Kiện Formosa: CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ CHƯA KẾT THÚC

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016. 
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Khởi kiện Formosa:
Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc




Một công văn hoả tốc được Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh gửi đến Linh mục Đặng Hữu Nam vào ngày 22 tháng 10, sau khi Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nội dung cho biết thời hạn nhận được khiếu nại về việc trả đơn đã hết nên sẽ không nhận hồ sơ khiếu kiện của những đương sự đó. Công văn này có mang tính pháp lý hay không? 


Công văn trái pháp luật 

Luật sư Hà Huy Sơn, từ Hà Nội trả lời chúng tôi về tính pháp lý của công văn mà linh mục Đặng Hữu Nam nhận được và ông khẳng định đây là công văn trái pháp luật.

“Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban. Cho nên mọi hành vi ngăn chặn quyền khiếu nại, khởi kiện của người dân đều là vi hiến, là vi phạm hiến pháp, hay nói cách khác đây là những hành vi trái pháp luật.
Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban.

Nước Mắm - Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên bị cách chức

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống 
của Masan và Báo Thanh niên

FB Bạch Hoàn
24-10-2016

Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.


* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.

Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:

- Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.

- Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…

- Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.

Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.

Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.

Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.

* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?

* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Bài báo này đê tiện, bỉ ổi hơn nhiều nếu so với cách công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.

Chính quyền: Hết hạn khiếu nại Formosa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

UBND thị xã Kỳ Anh tuyên bố hết thời hạn khiếu nại

Chúng tôi vừa nhận được công văn hỏa tốc của UBND thị xã Kỳ Anh cho biết việc khiếu kiện của dân Phú Yên, Quỳnh Lưu đã hết hạn. 

1. Trước khi dân Phú Yên đi kiện, UBND Quỳnh Lưu đã có yêu cầu ngưng không đi khiếu kiện vì lý do thời tiết bão lũ. Do vậy việc chậm hạn khiếu kiện có lý do. 

2. Chính công an tỉnh Nghệ An không cho dân Phú Yên đi khiếu nại theo luật, nên đã dừng đoàn xe giữa đường, và dẫn đoàn xe quay về lại Phú Yên. Do vậy việc đi kiện chậm hạn là có lý do chính đáng do cơ quan công lực trực tiếp ngăn trở. 

3. Tại sao không phải Tòa án nhân dân Kỳ Anh ký văn bản mà lại là UBND thị xã Kỳ Anh, không phải nơi nhận đơn kiện và đơn khiếu nại?

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Liên minh HTX Việt Nam và Đài TH Hà Tĩnh - Một lũ khốn nạn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Michaeljo
Diễn Đàn OtoFun
 

Đêm 17/10 vừa rồi có một nhóm làm từ thiện trong đó có một số thành viên OF sau khi xin được khoảng 15 tấn hàng (em đính chính là 1 xe 15 tấn đầy ắp và thêm 10 xe bán tải cũng đầy hàng ) trong vòng 24h thì lên đường vào Hà Tĩnh cứu trợ đồng bào lũ lụt. Trước khi đi đoàn có liên hệ với đồng chí Cường bên Liên Minh HTX VN nhờ họ gọi vào cho Liên Minh HTX Hà Tĩnh để nhờ chính quyền hỗ trợ. Và có đồng chí H là chủ nhiệm LMHTX HT đứng ra nhận việc này. ( Nói rõ là nhờ kết nối hỗ trợ về mặt chính quyền thôi nhé).

Thế quái nào mà khi đoàn vào đến nơi, đồng chí H chủ nhiệm có mặt kèm theo phóng viên truyền hình đến ngay, hỗ trợ đoàn và xắn quần áo phát quà nhiệt huyết trong vòng 30p, vừa giao hàng vừa nói bô bô mời bà con đến nhận quà của Liên minh HTX.. hố hố.

Sau khi làm hình ảnh xong xuôi tầm 30p thì đoàn đóng máy rửa chân tay và té hết. Kaka. Về nhà lên sóng ngay với thông tin Liên Minh HTX VN kết hợp cùng LM HTX Hà Tĩnh trao số lượng quà lên tới gần 500 triệu cho bà con vùng lũ. Toàn bộ hình ảnh về quà tặng, sản phẩm lấy hoàn toàn của đoàn từ thiện nói trên.

Đây là câu chuyện có thật 100% do vài cụ đi cùng về kể chuyện lại và một vài thành viên trong đoàn bức xúc cũng đã bức xúc chia sẻ ngắn gọn trên FB.

Đời này, lúc khó khăn sao Lý Thông xuất hiện lắm thế hả trời..
.



Ngọc Hưng Vũ

Anh chị em cùng lên tiếng và chia sẻ về sự bỉ ổi của báo, đài Hà Tĩnh!
Chúng đến quay phim, chụp ảnh các đoàn thiện nguyện rồi tung tin là các đoàn của đảng, nhà nước về cứu trợ bà con vùng lũ để tranh công, lừa bịp bà con! Thật khốn nạn và bỉ ổi!

-------

Cần người dân lên tiếng chia sẽ vì sự bị ổi của báo đài truyền hình việt hiện nay đã trở thành sâu bọ và vua tin vịt. Của một lũ tham ô, nhà nước hỗ trợ vùng lũ thì rút ruột đủ mọi đường,nghệ sĩ lên tiếng kêu gọi thì báo đài nói này nói nọ. Lợi dụng để lấy hình ảnh,các vị linh mục đi thì nói lợi dụng chặn đường ko cho đi,một đoàn ace tổ chức đi thì bị báo đài cướp trắng trợn. Còn nói là ngân hàng NN.PTNT. đã đi ủng hộ.

Đoàn này được chị Đặng Thanh Lan kêu gọi và nhóm đã đến ủng hộ miền trung. Khi về thì bị báo đài cướp.

Mong mọi người lên tiếng để lấy lại sự thật.

Tuấn Khanh tẩy chay Mai Linh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nguyen Tuan Khanh
20.10.2016

Tôi, và có lẽ nhiều người khác thật sự thất vọng về thư ngỏ của công ty Taxi Mai Linh giãi bày sự cố ngày 18/10, khi những người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi taxi nộp đơn kiện Formosa ra toà, đã bị các tài xế của công ty Mai Linh đuổi xuống theo lệnh trên. Tệ hơn, các tài xế của cty này đã nhận tiền trước nhưng cũng không trả lại cho người đặt xe.


Thư ngỏ của cty Mai Linh, biện bạch loanh quanh về sự việc đã diễn ra, lại càng vô giá trị hơn nữa khi linh mục Đặng Hữu Nam chính thức trần tình về việc này. Đành phải thú nhận, nếu phải chọn lựa tin vào ai, thì tôi xin đặt niềm tin vào một linh mục đang dấn thân cho con người, hơn là một doanh nghiệp bề thế.

Tôi thấy mình không hối tiếc trong việc đã bày tỏ thái độ về việc cty Mai Linh ra lệnh cho tài xế đã bỏ khách hàng loạt, bất tín theo đơn đặt hàng. Những người dân nghèo huyện Quỳnh Lưu đã khốn khó vì thảm hoạ do ngoại bang gieo xuống vùng đất họ đang sinh sống, lại còn bị nhấn chìm trong sự bạc đãi của chính người cùng màu da và tiếng nói. Những người quay lưng với nỗi đau đồng loại.

Có vài ý kiến bênh vực cách làm của cty Mai Linh, nói rằng bởi doanh nghiệp không muốn liên quan đến "chính trị". Ngay trong tin riêng của một người trong ban lãnh đạo cty nhắn cho tôi cũng nhắc như vậy. Nhưng thực tế từ câu chuyện đó chỉ tố cáo về một dịch vụ tệ hại, không có gì là chính trị cả. Sự kỳ thị khách hàng của Mai Linh mới thật sự là một thái độ chính trị.

Từ chối một dịch vụ hay một tổ chức bất xứng với con người, là quyền hạn cuối cùng của con người - của bạn, mà cần phải gìn giữ như phần tự vệ cuối cùng của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng từ chối Mai Linh là gây hại cho nhiều lao động trong hệ thống này. Nhưng đó chỉ là loại trắc ẩn mang tính phân rã và trì trệ. Người ta không thể chống sản phẩm Tân Hiệp Phát hay chuyện Formosa xả thải độc mà lo rằng công nhân ở đó sẽ mất việc.

Bất bạo động từ Gandhi cho đến Gene Sharp đều cho thấy một yếu tố quan trọng: con người trần trụi trong xã hội hôm nay chỉ còn hai thứ của mình, là 'từ chối' hoặc 'chấp nhận'. Chúng ta sẽ từ chối những gì bất xứng và vô đạo với chúng ta - con người, cho đến khi nhìn thấy sự đổi thay và tái chấp nhận nó như một dấu hiệu về sự tiến bộ cần thiết.

Sự kiện Mai Linh chỉ là một trong những điều bất cập đang diễn ra trên đất nước này, nơi mà những kẻ có tiền, có quyền vẫn đang tạo ra những điều phi lý mà thường xuyên không gặp phản ứng nào. Chuỗi hành động từ chối từ cộng đồng, có thể coi là phần diễn tập quan trọng để người dân lấy lại tư thế và tên gọi đúng về sự tồn tại của mình, vốn đang bị quên lãng trong một quốc gia.

Tin mới: Đoàn xe đã khởi hành thẳng đến tòa án thị xã Kỳ Anh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tường thuật hơn 1000 ngư dân huyện Quỳnh Lưu gửi đơn khiếu nại 
 
GNsP 18.10.2016 - 6:15am
6 giờ 15: Công an địa phương đã gây áp lực và gây khó khăn cho các chủ nhà xe hợp đồng với Đoàn Phú Yên, yêu cầu không được chở Đoàn đi khiếu nại, nếu chủ xe nào tham gia sẽ bị kết vào tội “chống nhà nước”.
Nghe lời cha dặn trước khi khởi hành.

Mặc dù không đủ xe hợp đồng như dự kiến, cha đã tìm cách thuê những xe taxi khác để thuyên chở bà con đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh.



5 giờ 45: Trước giờ lên đường, Cha Nam chia sẻ với bà con ngư dân: “Việc chúng ta lên đường khởi kiện Formosa là không sai với pháp luật. Việc khởi kiện này đáng ra phải là công việc của Chính phủ nhưng chúng ta vô phúc nên mới phải làm. Chính vì vậy mà chúng ta hôm nay mới tiếp tục lên đường vào Kỳ Anh để khởi kiện Formosa để đòi lại công lý cho chính chúng ta và mọi người…”




5 giờ 00: Cha Nam và bà con ngư dân đã dùng bữa ăn sáng chung với nhau gồm bánh mì và sữa.

Trong bữa ăn sáng, cha chia sẻ những khó khăn mà đoàn sẽ phải đối mặt và cha mong muốn bà con luôn giữ tinh thần ôn hòa khi dối chất hoặc hành xử với các cán bộ công an hoặc an ninh mặc thường phục.

Cha Nam còn bày tỏ những trở ngại khó khăn mà các chủ nhà xe đang gặp phải và bị gây áp lực bởi nhà cầm quyền địa phương.

Sáng sớm ngày 18.10.2016, hơn 1000 bà con ngư dân sống tại khu vực Quỳnh Lưu quy tụ về sân giáo xứ Phú Yên từ tờ mờ sáng, để kịp chuyến đi vượt hơn 200 km đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, gửi đơn khiếu nại do Tòa án trả lại đơn khởi kiện của bà con.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, là người đại diện pháp lý cho bà con ngư dân trong quá trình khởi kiện và khiếu nại.

Như GNsP chúng tôi đã bình luận văn bản “trả lại đơn khởi kiện” Tòa án Thị xã Kỳ Anh cho hơn 500 bà con ngư dân là cố tình bao che, tiếp tay cho “thủ phạm” Formosa và giới chức cộng sản - là những người có liên quan trực tiếp trong việc xả thải độc tố ra biển Miền Trung.

GNsP cũng chỉ ra rằng, chính sự “thừa nhận” của công ty Formosa và sự “xác nhận” của chính phủ VN là những “tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết” và là chứng cứ quan trọng mà bà con ngư dân không cần phải chứng minh bằng “tài liệu, chứng cứ” với Tòa án trong vụ kiện này.

Chuyện ngập không của riêng ai

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Quảng Bình, Hà Tĩnh, cả miền Trung đang ngập. Ngập do giời, tất nhiên, nhưng té ra, sau giời là con người, chính con người là thủ phạm. Tôi đã gai người khi nghe cái trả lời ráo hoảnh của ông giám đốc thủy điện Hố Hô khi nói rằng ông đã cho xả lũ "đúng quy trình", rằng là ông không có trách nhiệm thông tin (việc xả lũ) với huyện, kể cả chủ tịch huyện, và với dân, hàng vạn dân, hàng nghìn gia đình... Và tôi cũng rơm rớm nước mắt khi nhìn cái ảnh con bò được (bị) treo mũi lên để nó còn có thể thở mà may ra sống sót khi toàn thân nó đã chìm nghỉm dưới nước...



Báo Gia Lai ngày 29/9 thông tin, công trình thoát nước đường Âu Cơ làm ngập nhà dân. Ông Thành là một trong những nạn nhân của vụ này. Không chỉ ngập nhà, vườn nhà ông cũng bị ngập sâu khiến cây trái bị chết.

Những ngày này Pleiku đang có những trận mưa rất to vào buổi chiều, và vì thế, rất nhiều đoạn đường, kể cả những đoạn đường trung tâm, bị ngập nước, rất lâu thoát, xe và người lội bì bũm...

Ở thành phố Hồ Chí Minh thì cũng liên tục được “lên sóng” vì nước ngập.

Trước hết phải nói ngay là, triều cường là một “thuộc tính” của TP HCM và một số tỉnh miền Tây. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là triều cường là lần tôi về Long An cùng nhà văn Nguyễn Đức Thọ chơi với nhà thơ Đinh Thị Thu Vân. Khi rẽ vào ngõ nhà chị Vân tôi đã vô cùng lạ lẫm chứng kiến triều cường ở Long An, nước cứ lừ lừ dâng lên, lấp xấp mặt phố. Đến khi quay về thì tôi lại gặp ở Sài Gòn, triều cường cũng lừ đừ lên, từ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư hay dùng là nước “lé đé” dềnh dang khắp mặt đường...

Nhưng nó chả ảnh hưởng gì đến đời sống của con người cả, hay chính xác là họ quen rồi, họ sống chung với triều cường, thích nghi với nó, “hòa nhập” với nó. Chiều chiều vẫn tụ tập nhập khi nước lé đé dưới chân.

Khi có điều kiện mua nhà ở thành phố, con gái tôi cố chọn nơi mà không bị nước ngập, xa lạ với triều cường. Và nó đã chọn được khu ưng ý. Tưởng thế là ổn rồi, té ra không phải.

Mấy năm nay, mà nhất là mấy ngày vừa rồi, 2 trận lụt ghê gớm đổ vào nội đô Sài Gòn trong khi thành phố đã bỏ ra hàng nghìn tỉ lo chống ngập. Người dân Sài Gòn từ chỗ đang ung dung sống chung với ngập lụt giờ bỗng phát hoảng, bỗng thấy có một cái gì đấy bất thường trong hành xử với ngạp lụt, khi mà tiền đổ ra càng nhiều thì lụt lại càng lớn, từ chỗ lé đé mấp mé vỉa hè đến mức con đường thành những dòng sông, đến mức bắt lươn ngay trong hành lang bệnh viện, đến mức xe máy trôi vù vù trên đường giữa dòng lũ xiết. Đến mức này thì không còn là triều cường nữa, mà là lũ, thậm chí lũ ống, bởi nó cuốn trôi được cả những cái xe máy to kềnh càng kia...

Sông Hằng, hai mặt...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 Sáng sớm hôm ở Varanasi, như hàng vạn du khách khác ở thành phố nổi tiếng này mỗi đêm, từ 4 giờ sáng chúng tôi cũng ra sông Hằng để đón mặt trời lên. Hàng vạn người đã đen đặc khúc sông ấy, và nó... bẩn kinh khủng. Ai quỳ cứ quỳ, ai tắm cứ tắm, ai... vệ sinh ngay ở bờ sông cứ tự nhiên. Đi lại trên bến sông ấy là cả một “cuộc chiến đấu” bởi không khéo sẽ giẫm phải “mìn” ngay, chuyện khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam khoảng những năm 60 thế kỷ trước, nhưng giờ hết rồi. 
 
         Sông Hằng từ lâu được ví như con sông Mẹ, không chỉ đối với người dân Ấn Độ, mà có thể nói, là đối với cả thế giới. Đấy là con sông huyền thoại đến nỗi rất nhiều người mơ ước được một lần trong đời đến tắm ở sông Hằng. Đấy là con sông dài 2.510 ki lô mét bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng đông nam qua Bangladesh rồi đổ vào vịnh Bengal. Là một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân số cao nhất thế giới, với lưu vực rộng 907.000 km2. Nó là con sông vô cùng linh thiêng với những người theo Ấn Độ giáo, và nó là nguồn sống của hàng chục triệu người Ấn Độ sống dọc theo nó.

          Tôi đã từng được cử làm trưởng đoàn nhà Văn Việt Nam sang Ấn Độ dự liên hoan thơ quốc tế ở Kolkata, và cũng như mọi con dân yêu các nền văn minh trên thế giới này, sau những ngày liên hoan thơ, chúng tôi bỏ tiền túi đi phượt, cái đích là sông Hằng, con sông mà ở Việt Nam ai ham đọc sách đều nhớ đến một tên sách nổi tiếng “Sông Hằng mẹ tôi” xuất bản từ khá lâu rồi.

          Lần sang Ấn Độ ấy, tôi đã chứng kiến 2 mặt của sông Hằng.

       Mặt chính là sự thành kính, thiêng liêng của con sông mẹ. Những buổi sáng ở thành phố Varanasi, hàng ngàn người quỳ cầu nguyện, sau đấy xuống tắm, như một nghi lễ thiêng liêng bắt đầu ngày mới, như sự gột rửa cả tinh thần và thể xác. Theo tín ngưỡng Hidu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông Hằng được sử dụng trong mọi nghi lễ thờ cúng. Nhiều người coi việc uống được nước sông Hằng trước khi từ giã cõi trần là một ân huệ, một sự may mắn thiêng liêng hiếm có. Tôi chứng kiến rất nhiều người, cả khách du lịch Châu Âu, thành kính quỳ chắp tay trên các bậc đá trước con sông huyền thoại, hướng về phía mặt trời, mắt nhắm nghiền cầu nguyện. Ở Việt Nam tôi biết có nhiều tour đi sông Hằng, và ai may mắn có điều kiện để đi, khi về thể nào cũng có một lọ nước sông Hằng, tặng bạn bè, tự chữa bệnh cho mình, để trong nhà như một vật thiêng... đủ lý do để khệ nệ mang về. Nhiều người chưa có điều kiện đi thì ước ao một lần được tắm trên con sông huyền thoại ấy, rồi có chết cũng thỏa.

Formosa: Thực quyền của hệ thống Tư pháp Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hơn 500 ngư dân Kỳ Anh đã kiện Formosa về thảm họa môi trường. Ảnh: Reuters. 
 
Tòa án Việt Nam quá yếu quyền 
trong vụ kiện Formosa?

BBC
Luật sư Ngô Ngọc Trai

gửi cho BBC từ Hà Nội
12-10-2016 

Mới đây Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã trả lại 506 đơn kiện của bà con ngư dân trước đó đã khởi kiện Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Lý do tòa án trả lại đơn kiện được cho là vụ việc đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1880 ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Sự việc này có thể được phân tích thành dẫn chứng cho thấy tòa án Việt Nam quá yếu quyền.

Thứ nhất:

Chủ thể gây ra thảm họa cá chết là Formosa và người bị thiệt hại là bà con ngư dân, cho nên trong khi người dân chưa nhận được bồi thường thì việc các ngư dân khởi kiện Formosa là hoàn toàn đúng sự việc, đúng đối tượng. Nếu tòa án không quá yếu kém thì đương nhiên phải thụ lý giải quyết.

Nếu tòa án mạnh thì tòa án sẽ coi Chính phủ cũng chỉ là một chủ thể tham gia vào các giao kết trong đời sống xã hội mà thôi, và Chính phủ cũng có các quyền và nghĩa vụ dân sự, nếu Chính phủ làm sai sẽ phải bồi thường (hiện đã có Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước chính là nhằm giải quyết cho các trường hợp Chính phủ làm sai).

Việc trước đó Chính phủ đứng ra nhận khoản tiền 500 triệu USD của Formosa để dùng vào việc đền bù cho ngư dân, sẽ khiến tòa án triệu tập người đại diện của Chính phủ với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tòa án sẽ làm rõ vì sao Chính phủ nhận tiền đền bù của Formosa rồi mà lại chậm trễ trả cho bà con, và nếu bà con có ý kiến khác về mức bồi thường thì tòa án sẽ đánh giá xác định thiệt hại để yêu cầu Formosa phải chịu tăng thêm khoản mức bồi thường.

Đó là cách làm hợp lẽ đúng đắn. Tuy vậy tòa án Việt Nam lại không thụ lý vụ kiện.

Thứ hai:

Nếu tòa án mạnh thì tòa án phải có thẩm quyền phán xét về tính hợp pháp đúng sai trong việc làm của Chính phủ. Tức là các việc làm và quyết định của Chính phủ có thể là đối tượng bị tòa án xem xét đánh giá nhất là trong trường hợp người dân khởi kiện do bị xâm phạm quyền lợi.

Nhưng hiện tòa án Việt Nam không có thẩm quyền này. Theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì tòa án chỉ được quyền giải quyết đối với các quyết định từ cấp Bộ trưởng trở xuống mà thôi, còn đối với quyết định của Thủ tướng hoặc Chính phủ thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết.

Chuyện cười (12)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook





CHUYỆN CƯỜI

(Tập 12)






Một cậu bé da đỏ chạy đến chỗ mẹ cậu đang ngồi, nhăn mặt và hỏi:


— Mẹ ơi, sao anh con lại tên là Bão Lớn?


— Vì anh con đã được... làm ra khi đang có một cơn bão lớn qua đây.


— Sao chị cả lại tên là Hoa Ngô?


— Ùh... mẹ và bố con đã ở trong một cánh đồng ngô khi chị con được làm ra.


— Sao chị hai lại tên là Trăng Con?


— Bố mẹ cùng ngắm trăng lặn lúc chị con được làm ra.


— Sao...


— Hãy nói mẹ nghe, sao con lại tò mò đến thế, hở Bao Rách?



o0o


Nhân viên mới đứng tần ngần trước cái máy hủy giấy.


— Có vấn đề gì à anh? — Cô thư ký đi qua, hỏi.


— Vâng... Cái này làm việc như thế nào?


— Đơn giản thôi... — Cô thư ký nói, rồi cầm lấy tập giấy từ tay anh và nhét nó vào máy hủy.


— Cảm ơn chị, — người kia thở phào, — à... những bản cóp-pi sẽ ra ở chỗ nào?



o0o


Phú và Cường là hai người bạn thân thiết. Họ thỏa thuận là nếu ai chết trước thì ở kiếp sau sẽ tìm cách liên lạc với người đang sống.


Rồi Cường chết. Phú không nhận được tin tức gì từ Cường trong khoảng một năm, nên nghĩ là không có kiếp sau.


Rồi một ngày Phú nhận được một cú điện thoại. Là Cường gọi.


— Vậy là có kiếp sau! Nó như thế nào? — Phú vội vàng hỏi.


— Ờ... tớ ngủ rất muộn, ngủ dậy, chén một bữa sáng hoành tráng, rồi lẹo nhau, lẹo thỏa thích, rồi lại ngủ tiếp, rồi dậy ăn trưa, chén một bữa trưa hoành tráng, rồi lại lẹo nhau, rồi chợp mắt một lát, rồi dậy chén một bữa tối hoành tráng, rồi lại lẹo nhau tiếp, rồi đi ngủ, và thức dậy muộn vào sáng hôm sau.


— Ôi! Chúa của tôi ơi! — Phú trầm trồ. — Đấy hẳn phải là Thiên Đường rồi!


— Ồ...






Cả chùm "Chuyện cười (12)":

http://www.mediafire.com/?zkd68whi4mnzuzk

http://www.megaupload.com/?d=HXY6XODT


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của em me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

Tòa trả đơn - Công an đổ quân, dựng hàng rào Formosa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



TÒA TRẢ ĐƠN - CÔNG AN ĐỔ QUÂN, DỰNG HÀNG RÀO
(Nguyen Anh Tuan)


Sáng nay, ngày 8/10/2016, Tòa án Thị xã Kỳ Anh tuyên bố trả lại hơn 500 đơn kiện Formosa của ngư dân miền Trung, lấy lý do (1) thiếu chứng cứ về thiệt hại và (2) Chính phủ đã có Quyết định 1880 về việc bồi thường.

Việc đòi hỏi ngư dân bắt buộc phải chứng minh thu nhập và thiệt hại của họ bằng cách chứng từ, hóa đơn thực sự không thực tế và có ý đánh đố.

Chưa kể tới việc, trong quá trình kê khai thiệt hại, chính UBND các xã đã từ chối chứng nhận mức thu nhập của ngư dân, buộc họ phải nhờ đến trưởng thôn (được dân bầu và xã chấp thuận) cùng hàng xóm đứng ra xác nhận giúp trước khi tiến hành khởi kiện, nhưng nay thì đã không được chấp nhận.

Lẽ ra Tòa án có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của ngư dân miền Trung trong các số liệu của Cục Thống kê cùng với báo cáo của các địa phương về việc ngư dân bỏ biển sau thảm họa làm căn cứ để thụ lý đơn, còn việc xác định mức thiệt hại như thế nào là hợp lý thì có thể xem xét sau đó trong quá trình tố tụng.

Riêng lý do Chính phủ đã ra quyết định bồi thường rồi nên dân không được kiện thì còn vô lý hơn nữa, vì những người dân đi kiện này ngay từ đầu đâu có ủy quyền cho Chính phủ đàm phán mức bồi thường với Formosa, cũng chẳng hề đồng tình với mức bồi thường đó (vì quá thấp, không thỏa đáng). Vậy sao nó có thể thành lý do để ngăn cản người dân kiện Formosa được? Mà đó là chưa nói tới việc nhiều luật sư còn nghi ngờ tính hợp pháp của Quyết định 1880 này.

Tuy thất vọng về động thái này của Tòa án, song tôi không bất ngờ, vì trong buổi trao đổi Bàn tròn với BBC tuần trước tôi đã dự đoán chính quyền, dù biết sẽ kích động giận dữ của người dân, vẫn sẽ chọn phương án này vì lẽ cách thức tổ chức quyền lực của họ, cũng như những giao kèo trong bí mật giữa họ với Formosa, không cho phép họ chọn cách giải quyết tranh chấp ôn hòa, văn minh, thông qua tiến trình tư pháp.



Trong một động thái khác, các lực lượng cảnh sát cơ động từ Trung ương đã được tăng cường quanh khu vực nhà máy Formosa. Các hình ảnh từ địa phương cũng ghi nhân hàng rào kẽm gai, tường thành xung quanh Formosa đã được gia cố chuẩn bị cho những đợt biểu tình tiếp theo của người dân.

Ngày mai Chủ nhật, rất có thể khi thấy Bộ Công an chuẩn bị quá kỹ càng, dân địa phương sẽ án binh bảo toàn lực lượng. Nhưng không có nghĩa là hàng chục nghìn con người thông thuộc địa hình sẽ mãi mãi ngồi ở nhà mặc cho tương lai của họ chết như cá, và để yên cho thủ phạm chỉ cách họ vài cây số được tiếp tục hoạt động. Công an giữ được tuần này, nhưng liệu có giữ được những tuần tới, tháng tới, năm tới, khi mà dân địa phương chỉ thấy tương lai của mình sau khi Formosa bị đóng cửa.

Người Việt sống ở Nhật nói về nước Nhật

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mình đi Singapore vừa về thì đọc được bài viết này trong hộp thư bạn bè gửi. Đang muốn viết về đất nước và con người Singapore lại thấy được những ý bài này nêu ra càng thúc đẩy mình phải viết một điều gì đó về đất đảo Sư tử. Đơn giản vì người viết ra bài dưới đây là một con người yêu tổ quốc gốc gác của mình nhưng có cách nhìn nhận phê phán mạnh mẽ thói hư tật xấu của người Việt, điều sẽ cản trở dân tộc mình tiến lên theo bước những quốc gia đi trước... 

Thôi thì chưa viết được thì hãy tạm đưa bài này lên blog trước. Xin phép tác giả, giới thiệu với bà con cùng bạn hữu bài viết rất tâm huyết dưới đây cùng tham khảo, chia sẻ.


(Vệ Nhi)



Người Việt sống ở Nhật nói về nước Nhật

Bài viết thay cho những lời muốn nói bấy lâu. Tôi sẽ không phản đối,
nếu các bạn sỉ nhục tôi sau khi đọc hết bài này.

Tôi là người gốc Việt, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Những
chuyện xảy ra gần đây tôi muốn quên đi cho bớt đau lòng nhưng thành
thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, học
tập và làm viêc ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi
này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương
trình tin tức thì lẳng lặng mà “biến”. Vì sao? Là vì nhờ Việt Nam giờ
đã quá nỗi tiếng trên đất nước Nhật Bản này rồi.




Các bạn luôn tung hô đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam
thân thiện, hiền hoà hiếu khách. Thật sự cái nhận xét nay không biết
từ đâu mà có? Phía nhận xét và phía được nhận xét chắc có lẽ không
biết viết chữ “NHỤC” như thế nào thì phải!

Tôi không biết các bạn có ngượng khi nói những từ này không? Riêng tôi
dù trong nước hay ngoài nước,dù với người Việt Nam hay bạn bè quốc tế
tôi chưa bao giờ nói những lời dối trá này. Vì những đức tính đó không
có ở người Việt Nam ngày nay.  Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân
bay đã bị hải quan đòi hối lộ, hiền hoà ở đâu khi lên taxi là bị vẽ
đường chặt chém, và hiếu khách đến nỗi mới bước ra đường liền bị giật
đồ.

Đó là những gì mà người bạn của tôi trải qua trong một ngày khi đến
Việt Nam. Nếu bạn là tôi thì các bạn ăn nói với người này như thế nào?
Mỗi lần bị phê phán các bạn rất giỏi cãi. Câu thần chú cứu rỗi các bạn
là “đừng vơ đũa cả nắm như vậy, có người này người khác mà”. Tuy biết
là ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu,nhung các bạn chỉ cho tôi thấy cái
tốt đi? Tốt ở đâu, ở chỗ nào? Tôi khuyên các bạn nên nhìn nhận sự thật
một cách khách quan, phấn đấu học tập và sửa chữa chứ đừng ngụy biện
nữa.

Ở trong nước thì còn đóng cửa bảo nhau được. Còn đằng này đi nước
ngoài mà còn xấu xa như vậy, thì đó là quốc nhục rồi, không còn là
chuyện của cá nhân nữa.

Tôi sống và làm việc nhiều năm ở đây, nên tôi hiểu rõ văn hoá và tính
cách của họ. Trộm cắp là một trong những tội mà người Nhật ghét nhất,
chỉ sau tội quấy rối phụ nữ. Người Nhật rất thân thiện, hiếu khách và
lịch sự. Vì vậy những ai đến với nước Nhật đều được họ chào đón,tiếp
đãi rất nồng nhiệt. Nhưng không có nghĩa là họ thích các bạn. Các bạn
đừng bao giờ ngộ nhận như vậy.

Dân tộc tính của họ rất cao. Cả khu vực Châu Á này họ chẳng coi ra gì
đâu, và đặc biệt hơn là họ không thích người Châu Á cho lắm. Việt Nam
thì càng tệ hơn nữa, chắc chắn là trên 80% người Nhật không biết gì về
Việt Nam. (Điều này tôi xin cam đoan những ai đã từng sống ở Nhật trên
3 năm sẽ hiểu). Thế tại sao tôi đề cập vấn đề này? Vì tôi muốn nhắc
nhở ngươi Việt ở Nhật, nên biết vị trí của mình trong mắt người Nhật
là rất rất nhỏ, tu nghiêp sinh muốn kiếm tiền, du học sinh muốn học
tập, kỹ sư-nhân viên muốn làm việc, thì nên nghĩ tới người Việt Nam và
đất nước Việt Nam để biết vị trí của mình ở đâu? Mình là ai để không
phạm sai lầm. Tuy gần đây báo đài phía Việt Nam tung hô quan hệ Việt
Nam - Nhật Bản. Nhưng với người Nhật họ chỉ nghĩ về kinh tế và chính
trị thôi.

Còn Việt Nam thì coi họ như thánh sống, học hỏi nước họ,con người họ,
thích hàng Nhật, thích người Nhật….đem nước Nhật như là mô hình kiểu
mẫu để phấn đấu vươn lên. Nhưng chẳng bao giờ các bạn được như họ đâu.
Đừng nói là 20-30 năm, cho dù là một thế kỷ đi chăng nữa cũng vậy
thôi. Tại sao ư? Vì người Việt không có ý chí phấn đấu, không biết
nhìn nhận thực tế, không biết lắng nghe và chấp nhận sự thật. Thích
được ca tụng, thích được khen ngợi.

Còn có những bạn luôn nói mình tự hào khi là người Việt Nam? Tôi không
biết các bạn tự hào ở điểm nào? Tự hào về cái gì? Nếu ai đó biết xin
chỉ dạy. Các bạn nên tự hào khi mà thế giới nhìn Việt Nam, với sự
ngưỡng mộ chứ không phải sự khinh khi như bây giờ.




Chắc các bạn du học sinh cũng biết, rất khó kết bạn với những du học
sinh của nước phát triển đúng không? Lúc tôi còn đi học, trong lớp tôi
có Hàn Quốc với Đài Loan, bọn chúng hay hỏi tôi thế này: “Có vẻ có
tiền là qua Việt Nam cưới được vợ hả bạn? Giống như mua vợ vậy? Ở nước
bọn tao cô dâu Việt nhiều lắm, gái việt Nam cũng xinh lắm nhỉ!” rồi hô
hố cười. Lúc đó không biết các bạn có còn tự hào nữa không, nhưng tôi
thì thấy vừa  giận vừa nhục. Các bạn thích kpop, diễn viên Hàn, phim
Hàn…không ai cấm và cũng chẳng có gì sai. Tôi thỉnh thoảng vẫn xem
phim Hàn. Nhưng các bạn có biết khi qua Nhật lưu diễn, họ phải chào
khán giả bằng tiếng Nhật, hát vài bài hát tiếng Nhật, lễ phép và rất
tôn trọng khán giả, chứ không dám có thái độ phách lối và trịch thượng
như khi qua Việt Nam đâu. Một khi thần tượng không coi mình là Fan thì
các bạn đừng tự đánh mất giá trị của bản thân mình. Giá trị của bản
thân do dân tộc, cha mẹ ban cho ta, nó là vô  giá, hãy biết trân
trọng.

Cuối cùng điều tôi buồn cười và luôn thắc mắc, là mỗi khi có một người
gốc Việt nào đó, đoạt giải lớn trong các cuộc thi, từ thể thao đến
khoa học, thì các bạn tung hô,rồi lên mạng comment “tự hào Việt Nam”,
trong khi người trong cuộc chưa hẳn đã nghĩ như vậy. Vì sao? Tuy trong
người họ mang dòng máu Việt, nhưng nơi tài năng họ phát triển không ở bản
xứ, công trình nghiên cứu của họ là ở nước ngoài, hoàn toàn không dính
líu gì đến Việt Nam, nhưng các bạn vui như thể họ là thân thích của
chính mình vậy. Mới gần đây thôi, phó thủ tướng gốc Việt của Đức đã
từng thổ lộ ngoài chuyện công ra, ông không muốn quay về VN với tư
cách cá nhân, như một gáo nước lạnh cho vào những lời khen ngợi, những
lời mời gọi nồng nhiệt từ đất nước của nhũng con người “thân thiện,
hiền hoà, hiếu khách” dành cho ông. Điều này các bạn nên suy nghĩ! Còn
nữa, thỉnh thoảng cũng có người Việt được vinh danh trên trường quốc
tế, nhưng khi Việt Nam mới có một, thì những nước xung quanh ta có rất
rất nhiều rồi.

Tôi nói điều này không phải để chê bai người Việt, mà là muốn mọi
người nhìn lên, mà phấn đấu thêm chứ đừng vì thế mà tự đắc. Tôi là
người Việt, tôi không tự hào về điều đó, tôi đã cố để mình không còn
là người Việt nữa, giờ tôi đã toại nguyện. Nhưng tôi hy vọng trong
tương lai gần,các bạn làm cho tôi cảm thấy hối hận, về điều mình đã
nghĩ và đã làm. Tôi đang rất mong đợi điều đó. Tôi biết ý kiến của tôi
sẽ gặp nhiều phản đối,và hứng được nhiều gạch đá. Nhưng với những ai
chưa từng đi và sống ở nước ngoài, và bị phân biệt đối xử vì là người
Việt, thì tôi sẽ không chấp. Nhưng những ai đã từng sống ở nước ngoài,
mà phản đối ý kiến của tôi, thì tôi sẽ rất vui và sẵn lòng được chất
vấn.

Tác giả: Lê Trâm





(Bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh)

9 món ăn dành cho dân Sài Gòn ngày mưa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bánh tráng nướng, bánh xèo tôm nhảy hay vài hột vịt bắc thảo bọc trong chả cá chiên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị kẹt mưa ở Sài Gòn.
Súp cua - món ăn kinh điển sau giờ làm việc của giới văn phòng - trở nên hấp dẫn hơn trong những đêm mưa gió. Còn gì tuyệt vời hơn việc xì xụp húp chén súp nóng hổi, béo ngậy, đầy ắp thịt cua, trứng cút, trứng bắc thảo... dưới mái hiên một quán gánh trong hẻm nhỏ ở Sài Gòn.


Bánh tiêu chiên béo béo, thơm mùi mè là lựa chọn số 1 cho những ngày se se lạnh. Được chiên ngập dầu nhưng nếu kết hợp món này với sữa đậu nành nóng, bánh tiêu lại không gây cảm giác ngán.

Từ lâu, chuyện ngày mưa gọi nhau đi ăn cá viên chiên trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ Sài Gòn. Gọi chung là cá viên chiên nhưng món này có nhiều kiểu biến tấu hấp dẫn như đậu bắp nhồi cá viên, chả cá cốm, đặc biệt là chả cá bọc hột vịt bắc thảo chiên ăn kèm tương đen, tương ớt và một chút sa tế cay cay.

Bánh cuốn thường dễ làm lạnh bụng nhưng loại ăn nóng thì hoàn toàn ngược lại. Món này chỉ chế biến khi có khách đến ăn nên lúc thưởng thức, đĩa bánh cuốn đầy mộc nhĩ và thịt luôn nóng hổi. Bánh cuốn thường được ăn với chả lụa, rau, giá luộc... Một đĩa bánh có thể đủ năng lượng cho cả buổi tối khó chịu vì thời tiết. Ảnh: saigonamthuc

Cách nạp năng lượng khác nhanh, gọn, lẹ khi mắc mưa là tấp vào hàng bánh bao ven đường. Chiếc bánh bao nhân thịt nóng hổi sẽ giúp bạn lấp đầy dạ dày ngay tức khắc. Bánh bao Sài Gòn rất đa dạng, nhất là ở khu người Hoa, quận 5 với giá cả 5.000 - 25.000 đồng tùy loại.

Đến từ xứ lạnh Đà Lạt nên bánh tráng nướng luôn đứng đầu danh sách những món ăn yêu thích của nhiều người Sài Gòn mỗi khi trời mưa. Vị cay của tương ớt pha lẫn cảm giác béo béo từ sốt mayonnaise trong chiếc bánh tráng trứng nướng nóng hổi sẽ làm dạ dày bạn thỏa mãn giữa những ngày trời trở gió. Ảnh: ameovat

Dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh xuống đường phản đối Formosa ngày 2/10/2016

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

1. Kỳ Anh - Hà Tĩnh: Cuộc biểu tình bất ngờ trước cổng Formosa

GNsP

Sáng nay, (2/10/2016) hơn 18 ngàn người dân thuộc thị xã Kỳ Anh đã bất ngờ kéo về trước cổng tập đoàn Formosa biểu tình, theo thông tin chúng tôi được biết thì cuộc biểu tình sáng nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông Quyền, Formosa phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt Nam.

Sông Quyền là một con sông dài 20 km chảy qua 7 xã trên địa bàn Kỳ Anh - Hà Tĩnh; nằm cạnh Formosa. Con sông bây giờ là nguồn sống duy nhất còn lại của người dân nơi đây! Thế nhưng, trước kiến nghị của tỉnh Hà Tĩnh cho phép Formosa xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra biển để “dễ dàng kiểm soát”; người dân nơi đây đã vô cùng bức xúc.

clip_image002

Bản đồ sông Quyền (Ảnh: nguoikyanh.blogspot.com)

Cuộc biểu tình sáng nay đã không được nói trước rộng rãi như các cuộc biểu tình khác, chỉ sau Thánh lễ Chúa Nhật các giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh mới nhận được thông báo về cuộc biểu tình. Hơn 1000 giáo dân xứ Đông Yên là địa bàn gần với công ty Formosa nhất đã kéo về trước cổng công ty và biểu tình một cách ôn hòa, tiếp sau đó hàng ngàn người dân là giáo dân của các giáo xứ khác trong hạt nhanh chóng kéo về cổng Formosa. Cuộc biểu tình tuy bất ngờ nhưng lực lượng cảnh sát cơ động, công an, an ninh mật vụ cũng đã có mặt nhanh chóng và họ làm hàng rào chắn để bảo vệ cho Formosa; tuy nhiên vì người dân biểu tình mỗi lúc một đông nên các lực lượng này buộc phải rút lui.

Bà Trần Thị Bậu - một giáo dân thuộc Giáo xứ Quý Hòa - hạt Kỳ Anh có mặt trong buổi biểu tình sáng nay cho biết: “Sáng nay sau thành lễ thì Cha xứ thông báo về cuộc biểu tình, giáo dân chúng tôi đã cùng nhau đi về Formosa để phản đối và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, khi tôi và bà con giáo dân xứ Quý Hòa đến thì đã có rất đông giáo dân của xứ Đông Yên biểu tình rồi”.

clip_image004

Ảnh: facebook Hung Tran

Cũng theo bà Bậu cho biết, lực lượng công quyền đã không ngăn chặn được người dân khi dân kéo đến càng càng lúc càng đông hơn; một số công an đã có hành vi ném đá về phía người dân đang biểu tình ôn hòa nhưng bị người dân phản khác lại nên phải tháo chạy, một số khác không làm gì được nên cũng trách ra khỏi khu vực biểu tình.

Trong một video live trên facebook quay cảnh xô xát giữa lực lượng cơ động và người dân, linh mục Phêrô Trần Đình Lai - quản xứ Đông Yên, đã dùng loa kêu gọi người dân không được bạo động, tất cả hãy ôn hòa.

Báo chí quốc doanh trước nỗi đau đồng loại

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Báo Hà Tĩnh, do Nghiêm Sĩ Đống làm Tổng biên tập. Đống là sinh viên Khóa 32, 
Khoa Văn, ĐH Tổng hợp

TRƯỚC NỖI ĐAU ĐỒNG LOẠI

Ngày 01.05.2016, ở hai đầu đất nước là Sài Gòn và Hà Nội đều đồng loạt diễn ra các cuộc tuần hành, biểu tình ôn hoà của hàng nghìn người dân về vấn để biển độc miền Trung mà thủ phạm được nhân dân xác định chính là Formosa.


 Hà Nội, với khoảng hơn 2.000 người (Ảnh 1).

  Sài Gòn, với khoảng gần 5.000 người (Ảnh 2).

Và báo chí, truyền thông đã tuyệt nhiên lặng thinh trước tất cả những sự kiện này, thậm chí còn nói hoàn toàn ngược lại sự thật đã diễn ra với "sự thanh bình vắng lặng" được miêu tả trên các mặt báo.

Và hôm nay, ngày 02.10.2016, tại chính khúc ruột miền Trung đang phải oằn mình lên gánh chịu những mất mát và tổn thương vô cùng lớn, đã diễn ra cuộc biểu tình lớn chưa từng có với gần 20.000 (hai vạn) người ngay tại trước thủ phủ công ty Formosa được vây bọc, bố ráp kiên cố với diện tích hơn 3.300ha (Ảnh 3).


Và một lần nữa, báo chí, truyền thông cũng tuyệt nhiên im lặng trước những nỗi bức xúc đầy đau đớn này của dân chúng.

Quả thực, trước nỗi đau tột cùng của đồng loại, tiếng kêu cứu trong nỗi cùng cực của dân chúng đã bị coi thường và khinh bỉ bởi những thứ được gọi là "báo chí" mà họ vẫn tự hào xưng gọi là tự do gấp vạn lần nơi khác trên trái đất.

Sự bình yên, không đến từ việc bịt tai, bịt mắt và bịt miệng mình lại để lảng tránh, mà nó đến từ việc đối diện và đối thoại một cách nghiêm túc và hợp pháp để giải quyết những vấn đề khẩn thiết đối với tương lai và mưu cầu của người dân.
-----------

Báo Hà Tĩnh đưa tin về cuộc biểu tình hôm nay:




(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Chấn động: Đoàn xe ma, chở bùn độc đổ xuống sông Hồng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chấn động: Xuất hiện ‘đoàn xe ma’ chở bùn độc 'bức tử' sông Hồng

Người đưa tin
02.10.2016 | 07:19 AM

Hàng tấn đất, bùn đen nhuyễn, đặc quánh, cực độc được ô tô tải chở về khu vực bãi sông Hồng thuộc thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) và xả thẳng xuống dòng nước.
Con đường đầy bùn đất hằn những vết bánh xe tải dẫn xuống thôn Mạch Lũng.

Đây là loại bùn mà dân trong nghề xây dựng gọi là bùn Bentonite, một loại bùn cực độc chứa các loại hóa chất nguy hiểm, không thể sử dụng. Đáng nói, mọi quy trình xả thải trái phép diễn ra khép kín dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng "chim lợn" làm nhiệm vụ cảnh giới. Và, theo người dân nơi đây cho biết, chính quyền sở tại dường như làm ngơ cho lực lượng này bức tử sông Hồng.

Theo ghi nhận của PV, dọc đoạn đê thuộc khu vực thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, Đông Anh, TP. Hà Nội) xuất hiện những "đoàn xe ma" hoạt động khá bất thường. Một số người dân trong thôn Mạch Lũng cho biết, vài tháng trở lại đây mới thấy xuất hiện các loại xe này trên địa bàn. Chúng chủ yếu khoác mác một doanh nghiệp vận tải lớn có trụ sở trong nội thành Hà Nội.
 
Chúng thường đi theo đoàn từ 3 đến 5 chiếc, lem luốc bùn đất và lầm lũi nối đuôi nhau trên đê. Sau đó, chúng biến mất kì lạ theo con đường dẫn ra mép sông. Nhiều người "tinh mắt" còn nhận ra, một số xe trong "đoàn xe ma" có màu sắc giống hết nhau, thậm chí biển kiểm soát cũng trùng nhau một các kì lạ.

Từ ngày đoàn xe xuất hiện và quần thảo trên địa bàn, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn nghiêm trọng. Bởi, trước kia, chúng chỉ hoạt động ban ngày, nhưng thời gian gần đây hoạt động cả ban đêm, có hôm chạy từ tờ mờ sáng...

Nguy hiểm hơn, các loại đất cát, bùn thải từ đoàn xe này chảy vương vãi khắp cung đường. Loại bùn lỏng nhầy nhụa, đen ngòm từ trên những chiếc thùng được che đậy qua loa, chảy xuống đường. Mùi hóa chất nồng nặc trở thành nỗi ám ảnh cho những người dân nơi đây.

Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP Hà Nội), loại bùn này rất đốc hại nếu không được xử lý đúng quy trình, thải ra môi trường sẽ gây nguy hại không thể lường trước được. Bởi, chúng chứa hàm lượng các nguyên tố hóa học cao hơn nhiều mức độ cho phép.

Hình ảnh những chiếc xe tải đổ bùn thải độc xuống sông Hồng 
được PV báo Người Đưa Tin ghi lại.

Tất cả người dân đều hoang mang, lo lắng bởi không biết đây là loại chất thải gì? Họ chỉ biết nó có mùi rất khó chịu. Nhiều khi, dưới lòng sông còn loang lổ những vết dầu, tôm cá chẳng hiểu vì sao thi nhau ngửa bụng chết.

Các nhà-ngôn-ngữ-học-công-an!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002
Báo Tuổi Trẻ và nhiều bloggers, kể cả chính khách như ĐBQH Dương Trung Quốc, đã lên tiếng kịp thời về việc Công an Hà Nội vừa kết luận vụ Công an Đông Anh hành xử với phóng viên báo Tuổi Trẻ. Riêng BVN chúng tôi với đại đa số các anh chị em làm ngôn ngữ chỉ xin bổ sung một ý nhỏ như sau: chúng tôi hết sức tán thành ý kiến bạn Nguyen Son trên Facebook đề xuất cần tích lũy tư liệu để sớm sửa đổi Đại Từ điển của thời đại CS; bởi chúng tôi nhận thấy ngành công an cũng như nhiều quan chức lãnh đạo ở ta hiện nay đã thể hiện những sáng tạo tài tình trong nỗ lực bồi đắp phong phú hơn vốn từ vựng chuyên ngành, đồng thời vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tiễn, khiến ngôn từ tiếng Việt của thời đại thấm đẫm sắc thái uyển ngữ và bội phần biểu cảm. Xin đơn cử vài thuật ngữ ngành công an phổ dụng và ý nghĩa: “Gạt tay = Thoi quyền vào mặt thường dân”; “Gạt tay hơi mạnh = Đấm toạc mồm chảy máu thường dân”; “Giơ chân hơi cao = Thi triển cước pháp trên mạng sườn thường dân”. Những thuật ngữ này, dĩ nhiên dấu nhẹm ý nghĩa thực vốn chỉ ngầm hiểu nội bộ, được thống nhất sử dụng khi bộ máy lãnh đạo công an các cấp phản hồi dân chúng về những trường hợp nhân viên dưới quyền thi hành lệnh trên hơi có chút “bạo tay”, nhằm khiến sự việc bức xúc trở nên nhã nhặn hơn, và những cái đầu của chúng dân đang xung thiên thịnh nộ có lẽ cũng nhờ đó “dịu mát” trở lại trong bầu không khí thấu hiểu một cách trào tiếu.

Dưới đây là một vài bài thơ, hình ảnh, bài viết có liên quan được BBT Bauxite Việt Nam chọn và chuyển tải đến độc giả.

Bauxite Việt Nam

Công an giơ tay múa

Công an giơ tay múa

Phóng viên lao má vào

Mắt nhìn nhau âu yếm

Mồm bỗng đổ máu đào

Một đồng chí phối hợp

Giơ tay gạt máy quay

Đồng chí còn lại đá

Nhưng không ngã ra ngay

Sự tình là như thế

Không có chuyện đánh người

Thương nhau còn chả hết

Nói sai người ta cười

Nguồn 1: http://linkhay.com/media/58389/cong-an-gio-tay-mua-phong-vien-lao-ma-vao-mat-nhin-nhau-au-yem-mom-bong-do-mau-dao

Nguồn 2: https://www.facebook.com/nguyenhong.kien1/posts/1116052135169060?comment_id=1116057135168560&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R1%22%7D

Sự nhạo báng niềm tin