Tết Ông Táo - Truyền thuyết và nghi lễ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Truyền thuyết về Táo Quân

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.



Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
- Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...

Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời). 

Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời mà không phải các con vật khác? 

Phong tục của người Việt, ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có 3 con cá chép đang bơi trong chậu thau. 3 con cá chép có ý nghĩa làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Sớm ngày 23 Tết, các bà nội trợ của mỗi gia đình đã xách túi ra chợ chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Táo quân. Một thứ không thể thiếu trong buổi đi chợ là cá chép.

Cá Chép Vàng hay còn gọi là (Cá Chép Tiên) là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để tu hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, thì cá Chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác.

Sau đó Ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian Nhưng mà muốn bay lên Trời, thì Ông Táo phải nhờ đến cá Chép mới lên được. 

Làm lễ cúng ông Công ông Táo tùy nếp từng nhà nhưng mâm cúng thường bao gồm: 

- "Phục trang" của ông Công ông Táo.
- Ba con cá chép vàng (loại nhỏ để cúng), nhớ để vào cái bình cao cao kẻo cá nhảy ra ngoài. Tuy nhiên có nhà không cần cá sống vì đã có cá chép giấy thường bán kèm trong túi "phục trang". Nhà nào gần ao hồ, sông suối thì nên mua cá sống, cúng xong thì đem thả (nếu nhà có trẻ con, cho các cháu đi thả cá và giảng giải cho các cháu biết phong tục thì rất hay). Thả cá xong, xin nhớ đừng vứt túi ni-lông xuống sông hồ kẻo coi như là không những không được phúc phóng sinh mà còn bị vướng vào nghiệp sát sinh.
- Thịt lợn luộc: 1 miếng, thịt vai gáy. Nên đi chợ sớm mua thì được thịt tươi ngon
- Một món canh: canh măng với xương.
- Một món xào có rau.
- Một đĩa muối.
- Hoa quả vàng mã.
*Lập riêng bàn thờ cúng tiễn Táo Quân ở khu vực nhà bếp.

VĂN KHẤN LỄ ÔNG TÁO CHẦU TRỜI
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là:.............
Ngụ tại:.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nguyễn Xuân Diện sưu tầm.

Ghi chú: 

Thưa chưa vị,
1. Nếu chư vị vẫn muốn đặt bàn thờ Ông Táo ở khu vực bàn thờ gia tiên thì cũng được, nhưng phải làm thành một mâm riêng, phân biệt mâm cúng gia tiên.

2. Sau ngày 23 tháng Chạp, thì các gia đình có thể tiến hành dọn bàn thờ (quét, đánh bóng các đồ thờ bằng đồng, lau rửa bát hương...), tỉa chân hương, hoặc thậm chí bỏ hết chân hương cũ. Nếu thay bát hương hoặc bàn thờ, xin đem đốt hoặc thả xuống sông lớn.

3. Ngày tiễn ông Táo, nhà nhà đều cúng bái, đốt hương, hóa mã...vậy xin bà con hết sức cảnh giác để tránh hỏa hoạn cho nhà mình và nhà hàng xóm. Vàng hương khi đốt xong, cần gom lại cho sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cho môi trường.

4. Nếu nhà có trẻ con, nên giảng giải cho các cháu bé hiểu biết về phong tục cúng ông Táo.

* Bài này đáng lẽ để vào ngày 23 tháng Chạp mới đăng, nhưng có bác cứ đề nghị đăng trước để còn biết sự tích và mua sắm lễ vật, in bài văn khấn ra để đọc, nên cứ đăng vào hôm nay. 

.

(Bài viết của tác giả Tễu)

ĐH XII: Họp "say sưa"!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Buổi sáng ngày Khai mạc ĐH XII

Trịnh Anh Tuấn:  

Ban tổ chức Đại hội 12 lần này quả là thiếu sót khi không chuẩn bị chăn gối cho các Đại biểu về dự. Để các Đại biểu đáng kính ngủ gà ngủ gật thế này thương ơi là thương!


Buồn!
Để đến với Đại hội Đảng toàn quốc, được tiến hành tuần tự từ chi bộ, đến đảng uỷ xã, huyện, tỉnh; các cấp ủy Đảng ở cơ quan cũng vậy. Tại Đại hội của các cấp ủy Đảng đều thảo luận đóng góp ý kiến vào văn kiện của Đảng, bầu đại biểu ưu tú đi dự Đại hội Đảng cấp trên, cuối cùng là lựa chọn đại biểu thật sự tiêu biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc, đây cũng là sự cạnh tranh về tiêu chuẩn không kém phần ganh đua;...1510 đại biểu đại diện cho 4,5 triệu đảng viên về tham dự Đại hội.

Sứ mệnh của mỗi đại biểu là vô cùng quan trọng tại đại hội, đóng góp ý kiến cho đường lối của Đảng được đúng đắn; với lá phiếu của mình bầu chọn người có đức có tài, có tâm có tầm, sạch sẽ và trong sáng vào BCH Trung Ương và giữ vị trí lãnh đạo của Đảng,...

Vậy mà mới ngày đầu khai mạc Đại Hội, Tổng Bí thư đang trình bày các Văn kiện của Đảng để Đại hội có ý kiến và thông qua;...nhưng nhìn hình ảnh này được truyền hình trực tiếp để đông đảo nhân dân theo dõi, đại biểu: người ngủ, người bịt mũi - ngoáy mũi, người cười đùa, người nói chuyện, người ngơ ngác đang suy nghĩ chuyện khác,..

Để lại hình ảnh mà với tôi thật buồn và xấu hổ!



 
 

THƯ NGỎ Gửi lãnh đạo BỘ CÔNG AN VÀ thành phố đà nẵng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Anh Hùng

clip_image002

Tôi là Lê Anh Hùng, một công dân Việt Nam thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, xin gửi tới tập thể lãnh đạo Bộ Công an và thành phố Đà Nẵng lời chào kính trọng.

Kính thưa quý vị! Theo dõi những gì đã và đang diễn ra tại Đà Nẵng thời gian qua, tôi trân trọng gửi tới quý vị bản kiến nghị với các nội dung sau.

Gần đây, nhiều cơ quan truyền thông thuộc hệ thống báo chí nhà nước đã lên tiếng báo động về tình trạng người Trung Quốc đã mua được hàng trăm lô đất ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, một sân bay quân sự thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân. Theo số liệu sơ bộ, cơ quan chức năng đã thống kê được 256 lô biệt thự trước sân bay Nước Mặn hiện đã rơi vào tay người Trung Quốc dưới những hình thức khác nhau.

Các chuyên gia quân sự đều tỏ ý hết sức lo ngại trước thực tế nhiều khách sạn cao tầng đã, đang và sẽ được xây dựng ở khu vực gần sân bay Nước Mặn, bởi điều đó sẽ khiến sân bay bị vô hiệu hoá, tê liệt. Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 - bày tỏ quan điểm: "Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng".

Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán. Việc họ mua hàng trăm lô đất tập trung tại một khu vực như thế này thì ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng nhận ra là họ đang mưu toan lập một khu phố Tàu ở đây. Và chỉ cần chừng ấy thôi cũng đã quá đủ để cấu thành một hiểm hoạ mà chính quyền cần phải quyết liệt ra tay ngăn chặn và loại trừ.

Tuy nhiên, những gì mà báo chí nêu thời gian qua mới chỉ là phần nổi của tảng băng (dù chỉ ngần ấy thôi mà dư luận đã tỏ ra hết sức lo lắng, bức xúc). Phần chìm của nó, nguy hiểm hơn phần nổi kia bội phần, chính là khu nghỉ dưỡng Silver Shores International Resort, nằm phía bên kia đường Võ Nguyên Giáp, chạy dọc ngót 1 km ven bờ biển Sơn Trà - Điện Ngọc, với diện tích lên tới hàng chục ha.

Ngày 14/9/2015, trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đăng bài điều tra “Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?” của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết sau đó đã được một số trang mạng uy tín trong nước, đặc biệt là trang Bauxite Việt NamViệt Nam Thời Báo, tiếp đăng. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra bằng chứng xác thực cho thấy chủ đầu tư thực sự của khu nghỉ dưỡng Silver Shores là một công ty Trung Quốc, chứ không phải là công ty Mỹ như trong giấy phép đầu tư dự án.

Báo Tuổi Trẻ 2015: 10 bài về văn hóa được đọc nhiều nhất

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

10 bài viết Văn hóa giải trí được đọc nhiều nhất 2015

Tuổi trẻ
31/12/2015 17:52 GMT+7


TTO - 10 bài viết Văn hòa - Giải trí được đọc nhiều nhất trong năm 2015: xung quanh bức ảnh chiến trường Việt Nam nổi tiếng gây tranh cãi; Bảo tàng Hà Nội giống Nhà trưng bày mỹ thuật Trung Hoa; Khắc thơ sai chính tả trên tượng đài mẹ VN anh hùng...


Bức ảnh nổi tiếng nhất của cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính là chủ đề tranh cãi lan rộng trên thế giới về tính chân thực của thể loại ảnh báo chí.

Trên mạng lan truyền hai bức ảnh với những chi tiết khác nhau 
được các nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu...so sánh


Mời bạn xem màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật và ánh sáng laser 3D tại tòa tháp Bitexco (Q.1, TP.HCM) được quay bằng flycam. 
Khu vực tòa tháp Bitexco Financial (đường Hải Triều, Q.1) là điểm bắn pháo hoa nghệ thuật


Dư luận tại Quảng Nam xôn xao về việc phát hiện nhiều lỗi chính tả và sai sót khi trích dẫn thơ khắc trên đá tại công trình tượng đài mẹ VN anh hùng tỉnh Quảng Nam.

Một trong những bài thơ bị trích dẫn sai lỗi chính tả - Ảnh: Đ.Cường


Phần trình diễn của Phạm Hương, nhất là ở màn dạ hội, trong vòng bán kết cuộc thi Miss Universe tạo một cuộc tranh luận khen chê cả trong lẫn ngoài nước.

Phạm Hương trình diễn bước đi “hổ mang” trong đêm bán kết.


Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này? (Nhà văn Dạ Ngân).

Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa