Chiến tranh Nga - Mỹ (thơ)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


CHIẾN TRANH NGA - MỸ

Thằng Mỹ nó đánh con Nga
Làm cho cả Việt Nam ta lên đồng
Chuyện rằng Nga có cái lồng
Mỹ thuê mười sáu tỷ đồng nhốt chim

Hợp đồng ký bảy năm liền
Chỉ chim Mỹ mới có quyền vào, ra
Ngày trôi qua, tháng trôi qua
Lồng Nga, chim Mỹ vào ra nhịp nhàng

Ban đầu chim Mỹ dịu dàng
Sau dùng như phá, tan hoang cả lồng
Nga lo, chấm dứt hợp đồng
(Sợ rằng tiếp tục thì lồng nát tan)

Đang vui bỗng đứt dây đàn
Bao nhiêu dự định nhỡ nhàng cả ra
Điên lên, Mỹ quyết đòi quà
Dựng lên câu chuyện bị Nga lừa tiền

Thế là Nga bị bắt liền
Tội này, nhẹ cũng chục niên trong tù
Ra tòa, một sớm mùa thu
Bấy giờ Nga mới từ từ khai ra

"Hợp đồng chim Mỹ, lồng Nga"
Thế là được dịp dân ta lên đồng:
Thương Nga phận gái má hồng
Chửi cha thằng Mỹ đàn ông mà hèn

Mặn nồng đã bấy nhiêu phen
Sao mày lại nỡ đẩy em vào tròng?
Than ôi! tình nghĩa chim - lồng
Loanh quanh, chỉ mấy tỷ đồng là tan.


---St---
(Fb: N N Ngạn)

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Thật là tởm lợm - Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH TRÀ VINH 
KỶ LUẬT, THU GIỮ LÀM TANG VẬT BỨC TRANH "BIỂN CHẾT" CỦA HỌA SĨ NGUYỄN NHÂN

Ban thường vụ Hội Văn Học Nghệ Thuật Trà Vinh vừa ra Quyết định Kỷ luật Hội đối với Họa sĩ Nguyễn Nhân.

Họa sĩ Nguyễn Nhân là tác giả bức tranh BIỂN CHẾT - nói về thảm họa Biển Miền Trung do Formosa gây ra - bức tranh nay đã bị tịch thu làm tang vật. Quá kinh tởm! 

Tễu Blog kêu gọi các họa sĩ, người làm nghệ thuật cả nước lên tiếng và quyên góp tiền để Họa sĩ Nguyễn Nhân nộp phạt cho những thằng đầu đất, mất nhân tính trong Ban lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh. 


 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

“Vì mình, quên nhân dân!”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Đình Ấm

Với người dân mảnh đất nghìn đời ông cha để lại nuôi sống bao thế hệ nhưng khi quan chức, đại gia “khát” thì muốn hay không cũng phải giao nộp, ai cưỡng lại sẽ bị cưỡng chế bằng bạo lực: đánh đập, bắt giam, bỏ tù, khủng bố tinh thần, bị xã hội đen rình rập hành hung, truy sát, bị chính quyền tước đoạt quyền công dân… Thế mà nhóm lợi ích quân đội lấy 157,6 ha đất vàng ở sân bay Tân Nhất, 117ha ở sân bay Gia Lâm, rất nhiều ha ở sân bay Bạch Mai (Hà Nội), Nha Trang,... thuộc đất an ninh quốc phòng kinh doanh kiếm lợi, mặc cho Nhà nước thiếu đất phục vụ quốc kế dân sinh.

Ảnh: Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975.

Tuy nhiên, đó không phải là những trường hợp lẻ loi mà là “truyền thống” của nhóm lợi ích quân đội.

Những năm 1980 ngành hàng không VN (HKVN) vẫn là đơn vị quân đội (Từ năm 1990 HKVN mới thành ngành kinh tế dân sự). Lãnh đạo Tổng cục HK dân dụng (TCHKDD) khi đó là ông thiếu tướng không quân Trần Mạnh đề nghị Nhà nước dân sự hóa ngành HKDD để phát triển ngành kinh tế mới mẻ này. Năm 1985-1986, Bộ Quốc phòng yêu cầu Tổng cục HKDD giao sân bay Gia Lâm, các biệt thự thuộc đất dự trữ trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất quản lý (bao gồm nhiều ha), sân bay và đội trực thăng ở Vũng Tàu cho Bộ Quốc phòng nhưng lãnh đạo Tổng cục HKDD không đồng ý. Sau đó nghe nói phái viên của cấp trên nhiều lần xuống Tổng cục HKDD vận động nhưng vẫn không không thành.

Tình cờ, đầu năm 1987, chúng tôi đăng bài “Vật tư rơi vào tay ai” ở báo Hàng không Việt Nam đấu tranh với một số cán bộ TCHKDD được chia đất rộng, lấy quỹ phúc lợi xây nhà hoành tráng trong khi CBNV ăn ở rất cực khổ. Không ngờ việc “phạm thượng” này được Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng ủng hộ nhiệt liệt. Khá nhanh chóng, vụ việc cỏn con này được điều tra ráo riết, rùm beng và cuối cùng Tổng cục trưởng Trần Mạnh bị kỷ luật cách chức, giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất Phan Tương ủng hộ ông Trần Mạnh việc này còn bị đi tù (bằng lý do không rõ ràng)... Thay thế ông Tổng cục trưởng Trần Mạnh là ông Hoàng Ngọc Diêu.

Ngay sau khi có Tổng cục trưởng mới, mọi yêu cầu bàn giao đất đai, tài sản mà Bộ Quốc phòng đã đề nghị trước đó được ký bàn giao chóng vánh. Sau này mọi người mới đặt câu hỏi: Phải chăng mấy anh “tép” báo Hàng không Việt Nam bất ngờ được ủng hộ, “tôn vinh” chỉ vì đã vô tình tạo ra cái cớ để Bộ Quốc phòng đoạt đất đai, tài sản ngành HKDD? Bằng chứng là sau khi lấy xong những “mục tiêu” kia thì các ngôi nhà sai phạm mà Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương tuyên bố tịch thu, xử lý vẫn tại vị đến ngày nay.

Hà Nội - Cây và Phố

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

HÀ NỘI — CÂY VÀ PHỐ
(Đỗ Phấn)

Đã nói đến cây ở phố thì dĩ nhiên là cây trồng có chọn lọc, — cây mọc tự nhiên trong thành phố có lẽ chỉ vài cây si, cây bồ đề ban đầu mọc ký sinh trên những cây khác, sau đó dần tiêu diệt cây chủ để thế chỗ. Hà Nội là nơi trồng khá nhiều loại cây đặc biệt không có mặt trong rừng tự nhiên của Việt Nam, và việc lựa chọn cây trồng cũng biến đổi theo hướng thời thượng trong từng giai đoạn.

Kể từ khi người Pháp chọn Hà Nội làm thủ đô Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1902, họ đã có những quy hoạnh cây trồng trên phố một cách khoa học. Đó là những phép tính rất cầu kỳ dựa trên hai dữ kiện chính: đặc tính của cây trồng và việc hòa nhập của nó với cảnh quan, — đơn giản thế thôi nhưng để cùng lúc đạt được cả hai yếu tố này lại chẳng dễ, và không phải lựa chọn nào của người Pháp cũng cho ra kết quả lâu dài. Chính vì thế, nhiều con phố với những hàng cây nổi tiếng từ thời ấy còn lại đến ngày nay khá ít. Người ta vì những lý do nhất thời chạy theo phong trào bí mật nào đó đã điềm nhiên thay đổi dung mạo phố phường bằng những loại cây khác.

Những cây sấu già nua u mấu trên những con đường Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng... ngày mới tiếp quản 1954 đã in sâu trong ký ức người Hà Nội cùng thời, — cành lá non tơ cuối xuân điểm xuyết những chùm hoa trắng muốt đầu hạ, sáng sớm tỏa mùi hương chua dịu nhẹ phiêu bồng trong sương mù, gặp cơn mưa rào hoa rụng xuống mặt đường như rắc muối, những tán lá um tùm sẫm chợt ngả vàng cuối thu bời bời rụng xuống quanh những gốc cây bề thế trầm mặc gan góc.
Con đường Lò Đúc nổi tiếng với hàng cây sao đen chót vót rậm rì, — ban ngày con phố ấy cũng tối hơn nơi khác. Ngọn cây lênh đênh những cánh cò hạ xuống lúc nhập nhoạng: nơi ấy thập kỷ sáu mươi còn được gọi là “bang cò ỉa”, — mặt đường lúc nào cũng trắng xóa cứt cò, tiếng cò gọi nhau khàn đục trên vòm cây âm u tối tạo không gian vắng vẻ đến bất ngờ giữa phố xá náo nhiệt bên dưới.
Phố Quang Trung và đường đê Yên Phụ xanh mát màu ngọc bích mùa xuân với hai hàng cây cơm nguội già nua mốc thếch. Trẻ con nhí nhoáy trèo lên vặt quả non chơi ống phốc, ống xì đồng tự chế bằng tay tre lấy ngoài bờ sông Hồng, cũng có đứa cho vào miệng nhai chát sít lại phì ra cười rũ rượi. Mùa đông, cây cơm nguội trút lá chỉ còn mớ cành li ti như những nét bút điêu luyện ai đó múa lên nền trời đan cài cánh én liệng.

Bộ TT&TT, một nghị định ngu xuẩn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cái nghị định áp đặt bắt chụp ảnh mới được gọi điện thoại, càng bộc lộ rõ cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Ai chưa hiểu nó thế nào thì chính nó đấy, bà con ạ.

Thôi thì chính phủ ngu ban hành nghị định ngu là chuyện của chính phủ, nhưng người tiêu dùng chúng ta phải khôn.

Bà cụ già cạnh nhà tôi đã 89 tuổi, hằng ngày con cháu đi làm, mua cho cụ cái điện thoại di động để cụ xài, tiện với tuổi già. Họ ra nghị định bắt chủ thuê bao phải trực tiếp đến chụp ảnh. Vậy họ quyết bắt bà cụ khuôn mặt nhăn nheo già nua kia trình diện thì mới chịu hay sao. Thậm vô lý. Đây chỉ là một ví dụ trong vô vàn sự vô lý.

Cần biết rằng, trong bất cứ sự kinh doanh nào, không có khách hàng là tự sát. Doanh nghiệp đã chán sống, đã muốn tự sát thì cứ để nó chết, chúng ta đừng kéo dài sự thoi thóp hấp hối của nó bằng việc chiều ý nó. Kiên quyết không chụp ảnh.

Bây giờ, thời đại thông tin, kỹ thuật số, thế giới phẳng, 4.0 hay 5.0 cái con mẹ gì đó, không có bọn di động ấy, chúng ta vẫn còn ối cách để liên lạc với nhau. Hãy tận dụng mọi phương tiện để trừng phạt lại chúng nó.

Ngày xưa, mỗi lần lợi dụng sức quần chúng để chống bọn thực dân Pháp hoặc chính quyền Sài Gòn, người cs đều kêu gọi bãi công, bãi thị, bãi khóa, bãi... bãi... Giờ thì chúng ta bắt chước chính họ, bãi mạng, để cách cái mạng nó đi.

Tôi báo trước cho bạn bè, tôi không thực hiện chụp ảnh. Nó có cắt của tôi ngay từ bây giờ tôi cũng chấp nhận. Sau này nếu ai đó gọi tôi mà không được, xin hiểu rằng số điện thoại của tôi đã hy sinh oanh liệt vì chủ nó. Và nói thêm, tôi càng đỡ mất tiền.

Đã đến lúc chúng ta phải dứt khoát bày tỏ thái độ phản đối với những sự áp đặt vô lý.

19.6.2017
Nguyễn Thông

(Bài viết của tác giả Nguyễn Thông)

Lại nói chuyện Gái Điếm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Gái Điếm. Chả phải đó là một danh từ xấu tượng hình cho một điều rất tuyệt của nhiều đàn ông hay sao.
Nếu chỉ biết đến Gái Điếm Quất Lâm, Đồ Sơn... chưa đủ. Hãy thử một lần đến đảo Bạch Long Vĩ (BLV) đi. Nói thật. Chả bao giờ phải hối hận. BLV là đảo xa đất liền nhất vịnh Bắc bộ. Người ta phải khuyến khích dân ra đảo sinh sống. Các vùng lãnh thổ lãnh hải giáp ranh giữa các quốc gia, nếu không có dân cư sinh sống mà chỉ có căn cứ quân sự rất nhạy cảm trong việc tranh chấp chủ quyền. Vậy nên ở các đảo họ thúc đẩy việc dân đến ở, xây dựng các công trình quân sự, chùa chiền, trường học và có phần nơi lỏng, làm ngơ cho nạn Gái Điếm. Mà cũng đúng thôi. Sống thì phải ăn, hít thở và làm chuyện ấy.
Chả có một tài liệu nào đề cập tới vấn đề mại dâm có từ bao giờ. Nhưng trong chúng ta đều tự hiểu, thời tiền cổ đến giờ buôn phấn bán hương thời nào mà chả có. Thiết nghĩ, cũng chả có gì xấu. Đã là nhu cầu thì cái nào chả cần, cái nào chả cấp thiết, ăn, hít thở và... Nói chả ai tin, cách đất liền mấy trăm hải lý, dân cư thưa thớt, chỉ có đồn biên phòng, tàu đánh cá và Gái Điếm.
Chẳng nơi đâu Gái Điếm đẹp, rẻ và lành như ở đảo. Khí hậu đảo trong lành, không khói bụi. Gái Điếm cũng thế. Rất lành. Giá phải chăng. Trăm ngàn một cuốc. Gió mùa, biển động. Cả trăm tàu đánh cá cùng neo đậu tránh trú bão. Vài trăm thằng đàn ông xa vợ, ăn lắm hải sản bụng dưới căng phè. Túa lên đảo. Tụ tập chui vào dăm quán cơm phở cà phê trá hình. Vài tiếng sau, thằng nào thằng ấy mặt phê pha, đời nhẹ tõm, bụng dưới giải phóng giảm nhẹ sức kéo não xuống bụng dưới.
Gái Điếm mùa biển động làm gì có giờ nghỉ. Nhiều hôm chẳng cần gì phải mặc đồ cho mệt, cứ tễnh hễnh, tơ hơ. Chủ bên ngoài xé vé thu tiền chỉ ô. Vào phát múc luôn. Mà chửa kịp vào ô. Mới ngoài cửa nghe tiếng hậm hự hú há đã phê rơi cả bi thì làm gì cần khởi động.
Gái ra ngoài đảo rất nhiều loại, mới lớn, chưa chồng, có chồng, có cả gái già. Nhưng đại đa số là gái trẻ và đẹp. Bọn họ ở vùng nông thôn, miền núi. Nói chung cũng đủ loại.
Ra hành nghề ngoài đảo không sợ công an, không sợ bắt gặp người quen vì đa phần khách trên đảo là dân thuyền chài. BLV là một trong tám ngư trường lớn của Việt nam, nên lượng tàu ra vào rất lớn.
Đàn ông bao nhiêu tuổi thì hết nhu cầu? Chắc là tắt thở thì khoản kia mới tắt! Chuyện như bịa, nhưng có ông cụ ngót nghét tám sọi, tháng đôi ba lần thích tình tang, cụ gọi điện cho em Gái Điếm kiêm người giúp việc. Nàng kia lại lập tức báo với chủ nhà. Con có khách gọi, cho con đi nửa tiếng. Chàng ngót tám chục, nàng mới băm ba, nàng thuộc loại rê rế, đen đen, xấu xấu. Mỗi vị một con xe đạp chính chủ lướt sang khu nhà nghỉ giá rẻ hội ý nhau. Chàng nhiều cái tý tuổi, chỉ leo được lên bụng nàng rồi dạy dạy, chả ấn vào được vì trên bảo dưới không nghe. Cũng sờ cũng nắn hết giờ thì về. Hôm nào xôm cho nàng dăm ba chục. Hôm nào không ra được bố mày tiếc tiền, rủ nàng vào chợ mỗi người làm cốc chè đỗ đen rồi giải tán.

Thỏa thuận Đồng Tâm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Lê Tuấn Huy
Những điều đạt được giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm ngày 24/02/17 có thể gọi là thỏa thuận Đồng Tâm.
Đó không phải là câu chữ bột phát và thiếu ý thức, không phải hành động đơn phương và nhất thời, mà là một giao ước ràng buộc lẫn nhau. Về phía người dân, là giao trả người và trở về đời sống dân sự. Về phía ông Chung, là những gì đã viết trong Bản cam kết.
1.
Có ý kiến cho rằng viết cam kết này, ông Chung không có cơ sở pháp lý và đã xâm phạm đến tư pháp. Theo luật định và thực tế thì sao?
Khoản 3 Điều 22 Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương quy định Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có quyền: Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng (...).

Khoản 2 Điều 20, cũng của Luật trên, quy định: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Cơ quan công an cấp tỉnh hiện nay không còn dùng chữ “Sở” (mà chỉ vỏn vẹn chữ “Công an”), nhưng theo phân cấp tại Khoản 1 Điều 16 Luật Công an Nhân dân, Công an tỉnh là một cơ quan tương đương sở. Và do đó, Công an tỉnh phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh khi ông này thực hiện nhiệm vụ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Khoản 1 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự trao cho cơ quan điều tra thẩm quyền khởi tố vụ án. Ngoài việc tự mình ghi nhận dấu hiệu tội phạm và quyết định khởi tố, cơ quan này còn khởi tố dựa trên những căn cứ khác, quy định tại Điều 143 và Điều 155 của cùng Bộ luật. Theo đó, là các trường hợp sau: tố giác, có tin báo, tin từ truyền thông, kiến nghị, tự thú, người bị hại yêu cầu...
Đối chiếu qua trường hợp Đồng Tâm, giả như, cho dù cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố - như cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Chung - thì, nếu bất bình với cam kết của ông Chủ tịch, cá nhân nào đó vẫn có quyền tố giác, cơ quan nhà nước nào đó vẫn có quyền kiến nghị, người nào đó trong số 38 người bị giữ vẫn có quyền yêu cầu..., để công an Hà Nội phải khởi tố. Tuy nhiên, với thẩm quyền của mình (như đã nêu), Chủ tịch Chung hoàn toàn có thể chỉ đạo không khởi tố.
Điều đó có phải là can thiệp của hành pháp vào công việc của tư pháp? Dù có khác biệt trong vận hành tư pháp giữa Việt Nam và chuẩn mực tiến bộ của thế giới, thì bộ máy an ninh công quyền (tức “công an”) ở đâu cũng thuộc về hành pháp. Nên, nếu Nguyễn Đức Chung có chỉ đạo không khởi tố, thì đó vẫn nằm trong thẩm quyền hành pháp của ông. Và công cụ để kiểm soát và điều chỉnh sự lạm dụng thẩm quyền này - nếu có - là hội đồng nhân dân cùng cấp, hành pháp cấp trên, và công luận.

Gửi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Mac Văn Trang
GỬI ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG 
- CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI

Hà Nội, ngày 14/6/2017

Thưa ông Nguyễn Đức Chung,

Ngày 22/4/2017, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thuộc TP Hà Nội, trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và những người dự họp đối thoại, giữa thanh thiên bạch nhật, ông với tư cách Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký vào “BẢN CAM KẾT” với 03 điều:


“1. Trực tiếp kiểm tra Đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao làm đúng sự thực khách quan, đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Xênh rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo quyền lợi của nhân dân Đồng Tâm, đúng pháp luật.

2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. ”.

3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho Cụ Lê Đình Kình, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
 
Dưới BẢN CAM KẾT, Ông không chỉ ký tươi và còn điểm chỉ đỏ cùng ông Dương Trung Quốc (đại biểu QH). Bên dưới đó, UBND xã Đồng Tâm đã xác nhận chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung là đúng, và đóng dấu đỏ.


BẢN CAM KẾT nói trên đã được chụp, in ra cho mỗi người dân xã Đồng Tâm, từ em bé đến cụ già; đã đăng trên các báo chí, lan truyền trên mạng xã hội; toàn dân Việt Nam, toàn thế giới đều có thể thấy. Sự kiện Đồng Tâm nói chung và BẢN CAM KẾT nói riêng đã trở thành tài liệu lịch sử. Có nghĩa là tên tuổi ông Nguyễn Đức Chung và sự kiện Đồng Tâm được ghi trong sử sách lưu truyền mãi mãi…

Tất cả mọi người có lương tri đều đánh giá cuộc đối thoại của Ông với dân Đồng Tâm và BẢN CAM KẾT lịch sử này là một cái kết có hậu, có lý, có tình, thấu tỏ lòng dân. Một niềm vui mới râm ran trong dân Đồng Tâm và trong xã hội… Khắp nơi, người ta nhắc đến Nguyễn Đức Chung như một con người tử tế, người của nhân dân và đặt nhiều hy vọng vào Ông sau này…

Nhưng thật bất ngờ, điều 2 và 3 của BẢN CAM KẾT chưa thấy được thực hiện, thì các báo chính thống đồng loạt đăng tin: “Ngày 13/6, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản liên quan đến vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”...

Trần C. - Đơn đề nghị tăng lương

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Kính gửi: Ban Giám Đốc.

Tôi là Trần C. Sau một thời gian suy nghĩ đắn đo đủ kiểu và tìm hiểu chính sách phù hợp với pháp luật Việt Nam, nay tôi làm đơn này đề nghị được tăng lương bởi những lý do sau:

- Tôi làm công việc cơ bắp, nặng nhọc.

- Luôn làm việc dưới sâu u ám, không đèn điện, và rất nhiều cỏ cây mọc xung quanh.

- Tư thế làm việc không bình thường, đầu luôn hướng về phía trước.

- Thường xuyên không được nghỉ cuối tuần, và làm vào ban đêm.

- Môi trường làm việc ẩm ướt.

- Không được trả lương làm thêm giờ.


- Vị trí làm việc tăm tối, không khí hay có mùi, không được thông gió.

- Nhiệt độ nơi làm việc thường xuyên cao.

- Rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm khi làm việc.

Ký tên
Trần C.


*

*     *

Kính gửi: Đồng chí Trần C.

Sau một thời gian xem xét và đối chiếu với quy định, nay Ban Giám Đốc quyết định không thể tăng lương theo nguyện vọng của đồng chí vì những lý do sau:

- Đồng chí C. không làm việc liên tục 8 tiếng trong ngày.

- Đồng chí C. thường làm việc rất ngắn sau đó lại ngủ ngay.

- Đồng chí C. không chấp hành đúng sự phân công của ban lãnh đạo, đã nhiều lần làm việc tại nơi không được phân công. Việc này nếu lặp lại nhiều lần, khi bị phát hiện nhất định đồng chí sẽ bị đình chỉ công việc.

- Trong thời gian rảnh đồng chí C. ở trong bóng mát 24/24 và xài kem dưỡng da bao thanh thiên mà vẫn không trắng được. Nên đề nghị đồng chí phải cải thiện lại màu da.

- Đồng chí C. không làm việc một cách tự nguyện, đồng chí chỉ làm việc khi có hứng thú và luôn đòi hỏi được vuốt ve trước khi bắt đầu vào việc.

- Chỗ đồng chí C. làm việc thường rất bẩn sau khi đồng chí đi khỏi. Đề nghị đồng chí rút kinh nghiệm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc sau khi đã làm xong.

- Đồng chí C. thường xuyên không tôn trọng quy tắc an toàn lao động, ví dụ đã nhiều lần không chịu mang ủng cao su.

- Đồng chí C. không cam kết làm việc tới 60 tuổi.

- Thỉnh thoảng đồng chí C. rời vị trí làm việc mặc dù công việc chưa hoàn thành.

Chào thân ái và quyết thắng.
 
Ký tên
Ban Giám Đốc.


*
*     *

Hồ sơ khủng khiếp của giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TRƯƠNG QUÝ DƯƠNG - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Thái Văn Đường
 
GIỌT NƯỚC MẮT GIẾT NGƯỜI

Chưa có một vị giám đốc bệnh viện nào mà lại có thể độ hot như Trương Quý Dương - GĐ Bv Đa khoa tỉnh Hòa Bình hiện nay, bạn vào Google chỉ cần nhấp chuột Search "Trương Quý Dương" chỉ cần 0,64s là có thể ra tới hơn 200.000 lượt tìm kiếm.


Trương Quý Dương sinh ra và lớn lên vùng đất biển Nghĩa Hưng - Nam Định trong một gia đình có cha làm ông giáo, kể từ đó cả gia đình Dương đã theo bước chân cha rời quê lên Lạc Thủy rồi Kim Bôi - Hòa Bình lập nghiệp. Dương tốt nghiệp Đại học Y khoa Thái Nguyên về quê Hòa Bình phục vụ tâm huyết với nghề, gắn bó với dồng bào miền núi hàng chục năm liền. Do có năng lực chuyên môn, lại có nhiều tâm huyết Dương được giao nhiệm vụ làm giám đốc bệnh viện huyện (ngày đó còn gọi là Trung tâm y tế huyện). Đến cuối năm 1996, Dương được sự điều động làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bà mẹ-trẻ em tỉnh Hòa Bình, tiếp đến năm 2002 về Bệnh viện đa khoa tỉnh trên cương vị Giám đốc.

Tại đây cương vị mới, một tầm nhìn mới được mở ra với Dương, bộ mặt Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình cũng có nhiều diện mạo đổi mới với các dự án tài trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, cùng vốn ngân sách của Nhà nước, tổng số tiền các dự án lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cũng bắt đầu từ đây, cơ hội để tham gia vào Thượng tầng tham nhũng của Dương có bước tiến. Hàng loạt các phi vụ bê bối cũng bắt đầu từ đây.

Đã một thời, đã phải có những bài báo khá là gay gắt "LÊN CHỨC NHỜ THÂM NIÊN SAI PHẠM, THAM NHŨNG..?"

Năm 2001 khi còn làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, cơ quan thanh tra vào cuộc, nhanh chóng phát hiện ông Dương vi phạm chính sách về quản lý kinh tế và kết luận: Dưới sự lãnh đạo của ông Dương, Trung tâm đã làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc bồi thường công quỹ trên 48 triệu đồng. http://vietbao.vn/…/Len-chuc-nho-tham-nien-sa…/70024174/157/


Năm 2002 khi ông Dương về làm Giám đốc Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ bị thâm hụt 172.794.329 đồng ngân quỹ do chi dùng sai mục đích, thu vén cá nhân. Bà Nguyễn Thị Toàn thủ quỹ Trung tâm đã phải nộp trả công quỹ 30 triệu đồng, ông Trần Văn Thắng cán bộ Trung tâm hà lạm 30 triệu đồng, bà Quách Thị Phúc kế toán chịu trách nhiệm nộp 40 triệu đồng. Riêng ông Dương cũng “lỡ tay” ký, chi ứng sai nguyên tắc 113.024.849 đồng. Theo sự việc và số liệu trong kết luận điều tra của cơ quan công an, ông Dương phải bị truy tố trước pháp luật mới phải lẽ. Song lần này ông vẫn thoát!

Lươn om riềng mẻ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LƯƠN OM RIỀNG MẺ
(Vân Đình Hùng)

Thời cơ chế mở cửa, các món ăn mang hương vị quê lại là các món “đặc sản”. Một trong các món đó là các món được làm từ con lươn.

Thôi thì đủ các món lươn nào lươn xào sả ớt, lẩu lươn, cháo lươn, miến lươn... Nếu có dịp qua Ninh Bình mà không ăn miến lươn ở thị xã thì thật uổng. Vào sâu đến thành Vinh, có món cháo lươn nóng hổi, cay xè. Nhưng xem ra cách chế biến các món về lươn chưa thật tinh xảo lắm. Tôi đã được ăn món lươn om ở quán Hải Lùn gần cầu Gián Khuất. Đó là một bọc to nhân là thịt băm, bên ngoài là một con lươn đã được mổ phanh ra ôm lấy. Vị thật nhạt nhẽo, không có mùi đặc trưng. 


Đến khi tôi được ăn món lươn om riềng mẻ của bà lão họ Dương người làng Vân Đình, (nghe đâu là con cháu của cụ Dương Khuê của đất làng Vân) thì thật đã. Làng Vân Đình nằm dọc con sông Đáy, các xóm đều bắt đầu từ chân đê đến bờ sông. Ngõ xóm hẹp, hai bên nhà nối liền nhau, rất ít nhà mở cửa sổ, thường là các bức tường được xây bằng các mảnh nồi ghè vỡ ra rồi được xếp khéo léo thành hình xương cá. Các cây dương xỉ mặc sức leo dọc bờ tường làm sinh động hơn cái tác phẩm “đôi bàn tay khéo léo”của các bác phó nề một thời mà làng Vân đã là một làng nghề gốm nổi tiếng. Gốm Vân Đình xuôi sông Đáy ra Chợ Cồn, Văn Lý, đến tận Kim Sơn, Phát Diệm. Lần được ăn lươn om riềng mẻ là lần về dự hội làng cùng với anh chàng con giai bà lão họ Dương.

Tôi được trông thấy mấy chú lươn béo vàng đang uốn lượn trong cái cong bằng sành cũ. Trước lúc cho các cu cậu lên thớt, bà lão bỏ vào cong lươn một ít vôi cục đã tôi. Mấy chú lươn quằn quại (chắc là xót lắm!), bao nhiêu nhớt tuôn ra sạch. Bà lão cho đám lươn vào một cái rổ rồi lấy lá mướp già tuốt sạch. Sau khi mổ xong, bà cẩn thận lọc toàn bộ xương sống, cắt bỏ đầu, đuôi cho vào nồi luộc chín. Lúc vớt ra cho vào một cái cối đá cũ, lấy chày giã nhỏ rồi lọc lấy nước. Cụ bảo nước này để chế vào nồi lươn om.

Các con lươn được xắt thành từng khúc chừng độ tám đến chín phân. Vì được mổ, lọc xương sườn nên trông các miếng lươn như hình chữ nhật lưng màu vàng sậm, bụng lẫn tiết đỏ tươi. Các miếng lươn đó bao lấy một viên thịt băm to, thịt băm thường là thịt ba chỉ, có người sợ ngấy thì băm bằng thịt nạc vụn. Miếng lươn bọc thịt lại được bao bằng một cái lá bầu non đã rửa sạch. Gói xong thì lấy một cái lá sả tước ra làm lạt buộc để giữ cho nó khỏi tung ra. Các bọc lươn, lá bầu được xếp lên trốc một lớp rau răm khá dày, một quả khế thái mỏng và vài lát riềng già. Tất cả được xếp gọn trong một cái