những người con nhà Phật và trong các tháng rằm lớn đặc biệt như mùa Vu Lan báo hiếu. 
Theo thuyết nhà Phật, phóng sinh tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của chúng sinh (điển hình là các loài vật như chim, cá…). Và khi phóng sinh cần có lễ quy y, sám hối cho con vật. Nghi lễ này thường diễn ra ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ, không câu nệ kéo dài thời gian khiến con vật càng thêm đuối sức và có thể chết đi trong lúc làm lễ.

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan 1
Cảnh mua bán chim phóng sinh tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP HCM) 
trong dịp lễ Vu Lan chiều 20/8.

Xót xa cái chết của những con chim phóng sinh trong mùa Vu Lan 2
Cận cảnh những chú chim tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt.

Tin vào đạo lý này, nhiều người mộ đạo và có lòng từ bi thường đến chùa mua chim phóng sinh trước và sau khi cầu nguyện - mong trời đất ghi nhận lòng thành và tích đức qua hành động đẹp này. Tuy nhiên, hành động đẹp được khuyến khích, động viên trong kinh sách từ ngàn năm nay hiện giờ đã không còn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp ban đầu mà đang bị biến tướng. Sự biến tướng đó là một công nghệ đầy tội ác đến từ những con người kinh doanh, buôn bán chim phóng sinh. 
Nếu như, người ta bẫy chim - lưới cá để ăn thịt và bạn đến mua lại chúng, giải thoát chúng về với cuộc sống thiên nhiên vốn dĩ chúng phải được sống thì đó là phóng sinh làm phúc. Nhưng công nghệ đánh bắt chim với chủ ý buôn bán cho người phóng sinh và kèm theo đó là hàng ngàn cách làm đầy thâm độc để lũ chim không bay được đi xa, tiện cho việc đánh bắt lại của những người bán chim - thì đó rõ ràng không đơn thuần là việc thiện nữa. Mà đúng hơn, chân thật hơn - người ta gọi đó là tội ác. Chúng ta, vì những lầm tưởng trầm trọng về việc phóng sinh mà đã vô tình gây nên tội lỗi.

Địt mẹ thằng Trần Bình Minh!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Hoài Hương

VTV PHỤC VỤ NHÂN DÂN HAY CHỈ KINH DOANH KIẾM TIỀN?
TGĐ VTV NÊN TỪ CHỨC KHI KHÔNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ.

Tháng 9/1971 khi VTV được thành lập và cho đến nay vẫn là kênh truyền thông của Đảng, Nhà nước với mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân.

Với riêng vụ việc không mua bản quyền ASIAD 18 vì lý do giá cao chỉ là một sự ngụy biện vừa dốt nát vừa vô trách nhiệm.

Khi Nhà nước chi 15 tỉ và còn bao nhiêu công sức vô hình với giá trị không thể tính toán được để đưa Đoàn thể thao VN tham dự ASIAD 18, khi đại đa số người dân Việt không có khả năng sang Indonesia để cổ vũ cho các đội tuyển, thì truyền hình quốc gia phải là kênh nối liền đấu trường và Tổ quốc để động viên các vận động viên.

Giá trị đó không thể tính thành tiền như mớ rau con cá trong buôn bán.

Việc hàng triệu người Việt trở thành "kẻ cắp" bất đắc dĩ vì muốn được cổ vũ đội tuyển bóng đá Olympic ASIAD 18 là một nỗi đau chưa từng có trong lịch sử truyền thông Việt Nam.

Sang đọc thông tin đơn vị giữ bản quyền ASIAD 18 KJSMWORLD CORP Hàn Quốc đã dội một gáo nước lạnh vào mặt hàng triệu người Việt khi yêu cầu một cách cụ thể rằng đối tác tại Thái Lan, phải giới hạn người xem lậu ở Việt Nam, bằng cách giới hạn vị trí địa lý trên kênh Youtube.

Bị phát hiện ăn trộm và bêu tên khắp châu Á tất nhiên nhiều người dân Việt cảm thấy bẽ bàng, nhục nhã. Nhưng VTV thì không, bởi mặt TGĐ Trần Bình Minh quá dày.
 
 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Những ngày cuối đời của Nguyễn Hữu Đang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng
Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập
  
PHÙNG QUÁN
talawas 2.9.2005
Lời dẫn của Diễn đàn (1993): Dưới đầu đề “Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập”, bài này được nhà văn Phùng Quán viết cách đây đúng một năm. Tác giả đã gửi ngay cho báo Văn Nghệ, nhưng cho đến đến nay vẫn chưa thấy đăng.

Diễn Đàn công bố tài liệu này, trước hết vì giá trị văn học của một bài kí thống thiết. Đó cũng là một chứng từ lịch sử quan trọng về ngày Tuyên ngôn Độc Lập 2.9.1945.

Tài liệu này còn mang một ý nghĩa sâu sắc: Nguyễn Hữu Đang (sinh năm 1912) được coi là người đứng đầu phong trào Nhân văn-Giai phẩm, còn Phùng Quán là thành viên trẻ tuổi nhất của phong trào này. Cả hai đã kiên quyết không chịu “đấm ngực nhận tội” và càng không chịu tố cáo người khác. Chính vì vậy mà hai ông đã bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt ông Nguyễn Hữu Đang đã bị biệt giam 15 năm ở Hà Giang (từ năm 1958 đến 1973 - có lẽ ông là một trong vài ba người trên trái đất này hồi đó không biết có cuộc chiến tranh Việt-Mĩ), rồi bị đưa về quê nhà Thái Bình an trí gần 20 năm trời.

Từ đầu năm 1993, ông đã trở về sống ở Hà Nội, được trả lương hưu cán bộ bậc 5, nhưng vẫn chưa có nhà ở. Bạn bè ông đang yêu cầu chính quyền cấp nhà, bằng không họ sẽ vận động đồng bào và kiều bào đóng góp mua nhà cho ông.
Tôi là người viết văn nhưng lại đặc biệt say mê nghệ thuật kiến trúc. Đầu năm 1990, Đại hội kiến trúc sư toàn quốc, tôi có gửi một bức điện 300 chữ, chào mừng Đại hội. Mở đầu bức điện văn, tôi viết: “Nếu đất nước xây dựng một Đền đài Nghệ thuật, tôi xin được làm thủ từ. Ngày Lễ hội, tôi xin được trải chiếu để văn nghệ sĩ ngồi. Chiếu một tôi dành riêng cho các kiến trúc sư. Vì các anh chị là những người trước tiên đem lại vinh quang, niềm tự hào hoặc ô nhục cho xứ sở, bằng chính các tác phẩm kiến trúc của mình...”. (Ở nhà tôi, ngoài những)

Mở rộng Hà Nội - Kịch tính trong lịch sử Quốc Hội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

'Mở rộng Hà Nội' kịch tính trong lịch sử Quốc hội

VNE
Thứ ba, 24/7/2018, 19:00 (GMT+7) 
 
Khi vấn đề mở rộng thủ đô được thăm dò tại Quốc hội, tỷ lệ ủng hộ và phản đối chủ trương này là 50/50.

Hà Nội sau 10 năm mở rộng

Ngày 29/5/2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội với tỷ lệ đồng thuận gần 93%. Để đi được đến ngày biểu quyết, đã có những tranh luận gay gắt trên nghị trường.

Bức thư của ông Võ Văn Kiệt

“Không nên không được phép lấy thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì”, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết trong một lá thư được công bố ngày 5/5/2008.

Thời điểm công bố lá thư chỉ trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 12 đúng một ngày. Trong thư, ông bày tỏ sự phản đối việc mở rộng thủ đô. Nguyên Thủ tướng cho rằng Bộ Xây dựng mới chỉ đưa ra một ý tưởng cảm tính, thay vì chứng minh bằng một đồ án được nghiên cứu thấu đáo trong nhiều năm.

Ông Võ Văn Kiệt cho rằng ý tưởng này cần công khai trước dư luận, thu thập ý kiến rộng rãi để cả chuyên gia và người dân tham gia đóng góp. Hà Nội đã tích lũy văn hóa, lịch sử cả ngàn năm, không phải thủ đô nào cũng có được.

Theo nguyên Thủ tướng, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp hay đất đai rộng đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, môi trường trong lành, giàu kinh tế tri thức mới là mô hình nhiều nước hướng đến. Hà Nội hội đủ yếu tố trở thành thành phố như thế. Ông kiến nghị Chính phủ lập ủy ban nghiên cứu phát triển Hà Nội với các chuyên gia ưu tú, khảo sát để có cơ sở khoa học.

Bức thư gây chấn động được đồng loạt các báo đăng tải. Nhiều phóng viên đã tìm tới Bộ Xây dựng, song cánh cổng Bộ "đóng chặt".

Những cuộc tranh luận

Là một trong bốn người bỏ phiếu không tán thành Nghị quyết mở rộng Hà Nội, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết kể lại, trước ngày biểu quyết, Quốc hội đã có nhiều phiên thảo luận tổ lẫn toàn thể. Những cuộc tranh luận sôi nổi chia các ý kiến thành hai luồng ủng hộ - phản đối rõ rệt.
Nguyên đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Giang Huy.

Phiên thảo luận toàn thể ngày 19/5 trở thành phiên sôi động nhất kỳ họp Quốc hội năm ấy. 31 đại biểu đăng đàn tranh luận.

Dưới góc nhìn của một nhà quân sự, đại biểu Nguyễn Khắc Nghiên cho rằng mở rộng Hà Nội thời điểm này là hợp lý. Bởi theo ông, mọi cuộc chiến tranh, mục tiêu luôn là đánh chiếm thủ đô.

Dối trá tràn lan, giáo dục tan hoang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

DỐI TRÁ TRÀN LAN, GIÁO DỤC TAN HOANG

Ngô Văn Giá

Vừa rồi VTC kéo tôi vào chương trình talk show để thảo luận về câu hỏi: Tại sao càng lớn lên, người ta càng hay nói dối?

Đặt vấn đề như vậy là thú vị. Khởi đầu câu chuyện này là từ một kết quả nghiên cứu của ông Trần Ngọc Thêm. Bằng phương pháp test, thống kê, phân tích, kết quả đưa ra là vậy.

Căn bệnh nói dối thì thời nào cũng có. Nhưng mỗi thời, mức độ có khác nhau. Có thời, trong bối cảnh chiến tranh, toàn dân bị hút vào cái sống cái chết, căn bệnh này có phần suy giảm. Trong thời bình, khi con người ta phải đối diện với miếng cơm manh áo, với gánh nặng mưu sinh…căn bệnh nói dối lại có cơ bùng phát. Cho đến ngày hôm nay, bệnh nói dối đã trở nên kịch phát, trở thành một đại dịch, không kiểm soát được.


Căn bệnh nói dối, giả trá tràn lan, không trừ một nơi chốn nào.

Cao thì ở nghị trường. Họ diễn thuyết cái mà họ chưa chắc đã nghĩ. Họ bấm nút đồng ý cái mà họ chưa chắc đã mong. Họ trả lời phỏng vấn những điều mà họ không tin là thật. Họ đăng đàn diễn thuyết dạy dỗ thiên hạ những điều mà chính họ hoang mang. Họ nói dối một cách…tâm huyết. Thấp thì ở các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện..., tất tật, trong cả các sinh hoạt dân sự hàng ngày.

Lạ lắm. Có người nói dối mãi nên lâu dần tin vào chính điều mà mình nói dối, đinh ninh đó là sự thật. Căn bệnh ám thị đã đẩy họ đến tình trạng như vậy.

Đại dịch nói dối do đâu?

Thì đấy thôi, cụ Nguyễn Trãi đã nói từ hơn 5 thế kỷ trước: “Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế”. Trên lừa dưới, dưới lừa trên, trên dối trá trên, dưới lường gạt dưới…Một xã hội đang vận hành bằng sự lừa gạt lẫn nhau thử hỏi làm sao không loạn?

Trong bối cảnh ấy, giáo dục là nơi tập trung sự dối trá nhiều nhất. Căn bệnh thành tích, khai khống đã hoành hành từ lâu, đến nay vẫn chưa hề suy suyển. Trên lớp, nhiều thày cô nói những điều mà chính họ cũng không tin. Các đề thi được ra theo cách trở thành mảnh đất tốt để học trò triển khai những lời nói dối. Các đáp án thi cử, cái mà giáo viên chờ đợi không phải là tinh thần tự do, khai phóng, sáng tạo, mà là những khuôn phép, giáo điều, sách vở đã định sẵn. Họ gieo vào đầu con trẻ tinh thần nói dối, nói dối mới là khôn ngoan, mới hợp thời, “Thật thà ăn cháo/Láo nháo ăn cơm”. Lòng trung thực bị coi là dại dột. Họ chấp nhận những học vẹt, nói dối từ phía học trò - như là sản phẩm giáo dục của chính mình.

Và đỉnh cao của sự dối trá là việc nâng điểm hàng loạt ở Hà Giang trong vụ thi cử vừa qua. Vậy còn ở các nơi khác? Vậy còn những năm trước, khi mà chuyện thi cử bị lái sang cái gọi là hai trong một? Đại dịch dối trá đã tràn vào cả tầng lớp chóp bu của ngôi nhà cai trị Hà Giang.

Họ nhìn nhau như thế nào?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image001
clip_image003

Mac Văn Trang

Nhân vụ Hà Giang gian lận nâng điểm cho 114 thí sinh phần lớn con em diện cán bộ, cô bạn tôi bảo, cả lũ họ gian dối, thế thì nhìn mặt nhau thế nào?

Quả là cô lương thiện nên bối rối, chứ họ nhìn nhau quen rồi. Nhưng tình huống này phân tích tâm lý cũng thú vị.

1. Trong gia đình, họ nhìn nhau buồn và bực. Như bí thư Hà Giang nói, hắn ta rất buồn vì con gái bị chữa nâng điểm (!) Nhưng cái buồn thực, là buồn, vì bao nhiêu vụ lớn không lộ, mà vụ cỏn con bị lộ, hỏng việc; bực vì bọn tay chân quá tham, quá ngu...

Đại loại, vợ các quan sẽ thương chồng, mắng con: Bố mẹ lo cho mày bao nhiêu chuyện rồi, lo mà học hành, cứ làm khổ bố mày mãi...

Con: đứa nào có bố làm to, nó chả được nhờ, có phải mình con đâu?...

Bố: Mẹ con mày kín mồm, kín miệng thôi. Theo dõi xem những đứa nào nhòm ngó, bêu xấu nhà mình... Tao còn phải lo đối phó tứ bề đây, không đơn giản đâu, khéo cái sảy nảy cái ung là chết ráo!...

2. Đến cơ quan nhìn nhau, họ sẽ vờ như không có chuyện gì xảy ra. Ở đây “tại vách mạch rừng”, bép xép là chết. Họ sẽ vờ “dấy lên khí thế thi đua”, ai cũng tỏ ra hăng hái, vui vẻ. Nhiều kẻ cho rằng, bao nhiêu chuyện to như con voi có sao đâu, chuyện này “nhỏ như con thỏ”... Nhưng cũng nhiều anh cấp dưới liên quan thì phẫn uất: Mẹ nó, bao nhiêu lợi lộc thì bên trên nó hưởng, lộ ra thì bao tai họa cấp dưới chịu, nó còn phủi tay, bảo phải xử thật nghiêm minh... Rồi sẽ còn nhiều vụ Yên Bái...

3. Các “cấp trên” nhìn nhau thế nào? Họ cười cười, mặt đã trơ lì vẫn sường sượng, tránh ánh mắt của nhau, bắt tay nhau ngầm cảm thông, không may việc nhỏ bị lộ, vì “lòng vả cũng như lòng sung, một trăm con lợn, bộ lòng cũng giống nhau”! Họ cố lờ chuyện không may này đi, bàn các dự án mới...

4. Bộ trưởng Nhạ và Bộ trưởng CA sẽ hăm hở báo công: đã kịp thời phát hiện một vài nơi có dấu hiệu tiêu cực trong kỳ thi và kịp thời phối hợp các bên, quyết liệt xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội... vài nhân viên (Chứ không dám đụng đến các lãnh đạo địa phương).

5. Thủ tướng Phúc: Thực hiện CV hỏa tốc của Thủ tướng, các cấp có trách nhiệm đã khẩn trương, quyết liệt xử lý các vụ việc tiêu cực một cách khẩn trương, rốt ráo và báo cáo ngay cho thủ tướng, như vậy là tốt. Còn những ai liên quan tiêu cực phải xử lý thật nghiêm! (Nói xong rồi quên luôn, vì còn lo chuyện 3 đặc khu...).

Ông Trần Đại Quang á khẩu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Nguyễn Đình Cống)

Đó là việc liên quan đến ông khi Bộ TTTT phạt Báo Tuổi Trẻ Online 220 triệu đồng và đình bản 3 tháng vì hai lỗi, trong đó có lỗi ngày 19/6/2018 đăng tin: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói rằng ông đồng tình với cử tri cần có luật biểu tình và hứa báo cáo với Quốc hội về nội dung này”. Tin trên đã nhanh chóng bị gỡ bỏ. Lý do xử phạt là: báo Tuổi Trẻ Online đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.


Việc xử phạt trên, xét ra không đạt tính nghiêm chỉnh, hoặc quá mềm nếu đúng là báo Tuổi Trẻ cố tình nhét vào mồm Chủ tịch nước điều ông ta không nói, hoặc quá láo nếu báo Tuổi Trẻ có đủ bằng chứng về tin đã đăng.


Thời phong kiến, nói sai lời vua mắc tội khi quân, bị xử tử, nếu bịa đặt lời vua có thể bị chém 3 họ. Nếu báo Tuổi Trẻ bịa đặt hoặc tường thuật sai hoàn toàn ý của ông Trần Đại Quang, bất kỳ vì mục đích gì, thì đã phạm trọng tội. Ông Trần Đại Quang có quyền kiện để Tòa án xét xử. Không rõ ông Quang có kiện hay khiếu nại gì không. Nếu ông Quang không kiện hoặc khiếu nại thì có ai vì quyền lợi hoặc danh dự của ông mà khiếu nại không? Nếu không có khiếu nại thì Bộ TTTT căn cứ vào đâu để xử phạt? Phải chăng dựa vào việc người của Bộ không nghe thấy.


Trường hợp ông Quang có nói về luật biểu tình, bản tin của báo Tuổi Trẻ là có căn cứ thì sự xử phạt của Bộ TTTT là quá láo, vô lý, áp đặt. Báo Tuổi Trẻ có quyền phát đơn kiện để tòa án xét xử. Nhưng đó là chuyện tại các nước dân chủ, còn ở VN, thôi thì đành ôm nỗi oan ức mà cho qua. So với nỗi oan của nông dân mất đất thì nỗi oan bị phạt 50 triệu chỉ như cái móng tay.


Là người chính trực thì ông Quang cần lên tiếng trong chuyện này. Không phải nói nhiều, chỉ cần xác nhận là trong buổi tiếp xúc cử tri hôm ấy ông có nói gì liên quan đến luật biểu tình hay không. Nếu ông có nói mà để cho báo Tuổi Trẻ bị xử phạt oan thì đáng lo cho ông. Đã có nhiều dẫn chứng rằng, người ta, khi hấp hối, nhớ lại việc mình đã gây oan trái cho ai đó, sẽ vô cùng hối hận, khó thanh thản ra đi. Nếu câu nói của ông mà bị Bộ Chính trị (BCT) phê phán thì ông làm kiểm điểm trong BCT và nhận kỷ luật. Khuyên ông không nên chối vì “Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy”. Nếu quả thực ông không nói mà bị báo Tuổi Trẻ vu oan giá họa, dựng chuyện thì ông nên viết bài công khai phản bác và tạo điều kiện để báo được đối thoại công bằng. Cũng tò mò hỏi xem, khi Bộ TTTT định xử phạt báo Tuổi Trẻ, họ có hỏi ý kiến ông không, việc này ông cũng nên công bố.


Riêng về ý “… gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” trong lý do xử phạt của Bộ TTTT đã làm lộ bí mật của BCT.